PDA

View Full Version : Bộ tem kỷ niệm 50 năm Đường Hồ Chí Minh - Bộ đội Trường Sơn sắp được phát hành đặc biệt tại TP.HCM


Poetry
13-05-2009, 15:00
Với đề xuất của CLB Viet Stamp, Ban liên lạc Chiến sĩ Trường Sơn tại TP.HCM và phụ cận đã gửi công văn đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông cho phát hành đặc biệt “Kỷ niệm 50 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19-5-1959 – 19-5-2009)” tại TP.HCM vào ngày 19-5-2009.

Bộ Thông tin và Truyền thông đã có công văn số 1220/BTTTT-BC ngày 04-05-2009 đồng ý về việc sẽ tổ chức lễ phát hành đặc biệt bộ tem trên tại TP.HCM vào ngày 19-5-2009.

Sau khi nhận được công văn của Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban liên lạc chiến sĩ Trường Sơn tại TP.HCM và phụ cận đã ủy nhiệm cho Chủ nhiệm CLB Viet Stamp toàn quyền thay mặt Ban liên lạc phối hợp với các cơ quan hữu quan trong việc tổ chức lễ phát hành đặc biệt bộ tem trên theo đúng quy định hiện hành. Đây là một niềm vinh dự đối với CLB Viet Stamp.

Như vậy ngày 19-5-2009 sẽ là ngày HỘI LỚN của làng Tem thành phố mang tên Bác: vừa là ngày khai mạc Triển lãm Tem bưu chính TP.HCM năm 2009, vừa là ngày phát hành đặc biệt bộ tem kỷ niệm 50 năm ngày mở đường Hồ Chí Minh, đúng vào ngày kỷ niệm sinh nhật lần thứ 119 của Bác.

41438

41439

41440

41441

THE GUEST
14-05-2009, 22:40
Hoan nghênh đồng chí Thi =D>=D>=D>

http://baihatvang.nhacso.net/index.php?id=31

http://www.nhacso.net/Music/Song/Cach-Mang/2006/07/05F617BA/

Poetry
16-05-2009, 10:00
Mẫu phác thảo bộ tem

41855


Thông tin kỹ thuật bộ tem




Số mẫu: 1
Giá mặt: 2.000 đ
Khuôn khổ tem: 43 x 32 mm
Số răng: 13
Số tem/tờ: 25
Họa sĩ thiết kế tem: Vũ Kim Liên
In ấn: offset nhiều màu trên giấy tiêu chuẩn có tráng keo mặt sau.
Khuôn khổ FDC: 180 x 110 mm


Dấu kỷ niệm hình Huy hiệu Chiến sĩ Trường Sơn.

41856

Đinh Đức Tâm
16-05-2009, 10:06
Nhìn hấp dẫn, đúng ý nghĩa, nhưng thấy tem sao sao kà, hình người ko sống động lắm

Poetry
16-05-2009, 10:21
2 con dấu kỷ niệm đặc biệt của Ban liên lạc Bộ đội Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh.

http://www.vietstamp.net/forum/attachment.php?attachmentid=41622&d=1242285080 41857

liuxiu
16-05-2009, 10:34
Cho Xiu hỏi là dấu nào sẽ đóng lên bìa cài ? Đóng cả 2 dấu lên bìa cài, hay là 1 dấu kỉ niệm với 1 dấu FDC ?

Đinh Đức Tâm
16-05-2009, 11:22
hai con dấu đẹp quá
đẹp hơn tem
:D
đ1ong cả 2 dấu lên fdc luôn nha anh Thi
lúc đó, fdc sẽ đẹp và có giá trị hơn :D

zodiac
16-05-2009, 11:30
hình ảnh nữ chiến sĩ trong tem đã phát hành rồi kìa :D :P

Kỷ niệm 50 năm ngày truyền thống Thanh niên xung phong Việt Nam (15-7-1950 - 15-7-2000)

mã số 830

41864


ráp lại ta dc 1 bộ :D :)>-

tugiaban
16-05-2009, 12:02
bộ của ông Thi có đường có xe,
có cả lái xe và người vác đạn, con đường với nhìu "phương tiện" vận chuyển là thế
[/COLOR]

Thưa anh Dẻ em có nhìn thấy cái xe nào đâu mà anh bảo là có, chỉ có cái vô lăng tượng trưng không à?

hat_de
16-05-2009, 12:11
Thưa anh Dẻ em có nhìn thấy cái xe nào đâu mà anh bảo là có, chỉ có cái vô lăng tượng trưng không à?

con xe màu đỏ lù lù ra đó b-(
mắt với chả mũi
chẳng chịu nhìn gì cả ... thế mà đi đánh bom :P

tugiaban
16-05-2009, 12:29
....công nhận bác Dẻ nhìn tinh thật nhưng nó cũng không giống chiếc xe nữa, hay là tại hình quá nhỏ nên em không nhìn thấy....
Đáng nhẽ ông họa sĩ phải vẽ chú bộ đội hai tay cầm vào vô lăng thì mới giống.
Chiếc xe đó là xe không mui phải không anh Dẻ

hat_de
16-05-2009, 13:29
....công nhận bác Dẻ nhìn tinh thật nhưng nó cũng không giống chiếc xe nữa, hay là tại hình quá nhỏ nên em không nhìn thấy....
Đáng nhẽ ông họa sĩ phải vẽ chú bộ đội hai tay cầm vào vô lăng thì mới giống.
Chiếc xe đó là xe không mui phải không anh Dẻ

Đồ ngốc

nhìn kĩ đi rùi nghe ta phân tích

http://www.vietstamp.net/forum/attachment.php?attachmentid=41855&d=1242438954

coi kĩ chưa rùi nghe ý Kiến (ý của kiến :D)

- giống xe thì còn gì là ngụy trang, đang chiến tranh, càng giống cây càng đỡ ăn bom

- 1 tay thui ... lột tả thực tế đó ... đi dười làm mưa bom... rùi pháo sáng ... ko ngồi đàng hoàng như Lăng-cờ-rui-dơ hay Li-xớt đâu

- chiến tranh mà chú cứ đòi hỏi .. lắm xe còn ko có kính í chứ ... có mui hay ko mui quan trọng gì

bộ tem trên tui cho thêm 1 điểm nữa là 6, tuy chưa đạt 9/10 nhưng phải nói là mẫu tem rất hay, phải nghìn và phải nghĩ mới thấy cái hay của nó ... hiểu được thông điệp trong đó mới thấy thích

à mà nè ... có 2 con xe chứ ko phải 1 nhé, 1 con nhím con và 1 bọ rùa :|

TGB còn câu hỏi nào nữa hông ;))

linhtote123
16-05-2009, 14:47
Không có kính, không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất nhìn trời, nhìn thẳng

tugiaban
18-05-2009, 18:47
hôm nay em đọc báo tuổi trẻ (18/5/2009) thấy có đăng bức hình y chang như vậy. Người chiến sỹ lái xe cầm vô lăng đó là Kim Ngọc Quản.
(em sẽ đưa hình lên sau)

tugiaban
18-05-2009, 18:50
Theo quansuvn.net:

Cho đến tận bây giờ, mùa hè năm 1999, sau 24 năm kết thúc chiến tranh, công dân các nước Việt Nam, Mỹ và một số nước khác có tham chiến ở Việt Nam vẫn không có điều kiện để hiểu đầy đủ về tuyến đường xuyên ngang, xẻ dọc dãy núi Trường Sơn trùng điệp của ba nước Đông Dương. Mật danh, tên gọi công khai, chính thức được các phương tiện thông tin đại chúng của phía ta công bố là “Đoàn vận tải quân sự Quang Trung” để chỉ các lực lượng của Bộ đội Trường Sơn. Cái tên ấy được lặp đi lặp lại trên báo, trên đài nhiều năm thành quen. Không chỉ cán bộ dân sự mà cả bộ đội ta, nhiều người chỉ hiểu “Đoàn vận tải” nghĩa là một đoàn xe tải, chắc là hàng trăm chiếc hay nhiều hơn nữa. Bằng suy diễn và tưởng tượng, người ta hiểu thêm rằng, xe muốn chạy thì phải có đường và người làm đường. Thế là người ta lại hiểu thêm rằng, bên cạnh các anh lái xe Trường Sơn còn có thanh niên xung phong làm đường. Hiểu như thế là đúng ý định của Tổng hành di quân đội ta lúc ấy. Cách nguỵ trang chiến lược ất rất tốt, làm cho kẻ địch không nắm được ý đồ chiến lược, không hiểu được quy mô của một thế trận. Thực ra, cái tên “Đoàn vận tải quân sự Quang Trung”, có một từ phát lộ bí mật mà ít ai để ý: từ “Quang Trung”. Tại sao không gọi là Đoàn vận tải quân sự Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo hay một vị anh hùng nào khác mà lại phải gọi là Quang Trung? Ấy chỉ vì Quang Trung (Nguyễn Huệ) là vị tư lệnh, vị anh hùng duy nhất của thời phong kiến nước ta lập được tuyến đường quân sự Nam-Bắc vượt Trường Sơn, người đã có mệnh lệnh “thần tốc!” nổi tiếng vào năm 1789.


Tuy nhiên, cái tên “Đoàn vận tải quân sự Quang Trung” ít thấy phía Mỹ và phương Tây dùng, trừ những khi họ đưa tin theo tin tức mà ta công bố. Để chỉ tuyến đường Hồ Chí Minh, đường Trường Sơn, phía đối phương gọi là “Đường mòn Hồ Chí Minh” (Ho Chi Minh Trail).


Tên gọi “Đường mòn Hồ Chí Minh" do ai, ở đâu đặt và được đặt ra khi nào?Chính là tại đây, Việt Nam, cán bộ, chiến sĩ ta đã đặt tên. Cái tên ấy có từ cuối năm 1945 khi đoàn quân Nam tiến chống thực dân Pháp.
Tháng 5-1959.

Cùng với những mật danh: Đường Trường Sơn, Đường mòn Hồ Chí Minh, Đường dây Thống Nhất, Đoàn vận tải quân sự Quang Trung, Bộ đội Trường Sơn-rồi tiếp đến là Đoàn 559-đây là một phiên hiệu khái quát nhất, ngắn nhất và cũng rất thiêng liêng vì nó ra đời ngày 19-5-1959. Càng thiêng liêng hơn khi người thay mặt Đảng trực tiếp giao nhiệm vụ là Bác Hồ. Người nhận nhiệm vụ là Thượng tá Võ Bẩm - Đoàn trưởng đầu tiên Đoàn 559.

Đằng sau các mật danh, thực chất quy mô của hệ thống Tuyến chi viện chiến lược Đường Hồ Chí Minh như thế nào xin hãy suy ngẫm từ các con số sau đây dựa trên Tập số liệu 16 năm của Bộ tư lệnh 559:

-Quân số cao nhất ở một thời điểm: trên 20 vạn người (Nếu tính số lượt người tham gia chiến đấu trên Trường Sơn thì đến trên 1 triệu).

-Số tấn bom đạn Mỹ trút xuống Trường Sơn: hơn 3 triệu tấn, gồm bom khoan, bom phá, bom cháy; các loại mìn; các loại đạn pháo; chất độc hoá hjc các loại, trong đó có chất độc màu da cam.

-Số cán bộ, chiến sĩ hy sinh trên Trường Sơn: gần 3 vạn.

-Số cán bộ, chiến sĩ bị thương: trên 10 vạn.

-Số xe, máy bị đánh hỏng: 14.500 chiếc.

-Số hàng hoá bị phá huỷ: 90.000 tấn, trong đó có 703 súng, pháo.

-Độ dài của tuyến đường giao liên: 1.600 km.

-Độ dài hệ thống đường ôtô (cố nhiên chỉ tính hệ thống đường ngang dọc trên Trường Sơn): 20.000 km, trong đó có 5 hệ thống đường trục dọc (theo chiều dài dãy núi đến Đông Nam Bộ), 21 đường trục ngang. Trong hai vạn kim ấy có 3.140 km đường kín (đường được nguỵ trang để xe chạy ban ngày).

-Độ dài tuyến cơ giới đường sông (chủ yếu là các nhánh của sông Xê Công và Mê Công): 600 km.

-Đường mòn Hồ Chí Minh trên biển: 1 tiểu đoàn (Tiểu đoàn 603) gồm 107 cán bộ, chiến sĩ do Đoàn 559 thành lập tại Cảng cá Thanh Khê (cách cửa sông Gianh, Quảng Bình 4 km) với mật danh “Tập đoàn đánh cá miền Nam”. Sau này bàn giao cho Bộ tư lệnh Hải quân quản lý.

-Số máy bay Mỹ bị lực lượng phòng không thiết giáp bắn rơi: 2.4555 chiếc.

-Số bộ binh địch bị tiêu diệt trên Trường Sơn: 18.000 tên, bắt sống 1.190 tên.

tugiaban
18-05-2009, 19:01
thông tin tiếp theo
“Thà xước da người còn hơn sẩy da cống”

Có một bài hát của nhạc sĩ Phạm Tuyên sáng tác từ năm xưa mà cho tới bây giờ không mấy ai không thuộc, bài Chiếc gậy Trường Sơn: ”Thanh niên quê tôi làm chiếc gậy hành quân…”. Chữ “quê tôi” trong bài hát có địa chỉ cụ thể: đấy là làng Hoà Xá, huyện Vân Đình, tỉnh Hà Tây, nơi có sáng kiến làm gậy leo núi để tặng bộ đội. Tuy nhiên, không phải đến khi có bài hát này mới có các cuộc tập leo núi. Sau Nghị quyết 15 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá II) và sau khi thành lập Đoàn 559, các cuộc tập leo núi đã được tiến hành ở một nơi bí mật, ấy là vùng núi phía nam tỉnh Hoà Bình-vùng địa hình na ná như Trường Sơn.
Những chiến sĩ được huấn luyện chuẩn bị vượt Trường Sơn phải giữ bí mật tuyệt đối, kể cả với bố mẹ và anh chị em trong gia đình. Họ lên xe đi tập trong những chiếc xe vận tải buông kín bạt và chỉ lái xe mới được biết là đang đi đâu. Và thế là sáng sáng, chiều chiều, ở vùng núi Xuân Mai người ta thấy từng đoàn chiến sĩ, với chiếc gậy trong tay, nối nhau trèo núi, hết ngày này sang ngày khác.


Đoàn người đầu tiên vượt Trường Sơn gồm nửa nghìn chiến sĩ tình nguyện, được tập họp thành Tiểu đoàn giao liên vận tải 301 do đồng chí Hà Kỳ Thự phụ trách.
Bối cảnh miền Nam cuối năm 1959 là bối cảnh đầy máu lửa và sự nhảy múa của quỷ dữ. Con đường số 9 từ cảng Cửa Việt qua thị trấn Đông Hà (Quảng Trị) cắt ngang Trường Sơn, nối với thị xã Thà Khẹt của Lào, hoàn toàn do địch kiểm soát. Quân lính của Ngô Đình Diệm, có cả lính con gái của Lệ Xuân ngày đêm tuần tiễu. Chúng vừa nắn bóp trêu đùa nhau vừa quăng lựu đạn, bắn vu vơ vào các bụi rậm ven Đường 9. Cho đến những năm sau này, cả Trường Sơn đều là tuyến lửa nhưng chăng đường vượt qua Đường 9 vẫn là chặng đường gian nan, ác liệt.


Các chiến sĩ đầu tiên ngày ấy tập trung tại một thung lũng hẻo lánh phía tây Vĩnh Linh, gọi tên là Khe Hó. Trước khi hành quân vào Nam, họ phải bỏ lại tất cả các hiện vật có liên quan đến các lai lịch đơn vị và cá nhân: tiền miền Bắc, tem phiếu, các sổ sách có ghi các địa chỉ… Con đường mà họ sẽ vượt qua là phía tây tỉnh Quảng Trị đến phía tây Thừa Thiên, tuyến đường mòn của dân đi hái củi và lối mòn của voi, của thú rừng đi qua.


Vượt rừng không khó vì đã có nhân dân các dân tộc ít người trên Trường Sơn, mà ở phía tây Quảng Trị là bà con Vân Kiều, chỉ đường dẫn lối. Đoạn khó nhất vẫn là vượt qua Đường 9. Để đảm bảo tuyệt đối bí mật, an toàn, các chiến sĩ đã tuân thủ một mệnh lệnh có vần, dễ nhớ: “Ở không nhà, đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng”. Còn khẩu hiệu để vượt Đường 9 là: “Thà xước da người còn hơn sầy da cống”. Nguyên do là đoàn chiến sĩ vượt qua Đường 9 không thể băng qua mặt đường mà phải chui qua những cái cống ngầm ở đó. Họ phải gùi những hòm đạn, hòm súng trên lưng. Dưới cống lẹt xẹt nước có rất nhiều cây xấu hổ (hay còn gọi là cây mắc cỡ), rất nhiều gai. Nếu nâng người lên để tránh gai thì các thùng hàng sẽ làm xước thành cống, để lại dấu vết, sẽ lộ. Mà ép bụng xuống thì gai cây xấu hổ sẽ xé áo, rách da. Thế là các chiến sĩ ta dũng cảm chọn cách thứ hai.


Chuyến hàng đầu tiên chưa phải là vào Nam Bộ mà là tới Thừa Thiên, phía tây huyện Phong Điền. Chuyến hàng xuất phát ngày 13-8-1959, tới đích ngày 21-8 cùng năm. Số vũ khí vận chuyển đầu tiên mang tiến công thăm dò, số lượng rất ít ỏi, bao gồm 20 khẩu tiểu liên (loại Tuyn), 20 khẩu súng trường (Mat), 10 thùng đạn. Đồng chí Bí thư Phong Điền tiếp nhận lô vũ khí đầu tiên từ miền Bắc gửi vào đã ôm lấy bó súng mà reo lên: “Cách mạng đây rồi! Chính quyền đây rồi!”.

Cũng vào tháng 5-1959, Bộ Quốc phòng còn quyết định thành lập Đoàn B90 tăng cường cho Liên khu 5. Đoàn B90 gồm 25 cán bộ, chiến sĩ đã vượt thượng nguồn sông Bến Hải để nhằm khai đường, mở lối, nối hai chiến trường miền Trung và Nam Bộ. Các đơn vị giao liên, vận tải, gùi thồ kế tiếp được thành lập, ngày càng nhiều, ngày càng đông.

tugiaban
18-05-2009, 21:11
đó bác thấy chưa ... tem ko phải tưởng tượng ... nó là thực tế mà ra ... tem mà cứ tưởng tượng thế nào cũng có lỗi vì hông sát thực, bộ nầy cho thêm 1 điểm nào 7/10

Bác cứ đổi ý xoành xoạch ấy từ 5/10, rồi 6/10, rồi 7/10. Nếu ai tìm thấy vài thông tin liên quan nữa chắc bác cho đến 10/10 quá.

hat_de
19-05-2009, 09:13
Bác cứ đổi ý xoành xoạch ấy từ 5/10, rồi 6/10, rồi 7/10. Nếu ai tìm thấy vài thông tin liên quan nữa chắc bác cho đến 10/10 quá.

ôi nhận ra vẻ đẹp của 1 thứ gì đó đâu có dễ ... càng ngày tui mới càng thấy nó đẹp ... hum ni cho bộ kia 8/10 ... chắc giờ nầy trong SG đang cờ quạt inh ỏi để chào mừng đây :D

tugiaban
19-05-2009, 18:57
Hôm nay em sẽ đưa hình chụp trên báo Tuổi Trẻ

45760

45761

45762

45763

45764

THE GUEST
29-08-2009, 23:53
Giải lao !

http://www.youtube.com/watch?v=LPa6CuCojiE&NR=1