PDA

View Full Version : Nhớ về Hà Nội...


Ốc_hp
28-03-2009, 01:27
Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội....

Câu hát ấy chắc chắn là nỗi niềm của phần lớn chúng ta, những người dân đất Việt. Nhớ về Hà Nội, nhớ về thủ đô, nhớ về những hình ảnh hào hùng mà ngời sáng của ngàn năm văn hiến, nhớ về những con đường mà dù chưa đặt chân đến Hà Nội cũng cảm thấy như đã rất thân quen, những cái tên Hồ Gươm, Tháp Rùa, quảng trường Ba Đình.... như đã in đậm trong tâm trí mỗi người.

Nhớ từ thủa chống giặc ngoại xâm phương Bắc, Hà Nội luôn là người anh cả đi đầu trong đấu tranh.

34930 34943

Ai về xứ Bắc ta theo với
Thăm lại non sông giống Lạc Hồng
Từ thủa mang gươm đi mở cõi
Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long

Nhớ mùa thu lịch sử 1945, khi Bác đọc tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà trên quảng trường Ba Đình

34931

Nhớ cuộc kháng chiến chống Pháp hào hùng với bom ba càng, với chiến luỹ trên từng con phố, với những chiến sĩ “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”...

34932 34933

Nhớ ngày giải phóng thủ đô, với trùng trùng quân đi như sóng, lớp lớp đoàn quân kéo về

34934

Nhớ cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, Hà Nội cùng với miền Bắc vừa là hậu phương lớn cho tiền tuyến lớn miền Nam, vừa chung tay chiến đấu... “Ôi náo nức trong lòng, thủ đô ta sục sôi đánh Mỹ...”

34935 34936

Và hơn tất cả, là nhớ từng con đường, từng góc phố. Nhớ những nét rất riêng, rất Hà Nội...

34937

Bài tập đọc ngày nào như vẫn vang vọng đâu đây, cầu Thê Húc màu son, cong cong hình con tôm...

34938

Văn Miếu- Quốc Tử Giám thâm nghiêm, trường Quốc học cao cấp đầu tiên của Việt Nam, với hơn 700 năm hoạt động đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước.

34939 34940

Chùa Một Cột – nét kiến trúc độc đáo nhất Việt Nam, bông hoa sen nở giữa lòng Hà Nội

34941 34942

Và còn nhớ thật nhiều những nét Hà Nội nữa, kem Tràng Tiền mát lạnh giữa nắng hè, cốm làng Vòng thơm dịu ủ lá sen, hoa Ngọc Hà rực rỡ trên đường phố... Mỗi người, mỗi người trong mỗi chúng ta đều sẽ giữ mãi trong trái tim mình những nỗi nhớ rất riêng về Hà Nội. Vậy bạn thân mến, còn chần chừ gì nữa mà không chia sẻ cùng tôi những góc kí ức đó?

hat_de
28-03-2009, 09:02
Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội....

.... Vậy bạn thân mến, còn chần chừ gì nữa mà không chia sẻ cùng tôi những góc kí ức đó?


Thú vị quá !
Chưa nhiều nhưng rất tình cảm, kiểu văn này chỉ có Ốc_hp mới viết được ra, mặc dù ko phải người HN, nhưng đọc nó người ta cảm thấy như có 1 trái tim HN đang đập trong bài viết nầy vậy.

Tất cả tem về HN nếu hợp lại chắc sẽ như 1 cái cây lớn, mà bài viết nầy mới như 1 cái cành. Hy vọng sau nầy có 1 bài viết lớn, tái hiện lịch sử hình thành của thủ đô ngàn năm, những thiên sử anh hùng trong thời chiến, những vươn lên trong thời bình ... trở thành 1 thủ đô phát triển ... 1 thành phố vì hòa bình.

Danh thắng, truyền thống, danh nhân ... rất nhiều thứ khác nữa của HN đã lên tem ... có thể phục vụ cho việc đó

HN có thể ko phải quê hương bạn, nhưng là trái tim hồng của cả nước, để chào mừng 1.000 năm Thăng Long - HN chúng ta có thể cùng nhau dàn dựng topic nầy lắm chứ.

Ngoài kết cấu mang tính dòng chảy lịch sử như đã mô tả, ta nên điểm xuyết 1 số tem nước ngoài nói vìa Hn của chúng ta ví như chùa 1 cột ... biểu tượng của thủ đô trên tem nước ngoài ... chùa 1 cột là 1 trong những đại diện của HN, hình ảnh của nó trên tem nước bạn chính là hình ảnh của VN.

1 bài viết dài và phức tạp như vậy có lẽ sẽ phải hoàn thiện trong 1 năm hoặc hơn, nhưng nếu cố thì vẫn kịp cho 1.000 năm Thăng Long các bạn tem VN nếu quyết tâm chắc sẽ vít được :D

Nguoitimduong
28-03-2009, 14:08
Bài viết giàu cảm xúc quá. Đọc xong thấy nao nao sao đó...

Che-Viet
28-03-2009, 23:52
]hic đọc bài chị Ốc viết thấy nhớ nhà và bạn bè quá cơ...bùn thật.. lại hôm nay là ngày 3-3 âm lịch Tết Hàn Thực...sáng nay đi tìm khắp phố Hp mà ko thấy quán nào bán bánh trôi bánh chay...bực thật...thèm quá. Thèm 1 đĩa bánh trôi mẹ làm, 1 bát bánh chay, 1 chiếc bánh tẻ và được bên gia đình hôm nay...nhớ bạn bè...hu hu. Mãi đến tận sang tháng 4 em mới được về Hn..hu hu . Nhớ quá... Sao ở Hp ko có ngày tết Hàn Thực nhỉ,,,????

35116

Ốc_hp
28-03-2009, 23:58
Oạch, trùi ui, Che ngố kia. Thèm ăn món gì ở HP sao ko nói sớm chị dẫn đi? Mấy món bánh này ở HP có mà. Chỉ có điều ở HP chỉ ăn Tết 5/5 chứ ít ai ăn Tết 3/3.

dammanh
30-03-2009, 08:44
Cám ơn bạn ỐC HP bài viết đầy cảm xúc về hà nội,tiêp theo dammanh xin giới thiêu một vài ấn phẩm bưu chính có nét rất riêng về Hà nội.


Người ta có nhiều nơi để đến,nhưng chỉ có một chốn quay về!
Lang thang nơi đất khách,nhưng không phút nào tôi lãng quên Hà nội.Sinh ra và lớn lên trên mảnh đát có ngàn năm lịch sử,tuổi thơ của tôi gắn với Hà nội,một Hà nội trong giai đoạn đầy khó khăn nhưng vô cùng oanh liệt.Tôi nhớ từng tiếng rao bán quà đêm, nhung giọt mưa xuân đọng trên xác pháo vào sáng mồng một tết,hương hoa sữa đậm đà rất riêng tư trong những buổi chiều thu khi đạp xe qua Bà triệu,Nguyễn du...rồi những tiếng đạn pháo,tiếng máy bay gầm rú trong những ngày ác liệt của chiến tranh,những cảnh tan hoang ở Khâm thiên,An dương,Bạch mai mà tôi tận mắt chứng kiến không làm người dân Hà nội run sợ và khuất phục và tôi tự hào là người con HÀ NỘI.
Xin giới thiệu vài ần phẩm quý về HÀ NỘI.
1.Hai bì thư VNDCCH mà dammanh may mắn mua được,là của một cô gái hà nội gửi cho 1 anh bạn TIỆP KHẮC,Đặc biêt trong bì thư 1 ngoài lá thư còn có một PC VNDCCH chụp cảnh chùa một cột và 2 bức ảnh cô gái chụp ở đường thanh niên bên bờ Hồ tây.

35322

35323

Bì thư thứ 2 đặc biệt có 1 pc chụp cảnh bắn pháo hoa bên hồ HOÀN KIẾM đúng ngày 1/1/1955 mừng chính phủ về thủ đô,sự kiện này có phát hành tem

35324

Tiếp theo là các bưu ảnh thực gửi VNDCCH
PC CHÙA QUAN THÁNH HÀ NỘI 1959
35325
PC CHÙA MỘT CỘT 1960
35329
PC NHÀ HÀNG THỦY TẠ 1964
35326
PC THÁP RÙA HỒ GƯƠM 1967
35327
PC CẢNH VEN HỒ HOÀN KIẾM 1969
35328

huuhuetran
30-03-2009, 11:20
Cảm ơn Bác Đàm Mạnh đã giới thiệu những tư liệu quí về Hà Nội, bên cạnh những bưu ảnh giá trị, tôi còn trân trọng những bì thực gửi mà Bác sưu tập được, mong được Bác tiếp tục cho xem những bì thực gửi như thế!

tugiaban
30-03-2009, 21:10
đúng là chị Ốc nhiều ý tưởng quá....hay

dammanh
31-03-2009, 12:42
Một bưu ảnh thực gửi về Hà Nội-KHUÊ VĂN CÁC,do nhà nhiếp ảnh nổi tiếng VÕ AN NINH chụp.

35419

35420

trikieuthi
02-04-2009, 02:06
Những bài viết và hình ảnh của các bạn post lên làm tui nhớ Hà nội quá. Mặc dù, tui ở thành phố hoa mai nhưng tui luôn nhớ thành phố hoa đào.

hat_de
10-10-2009, 12:55
Nhân 55 ngày GP thủ đô góp vui thêm bằng 1 tập lịch tem Hà Nội (http://vietstamp.net/forum/showthread.php?p=82092#post82092) up cho cái mục này nổi lên cho đủ 4 topic về HN bên cạnh các mục TL tem QG - HN (http://vietstamp.net/forum/showthread.php?p=82089#post82089) & HN triển lãm nhỏ (http://vietstamp.net/forum/showthread.php?p=82090#post82090), đó là 90 % của tất cả những gì làm được chu Thủ Đô trong ngày hôm nay: 10.10.2009 :D

lưu ý: các đoạn in đậm trong mục post này có thể click để xem cụ thể :D

Cồ Việt
10-10-2009, 14:56
Thăng Long hay Hà Nội?

Dương Trung Quốc

Thăng Long: Cái tên chứa đựng nhiều ý đẹp

Địa danh Thăng Long ra đời gắn liền với việc dời đô của Lý Công Uẩn từ Hoa Lư ra vùng đất Đại La. Trong Chiếu dời đô có nói, về thế núi, thế nước, thế sông, và đây đã là một vùng đất trù phú.

Như trong sách sử, tên Thăng Long gắn liền với truyền thuyết Lý Công Uẩn liên hệ hình ảnh “Rồng Bay Lên” gắn với thế nước Đại Việt với nền tự chủ đang được củng cố. Đây là một cái tên quá đẹp. Nhất là con rồng không chỉ thể hiện sức mạnh cho một vương triều mà còn thể hiện sức sống của đất nước. Hơn thế nữa, đối với một quốc gia nông nghiệp như nước ta, rồng là con vật linh thiêng gần gũi với nền văn minh lúa nước. Tóm lại, cái tên “Thăng Long” rất đẹp, vừa có bề dày lịch sử nghìn năm vừa là hình tượng đầy sức sống, thể hiện ý chí vươn lên của người Việt.

Trải qua đời Lý, đời Trần, đến thời Lê có một sự đứt đoạn khi giặc Minh xâm lược và đô hộ trong hai thập kỷ thì đổi tên thành Đông Quan. Sau này, khi Lê Thái Tổ giành lại đất nước đổi tên thành Đông Đô, nhưng tên gọi “Thăng Long” vẫn tồn tại trong đời sống chính trị, trong sách vở và trong tâm thức người dân.

Cho đến đầu thế kỷ XIX, khi nhà Nguyễn lên, do nhiều lý do nên lấy Phú Xuân (Huế) làm kinh đô. Tên Thăng Long vẫn còn giữ nhưng đã mang nghĩa khác. Chữ “Long” bây giờ không còn nghĩa là “Rồng” nữa mà có nghĩa là “Thịnh Vượng”. Vùng đất kinh kỳ xưa, nay dù không còn là kinh đô nữa nhưng vẫn là nơi thịnh vượng về kinh tế, vẫn là nơi tập trung trí tuệ và bảo lưu văn hiến quốc gia.

Đến thời vua Minh Mạng mới tìm cách tăng cường hơn nữa cho vai trò của kinh đô Huế và không chấp nhận phân chia quyền lực của Nhà nước Trung ương nên cái tên Thăng Long chuyển gọi là “Bắc Thành” (trong nam là “Gia Định Thành”. Rồi vua Minh Mạng còn phá thành cũ xây thành mới có quy mô nhỏ hơn. Và cuối cùng để “hoà tan” cái vị thế vốn có của một kinh đô, không gian của Thăng Long xưa được mở rộng vể lãnh thổ (tăng gấp 3 lần) để trở thành đơn vị hành chính của một “tỉnh” như mọi tỉnh khác trong vương quốc Đại Nam và lấy tên là tỉnh “Hà Nội” .

Ngay cách đặt tên này cũng có phần khác thường, không theo thông lệ mang tính truyền thống là sử dụng các mỹ tự xoay quanh mấy ý nghĩa như thể hiện khát vọng: ví như sự yên ổn (An-Yên, Bình, Định, Ninh, Thuận...), sự giàu có, lâu bền (Phú, Quảng, Vĩnh...)... Còn Hà Nội là tên đặt theo định vị địa lý (khá phổ biến ở Trung Hoa). Chưa kể “Hà Nội” có thể hiểu như nằm bên trong (giữa) 2 con sông Hồng và sông Đáy; lại cũng có người giải thích là nó được ôm gọn vào trong cái vành tai của con sông Hồng còn có tên gọi là “Nhĩ Hà” (sông có hình tựa cái vành tai).

Dường như hoàn cảnh và ý nghĩa của sự chuyển đổi từ cái tên rất đẹp là “Thăng Long” thành cái tên “Hà Nội” chứa đựng sự giảm thiểu, sự hạ cấp vị thế và ý nghĩa của tên gọi cái không gian vốn được Lý Công Uẩn xác lập như một sự khai mở cho thời đại phát triển của kinh đô một quốc gia đang tự chủ và tự tin vươn lên bên cạnh một quốc gia và cũng là một nền văn minh khổng lồ ở phương Bắc.

Hà Nội: những giá trị mang tính thời đại

Tuy 143 năm đứt đoạn khiến Thăng Long - Hà Nội dưới triều Nguyễn (1802-1945) không còn là kinh đô của đất nước. Và triều Nguyễn có hẳn một ý đồ hạ thấp vị thế của nó để tập trung quyền lực hơn cho chính quyền trung ương đặt kinh đô tại Huế. Ngay như những mô tả của người Pháp sau khi chiếm được Hà Nội đều mô tả sự tàn lụi của một đô thị, đặc biệt là về hạ tầng nhưng cũng ghi nhận những di sản và tiềm năng văn hoá của mảnh đất này.

Có một dấu mốc chúng ta cần lưu ý là năm 1888 vua Đồng Khánh ban sắc dụ giao Hà Nội cho thực dân Pháp làm nhượng địa, thực ra chỉ là không gian tương đương với Thăng Long xưa chứ không phải đã mở rộng gấp 3 thành tỉnh Hà Nội. (Việc giao đất nhượng địa này cùng lúc với Hải Phòng, Đà Nẵng-Tourane). Sau đó Tổng thống Pháp ra sắc lệnh thành lập “thành phố” Hà Nội và đó là sự kích hoạt mạnh mẽ cho sự hình thành một đô thị theo mẫu thức hiện đại (kiểu Âu Tây-Pháp)...

Tuy người Pháp không gọi Hà Nội là thủ đô, nhưng trong hành xử, chính quyền thực dân đặt hành phố này như một trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá không chỉ của Việt Nam mà của cả Đông Dương. Tuy không phải là duy nhất (vì phủ Toàn quyền còn đặt ở Sài Gòn và có thời gian ở cả Đà Lạt) nhưng có thể thấy Hà Nội có một vị thế đặc biệt phần nào thể hiện ở những di sản vật thể và phi vật thể mà Hà Nội “thời thuộc địa” để lại.

Có thể nói, trong suốt thời thuộc địa, Hà Nội thực sự trở lại một trung tâm kinh tế, xã hội và văn hoá của Việt Nam trong tương quan với Sài Gòn và nhất là Huế bị mất vị thế vì nền chính trị mang tính chất tượng trưng và ngày một lạc hậu của triều đình.

Hơn thế nữa, những biến cố chính trị vào thời điểm chiến tranh thế giới lần thứ 2 và nhất là với những tình thế diễn ra của cuộc Cách mạng Giải phóng dân tộc, đầu não của tổ chức cách mạng tập trung ở chiến khu Việt Bắc, trong khi Trung ương cục miền Nam gần như bị thực dân huỷ diệt sau cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ đã tạo ra một vị thế chính trị quan trọng cho Hà Nội.

Đại hội Quốc dân ở Tân Trào đưa ra những quyết định rất cơn bản sau này được thể hiện trong Hiến Pháp là việc xác lập lại thủ đô của nước Việt Nam một khi độc lập sẽ là Hà Nội. Đó là một quyết định sáng suốt mà cho đến nay chúng ta vẫn chưa có dịp tìm kỹ ngọn nguồn cho quyết định quan trọng này. Chắc chắn ở đó có vai trò của nhà cách mạng sau đó là Chủ tịch của nước Việt Nam độc lập.

Vì thế, với cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 mà chính phong trào diễn ra ở Hà Nội đã thể hiện như ngọn cờ, hiệu lệnh cho Tổng khởi nghĩa diễn ra trên cả nước đã mang đến cho địa danh “Hà Nội” một giá trị lịch sử đặc biệt, tiếp đó là quyết định của Quốc hội thể hiện trong bản Hiến pháp đầu tiên xác lập Hà Nội là Thủ đô của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thực sự tạo nên một nội hàm thiêng liêng cho “Hà Nội”.

Cuộc chiến đầu 60 ngày đêm mở đầu kháng chiến toàn quốc khiến vị thế hai tiếng “Hà Nội” trở nên một cái gì như Nguyễn Đình Thi đã thể hiện trong bài ca “Người Hà Nội” - nơi “lắng hồn núi sông ngàn năm”.

Những năm tháng tiếp theo với các sự kiện Hà Nội giải phóng (1954), Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không (1972)... đã biến Hà Nội thành một địa danh quen thuộc đối với các thế hệ hiện đại và với cả thế giới hiện đại. Tuy nhiên hai chữ “Thăng Long vẫn ở sâu trong tâm thức người Việt Nam chúng ta, nhất là khi gợi nhớ đến bề dày lịch sử và quá khứ hào hùng. Câu thơ “Từ thuở mang gươm đi mở cõi - Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long” đã nói lên cái tâm thức ấy...

Tất cả điều đó cho thấy cả 2 cái tên “Thăng Long” và “Hà Nội” đều chứa đựng những giá trị chung của một mảnh đất nhưng cũng lại có những giá trị riêng của những thời kỳ lịch sử mang tính liên tục và kế thừa.

Thăng Long hay Hà Nội - một lựa chọn đầy băn khoăn

Đã có một thời, ngoài cái tên “Hà Nội” còn có một “biệt danh” (không biết dùng từ này có chính xác không) là Thành Hoàng Diệu, giống như Đà Nẵng là “Thái Phiên”, Sài Gòn là “thành phố Hồ Chí Minh” (trước quyết định có tính pháp lý sau ngày thống nhất 1976).

Nhưng ý kiến muốn trở lại cái tên “Thăng Long” cho Hà Nội cũng không phải mới mẻ, hình như đã có lần nó được đưa lên Quốc hội(!?). Nhưng có thực tế là gần đây, càng gần đến kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội, ý kiến này được nhiều người đưa ra. Trên một số phương tiện thông tin đại chúng đã có người nêu.

Riêng tôi cũng nhận được không ít những lời đề nghị tương tự với rất nhiều ý giải trình khác nhau và đều chứa đựng những thiện ý tốt đẹp như một sự biểu dương thủ đô của đất nước hơn là sự hạ thấp tên gọi “Hà Nội”.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Chủ tịch Danh dự của Hội Sử học cũng từng có văn bản nêu vấn đề yêu cầu giới sử học và những giới liên quan thử nghiêm túc đặt ra để phân tích thật sâu, cân nhắc thật kỹ trên cơ sở đó đưa ra quan điểm nên hay không nên đổi Hà Nội thành "Thăng Long” hoặc có giải pháp nào hợp lý để có thể điều hoà thành nguyện vọng chung...

Đương nhiên ai cũng nhìn thấy việc đổi tên một địa danh, một thành phố lớn, lại là thủ đô không đơn giản chỉ nhìn từ góc độ giấy tờ hay quản lý hành chính. Sau nữa là cái tên “Hà Nội” nó cũng đã ăn sâu vào tiềm thức, ghi dấu trong biết bao di sản văn hoá vật thể và phi vật thể rồi.

Nhưng dẫu sao vẫn không ít người có lòng mong muốn trở lại với tên gọi Thăng Long không đơn giản chỉ là cái địa danh thuần tuý quá khứ như rạp Múa rối Thăng Long, cầu Thăng Long... hay thật là tệ khi Hà Nội đã lấy tên “Thăng Long” đặt cho một quận, trên địa bàn chẳng mấy có liên quan ...

Quả thật với cảm xúc, tôi rất ủng hộ cái tên “Thăng Long” được tái lập lại như để nối mạch cho một dòng chảy liên tục ngàn năm. Nhưng nghĩ đến tên gọi Hà Nội với bề dày tuy chỉ hơn một thế kỷ rưỡi trong đó có hơn 60 năm là Thủ đô của nước Việt Nam hiện đại, tất cả gắn với một thời kỳ lịch sử đầy thử thách nhưng cũng vinh quang… thì việc thay thế nó không hề đơn giản.

Chính từ cái nỗi băn khoăn ấy mà tôi muốn bày tỏ trên Tuần Việt Nam vì nghĩ rằng nếu có nhiều người quan tâm và có cùng chung một mong muốn tốt đẹp cho Thủ đô chúng ta vào dịp này, biết đâu đó loé lên được những ý hay giải tỏa được những băn khăn đó. Và vào thời điểm mnột năm còn lại trước Đại lễ Nghìn năm, những ý kiến đóng góp ít nhất nó tạo nên một mối quan tâm chung, tại nên những cảm hứng hay làm chúng ta gắn bó hơn với mảnh đất này cũng như những tên gọi đã từng có trong quá khứ cũng như hiện tại...

http://www.tuanvietnam.net/2009-10-10-thang-long-bieu-hien-y-chi-vuon-len-cua-nguoi-viet

Ý kiến của bạn?

Nếu đồng ý, đề nghị BQT mở giúp một mục riêng để members bỏ phiếu lựa chọn - xin cảm ơn!

hat_de
10-10-2009, 15:02
Thăng Long hay Hà Nội?

Ý kiến của bạn?

Nếu đồng ý, đề nghị BQT mở giúp một mục riêng để members bỏ phiếu lựa chọn - xin cảm ơn!

bác Cồ có thể tự mở đó

bác lập mục mới và mở 4 phiếu

1. Thăng Long
2. Hà Nội
3. Cả 2 >:D<
4. Ko ý kiến nào trong 3 ý kiến trên

riêng em em chơi 3 phải, em chọn phương án 3, em luôn dùng 2 từ này thay nhau để cho dù hiện tại nay gồm: Thăng Long xưa trong Hà nôi 2008 + Hà Tây + 1 phần Hòa Bình và 1 phần Vĩnh Phúc

Cồ Việt
10-10-2009, 15:05
1.Hai bì thư VNDCCH mà dammanh may mắn mua được,là của một cô gái hà nội gửi cho 1 anh bạn TIỆP KHẮC,Đặc biêt trong bì thư 1 ngoài lá thư còn có (...) 2 bức ảnh cô gái chụp ở đường thanh niên bên bờ Hồ tây.


Bác dammanh có thể scan giúp 2 hình này cho rõ nét hơn được không ạ, tôi nghĩ có thể 1 trong mấy cố gái đó là người thân của tôi. Xin cảm ơn bác rất nhiều!

66623

hat_de
10-10-2009, 15:14
...
Dương Trung Quốc

Thăng Long: Cái tên chứa đựng nhiều ý đẹp

Hà Nội: những giá trị mang tính thời đại

Thăng Long hay Hà Nội - một lựa chọn đầy băn khoăn



tịên nói thêm về suy nghĩ của mình

1. Thăng Long <=== hay nhưng ko bao quá, về mặt địa lý TL chỉ là 1 hạt đậu trên cái bánh HN

2. Hà Nội <=== đã tiếp nối truyền thống xưa và vững bước cùng cả nước trong những cuộc chiến thần thành của thế kỉ 20 <=== chính HN chứ ko phải nơi nào khác có vị trí đặc biệt quan trọng lịch sử VN, dẫu cho đôi khí "Thủ đô" phải di dời trong thời chiến.

Cái tên Hà Nội là cái tên ko dài được như Thăng Long trong tiến trình lịch sử xong nó là cái nên được biết tới rộng nhất, khắp toàn cầu ở thế kỉ 20,

Nói như nhà sử học Dương Trung Quốc thì

...

Quả thật với cảm xúc, tôi rất ủng hộ cái tên “Thăng Long” được tái lập lại như để nối mạch cho một dòng chảy liên tục ngàn năm. Nhưng nghĩ đến tên gọi Hà Nội với bề dày tuy chỉ hơn một thế kỷ rưỡi trong đó có hơn 60 năm là Thủ đô của nước Việt Nam hiện đại, tất cả gắn với một thời kỳ lịch sử đầy thử thách nhưng cũng vinh quang… thì việc thay thế nó không hề đơn giản.



Thăng Long ko được, nhắc trơn HN thì thiếu 1 phần lịch sử rất lớn

vậy nên dùng cả 2,

- dùng HN là chính, phồ thông, đối ngoại ...
- dùng Thăng Long trong 1 số trường hợp liên quan tới văn hoá nghệ thuật trong 1 phạm vi hẹp hơn
- dùng Thăng Long - HN trong các sự kiện lớn, văn hoá chính trị

1 vài suy nghĩ lung bung ko bít mọi người thì sao :D

caifincafe
10-10-2009, 17:15
Những năm tháng cậu xa Hà Nội
Có buồn không vậy bạn tôi ?
Cậu thường nói chuyện trong nỗi nhớ
Tôi lặng lẽ mỉm cười ...

Hà Nội vẫn như xưa, hoa bàng hoa sữa
hoa bằng lăng, hoa sấu dọc phố phường
Nếu như cậu chưa về Hà Nội được
Tôi sẽ gói hoa vàng và gửi nắng thu sang

Cậu chưa về và nỗi nhớ mênh mang
Có bóng hình người thân , bè bạn
Góc phố nhỏ nhớ thương vô hạn
Thêm chút nhạc lòng trơ hẫng không gian

Cậu chưa về gặp đông sang , Hà Nội
Có buồn không vậy bạn tôi ?
Lời trong gió gửi về bên ấy
"Phương xa ơi ! Hà Nội đông rồi ...!"


Thân tặng Narcicuss và những ai xa Hà Nội...

dammanh
12-10-2009, 08:31
To bác cồ việt:dammanh sẽ scan rõ ảnh đó cho bác.Vài thông tin để bác hay là chủ nhân lá thư đó là người phụ nữ tên Oanh nhà ở phố thuốc bắc hà nội.Thư gửi sang tiệp nhưng hình như viết bằng tiếng tây ba nha..do trục trặc nên dammanh hầu như không đưa được hình ảnh lên forum,vì vậy bác có thể cho dammanh địa chỉ email dammanh sẽ gửi anh đến cho bác..
To caifincafe:cám ơn bạn về bài thơ,gợi cho dammanh nhớ hà nội quá!nhưng dammanh thường có kỷ niệm với lá bàng hơn hoa bàng
Cây bàng trước nhà tôi
Nó bảo đông đến rồi
Vì sớm nay trời trở gió..
Lạnh lùng một lá vàng rơi..
Ở Balan mỗi khi đông đến ngắm trời đêm cũng một mầu sáng bàng bạc như bầu trời hà nội những đêm mưa xuân,đó là điều luôn gợi cho dammanh nhớ hà nội da diết..

dammanh
18-10-2009, 02:28
to bác co-viet:dưới là 2 tấm ảnh dammanh chụp lai và phóng to một phần.Nếu bác chưa vừa ý dammanh sẽ scan phân giải cao và phóng to hơn nữa,mong tin hồi âm từ bác

[CENTER]67735

67736[CENTER]