PDA

View Full Version : Góc dành riêng cho Gõ Kiến


tugiaban
14-03-2009, 11:37
Chim gõ kiến khoét hốc, tìm mồi, đều thao tác ở trên cây thẳng góc với mặt đất. Thật hiếm thấy có loài nào thao tác với tư thế kỳ quặc mà lại thoải mái như thế. Vì sao chúng không bị ngã lộn nhào nhỉ?

Thật ra, chim gõ kiến có một loạt cấu tạo thích nghi đặc biệt với kiểu đứng thẳng góc với mặt đất. Thứ nhất, hai chân chim gõ kiến rất thô, ngắn và khoẻ. Thứ hai, trong khi bàn chân của các loài chim khác có 3 ngón trước và 1 ngón sau, thì bàn chân gõ kiến lại có 2 ngón trước, 2 ngón sau. Đầu các ngón chân có vuốt móc câu nhọn, sắc: kiểu vuốt này bấm chặt vào cây, tựa như mảnh bát vỡ, úp lên chắc chắn và vững chãi như đinh đóng ghế.

Hơn nữa, đuôi chim có lông cứng, thân lông rất thô cứng và dai, giống như cái que sắt xuyên vào giữa, có tác dụng như chiếc lò xo. Lông đuôi chia thành 2 bó, đầu mút lông đuôi chẽ làm đôi. Khi chim đứng làm việc, hai chân bấm chặt vào vỏ cây, tạo thành hai điểm lực của cột cầu, còn hai chẽ đuôi, tạo thành 2 điểm đỡ của cột cầu, trong khi cái mỏ ra sức đục gỗ.

Chim gõ kiến có thể men theo thân cây thẳng đứng tiến lên hoặc lui xuống rất nhanh, hoặc lần sang phải hay trái, song dễ nhất vẫn là tiến lên, lùi xuống. Nếu buộc nó phải đi lại trên mặt đất, thì ngược lại, nó cảm thấy muôn phần lúng túng.

(Theo Chìa khoá vàng)

Việt Báo (Theo_VnExpress.net)

tugiaban
14-03-2009, 11:38
CÒn đây là công cụ tìm kiếm Gõ Kiến
http://www.gokienseo.com/

tugiaban
14-03-2009, 11:47
Những con gõ kiến pileated, loài lớn nhất ở Bắc Mỹ, bổ tới tấp chiếc đầu của nó vào thân cây với vận tốc 24km/h, mỗi giây 20 lần. Vậy tại sao đầu của chúng không bị tan ra từng mảnh?

Cơ bắp săn chắc, xương sọ cấu tạo kiểu bọt biển, cùng với một mí mắt dày cộp đã giữ cho bộ não của chúng được nguyên vẹn.

"Nếu bạn bị đập mạnh vào đầu, bạn có thể bị vỡ mạch máu sau mắt hoặc bị chấn thương dây thần kinh sau mắt", bác sĩ khoa mắt Ivan Schwab tại Đại học California Davis cho biết. "Từng chứng kiến nhiều bệnh nhân bị tai nạn ôtô và biết được hành động của chim gõ kiến, tôi không khỏi băn khoăn tự hỏi vì sao những chấn thương này không xảy ra ở loài gõ kiến".

Và Schwab đã được trao giải Ig Nobel vào mùa hè năm ngoái nhờ công trình nghiên cứu vì sao chim gõ kiến tránh được những cơn đau đầu.

Cùng với những cú gõ thẳng tắp như mũi tên vào thân cây giúp tránh gây chấn động lên đầu, cơ thể của loài chim cũng được thiết kế để giảm thiểu tác động. Một phần nghìn gây trước khi cú gõ xảy ra, khối cơ dày đặc trong cổ chim co lại còn mí mắt thì nhắm chặt lại. Một phần lực được giải toả xuống cơ ở cổ và bảo vệ sọ khỏi bị một cú trời giáng. Xương chịu nén ở sọ cũng tạo nên một lớp đệm bảo vệ. Trong khi đó, mí mắt nhắm chặt của con chim bảo vệ mắt khỏi bị bất cứ mảnh gỗ nào bắn vào và giữ con ngươi được cố định.

"Mí mắt có tác dụng như cái thắt lưng an toàn và giữ mắt khỏi bị bắn ra khỏi mặt", Schwab nói. "Nếu không lực gia tốc sẽ xé tan võng mạc". Bản thân phần bên ngoài của mắt cũng rất chắc và căng đầy máu để bảo vệ võng mạc khỏi bị xô đẩy.

Não chim cũng rất chắc chắn trong những lần bổ đầu như vậy. Những chấn thương lên đầu người thường làm bộ não bị va đập lắc lư trong lớp chất lỏng tuỷ não. Nhưng chim gõ kiến thì hầu như không có lớp chất lỏng này.

Trong khi các nhà khoa học không chắc chim gõ kiến có bị đau đầu hay không, nhưng Schwab chỉ ra rằng ít ra loài chim này cũng có khả năng chịu đau rất tốt. "Khi tán tỉnh, chim gõ kiến đực có thể gõ trống tới 12.000 lần mỗi ngày. Nếu chúng phải nói với người tình rằng: 'Không phải đêm nay em yêu, anh bị đau đầu', thì chúng đã chẳng tội gì làm cái trò đau đầu đó".

M.T. (theo Livescience

tugiaban
14-03-2009, 11:49
http://www.sinhhocvietnam.com/vn/modules/News/pic/1115117105_vet.jpg

Loài chim gõ kiến này bị tuyên bố tuyệt chủng vào năm 1920.
Loài chim gõ kiến mỏ ngà tuyệt đẹp, từng bị tuyên bố là tuyệt diệt vào năm 1920, nay lại được tìm thấy ở Bắc Mỹ. Phát hiện mới làm sững sờ giới điểu học toàn thế giới, một số người còn ví nó như việc tìm ra loài chim dodo.


Cuộc điều tra kéo dài 1 năm được tiến hành cấp tốc sau khi các nhà nghiên cứu nhận được nguồn tin báo về những con vật này, và trước khi có thể thu hình ảnh của chúng vào băng video. Phát hiện đã làm nhen nhóm hy vọng rằng những loài chim "đã tuyệt chủng" khác có thể đang còn lẩn khuất đâu đó trong những vùng hoang vu xa xôi.

"Phát hiện có ý nghĩa lớn lao đến mức thật khó mà diễn tả nổi. Thật tiếc là chúng ta sẽ không tìm lại được chim dodo, nhưng tình huống ở đây cũng gần như vậy", Alistair Gammell, thuộc Hiệp hội bảo vệ chim hoàng gia Anh cho biết.

Loài chim gõ kiến ba màu đen, trắng và đỏ này từng phân bố trên khắp miền Đông Nam nước Mỹ và Cu Ba. Chúng đào một cái hốc hẹp cho mình bằng cách mổ vào thân cây lớn. Song, việc khai thác gỗ và phát quang rừng để làm nông nghiệp đã bắt đầu ảnh hưởng đến môi trường của chúng.

Vào năm 1920, chúng bị tuyên bố tuyệt chủng, nhưng sau đó người ta còn xác nhận một con cái cô độc ở Bắc Mỹ, trên tàn tích của một khu rừng bị cắt trụi. Kể từ đó, nhiều thập kỷ tìm kiếm không mang lại điều gì và hy vọng của các nhà khoa học dần dần tàn lụi.

Giờ đây, cuối cùng người ta đã bắt gặp lại chúng trong rừng gỗ lớn ở phía Đông Arkansas.

Phát hiện xảy ra lần đầu tiên hôm 11/2/2004, do Gene Sparling, người vùng Hot Springs, Arkansas, tìm thấy khi đang đi xuồng trong một khu bảo tồn ở đây. Ông nhìn thấy một con chim gõ kiến lớn mào đỏ bất thường đang bay về phía mình và đậu trên một cái cây gần đó. Gene Sparling chưa từng thấy con vật gì như vậy nên đã liên lạc với tạp chí Living Bird của Đại học Cornell, và một nhóm chuyên gia đã lên đường, sau khi thẩm vấn "nhân chứng" cặn kẽ. Trong vòng 1 tháng, đoàn đã tìm thấy gõ kiến mỏ ngà.

Trong số những loài gõ kiến lớn nhất thế giới, gõ kiến mỏ ngà là 1 trong 6 loài chim của Bắc Mỹ thuộc diện nghi ngờ hoặc chắc chắn đã tuyệt chủng kể từ năm 1880.

"Nó là loài chim đẹp nhất mà chúng tôi có thể hình dung về việc tái phát hiện. Đó là một loài chim thiên thần", John Fitzpatrick, trưởng nhóm điều tra nhận xét.

T. An (Theo VnExpress)

hat_de
14-03-2009, 17:28
oa ... GK lại 1 lần nữa gây rúng rính rùi à

thêm vài tin lưu trữ trong bộ nhớ của dẻ nè

gõ kiến đạt vài kỉ lục nhẹ nhàng sau:

- mổ 1 phát thủng bình chứa nhiên liệu của tàu con thoi
- não gk chịu lực nén ác nhất ... nếu các loài chim khác cùng chịu gia tốc tương tự thì nát bấy liền <=== nhờ cấu tạo đặc biệt của não, hệ cơ cổ, ....

- lưỡi gk dài nên khoang miệng ko đủ chứ nó phải luồn lên não
- ngón chân gk có cấu tạo tương tự vẹt : 2 ngón trước và 2 ngón sau để bám cây
- đuôi là chân thứ 5 <=== dùng để tì mà

1 số hình ảnh hài và chuyện vui về gk khi xưa mình có mục riêng trong temvn rùi thì phải .. khi nào khôi phục lại

à, nhiều loài chim gk ăn nhựa cây chứ ko ăn côn trùng ... có tem minh họa ... nhưng để ... sang tuần :D