PDA

View Full Version : HENRY DUNANT - người sáng lập hội Chữ Thập Đỏ


dammanh
07-08-2009, 07:30
Năm 1858,một công dân THỤY SỸ tên là HENRY DUNANT nhân vượt qua nước ITALIA để đến găp vua NAPOLEON 3, nhằm triển khai 1 dự án kinh doanh.Vô tình ông đi qua 1 làng nhỏ SOLFERINO và đã chứng kiến 1 cảnh kinh hoàng!Hàng ngàn chiến binh trong cuộc chiến giữa liên quân PHÁP và Italia với quân ÁO bị tử thương nằm rên rỷ trên bãi chiến trường không người chăm sóc.Năm 1862 quyển hồi ký về làng SOLFERINO phát hành đã gây một tiếng vang rất lớn.Một ủy ban gồm 5 người,trong đó có ông DUNANT và ông GUSTARE MOYNIER(một nhà hoạt động xã hội).Ủy ban có tên là ỦY BAN CỨU TRỢ NHỮNG NGƯỜI BỊ THƯƠNG.Đến tháng 10/1863,ủy ban triệu tập một hội nghị quốc tế gồm thành viên của 16 nước tham gia và đặt nền tảng cho phong trào CHỮ THẬP ĐỎ QUỐC TẾ sau này.Hội nghị đi đến 4 kết luận quan trọng mang tính nhân đạo sâu sắc và tính cấp bách với tình hình xã hội càng ngày càng phát triển
1.lập tổ chức cứu trợ tại mỗi nước
2.các tổ chức tại các nước phối hợp hoạt động với nhau
3.tính trung lập,không phân biệt đối xử khi cứu trợ
4.biểu tượng của phong trào,là chữ thập đỏ trên nền trắng (ngược với lá cờ thụy sỹ để ghi nhớ công ơn DUNANT là người thụy sỹ ).
#
# #

TIỂU SỬ HENRY DUNANT:Sinh ngày 8/5/1828 tại GENEVER,THỤY SỸ. Ngày nay toàn thế giới lấy ngày 8-5 làm ngày CTĐ để ghi nhớ ông.Từ những ấn tượng về thảm cảnh ở SOLFERINO đến cuốn hồi ký ra đời 1862,đã được nhiều giới chức hoan nghênh tại các nước châu âu như nhà văn VICTO HUYGO,SAC DICKEN,anh em GONG MA, nhà khoa học đã chỉ huy kênh đào XU-Ê FECDINANG DO LOXEP.Cùng với 4 nhà hoạt động XH khác,Henry Dunant đã sáng lập ra ủy ban quốc tế CỨU TRỢ NGƯỜI BỊ THƯƠNG,là tiền thân của ủy ban quốc tế CTĐ.Sau 5 năm hoạt động,ông đã đạt được hoài bão của mình.Thế giới đã có 1 bộ luật riêng trong chiến tranh để những binh sỹ không còn khả năng chiến đấu được đối sử nhân đạo hơn. Đó là CÔNG ƯỚC GENEVER.Cuộc đời ông tuy bi đát vì từ năm 1867 do làm ăn thua lỗ,ông phải rời quê hương về sống ở nhiều nơi,đến năm 59 tuổi ông về sống ở HAYDEN.Năm 1901 ông được nhận giải NOBEL hòa bình đầu tiên trên thế giới với một số tiền rất lớn,mặc dù tuy nghèo khó nhưng ông không đụng đến số tiền đó mà di chúc giành trọn số tiền đó cho hoạt dộng nhân đạo.Ông mất ở HAYDEN năm 1910,không người thân thích hưởng thọ 82 tuổi.


GIỚI THIỆU NHỮNG BỘ TEM CÓ HÌNH ẢNH HENRY DURNANT,mà các nước ghi nhận công lao của ông đã phát hành.(trong bộ sưu tập HTT)
1.Thụy sỹ quê hương của ông Henry Dunant:Năm 1928 nhân kỷ niệm 100 năm Henry Dunant ra đời Thụy Sỹ tổ quốc của ông đã phát hành con tem đầu tiên có hình ảnh Henry Dunant.

53618
Thụy Điển phát hành tem kỷ niệm những danh nhân được nhân giải NOBEN

53619
Pháp phát hành tem ghi nhớ công lao của người sáng lập hội CTĐ

53620
53621

Năm 1988 Cộng hòa Guine đã phát hành một mẫu tem khối đánh giá 6 sự kiện trọng đại,trong đó có phong trào CTĐ

53622

Năm 1958 bỉ phát hành tem ghi nhớ công lao người sáng lập PT CTĐ
53623

Balan phát hành carnet năm 1959
53624

DDR - bì thư thực gửi
53625

ẤN ĐỘ
53626
53627

HONDURAS
53628

CHILE
53629

BUNGARY
53630

MỸ PHÁT HÀNH BÌ THƯ KỶ NIỆM CÓ CACHET HNHF ẢNH HENRY DUNANT
53631

ĐÀI LOAN
53632

ANBANY
53633

còn tiếp

dammanh
07-08-2009, 07:41
Theo thời gian thế giới càng đánh giá công lao to lớn của HENRY DUNANT và rất nhiều nước và không chỉ một lân mà nhiều lần phát hành tem có hình ảnh HENRY DUNANT.

53639
53640
53641
53642
53643
53644
53645
53646
53647
53648
53649
53650

dammanh
09-08-2009, 03:07
Tại miền nam VIỆT NAM vào 8/5/1960 đã phát hành bộ tem kỷ niêm ngày của hội CTĐ,bộ tem có 4 mẫu đêu in một hình với các mầu khác nhau.hình trên tem chính là chân dung người sáng lập hội CTĐ-HENRY DUNANT

53774

hoavienquanbl
10-08-2009, 12:07
Bác Red-Cross ơi bác đâu rồi

dammanh
11-08-2009, 11:48
Thưa bác hoavienquanbl!anh Red-Cross là đại ca của dammanh đấy ạ!về cả tuổi đời,vốn sống,uy tín và nghiệp sưu tầm tem nữa.Dammanh chỉ mong một ngày không xa được chiêm ngưỡng bộ sưu tập chủ đề HTT của anh Red-Cross!mong bác hoavienquanbl hiểu cho dammanh!

HoaHoa
08-10-2011, 21:54
Henri Dunant (1828-1910), nhà bác ái Thụy Sĩ, sáng lập Hội Hồng Thập Tự, Giải thưởng Nobel Hòa bình năm 1901.
http://i1225.photobucket.com/albums/ee386/zozo2612/zozo001/2-123.jpg

Henri Dunant sinh ngày 08/05/1828, tại số 12 đường Verdaine, Genève. Cha của ông là Jean-Jacques Dunant, thương gia, thẩm phán phòng Giám hộ phụ trách trông coi số phận các trẻ mồ côi. Mẹ là Antoinette Colladon, rất mộ đạo, lo việc từ thiện.
Là học sinh kém, cậu Henri chỉ mang về những phần thưởng về lòng ngoan đạo. Cậu đi thăm những người nghèo, bệnh nhân và tù nhân. Ham đọc Thánh kinh, năm 1847 cậu thành lập một nhóm đọc kinh thánh với những người cùng tuổi tên là Họp mặt thứ Năm. Nhóm này, năm 1852 trở thành "Hội liên hiệp Thiên chúa giáo những người trẻ" (les Unions chrétiennes de jeunes gens).
http://i1225.photobucket.com/albums/ee386/zozo2612/zozo001/DSCF8172Small.jpg

Năm 1849 Henri Dunant bắt đầu học nghề tại nhà băng Lullin&Suter và được gởi đi làm việc tại Algérie. Năm 1858 ông in quyển sách đầu tiên, Notice sur la Régence de Tunis, viết lại những quan sát khi ông du lịch, trong đó có một chương dài rất được độc giả chú ý. Năm 1863 ông in rời ra thành cuốn Sự nô lệ nơi những người hồi giáo và tại Mỹ. Tháng 04/1859, lập luận rằng vì xuất thân từ một gia đình bị trục xuất ra khỏi nước Pháp vì lý do tín ngưỡng, ông xin được vô quốc tịch Pháp để tiến hành nhanh công việc đang ứ đọng tại Algérie.
Ngày 25/06/1859 Dunant sang Paris để trình bày trước Napoléon III về chuyện thuộc địa của ông tại Algérie. Nhưng lúc đó Napoléon đã tới nước Ý để cầm binh giao chiến với nước Áo. Trận chiến Soferino gồm phe Đồng minh là vua Napoléon III và Victor-Emmanuel II de Savoie, và phe địch là vua François-Joseph Ier nước Áo. Ngày 24 tháng 6 năm 1859, 9 quân đoàn với 250-250 ngàn binh sĩ Áo đánh với 104 ngàn lính Pháp (trong số đó có 35 ngàn lính Sardes mà vua Victor-Emmanuel vừa mới thu dụng được). Trận chiến xảy ra rất nhanh nhưng rất nhiều người chết, mất tích và bị thương, cả thảy khoảng 40 ngàn người vì Pháp và Áo đều dùng những lính pháo binh và đại bác.
Dunant lại quay qua Ý để tìm gặp Napoléon, nhưng khi tới làng bên cạnh Castiglione, ông chứng kiến 9000 thương binh đang trốn và tại Chiesa Maggiore nằm la liệt hàng 5000 nguời bị thương rên siết đau đớn. Dunant đã thuyết phục những người địa phương giúp đỡ ông cho thương binh của cả hai bên uống nước, lau rửa và băng bó vết thương, cho họ thuốc lá, nước tisane và trái cây. Dunant nán lại ở đó cho tới ngày 27 tháng 6 rồi lên đường và trở về Genève ngày 11 tháng 7. Lúc bấy giờ ông rất thiếu thốn về tài chánh, nhưng không quên những gì ông đã thấy và viết quyển Un souvenir de Solférino (Hồi ký từ Soferino).
http://i1225.photobucket.com/albums/ee386/zozo2612/zozo001/DSCF8183Small.jpg

Năm 1862 Dunant cho in quyển "Hồi ký từ Soferino", trong đó ông mô tả chiến tranh và những người bị thương ở Chiesa Maggiore, rồi kết luận bằng một câu hỏi:
- Có cách nào để thành lập những cơ quan cấp cứu trong thời bình, tìm những người tình nguyện nhiệt tình, tận tụy và thật rành nghề để săn sóc những người bị thương trong thời chiến không?
Từ câu hỏi này dẫn đến sự thành lập hội Hồng Thập Tự. Ông còn hỏi giới có thẩm quyền của các quân đội có quốc tịch khác nhau trên thế giới xem họ có thể trình bày nguyên tắc quốc tế, có quy ước và thiêng liêng, nguyên tắc mà một khi đã được chấp thuận và được thừa nhận, sẽ được coi là căn bản cho các cơ quan cứu cấp những người bị thương trong các nước khác nhau của Âu Châu? Câu hỏi thứ hai này từ nguồn gốc các thỏa hiệp Genève.
Tháng Hai ngày 7 năm 1863 Cơ quan xã hội Genève chỉ định 5 người trong đó có Dunant, quan sát tình hình để hành động. Với lời kêu gọi của cơ quan này trong hội nghị, hội Hồng Thập Tự ra đời. Dunant đi khắp Âu châu và được các nước hứa sẽ gởi đại diện. Hội nghị ngày 26 kéo dài tới 29 tháng 10 với 39 đại biểu của 16 nước. Đến tháng 8 năm 1864, 12 quốc gia ký kết hiệp ước quốc tế, đó là Hiệp ước Genève.
Ngày 09/02/1863: Cơ quan xã hội Genève quyết định thực hành ý định của Hôi ký Solferino và hình thành một "Ủy ban quốc tế cứu trợ những người bị thương". Đây là mầm móng cho CICR tương lai (Comité international de la Croix-Rouge).
Từ năm 1863 đến năm 1864, Dunant đi khắp âu Châu để loan truyền ý tưởng của ông cho các cơ quan tình nguyện cứu trợ những người bị thương.
Từ ngày 26 đến 29/10/1863, một hội nghị chuẩn bị họp hội các đại diện của 14 quốc gia tại Athénée, Genève. Hội nghị ngoại giao từ ngày 8 tới ngày 22/8/1864 đưa đến Hiệp ước Genève trong đó có 10 điều trong hiến chương của Hội Hồng Thập Tự sau này.
http://i1225.photobucket.com/albums/ee386/zozo2612/zozo001/DSCF8195Small.jpg

Năm 1867 Dunant bị phá sản. Các tòa án Genève kết án ông đã "cố tình đánh lừa các cộng sự viên của ông". Sau khi bị phá sản tan tành, Gustave Moynier ép buộc ông phải từ chức khỏi Ủy ban. Ông thi hành việc này ngày 25/08/1867 và từ giã Genève để rồi không bao giờ trở lại.
Từ năm 1870-1871, chiến tranh xảy ra giữa Pháp-Đức. Dunant thấy rằng cuộc chiến tranh mới này là cơ hội để ông phục vụ cho nhân loại một lần nữa. Ông lập ra một tổ chức song song với Hồng Thập Tự, Cơ quan phụ trợ cứu những người bị thương (Société auxiliaire de Secours aux bléssés), và chắc chắn vì thấy những cuộc tàn sát kèm theo quận Paris bị mất, nên ông triệu tập cuộc họp để thành lập một "Liên Minh toàn năng cho trật tự và văn hóa" (Alliance universelle de l'ordre et de la civilisation) để nói lên sự cần thiết của một hiệp ước quốc tế về việc nắm giữ các tù binh chiến tranh và để dàn xếp các cuộc tranh chấp quốc tế nhờ tòa án làm trọng tài hơn là gây chiến tranh.
http://i1225.photobucket.com/albums/ee386/zozo2612/zozo001/DSCF8189Small.jpg

Từ năm 1874 đến 1886, Dunant lang thang nghèo khổ khắp Âu châu, giữa Stuttgart, Rome, Corfou, Bâle và Karlsruhe. Ông nợ nần và bị ủy ban Hồng thập tự Quốc tế bỏ rơi cho dù ủy ban các nước Áo, Hòa Lan, Thụy Điển, Phổ, Tây Ban Nha vẫn để ông làm hội viên danh dự.
Tại Stuttgart, ông kết thân với Rudolf Muller và nhờ đó ông biết thành phố Heiden. Sau đó ông chơi thân với hai vợ chồng Wilhem và Susanna Sonderegger. Hai người này khuyến khích ông kiểm lại và in tập hồi ký thành sách và ngày 27 tháng 2 năm 1880, ông thành lập chi nhánh Hồng Thập Tự tại Heiden. Ông trở thành giám đốc danh dự cho hội này.
http://i1225.photobucket.com/albums/ee386/zozo2612/zozo001/DSCF8190Small.jpg

Sau gần 20 năm lang thang khắp châu Âu, ông trở lại Thụy Sĩ, nhưng không tới Genève, mà ở tại Heiden, một bang của Appenzell, trong nhà thương thí tên là Ký túc xá Thiên đường (Pension Paradis) để chữa bệnh ngoài da và chứng trầm cảm.
Mãi đến năm 1895, Georg Baumberger chủ biên tập trẻ tuổi người Áo của báo Die Ostschweiz xã Saint-Gall mới phát hiện ra ông. Georg Baumberger viết bài phỏng vấn tựa đề "Henri Dunant, sáng lập viên Hội Hồng thập tự" trên tờ báo Đức "Trên đất và biển" (Sur terre et mer). Bài báo được truyền ra khắp châu Âu, gây phản ứng khắp nơi trên thế giới. Ý tưởng của Dunant đã thay đổi, ông không chỉ muốn có bộ luật chiến tranh mà còn chống lại với chính chiến tranh bằng cách cộng tác với các tờ báo chuộng hòa bình và viết bài "Tương lai đẫm máu", lên án chế độ phong kiến và nghiên cứu khoa học nhằm mục đích chiến tranh. Mọi người nhớ lại ông, gởi cho ông nhiều thiện cảm và được toàn thể thế giới ủng hộ. Ông lại trở về với công chúng tuy Hội Hồng Thập Tự tại Genève vẫn còn lánh mặt ông.
Dunant được giải thưởng Binet-Fendt và sự biết ơn của Giáo hoàng Léon XIII. Nhờ tiền cấp dưỡng của bà sa hoàng Maria Fedorovna và nhiều trợ cấp khác, ông thoát khỏi cảnh nghèo khó nhanh chóng.
Năm 1901, ông được giải Nobel chung với Frédéric Passy, một chính trị gia Pháp, người sáng lập ra Hội Trọng tài các Quốc gia (Société d'arbitrage des Nations), tổ tiên của Liên Hiệp Quốc.
http://i1225.photobucket.com/albums/ee386/zozo2612/zozo001/DSCF8192Small.jpg

Ngày 08/05/1908, cả thế giới làm lễ sinh nhật thứ 80 của ông. Ngày 30/10/1910, ông mất ở tuổi 82. Nhờ tiền giải thưởng, ông để lại tờ di chúc: lập ra một cái giường vĩnh cửu cho người nghèo khó tại bệnh viện Heiden, nơi mà ông đã sống những năm cuối đời, và những cơ quan từ thiện. Tro ông được rải ở Zurich theo ý muốn của ông.
http://i1225.photobucket.com/albums/ee386/zozo2612/zozo001/1-144.jpg

dammanh
11-10-2011, 11:04
Cám ơn bạn Hoahoa rất nhiều!
Xin diễn giải nguyên tắc đầu trong CÔNG ƯỚC tại GERNEVER
NHÂN ĐẠO-VÔ TƯ-TRUNG LẬP- ĐỘC LẬP-TỰ NGUYỆN-THỐNG NHẤT-TOÀN CẦU

Nhân đạo là sản phẩm tất yếu trong quá trình tiến hóa của loài người- được xếp là nguyên tắc đầu tiên trong công ước GERNEVER,nền tảng của hội CTĐ.Có thể hiểu theo 2 mặt của vấn đề như sau
Khi mất sự nhân đạo ,sẽ nhận sự quả báo!
THÀNH CÁT TƯ HÃN đi đến đâu cũng dùng khẩu hiệu : giết sạch,đốt sạch,phá sạch nên để lại sự quả báo- dân tộc MÔNG CỔ cứ lụn bại không vươn lên được!
BẠCH KHỞI nước TẦN trong một đêm giết hại hơn một vạn tù binh nước TRIỆU,nên cuối cùng phải nhận quả báo chết bất đắc kỳ tử..nghìn năm sau tuy đầu thai kiếp trâu còn bị sét đánh chết.
Khi hành động nhân đạo sẽ tích phúc muôn đời
Trong cuộc kháng chiến chống quân nguyên lần 3, khi O ma nhi đầu hàng Đức thánh Trần đã tha cho O ma nhi về nước nhưng vua trần đã bí mật sai người đục thuyền cho O ma nhi và quân nguyên chết đuối...nhân dân ta đánh giá rất rõ chỉ phong thánh cho TRẦN HƯNG ĐẠO.
Trong cuộc kháng chiến chống quân MINH Nguyễn Trãi tha chết cho quân Minh,sự nhân nghĩa đã cảm hóa Thái Phúc đâu hàng.Thái phúc sẵn sàng đi thuyết phục quân Minh đầu hàng,khi về đến TQ Thái Phúc khẳng khái tự tử.
Các dòng triết học du nhập vào VN luôn đặt NHÂN ĐẠO lên hàng đàu
ĐẠO NHO luôn tu dưỡng đạo đức cá nhân
ĐẠO PHẬT luôn đề cao lòng đại từ đại bi
ĐẠO THIÊN CHÚA luôn đề cập lòng nhân ái cao cả
CN MAC luôn đề cập tính nhân quả biện chứng
Bác luôn dạy NHÂN NGHĨA TRI DŨNG LIÊM
Từ ngàn năm ở mọi vùng trên đất nước ta đã lưu truyền những câu ca dao tục ngữ thể hiện tiêu trí NHÂN ĐẠO,GIÚP ĐỠ NHAU thí dụ như:
1,Nhiễu điều phủ lấy giá hương,người trong một nước phải thương nhau cùng
2.Bầu ơi thương lấy bí cùng,tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
3.thương người như thể thương thân...lá lành đùm lá rách..
4.Máu chảy ruột mềm,môi hở răng lạnh..
5.của ít lòng nhiều..một miếng khi đói bằng gói khi no
6.một giọt máu đào hơn ao nước lã..

Poetry
08-05-2013, 12:09
Năm 2013 này là dịp kỷ niệm 185 năm ngày sinh Henry Dunant (08-05-1828 - 30-10-1910). Xin giới thiệu bloc tem kỷ niệm sự kiện này do Bờ Biển Ngà (Côte d'Ivoire) phát hành:

184722