PDA

View Full Version : Hổ


Hungbkct
06-01-2008, 19:03
Hổ (còn gọi là cọp, hùm, ông ba mươi) (Panthera tigris) là động vật có vú thuộc họ Mèo (Felidae), là một trong bốn loại "mèo khổng lồ" thuộc chi Panthera. Hổ là một loại thú dữ ăn thịt sống.

Phần lớn các loài hổ sống trong rừng và đồng cỏ (là những khu vực mà khả năng ngụy trang của chúng phù hợp nhất). Trong số các loại mèo khổng lồ, chỉ có hổ và báo đốm Mỹ (jaguar) là bơi tốt, và thông thường người ta hay thấy hổ tắm trong ao, hồ và sông. Hổ kém mèo về khả năng leo trèo. Hổ đi săn đơn lẻ, thức ăn của chúng chủ yếu là các động vật ăn cỏ cỡ trung bình như hươu, nai, lợn rừng, trâu, v.v. Tuy nhiên chúng cũng có thể bắt các loại mồi cỡ to hay nhỏ hơn nếu hoàn cảnh cho phép. Hổ là một trong số nhiều loài động vật ăn thịt nằm ở mắt xích cuối cùng của các chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái tự nhiên.

http://www.wwfstamp.com/out/oxbaseshop/html/0/dyn_images/z1/518_z1.jpg

Người có lẽ là kẻ săn bắt duy nhất các loại hổ, thông thường hay giết hổ bất hợp pháp để lấy da hay tinh hoàn, là thứ mà người ta tin một cách sai lầm là một thứ thuốc kích thích tình dục, hay xương của chúng. Từ việc phá hủy môi trường sống của chúng tới săn trộm da, số lượng hổ đã giảm đáng kể và đã được đưa vào danh sách các loài đang gặp nguy hiểm.

http://www.wwfstamp.com/out/oxbaseshop/html/0/dyn_images/1/s471_p1.jpg

Các nòi khác nhau của hổ có một số đặc trưng khác nhau. Nói chung, hổ đực có khối lượng từ 150 đến 310 kilôgam (330 lb tới 680 lb) và hổ cái từ 100 đến 160 kg (220 lb và 350 lb). Hổ đực dài từ 2,6 đến 3,3 m (8'6" tới 10'9"), còn hổ cái từ 2,3 đến 2,75 mét (7'6" đến 9'). Trong các nòi hổ phổ biến, hổ Corbetts là nhỏ nhất còn hổ Amur là lớn nhất.Màu của chúng có thể là bất kỳ màu nào trong khoảng từ vàng đến đỏ-da cam, với những khu vực màu trắng trên ngực, cổ, cũng như phần bên trong của chân. Một biến thể gen lặn phổ biến là Hổ trắng, có thể xuất hiện với sự tổ hợp phù hợp của bố mẹ chúng, chúng không phải là những con thú bạch tạng. Hổ đen hay hổ nhiễm hắc tố cũng được thông báo là có, nhưng chưa có các mẫu sống kiểm chứng. Ngoài ra còn tồn tại nòi hổ khoang vàng (còn gọi là "hổ vàng" hay "hổ khoang") chúng có màu vàng nhưng nhạt hơn màu của hổ bình thường, và các vằn là màu nâu. Biến thể về màu sắc này rất hiếm, chỉ có một nhóm nhỏ hổ khoang vàng tồn tại và đều trong tình trạng bị giam cầm. Trong các tài liệu cổ có nhắc đến hổ 'lam', thực ra là có tông màu xám bạc, mặc dù chưa có chứng cứ tin cậy. Các vằn của phần lớn các nòi hổ dao động trong khoảng nâu/xám tới đen thuần, mặc dù hổ trắng có rất ít các vằn. Hình dạng và mật độ các vằn thay đổi theo từng nòi, nhưng phần lớn các nòi đều có trên 100 vằn. Hổ Java nay đã tuyệt chủng có thể có nhiều hơn. Các mẫu vằn là duy nhất cho từng cá thể, và vì thế có thể sử dụng để xác định từng cá thể giống như mẫu vân tay ở người. Tuy nhiên điều này không phải là phương pháp được ưa thích để xác định, vì sự khó khăn trong việc ghi chép các mẫu vằn của hổ hoang dã. Mục đích của các vằn có lẽ là để ngụy trang, giúp chúng coi là ẩn đối với các con mồi (có rất ít các loài thú có cảm giác màu như con người, vì thế màu sắc chưa hẳn đã là vấn đề quan trọng như người ta vẫn nghĩ).

http://www.wwfstamp.com/out/oxbaseshop/html/0/dyn_images/1/s47fdc1_p1.jpg

Hổ chế ngự con mồi của chúng từ mọi góc, thông thường từ những cuộc tập kích và cắn cổ, thông thường là để làm gãy cột sống hay khí quản của con mồi, hay làm tổn thương tĩnh mạch hoặc động mạch cảnh.Là một con thú bơi lội giỏi, hổ có khả năng giết chết con mồi ngay cả khi chúng đang bơi. Một số con hổ thậm chí phục kích cả các con thuyền để bắt người hay cá của họ.

http://www.wwfstamp.com/out/oxbaseshop/html/0/dyn_images/4/s1922_p4.jpg
http://www.wwfstamp.com/out/oxbaseshop/html/0/dyn_images/1/s192maxi1_p1.jpg

Có chín nòi (phân loài) hổ khác nhau, ba trong số đó đã tuyệt chủng và một có thể cũng sẽ tuyệt chủng trong tương lai gần. Cụ thể như sau:

Panthera tigris altaica - hổ Siberi hay hổ Amur.
Panthera tigris amoyensis - hổ Hoa Nam.
Panthera tigris balica - hổ Bali (tuyệt chủng).
Panthera tigris corbetti - hổ Đông Dương (còn gọi là hổ Corbet).
Panthera tigris jacksoni - hổ Mã Lai.
Panthera tigris sondaica - hổ Java (tuyệt chủng).
Panthera tigris sumatrae - hổ Sumatra.
Panthera tigris tigris - hổ Bengal.
Panthera tigris virgata - hổ Caspi (tuyệt chủng).

Khu vực sinh sống trong lịch sử của chúng (thu nhỏ một cách đáng kể ngày nay) chạy từ Nga, Siberi, Iran, Afghanistan, Ấn Độ, Trung Quốc và Đông Nam Á, bao gồm cả quần đảo Indonesia. Dưới đây là các nòi còn sống sót, theo trật tự tăng dần của quần thể hoang dã:

Hổ Hoa Nam (Panthera tigris amoyensis, chữ amoyensis trong tên khoa học của nó xuất xứ từ tên địa danh Amoy, còn gọi là Xiamen tức Hạ Môn), là nòi đang nằm trong tình trạng nguy hiểm nhất, và gần như sẽ trở thành tuyệt chủng. Có thể là con hổ hoang cuối cùng được biết đến ở miền nam Trung Quốc đã bị bắn hạ vào năm 1994, và trong hai mươi năm gần đây nhất người ta không nhìn thấy một con hổ còn sống nào trong khu vực sinh sống của chúng. Năm 1959, Mao Trạch Đông tuyên bố rằng hổ là một con vật có hại, và số lượng của chúng đã nhanh chóng giảm từ khoảng 4.000 con xuống còn khoảng 200 con năm 1976. Năm 1977 chính phủ Trung Quốc sửa đổi lại luật, và cấm chỉ việc giết hổ hoang, nhưng điều này có lẽ đã quá muộn để có thể bảo vệ nòi này. Hiện tại còn 59 con còn đang bị nuôi nhốt, tất cả ở trong Trung Quốc, nhưng chúng chỉ sinh được có 6 con. Vì thế, tính đa dạng di truyền không được duy trì, làm cho khả năng tuyệt chủng vĩnh viễn trở nên rõ nét.

Hổ Sumatra (Panthera tigris sumatrae) tìm thấy ở đảo Sumatra (Indonesia). Quần thể hoang dã có khoảng 400 đến 500 con, nằm chủ yếu ở 5 vườn quốc gia trên đảo. Việc thử nghiệm gen gần đây đã phát hiện ra sự tồn tại của các dấu hiệu gen duy nhất, chỉ ra rằng nó có thể phát triển thành các loài riêng biệt, nếu nó không bị làm cho tuyệt chủng. Điều này dẫn tới giả thiết là hổ Sumatran có tầm quan trọng lớn hơn trong việc bảo tồn hơn bất kỳ một nòi nào khác. Sự phá hủy môi trường sống là mối đe dọa chính tới sự tồn tại của quần thể này (việc săn bắt thậm chí còn diễn ra trong các vườn quốc gia nằm dưới sự bảo vệ), 66 con đã bị bắn giết trong những năm từ 1998 tới 2000—gần 20% của tổng số hổ.

Hổ Siberi (Panthera tigris altaica), còn gọi là hổ Amur, hay hổ Mãn Châu(Trung Quốc gọi là hổ Đông Bắc), gần như toàn bộ bị hãm trong những khu vực rất hạn chế của miền đông Nga, ở đó hiện nay chúng được bảo vệ.

http://www.wwfstamp.com/out/oxbaseshop/html/0/dyn_images/2/s192maxi3_p2.jpg

Trong tự nhiên có ít hơn 400 con (bây giờ đã tăng lên 540 con), và quần thể này về tương lai là khó tồn tại về mặt di truyền, do thảm họa tiềm ẩn của việc lai cùng dòng. Hổ Siberia là nòi hổ có kích thước lớn nhất với con đực thường dài trung bình 2,7 mét và nặng khỏang 290 kg, với bộ lông dày và những đường vằn lớn màu vàng nhạt.

Hổ Mã Lai (Panthera tigris jacksoni, đồng nghĩa: Panthera tigris malayensis), tiếng Mã Lai: Harimau Malaya), chỉ được tìm thấy tại khu vực phía nam của bán đảo Mã Lai. Cho đến tận năm 2004 nó đã không được công nhận là một phân loài hổ theo đúng nghĩa mà nó đáng được công nhận. Phân loại mới chỉ có sau khi diễn ra cuộc nghiên cứu của Luo S-J và ctv. từ Phòng thí nghiệm Đa dạng bộ Gen, một phần của Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ. Hiện tại, người ta ước tính có khoảng 600-800 cá thể hổ Mã Lai trong tự nhiên, làm cho nó trở thành quần thể hổ lớn thứ ba, chỉ sau hổ Bengal và hổ Đông Dương. Tuy nhiên, nó vẫn là phân loài đang nguy cấp. Về kích thước, trọng lượng và sức mạnh thì nó gần giống như hổ Đông Dương.

Hổ Đông Dương (Panthera tigris corbetti), được thấy ở Campuchia, Trung Quốc, Lào, Malaysia, Myanma, Thái Lan và Việt Nam.

http://www.wwfstamp.com/out/oxbaseshop/html/0/dyn_images/2/s47fdc2_p2.jpg

Quần thể ước tính của chúng là 1,200–1,800, có lẽ là ở mức thấp của khoảng này. Quần thể lớn nhất hiện nay ở Malaysia, là nơi việc săn bắn trộm bị kiểm soát chặt chẽ, nhưng tất cả các quần thể này nằm ở mức nguy hiểm cao do sự phân tán nơi sinh sống và lai cùng dòng. Tại Việt Nam, gần 3/4 lượng hổ đã bị giết để cung cấp nguồn cho y học Trung Quốc.

Hổ Bengal (Panthera tigris tigris) được tìm thấy trong rừng già và đồng cỏ của Bangladesh, Bhutan, Trung Quốc, Ấn Độ và Nepal. Nó là con vật quốc gia của cả Bangladesh và Ấn Độ. Quần thể hoang dã ước tính của chúng là từ 3.000 đến 4.600 con, phần lớn sống ở Ấn Độ và Bangladesh. Hổ thuộc nòi này phải chịu nhiều áp lực từ việc thu nhỏ môi trường sống tới việc săn bắn trộm; một số loại biệt dược của y học cổ truyền Trung Quốc (đặc biệt trong điều trị bệnh liệt dương) cần các bộ phận của hổ. Dự án Hổ, một dự án bảo tồn của Ấn Độ bắt đầu từ năm 1972, đạt được những thành công không đáng kể trong việc bảo vệ nòi này.

Không có nhiều hoá thạch của loài hổ được tìm thấy, ngoại trừ những hoá thạch tìm thấy hầu hết ở Đông Nam Á thuộc kỷ Pleistocene. Tuy nhiên, có những phần hoá thạch 100.000 năm tuổi của hổ tìm thấy ở Alaska. Có lẽ thông qua đường nối giữa Siberia và Alaska trong kỷ Băng hà, con hổ này thuộc quần thể hổ Bắc Mỹ của nòi hổ Siberia. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng phát hiện mối tương đồng giữa xương hổ với loài sư tử châu Mỹ: một loài họ mèo tuyệt chủng đã thống trị vùng Bắc Mỹ khỏang 10.000 năm trước. Những phát hiện mâu thuẫn này dẫn đến một giả thuyết rằng loài sư tử châu Mỹ có nguồn gốc là một loài hổ lục địa mới.

Những hoá thạch của loài hổ được khai quật được ở Nhật Bản cho thấy loài hổ Nhật Bản không lớn hơn các nòi hổ thuộc các đảo cùng thời kỳ. Hiện tượng này có lẽ là do mối tương quan giữa kích thước cơ thể và khoảng không gian trống cũng như mật độ con mồi không nhiều.

Hổ Bali (Panthera tigris balica) đã có trên đảo Bali. Nòi hổ này bị săn bắn đến tuyệt chủng; con hổ Bali cuối cùng được cho là bị giết ở Sumbar Kima, tây Bali vào ngày 27 tháng 9, năm 1937; nó là một con hổ cái trưởng thành. Không có một con hổ Bali nào còn sống trong tình trạng nuôi nhốt. Hổ vẫn đóng một vai trò quan trọng trong tôn giáo của đạo Hindu ở Bali.
Hổ Java (Panthera tigris sondaica) đã tồn tại trên đảo Java của Indonesia. Nòi này có lẽ đã tuyệt chủng từ những năm thập niên 1980, như là hậu quả của việc săn bắn và phá hủy môi trường sống, nhưng sự tuyệt chủng của chúng có thể diễn ra từ những năm 1950 trở đi (khi đó người ta cho rằng chỉ còn ít hơn 25 con trong tự nhiên). Con hổ cuối cùng được nhìn thấy năm 1979.
Hổ Caspi hay hổ Ba Tư (Panthera tigris virgata) đã tuyệt chủng từ những năm cuối thập niên 1960, với con cuối cùng được nhìn thấy vào năm 1968. Trước kia, chúng phân bố ở Afghanistan, Iran, Iraq, Pakistan, Liên Xô cũ và Thổ Nhĩ Kỳ.

Đối với y học Đông phương thì hổ có thể cung cấp nhiều phương thuốc quí hiếm như thuốc bổ dưỡng, tăng cường sinh lực, và chữa các loại bệnh về sinh lý. Xương hổ được dùng để nấu thành cao gọi là cao hổ cốt, giúp trị bệnh suy dinh dưỡng, đau khớp. Hiện nay, vẫn có nhiều người tin rằng các chế phẩm từ hổ có thể đem lại nhiều may mắn thịnh vượng hay trừ được tà ma. Một phần do sự khai thác hổ lấy da, một phần để thỏa mãn lòng tin trên, và một phần cũng vì tìm cách để bào chế các lọai thuốc nhằm chữa trị những căn bệnh mà y học hiện đại chưa tìm ra cách chữa mà hổ tại các nước Á châu đặc biệt là ở Việt Nam đang có nguy cơ tuyệt chủng.

open
07-01-2008, 19:30
công nhận đẹp thiệt, khâm phục quá.....

Rua
14-01-2008, 14:50
hinh nhu hoi it vat pham minh hoa...

hat_de
14-01-2008, 15:04
hinh nhu hoi it vat pham minh hoa...
đúng là chưa nhiều nhưng ko sao, khi nào cậu ấy làm bộ TL sẽ khác, giờ sưu tầm trên mạng rùi úp lên cũng kì công lắm, scan bộ tem của cậu ấy lên chắc cũng ko ít hổ đâu. tem chim cũng có nhiều hổ đi kèm...nhưng giờ chán thả rùi b-(

Bugi5697
14-01-2008, 19:22
Làm một quả Tết Hổ nhá anh Hùng :D

Nguoitimduong
14-01-2008, 22:56
Xin góp với bạn Hùng một số vật phẩm về hổ :

Hổ Siberia

2692

Hổ linh tinh :D

269526932694


Hổ thế giới

2696

Một số vật phẩm tem của Trung Quốc về hổ

2699

2697

2698

2700

JT'M
15-11-2008, 16:04
:)
JT'M xin tham gia bằng vài con tem hổ của Pháp "mới" phát hành :x

21884

21885



Đúng là trong các loài vật, hổ là đẹp nhất, nhỉ :x

21886

hat_de
15-11-2008, 16:18
:)
JT'M xin tham gia bằng vài con tem hổ của Pháp "mới" phát hành :x

Đúng là trong các loài vật, hổ là đẹp nhất, nhỉ :x



con thứ 2 là hổ hay báo hả Chi :(

Đêm Đông
15-11-2008, 18:34
con thứ 2 là hổ hay báo hả Chi :(

Con thứ 2 đó theo như Đêm Đông được biết thì đó là loài hổ răng kiếm đã bị tuyệt chủng :D

JT'M
15-11-2008, 19:28
Con thứ 2 đó theo như Đêm Đông được biết thì đó là loài hổ răng kiếm đã bị tuyệt chủng :D

Đúng rồi ạ, em cảm ơn anh Đêm Đông.

Đó đúng là loài hổ răng kiếm từng sống ở Bắc Mĩ , tuyệt chủng cách đây 10 nghìn năm
Các nhà khoa học cho rằng, sự tuyệt chủng của loài hổ này cùng thời với nhiều loài động vật khác có liên quan đến sự phát triển của con người. :((

hat_de
15-11-2008, 19:35
Đó đúng là loài hổ răng kiếm từng sống ở Bắc Mĩ cách đây 10 triệu năm, nay đã tuyệt chủng.


hèn chi anh thấy nó lạ hoắc
lần sau có con chi lạ em chú thích nhỏ phía dưới nhé

cảm ơn 2 anh em, cuối tuần vui :D

Bugi5697
15-11-2008, 19:41
Đúng rồi ạ, em cảm ơn anh Đêm Đông.

Đó đúng là loài hổ răng kiếm từng sống ở Bắc Mĩ cách đây 10 triệu năm, nay đã tuyệt chủng.

Các nhà khoa học cho rằng, sự tuyệt chủng của loài hổ này cùng thời với nhiều loài động vật khác có liên quan đến sự phát triển của con người. :((

Chị Chi ui - đấy là loài "Smilodon" (có nghĩ là "răng đao") thì chúng không phải là loài hổ thực sự chị ạ - nó là một chi tuyệt chủng của mèo răng kiếm, một loài thú răng kiếm tiền sử. Nhưng con người vẫn gọi là hổ răng kiếm vì nó giống hổ:D

Với cả loài này sống cách đây từ 10.000 tới 3tr năm trước ở Nam và Bắc Mỹ ạ ^^

http://cristianionescu.com/1805.jpg

Không hiểu sao bộ tem này của CuBa in hình Smilodon mà lại cho hình sư tử ngay bên cạnh :|




p/s: Hồi bé em đọc sách dành cho thiếu nhi - thấy ghi loài này là tổ tiên của loài hổ hiện nay, cứ nghĩ là thật. Giờ đọc thêm nhiều mới rõ nó là loài khác.

JT'M
15-11-2008, 21:47
Chị Chi ui - đấy là loài "Smilodon" (có nghĩ là "răng đao") thì chúng không phải là loài hổ thực sự chị ạ - nó là một chi tuyệt chủng của mèo răng kiếm, một loài thú răng kiếm tiền sử. Nhưng con người vẫn gọi là hổ răng kiếm vì nó giống hổ:D

Với cả loài này sống cách đây từ 10.000 tới 3tr năm trước ở Nam và Bắc Mỹ ạ ^^



[B]Không hiểu sao bộ tem này của CuBa in hình Smilodon mà lại cho hình sư tử ngay bên cạnh :|

[/CENTER]

[B]
p/s: Hồi bé em đọc sách dành cho thiếu nhi - thấy ghi loài này là tổ tiên của loài hổ hiện nay, cứ nghĩ là thật. Giờ đọc thêm nhiều mới rõ nó là loài khác.




Cám ơn em :). Chị đọc trong wikipedia tiếng Pháp thì không thấy nói rõ những chi tiết này :) . Lần sau phải đọc bản tiếng Anh mới được.

Bộ tem em post, chị nghĩ là so sánh các loài vật thời xưa và nay.

Con Smilodon fatalis trông giống sư tử, có lẽ vì thế mà người ta so với sư tử hiện nay :)

Nếu cả nhà muốn chiêm ngưỡng loài Smilodon thì nên xem phim 10 000, mới được làm năm ngoái thì phải

Bugi5697
16-11-2008, 10:03
Hihi - ai thích thì xem phim Thời kỳ băng Hà (Ice Age) :D
Đó là phim hoạt hình 3D khá hay, có cả đàn smilodon =))

hat_de
16-11-2008, 13:42
Hihi - ai thích thì xem phim Thời kỳ băng Hà (Ice Age) :D
Đó là phim hoạt hình 3D khá hay, có cả đàn smilodon =))

thế à, mấy tháng trước chie cho anh mượn hoạt hình gì đó băng hà, để năm tới coi có phải cái nầy ko.

Vậy chú răng kiến kia là họ xa xa của hổ, hèn gì anh thấy ngồ ngộ :">

JT'M
16-11-2008, 20:34
Hihi - ai thích thì xem phim Thời kỳ băng Hà (Ice Age) :D
Đó là phim hoạt hình 3D khá hay, có cả đàn smilodon =))

Ice age III sắp ra đấy em :D .