PDA

View Full Version : Điểm báo tin Tem


xihuan
08-05-2009, 10:36
Mục này dành cho những tin tức liên quan đến tem đã đăng trên các trang báo khác không phải từ các diễn đàn tem.
Nhiều khi đọc tin trên mạng xihuan bắt gặp nhiều mẩu tin hay hay liên quan về tem, không biết nhét vào đâu thôi thì lập ra mục này để lưu trữ vậy.
Bạn nào có thông tin gì hay hay cũng cho vào luôn nha. Nhớ trích dẫn nguồn ra đó không thui là vi phạm bản quyền :D

hiepsitinhyeuvadaukho
08-05-2009, 10:41
Bộ phim Six Months do nam diễn viên Hwang Jeong Min và Kim Ah Joong đóng vai chính sẽ được phát sóng tập đầu tiên vào ngày 29.04 . Đồng thời những hình ảnh poster của phim cũng sẽ được phát hành dưới dạng tem thư.
40649
Hwang Jeong Min vào vai một nhân viên bưu điện may mắn có cơ hội tiếp xúc với nữ diễn viên nổi tiếng Han Ji Soo (Kim Ah Joong đóng). Sau đó vì một số lý do, họ đã ký kết hợp đồng hôn nhân 6 tháng. Thoạt đầu, cả hai chỉ sống với nhau như hai vợ chồng theo pháp lý nhưng cuối cùng, tình yêu chân thành đã nảy sinh giữa họ.
40651
Để đem lại ấn tượng cho bộ phim cũng như các dấu ấn đặc biệt cho nó, nhà sản xuất đã quyết định phát hành những con tem mang hình ảnh của Six Months. Các con tem này phát hành có giới hạn và sẽ được sử dụng để quảng bá cho bộ phim. Mong rằng các fan cũng sẽ sớm sở hữu những con tem này nhé.
trích kênh14.vn

xihuan
08-05-2009, 10:46
Niềm đam mê của các tỷ phú trên thế giới là gì? Đua thuyền, chó schnauzers, xe hơi,...

Có một tỷ phú đam mê sưu tập tem.

40650

"Tỷ phú buôn bán trái phiếu Bill Gross cũng là một nhà sưu tầm tem hàng đầu thế giới. "Là một nhà buôn trái phiếu, tôi muốn đam mê của mình phải thành công", Gross nói năm 2006. Nhà tỷ phú này dường như đã đạt được mục đích vì giá của những con tem hiếm đã tăng đáng kể trong thập kỷ qua. Ông định đưa bộ sưu tập tem đi đấu giá và sẽ tặng tiền cho từ thiện."


Nguồn từ http://www.vnexpress.net/GL/The-gioi/Anh/2008/04/3BA017F9/

hat_de
08-05-2009, 10:47
Mục này dành cho những tin tức liên quan đến tem đã đăng trên các trang báo khác không phải từ các diễn đàn tem.


Trước đây anh hay để măt tới báo in, gặp vô số bài ... nó phần nào phản ánh sự quan tâm của thế giới bên ngoài tới làng tem giờ ngoài báo in còn có báo điện tử. Ngày chưa có VS anh hay cập nhật nó vao 1 diễn đàn tem khác. Giờ up vô đây cho tiện Xihuan rất chăm coi mạng ... cố gắng lượm vìa hén :D.

ví dụ nè

40654

40655

hiepsitinhyeuvadaukho
08-05-2009, 10:51
Văn hóa - Giải trí
Thứ Bảy, 13/09/2003, 07:04 (GMT+7)

Chơi tem cũng lắm lọc lừa!


TT (TP.HCM) - Chơi tem - một thú chơi tao nhã, bổ ích! Đúc kết này đã được chứng minh với một bề dày thời gian. Song mời gọi mọi người vào cuộc chơi này lại không thể né tránh một thực tế: chất tao nhã đang bị đe dọa bởi chuyện mua bán...

Ở TP.HCM hiện có chín câu lạc bộ (CLB) sưu tập tem với khoảng 800 hội viên và rất nhiều người khoái sưu tập nhưng không tham gia các CLB. Đã chơi tem ắt phải có mua bán, trao đổi. Song trong thời đại mà nhiều phương tiện kỹ thuật phát triển tối đa, xem ra người chơi cũng gặp nhiều bất trắc hơn khi dạo bước vào thị trường tem.

Mua bán chưa được bảo hành

Một sáng cuối tuần nào đó, nếu rảnh rỗi bạn hãy thử dạo bước đến quán cà phê trong sân Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM, 97 Phó Đức Chính (Q.1) hay 36 Nguyễn Thị Diệu (Q.3). Ở đó, bạn sẽ gặp một không khí mua bán tem rôm rả giữa các nhà sưu tập chuyên nghiệp và cũng là những người mua bán tem thành thạo.

Ông Bình, một người sưu tập - buôn bán tem nổi tiếng, cho biết: “So với giới sưu tập thế giới, người sưu tập tem VN thất thế nhiều vì không có nơi chính thức để mua bán trao đổi có bảo hành. Nhất là do chưa nhập tem chơi nên giới sưu tập cũng mất nhiều công phu trong việc tìm kiếm tem ngoại và không có nhiều mẫu đẹp, hay”.

Tuy nhiên chỉ hai nơi trên thôi đã hình thành một “chợ tem”. Nhiều người ở khắp nơi đã tìm đến đây, từ Hà Nội, Vĩnh Long, Nha Trang và cả từ Pháp. Họ trao đổi, mua bán và thông tin quanh chuyện con tem lẫn buồn vui của người chơi tem.

Chẳng hạn thông tin về kinh nghiệm bảo quản. Dân ngoại đạo vào đây mới biết các nhà sưu tập gìn giữ tem “như giữ sức khỏe cho sinh mạng mình”. Vợ nhà sưu tập L.Đ.T. từng nói với người viết bài rằng tuy là vợ nhưng chị hiếm khi được vào phòng chơi tem của chồng.

Còn với Đỗ Long, tổng giám đốc Công ty Bita's - người được giới sưu tập phong là “cao thủ” (theo bản tin nội bộ số 1 tháng 5-2003), “tem là một món hàng đầu tư”.

Những bộ tem quí được ông bảo quản rất kỹ bằng cách cho vào cặp khóa kỹ và... gửi ở ngân hàng! Nhưng thông tin hấp dẫn nhất có lẽ vẫn là chuyện mua bán gặp sự cố: chuyện anh A, anh B được tiếng là nhà mua bán tem chuyên nghiệp vừa bị một nhà sưu tập non trẻ lừa đẹp, hay một nhà sưu tập có máu mặt trong làng vừa mua phải đồ giả...

Tem giả!

Một trong những con tem quý hiếm hiện nay
Nói đến tem quí hiếm của VN, người ta nói ngay đến bộ Mạc Thị Bưởi, Binh sĩ lá mạ, Lực sĩ cử tạ, bloc Cò... Giá của những con tem này lên đến cả triệu đồng/con.

Vào thời kỳ kháng chiến chống Pháp, do hoàn cảnh liên lạc khó khăn, Bưu điện liên khu 5 có phát hành tem liên khu 5 dành cho địa phương. Những con tem này ngày nay có giá trị sưu tập rất cao lại khó kiếm, dẫn đến giá khá cao.

Có nhà sưu tập ở TP.HCM khi nghe tin một cựu chiến binh từng làm việc ở liên khu 5 còn giữ một vài con tem liên khu 5 liền đáp máy bay đi miền Trung để mua cho được. Giá bán một con tem liên khu “sống” trong nước hiện nay thường trên 100 USD, còn giá trong catalogue Micheal (Đức) lên cả ngàn USD/con.

Tuy nhiên, cho đến nay chưa có cơ quan chức năng nào đưa ra hình ảnh con tem thật thời đó ra sao cả. Vì thế người ta đã làm ra tem giả để bán với giá khoảng 70.000 đồng/con.

Thời gian gần đây, tem dị bản (những con tem thiếu chữ, thiếu màu hoặc đục răng sai lỗi do nhà in...) xuất hiện khá nhiều trên thị trường. Nhiều người sưu tập rất cảnh giác, trước khi mua quan sát thật kỹ bằng kính lúp (dùng kính hiển vi thì tốt hơn).

Nếu thấy sớ giấy bị sờn, không phẳng, thì biết là tem giả. Một người sưu tập lâu năm lưu ý cũng cần cảnh giác với những bộ tem không răng cưa như bộ Mừng Chính phủ về thủ đô, Cải cách ruộng đất...

Cách đây năm năm đã xuất hiện một số tem không răng cưa dạng này và được chào bán với giá 300USD/con. Nhưng tất cả đều là tem giả được in bằng máy in màu sau này.

Không chỉ những con tem giá cao mới có tem giả mà khá nhiều tem thường cũng bị giả. Ví dụ tem Nguyễn Văn Trỗi (thuộc dòng tem Mặt trận Giải phóng dân tộc miền Nam VN) cũng bị giả dù giá bán chỉ 2.000 đồng/con.

Trước xu hướng sưu tập phát triển mạnh, người ta sưu tập cả những phác thảo tem. Đây là những bản vẽ về một con tem nào đó của các họa sĩ. Bản nào được duyệt thì có chữ ký duyệt và đóng dấu Tổng cục Bưu điện. Bản nào không được duyệt thì họa sĩ giữ lại. Các bản vẽ này còn lại rất ít nên giá khá cao.

Hiện trên trang web của một công ty nổi tiếng giới thiệu vài chục phác thảo tem VN được chào bán với giá 200 - 1.600 USD/bản. Tuy nhiên, theo nhận định riêng, có đến 60% phác thảo trên trang web này là đồ giả.

Muốn biết thế nào là phác thảo thật (theo kinh nghiệm riêng của một người chơi tem lâu năm), cho bản vẽ vào nước 5-10 phút, sau đó dùng tay xoa nhẹ lên bản vẽ, nếu mực nhòe ra thì đó là phác thảo giả được vẽ gần đây.

Tem giả, phác thảo giả đang là vấn nạn mà người chơi tem nếu lỡ bị thì... ráng chịu, bởi hiện chưa có điều luật nào xử lý vấn đề này. Vì thế, người chơi chỉ có nước cảnh giác, cân nhắc kỹ trước khi mua một vật sưu tầm mình ưa thích. Và điều này đã làm cho thú sưu tập tem mất đi một chút tao nhã.

PHI LONG - TRẦN NHẬT VY

hiepsitinhyeuvadaukho
08-05-2009, 10:54
một con tem mà người ta luôn nhắc đến, truyền tụng hết thế hệ chơi tem này qua thế hệ chơi tem khác hơn một thế kỷ nay vẫn chưa dứt. Cuộc đời trầm luân của “nàng” khiến không ít người cảm động và cũng thêm thắt cho nó nhiều tình tiết đầy mầu sắc lãng mạn và thi vị…

“Nữ hoàng Đen” và “Nàng Lọ lem... Đỏ”

Con tem đầu tiên trên thế giới in hình Nữ Hoàng Victoria của nước Anh ra đời năm 1840 mà ai cũng biết vì vai trò lịch sử của nó. Tuy nhiên, còn một con tem nữa, thoạt trông thì lọ lem, xấu xí, bị “cuộc đời quăng quật lên bờ xuống ruộng”, ban đầu chẳng ai biết đến, nhưng rồi một ngày đẹp trời, khi “nàng” từ bãi rác bước ra chói lọi hào quang thì ai một lần trong đời có cơ hội được chiêm ngưỡng đều tự coi như mình đã được hưởng một diễm phúc.

Ban đầu, giá trị của cả 2 con tem trên đều chỉ là tem 1 xu (One Penny). Người Anh gọi con đầu là “One Penny Black” (Một xu đen) và con thứ hai là “One Penny Magenta” (Một xu đỏ) vì 2 nàng đều sinh ra trên đế quốc rộng lớn của họ. “Hắc Công nương” ra đời ở đất kinh thành và luôn được mọi người nhắc đến và tôn vinh như một nữ hoàng. Còn “Hồng Cô nương” xuất hiện 16 năm sau đó tại một thuộc địa xa xôi – Xứ Guiana thuộc Anh - “British Guyana” - bên kia bờ Đại Tây dương ở tận “Tân Thế giới”.

Tuy nhiên, trải qua “nhiều cuộc bể dâu”, đến nay nếu có khoảng 2,8 triệu đồng Việt Nam (Giá chào bán qua mạng), bạn đã có thể được sở hữu một “Nữ Hoàng Đen”. Nhưng dù có 2,8 triệu đô la cũng chưa chắc mua nổi nàng “Lọ lem Đỏ”. “Cô” đã trở thành một báu vật vô giá và đến giờ này vẫn được coi như là duy nhất trên thế giới mặc dù người ta vẫn không ngừng tìm kiếm những anh chị em song sinh của nó.

Nhưng nếu tình cờ bạn có gặp được một con tem “Guyana 1 xu mầu đỏ”, xin chớ vội mừng. Lịch sử bưu chính Guyana đã để lại không chỉ có một mà có ba loại tem cùng có tên là “1 xu đỏ”. Con tem mà chúng ta sẽ nói tới đây phải là con tem “1 xu đỏ” phát hành năm 1856.

Gia đình Bưu chính “Guyana thuộc Anh” thực ra đã làm khai sinh cho 3 loại tem “1 xu đỏ” trong các hoàn cảnh khác nhau. Dịch vụ gửi gói ở đây thực sự đã có từ năm 1796, nhưng tới ngày 1/7/1850, Chính phủ Anh mới cho thiết lập hệ thống bưu chính nội địa ở Guyana. Mọi việc đã bắt đầu, nhưng tem từ chính quốc chưa kịp đưa sang. Chủ sự Bưu điện Georgetown đã đến nhà in báo Royal Gazette để yêu cầu in một số tem không răng. Những con tem này đều được in bằng mực đen nhưng trên các loại giấy có mầu sắc khác nhau để phân biệt các loại giá. Ngoài cùng của các con tem này là một hình bao tròn, trên vành có chữ “British Guyana” và giữa là các con số từ 2 đến 12 xu. Ngày nay giới sưu tầm gọi các con tem này là tem “cotton reel” có nghĩa là tem “cuốn chỉ” vì chúng được in quay tròn bằng máy in báo... Loại này ngày nay cũng cực hiếm.

Sau đó ít lâu, tầu từ London cũng đã cập bến mang theo loạt tem đầu tiên in tại chính quốc. Những con tem này cũng thiết kế rất giản đơn. Dòng chữ La tinh “DAMUS PATIMUS QUE VICISSIM” được đặt ngay ngắn ở phía trên và phía dưới con số giá mặt. Đây là một khẩu hiệu dành cho các thuộc địa có nghĩa là “Chúng ta cho đi và chờ mong sự đáp lại”. Nhưng khốn nỗi công nhân in đâu được học hành nhiều, “chữ tác đánh chữ tộ” nên từ thứ hai trong câu là “PETIMUS” không hiểu sao lại bị in nhầm là “PATIMUS ”. Các con tem này đến nay cũng rất hiếm, còn các loạt sau được chỉnh cho đúng thì giá trị lại ... kém hơn nhiều!

“Những đứa con... ngoài kế hoạch”

Ngày đó, các chuyến đi dài ngày vượt qua đại dương còn đầy bất trắc và rủi ro nên nhiều lúc số lượng tem gửi sang không đủ dùng. Năm 1852, Bưu điện Guyana lại cho in tiếp những con tem đơn giản theo mẫu của chính quốc nên giới chơi tem không ngạc nhiên khi thấy đâu đó trên mạng Internet có tới 4 con “Guyana 1 xu mầu đỏ” kích thước và sắc độ đỏ khác nhau.

Năm 1856, trong một lần tầu từ Anh sang bị đắm, ông Chủ sự Bưu điện Georgetown E.T.E. Dalton lại phải “diễn lại vở cũ”, đến nhà in “Joseph Baum và William Dallas” - nơi in Công báo và tờ báo chính thức của địa phương là tờ Royal Gazette (tin tức Hoàng gia) để nhờ giúp đỡ. Lần đó, ông cho in 3 loại: con 1 xu đỏ dùng cho việc phát hành báo địa phương và 2 con 4 xu (1 xanh, 1 đỏ) dùng cho bưu chính. Mặc dù đã đưa ra yêu cầu chi tiết nhưng không hiểu sao nhà in lại in thêm cả nhãn hiệu riêng của mình là hình một con tầu vào đó. Điều này làm ông Dalton không hài lòng và lệnh cho các “ông ký nhà dây thép” mỗi khi bưu điện bán tem ra phải ký tên lên đó để tránh làm giả.

Loạt tem vừa phát hành thì sau đó kho bị cháy. Người ta đồ rằng mới chỉ có một vài chiếc tem được gửi đi. Nhưng sự việc rồi qua đi, ít ai để ý tới và cũng chẳng buồn đưa vào catalogue...

7 năm sau, năm 1873 - một cậu học sinh 12 tuổi người gốc Ái Nhĩ Lan sống ở Demerara (nay là Georgetown, thủ đô Guyana) tên là Vernon Vaughan chợt bắt gặp được “cô bé lọ lem”. Chuyện xẩy ra thật tình cờ. Trong một lần dọn đồ đạc giúp bà, cậu thấy trong số thư cũ của người bác gửi về có một chiếc tem lạ mầu đỏ. Con tem xấu xí, nhem nhuốc, dấu và chữ ký phủ gần hết mặt tem. Nhưng rồi cậu vẫn gỡ nó ra và còn cẩn thận trang điểm lại bằng cách cắt đều bốn góc cho gọn gàng. Vì vậy chúng ta mới thấy con tem có hình bát giác như hiện nay. Dấu nhật ấn còn rõ “Demerara April 4, 1856”. Dù không có trong catalogue, nhưng khi thấy cậu bé mang đến bán thì một người sưu tập tên là N.R. McKinnon vẫn mua vì số tiền bỏ ra chẳng có gì đáng bận tâm: - 6 shillings! Sau hơn mười năm, năm 1877 - nhà buôn tem Thomas Ridpath đã dám mua con tem đó của ông ta với giá gấp 2400 lần là 120 bảng. Nhưng rồi cũng phải qua tay một vài nhà sưu tập nổi tiếng thì danh của nó mới thực sự nổi lên như cồn. Đầu thế kỷ 20, con tem rơi vào tay Bá tước Philippe von Ferrari - một nhà sưu tập tiền và tem nổi tiếng châu Âu với giá 150 bảng. Năm 1922 bộ sưu tập của Ferrari được mang ra đấu giá. Chất ngọc trong viên đá xù xì lúc này đã lộ ra. Triệu phú Mỹ Arthur Hind ở Utica NewYork mua nó với giá 35.000 USD.

Thế rồi khi ông chồng mất đi, bà quả phụ Hind năm 1939 đã không hề lưu luyến mà sang tay con tem cho một doanh nhân Úc. Trị giá con tem khi đó ước đoán mới khoảng 100.000 USD. Năm 1969 con tem lại được sang tay cho một chủ mới là Irwin Weinberg - một người chuyên kinh doanh tem hiếm ở Pensylvania (Mỹ). Con tem chỉ thực sự ra mắt công chúng là từ sau năm 1970. Lần đó, tại khách sạn Waldorf Astoria ở Manhattan (Mỹ) đã diễn ra một cuộc bán đấu giá về đêm hết sức sôi động và được truyền hình trực tiếp. Giá khởi đầu đưa ra là 100.000 USD. Nhưng khi mọi người còn chưa kịp định thần để theo dõi thì cuộc mua bán đã kết thúc với giá cuối cùng là 280.000 USD. Tất cả mọi việc chỉ diễn ra vỏn vẹn trong vòng 90 giây!. Người thắng cuộc là Weinberg. Ông ta đã say sưa mang chiến thắng của mình đi triển lãm khắp thế giới. Con tem để trong một chiếc cặp, còn chiếc cặp lại luôn... xích vào cổ tay ông Weinberg! Đi đâu ông cũng mang nó kè kè bên mình để mỗi khi rỗi rãi có thể mang ra nâng niu, ngắm nghía.

Mười năm sau, năm 1980, con tem lại một lần nữa đổi chủ và có thể đây là lần cuối. Người đại diện của Weinberg đã bán con tem này với giá 935.000 USD (kể cả bảo hiểm của người mua). Tên tuổi người mua lần này cũng được giữ kín. Sau này người ta mới biết đó là John E. du Pont, cháu đích tôn của E. I. Du Pont - người được coi như đã xây dựng nên cả một “đế quốc về công nghiệp hoá chất”.

Năm 1986, tại triển lãm tem thế giới Ameripex ‘86 ở Chicago (Mỹ), con tem đã được trưng bầy với một đội bảo vệ trang bị đến tận răng đứng canh 24/24. Năm 1996, Dupont can tội dùng súng bắn chết một đô vật Olympic là David Schultz. Mặc dù đã bỏ ra hơn 2 triệu đô la để chạy tội nhưng năm 1997 vẫn bị kết án từ 13 đến 30 năm tù. Bác sỹ tâm thần biện hộ cho ông ta bị bệnh nên được đặc cách giam trong bệnh viện để điều trị. Số phận “nàng lọ lem” tạm khép lại một thời gian.

Nhiều huyền thoại đã được dựng lên quanh con tem này. Có một chuyện ngay những năm 1920 mà sau này người chơi tem cứ nghe rồi truyền tụng nhau kể tiếp đến mức… y như thật. Đó là chuyện khi nghe thấy xuất hiện 1 con tem “Guyana 1 xu đỏ” thứ 2, người đang sở hữu con tem lúc đó là Arthur Hind lập tức phái người tới nặc danh mua rồi huỷ nó đi để con tem của ông ta vẫn là duy nhất. Thế nhưng câu chuyện này lại không hề có căn cứ.

Khoảng 10 năm trở lại đây, một lần nữa lại rộ lên chuyện tìm ra được con tem Guyana đỏ thứ hai. Một ca sỹ opera người Đức tên là Peter Winter đưa ra con tem này với nhiều tình tiết ly kỳ về nguồn gốc của nó. Sau nhiều năm kiểm định, năm 1999 đã có ý kiến cho rằng có thể đây đúng là một con tem “1 xu Đỏ thật”! Tuy nhiên, theo sự thẩm định của các chuyên gia thuộc Hiệp hội Tem chơi Hoàng gia ở London mới đây thì đó vẫn chỉ là con tem 4 xu đỏ được sản xuất đồng thời với 1 xu đỏ và được tô sửa tinh vi mà thôi... Và những huyền thoại quanh nàng “lọ lem đỏ” vẫn chưa kết thúc.
trích hanoi.vnn.vn

hiepsitinhyeuvadaukho
08-05-2009, 10:59
Con tem hiếm hoi lại rơi vào tay người không am hiểu gì về tem
Một trong những con tem Mỹ nổi tiếng nhất và quý giá nhất, tem “Jenny lộn ngược”, được dán vào chiếc phong bì đựng phiếu bầu gửi tới một đơn vị bầu cử trong cuộc bầu cử nghị viện Mỹ. Đó là tin được đưa trên tờ “Maiami gerald”, dẫn theo lời một thành viên ủy ban bầu cử của bang Florida, ông John Rodstrom. Giá tiền ghi trên con tem có hình chiếc máy bay “Kertis Jennmy” này là 24 cen. Con tem này được phát hành ở Mỹ năm 1918 nhân dịp có chuyến bay đưa thư đầu tiên ở Mỹ. Nhưng do sai sót nên hình chiếc máy bay trên tem bị in lộn ngược. Cho tới nay, người ta chỉ còn giữ lại được gần 90 con tem này và các chuyên gia giám định cho biết mỗi con tem có giá trị 200 nghìn đôla.
Chắc hẳn ông cử tri ở miền Nam bang Floriđa khi quyết định bầu cử qua bưu điện đã không tìm ra cách nào tốt hơn là dán lên phong bì cái con tem hiếm hoi ấy cùng vài con tem khác nữa cũng rất có giá trị đối với những người chơi tem. Hình như ông ta không có một chút khái niệm nào về giá trị các con tem. Cũng trên chiếc phong bì ấy còn dán hai con tem thuộc những năm 30 của thế kỷ trước và một con tem thời chiến tranh thế giới lần thứ hai. Theo lời ông Rodstrom nói với các nhà báo, trên phong bì không đề địa chỉ người gửi. Điều đó có nghĩa là người gửi chẳng những không thể nhận lại kho báu của mình mà còn bị coi như không bầu cử: nếu trên phong bì không có địa chỉ người gửi, thì phiếu bầu cử bị coi là không hợp lệ.
“Bây giờ, chiếc phong bì cùng những con tem quý hiếm sẽ thuộc về nhà nước”, - ông Rodstrom nói.
trích nguoidaibieu.com.vn

xihuan
08-05-2009, 11:14
Báo gì cũng được mà anh Dẻ.

Danh sách các bạn nhỏ đoạt giải cuộc thi "Áng tem thư kể chuyện Bác Hồ" đây:


I - GIẢI CÁ NHÂN

Giải Nhất:

1. Đoàn Thị Lan Anh (lớp7B THCS Hải Tân, TP. Hải Dương)
2. Nguyễn Võ Phương Trang (11A3, THPT Núi Thành, Quảng Nam)

Giải Nhì :

1. Trần Thị Thu Hiền (10B, THPT Kim Thành 2, Hải Dương)
2. Trần Thị Như Quỳnh (8A, THCS Đông Cứu, Gia Bình, Bắc Ninh)

Giải Ba :
1. Vũ Ngọc Hà (3B, TH Chu Văn An, Hà Nội)
2. Phạm Nguyễn Hồng Hân (7/7, THCS Nguyễn Huệ, TP. Pleiku, Gia Lai)
3. Nhóm : Trần Vân Anh, Vũ Minh Ngọc, Hồ Hoàng Bảo Quỳ (8/1, THCS Hoa Lư, Q.9, TP. Hồ Chí Minh)
4. Nguyễn Văn Hảo (9/1, THCS Nguyễn Khuyến, huyện Núi Thành, Quảng Nam)
5. Nguyễn Thị Cẩm Tiên (5A TH Phước Ninh A, Dương Minh Châu, Tây Ninh)

Giải Khuyến khích :
1. Phạm Lưu Hoàng Tú ( 6/2 THCS Đông Phú, Quế Sơn, Quảng Nam)
2. Cao Phương Anh (7A1, THCS Trần Phú, TP. Hải Dương)
3. Đỗ Ngọc Lan Phương (7/3, THCS Lê Quý Đôn, TP. Hải Dương)
4. Phạm Hương Quỳnh (9A1, THCS Ngô Gia Tự, TP. Hải Dương)
5. Đỗ Thị Hải Yến (7A, THCS Trần Phú, TP. Hải Dương)
6. Trần Minh Thy (4/3, TH Vĩnh Ninh, TP. Huế)
7. Nguyễn Bỉnh Hiếu Yên (8/3, THCS Nguyễn Tri Phương, TP. Huế)
8. Văn Tuyết Minh (6A, PTDL Đông Đô, Hà Nội)
9. Hoàng Nhật Linh (7A, PTDL Đông Đô, Hà Nội)
10. Nguyễn Thị Kim Oanh (8/5, THCS Nguyễn Văn Cừ, TP. Pleiku, Gia Lai)
11. Lê Thị Tâm (8/5, THCS Nguyễn Văn Cừ, TP. Pleiku, Gia Lai)
12. Nguyễn Thị Huyền Trâm (6/2, THCS Phan Chu Trinh, Diên Khánh, Khánh Hòa)
13. Vũ Thị Khánh Trang (6C, THCS Lê Hồng Phong, TP.Hải Dương)
14. Đào Phạm Ngọc Thái (10A9, THPT Hồng Quang, TP.Hải Dương)
15. Đỗ Trần Đức (4C, TH Tô Hiệu, TP.Hải Dương)
16. Nguyễn Thị Duyên (6A, THCS Đồng Gia, Kim Thành, Hải Dương)
17. Trần Thị Liên (10A6, THPT Phú Thái, Kim Thành, Hải Dương)
18. Phạm Anh Thắng (11/TN2, THPT Hoàng Văn Thụ, TP.Hải Dương)
19. Bùi Thị Thùy Linh (6A, THCS Ngô Gia Tự, TP.Hải Dương)
20. Nguyễn Quý Hiếu (10 chuyên Pháp, THPT Nguyễn Trãi, TP.Hải Dương)


II - GIẢI TẬP THỂ

Giải A :
1. Trường PTDL Đông Đô, quận Tây Hồ, TP. Hà Nội
2. Nhà Thiếu nhi Hải Dương
3. Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q.Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng
4. Trường THCS Phạm Hồng Thái, TP. Pleiku, Gia Lai
5. Trường THCS Lê Hồng Phong, Mũi Né, TP.Phan Thiết, Bình Thuận.
6. Trường THPT Phan Châu Trinh, TP. Đà Nẵng

Giải B :
1. Trường THCS Trưng Nhị, quận Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội
2. Hội đồng Đội tỉnh Bến Tre
3. Trường THCS Hàm Nghi, Cư Ebar, Buôn Mê Thuật, Đăk Lăk
4. Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng, Pleiku, Gia Lai
5. Trường THCS Nguyễn Huệ, Hải Châu,TP. Đà Nẵng
6. Trường THCS Lý Phong, Q.5, TP. Hồ Chí Minh
7. Trường THCS Thống Nhất, TX. Tân An, Long An
8. Trường THCS Tô Hiến Thành, Ninh Sim, Ninh Hòa, Khánh Hòa
9. Trường THCS Đông Phú, Quế Sơn, Quảng Nam.
10. Trường THCS Nguyễn Trãi, Q.Thanh Khê, Đà Nẵng
11. Trường THCS An Lâm, thị trấn Nam Sách, Hải Dương
12. Trường THCS Vân Hồ, quận Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội.

Giải đồng hạng :
1. Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Phan Rang, Ninh Thuận.
2. Trường Đoàn Thị Điểm, TP. Cần Thơ
3. Trường THCS Mạc Đĩnh Chi, TX. Hòa Thành, Tây Ninh
4. Trường THCS Phan Chu Trinh, Diên Khánh, Khánh Hòa
5. Trường THCS Hai Bà Trưng, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội
6. Câu lạc bộ Tem xã Thủy Biền, 9/3 Kiệt 588 Bùi Thị Xuân, TP.Huế
7. Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Phan Rang, Ninh Thuận.
8. Trường THCS Ngô Gia Tự, TP. Hải Dương.
9. Trường THCS Lê Hồng Phong ,TP. Hải Dương
10. Trường Tiểu học Trần Quốc Toản, TP.Pleiku, Gia Lai.


Theo báo Thiếu niên tiền phong - http://www.tntp.org.vn/CuocThi/TinTuc.aspx?cID=13&ContentId=9033

Đừng chê báo này nha, trong đó có mục "Câu lạc bộ tem" chuyên cung cấp những thông tin mới nhất đó. :D

xihuan
08-05-2009, 11:36
Bài báo về cu Thức cho vào đây luôn :D

http://www.tntp.org.vn/Detail.aspx?ContentID=7745

40656

Tranh thủ học hỏi thêm kinh nghiệm sưu tầm tem từ sư phụ Tuấn Anh.

hat_de
08-05-2009, 11:45
Báo gì cũng được mà anh Dẻ.

Theo báo Thiếu niên tiền phong - http://www.tntp.org.vn/CuocThi/TinTuc.aspx?cID=13&ContentId=9033

Đừng chê báo này nha, trong đó có mục "Câu lạc bộ tem" chuyên cung cấp những thông tin mới nhất đó. :D

anh bít chứ ! ko phải anh hôgn thích báo mạng ... mà anh hông thích ... làm việc đơn giản ... tụi em phụ trách báo mạng đi, anh săn báo in cơ ;))

40657

xihuan
08-05-2009, 11:58
Hình như tin này anh Dẻ đã đăng đâu đó rùi. Thui kệ cho vào đây luôn :)



Những người sưu tầm sách báo và tem về Bác Hồ

Bằng tất cả tấm lòng của mình, những thế hệ người Việt Nam luôn có nhiều cách thể hiện tình yêu và sự tôn kính đối với Bác Hồ. Có người thể hiện tấm lòng với Bác qua tác phẩm văn học, người thể hiện qua các công trình nghiên cứu. Còn tại An Giang, ông Năm Truyện và ông Hai Tem đã thể hiện tình yêu và sự tôn kính đối với Bác bằng cách sưu tầm và lưu giữ những tư liệu về Người qua sách báo và tem.

"Ông Hai Tem" - đố các bạn biết là ai nè :D

40658
Ông Năm Truyện đang xem lại bộ sưu tập là những trang báo viết về Bác Hồ


40659
Ông Hai Tem và bộ sưu tập tem độc đáo về Bác


Xem thêm bài viết tại đây: http://www.baoanhdatmui.vn/vcms/html/news_detail.php?nid=4718

hat_de
08-05-2009, 12:08
Hình như tin này anh Dẻ đã đăng đâu đó rùi. Thui kệ cho vào đây luôn :)

ko sao ... gom vô đây cũng được

tiếp tục về báo viết ... mời bà con liếc qua bà vìa Giáo sư Ngô Gia Hy nhà sưu tầm lão thành của Tp HCM

40660

xihuan
08-05-2009, 12:23
Những ai sưu tập tem hoạt hình thì không nên bỏ qua thông tin này.


Phát hành tem The Simpsons (TT&VH)

Các nhân vật của bộ phim hoạt hình The Simpsons sẽ xuất hiện trên một bộ tem mà Cục Bưu chính Mỹ phát hành trong năm nay.

40673

Những con tem có giá 44 cent này do Matt Groening, tác giả kiêm nhà điều hành sản xuất của The Simpsons, thiết kế. Bộ tem mang hình ảnh các nhân vật Homer, Marge, Bart, Lisa và Maggie Simpson. Hình ảnh bộ tem này sẽ xuất hiện trên website của Cục Bưu chính Mỹ vào ngày 9/4 tới.

The Simpsons là serie phim “trụ” lâu nhất trong “giờ vàng” trên truyền hình Mỹ khi năm nay đã bước vào mùa chiếu thứ 20.

Bảo Nguyên

Nguồn: http://www.thethaovanhoa.vn/176N20090402090546998T133/phat-hanh-tem-the-simpsons.htm

xihuan
08-05-2009, 12:35
Các bạn có muốn tự tạo cho mình một con tem riêng không? Bài viết hướng dẫn được đăng trên báo echip.

Big Lessons Your Stamp: Tự tạo một con tem

40680

e-CHÍP đã từng giới thiệu cách tạo con tem bằng Photoshop và Paint Shop Pro. Song có một cách dễ dàng hơn, nhanh hơn, đó là sử dụng phần mềm Your Stamp (YS). Bạn tải bản đầy đủ của YS tại www.mediafire.com/?ehkmohkz9gx (1,88MB).

Giao diện phần mềm khá đơn giản. Ở trang đầu, bạn nhấn vào nút Choose Your Picture để lựa chọn hình muốn đưa vào con tem, sau đó bấm Next. Trang tiếp theo có 2 tùy chọn là Stamp with Bleed Picture (để tạo con tem không có viền) và Stamp with White Picture (để tạo con tem có viền trắng). Bấm Next để chuyển sang bước ba, một khung trắng với dòng chữ “TYPE YOUR CAPTION” xuất hiện để nhập tiêu đề cho tem. Bạn có thể chỉnh phông chữ với tùy chọn Choose Caption Font, màu chữ với tùy chọn Choose Caption Color và hiệu chỉnh cỡ chữ bằng thanh trượt Type Side. Khi đã thiết đặt xong, bạn bấm nút Your Stamp ở góc phải phía dưới giao diện để lưu con tem lại. Điểm hạn chế của chương trình này là nó không hỗ trợ Unicode, nên bạn hãy xóa dòng chữ “TYPE YOUR CAPTION”, lưu con tem lại rồi thêm tiêu đề cho con tem bằng một chương trình biên tập đồ họa khác, chẳng hạn MS Paint.
NGUYỄN QUANG TIẾN (Hà Nội)

Nguồn: http://www.echip.com.vn/echiproot/html/2008/376tt/pmm.html

hat_de
08-05-2009, 16:16
Các bạn có muốn tự tạo cho mình một con tem riêng không? Bài viết hướng dẫn được đăng trên báo echip.


ngày xưa báo viết có cái này ngộ ghê :D

40742

40743

xihuan
08-05-2009, 16:41
Trang web: ictnews.vn có đăng bài "Tăng cường quản lý và tiêu thụ tem thư".

Trong đó có đoạn viết:

"...Ngày 30/8/2005, Bộ Bưu chính Viễn thông (nay là Bộ TT&TT) đã cho phát hành bộ tem phổ thông "Cộng đồng các dân tộc Việt Nam", bộ tem gồm có 54 con tem, giá mặt mỗi con là 800 đồng, được in trên cùng một tờ tem. Đây là bộ tem phổ thông có qui mô đồ sộ nhất, nhiều mẫu nhất trong lịch sử tem Bưu chính cách mạng Việt Nam, 54 mẫu thể hiện hình ảnh đặc trưng của 54 dân tộc sinh sống trên đất nước ta. Bộ tem có ý nghĩa văn hóa, xã hội sâu sắc, thể hiện sức mạnh đại đoàn kết của các dân tộc Việt Nam. Hiện nay bộ tem này đang bị tồn đọng một số lượng khá lớn.

40744

Cùng với chỉ đạo về tăng cường tiêu thụ tem bưu chính nói chung, VNPost đã yêu cầu các bưu điện tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch chi tiết, ưu tiên tiêu thụ bộ tem này. Biện pháp thực hiện là nâng cao nhận thức cho các giao dịch viên để chủ động giới thiệu, vận động khách hàng sử dụng bộ tem vào các dịch vụ bưu chính và chơi tem…"


Đọc thông tin đầy đủ tại đây: http://www.ictnews.vn/Home/buu-chinh/Tang-cuong-quan-ly-va-tieu-thu-tem-thu/2008/11/2SVMC7613730/View.htm

hiepsitinhyeuvadaukho
08-05-2009, 20:04
NGƯỜI LÀM RA KỶ LỤC
Giáo sư Ngô Gia Hy - Trọn đời say mê sưu tập tem (21/03/2007)
Giáo sư Ngô Gia Hy đã có quãng thời gian sưu tập tem trên 50 năm. Ông tập trung sưu tập khoảng giữa những năm 1950, lúc đầu không có người chỉ dẫn nên gặp con tem nào ông cũng mua, tham vọng quá (!), vì muốn có đủ mọi con tem của thế giới, nhất là tem nước Pháp.

Tiền bạc, của cải chẳng là gì cả. Chỉ có kiến thức mới là hạnh phúc tối thượng của đời người” (Leornardro de Vinci).
40768


Sau này, Giáo sư chỉ chuyên về những đề tài như: lịch sử giải phóng nước Pháp, chiến tranh thế giới thứ 2… những đề tài có thể tập trung thành đề mục. Theo Giáo sư, có người chỉ chuyên sưu tập một loại tem theo đề tài nhất định như những con tem về ngựa, còn chơi những con tem về chim, cò, hoa… thì đây là những đề mục có số lượng tem vô cùng phong phú!
Là nhà sưu tập giàu kinh nghiệm, Giáo sư tường tận giải thích, chơi tem có những cái lợi sau, mình không cần phải đi vẫn biết được các nơi trên thế giới. Hơn nữa, tem phản ánh đủ mọi góc cạnh của cuộc sống như khoa học, âm nhạc, con người... Con đường sưu tập tem còn mở ra cho người chơi tem nhiều kiến thức có thể nói là vô cùng, chẳng hạn chỉ một đề tài về các kỳ quan văn hóa thế giới, người chơi đã phải tìm đọc nhiều cuốn sách ghi nhận về các kỳ quan nổi tiếng này.

Mỗi con tem, một chân trời kiến thức

Giáo sư - Thạc sĩ Y Khoa Ngô Gia Hy không chỉ là người thầy, một vị bác sĩ giỏi, tận tụy trong lĩnh vực chuyên môn mà ông còn là người có niềm say mê rất lớn với những con tem nho nhỏ xuất xứ từ nhiều quốc gia trên thế giới.

Ngay từ thời thơ bé, những con tem này đã tạo một ấn tượng sâu đậm trong lòng ông. Đối với ông, con tem tuy rất nhỏ bé nhưng đều hứa hẹn mở ra cho ông một chân trời mới, vì nó mang trong mình một lượng kiến thức vô cùng. Từ những con tem này, người chơi tem có thể hình dung phần nào về đất nước, con người, văn hóa và lịch sử ở những nơi rất xa trên trái đất.

Và người sưu tập tem công phu không chỉ bằng lòng về những hình vẽ trên con tem, mà chúng buộc người sưu tầm phải lần dở lại từng trang sách, trang báo nói về hình ảnh mà con tem đã gợi ra. Chẳng hạn một con tem về Cách mạng Pháp, muốn hiểu rõ hơn cuộc cách mạng này - cuộc cách mạng đánh dấu một biến chuyển lớn trong lịch sử nhân loại - người sưu tập phải vào thư viện “lục lọi” các nguồn sách báo, tư liệu liên quan đến Cách mạng năm 1789 tại Pháp.

Cuộc sống luôn vận động và thay đổi không ngừng, chính vì vậy buộc người có niềm say mê sưu tập tem cũng phải cập nhật những hiểu biết phong phú đã và đang diễn ra trong mọi mặt của cuộc sống. Mỗi con tem khơi gợi trong họ sự khát khao tìm hiểu những kiến thức mới, tuy nhiên muốn hiểu biết đến ngọn ngành phải tự trang bị cho mình một ý chí, quyết tâm và sự kiên trì rất lớn. Bởi kiến thức chứa đựng trong mỗi con tem không giới hạn trong một nước mà còn vươn ra nhiều quốc gia trên thế giới, thông qua việc trao đổi giữa những người sưu tập của các quốc gia.

Đối với Giáo sư Ngô Gia Hy, mỗi con tem như một hướng dẫn viên đưa người sưu tập bước vào cuộc hành trình mà chỉ có lòng đam mê tìm hiểu và khám phá mới có thể tìm thấy những điều mới lạ. Sự say mê này không dành riêng cho một ai. Dường như bất kỳ ai mang trong mình một niềm đam mê bất tận về những điều mới lạ, không ngừng học hỏi về lịch sử, về văn hóa… đều tìm thấy một lực hút không sao cưỡng nổi từ những con tem nhỏ bé mà chứa đựng khối kiến thức khổng lồ.

Chơi tem là niềm hạnh phúc

Với một người có thời gian sưu tập tem trên 50 năm như Giáo sư Ngô Gia Hy thì niềm say mê đó là không cùng. Sự yêu thích được bắt nguồn từ thời ông còn niên thiếu. Lần đầu tiên được xem những con tem dán trên bì thư trong và ngoài nước gởi về cho gia đình, trong tâm hồn chàng trai mới lớn đã có những cảm xúc lạ lẫm và thích thú, trở thành niềm say mê trong anh.

Theo năm tháng, tình yêu với những con tem không hề mờ phai mà như có sự bén rễ, nảy nở, biến thành niềm háo hức, say sưa tìm tòi và học hỏi. Từ đây, tủ sách của chàng trai Ngô Gia Hy được bổ sung ngày càng phong phú. Ngoài những cuốn sách, tập vở của một học sinh chuyên cần có thêm nhiều sách nói về tem. Do lúc đầu không có người hướng dẫn nên bộ sưu tập tem của chàng sinh viên trường Y không theo một chủ đề nào, gặp con tem nào cậu cũng mua, cũng sưu tầm.

Sau một thời gian rút kinh nghiệm từ chính bản thân, anh thanh niên Ngô Gia Hy nhận thấy không thể đặt quá nhiều tham vọng trong sưu tập tem, nhất là khi được đọc những ấn phẩm về chơi tem, anh nhận ra rằng phải chọn lọc, định ra từng đề tài riêng biệt mà mình yêu thích. Có người thích hoa, có người chỉ chuyên sưu tập về ngựa nhưng có người lại tìm đến những con tem về thư pháp. Mỗi người có một tâm tính thì dành cho mình một niềm say mê riêng.

Lòng yêu con tem, từ chỗ ham thích về những hình ảnh trên những mảnh giấy nhỏ nhỏ xinh xinh đã được hệ thống thành từng chủ đề, và được đặt trang trọng trong những cuốn album làm riêng cho người sưu tập tem. Vì chỉ cần một sự trầy xước, làm rách mép răng cưa là một con tem quý hiếm sẽ không còn giá trị. Nhìn giáo sư cầm những con tem một cách nâng niu, trân trọng khiến người đối diện liên tưởng ngay đến câu nói vô cùng chí lý của cha ông thuở trước: “Nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa” (!).

Ngoài nghề nghiệp mà mỗi người theo đuổi, con đường đi đến một niềm say mê riêng biệt nhiều khi chỉ là sự tự phát, nhưng với một số người niềm say mê này đi theo đến trọn cuộc đời. Nhà giáo ưu tú - Giáo sư - Thạc sỹ Y Khoa Ngô Gia Hy đúng là như vậy. Ông không nói nhiều về cuộc đời sưu tập của mình. Ông cũng không tham gia các cuộc thi trong các hội thi về tem mà chỉ tham dự, trưng bày, theo từng đề tài mà ông tâm đắc.

Kể về những con tem mà ông sưu tập, giọng ông vẫn còn nguyên vẹn niềm say mê thuở nào. Giáo sư dường như quên đi tuổi tác khi nhớ ngày đầu tiên cầm trên tay một con tem nhỏ bé mà chứa đựng một sự hấp dẫn đến lạ kỳ. Nhìn vào tủ sưu tập tem của ông, chúng ta thấy có đến trên 180 quyển được phân chia theo từng đề tài chặt chẽ như chủ đề về cây tre, thuyền buồm, chiến tranh thế giới thứ 2, cách mạng Pháp, các kỳ quan văn hóa của Châu Á và thế giới, tem Đông Dương, tem Việt Nam…

Vì vậy, nhiều người trong giới sưu tầm tem ở thành phố Hồ Chí Minh đến hôm nay vẫn cho rằng, Giáo sư Ngô Gia Hy là một trong những người có tâm huyết về sưu tập tem lâu năm nhất, và cũng là một trong những người có nhiều sách báo, tài liệu liên quan đến sưu tập tem của nước ngoài nhiều nhất. Với cương vị cố vấn Hội Tem TP. Hồ Chí Minh, Giáo sư luôn ủng hộ nhiệt tình việc bồi dưỡng, hướng dẫn những người mới bước vào con đường sưu tập tem, nhất là các cháu thiếu nhi.

Trong cuộc triển lãm gần nhất (10-14/8/2004), Giáo sư đã tham dự trưng bày về hai chủ đề: Cách mạng Pháp 1789 và Di sản văn hóa Châu Á, tham gia vào việc phát triển phong trào sưu tập tem tại TP. Hồ Chí Minh và Việt Nam. Ngoài ra, ông còn chia sẻ thú chơi tem với những người bạn trong nước và quốc tế. Giáo sư Ngô Gia Hy thường trao đổi về tem với những người bạn Pháp, đặc biệt là ông Nguyễn Văn Hùng, năm nay đã ngoài 70 tuổi đang sinh sống ở Pháp.

Bên cạnh niềm yêu thích chơi và sưu tập tem, Giáo sư - bác sĩ Ngô Gia Hy có rất nhiều cống hiến cho y học. Ngày 22-9-2004, Giáo sư Ngô Gia Hy vinh dự nhận giải thưởng Khoa học Tôn Thất Tùng về những cống hiến của ông trong phẫu thuật, trong việc xây dựng ngành niệu khoa ở Việt Nam. Đây là sự tặng thưởng cho những cống hiến của Giáo sư trong lĩnh vực y khoa qua chiều dài gần nửa thế kỷ hoạt động vì sức khỏe cộng đồng, nhất là chăm lo cứu chữa người nghèo. Giáo sư Ngô Gia Hy là tấm gương sáng mẫu mực với các thế hệ thầy thuốc và lòng nhiệt huyết của một y sư tận tụy với nghề, với khoa học, nay được truyền đến từng môn sinh của ông.

Trong tình yêu của ông với con người, với đời sống có tình yêu dành cho những con tem nhỏ bé xinh xinh. Từ những con tem này cũng đem lại cho ông sự thư thái và cả niềm sảng khoái diệu kỳ khi phát hiện ra thêm điều mới lạ. Giáo sư cũng ấp ủ ước mơ Việt Nam hàng năm xuất bản những tập sách chuyên viết về tem như nước Pháp. Vì từ đây, người sưu tập tem hiểu rõ hơn xuất xứ, ý nghĩa của con tem và hình ảnh mà con tem đem đến cho mọi người luôn ẩn chứa những thông điệp về con người, thiên nhiên, lịch sử và văn hóa. Một tình yêu bất tận dành cho kho tri thức của loài người!
nguồn tại đây :http://www.kyluc.com.vn/web/?view=detail&menu=8&id=8

hiepsitinhyeuvadaukho
08-05-2009, 20:10
Con tem in lỗi trị giá... 428 triệu

13/08/2008 06:25:00
[Kênh14] - Chả hiếm mà giá của nó lên tới 25,500$ (tức là khoảng 428 triệu VNĐ). Cái gì khiến cho nó trở nên đắt giá như vậy?
Keke (tổng hợp)
40769


Chính là đặc điểm quen thuộc tạo nên những con tem giá trị: tem lỗi.

Hôm thứ Hai tuần trước, thành phố Melbourne (Australia) vừa được phen bàn tán xôn xao về 1 con tem in lỗi. Nhờ cái lỗi hiếm có khó tìm này mà con tem gây "sốt" đặc biệt. Phiên đấu giá con tem "độc" đã kết thúc với 29,000 đô la Australia (cỡ 25,500 $, ặc ặc) được trả cho việc sở hữu nó.

Con tem trị giá 10 shilling năm 1913 với hình 1 chú kanguru nổi bật trên nền hình bản đồ nước Úc đã mắc 1 lỗi in. Lỗi hình vệt khung bên trái con tem, các bạn để ý nhìn là thấy ngay.


Một nhà sưu tập tem giấu tên từ Melbourne đã trở thành người trả giá cao nhất, người phát ngôn của ban tổ chức phiên đấu giá - ông Kempas Leonie - cho biết.

Tuy nhiên, nếu giá của con tem in lỗi này đã làm teen nhà mình hơi hơi choáng thì bạn nên tỉnh lại ngay để update thêm thông tin về những con tem đắt giá nè:
40770

Block 4 con tem huyền thoại - Jenny in ngược
Vào tháng 10 năm 2005, block 4 con tem huyền thoại - Jenny in ngược (Inverted Jenny hay Jenny Invert) được phát hành năm 1918 đã được một nhà sưu tập tem mua với giá... 2,970,000 $ (gần 3 triệu đô la, tức là gần... 51 tỉ VNĐ ). Con tem này in hình 1 máy bay 2 tầng cánh nhưng (rất may) là hình máy bay trên tem đã bị in lật ngược lại.
40771


Con tem Z Grill 1 cent của Mỹ

Nhưng vào năm 2006, thế giới lại 1 phen "choáng váng" vì vụ trao đổi lịch sử. Con tem Jenny in ngược đã "bị" đánh đổi để chủ nhân của nó có cơ hội được sở hữu con tem Z Grill 1 cent của Mỹ. Hiện tại, thế giới chỉ biết đến 2 con tem Z Grill lừng danh này. Một con thuộc thư viện New York, và một con được công ty Mystic được trao đổi với một nhà sưu tầm tư nhân tên Gross để lấy block 4 con tem Jenny Invert (trong vụ trao đổi năm 2006 vừa nói ở trên đó).

2 đối tượng chính trong vụ trao đổi tem lịch sử năm 2006
(giá trị ghi bên dưới ước tính vào thời điểm năm 2006)
40772
trích tại đây:http://kenh14.vn/c44/t11/2008081207454578/con-tem-in-loi-tri-gia-428-trieu.chn

hiepsitinhyeuvadaukho
08-05-2009, 20:13
Hồng Hạnh lên tem Nhật Bản
07:18' 30/10/2006 (GMT+7)
Thực sự, đây chỉ là một câu chuyện nhỏ như con tem. Nhưng sẽ là không nhỏ nếu chúng ta tiếp cận vấn đề từ một góc khác - giao lưu văn hoá.
40773


Tem Hồng Hạnh được một người Nhật sử dụng để gởi thư

Một người bạn vừa gởi cho chúng tôi tấm frame stamp, không kèm theo bất kỳ bình luận hay thông tin nào khác. Có thể bạn muốn thử phản ứng. Cũng có thể bạn không muốn can thiệp vào công việc của báo chí vì cho rằng mình "ngoại đạo". Dù sao cũng rất cảm ơn bạn đã cung cấp cho chúng tôi thông tin độc quyền thú vị này.

Tấm frame stamp gồm 10 con tem Nhật Bản với thiết kế cực teen, giá bán ¥80 (khoảng 10800 đồng) mỗi con sẽ không có gì đáng nói nếu như hình ảnh in trên tem không phải là ca sĩ Hồng Hạnh. Làm thế nào mà một ca sĩ Việt Nam lại có thể xuất hiện trên tem của Nhật nhỉ? Tìm đến Hồng Hạnh, chúng tôi được nghe câu chuyện về thương gia Toshio Doi, người thành Funebeshi, tỉnh Chiba, người có cơ hội sang Việt Nam làm ăn nhiều lần, có điều kiện tiếp xúc với văn hóa Việt Nam. Trong một lần tình cờ ông nghe Hồng Hạnh hát Diễm Xưa (ca khúc của Trịnh Công Sơn, rất nổi tiếng tại Nhật) và Sayonara (Ca khúc của Yumi Matsui - tựa tiếng Việt là "Người yêu dấu ơi"), ông quyết tìm gặp cho bằng được Hồng Hạnh để làm quen, tìm hiểu thêm về cô cũng như về nhạc sĩ Nguyễn Hữu Thiết (thân sinh của Hồng Hạnh).

Quanh câu chuyện Toshio Doi tỏ ý xin vài album, hình ảnh của Hồng Hạnh. Chị cũng trân trọng gởi tặng ông như một món quà hữu nghị Việt - Nhật. Tuy nhiên, vì tại thời điểm đó chị chưa chụp ảnh mới nên hẹn sẽ gởi tặng ảnh cho ông sau khi đã có series ảnh mới hơn.

Một sáng đẹp trời tại Vườn thượng uyển (Lầu 5, khách sạn Rex), nhiếp ảnh gia Phạm Hùng Phi (cũng là một người bạn của Hồng Hạnh) được mời đến chụp ảnh chị. Buổi chụp ảnh có cả Toshio Doi và một số bạn bè của ông. Chiếc kẹp tóc kết hoa mà bạn thấy trên con tem chính là món quà nho nhỏ mà một người bạn Nhật đã tặng Hồng Hạnh ngay sáng ấy.

Series ảnh Hồng Hạnh sau đó được chuyển cho Toshio Doi và nhận được lời khen rằng đó là những hình ảnh rất thân thiện, dễ thương của một người phụ nữ, một ca sĩ Việt.
40774


Hồng Hạnh với món quà bất ngờ
Chuyện bất ngờ đến với Hồng Hạnh khi chị nhận được một phong bì từ Toshio với lời nhắn: "Tôi xin gởi tặng chị món quà tinh thần này. Hy vọng nó sẽ mang đến cho chị ít nhiều niềm vui". Trên phong bì dán chính con tem Hồng Hạnh. Chị nói: "Khi thấy ảnh của mình trên tem, sờ sờ trên phong bì, tôi thật bất ngờ, không tin được là hình ảnh của mình lại được in tem. Có thể, con tem chỉ là chuyện nhỏ - nhỏ như một con tem. Nhưng chính từ con tem đó, tôi thấy mình được trân trọng. Với tôi, đây là một quà tặng quý giá và vinh dự"

Phía sau mỗi tấm ảnh là một nhiếp ảnh gia. Chúng tôi lại tìm đến anh Hùng Phi để lắng nghe anh nói về câu chuyện "nhỏ như con tem". Anh cho biết: "Khi Hồng Hạnh gọi tôi, bảo: 'Anh đến gặp em, có cái này vui lắm!', tôi không biết có cái gì lại khiến Hạnh vui đến mức niềm vui tràn qua cả điện thoại như vậy. Đến khi Hạnh cho tôi xem mấy con tem, tôi cũng thực sự bất ngờ. Với một nhiếp ảnh gia, được chụp ảnh cho một người phụ nữ như Hạnh đã là niềm vui. Hạnh và tôi là bạn bè nên ngoài chuyện tình cảm bạn bè, tôi vẫn luôn cố gắng chụp cho Hạnh những bức ảnh thể hiện được nét riêng của cô."

Hỏi: Khi biết ảnh mình chụp được sử dụng làm tem, cảm giác của anh là gì?

Nhiếp ảnh gia Hùng Phi: Vui chứ! Tấm ảnh chỉ là tấm ảnh. Nhưng tấm ảnh trên con tem sẽ giúp đưa hình ảnh Việt Nam, những nghệ sĩ Việt Nam đi khắp thế giới, lưu lại trong bộ sưu tập của các nhà sưu tập tem... Tôi thiết nghĩ, đây là một vấn đề rất đáng để chúng ta lưu tâm dù nó có vẻ như chỉ là chuyện nhỏ.

----- o0o -----

Vâng, câu chuyện nhỏ như con tem sẽ là chuyện lớn nếu chúng ta nhớ lại rằng ta đã từng tốn rất nhiều chi phí để xây dựng và quảng bá hình ảnh một Việt Nam thân thiện, mến khách, đang phát triển, năng động... với bạn bè thế giới. Một con tem nho nhỏ hoàn toàn có thể góp sức vào việc quảng bá hình ảnh ấy nhưng đã bị bỏ quên. Nếu xét rằng việc đưa hình ảnh nghệ sĩ lên tem là chuyện giúp quảng bá tên tuổi nghệ sĩ thì ở tầm vĩ mô, điều ấy hoàn toàn nên làm. Ở tầm vi mô, chúng ta hoàn toàn có thể đàm phán với nghệ sĩ để làm được điều đó. Còn với các nhiếp ảnh gia? Như khẳng định của nhiếp ảnh gia Hùng Phi: "Với mục đích tốt đẹp là đưa hình ảnh, văn hoá, nghệ sĩ Việt Nam ra thế giới một cách trân trọng như thế, tôi cho rằng chuyện bản quyền tác phẩm chỉ còn là chuyện nhỏ - nhỏ như con tem."

Cách đây không lâu, một số bạn bè Nhật Bản, là người thân, bạn bè của các ca sĩ Nhật đã và đang học tập với ca sĩ Ngọc Sơn đã sang Việt Nam, trao tặng cho anh 30 lá cờ Nhật Bản và xin anh 30 lá cờ Việt Nam để treo trong nhà, trong cơ quan với một tình cảm trân trọng, với tình đoàn kết, thân ái. Đó là lý do vì sao Ngọc Sơn đã cho sơn tường phòng ngủ của mình với 2 lá cờ: Việt và Nhật, nằm giữa 2 con rồng cuốn. Trên xe của anh cũng vẽ cờ Việt - Nhật. Nếu quan tâm đến internet, chúng ta sẽ biết rằng Yahoo! đã cho phép mọi người trên khắp thế giới có quyền upload ảnh của mình lên Yahoo! để ảnh được làm thành tem (Tem Hoa Kỳ), có giá trị sử dụng như mọi con tem khác của Hoa Kỳ, chúng ta sẽ không xem đây chỉ là chuyện nhỏ.

Vấn đề còn lại là, bao giờ hình ảnh các nghệ sĩ Việt Nam có thể sánh vai với nghệ sĩ các nước trên những con tem thiết kế đẹp, trang trọng như Hồng Hạnh đã có?

LÊ HOÀNG
trích tại:http://giaidieuxanh.com.vn/nhacviet/2006/10/627896/

hiepsitinhyeuvadaukho
08-05-2009, 20:17
Những con tem nghìn đô
“Một con tem thật tại VN có giá đến vài trăm đô, có lần nó được mua hơn 1.000 USD trong một phiên đấu giá trực tuyến trên eBay” - một nhà sưu tập tem có tiếng tại TP.HCM nói khi đề cập đến tem Liên khu V (LKV).
Tại VN, nhiều người vẫn cho rằng bộ tem Mạc Thị Bưởi (gồm bốn mẫu) phát hành vào năm 1956 là bộ tem đắt nhất VN, với giá dao động khoảng 400 USD. Tuy nhiên, theo những nhà sưu tập có chơi tem LKV, tem LKV mới là loại tem

40775
Tem LKV được nhiều người cho là thật

có giá trị và đắt nhất. Nó luôn là tâm điểm chú ý và săn lùng của những nhà sưu tập tem tại VN và cả những nhà sưu tập nước ngoài sưu tập tem VN.

Quý và hiếm

Trong giới sưu tập tem tại VN cũng như trên thế giới, giá trị của một con tem được đánh giá dựa vào hai yếu tố chính là quý và hiếm. Yếu tố quý là căn cứ vào thời gian tem phát hành. Yếu tố hiếm dựa vào số lượng, quy mô phát hành và thời gian tồn tại của tem đó. Theo nhiều nhà sưu tập tem, tem LKV có giá cao vì kết hợp cả hai yếu tố quý và hiếm, nhưng yếu tố hiếm là quyết định. Vì ngay cả bộ tem đầu tiên của VN phát hành vào năm 1946 (gồm bốn mẫu) hiện nay cũng chỉ có giá vài trăm nghìn đồng, còn tem LKV phát hành sau đó đến gần 10 năm.

Một số cựu chiến binh từng tham gia chiến đấu ở LKV mà chúng tôi gặp ở Hoài Nhơn, Bình Định (nơi đây ngày xưa là “thủ đô” của LKV) cho biết hình vẽ trong tem thường là Chủ tịch Hồ Chí Minh, chiến sĩ, nông dân trên đồng ruộng… Do kỹ thuật in thô sơ và đơn giản nên tem nhìn rất thô, giấy thường dày, in một màu. Điều đó trùng khớp với mô tả trong danh mục tem bưu chính nước VN dân chủ cộng hòa (1945-1975) do Hội Tem VN phát hành năm 1991. Đây là catalogue duy nhất tại VN đề cập loại tem này. Nhưng kể cả trong cuốn sách này, phần viết về tem LKV cũng khá mơ hồ và cũng không thể xác định chính xác có bao nhiêu mẫu tem, số lượng phát hành. Chỉ có duy nhất câu khẳng định “tất cả đều không có răng cưa và không có hồ (chất dính sau mặt tem để tiện khi dán vào bì thư - PV)”.

Nhà sưu tập tem Phùng Thắng Bình cho biết các nhà sưu tập tem tại VN và những người nước ngoài sưu tập tem VN đều muốn sở hữu một con tem LKV. Vì chất liệu giấy rất kém nên rất hiếm có con tem nào hoàn hảo (phẳng, lề rộng, màu sắc tươi sáng…) nhưng cầu đã vượt cung khá xa do số lượng tem hiện còn rất ít và hãn hữu lắm mới thấy xuất hiện một con trên thị trường. “Ngay tại TP.HCM, số nhà sưu tập có loại tem này chỉ đếm trên một bàn tay. Thậm chí trước đây người ta còn cho những con tem rách nát vào trong album cho đủ bộ sưu tập” - ông Bình ví von về sự quý hiếm của tem LKV như thế. Trong khi đó, TP.HCM là nơi phong trào chơi tem sôi động nhất và số lượng nhà sưu tập lên đến hàng nghìn người.

Thật và giả

Chớp lấy cơ hội thị trường có nhu cầu lớn về loại tem này, một cán bộ ngành bảo tàng ở Hà Nội (từng là quân nhân trong LKV)

Con tem thời chiến

Năm 1946, do hoàn cảnh chiến tranh, không thể vận chuyển tem thư đến các địa phương đang gặp trở ngại về giao thông nên Tổng cục Bưu điện (nay là Bộ Thông tin - truyền thông) đã ban hành quyết định số 814-QĐBT ngày 28-12-1946, cho phép Sở Bưu điện LKV được in những giá tiền mới lên các loại tem đã phát hành và được phát hành các loại tem mới.

Với quyết định đó, trong những năm từ 1951-1954, Sở Bưu điện LKV đã cho in và phát hành nhiều loại tem phổ thông (dùng để nhân dân gửi thư bình thường) và tem sự vụ (phục vụ thư, bưu phẩm công vụ). Giá trên tem phổ thông ghi bằng đồng, giá trên tem sự vụ ghi bằng ký thóc.
đã cho ra đời những con tem LKV giả với hình dáng, chất liệu và cả màu sắc rất phong phú. Những con tem loại này lúc đầu được bán với giá khá cao, đặc biệt nếu người mua là khách nước ngoài.

Điều này, theo ông Joe Cartafalsa (giám đốc điều hành Hiệp hội Các nhà sưu tập tem Đông Dương), đã tạo nên một sự tranh cãi lớn giữa những người sưu tập tem Đông Dương về loại tem này. Liệu chúng có phải là những con tem ngụy tạo? Và ông đã quyết định đi tìm câu trả lời bằng những chuyến đi dài ngày sang VN, đặc biệt là Hà Nội. Cuối cùng ông cũng tìm ra được câu trả lời rằng “tem LKV có thật chứ không phải là sự tưởng tượng nhưng hiện rất hiếm, còn tem giả xuất hiện khá nhiều và rất rẻ”.

Người làm tem giả LKV đã mất cách đây 10 năm, nhưng những con tem giả vẫn tiếp tục được đưa ra thị trường bởi người con rể quyết định “nối nghiệp” cha vợ.

Nhà sưu tập Trần Trọng Khải - một người có thâm niên 10 năm sưu tập và nghiên cứu về loại tem này - cho biết các nhà sưu tập tem truyền thống rất quan tâm đến loại tem LKV. Tuy nhiên số lượng tem thật hiện còn rất ít và “nhiều nhà sưu tập còn khá mơ hồ về cách phân biệt giữa tem thật và tem giả”.


Theo ông, trước đây tem giả thường rất dễ phân biệt vì chữ cái “A” và “M” trong chữ “VIET NAM” thường không sát với nhau. Thậm chí người ta còn cho ra đời những con tem LKV có răng cưa, điều này hoàn toàn sai vì kỹ thuật in tem LKV lúc đó rất thô sơ nên không thể có răng cưa... Nhưng sau đó, người ta đã “rút kinh nghiệm” và cho ra đời những con tem gần giống tem thật hơn.

Đến bây giờ, làm sao để xác định một con tem LKV là tem thật vẫn là câu hỏi chưa có đáp án chung
trích tại:http://nhatrangmoto.com/home/index.php?option=com_content&task=view&id=634&Itemid=45

hat_de
08-05-2009, 20:27
Những con tem nghìn đô

tháng trước bác K nhà mình cũng bán được 1 con với giá hơn 1000 đô đấy :D

hiepsitinhyeuvadaukho
08-05-2009, 20:29
tháng trước bác K nhà mình cũng bán được 1 con với giá hơn 1000 đô đấy :D
spam nì ;))anh coi chừng chị xihuan đó nha:-" hix biết bao giờ mình mới có 1k đô để mua tem đây:((

hiepsitinhyeuvadaukho
08-05-2009, 20:35
VĂN HOÁ - NGHỆ THUẬT
Chuyện của những nhà sưu tập tem nhỏ tuổi
9:22', 25/5/ 2007 (GMT+7)
Nhằm tuyển chọn những bộ tem xuất sắc nhất tham dự Triển lãm Tem trẻ ASEAN (sẽ tổ chức tại Singapore từ ngày 4-8 đến 6-8), Hội Tem Việt Nam đã tổ chức Cuộc thi sưu tập tem cấp quốc gia dành cho lứa tuổi thanh thiếu niên. Và hai bộ sưu tập tem của hội viên Hội Tem Bình Định đã xuất sắc đạt được giải nhì trong cuộc thi này...
40778



Võ Thị Hoài Linh bên các trang tem sưu tập.




* Thông điệp về “Quyền trẻ em”

Một trong hai bộ sưu tập đạt giải nêu trên có chủ đề “Quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em” của Võ Thị Hoài Linh (học sinh lớp 8A4, Trường THCS Lương Thế Vinh, TP. Quy Nhơn). Hoài Linh cho biết: “Em bắt đầu đam mê và sưu tập tem từ năm lớp 6. Ngày đó, thông qua báo chí, em biết được rằng, ở một số nơi trên thế giới, vẫn còn nhiều bạn có hoàn cảnh thật đáng thương. Các bạn ấy không chỉ khó khăn, thiếu thốn trong cuộc sống, mà còn phải đối mặt với những hiểm nguy của bom đạn, chiến tranh. Chính vì vậy, em bắt đầu sưu tập bộ tem về quyền trẻ em”.

Sau một thời gian tìm kiếm, tích góp tem từ nhiều nguồn, Hoài Linh bắt tay vào hoàn thành bộ sưu tập tem của mình. Bộ sưu tập gồm 2 khung tem (32 trang tem), nói về “Quyền phát triển của trẻ em”. Bộ sưu tập này đã đem đến cho Hoài Linh hàng loạt giải thưởng: giải Nhất Triển lãm Tem Bưu chính Bình Định 2004, giải Bạc Triển lãm Tem Bưu chính miền Trung và Tây Nguyên năm 2004, giải A Triển lãm Tem Bưu chính Quốc gia năm 2005… Năm 2006, Hoài Linh quyết định mở rộng chủ đề cho bộ sưu tập của mình thành “Quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em”; đồng thời, bổ sung thêm tem, nâng bộ sưu tập của mình lên 3 khung, với 48 trang tem. Nhờ vậy, Linh đã giành được giải Đồng tại Triển lãm Tem Bưu chính - Tuổi trẻ Việt Nam năm 2006. Hoài Linh cho biết: “Sau khi đạt giải, em đã tìm kiếm để bổ sung thêm nhiều tem đẹp, có giá trị của các nước ASEAN; đồng thời, chỉnh lại bố cục, trình bày các nội dung hợp lý hơn để tham gia Cuộc thi sưu tập tem quốc gia”.

Điểm ấn tượng của bộ sưu tập tem “Quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em” không chỉ ở việc có nhiều con tem, bì thư đẹp của Việt Nam và nhiều nước trên thế giới; mà còn ở bố cục trình bày đẹp, bám sát chủ đề. Từng nội dung của bộ sưu tập đều được thuyết minh bằng các ý nhỏ, tương ứng với từng trang tem riêng. Chẳng hạn, phần “Quyền được bảo vệ của chúng em” được chia thành từng nội dung nhỏ như: chúng em cần được bảo vệ khỏi sự bóc lột về thể xác và tình dục, trẻ em khuyết tật về tinh thần và thể chất cần được hưởng được hưởng một cuộc sống trọn vẹn và đầy đủ… Còn phần “Quyền được phát triển của chúng em” được thuyết minh rất kỹ bằng nhiều trang tem, thể hiện quyền có một cuộc sống đầy đủ, quyền được chăm sóc sức khỏe, quyền được tham gia các hoạt động văn hóa…

“Chúng em cần có một môi trường sống tốt, cần được sự che chở, bảo bọc và giúp đỡ của người lớn để có thể phát triển một cách tốt nhất. Đó là thông điệp mà em muốn gởi đến mọi người thông qua bộ sưu tập của mình” - Hoài Linh tâm sự.


Một trang tem trong bộ sưu tập “Quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em”.
40779




* Và cuộc du ngoạn quanh những kiến trúc truyền thống

Cùng đạt giải nhì trong cuộc thi trên, bộ sưu tập của Phạm Hoàng Vũ (học sinh lớp 9 A2, Trường THCS Quang Trung, TP. Quy Nhơn), lại đi vào chủ đề “Kiến trúc dân gian truyền thống Việt Nam”.

Nói về lý do chọn “Kiến trúc dân gian truyền thống Việt Nam” làm chủ đề cho sưu tập của mình, Hoàng Vũ cho biết: “Em rất thích các loại tem kiến trúc Việt Nam. Bởi các con tem này không chỉ đẹp, mà còn giúp em hiểu thêm nhiều điều về văn hóa Việt, thông qua các loại hình kiến trúc dân gian truyền thống trên đất nước ta”. Và ngay trong lần đầu tiên tham gia triển lãm, bộ sưu tập này của Phạm Hoàng Vũ đã giành được giải Bạc tại Triển lãm Tem Bưu chính - Tuổi trẻ Việt Nam năm 2006.

So với lần đạt được giải Bạc, Bộ sưu tập “Kiến trúc dân gian truyền thống Việt Nam” đạt giải nhì tại Cuộc thi sưu tập tem quốc gia đã được mở rộng và nâng cao hơn về nội dung và cách thức trình bày. Bộ sưu tập được trình bày theo chuyên đề 2 khung, với 32 trang tem. Lần giở từng trang của bộ sưu tập, ta có cảm giác như đang bước vào một chuyến du lịch bằng hình ảnh, dạo quanh các kiến trúc truyền thống, gắn với từng thời kì lịch sử và bản sắc văn hóa của từng địa phương. Bộ sưu tập mở đầu bằng những con tem về nơi ở của người cổ xưa; tiếp đó là phần kiến trúc dân gian với những trang tem thể hiện kiến trúc nhà ở dân gian vùng đồng bằng Bắc bộ, Nam bộ, Tây Nguyên... Phần kiến trúc truyền thống được thể hiện theo các nội dung: kiến trúc tháp với hình ảnh về tháp Phước Duyên (Huế), tháp rùa và tháp Bút (Hà Nội), tháp Đôi (Bình Định)…; kiến trúc thành lũy với thành cổ Thăng Long (Hà Nội), thành Diên Khánh (Khánh Hòa), thành Hoàng Đế (Bình Định); kiến trúc văn hóa với Văn Miếu, Ô Quan Chưởng (Hà Nội); kiến trúc đền chùa với chùa Một cột (Hà Nội), chùa Tây Phương và chùa Thầy (Hà Tây), chùa Keo (Thái Bình); ngoài ra còn có những trang tem về những Di sản Văn hóa Thế giới của Việt Nam như di tích Mĩ Sơn, phố cổ Hội An và cố đô Huế.

Bộ sưu tập kết thúc bằng trang tem ý nghĩa bằng lời kết: “Việt Nam trên con đường phát triển, những công trình kiến trúc tiêu biểu vừa mang tính dân tộc vừa hiện đại là Lăng Bác, Đền Tưởng niệm Liệt sĩ ở Bến Được - TP. Hồ Chí Minh”.
trích www.baobinhdinh.com.vn

hiepsitinhyeuvadaukho
08-05-2009, 20:36
ai đã nghĩ ra những con tem?
Ngày xa xưa con người đã truyền thư bằng một cách hết sức thô sơ. Các bạn hãy hình dung nó giống như những cuộc chạy tiếp sức vậy, người nọ chuyền cho ngươì kia. Các trạm, nơi người trước đưa thư cho người sau được gọi là trạm bưu điện (english : post).
Từ con tem trong tiếng Anh là “stamp” có nghĩa là đóng dấu, bắt đầu từ việc đóng dấu niêm thư. Người ta bôi sáp lên bì thư và trong khi sáp chưa khô đóng dấu lên đó để đánh dấu phân biệt người gửi.
ý tưởng dùng con tem để chuyển thư thuộc về ông Rôlăng Hill, người Anh. Đó là vào khoảng những năm 30 của thế kỷ trước. Theo ông Rôlăng Hill nếu dùng con tem thay cho việc đóng cước phí bưu điện sẽ có nhiều thuận lợi hơn và số người gửi thư sẽ tăng lên, tức là tăng thêm thu nhập cho quốc gia. Ông cũng chính là người đưa ra nhiều cải cách về cước phí bưu điện. Trước đây cước phí bưu điện phụ thuộc vào số trang và khoảng cách giữa hai địa điểm. Khoảng cách càng xa thì cước phí cho mỗi trang thư càng cao. Theo sáng kiến của ông Rôlăng Hill từ lúc bấy giờ cước phí gửi một bức thư chỉ phụ thuộc vào trọng lượng của nó, còn yếu tố khoảng cách không cần để ý tới.
Quốc gia đầu tiên sử dụng con tem là Vương quốc Anh. Sau đó được áp dụng rộng rãi và nhanh chóng tại hầu hết các quốc gia, thành phố ở châu âu. Nước đầu tiên sử dụng con tem ở tây bán cầu không phải là Mỹ mà là Braxin vào năm 1843. Nước Mỹ chậm hơn một chút, đến năm 1847 nhà nước mới chính thức phát hành các con tem, mặc dù từ năm 1842 tại một số cơ sở bưu điện tư nhân của nước này đã có những con tem riêng của mình.
Vui lòng chờ...
trích tại:http://maxreading.com/?chapter=18

hiepsitinhyeuvadaukho
08-05-2009, 20:50
"Dạo chơi" bar club kiểu sài gòn!
26/09/2008 05:02:16


(SVVN) Ở nhiều nước trên thế giới, những người cùng chung một sở thích thường quy tụ sinh hoạt ở các bar club. Riêng ở Việt Nam, hình thức bar club thể hiện hết sức bình dân. Đó đơn giản là những quán cà phê sở thích. Hãy bắt đầu chuyến hành trình của chúng tôi với cafe tem


Chủ nhật, hơn 8 giờ sáng mà quán cà phê bên hông Bảo tàng Mỹ Thuật (đường Phó Đức Chính, Quận 1, TP.HCM) chỉ một mống khách. Hơi kỳ lạ. Tôi ngồi vào bàn kêu ly đen đá. Chủ quán bưng khay nước ra đon đả: “Chú đi mua tem hả. Đợi một lát nữa thôi. Chín giờ khách đông không có chỗ ngồi đâu!”. Đúng như lời chủ quán, chỉ một lát sau, không ai bảo ai, người ta đồng loạt kéo đến. Ai cũng xách túi xách đầy ắp những bản sưu tập. Quán bỗng đông vui, nhộn nhịp lạ thường.

Quán cà phê tem bình dân có phần xập xệ. Theo lời ông chủ, quán có tuổi đến hàng chục năm. Ban đầu, quán tọa trước bảo tàng, sau thì chuyển sang góc sau, khuất hơn. Người chơi tem chỉ đến vào sáng Chủ nhật, sau 8 giờ 30, đến trưa thì tan. Quán nằm ở khu vực này cũng dễ hiểu vì cạnh đó là con đường Lê Công Kiều nổi tiếng trong giới sưu tập.
40780




Dân sưu tầm mọi lứa tuổi đều tụ họp về đây



Chơi tem thì già trẻ gái trai đều chơi nên quán có đủ thành phần. Trong đó không ít SV. Bạn Hồ Quốc Cần (ĐH Công nghiệp TP.HCM), là thành viên CLB sưu tầm tem của NVH Thanh Niên TP.HCM. Mỗi sáng Chủ nhật, Cần đều lạng qua quán cà phê này trước khi đến CLB sinh hoạt. Vừa lật những catalogue xem tem, Cần vừa cho biết: “Dân chơi tem thường chọn cho mình một chủ đề nhất định. Có người sưu tập tem về các loài hoa, cây, chim... Riêng mình sưu tập tem về các danh thắng thế giới đã được Unesco công nhận như: Vườn Quốc gia Komodo (Indonesia), Cố đô Huế (Việt Nam), Cung điện Mùa đông (Anh), Lăng mộ Tần Thủy Hoàng (Trung Quốc)... Đến nay đã lùng được khoảng 50 di sản”.

Mỗi sáng Chủ nhật lạng qua 1-2 giờ đồng hồ xem tất cả các catologue, Cần có cơ hội tìm thêm được những con tem mới bổ sung bộ sưu tập: “Nhiều khi vào quán mải coi, chưa kịp uống cà phê thì đã đến giờ sang CLB NVH sinh hoạt. Hoặc tìm được tem, vui quá thì tính tiền tem rồi về luôn, khỏi uống cà phê”- Cần kể. Còn giá tem thì vô chừng. Loại rẻ thì vài nghìn. Lại có những con tem quý (như lan hài) giá đến hơn 1 triệu đồng/con. Túi tiền SV như Cần phải biết “liệu cơm gắp mắm”.

40781



Lê Quốc Cẩn (SV ĐH Công Nghệ) đi cafe sưu tầm tem hàng tuần




Ở quán cà phê tem này, không chỉ có mua bán tem mà còn có các dạng sưu tập khác như tiền, séc. Nếu bạn muốn tìm tiền hay tờ séc của những nước xa xôi hẻo lánh như: Nepan, Síp, Malta, Xiera Leon... đều có cả. Hàng độc mà người đến quán muốn tìm thời gian này là tiền Indochine, tiền in hình sân vận động Tổ chim (Trung Quốc), tiền Zimbabwe... Cũng có những tờ tiền “một đi không trở lại” như tờ polymer 50 đồng phát hành kỷ niệm 50 năm Ngân hàng Việt Nam (có cả chữ ký của Thống đốc), tiền 500 đồng Việt Nam đời đầu...

Bình, một khách quen ở đây kể: “Có hôm chỉ đủ tiền đi uống cà phê cũng ra ngồi chơi. Mong cuối tuần ra đây để tìm những tờ tem, tờ tiền không mấy người có may mắn thấy được. Tuần nào trời mưa lại buồn hiu”.

Khách uống cà phê mà cũng là người mua tem. Người mua tem cũng có khi lại là người bán tem. Giữa họ không có ranh giới. Anh Khương, vừa bỏ ra 600 nghìn đồng mua được 5 tờ tiền sưu tập nói: “Người bán sưu tầm dư. Chỉ giữ lại tờ mới nhất, còn tờ cũ thì bán đi”. Nếu người mua không khéo cũng dễ dàng bị thách giá. “Tuy nhiên, chuyện mua hớ hàng cũng khó phân biệt. Vì có những con tem nhỏ xíu, tờ tiền trông có vẻ bình thường nhưng dân sưu tầm đã... mê rồi thì giá bao nhiêu họ cũng không tiếc” - Một khách cho biết.
40782




nhóm mua bán tiền sưu tầm



Cũng có những ẩm khách ở quán vừa uống nước, vừa xem tem bỗng phá lên cười sung sướng vì vô tình tìm được số sê-ri trên tiền trùng với ngày sinh của mình. Trường hợp này, theo anh Bình là khó hơn trúng vé số độc đắc. Vì trúng vé số tức là trùng được 5 số. Còn số sê-ri muốn trùng với ngày sinh phải trùng đến 8 số. Anh cho biết thêm: “Cũng bởi nhiều người cho rằng, tìm được số sê-ri trùng với ngày sinh là may mắn nên họ cất công đến quán lục tìm cho mình số sê-ri trên tiền trùng ngày sinh của mình hay bạn bè và mua để cất giữ hoặc tặng sinh nhật. Dù có tìm được hay không thì việc đến quán nhâm nhi cà phê và khám phá lịch sử, văn hóa, địa lý, ngoại ngữ... mà thú chơi này mang lại như là một thói quen khó bỏ”.



trích http://www.svvn.vn/vn/news/giaitri/968.svvn

hiepsitinhyeuvadaukho
08-05-2009, 20:56
Thứ sáu Ngày 08-05-2009

Bạn đang ở: Trang chủ Cuộc thi Câu lạc bộ tem
40783




Đà Nẵng với "Áng tem thư kể chuyện Bác Hồ"

Tại trường THCS Phan Bội Châu, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng, báo TNTP vừa phát động cuộc thi: “Áng tem thư kể chuyện Bác Hồ”.


Bạn Tô Thị Diệu Hạnh, Liên đội trưởng, hưởng ứng cuộc thi


Sau khi nghe Ban tổ chức giới thiệu về nội dung, mục đích, thể lệ và giải thưởng cuộc thi, bạn Tô Thị Diệu Hạnh, liên đội trưởng, thay mặt hơn 700 học sinh nhà trường đã phát biểu hưởng ứng cuộc thi. Đây là cuộc thi rất có ý nghĩa với mỗi đội viên TNTP và học sinh toàn trường. Cuộc thi giúp các bạn có cơ hội tìm hiểu ý nghĩa của các con tem gắn với cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Hồ và quá trình phát triển của đội Thiếu niên tiền phong…
40784


Các bạn đang tìm hiểu nội dung cuộc thi trên tờ rơi tuyên truyền



Đến dự tại buổi lễ phát động, thầy hiệu trưởng Tấn Trực đã cảm ơn báo TNTP đã tổ chức cuộc thi có ý nghĩa và mong muốn các thầy cô giáo toàn trường tạo điều kiện về thông tin, nguồn tư liệu để giới thiệu cho các em tham gia dự thi đạt kết quả tốt đẹp.

Tư Chương 09/01/2009 06:38 PM

hiepsitinhyeuvadaukho
08-05-2009, 21:04
Xe tem
Thứ tư, 15.08.2007 10:41
(choXe.net) - Một chiếc Trabant 601 dán hàng nghìn con tem của rất nhiều nước trên thế giới được đem ra trưng bày tại một khu phố ở Berlin vào ngày 11/8 vừa qua.

Nhà sưu tập tem Scharam Farahbakhsh cùng một người bạn đã sử dụng tới 3.000 con tem để dán khắp mặt ngoài của chiếc xe.
40785
40786

Để dán được những con tem lên chiếc xe, họ đã phải sử dụng một loại sơn đặc biệt dành cho xe ôtô.
40787

choXe.net (theo Theo 24g)

xihuan
11-05-2009, 11:43
Theo báo điện tử An Giang: http://www.baoangiang.com.vn/modules.php?name=News&op=viewst&sid=15153

Hội tem An Giang: Phát triển thêm 5 câu lạc bộ sưu tập tem trong trường học

Hội tem An Giang vừa long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu Hội tem lần III (nhiệm kỳ 2009-2013). Hơn 90 đại biểu và khách mời đến dự.

Nhiệm kỳ qua, Hội tem tỉnh có 14 đơn vị trực thuộc, với khoảng 920 hội viên, đa số là học sinh, sinh viên. Qua đó, Hội tem đã triển lãm sưu tập tem trong và ngoài tỉnh được hơn 1.600 khung và hàng trăm bộ tem. Đồng thời, tổ chức nhiều phong trào sưu tập tem trong nhà trường, trao đổi nghệ thuật sưu tập tem và hướng dẫn người chơi tem sử dụng tem bưu chính, để tạo thành các tác phẩm nghệ thuật có giá trị.

Nhiệm kỳ tới, Hội tem tỉnh củng cố, nâng chất các hoạt động câu lạc bộ sưu tập tem theo hướng ổn định, bền vững và liên tục trong năm. Song song đó, thúc đẩy phong trào sưu tập tem trong nhà trường ngày càng lớn mạnh. Đồng thời, phát triển thêm 5 câu lạc bộ sưu tập tem trong trường học; hỗ trợ các câu lạc bộ tự tổ chức triển lãm tem bưu chính cấp trường nhân các ngày lễ, ngày kỷ niệm lớn…


41091


Trong ảnh: Đại diện Bảo tàng An Giang, Thư viện An Giang, CLB sưu tập tem Nhà Thiếu nhi An Giang nhận Bằng khen của BCH Hội tem Việt Nam đã có thành tích xuất sắc xây dựng và phát triển phong trào sưu tập tem.



Tin, ảnh: THÀNH CHINH

xihuan
11-05-2009, 11:49
Tin ngắn:


(HNM) - Ngày 28-4-2009, Ban Chấp hành Hội Tem Hà Nội gồm 23 ủy viên, đã được thành lập theo quyết định của BCH Hội Tem Việt Nam, trên cơ sở hợp nhất hai hội tem Hà Tây (cũ) và Hà Nội.

Đến nay, Hội Tem Hà Nội đã có hơn 100 hội viên, 500 thành viên thuộc các CLB những người chơi tem, trong đó có các nhà sưu tập, nghiên cứu lịch sử, quảng bá và tuyên truyền hướng dẫn về phong trào chơi tem trong cộng đồng. Năm 2009, Hội Tem Hà Nội đề ra nhiều chương trình hoạt động, trong đó có những cuộc vận động sưu tầm, nghiên cứu. Việc thành lập Hội Tem Hà Nội sẽ định hướng cho phong trào sưu tập, giới thiệu tem, mở rộng mối giao lưu giữa các tỉnh, thành trong cả nước và nước ngoài.

Hữu Văn

Nguồn: http://www.baomoi.com/Home/VanHoa/www.hanoimoi.com.vn/Thanh-lap-BCH-Hoi-Tem-Ha-Noi/2681639.epi

xihuan
13-05-2009, 15:31
Tin cũ rùi nhưng vẫn cho vào lưu trữ. :P



Việt Nam trên tem của LHQ


TT - Từ ngày 3-5 tới, Cơ quan Bưu chính LHQ (UNPA) sẽ phát hành bộ tem mới năm 2007 in hình quốc kỳ và đồng tiền kim loại tiêu biểu của 23 nước thành viên LHQ, trong đó có tem in hình quốc kỳ VN và đồng tiền kim loại mệnh giá 5.000 đồng.

41447
Mẫu tem về VN giới thiệu trên web của UNPA

Ngoài VN, các nước khác có quốc kỳ và tiền xu của mình được in trên mẫu tem năm 2007 là: Brazil, Thái Lan, Ấn Độ, Nam Phi, Ecuador, Barbados, Hàn Quốc, Burkina Faso, Pháp, Bolivia, Myanmar, Moldova, Papua New Guinea, Mali, Tunisia, Trinidad & Tobago, Sierra Leone, Croatia, Tây Ban Nha, Hungary, San Marino, Kazakhstan và Ireland. Các tem này mang mệnh giá 0,39 USD, 0,85 franc Thụy Sĩ và 0,55 euro.

Đây là năm thứ hai liên tiếp LHQ phát hành bộ sưu tập tem in quốc kỳ và tiền của các nước, theo một kế hoạch dự định kéo dài tám năm cho đến khi hoàn thành bộ sưu tập tem của toàn bộ 192 nước thành viên.

N.T.ĐA (Theo VNA)


Nguồn: http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=198654&ChannelID=2

xihuan
13-05-2009, 15:38
Ngày 7/10/2008, tại Hà Nội, Tạp chí Tem Việt Nam đã tổ chức kỷ niệm 15 năm phát hành số đầu tiên (1993-2008).

41448

Tham dự Lễ kỷ niệm có các đồng chí: Nguyễn Thành Hưng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; Hoàng Thọ Thái, Ủy viên Hội đồng quản trị, Trưởng Ban Kiểm soát Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Chủ tịch Hội Tem Việt Nam; Hoàng Thị Tuyên, Phó Chủ tịch Công đoàn Bưu điện Việt Nam; Lê Thị Kim Hà - Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam cùng đông đảo đại biểu đại diện các đơn vị liên quan và cán bộ, cộng tác viên của Tạp chí Tem.

Ông Vũ Văn Tỵ, Phó Chủ tịch thường trực Hội Tem Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Tem tóm tắt chặng đường 15 năm phát triển của Tạp chí Tem. Tạp chí Tem ra đời năm 1993 và trở thành diễn đàn của hội viên Hội tem, của giới sưu tập, chơi tem cả nước, là báo 'chuyên tem' duy nhất tại Việt Nam. Tính đến tháng 1/2008, Tạp chí Tem đã phát hành 88 số thường kỳ với trên 500.000 bản, 26 triệu trang tạp chí và 2 số chuyên đề 'Sưu tập tem thư về đấu tranh vũ trang bảo vệ Tổ quốc', 'Sưu tập tem thư các nước có sử dụng tiếng Pháp'. Tạp chí Tem với các tin, bài minh họa bằng tem (qua ảnh tem) đã phản ánh sinh động, độc đáo các sự kiện, nhân vật thuộc các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.. trong nước và thế giới. Tạp chí được bạn đọc đánh giá cao, giữ được nét đặc thù của chuyên san tem, tạo sự khác biệt với các báo và tạp chí khác. Qua 15 năm hoạt động, Tạp chí Tem luôn bám sát, giữ vững định hướng chính trị, tôn chỉ mục đích đã góp phần phát triển phong trào sưu tập tem trên cả nước, nâng cao nhận thức chính trị, lịch sử, khả năng thẩm mỹ hội họa, tạo ra một sân chơi văn hóa trí tuệ, lành mạnh. Tạp chí Tem cũng là một kênh đối ngoại nhân dân sinh động, tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới.

41449

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng đánh giá cao những nỗ lực, thành tích của tập thể Lãnh đạo và Ban Biên tập Tạp chí Tem trong những năm qua. 15 năm là một chặng đường không dài nhưng Tạp chí Tem đã trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu của những người sưu tập tem và những người làm công tác tem. Tạp chí Tem đã có những đóng góp to lớn vào sự trưởng thành của tem bưu chính Việt Nam và phong trào sưu tập tem ở Việt Nam, nâng cao uy tín và giá trị tem bưu chính Việt Nam. Thứ trưởng chỉ đạo trong thời gian tới, Tạp chí cần chú trọng xây dựng đội ngũ cộng tác viên lớn mạnh hơn nữa để có những bài viết, bài tham luận, bài hướng dẫn mang tính khoa học, hiện đại, cập nhật với khu vực và thế giới.Thay mặt Lãnh đạo Bộ Thông tin Truyền thông, Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng trao tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông cho Tạp chí Tem.

Cũng tại buổi lễ, ông Hoàng Thọ Thái, Ủy viên Hội đồng quản trị, Trưởng Ban Kiểm soát VNPT, Chủ tịch Hội Tem đã trao kỷ niệm chương 'Vì sự phát triển của phong trào sưu tập tem'; Hội Đông y Việt nam trao Bằng khen và Kỷ niệm chương cho Lãnh đạo, Ban Biên tập cộng tác viên của Tạp chí Tem.
(Theo Mic)

Nguồn: http://www.stttt.vinhlong.gov.vn/Index.aspx?pageid=Channel&Id=390&Ng%C3%A0y%207/10/2008,%20t%E1%BA%A1i%20H%C3%A0%20N%E1%BB%99i,%20T%E 1%BA%A1p%20ch%C3%AD%20Tem%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20% C4%91%C3%A3%20t%E1%BB%95%20ch%E1%BB%A9c%20k%E1%BB% B7%20ni%E1%BB%87m%2015%20n%C4%83m%20ph%C3%A1t%20h% C3%A0nh%20s%E1%BB%91%20%C4%91%E1%BA%A7u%20ti%C3%AA n%20(1993-2008).

hiepsitinhyeuvadaukho
13-05-2009, 15:44
Ra mắt bộ tem Tô Hữu Bằng

Các fan của chàng diễn viên điển trai trong “Hoàn Châu cách cách” giờ đây có thể sở hữu những con tem in hình thần tượng của mình.

41450

Một bức ảnh Tô Hữu Bằng được lấy mẫu làm tem. Ảnh: AF.

Hôm 27/8, Tổ chức Chữ thập đỏ Trung Quốc vừa giới thiệu với công chúng bộ sưu tập tem có in hình Tô Hữu Bằng.

"Chàng Ngũ A Ca" cho ra mắt bộ sưu tập tem này nhằm giúp đỡ khắc phục hậu quả của trận động đất hôm 12/5 ở tỉnh Tứ Xuyên, tây nam Trung Quốc. Tài tử xứ Đài sẽ quyên góp 100.000 nhân dân tệ (gần 15.000 USD) hỗ trợ các nỗ lực tái thiết sau động đất và xây dựng một trường học mới ở Tứ Xuyên.

41451
Bộ tem có in hình chàng diễn viên đẹp trai. Ảnh: Cri.

Cứ mỗi bộ tem được bán ra thì 1 nhân dân tệ (0,15 USD) sẽ được ủng hộ cho vùng động đất.

Tô Hữu Bằng đã rất quen thuộc với khán giả Việt Nam qua một số bộ phim như Hoàn Châu cách cách, Tân dòng sông ly biệt, Công chúa bướng bỉnh…

Thanh Hương (theo Cri)

xihuan
13-05-2009, 16:18
Tập huấn truyền thông giáo dục văn hoá sưu tập tem trong thanh thiếu nhi

Từ ngày 03 đến 06/4/2009, tại TP Nha Trang tỉnh Khánh Hoà Tạp chí Thanh niên – Người Phụ trách đã phối hợp với Công ty Tem tổ chức Hội nghị tập huấn truyền thông giáo dục văn hoá sưu tập tem cho gần 50 cán bộ Hội đồng Đội, nhà văn hoá thanh thiếu nhi, giáo viên tổng phụ trách các tỉnh Nam Trung bộ, Tây Nguyên và trên 250 sinh viên Trường cao đẳng Sư phạm Nha Trang. Thông qua Hội nghị tập huấn, các học viên sẽ được trang bị những kiến thức cơ bản về tem bưu chính Việt Nam và thế giới; về văn hoá sưu tập tem; về kỹ năng tổ chức thành lập và điều hành câu lạc bộ sưu tập tem...


41457
Đ/c Nguyễn Thị Hà - Quyền Chủ tịch HĐĐ TƯ và Đ/c Nguyễn Thế Tiến - Phó TBT Tạp chí Thanh niên chủ trì Hội nghị


41458
Đ/c Bùi Quang Trung (thứ 6 từ trái qua) trao quà cho các trưởng đoàn


41459
Đ/c Nguyễn Quang Vinh - Đại diện Công ty Tem trao quà lưu niệm cho Nhà thiếu nhi tỉnh Khánh Hòa


41460
Đ/c Trần Đạo Nghĩa - Trưởng phòng Công tác CT & QLSV trường CĐSP Nha Trang phát biểu tại Hội nghị


41461
Sinh viên Trường CĐSP Nha Trang đang xem các mẫu sưu tập tem


Tin đăng từ trang: http://tinhdoankiengiang.org.vn/detailnews.php?id=267&idcatenews=1&tdmy=2009-04-15%2005:11:53



@ Không biết lần tập huấn này Gấu nhà ta có tham gia không nhỉ :)

xihuan
13-05-2009, 18:06
Tin tức mới nhận được đây :D

Phát hành tem thư đoạt giải trong đợt phát động cuộc thi “Thiết kế tem thư Châu Á”

41485 41487

41486 41488


Bộ Kinh tế và Tri thức cho biết, từ ngày 22/4 sẽ cho phát hành và lưu thông trên toàn quốc 4 con tem trong đó có 2 con tem được thiết kế với chủ đề “Châu Á là một nhà” (mỗi một loại 1.600.000 con) và 2 con tem được thiết kế với chủ đề “Hãy yêu trái đất” (mỗi loại 1.600.000 con).

Đây là 2 tác phẩm đoạt giải xuất sắc và giải xuất sắc nhất cho 2 chủ đề thiết kế “Châu Á là một nhà” và “Hãy yêu trái đất” trong đợt phát động tham dự cuộc thi “Thiết kế tem thư Châu Á" dự kiến được tổ chức từ ngày 30/7 đến ngày 4/8/2009.

Những con tem khác đã tham dự Cuộc phát động sẽ được phát hành vào ngày 25 tháng sau với hình thức là loại tem thông thường có giá 2000 won/chiếc.

Với 2 chủ đề chính “Châu Á là một nhà” và “Hãy yêu trái đất”, ban tổ chức “Cuộc thi thiết kế tem thư Châu Á 2009” đã nhận được 7.158 con tem được gửi đến từ có 26 quốc gia Châu Á.

Hội đồng Nghệ thuật bao gồm những chuyên gia về lĩnh vực tem thư, mỹ thuật, thiết kế , khoa học sẽ đánh giá các con tem theo các tiêu chí như tính hợp lý, tính sáng tạo, thể hiện đúng chủ đề.

Theo YonhapNews


Nguồn: http://www.hanquocngaynay.com/news_detail.php?id_g_new=7&id_new=3771



@ Nhìn kỹ con tem thứ 2 có lá cờ Việt Nam kìa :x

hat_de
13-05-2009, 18:40
Thú vịt thiệt, các kênh thông tin fi tem nhưng khi tổng hợp lại cũng được ko ít, đó là 1 nguồn tin đáng kể bổ xung cho các diễn đàn tem. Mà sau nầy những tin có liên quan tới phong trào tem địa phương chúng ta nên đưa vào các mục tem tỉnh đó để khi nghiên cứu vìa phong trào tem của 1 địa phương chúng ta có cái nhìn xuyên suốt :D

xihuan
14-05-2009, 16:29
Trong bài: "Những điều ít biết về trâu" của tác giả Kiều Tỉnh (Trung Quốc) có đoạn giới thiệu về con tem Trâu Vàng của Trung Quốc.

41650

"...Cùng với bộ sưu tập tiền vàng, Cục bưu chính viễn thông Trung Quốc cũng cho phát hành bộ tem thư “Trâu Vàng” năm Sửu - 2009 giá 1,2 Nhân dân tệ, trong đó vẽ theo hình tượng con Trâu đang chạy với hy vọng năm 2009 mọi người đều hăng say phấn đấu, khắc phục khó khăn, giành thắng lợi trong năm Sửu. Trong khi đó tại Mỹ, Cục bưu chính viễn thông Hoa Kỳ cũng phát hành bộ sưu tập tem thư với đề tài Trâu trong năm 2009 do họa sĩ người Mỹ gốc Hoa Mạch Cẩm Hồng cùng nữ họa sĩ người Mỹ Ethel Kessier cùng thiết kế. Cả hai bộ sưu tập tem thư này đều được dân chúng Trung Quốc và Mỹ rất hoan nghênh vì tân Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama sinh năm Sửu, nên mọi người đều tìm mua để làm lưu niệm và hy vọng Năm Sửu có những thay đổi lạc quan."

Đây là một bài viết về con trâu rất hay. Xem đầy đủ bài viết tại đây: http://www.thethaovanhoa.vn/133N20090119040541510T0/nhung-dieu-it-biet-ve-trau.htm

xihuan
14-05-2009, 16:47
Tin từ tháng 12 năm ngoái:


Trao thêm quyền cho VNPost

Thứ trưởng Bộ TT &TT Nguyễn Thành Hưng cho biết, công tác quản lý tem bưu chính sẽ phân cấp mạnh cho doanh nghiệp theo hướng chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm.

Phân cấp mạnh cho doanh nghiệp

Theo đánh giá của ông Nguyễn Hoàng Học, Vụ phó Vụ Bưu chính (Bộ TT &TT), công tác kinh doanh tem bưu chính hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội, quy trình quản lý và phát hành tem bưu chính còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với mô hình hoạt động mới của Bưu chính Việt Nam. Với cơ chế quản lý tem bưu chính hiện nay, Bộ TT &TT còn "ôm " nhiều việc, khiến doanh nghiệp bị động và chưa phù hợp với mô hình quản lý tem bưu chính của các nước.

Vụ Bưu chính đề xuất, sẽ xây dựng cơ chế quản lý tem bưu chính mới theo hướng Bộ sẽ giữ nguyên thẩm quyền và nội dung quản lý nhà nước về tem, còn chuyển giao một số nội dung thực thi cho Tổng công ty Bưu chính Việt Nam (VNPost). Cụ thể, Bộ sẽ làm các nội dung: xây dựng, ban hành chương trình đề tài; duyệt mẫu thiết kế, mẫu dấu đặc biệt; tổ chức lễ phát hành đặc biệt; quy định lưu trữ, cấp phép nhập khẩu; giám định; quy định khung giá in trên mặt tem; quyết định tổ chức triển lãm quốc gia; quy định bộ mã số tem và quyết định việc tham gia hệ thống mã số UPU; thành lập Hội đồng Tư vấn tem quốc gia. Còn VNPost thực hiện: tổ chức thiết kế mẫu; thành lập hội đồng tư vấn, góp ý và chọn mẫu thiết kế; tổ chức in ấn; cung ứng tem; thu hồi, xử lý, hủy tem; tổ chức triển lãm; trao đổi tem với các cơ quan của UPU; giữ bản quyền tác giả về mẫu thiết kế.

41651
Để đề tài tem phong phú và phù hợp với thị hiếu người mua tem cần huy động sự tham gia của nhiều người, nhiều thành phần trong xã hội đóng góp xây dựng.


Tập trung vào 3 chủ đề "nóng"

Các ý kiến đã tập trung thảo luận về 3 vấn đề: Xây dựng chương trình đề tài tem, mẫu thiết kế và quản lý kho tem. Việc xây dựng chương trình đề tài hiện nay do Bộ quyết định hoàn toàn, thực tế việc xác định đề tài chưa có quy hoạch dài hơi, còn thiếu nhiều đề tài tốt và đôi lúc Bộ còn lúng túng trong việc lựa chọn đề tài tem hàng năm. Tại hội thảo, ông Nguyễn Đoàn, Phó Chủ tịch Hội tem Việt Nam đề xuất, Bộ chỉ quản lý thể loại tem kỷ niệm và tem phổ thông là những bộ tem có ý nghĩa chính trị, lịch sử, văn hóa, tôn vinh các danh nhân. Còn tem chuyên đề, phục vụ cho việc kinh doanh tem thì nên giao cho VNPost tự chịu trách nhiệm toàn bộ. ông Đoàn cho rằng, việc xây dựng chương trình đề tài tem cần phải có một nguyên tắc, do đó Bộ cần ban hành những tiêu chí để chọn đề tài tem, đồng thời để đề tài tem phong phú và phù hợp với thị hiếu người mua tem cần huy động sự tham gia của nhiều người, nhiều thành phần trong xã hội đóng góp xây dựng đề tài. Để nhận được sự tham gia của người dân vào chương trình đề tài, đề tài cần được quy hoạch trước ít nhất 3 năm, trong 3 năm đó sẽ thăm dò thị hiếu của người dân, nếu đề tài nào nhận được ít sự quan tâm thì có thể linh hoạt thay đổi, hoặc loại bỏ không phát hành nữa.

Phó Giám đốc Công ty Tem, ông Phạm Văn Nghĩa đề nghị, nên điều chỉnh lại thời gian xây dựng và trình dự thảo chương trình đề tài một cách hợp lý hơn. Hiện mỗi năm Bưu chính Việt Nam chỉ có 3 tháng để xây dựng và trình dự thảo chương trình đề tài, trong đó Công ty Tem chỉ còn khoảng 2 tháng để tiến hành nhiều bước trong quy trình mới có thể hoàn thiện chương trình đề tài. Quỹ thời gian ngắn, khối lượng công việc nhiều nên đề tài tem khó đạt được chất lượng như mong muốn.

Việc phát hành tem của các bộ ngành, địa phương và tem cá nhân cũng được bàn đến. Bà Lê Thị Kim Hà, Phó Tổng giám đốc VNPost cho rằng, muốn kinh doanh tem có hiệu quả cần phải đáp ứng được thị hiếu. Do đó, chương trình đề tài cần được rộng hơn, có thể cho phát hành tem theo đặt hàng của các bộ, ngành, địa phương, tem cá nhân. Tuy nhiên, Bộ cũng cần cho VNPost một cơ chế để quảng bá rộng rãi về chương trình đề tài và mở rộng hơn nữa số lượng bộ tem phát hàng hàng năm. Cụ thể, hiện mỗi năm chỉ phát hành không quá 5 bộ tem phổ thông, từ 20-25 bộ tem chuyên đề là quá ít, số lượng bộ tem cần nâng lên từ 50-60 bộ /năm mới đủ hấp dẫn. Bà Hà cho rằng: "Cần có sự phân loại tem để quản lý, những bộ tem kỷ niệm, tem đặc biệt, tem chuyên đề, tem phổ thông, mỗi loại có cơ chế riêng. Nếu không xã hội hóa khâu sản xuất tem sẽ không kinh doanh được nếu cứ theo quy trình phát hành tem như hiện nay".

ông Nguyễn Ngọc Vỹ, Giám đốc Công ty Tem đề xuất, nên phân cấp thành 2 phần: Tem phổ thông, tem đặc biệt Bộ quyết định sản xuất, còn tem chuyên đề để doanh nghiệp tự làm. Đồng thời, Bộ cần ban hành tiêu chí để phân loại từng loại tem. Ví dụ, thế nào là tem phổ thông, giấy loại này in, mực, thiết kế theo tiêu chuẩn ra sao… ông Vỹ cũng đề xuất, cần có sự linh hoạt trong phát hành những bộ tem đặc biệt, và cần phải mở cơ chế để kêu gọi các nguồn đầu tư phát hành những bộ tem về sự kiện của các bộ, ngành, địa phương. Bà Nguyễn Thị Bội Lan, Vụ trưởng Vụ Bưu chính đồng tình với quan điểm sẽ phân cấp cho các doanh nghiệp, song việc phân cấp mạnh kèm theo chế tài cũng sẽ mạnh hơn.

Sau khi nghe các ý kiến thảo luận, Thứ trưởng Bộ TT &TT Nguyễn Thành Hưng kết luận, cần điều chỉnh các văn bản quản lý để quy định rõ chức năng giữa Bộ và VNPost trong quản lý tem. Trên tinh thần sẽ phân cấp mạnh cho VNPost, Bộ sẽ chỉ quản lý tem kỷ niệm, tem phổ thông (tiền kiểm), còn tem chuyên đề cho phép VNPost chủ động thực hiện (hậu kiểm). Bên cạnh đó, cũng cần thay đổi lại cơ chế hoạt động để phát huy thế mạnh của Hội đồng Tư vấn tem quốc gia, Hội đồng sẽ tập hợp của các chuyên gia trong lĩnh vực tem. Thứ trưởng chỉ đạo, chậm nhất đến đầu tháng 5/2009 những nội dung đổi mới trong quản lý tem sẽ được thể hiện bằng văn bản.
Theo ICTNews

Nguồn: http://www.saigonnews.vn/sncdetailnews.aspx?Item=56841&Kind=231

xihuan
18-05-2009, 11:19
Tin tức về việc thu phí triển lãm đang được các nhà triển lãm tem chú ý gần đây:


Thử nghiệm thu phí dự triển lãm tem

ICTnews - Hội tem TP.HCM vừa ban hành quy chế triển lãm “Tem Bưu chính TP.HCM 2009”, thử nghiệm thu phí tác giả tham gia triển lãm.

Theo quy chế này, các tác giả tham gia dự thi hoặc trưng bày tại triển lãm phải đóng lệ phí 40.000 đồng/khung tem. Riêng CLB Nhà Thiếu Nhi TP và các bộ trưng bày được ban tổ chức mời tham dự sẽ được miễn.

Ông Nguyễn Việt Dũng, Giám đốc Bưu điện, kiêm Chủ tịch Hội tem TP.Hồ Chí Minh nói đây là một trong giải pháp của Hội Tem TP.HCM trong việc xã hội hóa phong trào sưu tập tem, đồng thời giải quyết một phần khó khăn tài chính trong hoạt động của hội.

Triển lãm “Tem Bưu chính TP.HCM 2009” năm nay sẽ được tổ chức từ 19-29/5/2009 với khoảng 200 khung tem tập trung chủ đề “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” nhằm mục đích hưởng ứng cuộc vận động học tập và làm theo gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh; thiết thực kỷ niệm 119 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, 20 năm thành lập Hội tem TP, 64 năm thành lập ngành Bưu điện; đồng thời, giới thiệu tem Bưu chính Việt Nam; giới thiệu văn hóa, lịch sử, khát vọng hòa bình của nhân dân Việt Nam trong thời kỳ hội nhập và phát triển; phục vụ xã hội hóa phong trào sưu tập tem tại TP.Hồ Chí Minh và chuẩn bị cho Triển lãm Tem quốc gia “Vietstampex 2009”.

M.T

Nguồn: http://www.ictnews.vn/Home/buu-chinh/Thu-nghiem-thu-phi-du-trien-lam-tem/2009/03/2SVCM7617188/View.htm

ngotthuha231
24-05-2009, 17:49
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/index.aspx?ArticleID=35857

hat_de
25-05-2009, 09:14
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/index.aspx?ArticleID=35857

đây:

43175

xihuan
29-05-2009, 10:14
Theo báo Thanh niên online mới đăng hôm qua:


Tem Audrey Hepburn đắt giá



43822


Một con tem quý hiếm của Đức vẽ hình ngôi sao điện ảnh Mỹ Audrey Hepburn tay cầm điếu thuốc, hình ảnh quen thuộc khi bà đóng phim Breakfast at Tiffany's (1961) đã được bán với giá 53.500 euro tại nhà bán đấu giá Berlin đầu tuần qua.


43823
Poster phim "Breakfast at Tiffany's"


Theo các chuyên gia về tem thì hiện cả thế giới chỉ còn khoảng 30 con tem quý hiếm có hình Audrey Hepburn như thế. Lẽ ra năm 2002, bưu điện Đức phát hành 14 triệu con tem in hình Audrey Hepburn nhưng do không nhận được sự đồng ý của gia đình bà nên đành phải hủy kế hoạch này. Hiện tại Đức đã không còn phát hành tem Audrey Hepburn nhưng vẫn có vài bản mẫu được đóng dấu, gửi qua bưu điện vì thế trở nên đắt giá. Con tem được bán là vật sở hữu của một nhà sưu tập tem người Bỉ ẩn danh. Ông đã mua nó với giá 30.000 euro trước đây.

Danh Nghi


Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/news/Pages/200922/20090528230706.aspx

Poetry
29-05-2009, 11:24
Ngày 25/5, Pháp phát hành một bộ tem bưu chính đặc biệt, đó là bộ tem được làm bằng sô cô la.
Bộ tem này không chỉ mang màu sắc đặc trưng của sô cô la mà còn tỏa ra hương thơm hấp dẫn. Được biết giá của bộ tem này là 5,6 Euro. Bộ tem sô cô la đặc biệt này ra đời nhân dịp kỉ niệm 400 năm hạt cacao du nhập vào nước Pháp.

Hiện bộ tem này đang được trưng bày tại Trung tâm triển lãm in ấn tem quốc gia ở Périgueux, Pháp.

http://img.giadinh.net.vn/Images/Uploaded/Share/2009/05/15/tem1.jpg
Bộ tem đặc biệt làm từ sô cô la sắp được phát hành.
http://img.giadinh.net.vn/Images/Uploaded/Share/2009/05/15/tem2.jpg
Một du khách đang thưởng thức hương thơm tỏa ra từ bộ tem.

(Theo Gia đình)

JT'M
29-05-2009, 15:40
Ngày 25/5, Pháp phát hành một bộ tem bưu chính đặc biệt, đó là bộ tem được làm bằng sô cô la.


:-o@-)^:)^

b-( Nếu tem được làm bằng chocolat thật thì em xin bái phục bưu điện Pháp.

Báo VN lại đưa tin "vịt" rồi :( . Thông tin đã đưa tại đây ạ.

http://vietstamp.net/forum/showthread.php?t=2826

hat_de
29-05-2009, 15:54
...

Nếu tem được làm bằng chocolat thật thì em xin bái phục bưu điện Pháp.

Báo VN lại đưa tin "vịt" rồi :(

...

báo đó họ ko chuyên vìa tem em à
có mùi SCL chứ ai nói là tem bằng SCL bao giờ
giống mấy năm trước cả thế giới tưởng là tem tết Heo của TQ có mùi thịt quay vậy.

xihuan
04-06-2009, 15:16
Cuối cùng cũng thấy tin về việc phát hành bộ Tem bộ đội Trường Sơn tại: http://www.ictnews.vn/Home/PrintView.aspx?ArticleID=18335


Phát hành bộ Tem bộ đội Trường Sơn

44892
Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng (ngồi giữa) trong buổi lễ phát hành tem đặc biệt


Ngày 19/05/2009, tại TP.HCM, Bộ Thông tin và Truyền thông chính thức phát hành đặc biệt bộ tem “Kỷ niệm 50 năm ngày mở đường Hồ Chí Minh” (19/5/1959- 19/5/2009).

Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng cho biết đây là một hoạt động thiết thực góp phần thực hiện chỉ thị số 23-CT/TW ngày 27/6/2008 của Ban Bí thư TW về việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm trong năm 2009, trong đó có kỷ niệm 50 năm ngày mở đường Hồ Chí Minh-Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn.

Thiếu tướng Phùng Đình Ấm, Thường trực Ban Liên lạc Chiến sỹ Trường Sơn tại TP.HCM và phụ cận nói bộ tem về bộ đội Trường Sơn đã thỏa lòng mong ước của hàng vạn cán bộ, chiến sỹ đã từng sống và chiến đấu trên con đường huyền thoại này... Con tem là nén tâm hương cùng những cánh thư bay khắp mọi miền đất nước để tri ân những liệt sĩ đã gửi thân mình vào đại ngàn Trường Sơn vì sự trường tồn của dân tộc.

Bộ tem do hoạ sỹ Vũ Kim Liên (Công ty Tem) thực hiện trong thời gian hơn một tháng với hai gam màu chính: xanh và vàng đỏ, toát lên sự mạnh mẽ, quả cảm của các chiến sỹ bộ đội Trường Sơn năm xưa. Bộ tem có giá 2.000 đ; kích thước 43mm x32 mm, với 13 răng, in offset nhiều màu trên giấy tiêu chuẩn có tráng keo mặt sau, khổ 180 mm x 110 mm.

Nhân ngày chính thức phát hành bộ tem, Hội tem TP.HCM, Cục Chính trị QK 7; Sở VH-TT-DL và Bưu điện TP.HCM phối hợp tổ chức triển lãm tem “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” tại Bảo tàng chiến dịch Hồ Chí Minh (số 2 Lê Duẩn-Q1-TP.HCM). Triển lãm trưng bày 100 khung nơi trang trọng về Chủ tịch Hồ Chí Minh do những nhà sưu tập gửi đến để dự thi và trưng bày. Còn lại 140 khung tập trung về chủ đề con người, thiên nhiên, phong cảnh Việt Nam cùng những đề tài khác.

Trong khuôn khổ của Triển lãm sẽ diễn có buổi Hội thảo chuyên đề: “Chủ tịch Hồ Chí Minh trên tem bưu chính Việt Nam”.

Trước đó, triển lãm cùng chủ đề đã được tổ chức tại TP. Cần Thơ (02/05/2009). Theo kế hoạch, ngày 02/09/2009 triển lãm sẽ đến Đà Nẵng; tháng 11/2009 đến Gia Lai, tại Hà Nội ngày 03/02/2010; và năm 2010 tại Vinh (Nghệ An) nhân dịp kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Dịp này, Hội tem TP.HCM đã kỷ niệm thứ 20 ngày thành lập (23/12/1989). Đến nay BCH Hội có 20 hội viên do ông Nguyễn Việt Dũng-GĐ Bưu điện TP.HCM làm Chủ tịch.

Hồng Loan

hat_de
04-06-2009, 15:55
Thiếu tướng Phùng Đình Ấm, Thường trực Ban Liên lạc Chiến sỹ Trường Sơn tại TP.HCM và phụ cận nói bộ tem về bộ đội Trường Sơn đã thỏa lòng mong ước của hàng vạn cán bộ, chiến sỹ đã từng sống và chiến đấu trên con đường huyền thoại này... Con tem là nén tâm hương cùng những cánh thư bay khắp mọi miền đất nước để tri ân những liệt sĩ đã gửi thân mình vào đại ngàn Trường Sơn vì sự trường tồn của dân tộc.

[/B]Phát biểu trên là đúng đó, con đường của máu xương dân tộc, đợt kỉ niệm 50 năm là dịp quá lý tưởng, hông làm có lẽ phải chờ 50 năm nữa.

Không phải nói nịnh VS nhưng món trên rất quý, rất ý nghĩa.
Trước hết nó có ý nghĩa với mọi người dân nói chung, các chiến sĩ nói riêng.
Thứ nhì là ý nghĩa với người sưu tầm.
Và thứ 3 nữa là ý nghĩa với việc triển lãm tem

Tôi đã từng coi nhiều tác phẩm dàn dựng về lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước. Phần nói vìa 2 cuộc chiến thần thánh trong thế kỉ 20 đều có những sự kiện lớn nhưng bỏ xót mất đường TS. Có những bộ ý thức được vai tròn của con đường này, và có đề cập vìa nó, trong chỉ là lướt qua, hoặc dùng những thứ khác để minh họa tạm thời.

Khoảng trống lịch sử đó tồn tại đã nhiều năm và tới bi giờ thì đã được lão Pồ lấp đầy.

44903

L-)

với mẫu tem trên

và các vật phẩm liên quan

Các bộ sưu tầm hoặc TL liên quan tới lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của chúng ta đã có thêm 1 miếng ghép quan trọng, góp phần làm bức tranh tổng thể hoàn thiện hơn.

Không phải là nịnh lão Pồ hay VS, nhưng mẫu tem trên có vai trò như 1 gạch nối, như thể con đường xưa ý nhỉ. Gạch nối hông thể thiếu trên sẽ còn xuất hiện và nhắc tới nhiều mỗi khi có bộ tem nói về Hồ chủ tịch hay lịch sử quân sự VN

còn món nầy




Trước đó, triển lãm cùng chủ đề đã được tổ chức tại TP. Cần Thơ (02/05/2009). Theo kế hoạch, ngày 02/09/2009 triển lãm sẽ đến Đà Nẵng; tháng 11/2009 đến Gia Lai, tại Hà Nội ngày 03/02/2010; và năm 2010 tại Vinh (Nghệ An) nhân dịp kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

[/B]Hy vọng là quả TL Đà Nẵng và Gia Lai sẽ được triển khai, hum nọ ế-cồ nói là thiếu kinh phí nên hủy, nghe cũng hơi bùn.

TL HN và Nghệ An năm sau chắc chắn sẽ được tổ chức, vừa là tem vừa là sự kiện chính trị trọng đại :D bộ tem xấu òm (7/10 điểm :D) trên sẽ lại được nhắc tới đây :P

Cồ Việt
29-06-2009, 00:57
Theo báo Thanh niên online mới đăng hôm qua:


Tem Audrey Hepburn đắt giá



43822


Một con tem quý hiếm của Đức vẽ hình ngôi sao điện ảnh Mỹ Audrey Hepburn tay cầm điếu thuốc, hình ảnh quen thuộc khi bà đóng phim Breakfast at Tiffany's (1961) đã được bán với giá 53.500 euro tại nhà bán đấu giá Berlin đầu tuần qua.




Con tem trong hình trên của xihuan được bán với giá 135.000 Euro vào 7/10/2005.

47905

Còn con tem bán 26/5/09 mà báo Thanh niên đưa tin là con này:

47904

Đây là con tem Hepburn mới nhất (thứ 5) được tìm thấy từ các đống tem trộn. Các bạn hãy lục lại đống tem cũ của mình nhé!

tugiaban
03-07-2009, 18:17
Đây là thành viên Hải Phòng đăng trên báo HHT đề nghị bác Dẻ liên lạc nhé.

49851

Poetry
14-07-2009, 23:49
Báo Bưu điện Việt Nam số 59 ra ngày 18-5-2009 đã đăng bài "Đường Hồ Chí Minh lên tem" của 2 đồng tác giả Ngọc Minh & Anh Thi ở trang 9, trong đó ghi nhận sự đóng góp của CLB Viet Stamp cho sự ra đời của bộ tem này.

49856

49853

49854

49855

hat_de
15-07-2009, 09:08
Đây là thành viên Hải Phòng đăng trên báo HHT đề nghị bác Dẻ liên lạc nhé.


bác yên tâm đi, ở HP ngoài gk ra, ko thiếu các mẹ mìn các kiểu đâu

49882

2 mụ nì đang nghiên cứu đối tượng qua tờ báo mà bugi cầm tới CLB

49883

báo đây

http://img199.imageshack.us/img199/6893/p1040179cut.jpg

còn đối tượng đây

49881

nhờ sự động viên nhiệt tình của bugi cuối cùng bé Hà đã tới chợ tem cách đây 1 tháng 1 ngày. Tuy nhiên niềm đam mê có đủ lớn để ku cậu gắn bó với phong trào hày ko thì ko dám chắc :D

xihuan
23-08-2009, 15:45
Pháp: 2 triệu con tem vinh danh Aimé Césaire


55380
Aimé Césaire


Theo bà Françoise Eslinger - giám đốc Cơ quan quốc gia về tem và chơi tem (Phil@poste) - 2 triệu con tem in hình thi sĩ và chính trị gia người Martinique Aimé Césaire (1913-2008) được phát hành tại Pháp ngày 21-4-2009 nhân kỷ niệm 1 năm ngày mất của ông.

Trước đó vài ngày, 5.000 con tem loại này đã được bán hết tại văn phòng quốc vụ khanh đặc trách về hải ngoại tại Paris. Hiện Phil@poste dành riêng 150.000 con tem để phát hành tại đảo Martinique - quê hương của Aimé Césaire - và hi vọng sẽ tiêu thụ hết 2 triệu con tem này trong một tháng trên toàn nước Pháp.

Trong số các chính trị gia Pháp đã tạ thế, chỉ có Charles de Gaulle (1890-1970), François Mitterrand (1916-1996) và Aimé Césaire là 3 người vinh dự được ngành bưu điện in tem nhân kỷ niệm một năm ngày mất. Năm 2002 và 2004, Bưu điện Pháp từng phát hành tem để vinh danh các chính trị gia Louis Delgrès (1766-1802) và Félix Eboué (1884-1944) nhưng cách xa ngày mất của họ rất lâu.

CÔNG KHANH (Theo AFP)


Nguồn: http://www.baomoi.com/Home/VanHoa/www.tuoitre.com.vn/Phap-2-trieu-con-tem-vinh-danh-Aime-Cesaire/2657602.epi

xihuan
23-08-2009, 16:00
Ngày ngày sửa xe đạp, cuối tuần đi chợ tem
13/07/2009


- “A, đây rồi! Ông đã đi tìm mày qua mấy phiên chợ đấy”. Ông già 70 tuổi cười rạng rỡ, dùng nhíp nhẹ nhàng gỡ con tem lên ngắm nghía, cưng nựng.

Nhưng ông không phải mất công trả giá cho con tem đã mong đợi bấy lâu. Ông rước nó về bộ sưu tập với giá 4.000 đồng.


55384
Phiên chợ đơn sơ


Những mảnh văn hóa mong manh

Chợ mở vào sáng chủ nhật hàng tuần, khác với phiên chợ chính do công ty tem tổ chức vào chủ nhật đầu tiên trong tháng ở số 14 Trần Hưng Đạo.

9h sáng, anh Phạm Hào xếp hai bộ bàn ghế nhựa ra vỉa hè trước cửa nhà, số 160 Triệu Việt Vương. “Chợ” họp trên cái diện tích bằng hai mặt bàn ấy. Gọi là chợ nhưng mà không gian yên tĩnh như là phòng tranh. Không hề có cảnh la ó, chèo kéo.

Sau màn chào hỏi vồn vã, những vị khách tự động tìm ghế ngồi nhâm nhi bên ly cafe và chăm chú ngắm nhìn những con tem được xếp hàng trong album hoặc chúi đầu vào nhau bình luận về thị trường tem, xu hướng chơi, “con” nào đang lên ngôi, tem nào đang là mốt.


55385
Say sưa với tem


Anh Phạm Hào, người sáng lập nên chợ tem này từ năm năm nay, là nhà sưu tập tem có tiếng ở đất Hà thành. Ban đầu, anh cùng bạn bè là những người yêu thích tem lấy quán cafe gần nhà làm nơi tụ họp. Rồi giới chơi tem kéo đến đông, họ chọn nơi đây làm nơi trao đổi, mua bán tem và thành tiếng chợ tem lúc nào không biết.

Giá trị của những con tem thường phụ thuộc vào những dấu ấn lịch sử văn hóa mà nó mang theo. Nhìn vào một con tem, người ta có thể nhìn thấy cả thời đại khi con tem ra đời. Anh Phạm Hào ví dụ, con tem đầu tiên của nước CHXHCN Việt Nam, phát hành vào năm 1946, in sơ sài trên giấy thủ công, thời đó lại chưa có bàn đột răng mà phải dùng máy khâu để tạo răng.

Chính vì vậy, những con tem này hình thức rất xấu nhưng bây giờ loại tem này được định giá rất cao.

Hoặc như bộ tem “Mạc Thị Bưởi”, khi phát hành, toàn bộ số tem để tại một bưu cục ở Hải Dương. Tem mới ra đời được vài ngày, ít người biết đến thì bị máy bay Mỹ ập đến đánh bom làm cháy toàn bộ số tem in ra.

Tem bán ở chợ được gài thành từng bộ có ghi sẵn giá. Tem chơi được phân làm hai loại: tem sống và tem chết. Tem sống là tem chưa qua sử dụng, còn tem chết là tem có đóng dấu nhật ấn. Giá tem chơi cũng rất mềm. Tem lẻ chỉ 1 nghìn đồng – 2 nghìn đồng/chiếc. Tem lẻ dán trên phong bì đã qua sử dụng giá cao hơn cũng chỉ 6 nghìn đồng-7 nghìn đồng/chiếc.

Sửa xe đạp chơi tem

Sáng chủ nhật hàng tuần, bác Lương, 73 tuổi đạp xe từ Khâm Thiên đến Triệu Việt Vương để họp chợ tem. Bao giờ bác cũng là một trong những người có mặt ở chợ sớm nhất. Sưu tập tem từ lúc 13 tuổi, đến bây giờ bác đã có hơn 1 nghìn tem.


55386
Bác Lương bên con tem có hình lãnh đạo Liên Xô.


Hằng ngày, bác Lương vẫn dành dụm những đồng tiền còm cõi từ công việc sửa xe đạp để cuối tuần đến đây họp chợ. Vừa rút tiền mua con tem in hình vị lãnh đạo Liên Xô cũ, bác Lương nói vui, “mình nghèo đi vì tem nhưng mỗi khi tìm được con tem đang lùng là thấy yêu đời ngay!”

Nhân vật quan trọng của chợ tem, anh Phạm Hào từng lặn lội đi tìm ba người từng được lên tem Việt Nam mà vẫn còn sống: dũng sỹ diệt Mỹ Võ Thị Mô, anh hùng Phạm Tuân và Thượng tướng Phan Trung Kiên, đương kim Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.

Những người tham gia chợ tem từ những ngày đầu không những “biết mặt chỉ tên” nhau mà họ còn hiểu sở thích, chuyên môn của nhau. Có người chuyên sưu tập về hoa, cây cảnh; có người chuyên sưu tập tem của những nước không còn trên bản đồ thế giới (Đông Đức, Tây Đức, Liên Xô cũ, Nam Tư)...

Tôi gặp ông Đỗ Việt Tuấn, là hoạ sỹ thế hệ thứ ba vẽ tem ở Việt Nam, nay đã nghỉ hưu. Ông Tuấn hiện đang giảng dạy ở trường đại học Mở Hà Nội. Ông đến cũng đến họp chợ để tìm những mẫu tem độc đáo phục vụ công tác giảng dạy và vui mừng sở hữu con 8 con tem với giá 15 nghìn đồng!


Hy Na
Theo Bee.net.vn

xihuan
30-08-2009, 15:24
Phát hiện con tem đặc biệt của cố TT Mỹ Harry S.Truman


56328


TP - Nghệ nhân đá mỹ thuật Võ Văn Hải, Chi hội trưởng Chi hội Đá mỹ thuật Đăk Lăk, người sưu tầm vật quý vừa phát hiện trong kho tem chơi của mình có một con tem đen trắng in hình cố Tổng thống Mỹ Harry S. Truman mệnh giá 8 cents.


Chi tiết đáng chú ý là góc tem không đóng dấu bưu chính thông thường, mà trên mặt tem lại in đậm một dấu ấn khắc các chữ “Harr….PA”.

Kho tem chơi của ông Hải gồm 10 bộ, chia thành nhiều chủ đề khác nhau như thiên nhiên, hoa cảnh, côn trùng, danh thắng thế giới, danh nhân v.v…

Ông Hải quý nhất là quyển tem mua ở vỉa hè Sài Gòn sau ngày giải phóng. Quyển tem gồm 283 con sắp xếp theo mục trên nền giấy đen, được ông Hải mua lúc bấy giờ với giá 200 đồng tiền cũ miền Nam (tương đương 20 kg gạo). Mãi đến 4 tháng trước đây ông Hải mới phát hiện ra dấu vết đặc biệt trên con tem cũ này.

Ông đã ra sức tìm kiếm trên mạng, đến các thư viện, liên lạc với các “cao thủ võ lâm” trong giới chơi tem để hỏi thăm, và được nhiều người cho rằng đây rất có thể là con tem từng dán trên một lá thư đặc dụng của Tổng thống Harry S.Truman, được đóng ấn riêng của Tổng thống, chỉ lưu hành nội bộ trong hệ thống cơ quan Chính phủ, sẽ không bao giờ rơi rớt ra ngoài xã hội nếu như không có sự kiện các quan chức Mỹ ở Sài Gòn gấp gáp tháo chạy trước ngày 30/4/1975.

Harry S.Truman tại vị trong 8 năm, từ 1945 đến 1953. Đây là vị Tổng thống thứ 34 của Hoa Kỳ.

Hoàng Thiên Nga


Theo Tiền Phong Online, 20/6/2008, 04:45 (GMT+7)


Nguồn: http://www.baovietnam.vn/van-hoa/16647/23/Phat-hien-con-tem-dac-biet-cua-co-TT-My-Harry-S.Truman

xihuan
30-08-2009, 15:26
Hai con tem = 1kg lúa!

TTCT - Mua con tem để gửi thư tưởng là chuyện nhỏ mà không nhỏ. Hiện giờ giá một con tem 2.000 đồng (tăng giá từ 1-5-2009). Như vậy, so với giá cũ thì giá mới tăng tới 120%.

Bây giờ ai sử dụng tem nếu không phải là người nghèo như nông dân, sinh viên - học sinh, công nhân... - những người không có điều kiện vào Internet để gửi email (nhiều gia đình ở miền quê thậm chí không có máy vi tính chứ đừng nói đến kết nối Internet).

Một nông dân ở huyện Củ Chi (TP.HCM) than phiền: “Tôi mua hai con tem gửi hai lá thư cho thằng con học trên Sài Gòn, mất toi 1kg lúa!”. Nông dân làm ra 1kg lúa vất vả một nắng hai sương, lại còn gặp thiên tai dịch bệnh...

Nếu một số ngành như điện lực, xăng dầu, sắt thép, giấy, ximăng, lương thực thực phẩm... tăng giá như ngành bưu điện đến mức 120% thì thử hỏi đời sống người dân sẽ như thế nào?

ĐỖ THÔNG


Báo Tuổi Trẻ online: http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=328300&ChannelID=119

hat_de
30-08-2009, 15:27
TP - Nghệ nhân đá mỹ thuật Võ Văn Hải, Chi hội trưởng Chi hội Đá mỹ thuật Đăk Lăk, người sưu tầm vật quý vừa phát hiện trong kho tem chơi của mình có một con tem đen trắng in hình cố Tổng thống Mỹ Harry S. Truman mệnh giá 8 cents.

bác Oai ơi Đắk Lắk có thêm 1 bạn tem rùi ... các bác trên đó khi nào tập trung 1 buổi nhé :D

chienbinh
30-08-2009, 19:21
nghệ nhân Võ văn Hải là bạn tem tri kỷ của Oai đấy.Oai đã mời và bác ấy đã nhận lời tham gia câu lạc bộ.Khi có dịp 2 anh em mình sẽ xuống Sài gòn sinh hoạt với các bạn.Bác Hải là dân Gò công chính hiệu đấy.Đa tài và đam mê,các bạn chờ nhé;

xihuan
11-10-2009, 17:25
Thông tin này dành cho ai sưu tập tem về truyện tranh và hoạt hình nhất là dành cho các otaku nè :P

Naruto sắp lên tem!

Kể từ năm 2005, Bưu chính Nhật Bản đã cho phát hành những bộ tem đặc biệt có liên quan đến anime. Và năm nay, trong bộ sưu tập tem mang chủ đề “Series anh hùng/nữ anh hùng của anime” thứ 11, Bưu chính Nhật Bản đã quyết định cho 10 nhân vật trong Naruto Shippuden lên tem.

66804

Các nhân vật của Naruto được lên tem bao gồm: Naruto Uzumaki, Sasuke Uchiha, Sakura Haruno, Kakashi Hatake, Sai, Shikamaru Nara, Deidara, Itachi Uchiha, Jiraiya và Hokage đệ tứ.


Bộ tem sẽ chính thức được phát hành ngày 23/10 năm nay. Mỗi tờ sẽ gồm 10 con tem trị giá 80 yen/tem.

Flora
(Dịch)

Theo http://ichinews.acc.vn/bai-viet/14891/naruto-sap-len-tem/xem.htmx

Cồ Việt
12-10-2009, 01:47
Phát hiện con tem đặc biệt của cố TT Mỹ Harry S.Truman

TP - Nghệ nhân đá mỹ thuật Võ Văn Hải, Chi hội trưởng Chi hội Đá mỹ thuật Đăk Lăk, người sưu tầm vật quý vừa phát hiện trong kho tem chơi của mình có một con tem đen trắng in hình cố Tổng thống Mỹ Harry S. Truman mệnh giá 8 cents.

Chi tiết đáng chú ý là góc tem không đóng dấu bưu chính thông thường, mà trên mặt tem lại in đậm một dấu ấn khắc các chữ “Harr….PA”.

Kho tem chơi của ông Hải gồm 10 bộ, chia thành nhiều chủ đề khác nhau như thiên nhiên, hoa cảnh, côn trùng, danh thắng thế giới, danh nhân v.v…

Ông Hải quý nhất là quyển tem mua ở vỉa hè Sài Gòn sau ngày giải phóng. Quyển tem gồm 283 con sắp xếp theo mục trên nền giấy đen, được ông Hải mua lúc bấy giờ với giá 200 đồng tiền cũ miền Nam (tương đương 20 kg gạo). Mãi đến 4 tháng trước đây ông Hải mới phát hiện ra dấu vết đặc biệt trên con tem cũ này.

Ông đã ra sức tìm kiếm trên mạng, đến các thư viện, liên lạc với các “cao thủ võ lâm” trong giới chơi tem để hỏi thăm, và được nhiều người cho rằng đây rất có thể là con tem từng dán trên một lá thư đặc dụng của Tổng thống Harry S.Truman, được đóng ấn riêng của Tổng thống, chỉ lưu hành nội bộ trong hệ thống cơ quan Chính phủ, sẽ không bao giờ rơi rớt ra ngoài xã hội nếu như không có sự kiện các quan chức Mỹ ở Sài Gòn gấp gáp tháo chạy trước ngày 30/4/1975.

Harry S.Truman tại vị trong 8 năm, từ 1945 đến 1953. Đây là vị Tổng thống thứ 34 của Hoa Kỳ.

Hoàng Thiên Nga

Theo Tiền Phong Online, 20/6/2008, 04:45 (GMT+7)


Nguồn: http://www.baovietnam.vn/van-hoa/16647/23/Phat-hien-con-tem-dac-biet-cua-co-TT-My-Harry-S.Truman

Có lẽ con dấu đó là "Harrisburg, PA" (Harrisburg là thủ phủ bang Pennsylvania). Con tem Scott #1499, phát hành năm 1973:

66887 66888

Báo chí có vẻ thích đưa tin giật gân, không kiếm tra thông tin. Như vậy có vi phạm luật không, hay là vẫn... bình thường?

kimma
12-10-2009, 18:46
Tôi nhất trí với bác Cồ Việt. Đây là hình 3 "Pre-cancels" hiện đang có trên ebay:

67105

Cồ Việt
13-10-2009, 00:12
Bạn dẻ đã đưa tin này chưa? Nếu đưa rồi thì tôi xin lỗi nhé!

Chủ Nhật, 17-05-2009, 14:30 (GMT+7)

Độc đáo triển lãm tem về Bác Hồ

Hướng đến kỷ niệm 119 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chi hội Tem Tuy An đăng cai tổ chức triểm lãm tem với chủ đề về Bác Hồ. Đây là hoạt động thể hiện tấm lòng của những người chơi tem ở Tuy An đối với vị lãnh tụ kính yêu, đồng thời đánh dấu bước phát triển của phong trào sưu tầm tem ở địa phương này.

Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã được Hội Tem tỉnh Phú Yên và Chi hội Tem Tuy An triển khai đến từng hội viên từ tháng 8/2008. Nhân dịp sinh nhật Bác Hồ 19/5 năm nay, Hội Tem và Công đoàn Bưu điện tỉnh Phú Yên tổ chức triển lãm tem bưu chính chủ đề về Bác Hồ tại huyện Tuy An, Chi hội Tem Tuy An là đơn vị đăng cai. Từ giữa tháng 4/2009, các nhóm hội viên ở Tuy An ngồi lại với nhau để trao đổi các con tem sưu tầm được theo 10 chủ đề lớn về nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh đã được thể hiện trên tem bưu chính. Nhiều người rà soát lại trong “kho tàng” tem của mình để chọn ra những con tem theo chủ đề. Ông Đặng Hồng Quân, Chi hội trưởng Chi hội Tem Tuy An khẩn trương liên hệ với các chỗ quen biết hỏi mua những con tem quý hiếm hoặc những con tem phù hợp với chủ đề nhưng hội viên ở đây chưa có để trình bày cho hoàn chỉnh.

Chiều 16/5, hai ngày trước khi Triển lãm Tem bưu chính Phú Yên 2009 khai mạc tại Nhà Văn hóa huyện Tuy An, Chi hội Tem Tuy An đã chuẩn bị đủ số tem để trình bày lên 4 khung theo quy định của ban tổ chức. Hai chiếc bàn dài giữa hội trường Bưu điện Tuy An sắp kín những con tem và bì thư dán các con tem in chân dung Bác Hồ hoặc Bác Hồ với hàng trăm, hàng nghìn công việc khác nhau đã được lưu hành, để những người phụ trách nội dung trình bày lên các khung. Ông Đặng Hồng Quân cho biết: Lần này, Chi hội Tem Tuy An tham gia trưng bày ba bộ tem với bốn khung có chủ đề: “Bác Hồ - niềm tin tất thắng”, “Bác Hồ với phong trào tiết kiệm” và “Bác Hồ với toàn dân”.

Qua tìm hiểu, chúng tôi đi từ ngạc nhiên đến thán phục sự kỳ công của những người sưu tầm tem Tuy An. Trong hàng trăm con tem và bì thư đủ loại, đủ màu sắc, kích thước, chúng tôi thấy có mấy bộ tem mà giá trị lịch sử thật tuyệt vời. Bộ tem Chân dung Bác Hồ có 5 con tem in trên giấy dó phát hành năm 1946 đến nay đã ngả màu. Dù vậy trên con tem vẫn còn thấy rõ hàng chữ “Việt Nam dân chủ cộng hòa” và “Chủ tịch Hồ Chí Minh” cùng mệnh giá con tem 5 đồng, 2 đồng…, sau đó bưu điện lại đóng chồng lên mệnh giá 5 đồng con số 50 đồng (do đồng tiền trượt giá), hoặc đóng lên con tem 2 đồng con số 0,100k (có giá trị quy thóc tương đương 0,100k). Điều đó cho thấy đã có lúc người gửi thư có thể không dùng tiền mặt mà dùng lúa với giá trị quy đổi. Bộ tem Việt - Trung - Xô đoàn kết gồm ba con tem có in chân dung ba vị lãnh tụ ba nước, trong đó chân dung Bác Hồ ở chính giữa, phát hành ngày 18/1/1954 tại nhà in Trung ương Việt Bắc, lúc chưa tiếp quản thủ đô Hà Nội, cho thấy vị trí quan trọng của Bác Hồ trên trường quốc tế khi cuộc kháng chiến chống Pháp còn hết sức gian nan. Bộ tem ba chiếc Bác Hồ trồng cây vú sữa miền Nam của Cộng hòa miền Nam Việt Nam có mệnh giá 5 xu, 10 xu, 30 xu cũng được sưu tầm đủ với bì thư lưu hành gửi từ huyện Ngọc Hiển tỉnh Cà Mau ngày 15/12/1975...

Tất cả cho thấy sự kỳ công, nhưng trên hết là tấm lòng của người sưu tầm tem Tuy An thể hiện sự yêu mến và kính trọng vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc.

Những người yêu tem bưu chính ở Tuy An không quên một ngày cuối tháng 8/2000, khi ngồi cùng nhau trong căn phòng ấm áp tại Bưu điện Tuy An, xung quanh là những khung tem trình bày còn thô sơ, non nớt về kỹ thuật, nhưng là sản phẩm của lòng nhiệt tình. Hôm ấy là ngày thành lập Câu lạc bộ (CLB) Tem Ô Loan, CLB tem bưu chính đầu tiên ở huyện Tuy An. Nhiều người hàng ngày vẫn thường gặp nhau, hôm nay bất ngờ nhận ra họ có cùng thú vui tao nhã và công phu này. Cao tuổi nhất có bác Ngọc, chuyên viên Văn phòng UBND huyện đã về hưu. Cùng với bác là một vài nhân viên bưu điện văn hóa xã, đông đảo nhất là học sinh Trường THPT Trần Phú. Cá biệt, có hai em học sinh cấp 2, cổ đeo khăn quàng đỏ ngồi rụt rè trong một góc. Họ háo hức nghe ông Hoàng Sĩ Huỳnh, một người chơi tem dày dạn kinh nghiệm, đang sở hữu nhiều bộ sưu tập tem có giá trị, hướng dẫn cách sưu tầm tem, cách trình bày những con tem theo chủ đề, cách giữ thông tin liên lạc giữa những người yêu tem để trao đổi với nhau những con tem quý… Rồi họ cùng nhau trình bày những khung tem đầu tiên theo đúng bài bản để tham dự triển lãm tem bưu chính của tỉnh.

Một thời gian sau, CLB Tem Bưu điện văn hóa xã, CLB Tem Trường THPT Trần Phú lần lượt ra đời. Phong trào sưu tầm tem ở Tuy An phát triển mạnh, số người chơi tem ngày càng đông. Tháng 4/2002, Chi hội Tem Tuy An được thành lập với 58 hội viên. Những người yêu thích tem ở Tuy An có một địa chỉ tin cậy để giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm chơi tem. Những cuộc triển lãm tem của tỉnh Phú Yên trong gần 10 năm trở lại đây đều có dấu ấn của các hội viên Chi hội Tem Tuy An. Những bộ sưu tập tem như Thông tin liên lạc của Lưu Văn Tân, Xe qua các thời đại của Lê Văn Ngọc, Trang phục dân tộc Việt Nam và Kiến trúc chùa Việt Nam của Lưu Phụng Thái, Cá cảnh của Đặng Phan Thảo Quỳnh… là những bộ tem giá trị do kỳ công sưu tập. Đặc biệt, bộ sưu tập Quê tôi ổn định lương thực của CLB Tem Bưu điện văn hóa xã đã được trao giải tại Triển lãm Tem bưu chính toàn quốc.

KIM LONG

http://www.baophuyen.com.vn/DesktopModules/TinTuc/PrintNews.aspx?iId=37537

Cồ Việt
13-10-2009, 00:19
Hình ảnh người lính trên tem bưu chính VN:

http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1260.0

kimma
28-10-2009, 16:26
Hà Nội (TTXVN 22/6/2009)

Chiều 22/6, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Áo, ngài Giô-han-nét Pi-tơ-líc (Johannes Peterlik) đến chào từ biệt nhân kết thúc nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam.

Cảm ơn Thủ tướng đã dành thời gian tiếp, Đại sứ Giô-han-nét Pi-tơ-líc bày tỏ tình cảm tốt đẹp, ấn tượng sâu sắc về đất nước và con người Việt Nam; khẳng định dù ở vị trí công tác nào cũng sẽ tích cực đóng góp vào việc vun đắp mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước. Đại sứ cho biết, trong nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam ngài đã tích cực thúc đẩy hợp tác với Việt Nam trên lĩnh vực giáo dục và đào tạo, hợp tác đầu tư, thương mại và viện trợ ODA. Nổi bật là hợp tác trong lĩnh vực giáo dục như hỗ trợ có hiệu quả trong việc cấp học bổng cho sinh viên Việt Nam sang học tại Áo và đào tạo tiến sỹ.... Ngoài hợp tác song phương, Cộng hoà Áo tích cực ủng hộ Việt Nam trong các diễn đàn đa phương.

Bày tỏ vui mừng trước mối quan hệ giữa Việt Nam và Cộng hoà Áo ngày càng phát triển sâu rộng và thiết thực hơn, mang lại lợi ích cho cả hai bên, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao đóng góp tích cực của ngài Đại sứ trong nhiệm kỳ vừa qua trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước, nhất là trên lĩnh vực thương mại hai chiều tăng bình quân 10-15%/ năm ( đạt 250 triệu USD), hỗ trợ ODA có hiệu quả cho Việt Nam trên lĩnh vực giáo dục và y tế...Thủ tướng nhấn mạnh, Chính phủ Việt Nam mong muốn và làm hết sức, đưa quan hệ Việt Nam-Áo ngày càng phát triển sâu rộng hơn, mang lại lợi ích thiết thực cho cả hai bên. Đặc biệt là tăng cường thúc đẩy thương mại hai chiều, khuyến khích các doanh nghiệp Áo đầu tư tại Việt Nam, hỗ trợ ODA trong phát triển giáo dục và y tế cho Việt Nam...Thủ tướng mong muốn dù ở cương vị công tác nào ngài Giô-han-nét Pi-tơ-líc tiếp tục đóng góp trong việc thúc đẩy hợp tác giữa hai nước .

Nhân dịp này, Thủ tướng đã cảm ơn và đánh giá cao Cộng hoà Áo trọng việc phát hành bộ tem trọng đại nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày qua đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thể hiện tình cảm tốt đẹp giữa nhân dân hai nước ./.

Thiện Thuật

Môi trường pháp lý về lĩnh vực bưu chính chưa phát huy được thế mạnh của doanh nghiệp

Hà Nội (TTXVN 25/10/2009)

Môi trường pháp lý về lĩnh vực bưu chính bộc lộ sự chưa đồng bộ, nhiều quy định còn chồng chéo, chưa phát huy được sở trường, và thế mạnh của doanh nghiệp bưu chính. Đó là nhận định của Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thành Hưng tại buổi đối thoại trực tiếp về chủ đề: “Bưu chính Việt Nam - Hội nhập và phát triển”, diễn ra sáng 25/10 trên kênh VTC2, Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC. Cuộc đối thoại còn được thực hiện trực tuyến trên các báo điện tử VTC News, VietNamNet, ICT News, Trang thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Theo Thứ trưởng : Hệ thống pháp lý về bưu chính đã được hoàn thiện cơ bản từ năm 2002, nhưng trong quá trình vận động và phát triển của xã hội, các quy định liên quan đến dịch vụ công ích và mục tiêu kinh doanh chưa được thể hiện cụ thể. Vì vậy, tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XII đang diễn ra, Quốc hội sẽ thảo luận xem xét bổ sung để sửa đổi những quy định này cho phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của ngành bưu chính.

Cho tới nay, Bộ Thông tin và Truyền thông đã cấp phép cho hơn 20 doanh nghiệp cùng phát triển bưu chính với Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam, trong đó có những công ty bưu chính khá phát triển như Công ty cổ phần Bưu chính Viettel, Công ty Bưu chính Sài Gòn, Công ty Bưu chính Tín Thành….Trong bối cảnh hội nhập kinh tế mạnh mẽ với bên ngoài, ngành Bưu chính Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các nhà cung cấp dịch vụ mới, trong khi điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng bị cắt giảm đi nhiều so với thời kỳ còn đứng chung với Viễn thông. Trong thời gian tới, cần thiết phải tăng chất lượng dịch vụ thì doanh thu mới có thể tăng lên. Theo đà phát triển, ngành bưu chính sẽ đặt ra lộ trình để tăng giá cước: năm 2011, tăng giá cước đối với dịch vụ công ích lên 80% và đến 2012 thì tăng lên ngang với giá thành.

Về tình trạng hoạt động kém hiệu quả của mô hình điểm bưu điện văn hoá xã, Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng cho biết, trên toàn quốc hiện có 8.027 điểm bưu điện xã và số điểm có doanh thu dưới 500 ngàn đồng/tháng chiếm quá nửa. Nếu lấy doanh thu làm chủ đạo thì mô hình này hoàn toàn thất bại. Nhưng cung cấp dịch vụ bưu chính cho người dân không thể tính bằng tiền. Do vậy, việc duy trì các điểm bưu điện văn hoá xã là cần thiết. Tuy nhiên, ngành Bưu chính cần chuyển đổi theo hướng: những điểm dân cư phát triển, không cần thiết nữa thì mạnh dạn bỏ còn những điểm dân cư khó khăn, chúng ta phải tiếp tục đầu tư và không vì mục đích kinh doanh./.

Việt Hà

Dự thảo Luật Bưu chính chưa tạo cơ chế cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng giữa các doanh nghiệp

TP Hồ Chí Minh (TTXVN 16/9/2009)

“Dự thảo Luật Bưu chính thể hiện quá nhiều đặc quyền cho Tổng công ty Bưu chính Việt Nam”, Phó Giám đốc Trung tâm Bưu chính Sài Gòn (SPT) Huỳnh Thị Kim Hoàng nhận định. Đây cũng là một trong những ý kiến đáng chú ý nhất tại TP Hồ Chí Minh khi đóng góp vào dự thảo Luật Bưu chính.

Tại TP Hồ Chí Minh, SPT là một trong hơn 200 doanh nghiệp bưu chính, chuyển phát nhanh đang hoạt động, đóng góp đáng kể vào việc cung ứng các dịch vụ bưu chính cho người dân ở nhiều vùng miền. Tuy nhiên, SPT cho rằng việc viện dẫn Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam (VNP) phải thực hiện nghĩa vụ công ích để hưởng rất nhiều đặc quyền (lắp đặt thùng thư công cộng, ưu tiên qua cầu, phà, đỗ trong đô thị, sản xuất tem và cung ứng tem bưu chính mang dòng chữ Việt Nam trên mạng bưu chính công cộng…) là bất bình đẳng trong khi các doanh nghiệp bưu chính khác gần như không có quyền nào cả. Trên thực tế, đây phải là các quyền mà doanh nghiệp bưu chính nào cũng có, được phép thực hiện khi họ được cấp phép kinh doanh dịch vụ bưu chính.

Khoản a, mục 6 (điều 10) quy định cấm khuyến mại trong cung ứng dịch vụ làm ảnh hưởng tới phạm vi dịch vụ dành riêng, cũng theo nhiều doanh nghiệp bưu chính, là đi ngược lại quyền quảng bá sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu của doanh nghiệp.

Theo đại diện Công an TP Hồ Chí Minh, Luật cần thêm vào nguyên tắc đảm bảo an ninh quốc gia và trật tự xã hội (điều 5) trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính do thực tế tại Việt Nam đã phát sinh nhiều vấn đề bưu chính liên quan đến an ninh quốc gia, trật tự (bom thư, chất nổ, thư chứa chất độc hại...). Hoạt động lợi dụng bưu chính vận chuyển hàng cấm vẫn diễn ra do nhiều nhân viên bưu chính chưa thực hiện đúng trách nhiệm, Luật cần có quy định về xử phạt những giao dịch viên bưu chính sơ hở, dễ dãi, làm không hết trách nhiệm, thiếu trách nhiệm khi tiếp nhận bưu gửi, bắt tay với người buôn lậu để giao nhận, vận chuyển bưu gửi bất hợp pháp. (điều 20).

Một số ý kiến đề nghị Luật chú ý thể hiện chặt chẽ quyền bảo đảm an ninh thông tin cho công dân, làm rõ những khái niệm như “phù hợp thuần phong mỹ tục của Việt Nam” đối với nội dung tem trong quy định kinh doanh tem bưu chính, khái niệm “công ích” của tổ chức bưu chính Việt Nam … để có thể vận dụng được chính xác trong thực tế, sử dụng từ “Tổ chức bưu chính Việt Nam” thay cho Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam… “Các tranh chấp, khiếu nại…trong lĩnh vực này cũng phải làm rõ hơn nữa mới xử lý được”, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hồ Chí Minh Trần Du Lịch nhấn mạnh./.

Thi Cầm

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: Phải bắt đầu từ những việc làm nhỏ nhất

Hà Nội (TTXVN 5/5/2009)

Tiết kiệm là quốc sách. Đảng và nhà nước ta luôn kêu gọi cán bộ, đảng viên và nhân dân phải hết sức tiết kiệm để xây dựng đất nước. Đi đôi với tiết kiệm là phải chống lãng phí. Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tiết kiệm khác với ki bo, bủn xỉn; lãng phí thì tội còn nặng gấp nhiều lần tham ô. Trong cuộc sống, sinh hoạt và công tác, Hồ Chủ tịch là một tấm gương mẫu mực về tinh thần tiết kiệm, một chiếc phong bì đã dùng rồi, Bác cũng tận dụng và dùng lại đến lần thứ hai.

Ngày hôm nay, đất nước đang trong thời kỳ khởi sắc, nền kinh tế phát triển, cứ nghĩ nhắc lại câu chuyện tiết kiệm chiếc phong bì, chắc có một ai đó cho rằng đều là chuyện nhỏ, không có gì đáng nói. Tuy nhiên, nếu ý thức được vấn đề, nhất là trong thời điểm chúng ta đã và đang thực hiện cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” thì chuyện tiết kiệm, tránh lãng phí trong chi dùng ngân sách từ những việc làm nhỏ nhất thì càng có ý nghĩa hơn. Liên quan mật thiết đến việc tiết kiệm chiếc phong bì của Bác, có thể thấy sự lãng phí đó xẩy ra xung quanh việc sử dụng những chiếc tem bưu chính hàng ngày để gửi công văn.

Theo quy định của ngành Bưu chính, gửi một phong bì nặng không quá 800g thì tương ứng với một chiếc tem 800đ, nhưng trong thực tế thường thấy ở các công văn của nhiều cơ quan, người ta dán luôn đến 2 con, có ý như để “cho chắc”. Một công văn, với trọng lượng thực tế, lẽ ra chỉ cần dán 2 chiếc ( có thể là đã đủ, thậm chí đã thừa) nhưng vì tiện tay dán luôn một vĩ 3 đến 4 chiếc… Và, mặc dù trong một thị trấn nhỏ, các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội thường ở gần nhau, xa nhất cũng chưa đến 1 km nhưng trong thực tế ít thấy những công văn được phát hành trực tiếp, mặc dù cách thức này vừa tiết kiệm, vừa nhanh, vừa đảm bảo sự an toàn, tránh được sự thất lạc. Ngược lại, tất cả những công văn được bỏ vào những chiếc phong bì rồi dán tem, mang tất cả nó bỏ vào một chổ cho bưu điện phân phát đến các công sở cách đó chẳng bao xa. Hơn thế nữa, có rất nhiều trường hợp công văn được gửi cho nhiều cơ quan cùng một lúc, trong đó có cả phải gửi cho cơ quan có trụ sở cách đơn vị ban hành công văn chỉ vài chục mét ( thậm chí ở đối diện nhau) nhưng tiện thể người ta đã mang tất cả bỏ vào thùng thư bưu điện( đi đến bưu điện quảng đường còn xã hơn nhiều lần đến các cơ quan cần gửi và tất nhiên là phải dán ít nhất một chiếc tem). Vì vậy, ngày hôm sau, buộc lòng những chiếc phong bì đó phải hành trình quay ngược lại đến gần nơi mà ngày hôm trước đã mang nó đi.

Thời gian gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng; trên các diễn đàn, nhất là các diễn đàn có chủ đề xung quanh thực hiện cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” người ta chỉ thường đề cập và phê phán tình trạng lãng phí trong việc sử dụng của công như sử dụng ô tô công vào việc riêng; lãng phí điện thắp sáng hay sử dụng điện thoại cơ quan một cách vô tội vạ…; Trong các bản thu hoạch sau khi học tập hai chuyên đề“ Tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh về vấn đề thực hành, tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu”, “ Sửa đổi lối làm việc” mọi người thường chỉ nêu tinh thần tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí; sửa đổi lối làm việc nghe có vẻ như hay lắm trong từng câu chữ. Tuy nhiên, trong thực tế, việc thực hiện cuộc vận động lớn nói trên thường chỉ đạt được một vế thứ nhất là “học tập” còn điều “làm theo” Bác theo vế thứ hai thì thật ít có thấy ai quan tâm thực hiện cho tốt, cho dù đó là những chuyện hàng ngày phát sinh qua công tác, học tập và sinh hoạt. Câu chuyện tiết kiệm chiếc phong bì của Bác vẫn còn nguyên về giá trị; trong trường hợp này, con tem được nhắc đến như một lời nhắn gửi cho mỗi chúng ta, nhất là trong thời điểm tổ chức, thực hiện cuộc vận động lớn của Đảng. Sự lãng phí này xét ở góc độ từng lúc, từng nơi thì tưởng xem như không có gì đáng nói song một cách tổng thể thì nó luôn diễn ra hàng ngày, hàng giờ và còn mang tính phổ biến ở nhiều nơi. Không thể tính được sự lãng phí nêu trên nhưng chắc chắn rằng nếu tính trên phạm vi cả nước, sự lãng phí này cũng không ít. Thiết nghĩ, chống tham ô, lãng phí; thực hiện cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” phải tất cả bắt đầu từ những việc mà hàng ngày chúng ta có thể cho là rất nhỏ kia.

Chẳng có gì phải nói nếu mỗi chúng ta không một ai lên tiếng, đều vô tâm đối với những hiện tượng như chiếc phong bì, con tem. Và, càng đáng trách hơn, khi một ai đó khi đọc và nghe bài viết này sẽ “ biết rồi, khổ lắm, nói mãi”; tiền của nhà nước chứ chi của mình mà băn khoăn cho cực cái thân.

Chẳng cần phải nêu lên giải pháp, kiến nghị gì xung quanh việc lãng phí khi sử dụng văn phòng phẩm ở cơ quan; chỉ nói lên suy nghĩ của mình để mỗi chúng ta cùng suy ngẫm, nhất là khi đã được học tập tấm gương, đạo đức về tinh thần tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí của Bác Hồ./.

Phạm Dân

Wind
01-05-2010, 15:10
Hội Tem Việt Nam thực hiện Cuộc vận động
"Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"



ND - Ngay từ giữa năm 2007, Hội tem Việt Nam (HTVN) đã xây dựng kế hoạch và triển khai trong các chi hội, các đơn vị thực hiện Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh". Ba năm qua, Hội tem Việt Nam tổ chức nhiều diễn đàn tại các Chi hội, CLB tem cả nước và trên Tạp chí Tem Việt Nam, sáng tạo hình thức "Kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", kết hợp nghiên cứu sách "Bác Hồ với ngành thông tin và truyền thông".


Nội dung chính cuốn sách nói về hoạt động của Bác Hồ trên hành trình tìm đường cứu nước khắp bốn biển, năm châu, những lời dạy của Bác Hồ về tổ chức, hoạt động thông tin liên lạc, về xây dựng đội ngũ thông tin liên lạc, trong đó được nhắc lại câu nói nổi tiếng của Bác, khẳng định việc liên lạc là một việc quan trọng bậc nhất trong công tác cách mạng. Vì chính nó quyết định sự thống nhất chỉ huy, sự phân phối lực lượng và do đó, bảo đảm thắng lợi.


Từ cuối năm 2008, phối hợp Hội đồng Ðội, Báo Thiếu niên Tiền Phong, Hội tem Việt Nam đã tổ chức cuộc thi "Áng tem thư kể chuyện Bác Hồ" (từ 20-11-2008 đến hết tháng 3-2009), tập trung vào Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng qua con tem bưu chính đã thu hút hơn 800 nghìn em tham gia. Ðây là hình thức học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người rất sinh động, hấp dẫn, rèn luyện tư duy cho các em, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, đem lại hiệu quả rõ rệt, thiết thực.


Hội tem Việt Nam cũng đã phát động rộng rãi việc dàn dựng, trưng bày, triển lãm tem bưu chính từ một đến năm khung, với chủ đề "Tem về Bác Hồ". Nhân kỷ niệm 119 năm Ngày sinh Bác Hồ, tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long đã mở triển lãm (từ ngày 2 đến 4-5-2009), có các chi hội tem Cần Thơ, An Giang, Trà Vinh, Hậu Giang, Cà Mau tham gia, với tổng số 150 khung tem tiêu chuẩn. TP Hồ Chí Minh đã mở triển lãm cũng vào dịp kỷ niệm 119 năm Ngày sinh của Bác và 20 năm thành lập Hội tem thành phố (1989 - 2009), với hơn 230 khung tem tiêu chuẩn.


Kỷ niệm 64 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9, khu vực miền trung và Tây Nguyên mở triển lãm (từ ngày 28 đến 30-8-2009), các chi hội tem Ðà Nẵng, Quảng Nam, Gia Lai, Thừa Thiên - Huế, Kon Tum, Khánh Hòa, Quảng Ngãi, Phú Yên tham gia, với tổng số 140 khung tem tiêu chuẩn. Phần lớn bộ trưng bày tem có chất lượng tốt, đạt nhiều giải cao. Người đến xem triển lãm rất đông, nhất là cán bộ, công nhân, bộ đội, học sinh, sinh viên, dư luận xã hội hoan nghênh và khen ngợi.


Bước vào năm mới 2010, Hội tem Việt Nam thực hiện Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", tham gia phát hành bộ tem đặc biệt kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Ðảng ta (3-2-1930 - 3-2-2010). Tiến tới kỷ niệm 120 năm Ngày sinh của Bác (19-5-1890 - 19-5-2010) tại TP Vinh (Nghệ An) sẽ tổ chức lễ phát hành bộ tem về Bác Hồ. Phục vụ đồng bào, chiến sĩ thực hiện Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", với hàng trăm bộ, mẫu tem chủ đề Hồ Chí Minh đã làm lan tỏa mạnh, tạo thêm niềm phấn khởi, thúc đẩy mọi hoạt động của các tổ chức đoàn thể, các ngành, các địa phương.


VŨ VĂN TỴ
Tổng Thư ký Hội tem Việt Nam

http://www.nhandan.com.vn/tinbai/?top=43&sub=134&article=167734

xihuan
29-05-2010, 20:58
Tranh khỏa thân trên tem


(TT&VH Cuối tuần) - Với người có thú đam mê sưu tập thì tem đề tài “tranh khỏa thân nghệ thuật” không có gì là lạ, thấy hoài, ngắm nghía săm soi cũng từ lâu rồi, thậm chí lưu giữ trong album cũng khẳm bộn rồi. Nhưng, với rất nhiều người “ngoại đạo với thú chơi tem” thì sẽ ngạc nhiên, nhướng mắt, trố mắt há miệng: "Ủa, có cái vụ đó hả", hay "Thế à, thật không?". Vậy mới có chuyện để... tán gẫu!


94424



Tem bưu chính là “sản phẩm văn hóa công cộng”, nghĩa là một mặt hàng tiêu dùng phổ biến, công khai rộng khắp, được sử dụng thay cho tiền đóng lệ phí vận chuyển, thường dán lên góc trên bên phải mặt trước của bì thư, vậy mà sao lại “ịn” lên trên đó mấy hình ảnh “lõa thể lõa lồ”, “bất nhã bất tịnh”… trông “hơi bị kỳ” vậy? Xin thưa, không có kỳ cục kỳ dị kỳ quái hay kỳ đà gì đâu! Những hình ảnh trên tem đều đã qua sự chọn lựa kỹ càng, sự chắt lọc đắn đo, và cũng không thiếu sự… trân trọng hết mức. Vì đó đều là hình ảnh được thế giới văn hóa, chứ không riêng gì thế giới hội họa, ca tụng tán thưởng rất nhiều qua bao thế hệ; đó đều là những tuyệt phẩm của các danh họa lẫy lừng, và đều là những bức họa giá trị nghìn vàng đã và đang được lưu giữ một cách kính cẩn và nghiêm ngặt trong các viện bảo tàng nghệ thuật, trong những tòa nhà “bất khả xâm phạm” của giới thượng lưu, của những gia đình danh gia vọng tộc, hay của giới nghệ sĩ phong nhã hào hoa, của những tay chơi sành điệu khắp thế giới…


Từ khi các họa sĩ phương Tây khám phá lại thân thể con người vào thế kỷ XV, thì hình ảnh khỏa thân đã là chủ đề trung tâm cho một loạt những kiểu thể hiện độc đáo khác nhau. Tranh khỏa thân đã được đưa lên tem nhiều quốc gia trên thế giới từ nhiều năm qua. Dĩ nhiên đó chỉ là những phiên bản, những bản sao chép, bản “nhái”, đã được trang điểm lại qua kỹ thuật in ấn và công nghệ vi tính cho rõ đẹp hơn. Vậy còn trên tem của Việt Nam, có không? Chắc chắn có nhiều người đã tự hỏi câu ấy, và cùng tự trả lời trong đầu là… không có. Xin thưa: Có! Không chỉ mới có đây, mà đã có từ năm… 1989. Trong dịp tham dự Triển lãm Tem Thế giới tại Pháp vào năm 1989, Bưu chính nước ta phát hành bộ tem Danh họa Pháp gồm bảy mẫu và một bloc tem, trong đó mẫu mang mã số (MS) 2079 đưa tác phẩm Một cảnh bán nô lệ của họa sĩ lừng danh Pháp Jean- Léon Gérôme (1824-1904). Nhưng, đó chưa phải là “tranh khỏa thân nghệ thuật” trên tem mà bài viết này muốn đề cập. Đó chỉ là một tuyệt phẩm của bút pháp hiện thực tả chân, nhằm phê phán một xã hội bất bình đẳng, chứ không hề có ý nhấn mạnh đến những đường cong nét lượn yêu kiều trên thân thể của phận liễu yếu hồng nhan.

Bức tranh mà giới hội họa thường gọi là Nàng Maja khỏa thân của danh họa Tây Ban Nha Francisco de Goya (1746-1828) mới thật sự là một bức tranh art nude được đưa lên trên tem. Bản gốc bức tranh là chân dung của Công tước phu nhân Alpa được Goya vẽ bằng chất liệu sơn màu dầu, vẽ thành hai bức, một bức “khỏa thân” và bức kia là “có mặc áo”. Bưu chính Mông Cổ có phát hành bộ tem Danh họa châu Âu, giới thiệu chân dung Goya cùng với bức họa Nàng Maja có mặc áo. Vào ngày 15/6/1830, để tưởng niệm hai năm ngày danh họa Goya qua đời (1828), nhà cầm quyền Bưu chính của Vương quốc Tây Ban Nha cho phát hành bộ tem ba mẫu, với ba màu và giá mặt khác nhau, đưa bức họa Nàng Maja khỏa thân trình ra trước công chúng. Chuyện bắt đầu “ì xèo”. Đó là lần đầu tiên tem Tây Ban Nha xuất hiện tranh “trần truồng lõa thể”, bị dư luận trong và cả ngoài nước phê phán gay gắt là “bất nhã, tổn hại đến thuần phong mỹ tục”, và một số người tẩy chay không sưu tầm, cũng như không dùng những mẫu tem đó dán lên thư từ gửi đi. Ghê gớm chưa? Chưa ghê lắm bằng chuyện sau đó, phe Cộng Hòa nắm bắt cơ hội mà mang chuyện bộ tem ba mẫu “tục tĩu dâm đãng” để tuyên truyền bôi nhọ vu cáo khắp những vùng nông thôn, kết tội cho phe Bảo Hoàng nhân đến mùa đại tuyển cử. Vậy là sau đó, phe Cộng Hòa thắng cử tiến vào hoàng cung lật đổ một triều đại phong kiến, vua Alfonso XIII “rớt ghế” cũng vì có cái máu thưởng ngoạn nghệ thuật hội họa và đam mê sưu tập tem, giai cấp tư sản Tây Ban Nha tuyên bố thành lập nước Cộng Hòa. Trong bộ tem Hội họa Tây Ban Nha của Việt Nam phát hành ngày 30/5/1992, bức họa Nàng Maja khỏa thân được đưa lên mẫu tem MS 2453, giá mặt 6.000đ, khuôn khổ 50x40, do họa sĩ Trần Thế Vinh thiết kế. Chỉ có điều, do giá mặt của mẫu tem này đến 6.000 đ, chúng không được dùng phổ biến để dán lên thư gửi thông thường, nên dân chúng trong nước ít được thấy để mà ngắm nghía.

Bức tranh art nude xuất hiện tiếp theo trên tem Việt Nam trong bộ tem Những bức tranh nổi tiếng thế kỷ XX, chính là bức Cung nữ màu đỏ của Henry Matisse (1869-1954), một họa sĩ hội họa - đồ họa - điêu khắc tài danh vang lừng của Pháp, được xem là một thủ lĩnh của phái Dã thú, ông còn có một bộ tranh Phồn thực rất được dư luận chú ý và ngợi ca. Mẫu tem này mang MS 2533, giá mặt 10.000đ (lại là giá cao) do các họa sĩ Nguyễn Thị Sâm và Vũ Kim Liên thiết kế, được phát hành ngày 7/5/1993.

Một loạt các bức tranh “phụ nữ khỏa thân” của họa sĩ nổi tiếng Edgar Degas (1834-1917) của nước Pháp, được vẽ bằng chất liệu phấn tiên trên giấy trong thời gian từ năm 1883 đến 1895 là hình ảnh mà Bưu chính của nhiều quốc gia đã quan tâm đến để giới thiệu lên tem nước mình. Điều đặc biệt, danh họa Edgar Degas nổi tiếng là “rất ghét phụ nữ” trong quan hệ cuộc sống, nhưng lại say mê thân mình khỏa thân của của phụ nữ một cách lạ lùng. Chính ông đã thú nhận “thích vẽ người mẫu của mình như được nhìn qua lỗ khóa cửa!”. Chúng ta có thể nhìn ngắm các bức họa trên tem của Ajman: Cái thùng tắm (1886) được khen ngợi là “tư thế tuyệt vời vì chân thực”, Tắm sáng (1895), Người đàn bà lau mình (1895), hay các bức Cô gái đã tắm đang chải tóc (1895), Sau khi tắm người đàn bà lau mình (1883) được ca tụng là “tính chất gợi tình kỳ lạ”…

Thật là thiếu sót nếu không kể đến một loạt tranh khỏa thân của họa sĩ Pháp phái ấn tượng: Auguste Renoir (1841-1919), được vẽ từ năm 1870 đến năm 1918. Các bức họa artnude được đưa lên tem của Cộng hòa Guinea Xích Đạo và các nước khác như: Khảo họa- bán thân-tác dụng nắng (1875) Khỏa thân (1876), hay bức Những người đàn bà tắm (1887) dựa theo bức phù điêu Nữ thần sông suối tắm của Giradon.

Không thể không kể đến các tuyệt tác hội họa khác được Bưu chính các nước đưa lên trên tem, như của danh họa Pháp Paul Gauguin (1848-1903) với hình ảnh các cô gái Tahiti ngực trần mộc mạc, qua những bức Hai thiếu nữ Tahiti trên bãi biển (1892), Đất ngọt ngào (1892), hay trích đoạn của bức Chúng ta từ đâu tới? Chúng ta là cái gì? Chúng ta đi về đâu? (1897)… Họa sĩ trường phái lập thể của Tây Ban Nha Pablo Ruiz Picasso (1881-1973), với Tấm gương, Người đàn bà đang chải tóc, Các cô gái Avignon…

Ta cũng có thể tìm thấy tranh của Họa sĩ “Phong trào Rococo” Pháp Francois Boucher (1703-1770) với các trích đoạn Nữ thần Diane và người hầu, Thần Vénus an ủi thần ái tình Cupidon… Hay tranh của Georges Rouault (1871-1958), họa sĩ Pháp trường phái biểu tượng với bức cô gái lầu xanh Khỏa thân trước gương… Tranh của danh họa Paul Cézanne (1893-1906) với Ba người đàn bà tắm (1879-1882), Nàng Olympia tân thời, Phụ nữ khỏa thân trên trường kỷ (1886-1890)… Những tuyệt phẩm của Gustave Courbet (1819-1877), họa sĩ đứng đầu trường phái hiện thực thế kỷ XIX ở Pháp, với Giấc ngủ, Nguồn suối, Xưởng vẽ… Còn có tranh của họa sĩ trường phái tân cổ điển Jean Auguste Dominique Ingres (1780-1867) của Pháp với Nàng cung phi, Người đàn ba tắm, Tắm kiểu Thổ Nhĩ Kỳ… Họa sĩ-điêu khắc- kiến trúc sư Ý Raphael tức Raffaello Sanzio (1488-1520), với Ba vẻ yêu kiều… Ngoài ra còn có những bức họa khỏa thân không hề có chút bụi phàm tục về đề tài phúng dụ, thần thoại của các danh họa: Lucas Cranach (1472-1533), Giorgio da Castelfranco tức Giorgione (1477-1510) với Vénus (1509), Tiziano Vacellio tức Titien (khoảng 1488-1567) với Tình yêu thiêng liêng và tình yêu phàm tục (1514) và Vénus ở Urbino (1538)…

Mãn Đường Hồng

Theo: http://thethaovanhoa.vn/133N2009122806001641T133/tranh-khoa-than-tren-tem.htm

-------------------------------------------

Không biết tác giả bài viết có chơi tem chủ đề này không. Anh Dẻ ơi có người cùng sở thích với anh rồi kìa :D

xihuan
21-02-2011, 22:29
Lâu lắm rồi mới có thời gian lên mạng đọc thông tin về tem, Xí-hụt xin chia sẻ một bài viết trên báo điện tử Giác ngộ về một nhà sưu tập người Malaysia. (http://www.giacngo.vn/vanhoa/2010/11/15/7F741A/)

------------------------------------------



Sưu tập tem Phật giáo, sự hợp nhất giữa niềm tin & sở thích




Có một Phật tử, cũng là một người sưu tập tem, đã hợp nhất niềm tin và sở thích cá nhân thành một thú vui đặc biệt: sưu tập những con tem có chủ đề Phật giáo. Đó là ông Shu Zhonghan, người Malaysia.



http://i220.photobucket.com/albums/dd245/huongbatau/stamp/tem-10.gif
Ông Shu Zhonghan bên bộ sưu tập tem của mình



Ông Shu Zhonghan đã phân loại hàng ngàn con tem mà ông sưu tập được theo các chủ đề như: Tứ Đại Bồ tát, Tứ đại danh sơn Phật giáo, hình tượng Phật giáo và lịch sử Đức Phật Thích Ca. Mỗi một chủ đề, ông có rất nhiều câu chuyện để kể về nó.

Những con tem mà ông Shu Zhonghan đã sưu tập đến từ khắp nơi trên thế giới, như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, thậm chí từ các quốc gia Hồi giáo sở hữu những nét văn hóa Phật giáo khác nhau.



http://i220.photobucket.com/albums/dd245/huongbatau/stamp/tem-5.gif



Không như nhiều nhà sưu tập tem khác, ông Shu Zhonghan đã gắn những con tem cùng với các phong bì, hình ảnh và bưu thiếp, xem đấy như là những sự trang trí và những lời minh họa thêm cho các con tem. Điều này đã làm tăng thêm nét độc đáo và giá trị nghệ thuật cho bộ sưu tập tem của ông.

Ông không chỉ sưu tập những con tem và sắp xếp chúng vào một album tem mà còn trưng bày chúng cho mọi người xem thông qua các cuộc triển lãm. Tại đây, ông cũng không bỏ qua cơ hội để nói cho khách tham quan biết về những sự tích, những câu chuyện của Phật giáo.

Shu Zhonghan quy y Tam bảo và trở thành một người Phật tử từ khi còn rất trẻ. Ông đã bắt đầu sưu tập tem lúc 10 tuổi. Bấy giờ, ông bị thu hút bởi một con tem Phật giáo trên một phong thư do người thân của ông gởi đến từ Trung Quốc.



http://i220.photobucket.com/albums/dd245/huongbatau/stamp/tem-1.gif



Và cũng vào thời điểm đó, các chuyên gia về sưu tập tem cho biết, việc sưu tập tem theo một chủ đề cụ thể, thay vì sưu tập những con tem mang tính phổ quát từ nhiều loại khác nhau, là một sự thăng tiến. Vì thế ông đã tập trung duy nhất vào những con tem Phật giáo, bởi lẽ ông là một Phật tử.



http://i220.photobucket.com/albums/dd245/huongbatau/stamp/tem-3.gif



Ông cho biết, trong số hàng ngàn con tem, để phân loại chúng theo chủ đề, quả là một việc khó khăn. Tuy nhiên, với sự giúp đỡ của ba cô con gái, ông đã có thể tìm được những thông tin tương xứng cho mỗi chủ đề.

Với tư cách là một người thuyết giáo, Shu Zhonghan đã tổ chức hai cuộc triển lãm tem Phật giáo để góp phần đưa đạo Phật đến với công chúng. Và hai cuộc triển lãm này đã nhận được những phản hồi tích cực, ấn tượng từ phía quần chúng.

Tuy nhiên, Shu Zhonghan nhấn mạnh rằng, tùy thuộc vào những chuẩn mực của quốc gia mà có một vài điều luật buộc mình phải tuân thủ trong khi sưu tập tem, chẳng hạn như một con tem phải có nhiều hình ảnh và ít văn bản hơn, phải có 3 lời giới thiệu được viết trên một mảnh giấy nhỏ. Công việc sưu tập của ông hiện chưa đáp ứng được yêu cầu này.



http://i220.photobucket.com/albums/dd245/huongbatau/stamp/tem-4.gif



Vì thế, hiện tại ông ta đang cố gắng nâng cấp bộ sưu tập của mình để tương ứng với tiêu chuẩn quốc tế, nhờ vào sự hướng dẫn của Hội sưu tập tem Malaysia và sự hỗ trợ của những người bạn, những người đã cho ông mượn bộ sưu tập tem của họ để tham khảo.

Ông hiện đang lên kế hoạch chuyển dịch chủ đề các con tem sang tiếng Anh, bởi ông muốn chia sẻ những con tem Phật giáo với nhiều người hơn tại những cuộc triển lãm tem quốc tế trong tương lai.

Minh Nguyên dịch Theo Buddhist Celebrities

ngotthuha231
07-05-2011, 17:20
Bộ tem chiến thắng Điện Biên Phủ của vị bác sĩ già

http://vnexpress.net/gl/doi-song/2011/05/bo-tem-chien-thang-dien-bien-phu-cua-vi-bac-si-gia/

P/s: Em ko dám đảm bảo tính xác thực của thông tin ở bài báo đâu ạ... :">

vnmission
07-05-2011, 20:02
bác sĩ (kiều xuân) cư đã được tướng giáp ký tặng ở 3 bì thư có tem kỷ niệm 20 năm, 30 năm và 40 năm chiến thắng điện biên phủ


132131

132132

hat_de
08-05-2011, 22:38
P/s: Em ko dám đảm bảo tính xác thực của thông tin ở bài báo đâu ạ... :">
báo chí có thể họ ko nói sai nhưng đôi khi họ nói cũng ko đúng vì ko phải chuyên môn ... số lượng tem và vật phẩm về ĐBP chắc khó đạt tới con số 400 ... dù sao cụ Cư cũng là 1 người say mê tem

nhân có bài đây (http://thichduthu.viet-numis.com/viewtopic.php?p=9843#9843) <===

chia sẻ thêm 1 vài cái nhìn của làng tem

http://img109.imageshack.us/img109/1558/kyniem20namdbpcopy.jpg

lời bình và nk của bác K

http://img706.imageshack.us/img706/3615/kyniem30namdbpcopy.jpg

dù ko mang tính bưu chính và sưu tầm cao dù sao các món tem trên cũng là những kỉ niệm đẹp của người chơi

The smaller dragon
10-05-2011, 16:36
Những phong bì này lộn xộn qúa. Nhưng chữ ký thì chắc là chữ ký đúng của đại tướng Võ Nguyên Giáp?

Tôi từng lên tiếng về chữ ký giả của Võ đại tướng rao bán trên eBay, và nay mong đựợc lời giải đáp thắc mắc trên để biết sự thật. Cám ơn.