PDA

View Full Version : Không chỉ là một tấm ảnh !!!


open
24-06-2009, 11:25
Ảnh là để lưu giữ những kí ức đẹp, những chuyện vui trong quá khứ mà mình không muốn quên @!

Nhưng có những bức ảnh làm người ta nhớ mãi, nhớ không vì những kí ức bao quanh nó mà nhớ là vì nó có GIÁ TRỊ LỊCH SỬ và SỐNG MÃI CÙNG THỜI GIAN.

Có thể bạn đã biết nhưng cũng có người chia biết, hôm nay, Open xin giới thiệu tới bạn : Các tấm ảnh đã làm thay đổi thế giới

Đôi dòng trước khi xem : Những tấm ảnh sau đây MANG ĐẦY TÍNH HIỆN THỰC và SỐNG ĐỘNG miêu tả sát với những gì đã xảy ra trong quá khứ, được nhân loại NHÌN NHẬN _ KHẲNG ĐỊNH _ CHỨNG MINH. Nên có 1 số ảnh không thích hợp cho những người yếu tim. Mong bạn cân nhắc trước khi xem ! Sự thật vẫn là sự thật ... Trân trọng !


1. Uganda - 1980

47235

1 bức ảnh về nạn đói ở Châu Phi, Uganda năm 1980. Bức ảnh miêu tả đôi bàn tay teo tóp vì đói của một đứa bé đang hấp hối trong lòng bàn tay của một nhân viên cứu trợ Liên Hiệp Quốc. Sự giúp đỡ tuy muộn màng nhưng đã nhen nhóm trong ta sự hy vọng về một thế giới tốt đẹp hơn trong tương lai

2. Kền kền chờ đợi - 1993

47236

Bức ảnh đoạt giải Pulitzer 1994 này được chụp khi xảy ra nạn đói khủng khiếp ở Xuđăng, mô tả một em bé đang đói lả nhưng vẫn cố bò về phía trại phân phát lương thực của Liên Hợp Quốc, cách đó khoảng 1m. Con chim kền kền đang chờ đứa trẻ bị chết để nó có thể ăn thịt. Bức ảnh đã làm cho cả thế giới bàng hoàng. Không ai biết điều gì xảy ra với em bé, kể cả nhà nhiếp ảnh Kevin Carter, người đã rời ngay khỏi hiện trường sau khi chụp. Ba tháng sau, Kevin tự sát.

3. Hành hình nô lệ - 1930

47237

Tấm ảnh được chụp bởi Lawrence Beitler miêu tả cảnh 2 nô lệ da đen bị hành hình trước 10,000 người da trắng vì tội cưỡng hiếp 1 phụ nữ da trắng và giết chết bạn trai cô ta. Mặc dù tấm ảnh được thể hiện như việc hành hình kẻ có tội, nhưng cách tra tấn dã man và sự hả hê của đám đông bên dưới cũng để lại một sự ghê rợn cho người xem.


4. Nagasaki - 1945


47238

Đám mây hình nấm trên bầu trời Nakasaki vào ngày 9 tháng 8 năm 1945 này đã giết chết hơn 80 ngàn người và đã trở thành nỗi ám ảnh đe dọa cho hòa bình nhân loại.

5. Bữa trưa trên đỉnh New York - 1932

47240

Bức ảnh này của Charle Ebbets chụp 11 người công nhân đang ăn trưa trên một thanh đà, tại tầng 69, công trường xây dựng tòa nhà GE ở trung tâm Rockefeller diễn tả số phận cheo leo của những người công nhân nhập cư trong thời kỳ phát triển bùng phát của chủ nghĩa tư bản.

6. Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu - 1963

47241

Một trong những sự kiện chấn động thế giới: hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để phản đối chính sách đàn áp Đạo Phật của chính quyền Ngô Đình Diệm trong cuộc biểu tình ngày 11 tháng 6 năm 1963 tại góc đường Phan Đình Phùng và Lê Văn Duyệt (nay là CMT8 – Nguyễn Đình Chiểu). Ngay lập tức, nó đã gây một ảnh hưởng rất lớn đến chính trị và truyền thông. Bức ảnh do Malcolm Browne chụp.

7. Người đàn ông đang rơi từ Trung tâm Thương mại Thế giới tại New York, Mỹ - 2001

47242

Bức ảnh chụp người đàn ông đang rơi từ Trung tâm Thương mại Thế giới tại New York, Mỹ sau khi tòa nhà này bị 2 máy bay đâm vào trong sự kiện “11 tháng 9” này đã gây một cảm xúc rất mạnh đến người dân Mỹ. Nhiều người cho đó là sự xúc phạm đến người đã chết. Nhưng Richard Drew, tác giả bức ảnh thì biện hộ rằng, bức ảnh đã diễn tả một quyết định giữa sống và chết của con người khi bị dồn vào đường cùng.


8. Thảm sát Sơn Mỹ - 1968

47243

Ngày 16 tháng 3 năm 1968 một nhóm quân nhân Mỹ (đại đội Charlie thuộc lữ đoàn bộ binh 11) dưới sự chỉ huy của người thiếu úy 24 tuổi William Calley nhận nhiệm vụ chiếm đóng làng Sơn Mỹ và tìm du kích Việt Cộng. Các binh lính đã hãm hiếp phụ nữ và bắn chết gần như tất cả dân cư của làng: 503 thường dân, trong đó là 182 phụ nữ, 172 trẻ em, 89 đàn ông dưới 60 tuổi và 60 người già.


9. Trại tập trung Buchenwald- 1945

47244

Trại tập trung Buchenwald của Đức Quốc xã sau khi được giải phóng năm 1945. Hơn 43 ngàn người Do Thái đã bị hành hình tại đây. Trong ảnh là những người dân Đức bị buộc phải đi xuyên qua Buchenwald để tận mắt chứng kiến những gì mà quốc gia của họ đã gây ra cho thế giới.

11. Omayra Sánchez - 1985

47245

Đôi mắt đã ám ảnh người xem này là của cô gái 13 tuổi Omaya Sánchez trong thảm họa núi lửa Nevado del Ruiz ở Colombia ngày 13 tháng 11 năm 1985, đã giết chết 25 ngàn người. Trong ảnh, Omaya đã kiệt sức vì bị mắc kẹt gần 3 ngày đêm trước sự bất lực của lực lượng cứu hộ. Cuối cùng, mọi người đã ở bên cạnh em và cùng cầu nguyện đến khi em không còn cầm cự được sau 60 giờ. Bứa ảnh được chụp bởi Frank Fournier.

Bãi tha ma sau trận chiến tại Pennsylvania - 1863

47246

Những xác người nằm trơ trọi giữa đồng không mông quạnh dưới bầu trời xám xịt... một cảm giác rợn người khi bạn đứng trước một bãi tha ma sau cuộc chiến. Chụp trong cuộc Nội chiến Mỹ.

Tháng 9 năm 1965. Bình Định. Người mẹ và bọn trẻ vượt sông, thoát khỏi lửa đạn. Tác giả Kyoichi Savada


47247

Năm 1972 Một bức ảnh nổi tiếng nói lên sự tàn khốc của chiến tranh Việt Nam: Phan Thị Kim Phúc, cô bé 9 tuổi trong hình đang la khóc trong kinh hoàng và chạy đi trong tình trạng bị bỏng nặng sau khi gia đình em bị một trận bom napal dội xuống. Bức ảnh đã gấy chấn động thế giới, buộc người ta phải nhìn nhận lại những hậu quả mà chiến tranh đã gây ra cho những người dân Việt Nam. Bức ảnh này cũng mang về cho tác giá, Nick Út giải Pulitzer



47248

bức ảnh về nạn đói ở Châu Phi

47250

Ất Dậu 1945: năm khủng khiếp!

47251


Bức ảnh Hai em bé ở Thái Bình được coi là biểu tượng của nạn đói năm 1945:

Nạn đói năm Ất Dậu là một nạn đói xảy ra tại miền Bắc Việt Nam trong khoảng từ tháng 10 năm 1944 đến tháng 5 năm 1945 làm khoảng từ 400.000 đến 2 triệu người dân chết đói.
Không có số liệu chính xác về số người đã chết đói, nhưng một số nguồn khác nhau ước tính là từ khoảng 400.000 đến 2 triệu người đã bị chết đói tại miền bắc Việt Nam trong thời điểm này. Tháng 5 năm 1945, bảy tháng sau khi trận đói bùng nổ tại miền bắc, toà khâm sai tại Hà Nội ra lệnh cho các tỉnh miền Bắc phúc trình về tổn thất. Có 20 tỉnh báo cáo số người chết vì đói ở miền bắc là hơn 380.000, chết vì bệnh – không rõ nguyên nhân – là hơn 20.000, tổng cộng 400.000 cho riêng miền bắc. Tháng 10 năm 1945, theo báo cáo của một quan chức quân sự của Pháp tại Đông Dương khi đó là tướng Mordant thì khoảng nửa triệu người chết. Toàn quyền Pháp Jean Decoux thì viết trong hồi ký của ông về thời kỳ cầm quyền tại Đông Dương "À la barre de l’Indochine" – là có 1 triệu người miền Bắc chết đói. Các nhà sử học Việt Nam ước đoán là từ 1 đến 2 triệu. Nhiều nhà sử học sau này nêu con số 1 triệu trong khi những người sinh sống tại miền Bắc khi đó thì thiên về con số 2 triệu, là điều Hồ Chí Minh có nhắc đến trong bài Tuyên ngôn Độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945.

Có những con người mà chính kẻ thù cũng phải khâm phục

47252

Đó là câu nói của ông Fidel Castro khi nói về Che Guevara - người anh hùng giải phóng dân tộc của châu Mỹ la tinh - Bức ảnh do nhiếp ảnh gia Alberto Korda (1929-2001) chụp Che Guevara tháng 3 năm 1960, đúng vào dịp lễ tưởng niệm những người thuỷ thủ Bỉ trên con tàu định mệnh chuyên chở vũ khí vào CuBa đã bị những lực lượng phản cách mạng đánh đắm. Ông đứng trên lễ đài và trong "khoảnh khắc quyết định", hình ảnh này qua ống kính "lọt vào trái tim" của Korda, và ông đã bấm máy.

Hình ảnh của Che Guevara đã biểu tượng cho khí phách, sự hiện ngang, mạnh mẽ, sống có lý tưởng và chiến đấu vì chân lý của nhiều thế hệ trẻ cho đến ngày nay.

Đây cũng là hình ảnh được sao chụp, có nhiều biến thể nhất và được in trên nhiều chất liệu nhất trên thế giới này.

************* còn nhiều nhiều tấm ảnh nữa nhưng open không đưa lên nữa vì cổ họng open đã NGHẸN BỨ LÊN ... không còn thở được nữa, cảm xúc đã vủa bây lấy tâm trí. Bất nhẫn quá khi open post tiếp chúng ! Mọi người tham khảo thêm ở đây nhé

http://rapidshare.vn/showthread.php?t=55333

****************** Cám ơn vì đã xem bài của open !!!

open
24-06-2009, 13:55
To NOBITA8905 : Còn hơn là hay nữa bạn à ! Đó là sự thật lịch sử mà ai cũng cần phải biết.

Open có ấn tượng mạnh nhất với tấm ảnh này.

47254
1 quyết định không biết là sai hay là đúng. Thôi ! Nhảy, trước sau gì cũng chết, lằn ranh sự sống và cái chết thật mong manh, khi đó TOÀN BỘ CẤU TRÚC ĐÃ BỊ PHÁ HỦY, sự lan tràn hủy diệt đã lên tới tận thượng ! Và người này đã nhảy ... Dù như thế nào đi chăng nữa, cầu mong linh hồn người này sớm được bình yên.


Và tấm này open mới cập nhât được, do gấp quá nên không dịch được, các bạn xem ảnh tạm !!

47256

TERRORISM ATTACK by DiverMike & ShyWife.
EDS NOTE: GRAPHIC CONTENT -- A person jumps from the north tower of New York's World Trade Center Tuesday Sept. 11, 2001. Mounting an audacious attack against the United States, terrorists crashed two hijacked airliners into the World Trade Center and brought down the twin 110-story towers Tuesday morning. (AP Photo/Richard Drew)

Tem quốc chí
24-06-2009, 16:08
Bức ảnh "Người du kích anh hùng" của Korda

47262

Vào ngày 4 tháng 3 năm 1960, khi tàu vận tải La Coubre của Pháp phát nổ trong hải cảng Habana, Fidel đã ngay lập tức tố cáo CIA vì tội phá hoại. Ngày hôm sau, chính quyền tiến hành buổi lễ tưởng niệm và Korda đã ghi lại toàn bộ sự kiện này. Sau khi chụp ảnh những người pháp biểu, ông rẽ chiếc máy ảnh Leika của mình lên bục diễn thuyết. Và khá bất ngờ, Che lọt vào tầm ngắm của ông trong 15 giây, ở tư thế đang tựa vào rào chắn. Nhà nhiếp ảnh đã bấm máy hai lần. Korda nhớ lại hôm ấy là ngày lộng gió - áo khoác của Che phải kéo phecmotuya đến tận cổ - và ông cho cái nhìn xa xăm của Che là do khoảnh khắc đó ông khó thở và tức giận.

Nguyên bản bức ảnh chụp của Korda chụp trong buổi lễ tưởng niệm các nạn nhân trong vụ nổ tàu La Coubre

Những bức ảnh Che luôn chứa chất những sự kiện: tính cách của ông tự nó đủ để tạo nên một sự kiện. Nhưng ở đây, những gì Korda tình cờ bắt được thì hoàn toàn ngược lại. Hiệu ứng từ góc nhìn nguyên bản của bức ảnh đã khiến nó vượt qua ngoài thực tế. Đây là một chân dung dường như đang trôi trong không gian, với những chi tiết lạ lùng làm sao lãng sự chú ý của người xem - một cây cọ, một hình người vô danh nhìn nghiêng. Nhà cách mạng không nhìn vào máy ảnh, hay nhìn vào ai đó. Ông cũng không biết là mình đang bị ngắm nhìn. Lúc đó, ông đang ở tuổi 31.

open
05-07-2009, 11:10
Tiếp sau loạt bài về những tấm ảnh lịch sử may mắn đã được mọi người chú ý quan tâm, hôm nay open sẽ post lên thêm một loạt ảnh mới.
Lần này là loạt ảnh HIỆN THỰC ĐỜI SỐNG, qua đó ta thấy được vẻ đẹp của tự nhiên, cuộc sống và tình người bao la ... Trân trọng gời đến ! Open!

Bão ở châu Phi

48499

Một đám mây bụi khổng lồ, được gọi là haboob (bão cát) đổ bộ vào tỉnh Khartoun, Sudan hồi tháng 4. Những cơn bão cát theo mùa có thể đạt độ cao hơn 900m.

Con người
48500

Lính Mỹ đang che chắn cho một đồng đội bị thương khỏi đống đổ nát do máy bay cứu hộ gây ra trong trận đánh ở Qubah, Iraq tháng 3 năm 2007.


==>> không mạn đàm tới cái đúng sai của w.h ( WHITE HOUSE ) ở cuộc chiến này nhưng hành động của những người lính trên chiến tuyến này làm người ta đã phải cảm động !!!

Hai cái đầu

48501

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates (trái) và Giám đốc CIA Michael Hayden tham dự buổi lễ tuyên thệ nhậm chức của tân Giám đốc Cục tình báo quốc gia, Adm.Mike McConnel.


==>> miễn bình luận ???

Người công dân mới

48502

===>> mới nhìn qua thì thấy nó gê gê nhưng nhìn lại lần nữa thì thấy đẹp vô cùng. Thật là sống động !! Cám ơn Tạo Hóa .


Về một bức ảnh

48503

Nguyễn Việt Thanh, phóng viên ảnh báo Việt Nam News lại vừa đoạt 2 giải Nhất tại cuộc thi Ảnh Báo chí Quốc tế Bangkok lần 1 dành cho các bức ảnh chụp tại các nước thuộc tiểu vùng sông Mêkong.

Cuộc thi dành cho tất cả các phóng viên ảnh trên thế giới, với sự tham gia dự thi của các hãng thông tấn lớn như AP, AFP, UPI, Reuters, và sẽ được tổ chức thường niên. Những bức ảnh dự thi đòi hỏi phải nêu bật sự phát triển, biến đổi của các nước tiểu vùng sông Mêkông.

Cuộc thi chia làm 5 hạng mục: Tin tức tiêu điểm (Spot News), Ảnh đơn (tạm dịch từ Feature Photos), Phóng sự ảnh (Photo-essay), Đời thường (Daily life), Thể thao (Sport).

Nguyễn Việt Thanh là nhà nhiếp ảnh duy nhất đoạt giải Nhất ở 2 hạng mục, và một giải Nhì. Một nhà nhiếp ảnh Việt Nam nữa là Lê Anh Dũng đoạt giải Ba ở hạng mục Ảnh đơn. Mỗi giải Nhất được một máy Canon 400D và một chuyến du lịch châu á 3 ngày dành cho 1 người.

Điều khác biệt của các cuộc thi ảnh báo chí (so với ảnh nghệ thuật) là ảnh dự thi phải được chụp cùng năm đó - buộc các phóng viên ảnh phải làm việc liên tục nếu muốn dự thi. Giải Nhất Ảnh đơn của Nguyễn Việt Thanh là một bức ảnh “đơn giản” chụp nghệ sĩ Đào Anh Khánh đang “múa”.

Bức đoạt giải Nhì ảnh Đời thường và bộ ảnh giải Nhất Phóng sự đều được Nguyễn Việt Thanh thực hiện trong chuyến đi cùng đoàn làm phim cho chương trình quảng bá du lịch Việt Nam vẻ đẹp tiềm ẩn.

Chỉ có 2 phóng viên ảnh tham gia chuyến đi này. Bức giải Nhì chụp hai mẹ con người Mông trong... toilet. Người Mông ở Lóng Luông- Mộc Châu, Sơn La- cách Hà Nội 300km bây giờ đã có điều kiện xây nhà vệ sinh theo kiểu hiện đại, có cả bình nóng lạnh trong khi vẫn ở nhà sàn.

Phóng sự ảnh Đám ma người Thái đến với Nguyễn Việt Thanh một cách tình cờ. Đang trên đường, anh gặp hai người đàn bà đội khăn trắng theo kiểu rất gây chú ý, hỏi thăm thì đó là khăn tang. Cả đoàn hỏi thăm tiếp vào UBND xã, liên hệ quay phim chụp ảnh ghi lại phong tục truyền thống luôn. Nguyễn Việt Thanh mất 2 ngày để có được 24 bức ảnh gửi đi thi.

Đám tang của một người đàn ông 80 tuổi ở xã Chiềng Hạ- Mường Lay, Sơn La- cách Hà Nội 400km- được tổ chức theo đúng phong tục của người Thái Đen. Chẳng hạn, người nhà phải nằm rạp xuống đường cho người chết “đi qua”, cuộc hỏa táng diễn ra trong “rừng Ma”, đốt theo cả CMND cùng các giấy tờ liên quan đến người quá cố...

Điều khiến các bức ảnh càng trở nên quý hiếm là chẳng mấy chốc khu vực này sẽ trở thành lòng hồ của thủy điện Sơn La.

Kể từ giải Nhất Ảnh Báo chí châu á 2006 (với bức ảnh chụp cảnh người Mông xem ti vi), Nguyễn Việt Thanh có vẻ bắt đầu “sát giải” ảnh báo chí quốc tế. Đầu năm nay, anh còn được 5 giải danh dự ảnh báo chí châu á đề tài Môi trường.

Nguyễn Việt Thanh cho biết anh cũng đã nhiều lần dự thi World Press Photo (Ảnh Báo chí Thế giới) nhưng chưa có duyên. Cuộc thi này vốn “kỵ” dân nhiếp ảnh châu á. Đoạt giải World Press Photo khác nào thành tựu suốt đời.

“Tôi cũng cố gắng bền bỉ theo đuổi. Kể mà được giải rồi đi làm việc khác (ví dụ giảng dạy) cũng được!”. Bí quyết theo đuổi của Nguyễn Việt Thanh không có gì đặc biệt: “Mình không nề hà chụp bất cứ cái gì- cơ hội sẽ đến!”.

open
05-07-2009, 11:20
Hugh Van Es

48504

Hugh van Es là một trong các phóng viên ảnh đã chụp được những tấm hình ấn tượng nhất về chiến tranh Việt Nam. Trong ảnh, ông cùng các bạn đồng nghiệp ngồi uống cà phê tại Macao năm 1969.

Những bức ảnh để đời trong chiến tranh VN của Van Es
Nhiếp ảnh gia Hugh Van Es, người Hà Lan, tác giả của nhiều hình ảnh ấn tượng nhất về Chiến tranh Việt Nam vừa qua đời ở bệnh viện ở Hong Kong hưởng thọ 67 tuổi.

Bức hình nổi tiếng nhất của ông Van Es chụp đoàn người Mỹ và Việt đang xếp hàng chờ leo lên để kịp bắt chiếc trực thăng trên nóc tòa nhà ngày 29/04/1975. Nó đã trở thành biểu tượng về thất bại của Mỹ ở Việt Nam.

ông Van Es rời Hà Lan để sang sống ở Hong Kong năm 1967. ông tường thuật cuộc chiến Việt Nam từ 1969 đến 1975, ban đầu làm cho AP sau đó là United Press International. Năm 1975, khi quân Giải phóng tiến gần tới Sài Gòn, ông đã chụp cảnh hàng ngàn nhân viên quân sự Mỹ và thường dân Việt Nam di tản.

48505

Từ mái nhà của văn phòng UPI, ông thu lại hình ảnh dòng người theo nhau lên chiếc thang trên nóc một tòa nhà số 22 đường Gia Long để lên trực thăng do CIA thuê. Hình ảnh này, thường bị nhầm là chụp Sứ quán Mỹ, sau đó được dùng trong vờ nhạc kịch Miss Saigon.

Một nhiếp ảnh gia khác ở Việt Nam, Peter Arnett, nói ông Van Es là "một trong số hiếm hoi phóng viên ảnh Tây phương sẵn lòng chịu nguy hiểm để chứng kiến chiến tranh kết thúc".

Sau chiến tranh, ông Van Es trở lại Hong Kong. Ernst Herb, Chủ tịch Câu lạc bộ Phóng viên Nước ngoài ở Hong Kong đánh giá rằng sự nghiệp của ông Van Es tạo "cảm hứng" cho người khác vì ông nắm bắt được "tinh thần của nghề phóng viên".

Một lính Mỹ thuộc sư đoàn không vận 101 bị thương đang được các đồng ngũ giúp đưa đi trong cơn mưa, sau trận chiến khốc liệt với quân đội của miền Bắc Việt Nam khi đó, tháng 5/1969.

48506

Một lính dù Mỹ bị thương nhăn mặt vì đau đớn trong khi chờ nhân viên y tế đến trợ giúp. Ảnh chụp tại căn cứ quân sự Mỹ tại thung lũng A Sầu, gần biên giới Lào, tháng 5/1969.

48507

Một nhóm nông dân miền nam Việt Nam, gồm toàn phụ nữ và trẻ em, ngồi chờ trong lúc bị lính thủy đánh bộ Mỹ dồn vào ấp chiến lược giữa một buổi trưa nắng gắt năm 1969.

48509

Van Es và vợ, Annie, cuối năm 2008. ông dành hàng chục năm cuối đời sống ở Hong Kong và làm việc như một phóng viên tự do cho các báo Mỹ và châu âu. Van Es qua đời hôm qua ở tuổi 67.

48508