PDA

View Full Version : DSTG ở Trung Quốc


Poetry
02-09-2007, 22:58
Lạc Sơn Đại Phật - Di sản Văn hóa Thế giới
Dưới chân núi Nga Mi (tỉnh Tứ Xuyên - Trung Quốc) có một con đường, đi về phía đông khoảng 30 cây số sẽ gặp một thị trấn tên Lạc Sơn. Thị trấn này tuy nhỏ nhưng rất nổi tiếng nhờ vào pho tượng Phật Di Lặc lộ thiên lớn nhất thế giới được tạc vào vách đá của ngọn Lăng Vân thuộc dãy Lạc Sơn. Chính vì thế tượng có tên là "Lạc Sơn Đại Phật".

Tượng thể hiện dáng Phật ngồi, mặt hướng về Tây phương, nhìn về một vùng sông nước mênh mang là nơi hợp lưu của ba dòng Mân giang, Thanh Y giang và Đại Độ hà. Tương truyền ngày xưa ở nơi đây, thủy tai từng xảy ra nhiều lần. Vì muốn trừ thủy họa, nên trong năm đầu niên hiệu Khai Nguyên đời vua Đường Huyền Tông (713 sau Công nguyên), hòa thượng Hải Thông (người Quý Châu) đã tập hợp nhân lực, vật lực, tạc nên pho tượng lớn trên vách núi.

Công trình vĩ đại này được hoàn thành trong 90 năm (713-803) nhờ vào ý chí phi thường của ba con người: hòa thượng Hải Thông khởi xướng (làm đến vai), tiết độ sứ Trương Cầu (làm đến gối) và Vi Cao (làm nốt đến chân). Hai bên tượng Phật đều có lối đi lên dãy núi bên trên. Tiếng chuông hòa với tiếng chim. Có tiếng nước chảy từ đá. Và những bức phù điêu chạm khắc trên vách núi. Kỳ hoa dị thảo chen với vô số những tượng Phật, khám Phật, am miếu và những lầu nghinh phong nép mình bên núi đón gió từ ngã ba sông mênh mông thổi bừng lên vẻ đẹp của sơn thanh thủy tú.

Đây là tượng Phật điêu khắc đá lớn nhất thế giới. Kích thước của Lạc Sơn Đại Phật thật là kỳ vĩ: tượng cao 71m, đầu Phật cao 14,7m với 1.021 lọn tóc, vai rộng 28m, gối cao 28m, tai dài 7m, chỉ một bàn chân của tượng đã rộng 5,5m, dài 11m, trên đó đủ chỗ cho hàng trăm người ngồi. Người đời miêu tả tượng Phật vĩ đại này bằng câu nói: "Sơn thị nhất tôn Phật - Phật thị nhất tòa sơn" (núi là một vị Phật - Phật là một quả núi). Từ xa 3-4 km ta đã nhìn thấy bề thế uy nghi, hùng vĩ của pho tượng. Với đôi mắt lim dim trầm tư suy nghĩ sâu xa, khuôn mặt tượng miêu tả chân dung lý tưởng, siêu phàm và từ bi, điềm nhã của Đức Phật Di Lặc - biểu tượng cho sự Thái Bình và tương lai huy hoàng.

Che mưa, chống gió cho pho tượng Phật khổng lồ này là một tòa "Đại tượng các" bằng gỗ cao 13 tầng. Do thời gian và chiến loạn, tòa Đại tượng các huy hoàng ngày xưa không còn tồn tại. Từ đời Minh, Thanh về sau, tượng bị gió mưa bào mòn, xâm thực hàng trăm lỗ, không còn nhìn rõ mặt mũi.

Từ năm 1962, Chính phủ Trung Quốc đã cho sửa chữa toàn diện, từ đó chân dung trang nghiêm, thanh tú của pho tượng Lạc Sơn Đại Phật hoành tráng này mới được phục hồi, và được liệt vào danh mục văn vật trọng điểm cấp quốc gia.

56
FDC bloc tem "Lạc Sơn Đại Phật" do Trung Quốc phát hành ngày 28/4/2003.

Pho tượng có hơn 1.200 năm lịch sử này cùng với quần thể di tích thắng cảnh núi Nga Mi đã được tổ chức UNESCO của Liên Hiệp Quốc công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào năm 1996.

(Sưu tầm & biên soạn)

Bugi5697
18-07-2008, 14:05
Bí ẩn về tượng đá Phật Lạc Sơn
__________________________
Pho tượng Phật lớn nhất thế giới (Đời Đường - 713)


https://images.postbeeld.com/series/chp/chpn0307.jpg

Tượng Phật Lạc Sơn nằm ở ngọn Thê Loan mé Đông núi Nga My thành phố Lạc Sơn tỉnh Tứ Xuyên.


http://worldheritage.heindorffhus.dk/china1984-MountEmei-temple04.jpghttp://worldheritage.heindorffhus.dk/china1984-MountEmei-temple05.jpg
http://worldheritage.heindorffhus.dk/china1984-MountEmei-temple06.jpg


Tượng tạc trên vách núi khi mở đường ở núi Lăng Vân. Mặt tượng quay về hướng hội tụ của ba dòng sông Mân, Đại Đô và Thanh Y. Tượng tạo hình trang nghiêm, trải qua hàng nghìn năm mưa gió đến nay vẫn đứng vững vàng bên bờ sông Mân chảy xiết. Tượng Phật Lạc Sơn, còn gọi là Đại Phật Lăng Mân là một bức tượng điêu khắc vách núi lớn nhất thế giới còn tồn tại đến ngày nay và mãi mãi về sau.

Đại Phật Lạc Sơn được ca ngợi là " Núi là pho tượng Phật, Phật là một ngọn núi". Trình độ điêu khắc tượng Phật ở đây vô cùng tinh tế, đường nét sống động, tỉ lệ các bộ phân cân xứng, khí thế hùng vĩ, thể hiện phong cách của nên văn hóa Thịnh Đường.


http://img81.imageshack.us/img81/9225/img2548jg1.jpg

Về công việc điêu khắc tượng Phật Lạc Sơn, trong lịch sử có một câu chuyện truyền thuyết rất đẹp và truyền tụng từ đời này sang đời khác. Tượng Phật Lạc Sơn thời cổ gọi là "Tượng Di Lặc" "Đại Phật Gia Định", tượng tạc vào năm thứ nhất Đường Huyền Tông (năm 713). Thời đó, ba con sông Mân, Đại Đô và Thanh Y cùng hội tụ về đây. Dòng chat xối thẳng vào chân núi Lăng Mân. Mùa lũ, thế nước rất mạnh, thuyền bè qua sông thường bị sóng xô vào vách núi vỡ tan. Nhà sư nổi tiếng ở chùa Lăng Mân là Hải Thông vô cùng lo lắng, bất giác xuất hiện ý nghĩ - tạc một bức tượng Phật to lớn ở đây, đồng thời dùng đá làm chậm dòng chảy của sông. Nhà sư Hải Thông cho rằng, có thể mượn sức mạnh của Phật để chống lại dòng nước lũ.

Sau hai mươi năm huy động đóng góp tiền bạc của dân, nhà sư Hải Thông đã có một khoản tiền lớn dựng tượng. Lúc đó, có một tên quan địa phương đến đòi tiền hối lộ. Nhà sư tức giận mắng rằng: "Mắt có thể tự móc, nhưng tiền dựng Phạt khó lấy". Thế rồi ông tự móc mắt của mình, đặt lên đĩa gửi cho tên quan tham lam kia. Sau khi ông qua đời, tiết độ sứ Kiếm Nam Xuyên Tây là Vĩ Cao huy động thợ đá tiếp tục tạc tượng. Triều đình hạ chiếu cho phép dùng thuế muối ủng hộ cho việc tạc tượng. Công trình tạc tượng Phật Lạc Sơn kéo dài 90 năm mới hoàn thành.


http://home.iprimus.com.au/burgess1/buddha.jpg

Quy mô công trình của tượng Phật Lạc Sơn rất nhiều sách ghi chép tường tận. Đầu tượng Phật dài 14,2m m, rộng 10m, mắt dài 3,3m, mũi dài 5,53m, vai rộng 24m, tai dài 7m (lỗ tai có thể chứa được hai người), mu bàn chân rộng 8,5m (có thể đủ cho trăm người ngồi). Về chiều cao của tượng Phật có nhiều ý kiến khác nhau. Sách "Phật Tổ thống kỷ", "Phương dư thắng lãm" đời Tống, sách "Tứ Xuyên thống chí", "Lạc Sơn huyệt chí" đời Minh Thanh đều chép: "Tượng Phật Lạc Sơn cai 360 xích, tương đương khoảng 110m". Sau khi Trung Quốc mới thành lập, ngành nghiên cứu khoa học mới sử dụng phương pháp thừng treo và đo cận cảnh nhiều lần tiền hành đo tượng Phật, xác nhận tượng Phật Lạc Sơn cao 71m. "Đại Bách khoa toàn thư Trung Quốc", "Từ điển danh sơn đại xuyên Trung Quốc"... đều ghi rất rõ: "Tượng Phật Lạc Sơn cao 71m". Nhưng năm 1990, "Từ điển địa danh Trung Quốc" do nhà xuất bản Từ Thư Thượng Hải phát hành lại viết "Độ cao tượng Phật Lạc Sơn là 58,7m". Quan điểm này được rất nhiều chuyên gia có uy tín tán đồng.

Vì sao cùng một bức tượng đá cố định hoàn toàn lại có hai số liệu sai lệch nhau lớn như vậy? Theo các chuyên gia cho biết, sự khác biệt chủ yếu của hai số liệu này (71m và 58,7m) là do định nghĩa về độ cao của tượng Phật Lạc Sơn. Khi đo một vật văn hóa, giới chuyên môn gọi khoảng cách điểm thấp nhất của cổ vật là "thông cao" (chiều cao thông thủy). Đế của tượng Phật Trung Quốc phần lớn có bệ hoa sen. Khi đó, thông thường coi tượng Phật và bệ hoa sen là một thể hoàn chỉnh. Độ cao của tượng Phật được tính từ đỉnh cao của đầu tượng Phật đến điểm thấp nhất của bệ hoa sen.


http://www.temviet.com/forums/attachment.php?attachmentid=25008&d=1212302522

Đối với bệ hoa sen của tượng Phật Lạc Sơn có hai ý kiến. Có người cho rằng dưới chân tượng Phật Lạc Sơn có hai bệ sen, một bệ đặt dưới chân, dưới bệ đặt dưới chân còn một bệ nữa. Vì vậy chiều cao của tượng Phật phải đo từ điểm thấp nhất của bệ hoa sen, tức tượng Phật cao 71m. Đồng thời, có người cho rằng, dưới chân tượng Phật chỉ có một bệ hoa sen đặt chân. Tại sao chiều cao của tượng Phật lại tính hai bệ hoa sen. Có ý cho rằng, cái bệ sen lớn hơn dưới bệ sen đặt chân trên thực tế là một tầng nền móng của tầng bệ sen đặt chân, chẳng qua nhà xây dựng vì mỹ quan và trang nghiêm đã khắc hình hoa sen xung quanh tầng móng. Vì vậy, tầng móng này không thể tính vào độ cao của tượng Phật. Những người có quan điểm này chỉ tính độ cao của tượng Phật từ bệ hoa sen đặt chân đến tới đỉnh đầu tượng Phật và đo được là 58,7m

Bugi5697
18-07-2008, 14:05
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/b/b1/LeshanBuddha.jpg (http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/b/b1/LeshanBuddha.jpg)

Đầu tượng Đại Phật Lạc Sơn.

Đường kính đầu tượng Đại Phật Lạc Sơn khoảng 10m, có 1021 búi tóc, mí Phật dài 3,7m, mắt Phật dài 3,3m, mũi Phật dài 5,53m, miệng Phật rộng 3,3m, tai Phật dài 7m, cổ cao 3m, vô cùng tráng lệ.

Đại Phật Lạc Sơn hùng vĩ, khí thế phi phàm. Trên móng chân Đại Phật Lạc Sơn có thể đặt một bàn bát tiên. Đến gần Đại Phật Lạc Sơn, sẽ cảm thấy vô cùng kính sợ. Hai bên tượng Phật có hai hộ pháp, cao khoảng 16 m, rộng khoảng 6 m, thân mặc chiến bào, tay cầm pháp khí. Người dân trong khu vực này nói rằng: “sơn thị nhất tọa Phật, Phật thị nhất tọa sơn” ("Núi là Phật và Phật cũng là núi"). Một phần điều này là do dãy núi trong đó có Lạc Sơn Đại Phật được cho là có hình dáng tương tự như Phật đang ngủ, khi nhìn từ phía sông, với Đại Phật nằm ở vị trí tim, ngụ ý "tâm trung hữu phật".

Đại Phật Lạc Sơn được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới năm 1987.

Bugi5697
18-07-2008, 14:06
Trải qua sương gió hơn 1000 năm, vì sao tượng Phật Lạc Sơn vẫn giữ được hoàn hảo đến như vậy?

Mấy năm nay, các chuyên gia tiến hành khảo sát thí nghiên cứu tượng Phật Lạc Sơn, không ngừng khám phá ra nhiều bí ẩn trong đó. Các chuyên gia cho rằng, tượng Phật Lạc Sơn có một hệ thống thoát nước thiết kế kì diệu, ẩn bên trong cơ thể, có tác dụng quan trọng bảo vệ tượng Phật.

Trong 18 tầng búi tóc trên đầu tượng Phật, tầng thứ 4, tầng thứ 9, tầng thứ 18 đều có rãnh thoát nước ngang. Rãnh thoát nước xây bằng đá vôi, đứng từ xa không nhìn thấy. Cổ áo Phật và các nếp gấp cũng có rãnh thoát nước. Hai bên sườn và trước ngực tượng Phật cũng có rãnh thoát nước, nối liền với rãnh thoát nước ở hai cánh tay. Vách núi ở phía sau hai tai dựa vào, có hai hang trái phải thông nhau.

Hai bên mé sau ngực tượng, mỗi bên có một cái hang, nhưng không được thông, vách đá ẩm ướt, phía cuối tích nước. Cửa hang liên tục chảy nước đi. Ngực tượng Phật có một dải thấm nước rộng khoảng 2m. Các rãnh nước và hang động tạo thành một hệ thống thoát nước, cách ẩm và thông gió khoa học, chống lại phong hóa mang tính ăn mòn của thiên nhiên.

Có chuyên gia chỉ rõ, kết cấu điêu khắc của tượng có tác dụng vô cùng quan trọng đối với việc bảo tồn tượng Phật. Người quan sát thưởng thức tượng Phật Lạc Sơn chỉ nhìn thấy bề ngoài tạc dựa vào núi, thấy hai tay Phật để lên đầu gối và tư thế ngồi ngay ngắn.

Kết cấu hình thể của tượng Phật rất thú vị. Phần ngực tượng Phật có một cái hang nội tạng đóng kín. Hòn đá bịt miệng hang là tấm bia cũ ở "Thiên Ninh các" đời Tống. Trong hang có đặt rất nhiều sắt phế liệu, gạch.... Các chuyên gia cho biết, tượng Phật Lạc Sơn đời Đường sau khi xây dựng xong đã từng xây một mái gỗ che để bảo vệ, tránh nắng mưa xâm hại.

Rất nhiều bệ cột và lỗ cột trên chân tay, ngực và bàn chân chứng tỏ đã từng xây dựng "Đại Phật các". Đời Tống đã trùng tu lại "Đại Phật các" gọi là "Thiên Ninh các". Đến đời Nguyên, "Thiên Ninh các" bị hủy hoại. Người trùng tu đưa bia vào trong hang Hải Sư bảo tồn, đáng tiếc sau này bia cũng bị hủy hoại. Vậy mà tượng Phật Lạc Sơn ngồi vũng nghìn năm vẫn giữ được bản sắc như xưa. Rốt cục nguyên nhân nào mà tượng Phật lại bền vững như vậy? Câu hỏi này đến nay chưa có câu trả lời chính xác.

viet_u_map
13-05-2009, 11:30
mình cũng đang mới bắt đầu sưu tầm tem phật ,chùa nên thấy bài viết này hay wa, có điều mình tìm chổ này chổ nọ mà chưa thấy tem phật ở đâu hết , bạn có thể chỉ mình đc ko , thấy đẹp quá,và mê ko chịu nổi,tối ngày đi học là đạp tới đạp lui mấy chổ bán tem chỉ để hỏi hỏi hỏi và nghe đc câu ko ko ko,rầu chết dad

Poetry
11-07-2009, 00:55
Cho đến nay UNESCO đã công nhận 38 Di sản Thế giới tại Trung Quốc. Xin lần lượt giới thiệu những DSTG này.

Thành cổ Lệ Giang

Thành cổ Lệ Giang thường được biết đến dưới tên gọi Đại Nghiên cổ trấn (大研古镇). Đây là một thành phố cổ tuyệt đẹp cả về phong cảnh và lịch sử, nơi sinh sống của các dân tộc Bạch (Bai), Nạp Tây và Tạng. Thành cổ này nằm trên độ cao 2.400 m, trên cao nguyên Vân Quý, cách Côn Minh hơn 500 km và có diện tích 3,8 km².

Nó không có tường thành, với trung tâm là phố Bốn Phương. Nó nổi tiếng về hệ thống đường thủy và cầu cống, nên còn được gọi là "Venezia của phương Đông". Lệ Giang có 354 chiếc cầu (bình quân cứ 1 km² có 93 cầu) bắc trên hệ thống sông Ngọc Hà trong nội thành. Những cây cầu được nhắc đến nhiều: Đại Thạch, Nam Môn, Mã Yên, Nhân Thọ, được xây vào đời Minh và Thanh.

Hiện nay Lệ Giang có khoảng 30.000 dân với hơn 6200 hộ, chủ yếu là người Nạp Tây (hay Na-xi). 30% người dân vẫn làm nghề thủ công (đúc đồng, chạm bạc, thuộc da và lông thú, dệt).

Thành cổ Lệ Giang có lịch sử lâu đời hơn 800 năm. Lệ Giang được xây vào cuối đời Tống, đầu đời Nguyên. Trước cửa các ngôi nhà người ta đều trồng dương liễu và có suối nước chảy qua.

Phủ họ Mộc vốn là nơi ở của thủ lĩnh thế tập Lệ Giang, được xây vào thời nhà Nguyên. Sau khi được đại tu vào năm 1998, phủ họ Mộc trở thành Viện bảo tàng của đô thị cổ.

Tương truyền về lý do thành cổ Lệ Giang không có tường thành như sau: Thủ lĩnh họ Mộc cho rằng nếu xây thành cõ nghĩa là tự giam mình vì chữ mộc (木) nếu đóng khung xung quanh sẽ thành chữ khốn (困), nghĩa là bị vây hãm, trói buộc, nên đã không xây thành xung quanh để bảo vệ.

Một phần ba thành phố cổ đã bị phá hủy bởi một trận động đất vào tháng 02-1996. Thành cổ Lệ Giang (bao gồm cả Đại Nghiên, Thúc Hà và Bạch Sa) đã được công nhận là Di sản Văn hóa thế giới vào ngày 04-12-1997.

Ngày 01-05-2002, Trung Quốc phát hành bộ tem "Thành cổ Lệ Giang" gồm 03 tem và 01 bloc, mã số 2002-9.

49207

49208

theloveofsiam83
15-07-2009, 07:28
Cửu Trại Câu Thiên Đường nơi hạ giới九寨溝 – Trung Hoa thủy cảnh chi vương

Cửu Trại Câu - Jiuzhaigou National Park là vùng bảo tồn thiên nhiên, nằm trên độ cao 2500 m so với mực nước biển, ở miền bắc tỉnh Tứ Xuyên,Trung Quốc. Do ở đây có 9 ngôi làng của người Tạng nên có tên là Cửu Trại , nơi đây có rất nhiều biển hồ nên gọi là vùng đất “ biển hồ” với 108 ao hồ lớn nhỏ. Cửu Trại là nơi kết hợp hài hòa giữa nước, hồ, suối, thác nước , bãi cát nên được mệnh danh là “ Trung Hoa thủy cảnh chi vương” Cửu Trại có rất nhiều danh thắng về hồ và thác như: thác Nhược Nhật, thác Thụ Chính, Thác Gấu Trúc, hồ Lư Mao, hồ Hỏa Hoa, khe Nhật Tắc, bãi cát Trân Châu. Cửu Trại Câu được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới vào năm 1992. Năm 1990,khu phong cảnh này được đánh giá là một trong 40 khu du lịch đẹp nhất của Trung Quốc và năm 1997, được đưa vào danh sách hạng 5 các khu bảo tồn đa dạng sinh học thế giới trong phân hạng IUCN.


103055
103056
103057
103058
103059

Khu phong cảnh Cửu Trại Câu, (tiếng Trung: 九寨溝, tiếng Tây Tạng: Sicadêgu) là vùng bảo tồn thiên nhiên, nằm trên độ cao 4000 m so với mực nước biển, thuộc châu tự trị dân tộc Khương, dân tộc Tạng A Bá, miền bắc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc.

Khu phong cảnh Cửu Trại Câu được hình thành trên dãy núi đá vôi trầm tích, nổi tiếng nhờ hệ thống các hồ đa sắc và các thác nước nhiều tầng, được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới vào năm 1992. Năm 1990, khu phong cảnh này được đánh giá là một trong 40 khu du lịch đẹp nhất của Trung Quốc. Năm 1997, khu phong cảnh Cửu Trại Câu được đưa vào danh sách hạng 5 các khu bảo tồn đa dạng sinh học thế giới trong phân hạng IUCN.

Thông tin du lịch

Nhiệt độ khu Cửu Trại Câu cao nhất là vào tháng 7 và 8 hằng năm, từ 18 đến 24 độ C. Không khí thì hơi loãng, nhưng không ảnh hưởng nhiều.

Giá vé vào cổng cho 1 người sẽ là 220 NDT, và vé xe bus tham quan các điểm sẽ là 90 NDT. Khách du lịch thường mua cả 2 vé này vì diện tích bên trong rất lớn, đi bộ tham quan sẽ không thể nào đi hết trong ngày được. Khu bên trong sẽ có 2 nhánh lớn.

Từ xa xưa, Cửu Trại Câu đã được biết đến với biệt danh “thiên đường nơi hạ giới” với những ngọn núi tuyết phủ trắng xóa, những cánh rừng thông trùng điệp và hàng trăm ghềnh thác, hồ nước đầy màu sắc quyến rũ.

Được hình thành trên vùng núi đá vôi trầm tích, Cửu Trại Câu có hàng trăm hồ nước lớn nhỏ và 100 hải tử (cảnh ghềnh thác) đẹp như tranh vẽ. Chính vẻ đẹp lộng lẫy của các hồ nước này nên người Trung Quốc đã lưu truyền một câu nói: không có nguồn nước nào còn làm bạn hứng thú khi bạn đã đến Cửu Trại Câu.

Cửu Trại Câu là sự tổng hòa vẻ đẹp của những ngọn núi tuyết, hồ nước xanh biếc, rừng cây, thác nước nhiều tầng và nền văn hóa phong tục Tây Tạng.

Cửu Trại Câu nổi tiếng bởi hai yếu tố: một danh lam thắng cảnh nhờ vẻ đẹp tự nhiên độc đáo và một khu bảo tồn thiên nhiên với nhiều loại động thực vật hoang dã. Hình ảnh các tán cây xanh vàng, các quả núi nhiều hình thù kỳ vĩ và những khu hồ nước trong trẻo, đầy màu sắc tạo nên vẻ đẹp độc đáo của Cửu Trại Câu, trong đó nước được biểu hiện cho tinh thần của Cửu Trại Câu.

Nếu không được tận mắt ngắm nhìn những chiếc hồ nước trong suốt như pha lê với nhiều màu sắc rực rỡ này mà chỉ nhìn qua hình ảnh được in trong các tập sách, catalogue hẳn bạn có thể nghĩ rằng người ta tô vẽ màu sắc vào đó. Nhưng tôi cam đoan rằng các hồ nước ở Cửu Trại Câu có rất nhiều màu và đó là màu thật được phản quang bởi ánh nắng mặt trời tùy theo buổi sáng hay buổi chiều. Nếu không tin, bạn có thể tự mình kiểm nghiệm.

Năm 1990, Cửu Trại Câu được Cơ quan Du lịch quốc gia Trung Quốc đánh giá là địa chỉ đứng đầu trong bốn mươi khu du lịch tốt nhất tại Trung Quốc. Năm 1992, UNESCO công nhận Cửu Trại Câu là di sản thiên nhiên thế giới. Và đến năm 1997, Cửu Trại Câu lọt vào danh sách các khu bảo tồn đa dạng sinh học thế giới.
49870

Nhật Nguyệt Đàm - nơi tập trung khách tham quan

49871
49872

Thác Trân Châu - nơi chọn làm bối cảnh của phim Tây Du Ký 1986 và Thần Điêu Đại Hiệp 2006

49873
Bức tranh này rất đặc biệt - xem nhé

49874

49875

Núi non, hồ nước, cây cỏ, rừng, động vật, chim chóc nơi đây vẫn còn giữ trọn vẹn vẻ hoang sơ đã thu hút lượng khách du lịch từ các nơi đổ về Cửu Trại Câu mỗi ngày lên đến hơn hai vạn lượt người, mặc dù vé tham quan Cửu Trại Câu hiện đang thuộc loại đắt nhất Trung Quốc (hơn cả cố cung Bắc Kinh) với 320 nhân dân tệ (tương đương 640.000 VNĐ).


Bưu chính TRung Quốc cũng phát hành bộ tem Cửu Trại Câu - bao gồm 4 tem và 1 blog


Có thể nói, bộ tem Cửu Trại Câu đẹp cả về hình thức lẫn cách thức ghép tranh của bộ tem, nếu bạn khéo léo một tý, bạn thử ghép 4 con tem vào Nhật Nguyệt Đàm ở trên, bạn sẽ có một bức tranh tuyệt đẹp. Nhật Nguyệt Đàm - bức tranh thứ 5

49876
49877
49878
49879

Hông Kông cũng phát hành một bộ tem di sản Trung Quốc trong đó có Cửu Trại Câu

49880

theloveofsiam83
15-07-2009, 08:00
Nga Mi sơn

Nơi ngụ của Phổ Hiền Bồ Tát


Nga Mi sơn (tiếng Trung: 峨嵋山) hay núi Nga Mi hay Đại Quang Minh sơn là một ngọn núi nằm ở phía trung nam tỉnh Tứ Xuyên thuộc miền tây Trung Quốc, trên khu vực quá độ của lòng chảo Tứ Xuyên theo hướng cao nguyên Thanh-Tạng. Thông thường được viết là 峨眉山 và đôi khi là 峩嵋山 hay 峩眉山, nhưng cách phát âm không thay đổi.

Nga Mi sơn là một trong Tứ đại Phật giáo danh sơn. Vị Bồ Tát bảo trợ của Nga Mi sơn là Samantabhadra, trong tiếng Việt còn được gọi là Phổ Hiền bồ tát.

Đỉnh cao nhất của Nga Mi sơn là đỉnh Vạn Phật của ngọn núi chính Kim Đỉnh, với độ cao 3.099 m. Với địa thế cao chót vót, phong cảnh đẹp nên người ta nói tới Nga Mi sơn như là "Nga Mi thiên hạ tú". Là một trong Tứ đại Phật giáo danh sơn, tại Nga Mi sơn có khoảng 26 ngôi chùa; miếu, trong đó có 8 ngôi chùa; miếu lớn là cơ bản nhất. Người ta cho rằng Nga Mi sơn chính là đạo tràng của Phổ Hiền bồ tát.

Nga Mi sơn cùng bức tượng đại Phật Lạc sơn, bức tượng Phật tạc trên vách đá lớn nhất thế giới ở núi Thê Loan, được UNESCO công nhận là Di sản thế giới ngày 6 tháng 12 năm 1996.

Các nguồn tài liệu thế kỷ 16 và 17 có đề cập tới việc tập luyện võ thuật trong các ngôi chùa trên núi Nga Mi[1], là nguồn tham chiếu hiện còn lưu giữ được có niên đại sớm nhất nói tới chùa Thiếu Lâm như là khởi nguồn của võ thuật Trung Hoa. Trường phái võ thuật Nga Mi là sự kết hợp của Phật giáo với Đạo giáo.
* Địa lý, khí hậu
Khu vực rộng lớn bao quanh Nga Mi sơn về mặt địa chất được biết đến như là tỉnh đá lửa lớn Nga Mi sơn kỷ Permi, một tỉnh đá lửa lớn đã phun trào trong thời gian thuộc kỷ Permi.
Khu vực Nga Mi sơn có nhiều sương mù, thiếu nắng, lượng mưa dồi dào. Khí hậu trên khu vực bình nguyên này là cận nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình về tháng 1 là khoảng 6,9°C, trung bình về tháng 7 là 26,1°C. Tuy nhiên, tại Nga Mi sơn thì kiểu khí hậu thay đổi theo độ cao. Từ độ cao 1.500 m đến khoảng 2.100 m là kiểu khí hậu ôn đới ấm, từ độ cao 2.100 m đến khoảng 2.500 m là khí hậu ôn đới trung gian, từ độ cao 2.500 m trở lên là khí hậu cận hàn đới. Từ độ cao 2.000 m trở lên thì thời gian băng tuyết bao phủ ước chừng khoảng 6 tháng mỗi năm, kéo dài từ tháng 10 năm trước tới tháng 4 năm sau.
* Động, thực vật hoang dã
Tại đây có trên 3.000 loài thực vật. Hiện tại, quần thể động vật hoang dã tại khu vực Nga Mi sơn ước chừng khoảng 2.300 loài, trong đó có 51 loài động vật có vú, 256 loài chim, 34 loài bò sát, 60 loài cá, 33 loài động vật lưỡng cư, 1.000 loài côn trùng. Thường gặp là gấu trúc nhỏ, hươu xạ, khỉ đuôi ngắn, dê rừng, gà lôi, cẩm kê bụng trắng, báo, trĩ sừng tro loang lổ v.v, trong đó có 29 loài thuộc danh sách động vật cần bảo vệ của Trung Quốc. Trên đường lên núi có nhiều khỉ, kết thành bầy xin ăn các du khách, cũng là một điểm đặc sắc của Nga Mi sơn.
* Cảnh quan chủ yếu
Kim Đính
Kim Đính còn gọi là "Vạn Phật Đính", là ngọn núi cơ bản của Nga Mi sơn, cũng là điểm du lịch cơ bản của nó. Tại Kim Đính có thể nhìn thấy 4 kì quan của Nga Mi sơn là Nhật xuất, Vân hải, Phật quang, Thánh đăng.
Chùa Báo Quốc
Chùa Báo Quốc nằm ở chân núi Nga Mi, trên lối vào Nga Mi sơn, đồng thời cũng là nơi diễn ra các hoạt động Phật giáo chính. Chùa này được xây dựng vào khoảng niên hiệu Vạn Lịch thời nhà Minh (cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17), còn có tên gọi là "Hội Tông đường", trong nội cung thờ Phổ Hiền bồ tát. Đến thời vua Khang Hi nhà Thanh cho đổi tên thành "chùa Báo Quốc". Chùa tọa lạc trên diện tích 40.000 m², bao gồm sơn môn, điện thờ Di Lặc, điện Đại Hùng, điện thờ Thất Phật (bảy vị Phật), điện thờ Phổ Hiền và lầu chứa kinh văn nhà Phật.
Thanh Âm các
Thanh Âm các, còn gọi là chùa Ngọa Vân, nằm tại Ngưu Tâm lĩnh của Nga Mi sơn, phía dưới có hai suối Hắc Bạch, nằm ở độ cao 710 m. Trong nội cung có tượng Thích Ca Mâu Ni cùng các bồ tát là Văn Thù và Phổ Hiền. Phía dưới của Thanh Âm các là hai phi đình, hai bên có cầu, gọi là song phi kiều. Phía dưới hai suối Hắc Bạch có một tảng đá lớn, hình dáng giống như tim bò (ngưu tâm), gọi là "ngưu tâm thạch".
Bạch Vân giáp
Bạch Vân giáp, còn gọi là "Nhất Tuyến Thiên", là một vách núi hẹp, dài khoảng 130 m, rộng khoảng 6 m, nơi hẹp nhất là 3 m, có cầu treo cho 2 người qua lại được.
Cửu Lão động
Cửu Lão động dài khoảng 1.500 m, chia làm ba đoạn. Tương truyền tại đây có chín ông già tu tiên là Thiên Anh, Thiên Nhậm, Thiên Trụ, Thiên Tâm, Thiên Cầm, Thiên Phụ, Thiên Xung, Thiên Nhuế, Thiên Bồng.
Các cảnh quan khác còn có các chùa là Tiên Phong tự, Vạn Niên tự và Phục Hổ tự. Vạn Niên tự có kiến trúc mang đậm dấu ấn của Đạo giáo. Trong Vạn Niên tự có tượng đồng Phổ Hiền bồ tát cưỡi voi cao 7,35 m, nặng 62 tấn.

49884

49885

49886

49887

49888

49889

49890

49891

49892

49893

* Bưu chính TRung Quốc phát hành bộ tem Núi Nga Mi vào ngày 16-11-1984. Bộ này được xem là bộ tem tranh tinh khắc đầu tiên cực kỳ sắc sảo và tuyệt đẹp, có 6 mẫu.

49894
49895
49896
49897
49898
49899

theloveofsiam83
17-07-2009, 10:17
Lư Sơn


Cửu Trùng Cửu - Bồng Lai của Đạo Gia

Lư Sơn (Giản thể: 庐山, Phồn thể: 廬山; Bính âm: Lúshān) hay còn gọi là Lô Sơn là một dãy núi nằm ở phía nam thành phố Cửu Giang (九江), tỉnh Giang Tây, Trung Quốc, gần hồ Bà Dương. Lư Sơn có 99 ngọn núi, trong đó đỉnh cao nhất là Đại Hán Dương (大汉阳) với độ cao 1.474 m trên mực nước biển. Núi này là một điểm du lịch quan trọng của Trung Quốc.

Đây là nơi đến được du khách nội địa Trung Quốc ưa thích. Tại đây, trên vách núi có thể nhìn thấy những sự dịch chuyển vỉa rất đặc biệt từ thời kỳ băng hà. Phong cảnh vùng này rất đẹp với các đỉnh núi, thung lũng, hẻm núi, khe núi, kiến tạo đá, hang động, và thác nước. Khu vực này cũng có một số đền thờ Đạo giáo, chùa Phật giáo, cũng như nhiều di tích Khổng giáo.

Năm 1982, Quốc vụ viện Trung Quốc phê chuẩn Lư Sơn là khu danh lam thắng cảnh trọng điểm của quốc gia. Công viên quốc gia này trải dài trên diện tích 500 km² đến lưu vực Hồ Bà Dương.

Năm 1996, Công viên Quốc gia Lư Sơn được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Năm 2004, công viên được UNESCO công nhận là vườn địa chất (Công viên Địa chất Quốc gia Lư Sơn kỷ Băng Hà - 庐山第四纪冰川国家地质公园) và được đưa vào danh sách hệ thống các vườn địa chất quốc tế (Hệ thống này có cả thảy 48 vườn, 18 ở Trung Quốc).


Văn Học
Núi Lư Sơn nổi tiếng đẹp đã là nguồn cảm hứng cho nhiều tác phẩm thi ca Trung Quốc. Điển hình là bài thơ "Xa ngắm thác núi Lư" của Đỗ Phủ, hay bài "Lô Sơn" (hay Lư Sơn) mà giới thiền tông thường cho là của Tô Đông Pha:
Lô Sơn
Lô sơn yên tỏa Chiết giang triều
Vị đáo bình sinh hận bất tiêu
Đáo đắc hoàn lai vô biệt vị
Lô sơn yên tỏa Chiết giang triều.
Bản dịch tiếng Việt của sư Mật Thể:
Lô Sơn
Mù tỏa Lô Sơn sóng Triết Giang
Khi chưa đến đó hận muôn vàn
Đến rồi về lại không gì lạ
Mù toả Lô Sơn sóng Triết Giang.

50307

50308

50309

50310

50311

50312

50313

50314

50315

50316

50317

50318

50319

50320

50321

Lư Sơn được đưa lên tem bao gồm 7 con, phát hành năm 1981

50322

50323

50324

50325

50326

50327

50328

50329

theloveofsiam83
21-07-2009, 18:40
Núi Thanh Thành

CÁI NÔI CỦA ĐẠO GIA

Núi Thanh Thành nằm cách thành phố Đô Giang, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc 15km về phía Tây Nam. Đây là ngọn núi nổi tiếng và là một trong những cái nôi của Đạo giáo Trung Quốc.

Năm 2000, ngọn núi này cùng công trình thủy lợi Đô Giang Yển đã được UNESCO công nhận là "di sản thế giới".

Đô Giang Yến
Đô Giang Yển (Giản thể: 都江堰, Phồn thể: 都江堰; Bính âm: Dū jiāng yàn) là một công trình hạ tầng thủy lợi được xây dựng vào năm 256 trước Công nguyên trong thời Chiến Quốc trong lịch sử Trung Hoa bởi nước Tần. Công trình này nằm ở sông Mân Giang ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, gần Thành Đô (成都, Chéngdu). Ngày nay công trình này vẫn đang được sử dụng và giúp tưới tiêu hơn 5300 km2 đất của khu vực này.

Đô Giang YểnLũ lụt hàng năm hoành hành gây hại cho người dân sống bên sông Mân Giang. Viên quan nhà Tần là Lý Băng (李冰,lǐ bīng) đã được phái tới Thành Đô làm khâm sai, đã quyết định cho khảo sát khu vực sông này với một số cư dân địa phương. Ông đã làm quen với thực địa địa mạo khu vực và dòng chảy của dòng sông và đã tìm ra nguồn nước của con sông. Nước chảy từ Mân Sơn và bắt đầu vào mùa Hè thì chảy xuống Mân Giang gây hại cho khu vực này.

Lý Băng đã quyết định chia dòng chảy con sông ra hai dòng để khiến cho một dòng nước tiếp tục chảy theo dòng bình thường của nó còn dòng kia chảy vào đồng ruộng của người dân. Nhưng đã có một vấn đề lớn. Ngọc Lũy sơn (một đồi đá) đã cản lối đi đến Đồng bằng Thành Đô. Ông đã hạ lệnh cắt một lối xuyên qua đồi này. Nhưng đá của đồi này quá cứng nên không đào được. Do đó ông đã hạ lệnh chất củi và cỏ lên trên đá và đốt, sau đó tưới nước lạnh lên. Việc thay đổi nhiệt độ này khiến đá nứt ra và họ đã có thể đào được đá. Công việc này mất 7 năm và cuối cùng họ đã đào được một lối xuyên qua đồi đến vùng đồng bằng với chiều rộng 20 m. Nông dân ở đây gọi nó là Bảo Bình Khẩu (cổ chai).

51142

51143

51144

51145

51146

51149

51150

51151

51152

51153
51154
51155

Bưu chính China phát hành 2 bộ tem Đập Đô Giang Yến và núi Thanh Thành

*Tem Đập Giang Yến phát hành ngày 20-2-1991 và núi Thanh Thành phát hành năm 2006
51156

51157

51158

51159
51160

theloveofsiam83
22-07-2009, 08:26
HANG ĐÁ LONG MÔN

中国国际广播电台

Kho tàng nghệ thuật điêu khắc bằng đá
 
Hang đá Long Môn nằm trên vách núi dựng đứng trên thung lũng Long Môn, ở ngoại ô cách thành phố Lạc Dương tỉnh Hà Nam 12,5 Km về phía Nam. Bởi vì đây là vách núi đông tây đối diện với nhau, bên dưới có dòng sông Doãn hà chảy qua, cho nên trông nó như chiếc then cửa, sau thời nhà Đường, đều gọi đây là “Long Môn”. Nơi đây là nút giao thông quan trọng, non xanh nước biếc, khí hậu dễ chịu, là thắng cảnh thu hút văn nhân mặc sĩ đến du ngoạn thăm quan. Lại thêm hang đá Long Môn được khai quật tạc tạo ngay trên vách núi đá có chất lượng tốt, chất đá rất dễ tạc tạo và điêu khắc, cho nên người xưa lựa chọn nơi đây để khai tạo nên hang đá Long Môn

Hang đá Long Môn và hang Mạc cao Đôn Hoàng tỉnh Cam Túc và hang đá Vân Cương Đại Đồng tỉnh Sơn Tây được coi là “Ba kho tàng nghệ thuật điêu khắc lớn quý giá Trung Quốc ”. Hang đá Long Môn được khai tạo từ Hiến Văn Đế Bắc Ngụy < năm 471 đến năm 477 công nguyên>, trải qua hơn 400 năm mới hoàn thành, đến nay đã có hơn 1500 năm lịch sử, chiều dài của hang đá Long Môn khoảng một Km, hiện nay còn tồn tại hơn 1300 hang , 2345 khám hang, hơn 3600 vật có lời đề và bia khắc, hơn 50 tháp phật, 97 nghìn pho tượng phật. Trong đó hang Tân Dương, chùa Phụng Tiên và hang Cổ Dương là tiêu biểu nhất.

Hang giữa Tân Dương là tác phẩm tiêu biểu của thời Bắc Ngụy <năm 386 đến năm 512 Công Nguyên>. Hang này thi công trong suốt 24 năm mới hoàn thành, là hang khắc tạc trong thời gian lâu nhất. Trong hang có 11 pho tượng Phật lớn. Thích ca mâu ni là pho tượng chính trong đó, mặt mày thanh tú, tự nhiên, được coi là kiệt tác nghệ thuật điêu khắc đồ đá của thời Bắc Ngụy. Trước tọa phật Thích ca mâu ni có tạc hai con sư tử đực khỏe mạnh. Hai đệ tử đứng và hai Bồ tát ở bên phải và bên trái, nét mặt của Bồ Tát đang mỉm cười chăm chú, trông hiền từ đôn hậu. Trong hang còn khắc tạc nhiều pho tượng Bồ Tát và tượng các đệ tử đang lắng nghe kinh Phật, trông rất sinh động. Tượng Nàng tiên Phi Thiên trên đỉnh hang được khắc họa hết sức sinh động và truyền thần.

Chùa Phụng Tiên là hang lớn nhất của cụm hang đá Long Môn, đại diện cho phong cách nghệ thuật khắc đá của thời nhà Đường < năm 618 đến năm 904 Công nguyên>. Chiều rộng và chiều dài của chùa đều hơn 30 mét. Tất cả cụm điêu khắc trong chùa Phụng Tiên là một chỉnh thể nghệ thuật hết sức hoàn mỹ, trong đó phải kể đến pho tượng Phật Lư Sá là một kiệt tác nghệ thuật tuyệt hảo. Tổng chiều cao của tượng Phật Lư Sá khoảng 17 mét, thân hình của tượng phật đầy đặn trang nhã, hết sức sinh động. Ánh mắt đầy trí tuệ của bà từ trên đưa xuống, vừa vặn gặp ánh mắt ngước lên của mọi người đến chiêm ngưỡng, khiến ai cũng cảm thấy sự rung động tự tâm linh mình, đầy sức hấp dẫn nghệ thuật.

Hang Cổ Dương là động được đục tạc sớm nhất trong cả cụm hang đá Long Môn, có nội dung phong phú nhất, là một hang nữa có tính đại diện của thời Bắc Ngụy. Hang Cổ Dương có rất nhiều khám Phật, những khám Phật này phần lớn đều có lời đề , ghi lại họ tên của tác giả hồi bấy giờ, cũng như năm tháng cụ thể và nguyên do của nó, những thứ này đều là tài liệu quý giá để nghiên cứu thư pháp và nghệ thuật điêu khắc thời Bắc Ngụy. “Long môn mười hai phẩm” là cột mốc lịch sử thư pháp Trung Quốc, phần lớn đều tập chung tại đây. “Long môn mười hai phẩm” đã đại diện cho thân bia thời Ngụy, nét chữ ngay ngắn thành thạo, khí thế mạnh mẽ cứng cáp, là tinh hoa của nghệ thuật thư pháp khắc bia của hang đá Long Môn.

Hang đá Long Môn còn giữ lại nhiều tài liệu vật thể lịch sử về tôn giáo, mỹ thuật, thư pháp, âm nhạc, trang phục, y dược, kiến trúc và giao thông của Trung Quốc và nước ngoài. Bởi vậy, cụm hang đá Long Môn còn là viện bảo tàng nghệ thuật điêu khắc đá cỡ lớn của Trung Quốc.

Ngày 30 tháng 11 năm 2000 cụm hang đá Long Môn đã được đưa vào “Danh mục di sản thế giới”. Hội đồng di sản thế giới đánh giá rằng: hang đá và tháp Phật tại khu vực Long Môn đã thể hiện nghệ thuật tạo hình quy mô nhất và ưu tú nhất của cuối thời Bắc Ngụy cho đến thời Đường <từ năm 493 đến năm 907 công nguyên > Trung Quốc. Các tác phẩm nghệ thuật tôn giáo đã thuật lại một cách tường tận về Phật giáo, đại diện cho đỉnh cao nhất của nghệ thuật trạm khắc đá Trung Quốc.

Chúng ta xem các bức ảnh tuyệt đẹp của Long Môn

51208

51209

51210

51211

51212

51214

51215

51216

51217

51218

Bưu chính China phát hành bộ tem hang đá Long Môn bao gồm 4 mẫu và 1 blog, phát hành năm 1993
51219
51220
51221

theloveofsiam83
27-07-2009, 07:03
Nhân bưu chính Trung Quốc phát hành bộ tem Tam Giang Tịnh Lưu

Tam Giang Tịnh Lưu ở Vân Nam

Tam Giang Tịnh Lưu là một khu vực bảo tồn tại 3 tỉnh Vân Nam, Quý Châu và Quảng Tây, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Đây là thượng nguồn của ba con sông nổi tiếng: sông Dương Tử, sông Mêkông và sông Salween. Tam Giang Tịnh Lưu đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới (thiên nhiên) năm 2003

Tổng diện tích khu bảo tồn là 758,977.8 ha, trên một vùng với bán kính rộng 180 km và 310 km. Khu vực này là nơi phát tích 3 con sông lớn và nổi tiếng nằm trên độc cao 6000 m.
Ngoài giá trị là nơi phát tích các con sông lớn, khu vực này còn nổi tiếng vì phong cảnh tuyệt đẹp cùng với việc đa dạng các loại địa hình bậc nhất.

Trong các mô tả, cụm từ hoa mỹ mà tổ chức UNESCO đã phong tặng cho Tam Giang Tịnh Lưu là : " đa dạng hầu hết các khu vực nhiệt độ trên trái đất" và "vượt trội các tính năng địa hình " .

Do vị trí địa lý của nó về địa hình và địa điểm, các khu vực 3 sông chảy song song cùng nhau chứa nhiều loại khí hậu. Lượng mưa hàng năm trung bình khoảng từ 4.600 mm trong Dulongjian tại khu vực phía tây của Gongshan quaän đến 300mm ở trên thung lũng của sông Yangtse Việc bảo vệ các khu vực xung quanh, khu vực hiện có có 6.000 loài cây, 173 loài vật có vú, 417 loài chim, trong đó có 22 loài liệt vào sách đỏ.

Ngoài đa dạng về sinh học, tự nhiên, các con sông, cảnh quan, địa hình, Tam Giang Tịnh Lưu còn đa dạng cả về thành phần dân tộc thiểu số. Có tất cả 25 dân tộc được tìm thấy ở Vân Nam như Tây Tạng, , Lisu, Bái, Pumi và Naxi. Nhiều người trong số các dân tộc thiểu số vẫn còn bảo lưu truyền thống rất tốt.

Nơi đây còn tập trung rất nhiều ngọn núi cao, trong đó nổi tiếng nhất là Meili, Baima, Haba quanh năm tuyết phủ, thu hút khách tham quan vì quanh năm tuyết phủ. Núi Kawagebo (cao 6740 m), và đỉnh Jiang Gorge - hay còn gọi là Nữ Thần Mặt Trăng được xem là những đỉnh núi nổi tiếng bậc nhất nơi đây.

Về mặt địa chất, với lịch sử 50 triệu năm kiến tạo địa chất, với đa dạng của rất nhiều loại đá khác nhau được tìm thấy, hình thành nên rất dạng địa hình khác nhau và khí hậu khác nhau trong cùng một khu vực.

Việc chọn địa danh tam Giang Tịnh Lưu là di sản thiên nhiên thế giới cũng góp phần bảo lưu rất nhiều giá trị khác nhau, đặc biệt là bản sắc dân tộc ít người. Du lịch vùng Tam Giang Tịnh Lưu cũng rất thích hợp cho du lịch mạo hiểm, sinh thái, v..v.

© Phan Minh Chau - Hung Vuong University,All Rights Reserved |Updated August - 2009


52033

52030

52031

52032

52034

52038

52039

Đây là Núi Thiên Quy - Nghìn rùa - nằm trong quần thể Tam Giang Tịnh Lưu - với núi non hình thù kỳ lạ, trầm tích xoắn


Ngày 25.7.2009, Trung Quốc phát hành bộ tem bảo vệ môi trường nước lưu vực Tam Giang. Đây cũng là vùng di sản thế giới do Unesco công nhận.

Thông tin kỹ thuật của bộ tem:

Ngày phát hành: 25-07-2009
Loại tem: chuyên đề

Mã số: 2009-14
Số mẫu: 3
Giá mặt: 3,6 tệ
Cỡ tem: 60x30 mm
Số răng tem: 13,5 x 13
Số tem/tờ: 12 (4 bộ)
Thiết kế: Huang Huaqiang
In ấn: ống đồng nhiều màu trên giấy tiêu chuẩn có keo lại Nhà in Tem Bưu chính Bắc Kinh

52040

52041

52042

linhtote123
13-08-2009, 11:26
Hongkong đã phát hành nhiều bộ tem về phong cảnh Đại Lục, trong đó có nhiều bộ về Di sản TG rất đẹp. Tote xin giới thiệu 1 số bộ sau:


1. Bộ 6 di sản TG gồm: Thành cổ Lệ Giang, Lăng Mộ Tần Thủy Hoàng, Cửu Trại Câu, Cố Cung Bắc Kinh, Hoàng Sơn, Điện Potala.

54255

Bộ tem

54256


FDC bộ 6 tem

2. Phong cảnh Đại Lục Serie 2 năm 2003 : Tô Châu

Trên trời có Thiên đàn
Hạ giới có Tô, Hàng


54259

Mặt sau tem là toàn cảnh vườn Tô Châu

FDC Tô Châu

54251

3. Phong cảnh Đại Lục Serie 5 năm 2006 : Thái Sơn


54253


4. Phong cảnh Đại Lục Serie 6 năm 2007 : Thạch Lâm - Vân Nam


54254

5. Phong cảnh Đại Lục Serie 7 năm 2008 : Hoàng Long


54252

theloveofsiam83
20-08-2009, 18:09
Vũ Di Sơn

Tam tam , lục lục - quà tặng của thượng đế

Khu thắng cảnh Vũ Di Sơn nằm cách thành phố Vũ Di Sơn, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc 15km về phía Nam. Dãy núi này được mệnh danh là dãy núi đẹp nhất vùng Đông Nam Trung Quốc, "Phúc Kiến đệ nhất sơn", năm 1999 phần núi thuộc Phúc Kiến được UNESCO liệt vào danh sách Di sản thiên nhiên thế giới và Di sản văn hóa thế giới. Vũ Di là một trong những di sản văn hóa có diện tích lớn nhất Trung Quốc hiện nay với tổng diện tích 999,75km², trong đó diện tích khu thắng cảnh trung tâm là 635,75km². Vũ Di sơn bao gồm khu thắng cảnh núi, khu bảo tồn thiên nhiên và khu di chỉ thành Hán cổ.

Núi Vũ Di hoàn toàn không có dấu tích xây dựng của con người, tất cả đều do thiên nhiên ban tặng. Khu thắng cảnh núi Vũ Di dài 60km, nổi tiếng bởi địa thế của vùng đất Đan Hạ, xung quanh bao bọc bởi núi và nước, có nhiều đỉnh núi có hình thù kỳ quái, được gọi là "Tam tam, lục lục". "Tam tam" nghĩa là 3x3=9, chín khe suối nước trong xanh. 6x6=36, 36 đỉnh núi cao chọc trời. Trong đó, nổi tiếng nhất là đỉnh Đại Vương, đỉnh Ngọc Nữ và đỉnh Thiên Du... Thế núi đa dạng và phong phú.

55122

Bưu chính phát hành bộ tem Vũ Di Sơn khá hạn chế - chỉ duy nhất 1 bộ bốn con vào năm 1994

55123
55124
55125
55126

theloveofsiam83
22-08-2009, 19:32
Loạt bài về di sản China - Bộ di sản tiếp theo .............

Tị Thử Sơn Trang


Tị Thử Sơn Trang còn gọi là Sơn Trang Thừa Đức là thắng cảnh nghỉ mát của vua chúa triều đại cuối cùng của Trung Quốc nằm ở tỉnh Hà Bắc, cách Bắc Kinh 255 km. Thừa Đức bốn bề núi non bao bọc, có một đoạn Trường Thành như một con trăn khổng lồ uốn lượn trên đỉnh Kim Sơn Lĩnh.

Đoạn Trường Thành còn giữ được khá nguyên vẹn này có tên là Trường Thành Kim Sơn Lĩnh. Một du khách đã miêu tả: "Kim Sơn Lĩnh vô cùng hùng vĩ. Đứng từ trên nhìn xuống, đồi núi nhấp nhô trùng điệp như biển, Trường Thành hun hút vươn xa rất có khí thế". Tại đây, du khách có thể nhìn thấy những viên gạch tường có khắc văn tự, qua đó có thể biết đội quân thời nào xây dựng và vào thời gian nào. Trên Trường Thành còn xây một số tháp canh bề ngoài trông rất kỳ dị. Tháp canh gồm hai tầng, tầng dưới có thể chứa 60-70 người, còn tầng trên là một gian nhà nhỏ dành cho lính canh.

Vua chúa triều nhà Thanh sống ở Bắc Kinh rất say mê đi săn bắn ở thảo nguyên phía bắc Trường Thành, mà Thừa Đức là một nơi nằm ở giữa Bắc Kinh và miền thảo nguyên. Hơn nữa, nơi đây lại có non xanh nước biếc, đông ấm hè mát, nên hoàng đế nhà Thanh đã cho xây cung điện và viên lâm tại đây, khiến Thừa Đức trở thành một trung tâm chính trị, văn hóa nữa sau Bắc Kinh

Khu sơn trang nghỉ mát Thừa Đức rộng 5,6 triệu m2, là hành cung của hoàng đế Thanh ở ngoại vi phía bắc Thừa Đức. Một dãy tường cao uốn lượn chạy thẳng đến tận chân núi vây gọn cả sơn trang, khiến nó trông chẳng khác nào một ngôi thành cổ, tạo cho ta biết bao mối liên tưởng. Bước vào sơn trang, đâu đâu cũng là cổ thụ cành lá sum suê, cung điện nằm rải rác, với ngói lưu ly màu sắc tươi tắn, góc mái hiên cong vút, lại càng gợi lên sự phồn hoa của năm xưa.

Sơn trang này do ba đời vua triều nhà Thanh xây dựng, trải qua 87 năm mới xây xong, bên trong gồm hơn 120 tòa kiến trúc như: lầu, đình, miếu, tháp, hành lang, cầu... Sơn trang được chia thành khu cung điện, khu núi non, khu hồ nước và khu đồng bằng. Khu cung điện là hình ảnh thu nhỏ của Cố Cung Bắc Kinh, chỉ chiếm 3% diện tích của sơn trang. Trong vườn có nhiều cảnh quan non nước và phong cảnh thiên nhiên.

Khu cung điện nằm ở phía nam sơn trang, là nơi hoàng đế nhà Thanh xử lý chính vụ, tổ chức đại lễ và hội kiến sứ thần các nước, đồng thời cũng là chỗ ở của nhà vua. Hiện nay, du khách tới đây vẫn có thể nhìn thấy người thời nay mặc tuồng phục và biểu diễn những sự tích về hoàng gia.

Khu hồ nước nằm ở hướng bắc khu cung điện, mặt nước rộng gần 30 ha sóng biếc lăn tăn, do bờ đê và các đảo nhỏ chia thành hồ, những kiến trúc kiểu phương nam xinh đẹp và nhiều vẻ khác nhau nằm rải rác bên bờ hồ. Từ khu hồ lại đi lên hướng bắc thì đến khu đồng bằng và khu núi. Khu đồng bằng cỏ mọc tốt tươi, cổ thụ cao ngất. Còn trong khu núi thì đỉnh núi nhấp nhô, biển rừng vươn xa tít tắp. Cảnh sắc trong vườn đã thể hiện được đặc điểm phong cảnh đa dạng của Trung Quốc, nên khi dạo bước trong sơn trang này, ta thật chẳng khác nào đã đi du lịch khắp Trung Quốc.

Sơn trang nghỉ mát Thừa Đức đã được Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) đưa vào danh mục di sản văn hóa thế giới. Ngoài ra, 12 ngôi chùa hoàng gia ở xung quanh sơn trang cũng được đưa vào danh mục này.

Chùa Phổ Ninh là ngôi chùa hoàng gia đầu tiên được xây dựng sau khi xây xong sơn trang nghỉ mát, đã có 250 năm lịch sử. Trong chùa thờ phụng một pho tượng phật bằng gỗ sơn vàng có 42 cánh tay. Tượng cao 22 mét, tỷ lệ cân xứng, tạo hình độc đáo.

Chùa Phổ Đà là ngôi chùa rộng nhất trong số 12 ngôi chùa ở đây, phong cách kiến trúc của nó được phỏng theo cung Pu Ta La của La Sa Tây Tạng, do đó mới được gọi là Cung Pu Ta La nhỏ, thời bấy giờ, các vương công quý tộc ở Tây Tạng, Thanh Hải... khi đến yết kiến nhà vua đều nghỉ tại đây. Nằm bên cạnh chùa này là chùa Phúc Thọ được xây phỏng theo chùa Cha sư lun pu của Dư ha chơ Tây Tạng, đây là ngôi hành cung do triều nhà Thanh xây dựng cho Pen Sê đời thứ 6 khi đến yết kiến nhà vua.

Những ngôi chùa chiền này do xây dựng cho các dân tộc khác nhau, cho nên nó cũng có đặc điểm khác nhau. Người đến hành hương, hoạt động chính trị, hay hoạt động tôn giáo, đều có nơi nghỉ ngơi hay nơi tổ chức các hoạt động. Việc xây dựng những chùa chiền này là phù hợp với các dân tộc thiểu số.


55354

55355

55356

55357

55358

China phát hành bộ tem Sơn Trang Thừa Đức có 3 con và một blog tuyệt đẹp phát hành năm 1991.

55359

55360

55361

55362

Và đây là FDC

55364

theloveofsiam83
17-11-2009, 11:19
Di Hòa Viên

Di Hòa Viên (tiếng Trung:颐和园/颐和园; Bính âm: Yíhé Yuan), Hay cung điện mùa hè - Là một cung điện được xây dựng từ thời nhà Thanh, Nằm cách Bắc Kinh 15 km về hướng tây bắc. Di Hòa Viên (nghĩa đen là "vườn nuôi dưỡng sự ôn hòa") đến nay vẫn còn được bảo tồn tốt. Nơi đây nổi tiếng về nghệ thuật hoa viên truyền thống của Trung Quốc.Lịch sử

71180

Di Hòa Viên có lịch sử tồn tại trên 800 năm với nhiều tên gọi khác nhau. Đầu đời nhà Tấn, Một cung điện tên là Kim Sơn Cung đã được xây dựng tại nơi mà ngày nay là Di Hòa Viên. Năm 1750, Vua Càn Long xây Thanh Y Viên tại khu vực này để mừng sinh nhật mẹ ông. Năm 1860, trong Chiến tranh Nha Phiên, Liên quân Anh - Pháp bắn phá khiển Thanh Y Viên bị hư hại nặng. 28 năm sau, Từ Hi Thái Hậu lấy ngân quỹ vốn dùng để hiện đại hóa hải quân ra trùng tu viên hoa trong vòng 10 năm và đặt tên là Di Hòa Viên. Năm 1900, trong loạn Quyền Phi, liên quân 8 nước lại phá hoại hoa viên lần nữa. Khi Từ Hi hồi cung tại Bắc Kinh năm 1903, bà cho đại trùng tu hoa viên.

71181

Các công trình chính

Trong Di Hòa Viên có nhiều danh thắng nổi tiếng, Ngọc Lan Đường là nơi nghỉ ngơi của vua Quang Tự. Năm 1878, sau cuộc biến Mậu Tuất thất bại Từ Hy Thái Hậu đã biến nơi này thành nơi giam lỏng qua Quang Tự, hiện nay vẫn được bài trí như khi vua quang tự sống. Nhà Thọ Đường là nơi ở của Từ Hy Thái Hậu thường xem tuồng ở đây.

71183

Hiện nay các hướng dẫn viên du lịch ở Di Hoà Viên vẫn mặc trong phục của thời nhà Thanh để hướng dẫn du khách. Trường Lan Lang là một hành lang dài 728 mét, trên cột đều vẽ nhiều bức tranh mô tả lại những điển tích nổi tiếng trong lich sử Trung Quốc từ thời Đông Chu Liệt Quốc, Tam Quốc diễn nghĩa, Thủy Hử, Tây Du Ký,... có tất cả là 14.000 bức tranh được vẽ bởi những hoạ sĩ cung đinh tài danh.

71184

71188

Đài Vân điện là một công trình kiến trúc nổi tiếng là nơi Từ Hy Thái Hậu cận thần. Đây là quần thể kiến trúc tráng lệ nhất khuôn viên. Trên núi Vạn Thọ là lầu Phật Hương Các có cột đúc bằng đồng cao 7,55mét, nặng 207 tấn, tạo hình đẹp là một công trình điêu khắc nổi tiếng. Vì khoản tiền xây dựng Di Hoà Viên được lấy từ kinh phí của ngành hải quân, nên Từ Hy Thái Hậu đã cho tạo dựng trên hồ Côn Minh một chiếc thuyền được ghép bằng đá nguyên phiến, đây cũng là một công trình kiến trúc nổi tiếng.

71186

71187

Hải Thu Viên được coi là công viên trong công viên và được xây dựng đậm đà màu sắc Giang Nam. Muốn nhìn toàn cảnh Di Hòa Viên thì chỉ cần trèo lên núi Vạn Thọ, mọi cảnh vật sẽ được thu vào trong tầm mắt. Những lầu son, gác tía, đền chùa đều in hình dưới bóng nước, những cung điện thấp thoáng sau lùm cây xanh. những dãy hành lang dài hàng trăm mét như những dải lụa uốn lượn. Chiếc cầu đá 17 nhịp như một chiếc cầu bằng ngọc thạch lấp lánh dưới mặt hồ Côn Minh, khiến cho du khách có cảm giác như bị lạc vào giữa cõi tiên trong trần thế.

71177


Bộ tem Di Hòa Viên - tem tinh khắc

Bộ tem 6 con

71179

Blog

71178

Full Stamp

71185

Chi tiết kỹ thuật:

Scott No: --
Serial number: 2.008-10
Giá trị trong bộ: 6 tem + 1blog + FDC và MXC
Ngày cấp: 10 tháng 5 năm 2008
Mệnh giá: 720 fen + 600 fen
Thiết kế: Tiểu Yutian
Kích thước của tem: 50 * 38 mm
Số răng: 12
Bảng thành phần: 16
Kích thước của S / S: 120 * 90 mm
Kích thước của S / S tem: 50 * 60 mm
Quá trình in ấn: tinh khắc dập nổi.
In ấn nhà: Hà Nam Postage Stamp In ấn phẩm