PDA

View Full Version : Đoạn đầu đến với con tem


anhhoa
01-09-2009, 09:19
Thành viên lính mới !
Nhập môn
Không biết lúc còn học lớp 4 (Trước 1975 bặc tieu học mới vào thì là lớp 5 cho tới lớp nhất) tương đương lớp 2 bây giờ .Vào ngày thứ năm của thời đó ,thì đang học vẽ cho cấp tiểu học,thì bàn sau lưng có một bạn mang theo vở học trò có dán một số tem Pháp và VN đưa ra khoe, và sau giờ học cả bọn xúm nhau xem, thì mình thấy tính ham vui con nít nổi đậy về nhà lựa cuốn tập nào chưa viết gì cả cát đó.
Hôm sau hỏi bạn ,bạn làm sao có mấy con tem đó,nó nọi xé trong thư ra và mấy đứa trong xóm ra ngoài bưu phẩm xin,khi dố chưa qua bưu điên cách ở đó 100met
Cú chiều thứ năm nghỉ là 1 giờ trưa ra bưu phẩm ở đường NgDu & HaiBa Trưng xin tem,thấy ai lảnh bưu kiện ra là chạy theo xin, lúc đươc luc không (vì nhà mình đi bộ ra đò khoảng 15 phút ) mấy Ông phát buu kiện thấy thăng nhỏ này cứ chạy theo Ô Tây,B Tây Ông VN chỉ vào con tem xin chày theo một khoảng làm rối lên bèn chạy vào kho xé cho một mớ temđủ màu ,khi đó cũng đươc khoảng 2,30 về nhà ,lấy tay xé ra cái thì tróc ,cái thỉ rách tùm lum hết,đem dán lên quyển vở,thì thấy cũng hay hay.
Vầy là cứ chiều thứ năm ra đò để xin,không biết nước nào có nhiều màu là được.Rồi có một hôm trời mưa ,chạy vào trú mưa trước phòng phát bưu phẩm .Ông gác dan hỏi
-Nhóc ,mày xin tem hoài về cho ai hay làm gì ?
- Tui về nhà dán vào vỏ để xem,và khoe với bạn.
-Vậy xé ra có rách không.
-Rách tum lum hết,keo dính cứng quá hà.
-Mày còn chưa biết lấy tem,Qua chỉ cho,về nhà mày cho vô thau nước đợi khi nào tróc tem ra thì bỏ trên cái mâm phơi cho khô thì không rách con nào hết.
-Ngồi đó đi ,qua vào trong coi cái bưu phẩm nào nhiều tem cho mày một ít về làm thử
Khi dó cũng gật gật và ngồi chờ.Nưa tiếng sau Ông gác dan ra đưa cho mớ tem ,khi đó cũng tạnh mưa ,ba chân bốn cẳng chạy về ,đổ thau nước vo gạo,bỏ tem vào cho nước đem gầm gường để,rồi bỏ đi chơi tạt lon.
Khoảng 18h về bị ông bà Bô là quá chời,vì kiếm không ra cái thau đẻ vo gạo nấu cơm.
(còn tiếp)

56583

hat_de
01-09-2009, 09:29
Thành viên lính mới !

Nhập môn...
(còn tiếp)

câu chuyện của bác hay quá, đúng là niềm đam mê tem thực sự, thủa ban đầu xem ra ai cũng giống ai cả ... nhìn thấy tem là cố gắng có nó bằng mọi cách ... dẫu rằng ko bít là đang làm hỏng những món quý

ko bít làn gió nào đã đưa bác tới các diễn đàn, có lẽ cũng mới nên bác up hình xong nhưng chưa nó hiện

mạn phép hiện hộ bác

http://http://www.vietstamp.net/forum/attachment.php?attachmentid=56583&d=1251771352

(ủa sao nó ko lên ... híc)

rất mong được nghe tiếp chặng đường tem của bác :D

ke vo danh
22-09-2009, 14:10
Một trong những kỷ niệm ban đầu dễ thương khi bắt đầu làm quen với tem. Hình như bất cứ ai trong chúng ta cũng đều có những lý do chính đáng (?) để "Thế này, thế kia" với bộ môn sưu tầm thú vị này thì phải?

Tôi nhớ lại cụ Georges CHAPIER, vừa là văn thi sĩ, vừa là nhà nghiên cứu, vừa là nhà sưu tầm tem nổi tiếng...Đã cho ra "10 Điều răn cho người chơi tem" vào năm 1932, như sau:

1. Hãy say sưa nhiệt tình mà tìm cho ra tem, khắp mọi nơi mọi chốn.
2. Hãy mua cho được những catalogue để dễ dàng sắp xếp chúng.
3. Hãy cố mà có cho được những album, bảo đảm cho được một sự lưu trữ rộng rãi và chắc chắn.
4. Hãy bảo trì tem và đối xử với chúng một cách cẩn thận, ưu ái.
5. Hãy soi nhìn cho kỹ những hình ảnh trên tem, cũng như răng của chúng.
6. Hãy nghiên cứu kỹ lưỡng về những dạng bị in đè trên hình, hoặc trên chữ. Điều này rất quan trọng.
7. Hãy cất giữ cho được nhiều loại khác nhau. Vì càng lúc càng khó tìm.
8. Hãy cố gắng tìm ra nghĩa những hàng chữ khó hiểu, dù không dễ dàng chút nào.
9. Hãy chú ý đến những bộ tem được phát hành, tìm mua cho được và lưu trữ chúng.
10. Hãy mua bán một cách cẩn thận, coi chừng gặp phải những hàng mã.

Trong topic: "Bàn Về Sách":

=> Đọc Tại Đây: (http://www.vietstamp.net/forum/showthread.php?t=3145)

Và một lúc nào đó, tôi sẽ trở lại để tào lao chơi với các bạn, về bốn bộ sách cực hiếm của tác giả này. Chuyên về kinh nghiệm và những chỉ dẫn quý báu của ông về tem (bằng tiếng Pháp). Đó là:

1. Les vignettes de franchise d'Egypte (1950).
2. A.B.C. du collectionneur de timbres-postes (1942).
3. Les timbres de fantaisie : étude historique et descriptive des émissions apocryphes et de fantaisie (19...).
4. Les Timbres de fantaisie et non officiels. Vol. 1, Étude historique et descriptive des émissions apocryphes et de fantaisie et des timbres non officiels (1968).

(Riếng cuốn này thì được soạn ra bởi một nhóm sưu tầm gia trứ danh, do Georges Chapier chịu trách nhiệm)