PDA

View Full Version : Cá voi sát thủ


open
26-07-2009, 21:55
Một con cá voi sát thủ cố sức truy sát chú hải cẩu non trên biển và say máu nhào cả tấm thân đồ sộ lên gần bờ để đớp con mồi nhưng bất thành. Toàn bộ cảnh tượng ngoạn mục này được ghi lại như một cuốn phim quay chậm.

Cá voi sát thủ Orcinus vốn được coi là một trong những loài săn mồi hung dữ nhất đại dương. Loạt ảnh dưới đây cho thấy kỹ năng săn mồi bậc thầy của loài động vật có vú khổng lồ này. Nó đã biết cách để lao mình trên dòng nước nông sát bờ để truy sát chú hải cẩu non và con mồi này chỉ may mắn thoát chết trong gang tấc.

Loạt ảnh săn mồi ấn tượng của cá voi sát thủ được nhà bảo tồn kiêm nhiếp ảnh gia Rob Lott chụp tại bãi biển lạnh giá Patagonia của Argentina. Loài Orcinus là thành viên lớn nhất trong họ cá heo. Một con trưởng thành có thể nặng 10 tấn và dài khoảng 10 mét.

51966

Chú hải cẩu dùng hết sức bơi vào bờ, trong khi con cá voi sát thủ đang truy đuổi phía sau như một chiếc tàu ngầm chạy hết tốc lực ở Patagonia.
51967
Con hải cẩu non may mắn chạm bờ mà chưa bị nằm gọn trong miệng loài sát thủ khổng lồ.

51968
Nhưng dường như con cá voi say máu vẫn chưa chịu bỏ cuộc.


51969
Do không thể đổ bộ, con cá voi sát thủ được cho là khoảng 50 tuổi này đã buộc phải rút lui, để mặc con mồi thoát thân.

51980

Cá hổ kình hay Cá voi sát thủ (danh pháp khoa học: Orcinus orca) thuộc phân bộ Cá voi có răng , còn có một số tên gọi ít phổ biến hơn ví dụ Cá đen (Blackfish) hay Sói biển (Seawolf), Cá hổ kình sống tại tất cả các đại dương trên thế giới, từ Bắc Băng Dương và vùng châu Nam Cực cho đến các vùng biển nhiệt đới ấm áp.

Orca linh hoạt, nhanh nhẹn và là một loài động vật ăn thịt cơ hội. Một số ăn cá, một số săn các loài thú biển ( Sư tử biển, Hải cẩu và cả Cá voi). Có thể có đến 5 loại (type) Orca khác nhau, một số có thể tách thành giống, loài phụ, thậm chí loài riêng biệt. Orca là loài có tổ chức xã hội cao, một số theo chế độ mẫu hệ, bền vững hơn bất kì loài thú nào khác. Cách cư xử xã hội phức tạp, kỹ thuật săn mồi , âm thanh giao tiếp của Orca được coi là một nét văn hóa của chúng. Tuy cá hổ kình không phải loài nguy cấp, một số quần thể cục bộ được coi là bị đe dọa hoặc ở tình trạng nguy cấp do ô nhiễm, sự suy giảm của con mồi, xung đột với các hoạt động đánh cá và tàu bè, mất môi trường sống, và vì cá voi. Cá hổ kình hoang dã thường không được xem là mối đe dọa đối với con người. Tuy nhiên, có một số ghi nhận cá biệt về cá hổ kình trong môi trường nuôi nhốt tấn công người điều khiển tại các vườn thú biển.

CÁ VOI SÁT THỦ

Săn mồi

Orca còn được gọi là Cá voi sát thủ bởi chiến lược săn mồi rất hiệu quả và tàn nhẫn của chúng. Chúng có thể ăn những con cá nhỏ, nhưng cũng có thể ăn những con cá voi khác như cá voi lưng xám con. Bằng cách săn mồi theo bầy (thường là cả một gia đình gồm 3-5 con hoặc thậm chí là hai gia đình cùng kết hợp), chúng tách con cá voi con ra khỏi cá voi mẹ và liên tục dùng các cú húc đầu khủng khiếp tấn công cá voi con cho đến khi cá voi con tử vong. Cá voi sát thủ có đặc điểm là được trang bị 50 cái răng sắc nhọn[cần dẫn nguồn], tuy nhiên, chúng không đủ để cắn được lớp mỡ và da dày của cá voi con, vì vậy chúng ăn phần dễ bị tổn thương nhất của cá voi, đó là cái lưỡi giàu protein[cần dẫn nguồn]. Trong cuộc chiến săn mồi, các con cá voi sát thủ cái lại là những cá thể ở giữa vòng vây và làm nhiệm vụ vất vả hơn những con cá voi đực. Cá voi sát thủ đực có cái vây dài và nhọn hơn cá voi cái.

51988

Phân loài

Có thể có 3 đến 5 loại Orca có thể phân chia thành các giống, loài phụ hoặc loài riêng biệt. Trong những năm 1970 và 1980 , nghiên cứu bờ biển phía tây Canada và Hoa Kỳ đã chỉ rõ 3 loại (type) Orca sau đây:

Loại định cư: Đây là loại thường thấy nhất trong 3 loại tại những vùng bờ biển Đông bắc Thái bình dương bao gồm cả Puget Sound. “Thực đơn” chủ yếu của chúng là cá, đôi khi là mực. Chúng sống trong những gia đình (thường là mẫu hệ) liên kết chặt chẽ và phức tạp.

Loại di cư: Loại Orca này hầu như chỉ ăn các loài thú biển; chúng không ăn cá. Chỉ ở lại phía Nam Alaska trong một thời gian ngắn, di chuyển theo từng nhóm từ 2 đến 6 cá thể. Khác với loại định cư, chúng có thể không luôn sống cùng nhau như một gia đình.

51989

Con cái của loại di cư có vây lưng giống hình tam giác và nhọn hơn vây lưng con cái của loài định cư.

Loại xa bờ: Loại này được phát hiện năm 1988, sống ở ngoài khơi xa, thức ăn chủ yếu là cá, cá mập và rùa biển. Chúng thường di chuyển với những nhóm khoảng 60 cá thể. Con cái của loại này có vây lưng tròn hơn loại định cư và loại di cư. Hiện nay hiểu biết về tập quán của loại xa khơi còn rất hạn chế.

51990

Loại Orca di cư và loại định cư sống trong cùng một vùng nhưng luôn tránh nhau. Cái tên di cư xuất phát từ niềm tin cho rằng chúng là những cá thể tự tách ra khỏi những đàn định cư lớn. Nhưng những nghiên cứu sau này chỉ ra rằng loại di cư không sinh ra từ những đàn định cư và ngược lại. Sự tiến hóa của hai loại này được cho rằng bắt đầu cách đây 2 triệu năm. Phân tích gen hiện tại cũng cho thấy chúng ít ra cũng không có quan hệ giao phối (interbred) với nhau khoảng 10.000 năm.

Ba loại Orca gần đây đã có được trong tài liệu nhiên cứu ở Nam Cực:

Loại A: Được coi là loại Orca “điển hình”. Thức ăn chủ yếu là cá voi Minke (feeding mostly on Minke Whales)

Loại B: Nhỏ hơn loại A. Chúng có một miếng vá trắng vùng mắt rộng hơn, và có thêm miếng vá màu xám quanh vây lưng. Thức ăn chủ yếu là hải cẩu.

51981

51982

51983

Loại C: Là loại nhỏ nhất. Miếng vá trắng ở mắt có xu hướng trúc xuống phía trước, có miếng vá ở lưng như loại B. Sống trong những đàn lớn hơn 2 loại A,B. Ăn chủ yếu loại cá toothfish Nam cực.

51984

51985

Hình dạng

Orca có màu đen ở phía trên thân mình, màu trắng ở ngực, bụng, 2 bên hông, phía trên sau mắt. Lúc nhỏ những phần trắng có màu vàng hay vàng cam, khi trưởng thành mới dần trở thành màu trắng. Con đực (Orca Nam cực) dài khoảng 6-8 m, có thể nặng hơn 6 tấn. Con cái (Orca Nam cực) nhỏ hơn với chiều dài 5-7 m, nặng 4-5 tấn.

Nếu lấy dữ liệu từ khắp nơi thì một con trưởng thành cân nặng từ 2.585 tới 7.257 kg . Hiện nay, Orca lớn nhất được biết đến là tại vùng bờ biển Nhật bản, nó dài khoảng 9,8m và nặng hơn 8 tấn. Con non mới sinh thường dài 2,4 m , nặng khoảng 180kg.

Vòng đời

Orca cái trưởng thành ở tuổi 15, thời kỳ sinh sản kéo dài đến 40 tuổi và trung bình sống đến 50 tuổi, ngoại lệ có thể lên tới 70-80 tuổi ( trung bình sinh 5 con trong vòng đời) . Con đực có tuổi thọ thấp hơn, thường là 30, hiếm có trường hợp 50-60 tuổi.

51986

51987

=D>:D:((

51991