PDA

View Full Version : Chưa hẳn là kể về tem!


ke vo danh
25-09-2009, 22:22
Với topic mới này, tôi sẽ ghi lại hoặc phiên dịch từ những trang báo quốc tế, những tình tiết...ly kì và hấp dẫn liên quan tới Việt Nam.

Với một mục đích đơn sơ nhất là để các bạn có thể có thêm được chút thông tin, trong muôn vàn những thông tin khác liên quan tới đất nước chúng ta. Không hẳn và chuyên đề về tem, nhưng có thể là mọi liên quan tới văn học, nghệ thuật mà trong những xô bồ của cuộc sống, có thể chúng ta bỏ qua hoặc không muốn ngó ngàng gì tới.

Nếu chỉ duy nhất chuyên về một đề tài nào, tri thức của chúng ta có thể sẽ hạn hẹp mà chỉ xoay vòng trong...cái tháp ngà của mình, mà không còn biết về những gì khác chăng?

Với suy nghĩ đó, khi thời gian còn cho phép và khi cuộc sống còn có được những phút giây thư thả. Tôi sẽ cố vào đây để hàn huyên cùng các bạn, mà không hề có ý định "lên lớp" hoặc "ta đây". Chỉ duy nhất một điều nhỏ mọn: Tâm sự vụn, như khi có dịp quây quần cùng nhau bên chén trà, hoặc ly cà phê thơm ngát.

Mong các bạn hiểu như vậy và cùng tôi, hãy chung sức đóng góp để trang web hữu ích này của các bạn sẽ càng lúc càng long lanh sắc mầu. Sẽ trở nên một thứ kim chỉ nam cho những ai, không những tha thiết với bộ môn sưu tầm thú vị, mà còn kỳ vọng vào quê hương để luôn ao ước rằng Việt Nam sẽ sớm trở nên một trong những con rồng Châu Á.

kvd.

******

Tặng các bạn bài "Sắc Mầu" của Trần Tiến do Trần Thu Hà trình bầy: (http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=46GbRajcNF)

ke vo danh
25-09-2009, 22:47
Phóng viên Florrence Compain đã có một bản tin ngắn, nhưng đăng trên trang nhất của tờ "Le Figaro" (một trong những nhật báo hàng đầu của Pháp), ngày 24.09.09, đại khái như sau:

"Ông Trương Quốc Bình, giám đốc viện bảo tàng mỹ thuật tại Hà Nội đã có những phần nào luống cuống, khi ông chậm rãi thả bước trong những gian phòng triển lãm tại bảo tàng này. Với tổng số cỡ 20 000 món, vừa tranh, tượng, đồ gốm...đang có mặt tại đây, thật khó mà xác định món nào thật, món nào giả!!!

Chính phủ Việt Nam vừa thố lộ một bí mật hằng cánh cánh bên lòng từ bấy lâu nay. Chẳng qua là trong thời gian chiến tranh vừa qua, vào thập niên 60. Lo ngại trước những vụ ném bom của không quân Mỹ, nhân viên bảo tàng này đã cho di tản hàng trăm quý vật về miền quê hẻo lánh. Đồng thời yêu cầu những nghệ nhân và luôn cả những nhân viên phụ trách cho việc bảo trì của viện bảo tàng, là hãy làm giả những quý vật trên để thế chỗ chúng cho việc trưng bầy không bị gián đoạn.

Những món giả tạo này đã quá sức khéo léo, để khiến ngày hôm nay, đã trở thành một nỗi ám ảnh không nhỏ! Không ai có thể khẳng định rằng là, khi chiến tranh chấm dứt, đã có bao nhiêu quý vật thật đã thực sự được thâu hồi lại cho bảo tàng này. Nora Taylor (một giảng sư đại học Mỹ, chuyên về nghệ thuật của Việt Nam) cho rằng, một nửa số tranh đang trưng bầy tại viện bảo tàng mỹ thuật là...hàng nhái. Trong khi những tranh nguyên bản thì đang được bầy bán tại những cửa hàng mỹ nghệ tại Tokyo hoặc Singapour.

Viện bảo tàng mỹ thuật hiện nay đang cố gắng truy lục và lựa ra lại, trong bộ sưu tập của mình, với hy vọng là sẽ tìm ra manh mối đích xác giữa thật - giả. Và tránh cho bằng được những phiền hà, của những giá trị nghệ thuật Việt Nam trên thị trường thế giới"

ke vo danh
25-09-2009, 23:10
Theo bản tin của WWF, ngày 22.09.09, thì họ vừa khám phá ra thêm...hơn 160 loại động - thực vật chưa có trên danh bạ thế giới, trong đồng bằng sông Cửu Long!

Gồm có 100 loại thực vật. 28 loại cá. 18 loại bò sát. 14 loại cóc nhái. 2 loại động vật có vú và 1 loại chim.

Nên biết rằng, với chương trình thăm dò và khám phá này của WWF được bắt đầu từ năm 1997, dành riêng cho đồng bằng Cửu Long. Họ đã thành công trong việc phân loại và đặt tên cho tới hơn 1 000 loại.

Trong lần này, họ rất thú vị để thấy được: Loại ếch có...răng nanh, chuyên sống lén lút trong bùn dọc theo bờ sông, mà mồi của chúng là chim rừng và sâu bọ. Ếch này được khám phá thấy tại miền đông Thái Lan.

Tiếp đó, một khám phá kỳ thú khác là tại Cát Bà (Việt Nam). Đó là một chú rắn mối có mầu da như con beo. Tạm thời, những nhà động vật học chỉ biết đặt tên cho nó là: "Tắc kè beo Cát Bà".

http://img62.imageshack.us/img62/7626/web235839.jpg

(Chân dung của một chú "Tắc kè beo Cát Bà")

hat_de
25-09-2009, 23:29
Với topic mới này, tôi sẽ ghi lại hoặc phiên dịch từ những trang báo quốc tế, những tình tiết...ly kì và hấp dẫn liên quan tới Việt Nam.



chủ được tập hợp các bài báo hay có cho phép bình luận thưa bác
gk cũng ko phải muốn phát biểu để lên lớp mà chỉ muốn bày tỏ suy nghĩ xunh quanh vấn đề được nếu

nếu bác ok thì mới dám bày tỏ quan điểm :D

ke vo danh
26-09-2009, 00:00
Tính tắt máy đi ăn cơm, thì thấy hat_de đã...ỏn ẻn tâm sự chút chút rồi :D .

Cám ơn hat_de nhé! hat_de và các bạn thân mến. Khi quyết định tạo topic này, tôi cũng có phần nào ái ngại và suy nghĩ mung lung. Trước hết là về những bản tin, trước khi đăng lại vào đây, đã đọc đi đọc lại nhiều lần để sau đó mới viết ra. Cuối cùng, tôi nhất định để chỉ đăng những gì liên quan tới Việt Nam, nhưng thuần trong lãnh vực khoa học - nghệ thuật...Cùng những đề tài vô thưởng vô phạt khác.

Đọc tin, nhưng nếu có bình luận thêm thì là điều rất đáng quý! Chí ít, cũng cho mình có cảm giác là không đang tâm sự với...cái tường!

Khi tin tức cập nhật, chúng ta vẫn có toàn quyền để phối kiểm. Thông tin đa chiều là điều cần thiết, không những cần có để có cái nhìn trung thực mà còn tránh cho chúng ta rơi vào tình trạng cuồng tín hoặc quá khích...Ôi thôi, tôi lại lan man quá dài rồi. Xin lỗi các bạn.

hat_de và các bạn mến, nếu có được cho nhau những trao đổi thân thiện, cởi mở...Thì đó là điều - có thể nói rằng - không còn gì quý hơn.

hat_de và các bạn đừng khách sáo.

=D>

hat_de
26-09-2009, 00:26
hat_de và các bạn đừng khách sáo.

đang tính tắt máy đi ngủ vì cả 1 ngày quá nhìu chuyện mệt mỏi rùi nhưng lại thấy hồi âm của bac

cảm ơn bác VD đã ko nghĩ hd kiếm chổ câu bài, vì mục nào cũng vào bình luận, hd cũng ko dạy đời ai cũng ko muốn tỏ ra thông thái gì cả ... vì mình có sáng sủa gì đâu ... chỉ là hay bộc bạch suy nghĩ

xin phép diễn tả nó ra có gì ko phải mọi người cứ bổ


truyệt thật giả trong bảo tàng:

người ta ko tạo ra chiên tranh chỉ để đánh tráo vài bức tranh hay món đồ gì đó. Có lẽ ai đó thừa gió bẻ măng thôi. Vậy người thừa gió đó là người mê nghệ thuật quá độ ... hay là 1 kẻ hám lợi có tầm nhìn rất xa ... dù sao việc trôm cũng khiến các món đồ tới những nới nó được nâng nui, bảo vệ tốt hơn ... ít nhất là nó cũng ko bị tàn phá hay bị ..tráo do khâu bảo quản bảo mật lỏng lẻo thiếu kinh nghiệm.

Thoát khỏi bom đạn chiến tranh những món quý giờ ở Sing hay Nhật để chuẩn bị sang 1 nước nào đó khác cũng tốt ... giá của nó được định cao hơn và lưu trữ tốt hơn trong tay 1 nàh sưu tầm tư, sẽ tốt hơn nếu bày ở bảo tàng danh tiếng. Quan trọng với tác phẩm nghệ thuật là nó nằm ở những nơi phục vụ nhân loại tốt hơn.

Nếu VN ta chuộng nghệ thuật, bảo tàng nói chung là nơi người dân hay lui tới thì việc cố gắng mua lại bản thật dù hao tiền tốn của cũng là điều nên... hy vọng 1 ngày nào đó nó trở lại cố hương, đồng thời cố hương cũng phải phát triển trở thành nơi xứng đáng để các món quý được bày phục vụ công chúng VN và thế giới :D

chuyện tk Cát Bà nếu ko có WWF thì ta biết mà giới thiẹu loài này chưa nhỉ
ngày xa xưa khi sang ta các nhà khoa học pháp đã cặm kụi tìm tòi sinh vật sinh thái và ghi chép lưu chữ ... các nước luôn có những con người thích làm điều đó ... bởi mong muốn khám phá .. quảng bá giới thiệu cho bà con... người tìm ra loài trên dù là người VN trong tổ chức wwf thì cũng là nhờ ch trinh của wwf mà có

nếu VN tìm được loài mới và công bố với TG ... tìm được VN thì tốt ... ở nước ngoài càng tốt hơn ... biết khi nào chúng ta mới có những đoàn thám hiểm đó đây ... tìm những cái mới mà thế giới chưa tìm ra nhỉ ... như vậy thật tự hào

ý thức tìm tòi khám phá cho nhân loại trong lãnh vực này có vẻ ít và ngày càng ít cơ hội ... bởi những loài như thế ngày càng ít .. và việc thế giới tìm thấy nó trước khi ta thấy nó lại càng tăng nhờ có caá phương tiện hiện đại

tự hào vì loài mới ở Cát bà ... mà Cát bà ở Hp
sẽ tự hào hơn nếu người VN tìm được loài mới theo 1 ch trình của ta tại Vn hoặc tại nơi nào đó trên thế giới
ôi đêm rùi tâm sự dài quá ... khi xưa chưa biết con saola, nếu gặp nó người ta nghĩ tới chuyện ăn thịt nó hơn là xem nó có phải loài mới ko... nếu nó chưa kịp công bố để bảo tồn chắc vào nồi và tuyệt chủng cả.

Có thể trong tương lai sẽ có vài tin vìa 1 loai mới đựoc tìm thấy tại VN ... nhưng hẳn rất xa mới có 1 tin loài mới tại Vn hay nước ngoài do người VN tìm và công bố .. khi ấy VN có thể tạm gọi là sánh vai cùng thế giơớ trong lĩnh vực này :D

vài suy nghĩ miên man khá lùng bùng khó hiểu mong bác VD ko bị rối bởi lối hành văn rắc rối và trùng lắp

chúc bác ngủ ngon .. hẹn gặp lại ạ :D

ke vo danh
26-09-2009, 21:07
Trước khi lan man tiếp, tôi xin nhắc lại vào đây một topic mới được tạo ra trong diễn đàn này: "Thông báo thành lập Nhóm chơi Tem WWF & Bảo vệ động vật hoang dã" của Đêm Đông.

=> Đọc Tại Đây: (http://www.vietstamp.net/forum/showthread.php?p=80429#post80429)

******

* Chuyện thật giả trong bảo tàng nghệ thuật:

Tôi cũng đồng ý vơi suy nghĩ của hat_de rằng: "người ta ko tạo ra chiên tranh chỉ để đánh tráo vài bức tranh hay món đồ gì đó". Bởi vì, tạ ơn trời, nếu chỉ vì chủ đích đó, chắc chiến tranh sẽ triền miên không bao giờ dứt.

Trở lại chuyện thật - giả trong bảo tàng nghệ thuật Việt Nam. Vào thời gian chiến tranh đó, việc di tản các tác phẩm nghệ thuật về những nơi an toàn là một hành động sáng suốt và hữu lỹ.

Tuy nhiên, quyết định thực hiện được gấp rút soạn thảo (?) đã có một lỗ hổng cực lớn là thiếu tổ chức cặn kẽ, để nghĩ tới việc phục hồi lại những quý vật đó đã bị rải rác khắp nơi, một khi chiến tranh chấm dứt.

(Chúng ta tại đây, thực sự không đủ thẩm quyền để có thể đặt những câu hỏi: tại sao lại để xẩy ra một tình huống cười ra nước mắt như hiện nay? Những địa điểm hoặc nhân vật được ủy nhiệm cất giữ những báu vật đó, đã trôi dạt phương trời nào để không còn lưu lại dấu tích?)

Đã nghĩ tới việc gửi tạm, tại sao lại không lo tới lúc thâu hồi chúng? Bắt đầu qua thập niên 70, những vụ oanh tạc và không kích vào miền Bắc đã hoàn toàn đình chỉ. 75 là thống nhất đất nước. 2009 mới công bố ra một sự thật hỡi ơi như vậy!

hat_de nghĩ rằng nếu những báu vật đó được...di tản qua Nhật hoặc qua Singapour thì cũng là điều đáng mừng. Dưới cặp mắt của một người yêu mến nghệ thuật thì đó là điều an ủi, vì chúng không bị tàn phá bởi bom đạn. Nhưng nếu suy nghĩ theo không những vừa nghệ thuật, vừa bảo tồn văn hóa thì đó là những thất thoát cực lớn và đau nhoi nhói...Sự tìm mua lại là điều không tưởng. Vì chắc chắn là những tác phẩm này, để có thể qua mắt cơ quan điều tra, chúng đã bị chỉnh sửa rất nhiều để không còn tồn tại những dấu tích ban đầu. Hoặc nếu có bán, chắc sẽ được những tay sưu tầm tư nhân mua về và chỉ để trưng trong phòng riêng của họ. Còn không thì đang được dấu kín trong một ngăn tủ sắt tại nhà băng nào đó.

Chỉ hy vọng rằng, sau khi Việt Nam chính thức kiểm kê và mạnh dạn tuyên bố trước thế giới, những tác phẩm nào thật và hiện đã thất hoát. Chừng đó mới làm giới sưu tầm chú ý hơn và hẳn trong số đó, sẽ có những Mạnh Thường Quân sẵn sàng tìm mua lại để sẽ trao tặng lại Việt Nam. Tiếc rằng, từ lúc nghĩ ra giải pháp cho tới khi chính thức thực hiện, chắc chắn là sẽ kéo qua một thời gian cực dài, với bao nhiêu bàn cãi, nghị định...Và sẽ lại vào quên lãng!

* Chuyện động vật quý hiếm tại Việt Nam: Không riêng tại Việt Nam mà còn rất nhiều quốc gia khác trên thế giới, hiện đang có vô số động vật hoang dã có nguy cơ bị tuyệt chủng. Nhưng tại riêng Việt Nam, nguy cơ này càng lúc càng lớn. WWF đã thường xuyên lên tiếng báo động, và song song đó, họ đã có những chương trình đào tạo và giúp đỡ tới những chuyện viên bảo vệ thú hoang tại Việt Nam.

Và phải nói rằng, tuy chính phủ thực sự đã có những biện pháp đối phó, nhưng hết sức gian nan và mệt mỏi. Khoan nói tới vấn đề môi trường thiên nhiên càng lúc càng bị tàn phá, ô nhiễm. Chúng ta hãy cứ quan sát quanh mình, chắc chắn sẽ thấy rằng việc ham mê ăn nhậu những động vật quý hiếm tại những thành phố lớn tại Việt Nam, hầu như đều bán công khai và nhiều vô kể. Hành động vô lương tâm, vô trách nhiệm này dĩ nhiên đã và đang đưa tới những cuộc săn bắt, tàn sát không nương tay với những động vật quý hiếm này!

Khi sự suy nghĩ, giáo dục chưa được thấu hiểu một cách có trách nhiệm, kèm theo nhân bản. Sự ngăn chặn tàn phá thiên nhiên và săn bắn động vật hoang dã, sẽ luôn luôn gặp phải những khó khăn không nhỏ chút nào!

Sâm cầm còn ít cơ hội để thấy, huống chi là Sao La. hat_de nhỉ?!

ke vo danh
26-09-2009, 22:42
http://img7.imageshack.us/img7/8718/emthuy.jpg

(Em Thúy / 1943)

“Em Thúy”: Một cách tìm lại thời gian đã mất của nhà danh họa.

“Em Thúy” là hình ảnh mãi mãi hồn nhiên, tươi trẻ, như dòng suối tinh khiết trong đời sống quá nhiều trần tục. Bằng những nét bút tài năng, họa sĩ Trần Văn Cẩn đã lưu giữ cho “Em Thúy” một khoảnh khắc vĩnh cửu. Phải chăng đó cũng chính là cách để họa sĩ Trần Văn Cẩn tìm lại thời gian đã mất của mình?

Bức tranh “Em Thúy” là một trong những bức tranh được biết đến nhiều nhất của danh họa Trần Văn Cẩn. “Em Thúy” không phải là một “bóng hồng”, mà là một người cháu của họa sĩ.

“Em Thúy” năm nay đã tuổi ngoài 70, một phụ nữ Hà thành đẹp nhuần nhị, rất từ tốn trong lời ăn tiếng nói. Khi còn nhỏ, “em Thúy” rất được bác Cẩn cưng chiều. Ông thường ký họa những người xung quanh trước khi bắt tay vào vẽ chính thức. Trong ký ức của “Em Thúy” hôm nay thì kỷ niệm khi làm người mẫu cho bác Cẩn vẽ bức tranh nổi tiếng này luôn làm trái tim bà bồi hồi, xúc động.

Lúc đó, Thúy 8 tuổi, là một em bé ngây thơ, hồn nhiên, trong sáng. Những đường nét trẻ thơ ấy đã chảy tràn trên từng nét cọ của họa sĩ Trần Văn Cẩn. Em Thúy ngồi khép nép trên chiếc ghế mây, như đang hy vọng một điều gì. Gương mặt biểu cảm và đôi mắt trong veo ánh lên niềm tin vào cuộc sống. Bức tranh gây xúc động lòng người bởi một tình cảm trìu mến, thiết tha, như vang vọng tiếng nói về lòng nhân ái của con người.

“Em Thúy” đã phải chịu cảnh “lưu lạc” trong chiến tranh và cuối cùng gia đình chủ nhân “chuộc” về từ tay một nhà buôn tranh. Họa sĩ Trần Văn Cẩn đã tặng tranh này cho Viện Bảo tàng Mỹ thuật và “Em Thúy” vĩnh viễn trở thành tài sản của quốc gia.

Họa sĩ Trần Văn Cẩn còn vẽ tranh về “Em Thúy” năm nàng 24 tuổi, khi nàng đã là một thiếu nữ Hà thành xinh đẹp, nết na. Khác với nét hồn nhiên trong trẻo của Thúy 8 tuổi, Thúy 24 tuổi phảng phất một nỗi buồn con gái, gieo những tơ vương trong lòng người chiêm ngưỡng. Dĩ nhiên, bức tranh này không nổi tiếng bằng “Em Thúy”, vì mọi thành viên trong gia đình đều xem đây như một bức tranh kỷ niệm.

Bà Thúy của bây giờ thường hay nói, cuộc đời bà hạnh phúc nhất là có được một cái “duyên” đặc biệt với nghệ thuật hội họa. Bà đã bước vào một thế giới đẹp như mộng và đầy tràn cảm xúc, nhờ người bác kính yêu, danh họa Trần Văn Cẩn. Chính ông đã mở ra những cảm nhận đặc biệt trong tâm hồn người cháu về nghệ thuật.

“Em Thúy” là hình ảnh mãi mãi hồn nhiên, tươi trẻ, như dòng suối tinh khiết trong đời sống quá nhiều trần tục. Một hình ảnh khơi gợi biết bao nghĩ suy về ước mơ, hy vọng. Bằng những nét bút tài năng, họa sĩ đã lưu giữ cho “Em Thúy” một khoảnh khắc vĩnh cửu. Phải chăng đó cũng chính là cách để họa sĩ Trần Văn Cẩn tìm lại thời gian đã mất của mình? Phải chăng, chính là dáng vẻ ngây thơ của “Em Thúy” đã ẩn dấu khát vọng mãnh liệt trong trái tim ông, là được quay lại những tháng ngày của hồn nhiên, thơ ấu, của ngọt ngào, sáng trong không lấm bụi?

Một cách nào đó, “Em Thúy” đã trở thành một người nổi tiếng trong đời sống. Nhiều nhà báo đã đi tìm cô gái nhỏ trong tranh của danh họa năm nào. Bà Thúy lưu giữ rất nhiều bài báo nói về chính mình và mỗi khi được ôn lại kỷ niệm về bác Cẩn yêu quý là một lần bà trở về với những ngày tháng tuyệt vời nhất của tuổi thơ.

“Em Thúy” đã đi vào âm nhạc. Nhạc sĩ người Anh Paul Zetter đã xúc động khi ngắm nhìn “Em Thúy” và viết bản nhạc “Little Thúy Minuet” (Điệu minuet cho em Thúy). Paul nói rằng, có một điều gì vô cùng bí ẩn trong bức tranh này và anh muốn thể hiện nó bằng âm nhạc. Trong bản nhạc, có những cao trào như một cơn bão, là cảm nhận mãnh liệt của tác giả khi đứng trước ánh mắt nhìn trong trẻo đến diệu kỳ của “Em Thúy”, một gương mặt của cô gái nhỏ Việt Nam trong thời kỳ đất nước chiến tranh, loạn lạc...

http://img14.imageshack.us/img14/858/25emthuy49to.jpg

(Em Thúy / 2007 : Phụ nữ đứng bên phải tượng của họa sĩ Trần Văn Cẩn)

******

=> Source: (http://vnca.cand.com.vn/News/PrintView.aspx?ID=51742)

ke vo danh
26-09-2009, 22:59
Bức tranh "Em Thúy" của họa sĩ Trần Văn Cẩn rất nổi tiếng không những tại Việt Nam, mà cả trên thế giới. Trước và bây giờ, vẫn là một trong những tác phẩm chủ định, trong kho tàng nghệ thuật Việt Nam của viện bảo tàng Mỹ thuật.

Vào năm 2004, tác phẩm này đã được ASIALink (thuộc Trung tâm phục chế vật phẩm văn hoá đại học tổng hợp Melbourne, Australia) cử chuyên viên cũng như tài trợ, để phục hồi lại phẩm chất, sau hơn 60 năm chống lại bụi băm, ô nhiễm.

Mời các bạn đọc lại vài đoạn, đã được đăng trên báo chí của Việt Nam, nhân ngày hoàn tất việc trùng tu tranh và sau đó đã được trao lại cho sở hữu chủ là: Viện bảo tàng nghệ thuật.

"Tối 28/6/2004, tại lễ giao nhận bức tranh "Em Thúy" của hoạ sĩ Trần Văn Cẩn, dù đã quen với "Em Thuý" từ hàng chục năm nay, dường như người ta vẫn hồi hộp chờ đợi giây phút tấm vải phủ bức tranh vừa được phục chế mở ra.

Dự án bảo quản phục chế bức tranh do Bảo tàng Mỹ thuật VN tiến hành cách đây gần ba tháng. Người gắn bó nhất với "Thuý" trong thời gian này chính là chị Caroline Fry, một chuyên gia đến từ Trung tâm phục chế vật phẩm văn hoá đại học tổng hợp Melbourne, Australia.

Caroline đã làm công việc này với tất cả trái tim mình. Bà nói: "Quay trở lại năm 1943, khi hoạ sĩ Trần Văn Cẩn ngồi xuống với cô cháu gái tại căn phòng trên phố Hàng Cót để vẽ chân dung. Sự hiểu biết, quan tâm và cảm thông với người cháu gái đã được thể hiện tinh tế qua gương mặt của cô. Gương mặt đáng yêu hiện thân của tuổi trẻ, lặng lẽ nhìn chúng ta như muốn thăm hỏi và tin tưởng". (@ Tuổi Trẻ).

Trải qua 60 năm, "Em Thúy" không còn đẹp như trước nữa, đánh giá về hiện trạng tranh, bà Caroline nói: "Mặt tranh bẩn do bụi, muội thuốc lá, phân côn trùng, toan không bền chắc, rất dễ rách, sợi vải bị hư hỏng nhiều. Toan chùng, lớp sơn tranh nứt nhiều, có nhiều lớp bong sơn do điều kiện môi trường nóng ẩm làm biến đổi lớp toan, phá vỡ tính liên kết của mặt sơn".

Bức tranh được phục chế qua bảy bước: Lập hồ sơ về hiện trạng tranh, chụp ảnh; ổn định tranh: củng cố lớp vệ sinh tranh; làm ẩm bằng men tự nhiên, dùng dao cạo bỏ các vết bẩn bám chắc, loại bỏ các lớp sơn bóng bằng hoá chất và các vết phục chế cũ; xử lý vết bong sơn, quét lớp sơn bảo quản, bù đắp phần sơn bị mất, sơn lại bằng mầu nước và sơn bảo quản chuyên dụng; làm khung mới; chụp ảnh và làm báo cáo cuối cùng.

"Em Thuý hiện đã khoẻ khoắn nhiều, cứng cáp hơn và có thể tuyên chiến với môi trường trong khoảng 20 năm nữa trước khi tiếp tục được phục chế", Caroline nói về bức tranh với giọng trìu mến.

Chuyên gia Caroline Fry cũng cho biết hiện nay bà hướng dẫn và phối hợp với các cán bộ chuyên môn của bảo tàng Mỹ thuật VN tiếp tục xử lý bốn tác phẩm sơn dầu nổi tiếng đang có nguy cơ hư hại, đó là: Mỗi người trồng hai cây (Vương Trình), Bác Hồ thăm lớp học vỡ lòng (Đỗ Hữu Huề), Giải lao đọc báo (Phạm Công Thành), Nhà sàn Bác Hồ (Trần Văn Cẩn).

Bà nhấn mạnh: "Tôi rất muốn trở lại làm việc tại Bảo tàng để có thể tiếp tục giúp đỡ các bạn ở đây phục chế và bảo quản tác phẩm. Tôi cảm thấy thật hạnh phúc với sự nhiệt tình và tính hiếu khách của các bạn, cho dù chúng tôi phải dùng đến một lô từ điển mới có thể hiểu được nhau".

******

http://img7.imageshack.us/img7/4774/ts5i.jpg

(Em Thúy: Trước và sau khi tu bổ lại)

hat_de
27-09-2009, 00:00
Sâm cầm còn ít cơ hội để thấy, huống chi là Sao La. hat_de nhỉ?!

vấng ,,, khi chưa có ý thức tự giác, hay chưa được giáo dục ... đôi khi họ vô tình làm tuyệt chủng 1 số loài ... mặc dù họ ko hoàn toàn muốn điều ấy ... chỉ có cách giáo dục truyền thông để phổ biến ... đồng thời có biện pháp mạnh ngăn chặn những tay săn đồ lạ thui ... mà giải pháp cuối cùng là đưa vô khu bảo tồn... khi nào sinh sản đôgn rùi trả lại tự nhiên.

chuyện vìa tác phẩm nghệ thuật: tất nhiên đưa vô bảo quản thì làm sao tác phẩm đem lại niềm vui cho người yêu nghệ thuật. Nếu nó có giá trị nó cần phải được bày ở những nơi mà dân yêu nghhệ thuật thế giới dễ tiếp cận ... nếu VN ko là được điều ấy thì có đưa được vìa cũng uổng. Nhưng thôi chuyện xa quá cũng ko dám bàn.

Chuyện vìa bức tranh em Thúy của bác thú vị quá, khi nào bác bổ xung tem có hình bức tranh ấy vô đây cho nó có không khí tem :P

cảm ơn bác vì những thôgn tin quý báu, chúc bác ngủ ngon :)

ke vo danh
27-09-2009, 02:31
Bạn hat_de lại muốn..khó dễ tôi rồi hử :(( ? Nếu không lầm, hat_de là một trong những "đại thụ" về tem-cò :D ở đây, bạn mà không tìm ra Em Thúy trong tem. Thì làm sao tôi có thể lùng ra cho nổi :(( :(( :(( ???!!!

Biết bạn cũng cực nhọc vào ra để lo tiếp bạn tem, nhưng đó cũng không phải là lý do chính để bạn không chịu hàn huyên về tem-cò cho thiên hạ tỏ tường đâu nhá! :>

Vì hat_de khiêm nhường, tôi đành mạn phép múa may thêm một vài trống canh, ngõ hầu mua vui cho các bạn được lúc nào hay lúc đó vậy nhé :"> !

Thưa các bạn, trong chủ đề "Hội Họa" của bưu cục Việt Nam, tôi chỉ tìm thấy được duy nhất một tác phẩm của họa sĩ Trần Văn Cẩn. Đó là bức: "Gội Đầu" mà thôi. Tuyệt nhiên không hề thấy bóng dáng của Em Thúy!!! Theo suy nghĩ cá nhân, đây là điều đáng tiếc, vì ngoài hình thức và bố cục rất hay, rất đẹp của tác phẩm này, Em Thúy hiện đang là một trong những tác phẩm chính của bảo tàng mỹ thuật. Và giới thưởng ngoạn nghệ thuật Việt Nam tại ngoại quốc biết đến. Hy vọng cho lần phát hành về hội họa Việt Nam trong tương lai (?), Em Thúy sẽ được lên tem cho xứng đáng với vị trí phải có và làm hài lòng người yêu chuộng nghệ thuật, cũng như sưu tầm tem. Trích lại một câu trong bài đã dẫn: "Những đường nét trẻ thơ ấy đã chảy tràn trên từng nét cọ của họa sĩ Trần Văn Cẩn. Em Thúy ngồi khép nép trên chiếc ghế mây, như đang hy vọng một điều gì. Gương mặt biểu cảm và đôi mắt trong veo ánh lên niềm tin vào cuộc sống. Bức tranh gây xúc động lòng người bởi một tình cảm trìu mến, thiết tha, như vang vọng tiếng nói về lòng nhân ái của con người."

http://img42.imageshack.us/img42/4692/01071476product.jpg

Về bức "Gội Đầu" trên đây. Tôi có thắc mắc rằng: có phải là tác phẩm đích thực của Trần Văn Cẩn đã vẽ bằng sơn dầu, hoặc thực hiện trên một thể loại khác? Hiện nay, theo tôi được hiểu thì tác phẩm này đã và đang được bầy bán:

1. "Gội Đầu" khắc trên gỗ, đã do một nhà bán đấu giá ngoại quốc nổi tiếng rao bán cách đây từ nhiều năm, tại Singapour. Họ cũng cho biết rằng, đây là một tác phẩm của Trần Văn Cẩn.

2. "Gội Đầu" bằng tranh vẽ, đang do một cửa hàng mỹ nghệ tại Việt Nam (Saigon) bầy bán. Và họ khằng định rằng đó là một trong những tác phẩm do chính tay họa sĩ Trần Văn Cẩn sáng tác mà họ có được.

Đó là một khiếm khuyết và làm thiệt hại không những cho chính tác giả, mà còn ảnh hưởng tới những người yêu chuộng nghệ thuật chân chính. Đó chỉ là những tác giả hiện đại thôi đó, vậy mà đã lủng củng và thiếu thốn đủ mọi mặt về tư liệu , khiến cho việc sưu tầm và nghiên cứu chạm phải nhiều điều khó khăn. Còn những tác giả trước - trước kia nữa. Không hiểu sự đích thực sẽ là mấy phần trăm???!!!

http://img18.imageshack.us/img18/5808/tranvancanptg1.jpg
(Gội Đầu, tranh khắc gỗ đã được bán tại Singapour)

http://img35.imageshack.us/img35/3441/lachong20000.jpg
(Gội Đầu, tranh vẽ đang được rao bán tại một cửa hàng mỹ nghệ tại Saigon)

*VietStamp*
27-09-2009, 20:13
Chuyện vìa bức tranh em Thúy của bác thú vị quá, khi nào bác bổ xung tem có hình bức tranh ấy vô đây cho nó có không khí tem :P


Tem về bức tranh "Em Thúy" trong bộ tem Tranh nghệ thuật tạo hình Việt Nam (http://www.vietstamp.net/Product/1858/) phát hành năm 1984.


http://www.vietstamp.net/forum/../data%5C2009%5C09%5C03%5C17361788_product.jpg

ke vo danh
28-09-2009, 15:24
(Không hiểu tại sao, hôm nay khi truy cập vào diễn đàn thì nó ỳ à ỳ ạch sao đấy nhỉ! :> )

******

Trước hết xin cám ơn *VietStamp* đã có công gỡ rối cho kvd tớ, vì một câu hỏi hóc búa của hat_de! b-(

Sau đó, thành thật xin lỗi tới tất cả các bạn, vì thiếu thông tin mà tôi đã hàm hồ để viết như sau: "Thưa các bạn, trong chủ đề "Hội Họa" của bưu cục Việt Nam, tôi chỉ tìm thấy được duy nhất một tác phẩm của họa sĩ Trần Văn Cẩn. Đó là bức: "Gội Đầu" mà thôi. Tuyệt nhiên không hề thấy bóng dáng của Em Thúy!!! Theo suy nghĩ cá nhân, đây là điều đáng tiếc...Hy vọng cho lần phát hành về hội họa Việt Nam trong tương lai (?), Em Thúy sẽ được lên tem cho xứng đáng với vị trí phải có và làm hài lòng người yêu chuộng nghệ thuật, cũng như sưu tầm tem". Hôm nay, xin rút lại câu viết trên!

Tôi rất vui là Em Thúy đã có mặt từ lâu rồi, trên tem của Việt Nam. Bù lại, đang buồn là không biết có cách nào để có được Em Thúy về nhà mình :(( ???

hat_de
28-09-2009, 16:34
Tôi rất vui là Em Thúy đã có mặt từ lâu rồi, trên tem của Việt Nam. Bù lại, đang buồn là không biết có cách nào để có được Em Thúy về nhà mình :(( ???

em Thuý thật thì khó chứ em Thuý tem chắc đơn giản thui
chờ ai đó bán tem trên diễn đàn có bộ này thì đăng kí mua bác à
chứ món này chưa ai từng thấy thực gửi của nó cả #:-s

ke vo danh
06-10-2009, 01:05
em Thuý thật thì khó chứ em Thuý tem chắc đơn giản thui


Thế tới hôm nay (05.10.09), bạn hat_de đã có Em Thúy cho tớ chưa? :>

Mới nghe ông René N'Guetta Kouassi (Chủ tịch bộ phát triển kinh tế của liên minh châu phi / UA) lớn tiếng như sau: "Châu phi không thể vừa mới thoát khỏi cảnh nô lệ vì thực dân đô hộ, bây giờ lại tự trói tay trói chân đưa cổ vào một chủ nghĩa thực dân mới!!!". Khi nói ra lời đó, "chủ nghĩa thực dân mới", ông ta đã nhắm tới không ai khác hơn là...Trung Hoa!

Chẳng qua là Trung Hoa, thời gian về sau này, không ngừng bỏ tiền của vào để mở những công trình khai thác nguyên liệu và khoáng sản, tại nhiều quốc gia Phi Châu. SAIITA (South African Institute of International Affairs) vừa có bản điều trần rằng, với những gì gọi là đầu tư của Trung Hoa vào đây thì thực sự, không hề có điểm lợi nào cho nền kinh tế địa phương cả! Vì những số tiền này chỉ được dùng để mua những thiết bị của chính xứ họ (Trung Hoa), cũng như để trả lương cho công nhân viên qua lao động, đến từ Trung Hoa!

Bây giờ đang có nhiều sự bất bình của chính phủ Phi Châu, họ than phiền rằng, Trung Hoa đã nuốt lời khi hứa là sẽ truyền lại kỹ thuật. Điều đó hoàn toàn chưa thấy, đã vậy những hàng kỹ nghệ "Made in China" lại quá kém về chất lượng.

Phiền nhỉ?!

hat_de
06-10-2009, 08:15
Thế tới hôm nay (05.10.09), bạn hat_de đã có Em Thúy cho tớ chưa? :>

...

Phiền nhỉ?!

dạ chưa...em ko chơi đề tài này, em nghĩ bô họa đó phổ thông lắm, trong SG tìm lại càng dễ

về truyện Trung Hoa... ây da... người TH thì quá khô, dân Phi châu thì quá dại

ko chỉ TH mà nhiều nước khác sang phi châu để khai thác tài nguyên, sẽ có biện pháp xyz được tiến hành để nguyên liệu về nước còn tiền thì đủ cho lớp nô-lê hiện đại tồn tại và lao động...VN mình bán than rất rẻ cho họ

TQ là 1 nền kinh tế lớn 1 ngày họ ngốt ko biết bao là than từ các nước và bản thân họ, tính bình quân mỗi ngày cả chục mạng người phải nằm xuống để có được than (hằng năm số vụ nổ, sập hầm lò ở TQ cộng dồn lại lên hàng trăm vụ với cả ngàn người) ... tuy nhiên vì sự phát triển của nền kinh tế phải có hy sinh mất mát. Không thể có chuyện cả năm ko có ai thiệt mạng vì than trừ khi ở bển họ ko khai thác ... giờ ta bán than giá rẻ ... cả than lậu nữa ko bít bao mà kẻ ... vài chục năm tới sẽ lấy than trong bể đồng bằng sông Hồng ... có lẽ HP, Hưng Yên, Hải Dương ... sẽ bị rỗng ở dưới nền.. ko chừng tèo cả ... chậc .. bít làm sao được... vì sự phát triển của nền kinh tế TQ mà... chậc ...

ke vo danh
07-10-2009, 19:04
Khi đọc những dòng tâm sự của bác Huệ trong topic "Thắng cảnh An Giang" Tại Đây: (http://www.vietstamp.net/forum/showthread.php?t=3205&page=8). Tôi muốn viết một bài ngắn gọn này để tặng riêng bác Huệ, coi như là những chia xẻ tầm thường tới một đàn anh nhiều tâm huyết, đáng để chúng ta học hỏi.

Tôi nhớ lại là vào khoảng năm 2006 gì đó, Paris đã ồn ào và sôi nổi cho một cuộc triển lãm về nghệ thuật điêu khắc Chàm, do viện bảo tằng Guimet thực hiện. Để kiểm chứng lại thông tin, tôi đã vào lại trang web của bảo tàng này để tìm hiểu rõ hơn. Và đúng như vậy, thêm nữa, họ còn nói rõ là năm đó đã có sự hổ trợ của hãng hàng không Vietnam Airlines, cũng như Maison de l' Indochine.

Sở dĩ có sự chú tâm đặc biệt này, vì đây là lần đầu tiên mà một bộ môn sưu tập quan trong nhất về nghệ thuật Chàm, đã được chính phủ Việt Nam cho mang ra ngoại quốc triển lãm. Viện bảo tàng Đà Nẵng giới thiệu 48 phẩm vật; bảo tàng Hồ Chí Minh: 15 món cộng thêm 7 qúy vật khác từng được lưu trữ tại Mỹ Sơn. Chưa xong, chính bảo tàng Guimet cũng góp vào cuộc triển lãm này với 23 tác phẩm điêu khắc của mình, thêm 2 tác phẩm khác của viện bảo tàng Rietberg tại Zürich, 1 tác phẩm từ chi nhánh bảo tàng Guimet tại Lyon (Pháp). Đây là kết quả sau qua nhiều trao đổi văn hoá giữa Việt Nam và Pháp, đặc biệt là giữa hai bảo tàng Đà Nẵng và Guimet.

Thành tựu này là do những cố gắng đáng kể của ban chỉ đạo bảo tàng Guimet, để nhờ vào đó, đã tạo niềm tin và khắc chặt thêm sự quan hệ văn hóa giữa hai quốc gia. Khi từ năm 2002, họ đã giúp đỡ kỹ thuật và đào tạo chuyên viên cho bảo tàng Đà Nẵng, để trùng tu lại hầu như toàn bộ những tác phẩm điêu khác Chàm tại bảo tàng này.

Có 96 kiệt tác điêu khắc bằng đất nung, đồng và qúy kim đã ra mắt công chúng tại Paris, để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp. Sự sắp xếp công phu và khoa học của những tác phẩm này, đã giúp người thưởng lãm có thể biết được đại cương về những tiến triển về tôn giáo thuộc về Chàm quốc (khế kỷ thứ V tới XV), cho tới khi dân tộc này hoàn toàn tan rã (thể kỷ XIX).

Những khám phá khác, như tượng thần Vishnu cao hơn 3m (tin tức trong bài viết của bác Huệ) là một điều qúy giá cho những ai chú tâm tới một trong những nền văn minh cổ của nhân loại. Khám phá ra là một chuyện, tạo cơ hội cho người tìm hiểu được nhân thức rõ những giá trị văn hoá cổ xưa là chuyện khác. Nhưng điều quan trọng nhất vẫn là sự bảo tồn cho đúng phương pháp, xứng đáng cho những công trình sáng tạo của người xưa để lại. Một bức tượng cổ được phát hiện, rồi vì với lý do nào đó, đã bị phủ lên một lớp ciment khả ố, là một hành động vô văn hoá, vô nhân bản.

Đôi khi bắt gặp lại đâu đó, vài ngôi chùa cổ kính (trước kia); hoặc vài ngôi đền có nét tràm mặc (trước kia); bỗng dưng - vì lý do trùng tu gì gì đó - đã bị phủ lên những lớp sơn, lớp vôi một cách khiễm nhã. Làm mất đi những đường nét và kiến trúc đặc trưng của thời trước.

Đó chính là kết quả của những sự vô ý thức, và khiếm khuyết một cách đau đớn về văn hoá.

Dưới đây là một số tác phẩm của văn hóa Chàm, do viện bảo tàng Đà Nẵng và Hồ Chí Minh, cũng như Mỹ Sơn đã mang qua giới thiệu với công chúng, tại Pháp vào năm 2006:

http://img3.imageshack.us/img3/8657/avalokiteshvara.png http://img29.imageshack.us/img29/5905/buddha.png

http://img3.imageshack.us/img3/110/budha.png http://img59.imageshack.us/img59/205/danseur.png

http://img11.imageshack.us/img11/8704/devi.png http://img34.imageshack.us/img34/3599/divinitmasculine.png

http://img30.imageshack.us/img30/7392/lphantpassant.png http://img11.imageshack.us/img11/2391/vishnu.png

http://img59.imageshack.us/img59/8451/vishnu2.png http://img34.imageshack.us/img34/6081/vishnu3.png
(Những hình ảnh này được mang lại từ tráng web của viện bảo tàng Guimet)

ke vo danh
10-10-2009, 19:52
Không biết ở Việt Nam mình, mỗi năm trước khi có những bộ tem được phát hành, thì có những nghị định, nghị quyết, nghị...nghị...gì gì không nhỉ :) ? Có nghĩa là một chương trình được nêu ra trước cho bưu cục trung ương, phải dựa theo đó để thực hiện cho năm tới (hoặc năm tiếp sau đó nữa). Nếu có, sẽ thuộc vào bộ nào, cơ quan nào trong chính phủ?

Tôi có chút thắc mắc đó (biết được cũng hay, mà không biết được cũng không sao :D), là vì ngày nọ, vô tình đọc thấy một bản nghị quyết do bộ trưởng trực thuộc bộ kinh tế, kỹ nghệ và lao động của Pháp, gửi tới những nhân vật và cơ quan có trách nhiệm cho chương trình phát hành tem. Đã nói tới nghị định, hoặc bất cứ công văn nào của chính phủ thì đều ề à, khô khan, lằng nhằng...Mà không thực hiện thì sẽ không yên với các ông ấy cho mà xem.

Tôi copy lại đây cái nghị định đó, đã được gửi tới giám đốc bưu cục trung ương Pháp, để yêu cầu thực hiện những chương trình phát hành tem: tiếp nối cho năm 2009, 2010 và...2011, như sau:

JORF n°0229 du 3 octobre 2009 page 16082
texte n° 47


ARRETE:

Arrêté du 29 septembre 2009 fixant le programme philatélique de l'année 2010 (compléments) et de l'année 2011 (1re partie)

NOR: INDI0917981A

Le ministre auprès de la ministre de l'économie, de l'industrie et de l'emploi, chargé de l'industrie,
Vu l'arrêté du 17 juin 1986 fixant le calendrier des réunions de la Commission des programmes philatéliques ;
Vu l'arrêté du 1er septembre 2008 fixant le programme philatélique de l'année 2008 (complément), de l'année 2009 (compléments) et de l'année 2010 (1re partie) ;
Vu l'arrêté du 19 mars 2009 fixant le programme philatélique de l'année 2009 (compléments) et de l'année 2010 ;
Sur le rapport du président de La Poste,
Arrête :

Article 1

Le programme philatélique de l'année 2010 est complété comme suit :

Série « commémoratifs et divers »

― Emission commune France-Belgique ;
― Exposition universelle de Shanghai ;
― 150e anniversaire du rattachement de la Savoie à la France ;
― 150e anniversaire du rattachement du Comté de Nice à la France.

Article 2

Le programme philatélique de l'année 2011, 1re partie, est fixé comme suit :

Série « commémoratifs et divers »

― Gaston Monnerville (1897-1991) ;
― Coupe du monde de rugby ;
― Championnats du monde d'haltérophilie ;
― Congrès de la Fédération française des associations philatéliques ;
― La dentelle ;
― Tristan Corbière (1845-1875).

Série touristique

― Varengeville-sur-Mer (Seine-Maritime) ;
― Autun (Saône-et-Loire).

Série artistique

― L'art dans la ville : Jean-Michel Othoniel ;
― Odilon Redon (1840-1916).

Série « nature » (quatre timbres)

― Les chiens de race.

Série « le coin du collectionneur » (bloc de six timbres)

― Le vélocipède.

Série « les capitales européennes » (bloc de quatre timbres)

― Budapest (Hongrie).

Série « jardins de France » (bloc de deux timbres)


Les jardins de Cheverny et Villandry.

Série « poste aérienne » (un timbre)

― Centenaire de la première liaison aéropostale par Henri Péquet.

Timbre Croix-Rouge
Série Europa (un timbre)

― Sur le thème : « les forêts » retenu par l'Association des opérateurs postaux publics européens (Posteurop).

Timbres-poste semi-permanents

― Renouvellement des timbres émis en 2009 (dix émissions).

Article 3

Le président de La Poste est chargé de l'exécution du présent arrêté, qui sera publié au Journal officiel de la République française.

Fait à Paris, le 29 septembre 2009.

Christian Estrosi

Đại khái, chương trình phát hành tem tại Pháp, bắt đầu theo nghị định ký ngày 29.09.09 là thế này:

* Điều Một:

* Phát hành tem cho 2010 được tiếp tục hoàn thành như sau:

* Bộ tem "kỷ niệm" và..."linh tinh":

- Phát hành tem chung giữa Pháp - Bỉ.
- Triển lãm thế giới tại Thượng Hải.
- Kỷ niệm 150 năm vùng Savoie sát nhập vào Pháp.
- Kỷ niệm 150 năm lãnh địa Nice sát nhập vào Pháp.

* Điều Hai:

Chương trình phát hành tem 2011 - phần thứ nhất - bắt buộc như sau:

* Bộ tem "kỷ niệm" và (cũng)..."linh tinh":

- Gaston Monnerville (1897-1991)
- Giải bóng Rugby (banh...cà na?) thế giới.
- Giải cử tạ thế giới.
- Hội nghị các hội chơi tem của Pháp.
- Thuộc về dentelle (đăng ten?)
- Tristan Corbière (1845-1875).

* Bộ tem về "du lịch":

- Vùng Varengeville-sur-Mer (Seine-Maritime) ;
- Vùng Autun (Saône-et-Loire).

* Bộ tem về "nghệ thuật":

- Nghệ thuật trong thành phố: Jean-Michel Othoniel
- Odilon Redon (1840-1916).

* Bộ tem về "thiên nhiên" (bốn tem):

- Các loại chó thuần chủng.

* Bộ tem "góc cho người sưu tầm" (bộ 6 tem):

- Xe đạp cổ xưa.

* Bộ tem "Những thành phố châu Âu" (bộ 4 tem):

- Thành phố Budapest (Hongrie).

* Bộ "Những công viên của Pháp" (bộ 2 tem):

- Công viên Cheverny et Villandry.

* Bộ "hàng không bưu chính" (1 tem):

- Kỷ niệm 1 trăm năm sự liên lạc bưu chính hàng không của Henri Péquet.

* Tem Hồng thập tự.
* Bộ Europa (1 tem).

- Thực hiên chủ đề "Rừng" (đã được Posteurop - hiệp hội các bưu điện công cộng Âu châu - chấm)

- Tái phát hành những tem được lưu hành thường xuyên trong năm 2009 (10 phát hành).

* Điều Ba:

Bla...Bla...:D

Rồi ký tên và đóng dấu.

x-(

******

Chờ coi từ đây tới lúc đó sẽ có gì thay đổi, để không chừng sẽ có: Nghị định X chiếu theo nghị định Y, ngày Z...Rồi: Điều Một bis, điều hai bis...!!!

:D

hat_de
10-10-2009, 21:43
Không biết ở Việt Nam mình, mỗi năm trước khi có những bộ tem được phát hành, thì có những nghị định, nghị quyết, nghị...nghị...gì gì không nhỉ :) ? Có nghĩa là một chương trình được nêu ra trước cho bưu cục trung ương, phải dựa theo đó để thực hiện cho năm tới (hoặc năm tiếp sau đó nữa). Nếu có, sẽ thuộc vào bộ nào, cơ quan nào trong chính phủ?

híc ... chỉ là dân đen làng tem... nên cũng ko rành quy trình lắm, nhưng theo suy đoán của em thì cách làm hiện tại là:

- dự kiến trương trình 2010 chẳng hạn, ngành bưu sẽ rà soát 1 số sự kiện lớn để ra tem kỉ niệm...giả sử 1000 năm Thăng Long, hay kỉ niệm ngày sinh ngày mất chẵn của ai đó, rồi 80 thành lập Đảng ... phát hành chung ... tem là của ngành Bưu xong đôi khi tính chính trị cao nên chắc Ban tư tưởng VH Trung Ương chắc cũng coi qua

trước đây là Tổng cục Bưu Điện, rùi có đợt là bộ BCVT, nay ko còn bộ ngày mà có bộ gì gì ấy, hợp của mấy ngành lại... tóm lại là bộ, rùi có thể 1 ban nào đó của Trung ương duyệt nội dung và bản thảo các bộ tem

sự việc sẽ rất rõ trong trường hợp có bộ phát hành bổ sung, đột ngột, ví dụ điển hình là bộ 50 đường TS của VS

2005 là bộ 50 HP GP, ko có trong ch trình nhưng kiến nghị khẩn và được duyệt, giao cho cô Liệu - HP làm, cô ấy sáng tác rất nhìu bộ hay, xong lần đó gấp quá nên bộ tem cũng ko được chỉn chu cho lắm

2000 là bộ ngành Công An và bộ kỉ niệm 40 năm thành lập Hội tem VN

- các bộ chuyên đề có lẽ đỡ hơn vì ko động tới chính trị nhiều

Những điều kể trên chỉ là suy đoán, chắc phải có người trong ngành mới trả lời được thắc mắc của bác KVD.

VN đang cở mở dần nên chịu khó lắng nghe tiếng nói làng tem ...nếu dân tem có kiến nghị hay về tem kỉ niệm, chuyên đề có lẽ sẽ được Bộ duyện

Chài ... nói 1 hồi nhưng thấy thiệt mơ hồ ... đành ngồi chờ cao thủ vậy #:-s

ke vo danh
11-10-2009, 22:21
Cám ơn hat_de về những "suy đoán" (@hat_de) trên, tuy là suy đoán, nhưng không phải là không lý thú và phần nào có lý. Tình cờ, vì muốn hiểu biết thêm, tôi vào topic của xihuan tại đây (http://www.vietstamp.net/forum/showthread.php?t=3687&page=4) và thấy có bài viết từ SaigonNews. Từ đó, có thể suy ra rằng: Bộ TT &TT là cơ quan chịu trách nhiệm và chỉ đạo cho chương trình phát hành tem hàng năm. Và cũng theo tin trên, vì "Bộ TT &TT còn "ôm " nhiều việc, khiến doanh nghiệp bị động và chưa phù hợp với mô hình quản lý tem bưu chính của các nước", cho nên "chuyển giao một số nội dung thực thi cho Tổng công ty Bưu chính Việt Nam (VNPost)".

Có nghĩa là như thế này (theo tôi được hiểu, sau vụ phân chia trách nhiệm): "Bộ sẽ làm các nội dung: xây dựng, ban hành chương trình đề tài; duyệt mẫu thiết kế, mẫu dấu đặc biệt; tổ chức lễ phát hành đặc biệt; quy định lưu trữ, cấp phép nhập khẩu; giám định; quy định khung giá in trên mặt tem; quyết định tổ chức triển lãm quốc gia; quy định bộ mã số tem và quyết định việc tham gia hệ thống mã số UPU; thành lập Hội đồng Tư vấn tem quốc gia. Còn VNPost thực hiện: tổ chức thiết kế mẫu; thành lập hội đồng tư vấn, góp ý và chọn mẫu thiết kế; tổ chức in ấn; cung ứng tem; thu hồi, xử lý, hủy tem; tổ chức triển lãm; trao đổi tem với các cơ quan của UPU; giữ bản quyền tác giả về mẫu thiết kế".

Tuy nhiên, vẫn thấy có sự rắc rối như sau: "Bộ chỉ quản lý thể loại tem kỷ niệm và tem phổ thông là những bộ tem có ý nghĩa chính trị, lịch sử, văn hóa, tôn vinh các danh nhân. Còn tem chuyên đề, phục vụ cho việc kinh doanh tem thì nên giao cho VNPost tự chịu trách nhiệm toàn bộ".

Vì thế, phó giám đốc Công ty Tem đã đề nghị là nên điều chỉnh lại thời gian xây dựng và trình dự thảo chương trình đề tài một cách hợp lý hơn. Bởi vì: "Hiện mỗi năm Bưu chính Việt Nam chỉ có 3 tháng để xây dựng và trình dự thảo chương trình đề tài, trong đó Công ty Tem chỉ còn khoảng 2 tháng để tiến hành nhiều bước trong quy trình mới có thể hoàn thiện chương trình đề tài. Quỹ thời gian ngắn, khối lượng công việc nhiều nên đề tài tem khó đạt được chất lượng như mong muốn".

Càng đọc, càng thấy mung lung, cứ như lạc vào...mê hồn trận vậy :D .

"Ông Nguyễn Ngọc Vỹ, Giám đốc Công ty Tem đề xuất, nên phân cấp thành 2 phần: Tem phổ thông, tem đặc biệt Bộ quyết định sản xuất, còn tem chuyên đề để doanh nghiệp tự làm. Đồng thời, Bộ cần ban hành tiêu chí để phân loại từng loại tem. Ví dụ, thế nào là tem phổ thông, giấy loại này in, mực, thiết kế theo tiêu chuẩn ra sao…"

Cuối cùng, sau buổi họp thì tình hình ra sao? Đọc dưới đây:

"Sau khi nghe các ý kiến thảo luận, Thứ trưởng Bộ TT &TT Nguyễn Thành Hưng kết luận, cần điều chỉnh các văn bản quản lý để quy định rõ chức năng giữa Bộ và VNPost trong quản lý tem. Trên tinh thần sẽ phân cấp mạnh cho VNPost, Bộ sẽ chỉ quản lý tem kỷ niệm, tem phổ thông (tiền kiểm), còn tem chuyên đề cho phép VNPost chủ động thực hiện (hậu kiểm). Bên cạnh đó, cũng cần thay đổi lại cơ chế hoạt động để phát huy thế mạnh của Hội đồng Tư vấn tem quốc gia..."

:D Hihi, vậy là việc chọn đề tài, quản lý tem (cũng như các mục linh khác liên quan tới tem) sẽ uyển chuyển và hoàn toàn...tự lực gánh sinh giữa hai cơ quan này rồi!

Điều đó tốt hay không, các sưu tầm gia trong tương lai sẽ rõ.

******

Tiện đây các bạn cho hỏi: "Tiền kiểm" và "Hậu kiểm" là gì?

hat_de
12-10-2009, 08:09
Tiện đây các bạn cho hỏi: "Tiền kiểm" và "Hậu kiểm" là gì?

giống trong tiền chảm hậu tấu đó bác

tiền là trước, hậu là sau

tiền kiểm là kiểm tra xong, chuẩn rồi mới cho làm
còn hậu kiểm là làm xong rồi mới kiểm tra
hậu kiểm và giải pháp cho những vấn đề thường xuyên diễn ra, diễn ra nhìu quá nếu tiền kiểm thì ko hết được, vậy nên đơn vị thực hiện cần cố gắng chính sác hết sức có thể.. việc hậu kiểm trong Hải quan cũng vậy, nếu trường hợp nào cũng tiền kiểm thì gậy nên 1 khối lượng công việc đồ sộ thuộc nhóm ko thể giải quyết, vậy nên nhà nước cho phép nhìu trường hợp làm rùi mới kiểm... cơ sở của phương thức này là sự tự giác ...tuy nhiên đôi khi có gian lận nên thi thoảng phải hậu kiểm ... vừa là để kiểm tra, vừa là nhắc nhở các doanh nghiệp cố gắng làm cho tốt ...nếu cố tình sai hoăc vô tình sai mà bị kiểm ra thì lại rối tung rối mù :D

em đoán nôm ra là vậy :D

ke vo danh
12-10-2009, 17:28
Cảm ơn hat_de. À, thì ra là vậy! Có cái kvd không hiểu lắm là ý nghĩa thực của những từ đó trong buổi họp do bài báo đã đăng. Bây giờ thì kvd...thông rồi. Cảm ơn cái nữa nhé! =D> )

(Còn cái "tiền là trước, hậu là sau", hihi...Ai mà không biết cơ chứ! Bởi vậy mới có câu "Tiền trảm hậu tấu" là thế! :D )


******

Tuy không phải là mùa Thế Vận Hội, nhưng kvd nhớ tới đâu thì tào lao tới đó cho nó vui cửa vui nhà vậy nhé!

Trong tất cả những bộ tem sưu tầm theo chủ đề, một số đông những sưu tầm gia đều đồng ý rằng, chủ đề "Thế Vận Hội" là một chủ đề phổ thông nhất.

Khi Hy Lạp cho tổ chức cuộc hội thể thao thế giới vào năm 1896, họ đã cho phát hành một bộ tem để đánh dấu sự kiện lịch sử này tại Athènes. Song song đó, Hy Lạp đã có thêm một sáng kiến thú vị khác là trong lúc các lực sĩ lo đổ mồ hôi, sót con mắt để hì hục tranh tài trên sân đấu. Thì các bô lão trong ban tổ chức...trốn vào một chỗ (chắc chắn là có bánh trái, rượu thị ê hề :D ), để ề à bình phẩm xem quốc gia tham dự kỳ này có được bộ tem nào ý nghĩa và đẹp nhất hay chăng (riêng kvd, chưa tìm được tài liệu nào nói đến sau những buổi chè chén hí hởn đó, các bô lão đã bầu cho xứ nào có tem kỷ niệm hay nhất. Khi nào có tin, sẽ bổ túc vào đây sau vậy :) ).

Với tinh thần đó, năm 2004, ban tổ chức Thế Vận Hội đã trao giải thưởng về những bộ tem xuất sắc nhất cho những quốc gia sau đây:

* Bồ Đào Nha (huy chương vàng).
* Ukhaine (huy chương bạc).
* Úc (huy chương đồng).

Phải nói rằng, Thế Vận Hội là một dịp bằng vàng cho những quốc gia tham dự, để không những gửi các lực sĩ đại diện cho đất nước mình, mà đồng thời cũng là cơ hội để quảng bá văn hóa trên toàn thế giới. Đôi khi có vài quốc gia, sau khi đem chuông đi đánh xứ người mà được những huy chương vàng, tức thì chân dung của những lực sĩ đó sẽ được lên tem kỷ niệm.

Ít ai biết rằng, khi Hy Lạp tổ chức cuộc Thế Vận Hội năm 1896, quốc gia này đã mắc phải một món nợ không nhỏ (gần 500 ngàn dollars / Một món tiền khổng lồ vào thời đó). Để có thể có thêm chút đỉnh tiền trám vào cái lỗ hổng đó, chính phủ Hy Lạp đã nghĩ ra chuyện in tem để bán, cho dịp này. Đây là những bộ tem đầu tiên của Hy Lạp cho ra đời để kỷ niệm về những ngày lễ hội. Và đã đạt được một kết quả rất khả quan trên cả mong ước!

Sáng kiến này là khởi đầu cho những quốc gia khác noi theo sau đó. Thí dụ như Canada. Năm 1973, quốc gia này cho phát hành bộ tem Thế Vận Hội đầu tiên của mình. Cuộc bán tem kỷ niệm này dù thành công, nhưng vẫn chưa đủ đắp vào những món nợ khổng lồ (chi phí tổ chức). Vì thế, cho mãi tới...30 năm sau (2006), Canada mới thực sự hết nợ vì cái...đua đòi của mình :D !

Dưới đây là những con tem của Hy Lạp, phát hành nhân dịp tổ chức Thế Vận Hội năm 1896 tại Athènes, do giáo sư Gillieron thiết kế dựa trên những văn hóa cổ truyền Hy Lạp lưu lại từ những tác phẩm nghệ thuật, hoặc kiến trúc:

http://img134.imageshack.us/img134/2041/stampgreece18961l.jpg http://img126.imageshack.us/img126/434/stampgreece18965l.jpg
(Từ trái qua phải: Võ sĩ đánh boxe; Họa lại một tác phẩm điêu khắc nổi tiếng của Myron: Lực sĩ ném dĩa)

http://img126.imageshack.us/img126/7655/stampgreece189620l186x3.jpg http://img115.imageshack.us/img115/7999/stampgreece189625l300x1.jpg
(Từ trái qua phải: Bình gốm đựng rượu thời cổ; Nữ thần Victory đang đánh xe tứ mã)

http://img50.imageshack.us/img50/4908/stampgreece189610d300x1.jpg http://img160.imageshack.us/img160/5912/stampgreece18961d300x18.jpg
(Từ trái qua phải: Cảnh của Athènes gồm có: Acropolis, Parthenon và sân vận động Olympic)

http://img96.imageshack.us/img96/568/stampgreece18962d188x30.jpg http://img386.imageshack.us/img386/1064/stampgreece18965d188x30.jpg
(Từ trái qua phải: Dựa vào hai bức tượng nổi tiếng: Hermes và Nike / nữ thần Victory)

ke vo danh
13-10-2009, 19:20
Daniel Perret, một tiến sĩ về sử và khảo cổ học, chuyên về Á Đông và nhất là Mã Lai, Indonesia...Và năm 1998 đã có một khảo luận về tình trạng cướp biển tại các vùng biển thuộc châu Á, đặc biệt tại biển Đông!

Khi có dịp, tôi sẽ trở lại khảo luận này của ông, để dựa vào đó sẽ bàn sâu hơn về tệ nạn này. Một hệ thống có tổ chức chặt chẽ để hành động thực thụ như những cướp biển tân thời. Những cướp biển này, cũng theo sự nghiên cứu và điều tra của Daniel Perret, thì đa số là dân chài Mã Lai, Thái Lan, Indonesia...Nhiều tên cướp biển này đã lấy máy bay từ Singapor, ghé Thái Lan rồi từ đó mới lên tầu riêng (đã đậu trước ở đó) để đi...làm ăn!!!

Trong những hành vi giết người, cướp của này không ít bọn cướp biển đã bị bắt và lãnh án. Nhưng không vì thế mà tệ nạn này suy giảm!

Có một điều "rất lạ" là trong nhiều lần bị phát hiện và bị điều tra, không ít những tầu hải tặc này đều trang bị quân phục hải quân, vũ trang và tầu bọc sắt của...hải quân Tầu! Như năm 1995, tầu Xiamen Bridge đã bị cướp gần Hong Kong, một nhóm cướp có quân phục hải quân Tầu đã ra lệnh cho tầu này phải cặp bến tại Dangan Liedao (thuộc Quảng Đông) để chúng lục soát. Sau 7 giờ kiếm tìm nhưng không thấy gì quý giá, chúng mới cho tầu này chạy thoát!

Năm 1996, hải quân Phi Luật Tân đã rượt bắt một tầu cướp biển (cách Manille 80km), gồm 20 tên. Phòng lái tầu này được bọc sắt, bản đồ của hải quân Tầu. Giấy tờ hành chánh thuộc về hải trình của tầu này cho thấy tầu đã có những sự vụ lệnh đi lại nhiều nơi thuộc Quảng Đông! Daniel Perret cho biết, hải quân Phi Luật Tân đã xác quyết rằng có nhiều tầu chiến thuộc hải quân Tầu, ngoài nhiệm vụ tuần tra tại vùng Quảng Đông, chúng còn có thêm nhiệm vụ khác là làm...cướp biển trong vùng biển Đông!!!

Thêm một điều khá ngộ khác nữa nơi chính phủ Tầu là, sau lần bắt được hải tặc Mã Lai và Indonesia vì vụ cướp tầu Artic Sea chở đường. Sau khi đòi tiền bãi với chủ tầu không được (400 ngàn dollars), chính phủ Tầu đã cho thả toán cướp biển trên, đồng thời cho bán đấu giá toàn bộ số đưởng trên vào năm 1997, mà không thèm hỏi qua ý kiến của chủ tầu!!!

Và còn rất nhiều những trường hợp tương tự khác.

Cướp biển hoặc cướp...đường, chắc chỉ cách nhau bởi một làn chỉ mỏng như sương!

Tien
13-10-2009, 21:25
Sẽ phản đối TQ 'ngược đãi' ngư dân

Ngư dân Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn trong việc mưu sinh
Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam nói sẽ chính thức phản đối việc ngược đãi ngư dân Quảng Ngãi vào tránh bão gần quần đảo Hoàng Sa.


67274
Ngư dân Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn trong việc mưu sinh



Ông Nguyễn Việt Thắng nói với đài BBC ông cho rằng việc người Trung Quốc dọa dẫm, bắn súng và trấn lột ngư dân Việt Nam là "vô nhân đạo" và "không tuân thủ luật pháp quốc tế".

Cuối tuần trước, báo Sài Gòn Tiếp Thị đăng tường thuật hai kỳ về hoàn cảnh của các ngư dân Lý Sơn và Bình Châu khi tránh bão số 9 ở quần đảo Hoàng Sa.

Báo này trích lời các ngư dân nói họ đã bị lính Trung Quốc "đánh đập và cướp bóc".

Phản ứng trước thông tin này, Chủ tịch Hội Nghề cá VN nói:

Ông Nguyễn Việt Thắng: Sau khi xác minh lại với Hội Nghề cá tỉnh (Quảng Ngãi), chúng tôi thấy rằng đây là hành động rất không nhân đạo.

Người ta chạy tránh bão, không cho vào lại còn bắn đuổi ra. Sau đó bão đến nơi rồi, thậm chí có điện của biên phòng Việt Nam rồi, mà vẫn còn tiếp tục bắn.

Trong khi đó, trong cảng đã rất nhiều tàu của Hong Kong, Trung Quốc, Nhật Bản... Mãi khi không thể không lao vào vì bão đã quá gần, họ mới thôi bắn.

Tôi cho đây là hành động không nhân đạo, và cũng không tuân thủ luật pháp quốc tế về cứu nạn cứu hộ trên biển khi có thiên tai.

Thêm nữa, khi ngư dân quay trở ra, họ còn cho ca nô chở lính theo dí súng, đánh đập, lột đồ đạc, lấy điện thoại. Trước khi rút lui, họ còn lấy búa đập thùng trữ nước của ngư dân, lấy hết la bàn của nhiều tàu chỉ để lại vài chiếc.

Đây thực sự không phải hành động của người lính nước CHND Trung Hoa, mà giống hành động của những kẻ trấn lột hơn.

BBC: Vậy Hội Nghề cá sẽ có phản ứng thế nào, thưa ông?

Ông Nguyễn Việt Thắng: Chúng tôi đang bàn bạc để có kiến nghị lên Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng như Bộ Phát triển Nông thôn để những sự việc như thế này từ nay về sau không thể nào được lặp lại nữa.

BBC: Thưa ông, trong thời gian chờ đợi, ngư dân vẫn phải tiếp tục đánh cá. Mà mùa này thì lại là mùa bão, vậy họ phải làm sao?

Ông Nguyễn Việt Thắng: Thực tế hai bên đã bàn bạc và quy định rõ ràng với nhau, rằng khi có bão, thì ngư dân phải tìm chỗ tránh bão gần nhất và an toàn nhất. Đó là điều đầu tiên.

Thứ hai, chúng tôi cũng khẳng định lại rằng quần đảo Hoàng Sa là thuộc về Việt Nam, dù đang bị Trung Quốc chiếm. Ngư dân Việt Nam có quyền vào đó.

Để bảo vệ quyền lợi ngư dân, chúng tôi đang thảo văn bản để gửi đi.

Vừa qua chúng tôi cũng bận bịu việc quyên góp khắc phục hậu quả cơn bão số 9, và còn đang thu thập thêm nhiều thông tin nữa cho thật đầy đủ.

Bài báo này kể cũng chưa hết, chưa rõ tất cả các hành động mà chúng tôi gọi là không nhân đạo (đối với ngư dân VN).

Nguồn: (BBC Tiếng Việt)


"Ai dám đứng ra phản đối"

ke vo danh
14-10-2009, 01:58
Ông Nguyễn Việt Thắng (Chủ tịch hội nghề cá Việt Nam): "chúng tôi cũng khẳng định lại rằng quần đảo Hoàng Sa là thuộc về Việt Nam, dù đang bị Trung Quốc chiếm..."

******

Có thể nói thời hoàng kim của cướp biển là từ năm 1690 tới 1730. Thời gian đó, chính trị bất ổn, kinh tế trì trệ trong một xã hội điều tàn đã khiến cả ngàn ngàn người có ý định từ bỏ mái ấm gia đình, để dấn thân vào sương gió làm...hải tặc! Bước đầu cho cái nghề gian ác này là người Anh, Mỹ. Sau đó là tới Pháp cùng những quốc gia khác bắt chước để ăn có. Nhưng không ít những cướp biển này, chủ ý là có được một cuộc sống tự do hải hồ. Rồi theo những cánh buồm ngang dọc, họ đã chọn lấy cái nghề bất nhân này để mưu sinh. Từ đó, những hải hành dọc Nam tới Bắc Mỹ, qua tới châu Phi đều lưu lại dấu những đám hải tặc đó...Cho tới khi những tầu buôn tự trang bị binh khí để bảo vệ lấy mình, hoặc có những thuyền hộ tống đi theo thì sự lộng hành của hải tặc mới chấm dứt.

http://img240.imageshack.us/img240/7373/pirat1.gif

Biển Carabic một thời gian đã lừng danh là nơi làm ăn của hải tặc, quần đảo Bahama là...tổng hành dinh của cướp biển. Còn đảo Madagasca coi như là thủ phủ của nhóm này. Từ đó, hải tặc làm điểm xuất quân để tấn công những tầu buôn Á Rập và Ấn Độ. Khúc biển này được ví là "đường hải tặc", từ bắc Mỹ vòng qua Mũi Hảo Vọng dể thẳng tới Ấn Độ dương.

http://img200.imageshack.us/img200/8113/pirat2o.jpg http://img63.imageshack.us/img63/2682/pirat3.jpg

Khi cần đánh cướp, những người này hoàn toàn là những thủy thủ giỏi dang, một hải binh thiện nghệ...Kèm theo vào đó là những tính khí bất thường để khiến họ sẵn sàng trở thành những kẻ nát rượu, khát máu, giết người không gớm tay. Bù lại, trên thuyền được tổ chức theo một thứ luật riêng và có ít nhiều tính cách dân chủ và bình đẳng, thí dụ: được...bỏ phiếu bầu đại diện; chia chác đồ ăn cướp một cách sòng phẳng theo quy định.

http://img63.imageshack.us/img63/376/pirat4.jpg

Lúc đó, hoàn toàn chưa có một bài báo hoặc phóng sự do người viết sách nào đã có những sinh hoạt chung với đám hải tặc này viết lại. Nếu thiên hạ biết được một phần nào những gì liên quan tới họ, là chỉ qua những lời kể và khai lại từ những nạn nhân, hoặc thuyền trưởng của tầu bị cướp truyền lại. Cho tới khi có một phóng viên là Daniel Defoe (tác giả của tiểu thuyết bất hủ: "Lỗ Bình Sơn phiêu lưu ký"), đã viết hai cuốn về hải tặc. Cuốn đầu tiên có tựa: "A General History of the Robberies and Murders of the most Notorious Pyrates" in vào năm 1714. Còn cuốn sau in vào năm 1718, dưới tên tác giả là Captain Charles Johnson.

http://img200.imageshack.us/img200/8612/pirat5.jpg http://img162.imageshack.us/img162/4990/pirat6.jpg

(Còn tiếp)

kvd sưu tầm.

ke vo danh
15-10-2009, 16:13
Thêm một chút tin tức liên quan tới...hải tặc biển Đông (!!!), trước khi lan man tiếp về hải tặc từ thế kỷ 17, cũng như tem bưu chính liên quan. Rồi thử làm một chút so sánh giữa 2 loại hải tặc này coi sao!

Dựa trên nhiều báo cáo của cơ quan an ninh hàng hải quốc tế và những tin tức được đăng lại trên các cơ quan thông tấn quốc tế. Daniel Perret nhắc lại một trong những vụ cướp biển xẩy ra vào tháng 10.1997 như sau: "Chiếc tầu chở hàng Vosa Carrier xuất phát từ Hong Kong để sẽ cặp bến Hải Phòng, khi ngang đảo Waglan, bất ngờ bị một chiếc tầu trinh sát, gồm 12 thủy thủ với y phục quân đội, trang bị tiểu liên, phóng hết tốc lực đuổi theo. Vosa Carrier bị nhóm quân nhân này ép buộc quay mũi về Huệ Lai (thuộc Quàng Đông), cặp bến thì cũng là lúc đám cướp ngày này đập phá tan tành phòng lái, lấy hết tiền bạc cùng những đồ vật có giá trị của thủy thủ đoàn...

Chưa xong, sau đó chúng đã bắt buộc toàn bộ chỉ huy tầu ký vào một tờ giấy với nội dung là: Tầu Vosa Carrier đã chở...hàng lậu!!! Chính quyền tại Huệ Lai chỉ chờ như thế, dựa ngay vào "lời khai" trên giấy để cáo buộc thuyền trưởng tầu buôn vi phạm luật! Sau đó, tầu bị kéo từ Huệ Lai về Paotai. Và tại đây, công an cũng như hải quan đã cho gỡ tháo, tịch thu toàn bộ những container trên tầu này (giá trị hàng hóa được biết là có tới 20 triệu dollar Hong Kong! Sau một tháng bị giam giữ, tầu buôn này và thủy thủ đoàn mới được thả ra, sau khi đã phải đóng tiền phạt tới 100 ngàn (tiền mặt) dollar Mỹ cho trạm công an này"

Những hành vi như kiểu này rất thường xuyên diễn ra như chốn không người. Nhưng từ khi quốc tế chú ý tới thì hầu như đã chấm dứt. Bù lại, hiện nay những thuyền nhân chất phác đang đánh cá trên biển, nếu vô tình bị bọn này bắt được thì thế nào cũng gặp phải những hành vi ăn cướp tàn bạo trên. Việc bắt ký giấy là đã "vi phạm" (vì một lý do vớ vẩn nào đó), kèm theo những "nộp phạt" (!!!) vẫn luôn được đám cướp này áp dụng. Và hầu như chưa đủ ác, chúng còn đập phá tầu cá, cướp những gì có thể cướp, đánh đập...

(Về những tài liệu và tin tức loại cướp biển tân thời này, các bạn có thể theo dõi tại đây: (http://www.persee.fr/web/revues/home/prescript/article/arch_0044-8613_1998_num_56_1_3480))

ke vo danh
16-10-2009, 16:36
Bữa nay kvd tiếp tục tào lao về hải tặc...thế kỷ 17, cùng giới thiệu những con tem đã phảt hành của một vài quốc gia (đa số là những quần đảo mà một thời từng ghi dấu bước chân của nhóm này). Nhiều người dân tại những xứ này, hiện có người là cháu chít của hải tặc xưa kia. Nhưng nhắc lại là chỉ để...hồi tưởng về cha ông thôi, chứ họ quyết không...nối nghiệp của ông sơ :)) !

Rất nhiều hải tặc xuất thân, hoặc là những thủy thủ của tầu buôn, hoặc là những tội phạm trốn thoát. Một trong những lý do chính là vì họ chịu không nổi cách đối xử quá nặng, do áp dụng kỷ luật hết sức cứng rắn trên một số tầu (thí dụ: lối phạt phổ thông nhất cho người làm lỗi là bắt nằm ra để chịu từ 10 tới 20 hèo)...Trong cái thời hoàng kim của hải tặc, đã có nhiều hợp tác giữa hải tặc và quan chức địa phương tại những thuộc địa của Mỹ. Chẳng qua là sau những vụ cướp của, hải tặc thường đem bán lại cho họ với những giá rẻ mạt. Nhân viên đóng đồn dọc theo những bãi biển khi đó, có thể nói là họ hợp tác một cách rất...tay trong tay với hải tặc!

Con tem dưới đây là Sir Henry Morgan, dân gốc Anh. Hải tặc và sau đó trở thành...quan phó toàn quyền của Jamaica! Khi còn là một hải tặc có tiếng, ông ta đã thu gom được vô số của cải bất chính và đã có cho...rửa tiền tai nhiều nơi khác nhau như: Panama, Puerto Bello, Maracaibo luôn tới Cuba! Sau đó, triều đình Anh lo ngại trước thanh thế và của cải của Henry Morgan, nên đàng nuốt giận mà phong tước cho ông. Thế là từ hải tặc, ông ta đã trở thành một quý tộc và được cử đi làm...công chức tại Jamaica!

http://img129.imageshack.us/img129/8866/pirat11.jpg

Anne Bonny là một phụ nữ có cuộc sống ổn định và bình thường. Không biết lúc đó họ có đọc truyện Kiều của cụ Nguyễn Du nhà ta hay không, mà tự nhiên một ngày nọ gặp Jack Rackam (còn có biệt hiệu là Calico Jack. Cần nói thêm là trong một vài tác phẩm, cũng như tem thì John đã thay cho Jack) để ngân nga mãi câu:

"Người đâu gặp gở làm chi,
Trăm năm biết có duyên gì hay không"

Nghe ngâm thơ Kiều mãi như thế, Jack cầm lòng không thấu, thế là...cũng yêu lại và hai người cứ thế tương tư nhau. Cuối cùng, để muốn người yêu sẽ thuộc về mình mãi mãi, Jack đã đề nghị thẳng với chồng của Anne là hãy...nhượng lại cô vợ cho mình, giá cả bao nhiêu cũng được. Ông chồng không muốn nhìn cái sự thật đau lòng đó có thể xẩy ra, thế là vừa lắc đầu quầy quậy vừa "No, no.."! Thấy chồng mình nhất định cấm cửa, Anne bàn với Jack là hãy bỏ nhà đi bụi, có sao ăn vậy miễn là được sống bên nhau là mãn nguyện lòng....Đó là lý do tại sao họ đã trở thành cặp cướp biển khét tiếng.

Một lần kia, Jack chiêu mộ được một anh hết sức đẹp trai, bảnh tẻng, để làm thuộc hạ trên tầu mình. Liếc qua liếc lại sao đó, Anne lại tương tư...anh này. Nhưng hỡi ơi, anh đẹp trai này lại là một...cô gái giả trai, có tên là Mary Read! Cuộc sống chung đụng mãi trên tầu nên khó tránh, nên cô Mary cũng trở nên vợ thứ của hải tặc Jack Rackam luôn!

Sau đó thì lưới trời khó thoát, tất cả đã bị bắt trong một lần đi cướp. Và bị án tử hình. Nhưng vì cả hai cô này đều có thai nên tòa ân xá. Sau đó, Mary chết trong tù, còn Anne thì mất dạng trên giang hồ...

http://img162.imageshack.us/img162/6263/pirat14.jpg

(Còn tiếp / kvd sưu tầm và lược dịch)

ke vo danh
19-10-2009, 16:08
Edward Teach (Thatch) còn có tên hiệu Blackbeard, là một trong những tên cướp biển nổi tiếng. Khi Anh quốc có xung đột với những xứ quanh vùng như: Pháp, Tây Ban Nha...thì Edward Teach cũng tham dự cùng hải quân hoàng gia để thành công trong nhiều trạn hải chiến. Nhưng khi chiến tranh chấm dứt, hắn ta đã không chịu...lên bờ mà tiếp tục những cuộc hải hành, với mục đích chính là làm hải tặc!

Tầu của tên cướp này được đóng với trọng lượng và kich sthuwowcs nhỏ hơn những tầu buôn khác rất nhiều. Nhờ vậy, tầu của chúng chạy rất nhanh để có thể bám sát và tấn công tầu khác một cách dễ dàng, dù chỉ với 1 hoặc 2 cột buồm.

Trong cuộc đời khi trở thành cướp biển, Blackbeard đã "làm thịt" cỡ 40 chục tầu buôn. Và lần cuối cùng, trong lần thư hùng với trung úy Robert Maynard của hải quân hoàng gia Anh, dù đầy thương tích (trúng nhiều phát đạn và nhiều nhát gươm) hắn ta vẫn chống trả kịch liệt cho tới khi kiệt sức. Maynard đã cho lệnh chặt đầu Blackbeard để bêu lên trước cột buồm làm gương.

http://img198.imageshack.us/img198/3197/pirat10.jpg

http://img21.imageshack.us/img21/7888/pirat12.jpg http://img38.imageshack.us/img38/7692/pirat26.jpg

Cờ riêng của hải tặc thời đó thường là có những hình tượng ghê rợn như: bộ xương người lắt lẻo, đao kiếm lủng lẳng, hoặc quả chuông (có nghĩa là...giờ tận thế cho bọn người đã điểm!). Phổ thông nhất là cái cờ đen phất phới với hình một cái đầu lâu cùng hai bộ xương chéo ngang từ năm 1700. Đây là...sáng kiến của Emanuel Wynne, một tên cướp biển người Pháp.

http://img35.imageshack.us/img35/9581/pirat8.jpg

(Còn tiếp)

ke vo danh
20-10-2009, 22:57
Khi Thomas Tew cặp bến Newport, chiếc thuyền Amity đã tràn ứ một số lượng vàng bạc, châu báu không tưởng tượng nổi. Theo sử sách hàng hải còn ghi lại, William Kid đã cho chôn dấu một nửa số tài sản ăn cướp của hắn tại đảo Gardiners.

Những chia chác của đám hải tặc được phân định như sau: Thủ lĩnh và đàn em thân tín lấy 2 phần; pháo thủ và chỉ huy lấy 1,5; chỉ huy phó lấy 1,25; lâu la thuộc hạ được 1 phần.

http://img41.imageshack.us/img41/1078/pirat13.jpg

Dưới đây là thêm một vài tem khác với chủ đề "Cướp biển":

http://img5.imageshack.us/img5/2753/pirat7.jpg http://img35.imageshack.us/img35/7651/pirat15.jpg

http://img269.imageshack.us/img269/6167/pirat16.jpg

Chắc nhiều bạn ở đây đã có lúc đọc qua tác phẩm bất hủ của Robert Louis Stevenson: "Treasure Island" (1718). (Walt Disney cũng đã làm phim cùng tên). Một tiểu thuyết để đời viết về hải tặc, với hai nhân vật chính là tên cướp độc cước, Long John Silver, lúc nào cũng kè bên vai một con kéc và thanh niên Jim Hawkins. British Virgin Island từng phát hành nhiều bộ tem kỷ niệm tới tác giả:

http://img12.imageshack.us/img12/373/pirat9.jpg http://img26.imageshack.us/img26/2391/schatzr.jpg

(Hết)

ke vo danh
21-10-2009, 19:54
Thế giới này, ai cũng...nể mấy anh Tầu về cái tài làm đồ giả! Nhưng để có thể tung ra thị trường một món đồ trước ngày phát hành chính thức (có cầu chứng trên toàn cầu) như logiciel của Windows 7 thì đó là một hành vi...x-( :> :(

Huống chi anh bán hàng trong cái clip dưới đây còn hãnh diện để nói thẳng rằng: "Về điều này (tức là làm hàng giả) thì dân Tầu tụi tôi đã nức tiếng rồi! Người Tầu rất hay mà!"

Các bạn vào coi thử cái clip dưới đây do một phóng viên Pháp đã quay lén (ngày 20.10 trong một của hàng tại trung tâm thương mại Thượng Hải), khi đi tìm hiểu thực hư về chuyện này. Và đúng như vậy, dù chỉ trong vòng 10 ngày, tiệm này đã tống hết những bản tiếng Anh của logiciel Windows 7! Nên biết rằng logiciel này chỉ được chính thức tung ra thị trường toàn thế giới vào ngày 22.10.2009 thôi!

Bấm vào "play" của clip này tại đây: (http://www.aujourdhuilachine.com/actualites-chine-windows-pirate-en-chine-avant-sa-sortie-mondiale-12501.asp?1=1)

Dưới đây là lời đối thoại của phóng viên và người chủ hàng. Anh này không biết là mình đang bị quay lén:

* PV: Ở đây có bán logiciel Windows 7 không vậy ông?
* Chủ hàng: Có!
* Vậy ông cho coi thử.
* Cô muốn bản tiếng Tầu hay tiếng Anh?
* Tiếng Anh.
* Tiếng Anh thì hết rồi.
* Vậy giá bán bao nhiêu vậy há?
* 30 rmb (3 euros)! Tôi có bản bằng tiếng Anh thiệt, nhưng bán hết rồi, không còn nữa! Cô có thể để lại số điện thoại và khi nào hàng tới, tôi sẽ báo cho cô biết. Chứ bây giờ không còn bản nào cả!
* Ông bán món này từ khi nào vậy.
* Món này hả? Từ khi nào hả? Ờ, từ 10 bữa nay rồi! Bản tiếng Anh cũng vậy, từ 10 ngày nay...
* Thiệt là ông không còn bản tiếng Anh nào khác hả?
* Không, tôi không còn mà! Mà...Khoan, để nói nhỏ này đi coi sao!
* Bằng cách nào mà các ông đã làm được hàng như thế này vậy?
* Về điều này (tức là làm hàng giả) thì dân Tầu tụi tôi đã nức tiếng rồi! Người Tầu rất hay mà!

(Đoạn chót trong clip là phóng viên đã cho chạy thử Windows 7 đã mua tại cửa hàng bên đó)

ke vo danh
22-10-2009, 19:20
Khi nhìn những bộ tem của Việt Nam từ trước cho tới nay, có rất nhiều bộ đã được in tại Cuba, Hungary, Nga. Còn trong xứ thì do những nhà in như: Nhà In Trung Ương Việt Bắc; Nhà in Tiến Bộ; Nhà Máy In Thống Nhất; Nhà in Trần Phú rồi sau này mới tới Xí Nghiệp In Tem Bưu Điện.

kvd có tìm hiểu một chút về những nhà in nhắc tới bên trên của Việt Nam. Và hiện nay, chỉ được biết đôi chút về hai nhà in còn hoạt động. Đó là nhà in Trần Phú và Xí Nghiệp In Tem Bưu Điện.

Dựa theo "Lịch sử ngành in ở thành Phố Hồ Chí Minh" thì lịch sử của nhà in Trần Phú (đã được đổi thành Công Ty In Trần Phú) được tóm gọn như sau:

"Nguyên là nhà in Trần Phú in chữ chì do Xứ ủy Nam Bộ thành lập ngày 27.7.1947 tại chiến khu Đồng Tháp Mười hoạt động trong kháng chiến chống Pháp. Sau Hiệp định Genève 1954, một bộ phận của nhà in về Sài Gòn hoạt động bí mật phục vụ cấp ủy rồi được Trung ương Cục miền Nam cho thành lập lại ngày 10.11.1963 tại căn cứ Bến Ra-Lò Gò (Tây Ninh).

Sau 30.4.1975, lực lượng nòng cốt của nhà in về Sài Gòn tiếp quản: Quốc gia ấn quán, nhà in Thông tin Việt Mỹ, nhà in Đông Nam á, Kim sơn ấn quán, Kim Lai ấn quán. Ngày 26.9.1975 Ban Tuyên huấn Trung ương Cục ra quyết định công nhận nhà máy in Trần Phú được thành lập trên cơ sở hợp nhất 5 cơ sở in nói trên với nhà in Trần Phú do đồng chí Nguyễn Thanh Liêm làm giám đốc. Ngày 24.12.1976, nhà máy in được bàn giao cho Bộ Văn hóa trực tiếp quản lý. Năm 1978, nhà máy in Trần Phú tiếp nhận thêm Sài Gòn ấn quán-một cơ sở in lớn, hiện đại của Sài Gòn cũ. Ngày 24.6.1995 được Bộ Văn hóa-Thông tin đổi tên thành công ty in Trần Phú.

Cho đến nay, nhà máy đã thông qua hợp tác quốc tế để hiện đại hóa, trở thành đơn vị hàng đầu ngành in. Nhờ trang bị máy tách màu điện tử, máy in 4 màu hiện đại v.v.. công ty đã nâng cao chất lượng sản phẩm. Năm 1996 đã đạt 7,6 tỉ trang in thành phẩm (13 x 19), doanh thu 63,35 tỉ đồng lợi nhuận 10,2 tỉ đồng và nộp ngân sách 9,5 tỉ đồng"

Và dưới đây là lời giới thiệu về Xí Nghiệp In Tem Bưu Điện:

"Từ một xưởng in nhỏ xây dựng sau giải phóng gọi là xưởng in Bưu điện 2 tại số 750 Điện Biên Phủ (quận 10) thuộc công ty vật tư Bưu điện khu vực phía Nam, đến năm 1985 xây dựng mở rộng nhà xưởng tại số 270 Lý Thường Kiệt (quận 10) rồi chuyển thành Xí nghiệp in Tem Bưu điện trực thuộc Tổng cục Bưu điện.

Nhiệm vụ chính của xí nghiệp là in các loại tem Bưu chính. Cho đến cuối năm 1989, xí nghiệp chỉ có 3 máy ốpxét đặt tay, 1 máy typô nhưng đã nhận in các loại tem cước phí sử dụng trong nước, không phải đặt in ở các xí nghiệp khác. Năm 1990, nhờ đầu tư thêm hệ thống chế bản, chụp phim, nhân phim, phơi bản hệ thống máy cắt, đếm giấy tự động, máy ốpxét 4 màu tự động, đục răng tem tự động.. nên đã đảm nhiệm toàn bộ việc in tem Bưu chính Việt Nam (tem cước phí, tem chơi trong nước và xuất khẩu), không thuê in tem ở nước ngoài nữa..."

Một vài bản in mẫu (hoặc thử) của tem Việt Nam (có thể của Xí Nghiệp In Tem Bưu Điện) :

http://img59.imageshack.us/img59/2497/avietnamcatoutside.jpg

http://img269.imageshack.us/img269/2497/avietnamcatoutside.jpg

http://img97.imageshack.us/img97/9828/avietnamdogbookinside.jpg

http://img42.imageshack.us/img42/3999/avietnamgoldfishbookins.jpg

http://img203.imageshack.us/img203/3756/avietnamsportsbookinsid.jpg

* Cuba thì có những nhà in cho tem dưới đây, không biết là nhà in nào đã từng lãnh hợp đồng in tem cho Việt Nam:

- Cia Impresora de Cuba S.A.; Cia Nacional de Artes Gráficos de Cuba; Cuban National State Printing Works; Empresa de Correos, Prensa y Filatelia; P. Fernández y Cia; Los Talleres de Grabado en Acero y Timbre del Estado de La Habana; National Printing Works; J. L. Rodriguez.

* Hungary có:

- Állami Nyomda Rt; Kultura Hungarian Foreign Trading Company (có từng in tem cho Singapore vào năm 1972); National Enterprise Bank Note Company; Pénzjegynyomda Részvénytársaság; State Printing House Company Limited.

* Nga:

- Buchard-Stahl; Goznak State Printing House; Marka Publishing and Trading Centre (rất có thể là cơ sở này đã từng in tem cho Việt Nam); Matveiev Press; Mezhdunarodnaya Kniga; J. W. Steffenhagen & Sons; Wiipurin Kirja ja Kivipaino.

ke vo danh
23-10-2009, 22:28
Công nhận rằng lâu lâu bắt gặp lại nhiều thứ thú vị, nhất là những gì đã liên quan tới Việt Nam trước kia.

Điển hình là những bưu thiếp dưới đây. Đó là vào giai đoạn đất nước bị chia đôi hai miền Nam - Bắc, nhưng vẫn còn nhờ vào hiệp ước thông thương được ký vào ngày 12.04.1955 tại Hải Phòng. Nên dù bị xa cách đôi đàng, dân chúng vẫn có thể một phần nào đó, trao đổi tin tức cho nhau. Đó là thời gian mà những tấm bưu thiếp này được ra đời, với hình thức có in sẵn những lời cần thiết và ngắn gọn do chính phủ hai miền cho phép thực hiện. Người gửi tin chỉ cần điền thêm vào một vài chi tiết, còn không, hoặc bôi đi những chữ không cần thiết, hoặc cứ để y như vậy rồi gửi đi.

Khi gửi, bưu thiếp phải ghé qua Hong Kong. Rồi từ đó phải mất một thời gian ít nhất là từ 3 tới 5 tuần lễ mới tới được tay người nhận. Nhìn vào những dấu mộc trên bưu thiếp, chúng ta sẽ thấy dấu từ bưu cục gửi, cũng như bưu cục tới, luôn cả ngày gửi và ngày nhận.

Thấy hay hay, nên kvd mượn lại vào đây để chúng ta cùng hổi tưởng lại một giai đoạn lịch sử đã qua. Và tâm trạng khi đó của người gửi, cũng như người nhận, chắc không tránh khỏi những xúc động đến nghẹn ngào...

http://img30.imageshack.us/img30/5680/vnncp02ob1.jpg
http://img30.imageshack.us/img30/8009/vnncp02vob1.jpg

http://img34.imageshack.us/img34/3061/vnncp02ob2.jpg
http://img30.imageshack.us/img30/4421/vnncp02vob2.jpg

ke vo danh
02-11-2009, 23:38
Viện bảo tàng Branly (còn gọi là Musée du quai Branly) có nhiều vật phẩm trưng bầy, liên quan tới Việt Nam. Nói đúng ra là thuộc về thời gian Việt Nam còn đang là thuộc địa của Pháp. Có hai tác phẩm của Bernelle Frédéric sáng tác vào hồi đầu thế kỷ XX, vẽ về thuyền buồm đặc trưng của Việt Nam họ gọi là "les jonques annamites").

Chắc chắn đây là loại thuyền vừa dân dụng vừa quân dụng, mà Hưng Đạo vương đã dùng vào để đập tan tành quân của Ô Mã Nhi vào thế kỷ thứ XIII. Một viên quan nhà Nguyên đã từng tả về tầu buồm này như sau: "Đây là những thuyền nhẹ, dài và thân mỏng...Tầu được điều khiển có khi bằng hai, ba chục người; có khi đến cả trăm. Lướt sóng lẹ làng và êm ái, tưởng chừng có thể bay trên mặt sóng vậy" :)

Thoáng nhìn, có vẻ từa tựa như những tầu buồm của Trung Hoa. Nhất là thường thấy qua lại bên Hong Kong. Bạn nào có dịp đi ngang qua Hạ Long, sẽ thấy chúng chẳng có gì là liên quan tới những tầu buồm của Trung Hoa cả.

http://img59.imageshack.us/img59/1757/123ny.jpg

http://img11.imageshack.us/img11/5074/bernellefrdric.jpg

ke vo danh
02-11-2009, 23:57
Dưới đây là tờ quảng cáo (gồm mặt trước & sau) cho cuộc hội chợ lần đầu tiên, đã được tở chức tại Saigon từ 17.12.1927 cho tới 15.01.1928.

http://img28.imageshack.us/img28/8278/1refoiredesagon17dcembr.jpg

http://img59.imageshack.us/img59/2326/1refoiredesagon17dcembrs.jpg

Đọc phần tiếng Việt, các bạn có nhận ra điểm gì không:

http://img20.imageshack.us/img20/4/bisf.jpg

huuhuetran
03-11-2009, 05:26
Cám ơn Bác KVD đã cho xem một tờ bướm thật đẹp và có ý nghĩa. Qua những dòng chữ đọc được trên đó ta thấy một số đặc điểm như:
- Tháng chạp tây, tức tháng 12 dương lịch .
- 15 tháng riêng tây, tức 15 tháng giêng.

ke vo danh
08-11-2009, 18:37
:( Ai nói là hàng hóa của Việt Nam không thấy bán bên Tầu?! x-(

Dưới đây là...sản phẩm "Made in Vietnam" đang tràn ngập ở các tiệm chạp phô Tầu đấy nhé :> ! Chẳng còn bao lâu nữa những: Tắc kè, hải mã, bò cạp...chắc sẽ biến mất trên cái giải đất hình chữ S này mất :(( ...

http://img12.imageshack.us/img12/5599/liqueurserpent.jpg

http://img691.imageshack.us/img691/8495/serpentalcool.jpg

http://img689.imageshack.us/img689/690/serpentliqueur.jpg

http://img200.imageshack.us/img200/8537/serpentvin.jpg

chienbinh
08-11-2009, 19:19
bọ cạp,rắn,rết ngâm rượu ở Nha trang cũng bán nhiều lắm,nhưng cẩn thận vì cũng có bằng nhựa dẻo đấy;em bị một lần rồi,thấy đẹp,ham rẻ mua chơi.Vô tình làm bể chai mới rõ.Cách 5 năm thì bị chai rượu cá ngựa bằng nhựa.Các bác đừng lo chúng tuyệt chủng.

hat_de
08-11-2009, 19:38
bọ cạp,rắn,rết ngâm rượu ở Nha trang cũng bán nhiều lắm,nhưng cẩn thận vì cũng có bằng nhựa dẻo đấy;em bị một lần rồi,thấy đẹp,ham rẻ mua chơi.Vô tình làm bể chai mới rõ.Cách 5 năm thì bị chai rượu cá ngựa bằng nhựa.Các bác đừng lo chúng tuyệt chủng.

ôi trời ơi ... TQ chơi ác quá ...rượu này uống vào là nuôi cục ung thư to rui ... rượu nhựa độc ... thật ác ... híc híc ... các loài ko tuyệt mà có khi người lại ... tịt nòi ... híc ...

ke vo danh
08-11-2009, 20:14
..Các bác đừng lo chúng tuyệt chủng.

:D Chắc là tuyệt chủng rồi nên mới thay bằng nhựa dẻo không chừng?! :( ...Còn không thì khi rượu bán sang, bên kia uống hết rồi sau đó dân buôn họ đổi sang bằng đồ nhựa dẻo? Ối trời, cái gì chứ cái màn đánh tráo, làm giả thì...bên đó là số một! Sư phụ của đám con buôn bất nhân bên này chứ ít gì!!!

Chứ còn đồ bán sang Tầu, cứ nhìn cái nhà cô em đang đong rượu dưới đây thì rõ:

http://img27.imageshack.us/img27/1658/alcoolserpent.jpg

ke vo danh
09-11-2009, 22:02
Hy vọng là hai món dưới đây sẽ không bao giờ...vượt biên qua Việt Nam ^:)^ ^:)^ ^:)^ ...

Hai cửa hàng bán thịt bên Tầu:

1. Cửa hàng bán thịt heo, có cả món...đầu heo phơi khô 8-}

http://img14.imageshack.us/img14/4053/cochonfenghuangroerr.jpg

2. Cửa hàng bán thịt chó, có món...chó nguyên chú phơi khô :-&

http://img18.imageshack.us/img18/8370/cuisinechienchinois.jpg

[-O<

ke vo danh
24-11-2009, 02:19
Khi tổng thống Fraiklin Roosevelt vừa qua đời được ít lâu, gia đình đã mang toàn bộ sưu tập tem của ông ra đấu giá. Trong lot này, người ta đã chứng kiến một bức thư khá ngộ nghĩnh của tướng William Donovan (từng là chỉ huy trưởng của OSS - Office of Strategic Services - trong quân đội Mỹ ở Thế Chiến thứ II), như hình:

http://img691.imageshack.us/img691/7528/donovansletter.jpg

Và dưới đây là những sheet tem mà Donovan đã tặng Roosevelt (mỗi sheet là 50 tem):

http://img690.imageshack.us/img690/7016/18756983.jpg
http://img690.imageshack.us/img690/2123/24772699.jpg

Có gì quá đặc biệt để tới mức tướng này làm quà tặng tới tổng thống vậy nhỉ? Thì ra đây là vài bộ tem trong những bộ tem được OSS in ra, với hình của Hitler bị...biến chế :D . Sau đó được dán lên phong bì đàng hoàng, bên trong kèm theo một bản in của tờ báo bằng tiếng Đức "Frankfurter Zeitung" với nội dung đả phá Đức Quốc Xã, để lén lút tung vào đất địch!

Chiến dịch tuyên truyền độc đáo này đã được bí mật thực hiện. Nhất là được tính toán một cách vô cùng kỹ lưỡng để mật vụ Gestapo không thể ngờ tới mà khám phá ra ý đồ này được. Từ phong bì, địa chỉ người nhận, thành phố và ngày tháng trên dấu mộc...Chưa xong, tới ngay cả những túi đựng thơ của bưu điện Đức cũng được làm y hệt. Nhưng quan trọng nhất là phải theo dõi những thay đổi không ngờ trước, trên những dấu mộc của bưu điện Đức. Và chỉ khi nào OSS biết được giờ giấc cũng như chuyến xe lửa vận chuyển thư từ, công văn thì khi đó họ mới chính thức đóng dấu lên bì thư! =D>

Vào giai đoạn chiến tranh khi đó, những thư từ của thường dân nếu không bị cấm, thì cũng bị xếp xó để ưu tiên cho văn thư và trao đổi tin tức giữa những hãng xưởng. Vì thế, OSS đã không quản gian lao để tìm ra cho được những mẫu bì thư của những cơ xưởng còn đang hoạt động khi đó, tại Đức! b-(

Khi biết được tin có chuyến xe lửa giao thư, Mỹ đã thực hiện như sau: Thứ nhất, bỏ bom và bắn phá (nhưng không hoàn toàn tiêu huỷ) đoàn xe này. Thứ nhì, trong khi xe và tuỳ tùng nhốn nháo tránh đạn, một chiếc máy bay khác đã kín đáo bay qua để thẩy vào đám đồ ngổn ngang bên dưới, những trái bom chứa đựng bao đựng thư tuyên truyền này! Khi cuộc không tập đã yên, lính Đức mới vội vã thâu nhặt cho gấp những túi thư từ đang nằm vương vãi trên đất để chạy cho lẹ! Không còn hồn vía và thời gian để quan sát rõ món nào thật, món nào giả! ^:)^

http://img163.imageshack.us/img163/3281/cornflakesbomb.jpg
(Nhân viên OSS và những trái bom rỗng ruột đựng bao thư của chiến dịch)

Chiến dịch có một không hai này đã được đặt tên là "Operation Cornflakes". Từ đầu tháng hai tới cuối tháng ba năm 1945, đã có ít nhất là 10 hoạt động loại này và đã có 9 vụ thành công. Số thư từ qua trót lọi hệ thống kiểm soát của bưu cục Đức là 5000 cái :-w.

Đây là con tem có hình Hitler đã được dán lên bì thư lúc đó. Chữ "Deutsches Reich" (Đế quốc Đức) thành..."Futsches Reich" (Đế quốc tiêu tùng)! :-t:

http://img684.imageshack.us/img684/9547/futschesreichbriefmarke.jpg

Những con tem này rất hiếm. Và những bì thực lại càng hiếm hơn nhiều. Bởi vậy, đã có không ít những món giả đã và đang được tung ra thị trường. Các sưu tầm gia của VietStamp nên...đề cao cảnh giác nhé :D :-" !

http://img689.imageshack.us/img689/3149/27722426.jpg
(Tem chiến dịch "Operation Cornflakes" giả mạo)

http://img94.imageshack.us/img94/4601/61201691.jpg
(Bì...thực nhưng giả!)

(Sưu tầm từ nhiều nguồn trên internet)

ke vo danh
25-11-2009, 02:57
Lâu lắm rồi mới gặp lại một ông bạn thân. Ngài thì lúc nào cũng đạo mạo, nói năng chừng mực và ít khi biết lớn tiếng với người chung quanh (chẳng bù cho tôi, lúc nào cũng hăm hở và bặm trợn. Kèm theo cái nóng tính khó chừa) :D . Nhưng cũng không so sánh được, vì ngài đã được mãn nguyện cái ước mơ để trở thành...ông đồ! Vâng, bạn tôi là một thầy đồ chính hiệu, và đôi khi cũng có dáng dấp...cổ hủ :> . Nhưng đáng mến và đáng trọng.

Nói chuyện một chập, ngài mang ra những kỷ niệm cũ thời còn vừa lo ghi cours như máy, vừa chăm chút thư tình tán tỉnh gái học cùng khoa...Tôi chỉ ậm ừ, may ra là còn nhớ mài mại vài khuôn mặt mà đã một thời làm điêu đứng bao...trai tơ :"> !

Một đỗi sau, ngài như chừng méo mó nghề nghiệp, thế là mang ra một loạt những câu hỏi về tâm sinh lý để chơi trò...vấn đáp x-( . Mười câu hỏi của ngài, tôi chỉ ỡm ờ trả lời lấy được 1, 2 là cùng. Xem chừng ngài cũng chán ngán lắm, thế là châm thuốc hút một mình, mặc tôi ngồi yên trong xó :(( . Chừng ngồi như vậy mãi cũng...buồn miệng, ngài hất hàm hỏi tôi. Giọng rất kẻ cả:

- Cậu còn nhớ, trong phân tâm học, họ đã chia ra được cỡ bao nhiêu thứ mặc cảm không?

Tôi khẽ che miệng, dấu vội tiếng ngáp của mình rồi lè nhè :D :

- Anh đúng là hết chuyện! Nói tới mặc cảm thì thiếu gì. Hừm, bây giờ có lôi ra thì anh chép cũng đến mỏi tay!

Ngài hơi xụ mặt, vẻ thất vọng lộ rõ. Sau đó, nhắp một ngụm nước, rồi ngài ê a mang ra một loạt những danh sách..."mặc cảm" trong tâm lý học ra giảng. Tôi có muốn cắt ngang để xin phép ra về cũng không được. Vì nhà của ngài, cửa đã đóng và chìa khoá thì chẳng biết ngài đã cất kỹ nơi đâu. Thế là đành chịu trận mà ra trò chăm chú nghe ngài giảng.

Ngài giảng rằng :-B:

"- Phân tâm học chia ra khá nhiều loại mặc cảm trong thiên hạ. Tôi kể sơ sơ cho cậu hiểu:

* Mặc cảm Cain: Chắc cậu biết chuyện trong cựu ước về hai người con của Adam là Cain và Abel chứ? Cain chỉ vì hiểu lầm, cộng thêm lòng ghen tức nên đã giết em ruột của mình là Abel. Phân tâm học đặt tên "Mặc cảm Cain" là nhắm vào trạng thái tâm lý của những đưa trẻ, khi chúng tó ý ganh tị với sự ra đời của đứa em nó. Khi trưởng thành, kẻ có mặc cảm loại này sẽ luôn luôn ghen ghét với những đối tượng nào dám đối nghịch, hoặc tranh đua với họ. Kẻ bị vướng phải mặc cảm này rất co sthể trở thành sát nhân không chừng.

* Mặc cảm Oedipe: Đây là do Freud đã chú ý tới và đặt tên cũng như phân tích loại mặc cảm này. Trong thần thoại Hy Lạp, Oedipe là một hài nhi bị bố mẹ bỏ rơi khi vừa mới sinh. Vì sau đó có lời phán truyền rằng: "Đứa bé này sẽ chỉ mang phiền nhiễu và niềm không may tới cho những kẻ chung quanh! Nó sẽ giết cha và cưới lấy mẹ ruột của mình". Oedipe lang thang vất vưởng như thế cho tới khi trưởng thành thì từ biệt gia đình cha mẹ nuôi, để bỏ làng đi mưu sinh. Trên đường, vì bất bình nên sinh sự với một người tên Laïos, Oedipe đã giết chết ông ta. Điều Oedipe không ngờ tới, Laïos chính là phụ thân của mình. Vì không biết sự thật như thế, Oedipe đã đi tìm vợ của Laïos là Jocaste để cưới. Và cũng không biết luôn rằng Jocaste cũng là mẫu thân của mình. Tới khi sự thật được phới bầy ra, Oedipe đã quá hối hận, liền tự làm mù cặp mắt của mình...Bi kịch này đã chỉ ra rõ phần chủ ý và vô thức trong mỗi hành vi của con người.

Mặc cảm này là khi một đứa bé chỉ luôn luôn đeo cứng lấy mẹ, và tỏ ý không ưa mỗi khi có sự hiện diện của người cha.

* Mặc cảm bất an: Đây là người lúc nào cũng cảm thấy lo lắng bâng quơ, tâm trạng này hay gắn liền tới điều sợ chết.

* Mặc cảm tự ti: Người này lúc nào cũng cảm thấy thua kém người chung quanh. Họ luôn luôn tự đánh giá thấp, thiếu tự tin.

* Mặc cảm tự tôn: Hoàn toàn trái ngược với loại mặc cảm trên. Đây nà người lúc nào cũng cảm thấy quan trọng và xuất chúng hơn kẻ khác. Nhưng cũng cần để ý rằng, đây cũng có thể bắt nguồn tự mặc cảm tự ti mà ra.

* Mặc cảm bị bỏ rơi: Là người lúc nào cũng có cảm tưởng rằng thiên hạ không ưa mình, không chấp nhận sự hiện diện của mình.

* Mặc cảm bị hoạn: Tình trạng tâm lý loại này là ở những kẻ không thể chứng tỏ việc tự chủ, cũng như lãnh trách nhiệm cho chính mình. Cũng rất có thể gây ra bởi ảnh hưởng của một người mẹ đã quá độc đoán trước kia.

* Mặc cảm Peter Pan: Đó là khi một đứa trẻ luôn tìm cách chối bỏ giai đoạn ấu thơ. Hoặc người đã trưởng thành rồi, nhưng không bỏ được cái thế giới trẻ nhỏ.

* Mặc cảm cô bé Lọ Lem: Đây là khi một phụ nữ luôn có cảm tưởng rằng, phụ nữ như mình thì không bao giờ được mến chuộng.

* Mặc cảm công chúa Da Lừa: Khi một phụ nữ dù đang có nhan sắc dễ ưa, nhưng vẫn cố tình tự làm xấu đi.

(Da Lừa là truyện cổ tích của Pháp - tác giả: Charles Perrault - đã tìm cách biến dạng cho thật quái gở, để khỏi phải lấy cha ruột của mình, vì không muốn như dành lấy chỗ của mẹ ruột)

* Mặc cảm phạm tội: Đây là một hình thức mặc cảm rất nặng nề. Người có mặc cảm này, lúc nào cũng thấy mình là kẻ có tội. Rất dễ đưa đến tình trạng khủng hoảng để có thể tự vẫn.

Khắc phục được những loại mặc cảm tâm lý này, không gì là bằng cách đi gặp các bác sĩ phân tâm học. Nhưng chính họ cũng có thể tự chữa lấy mình. Trong một phim quyền cước nào đó của Lý Tiểu Long, sư phụ của anh ta khi truyền nghề cho đệ tử, có nói rằng: "Trong người con đã có sẵn con rồng rồi còn gì!". Câu trấn an này là để tạo thêm sức mạnh nội tâm, làn tan đi những sợ hãi vô cớ. Đây cũng có thể coi như là một lời khuyên để có thể gạt bỏ mọi mặc cảm."

Khi bạn tôi chấm dứt liệt kê một loạt danh sách...mặc cảm trên, thì cũng là lúc tôi ngơi được một giấc rõ dài =)) .

Cám ơn bạn hiền.

:-$

ke vo danh
13-12-2009, 18:25
Ngày 12.11.09, thông tin của hãng đóng máy bay Airbus cho biết rằng: Việt Nam vừa ký mua 04 máy bay Airbus A380. Đây là loại máy bay hành khách lớn nhất thế giới với số lượng chuyên chở tới hơn 800 người. Hợp đồng mua máy bay này là được tiếp theo một hợp đồng đã ký, trong cuộc triển lãm hàng không quốc tế tại Bourget (Pháp) vừa qua. Nếu không có gì trở ngại vào phút chót, hãng Airbus sẽ trao cho hàng không Việt Nam môt số máy bay mới như sau: Bốn A380; mười sáu A321; hai A350. Trị giá của một chiếc A380 là từ 200 tới 300 triệu dollars.

Tổng số dân Việt Nam hiện nay là cỡ 86 triệu dân, và hàng không Việt Nam đã ước lượng là từ nay cho tới năm 2020, họ phải nhân lên gấp 3 số lượng máy bay 50 chiếc hiện đang có.

Riêng hợp đồng cho 4 chiếc A380 là đã được ký kết tại Hà Nội, khi thủ tướng Pháp và tuỳ tùng gồm nhiều bộ trưởng đã tháp tùng như: Giáo dục, Ngoại thương, Giao thông. Cùng 45 chủ nhân ông của nhiều hãng xưởng quan trọng khác của Pháp.

http://img705.imageshack.us/img705/3817/francoisfillonvietnamga.jpg
(Thủ tướng Việt Nam và thủ tướng Pháp tại Hà Nội vào tháng 11 vừa qua)

http://img705.imageshack.us/img705/3649/a38017.jpg
(Airbus A380)

http://img8.imageshack.us/img8/5007/airbusa380banking.jpg
(Airbus A380)

http://img94.imageshack.us/img94/8607/firstclass.jpg
(Hạng nhất / Dĩ nhiên là còn tuỳ vào sự trang hoàng của mỗi hãng hàng không khác nhau)

http://img27.imageshack.us/img27/2899/businessb.jpg
(Hạng business)

http://img707.imageshack.us/img707/6199/singaporeairlinesa380ec.jpg
(Và...hạng thứ dân)

http://img8.imageshack.us/img8/7295/a380seating.jpg
(Thiết kế trong A380)

Như vậy là Hàng không Việt Nam phải tính trước chỗ cho phi đạo, huấn luyện tiếp viên, chiêu mộ phi hành đoàn...

hat_de
13-12-2009, 18:48
Ngày 12.11.09, thông tin của hãng đóng máy bay Airbus cho biết rằng: Việt Nam vừa ký mua 04 máy bay Airbus A380. ..... .


Như vậy là Hàng không Việt Nam phải tính trước chỗ cho phi đạo, huấn luyện tiếp viên, chiêu mộ phi hành đoàn...

đúng rồi ... bé bự A380 mà đáp xuống đường băng là vỡ hết nền đường liền ... cần nâng cấp đường băng và hệ thống sân bay tại VN ... ko bít khi nào sân bay Cát Bi con con của HP đón được chàng khổng lồ này :D

ke vo danh
14-12-2009, 02:38
... bé bự A380 mà đáp xuống đường băng là vỡ hết nền đường liền ... cần nâng cấp đường băng và hệ thống sân bay tại VN ...

:D Ăn thua là công trình sẽ được trao cho nhà thầu nào???!!!

Dưới đây là kích thước của chiếc Airbus A380, hat_de có trúng thầu xây phi đạo và hangar chứa, thì phải nhắm vào đẩy mà lo mua trước ciment và gạch đá cho đủ, nghe chưa?! :-*

http://img69.imageshack.us/img69/8620/a380exterior.jpg

----------------

Dưới đây là tem bưu chính về...bé bự của hat_de nè! Một em Pháp và một em Đức. Thế thì cậu hat_de thích...em nào?

http://img189.imageshack.us/img189/5508/849521545l.jpg

http://img121.imageshack.us/img121/965/ph080605max.jpg

hat_de
14-12-2009, 12:53
Dưới đây là tem bưu chính về...bé bự của hat_de nè! Một em Pháp và một em Đức. Thế thì cậu hat_de thích...em nào?

thích có 1 chiếc xế nổ mới năm tới đi làm thui ạ :D

74106

A380 trên tem Úc đây ạ

74107

chắc còn nhìu con A 380 nữa ... anh search trên mạng coi :D

ke vo danh
16-12-2009, 01:46
Trung Hoa hiện nay là quốc gia đứng đầu thế giới về...ô nhiễm. Thế giới đều lên tiếng cảnh cáo, nhưng hiện nay họ vẫn chưa có một thái độ đứng đắn cho những chương trình bảo vệ thiên nhiên, kèm theo việc hạn chế gây ô nhiễm không những trong xứ, mà còn ngay cả ở những quốc gia mà họ đã và đang thực hiện những công trình ở mọi cấp.

Ngày 14.10.09 tại New York City, giải thưởng nổi tiếng thế giới: W. Eugene Smith Grant lần thứ 30, đã được trao cho nhiếp ảnh gia Trung Hoa là Lu Guang trong chủ đề "Humanistic Photography". Một giải thưởng xứng đáng (30 000$), cho những loạt ảnh mà nhiếp ảnh gia này đã chụp trong xứ của ông, về những vùng đất bị ô nhiễm khủng khiếp với những người dân phải đối đầu thường xuyên trong một môi trường độc hại.

Lu Guang đã nổi tiếng và từng lãnh những giải thưởng khác, từ khi ông can đảm (vì thường xuyên bị chính quyền làm khó dễ), để làm những thiên phóng sự hình ảnh về những nạn nhân trong vụ bị truyền máu có dính vi trùng sida (HIV Village); về một làng (giữa biên giới Trung Hoa và Miến Điện) của dân nghiện ma tuý (Drug Girl); về công trình xây dựng tuyến đường hoả xa giữa Thanh Hải và Tây Tạng ( Development of the Qinghai-Tibet Railway)...

Dưới đây là một số hình ảnh về ô nhiễm môi trường tại Trung Hoa, được giải W. Eugene Smith:

http://img682.imageshack.us/img682/73/20091020luguang222.jpg
(Một người dân bên sông Hồng Hà phải bịt mũi vì...không thở nổi / 23.04.06)

http://img188.imageshack.us/img188/6323/44004188.png
(Tại Ninh Hạ, những cột thả lên trời xanh những đám khói vàng khổng lồ. Mùi hôi nồng nặc và chất thải từ nhà máy đều bị thải thẳng ra Hồng Hà)

http://img43.imageshack.us/img43/3312/95239504.png
(Đây là cảnh một khúc sông Tiền Đường. Con sông có cái tên quen thuộc với người Việt Nam, khi đã đọc qua cuộc đời của Thúy Kiều trong Đoạn Trường Tân Thanh. Con sông đã từng làm thi hứng cho rất nhiều nhà thơ tài danh của Trung Hoa trước kia như: Tô Đông Pha, Bạch Cư Dị, Mạnh Hạo Nhiên...)

http://img188.imageshack.us/img188/9010/89759225.png
(Tại một làng ở Quảng Đông: người dân giặt đồ ngay tại một con sông đục ngừ những chất thải / 25.11.05)

ke vo danh
16-12-2009, 01:47
http://img97.imageshack.us/img97/5922/16438660.png
(Ninh Hạ, người dân sống gần khu vực những nhà máy, mỗi khi ra ngoài đều phải che kín mặt mũi đầu cổ, vì chất thải từ những ống khói. 22.04.06)

http://img684.imageshack.us/img684/2493/20091020luguang09.jpg
(Vùng Mã An Sơn thuộc An Huy: Dọc theo sông Dương Tử đã có nhiều nhà máy sản xuất sắt thép, đồ nhựa...Chất thải từ đó cư sviệc thản nhiên cho đổ vào sông. 18.06.09)

http://img130.imageshack.us/img130/9965/20091020luguang10.jpg
(Mông Cổ: những ống khói mù trời thải ra từ nhà máy. 26.07.05)

http://img684.imageshack.us/img684/1680/20091020luguang12.jpg
(Cảnh một bờ sống Dương Tử, hoàn toàn bị ô nhiễm do chất thải của nhà máy Anhui Province Ma’anshan Chemical Industrial District. 26.06.09)

http://img24.imageshack.us/img24/2669/29933909.png
(Nước thải ra từ nhà máy Zhenjiang Titanium mill đang đổ vào sông Dương Tử. Cách đó 1km là công ty nước của Đan Dương lại lấy những nước từ sông này cho dan dùng. 10.06.09)

http://img130.imageshack.us/img130/2509/85929776.png
(Một cảnh trời Hà Bắc với nhà máy Shexian Tianjin Iron and steel plant. 18.03.08)

http://img97.imageshack.us/img97/4998/24735091.png
(Sông Giang Tô. 20.06.08)

ke vo danh
16-12-2009, 01:53
http://img686.imageshack.us/img686/6804/30292396.png
(An Huy: Những vùng đất phì nhiêu mầu mỡ, bây giờ chỉ là những lớp đất đen ngòm, vữa vàng, đen xậm. 18.06.09)

http://img683.imageshack.us/img683/9580/18941071.png
(Tại một làng tại Sơn Tây. Vùng này có số lượng trẻ em bị tật nguyền do ô nhiễm, nhiều nhất tại Trung Hoa)

http://img130.imageshack.us/img130/7931/66744913.png
(Lâm Phần - thuộc Sơn Tây - nạn nhân bị ung thu vì ô nhiễm. 10.06.05)

Và nhiếp ảnh gia Lu Guang còn ghi lai nhiều hình ảnh thương tâm khác của những nạn nhân, khi họ phải sống chung với sự ô nhiễm tàn khốc, môi trường thiên nhiên bị phá huỷ một cách vô trách nhiệm. Với mục đích duy nhất là dóng lên những hồi chuông báo động trước lương tâm con người...

manh thuong
16-12-2009, 07:01
Ngày 12.11.09, thông tin của hãng đóng máy bay Airbus cho biết rằng: Việt Nam vừa ký mua 04 máy bay Airbus A380. Đây là loại máy bay hành khách lớn nhất thế giới với số lượng chuyên chở tới hơn 800 người. Hợp đồng mua máy bay này là được tiếp theo một hợp đồng đã ký, trong cuộc triển lãm hàng không quốc tế tại Bourget (Pháp) vừa qua. Nếu không có gì trở ngại vào phút chót, hãng Airbus sẽ trao cho hàng không Việt Nam môt số máy bay mới như sau: Bốn A380; mười sáu A321; hai A350. Trị giá của một chiếc A380 là từ 200 tới 300 triệu dollars.

...

Gửi Bác Ke vo danh.

Bác cho em xem nguồn gốc của tư liệu trên được ko, vì theo em biết Việt Nam mình chưa có đủ trình độ chơi con bé A380 đâu. :">

Cám ơn Bác nhiều

hat_de
16-12-2009, 12:38
... vì theo em biết Việt Nam mình chưa có đủ trình độ chơi con bé A380 đâu. :">

....

thì iem đã nói rùi mà ... giả sử có đủ phi công trình độ và tiếp viên chi đó...cho dù hệ thống tiếp đón của sân bay có đáp ứng được nhưng ko xây lại mấy cái đường băng thì vứt ... kon A 380 to tổ bố khác nào voi dẫm lên sàn tre ... nó mà đáp xuống Tân Sơn Nhất coi nhưng vụn cái phi đạo hiện ni ra liền ... thôi cho hành khách ... nhày dù cái ù :D

ke vo danh
16-12-2009, 15:46
Bác cho em xem nguồn gốc của tư liệu trên được ko, vì theo em biết Việt Nam mình chưa có đủ trình độ chơi con bé A380 đâu. :">


:D Nó đây:

"EADS a annoncé, jeudi 12 novembre, avoir signé avec Vietnam Airlines un accord de principe pour la livraison de 4 Airbus A380...L'accord a été signé à l'occasion de la visite de François Fillon à Hanoï, destinée à renforcer les liens commerciaux avec le pays communiste"

Nguồn Tại Đây: (http://www.challenges.fr/actualites/entreprises/20091112.CHA8994/vietnam_airlines_commande4_a380.html)

manh thuong
17-12-2009, 08:48
Cám ơn Bác KVD

em ko đọc được tiếng Pháp nhưng cũng đoán được những ý bác đã post.

Hy vọng điều bác post sớm thành hiện thực và càng hy vọng ngày đó cả em lẫn bác vẫn còn tồn tại trên trái đất để ngắm nhìn tận mắt con A380 mới toang có sơn chữ Viet Nam.

hat_de
17-12-2009, 09:17
:D Nó đây:

"EADS a annoncé, jeudi 12 novembre, avoir signé avec Vietnam Airlines un accord de principe pour la livraison de 4 Airbus A380....

"
nôm na là EADS đã thông báo vào ngày 12.11 đã kí với VN Airlines 1 hợp đồng nguyên tắc vìa việc mua 4 chiếc Airbus A380...trước em có học lõm bõm giờ quên sạch rùi ...với sự phát triển rầm rập như hiện nay chắc 1 ngày ko xa A 380 sẽ bay qua đầu nhà ta thôi anh MT à :D ... hy vọng lúc đó anh làm GĐ VN Airlines cho các đàn tem 1 chuyến free vòng quanh VN :D

ke vo danh
17-12-2009, 15:45
:> À quên. Xin lỗi manh thuong nhé! Tuy nhiên đại ý của bản thông tin trên thì giống như những gì kvd đã viết; hoặc như hat_de vừa viết lại.

kvd nghĩ rằng một khi hàng không VN đặt mua loại máy bay này, không phải là ngày trước ngày sau là có thể thả ra bay khơi khơi. Tuy đặt mua rồi, nhưng sau đó vẫn có một thời gian để về suy nghĩ lại để: hoặc tiếp tục tiến tới, hoặc từ bỏ giao kèo. Nếu vẫn tiếp tục duy trì ý định mua, phải có thời gian để...gắn cánh, chong chóng :D . Sau đó còn phải bay thử vài vòng, trước khi giao cho khách hàng.

Bên người mua, dĩ nhiên sẽ phải chuẩn bị trong thời gian đó: chiêu mộ phi hành đoàn, huấn luyện tiếp viên, xây nhà chứa, lắp ráp phi đạo...và trăm thứ bà dằn khác :D ! Những chuyện trên sẽ không khó, vì hàng không VN không nghèo. Nhưng cái quan trọng nhất là việc xây cất phi đạo, cũng như nới rộng thêm phi trường cho xứng đáng với tiêu chuẩn quốc tế mới là điều đáng chú ý! Tiêu chuẩn xây dựng và phẩm chất của những công trình đã qua, cho thấy là VN chưa hoàn toàn khắc phục được. Bởi vậy việc lựa chọn nhà thầu đứng đắn, có lương tâm mới là điều phức tạp nhất! Thử tưởng tượng một phi đạo hoành tráng vừa khánh thành, nhưng chỉ qua một trận mưa nhỏ thì đã vữa ra như vôi :> , thì máy bay nào chạy qua nổi?!

Hy vọng rằng, cho tới khi 4 chiếc A380 được đóng xong, hai phi trường cỡ quốc tế là: Nội Bài - Tân Sơn Nhất sẽ có những bộ mặt xứng đáng với danh xưng. Vì dù sao, đó cũng là bộ mặt rất quan trọng trước cái nhìn...soi mói của khách du lịch năm châu.

ke vo danh
11-03-2010, 01:40
Một trong những thời kỳ quan trọng của vương triều Nguyễn thế kỷ XIX là từ năm Gia Long thứ 1 (1802) đến năm Tự Đức thứ 4 (1851). Qua thông tin từ các chỉ dụ đã được thi hành của các vua Nguyễn giai đoạn này ghi trong bộ sách Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, có thể thấy vai trò cai quản và điều hành quốc gia của vương triều Nguyễn có một nét tiến bộ hơn các triều đại trước, đó là thiết lập hệ thống trạm dịch khắp toàn quốc chuyên lưu chuyển công văn phục vụ việc quản lý của triều đình và địa phương, tổ chức chặt chẽ hoạt động bưu chính trên một đất nước rộng lớn nhất so với các thế kỷ trước đó.

Một trong những thời kỳ quan trọng của vương triều Nguyễn thế kỷ XIX là từ năm Gia Long thứ 1 (1802) đến năm Tự Đức thứ 4 (1851). Qua thông tin từ các chỉ dụ đã được thi hành của các vua Nguyễn giai đoạn này ghi trong bộ sách Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, có thể thấy vai trò cai quản và điều hành quốc gia của vương triều Nguyễn có một nét tiến bộ hơn các triều đại trước, đó là thiết lập hệ thống trạm dịch khắp toàn quốc chuyên lưu chuyển công văn phục vụ việc quản lý của triều đình và địa phương, tổ chức chặt chẽ hoạt động bưu chính trên một đất nước rộng lớn nhất so với các thế kỷ trước đó.

Theo ghi chép tại Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, hoạt động của trạm dịch được đặt dưới sự cai quản của Ty Bưu chính thuộc Bộ Binh để đảm bảo kỷ luật nghiêm minh, chuyển đạt công văn nhanh chóng, an toàn. Điều hành Ty Bưu chính là các chức Chủ sự, Tư vụ do triều đình bổ nhiệm, có các Thư lại giúp việc do án sát ty của các tỉnh cử đến. Mỗi trạm dịch có một trưởng trạm (Dịch thừa) và một phó trạm (Dịch mục) phụ trách, gọi là chức dịch. Người đưa chuyển đưa công văn gọi là phu trạm.

Mạng lưới nhà trạm (tức trạm dịch) lấy kinh thành Huế làm trung tâm, tỏa ra phía Bắc tới biên giới Việt - Trung, phía Nam đến biên giới Campuchia và Vịnh Thái Lan. Các trạm dịch được đặt cách nhau từ 20 đến 36 lý, tức là khoảng 15-25 km. Nhiệm vụ của nhà trạm là chuyển đưa văn thư của chính quyền, tin tức quân sự biên phòng và vận chuyển vật công. Khi cần, nhà trạm còn là nơi cung cấp phương tiện giao thông như ngựa, thuyền cho quan viên qua lại, hoặc là nơi tạm nghỉ chân của sứ giả…

Về phương thức vận chuyển, hoạt động bưu chính có thể sử dụng đường bộ hoặc đường thủy, nhưng chủ yếu vẫn là đường bộ, gọi là lục trạm. Phu trạm thường chạy bộ. Nếu công việc khẩn cấp và trên công văn có chữ “mã thượng phi đệ” thì phu trạm được phi ngựa để chuyển đi. Tùy theo cung đường, mỗi trạm được cấp từ 3 đến 6 con ngựa khỏe và tiền để nuôi ngựa. Các trạm phải chăm ngựa thật cẩn thận chu đáo. Nếu ngựa già yếu, chức dịch nhà trạm phải trình quan sở tại xem xét, xác nhận và bán hóa giá đi, mua ngựa khỏe bổ sung cho đủ số. Nếu ngựa bị bệnh hoặc bị thương tích, nhà trạm phải trình quan tỉnh hoặc quan huyện sở tại cho khám và chữa trị; nếu ngựa chết thì quan sở tại phải xác nhận nguyên nhân, làm giấy cam kết nộp cho bộ Binh, đồng thời mua ngay ngựa mới để bổ sung. Nếu trong một năm, nhà trạm làm chết 1 hoặc 2 ngựa thì trưởng và phó trạm sẽ bị xử phạt 40 roi, nếu để 3 ngựa chết sẽ bị phạt 80 trượng (bị đánh 80 gậy). Nếu trong vòng 3,4 ngày làm chết liền 2 ngựa trở lên mà không do dịch bệnh thì quan cai trạm vừa bị đòn vừa phải bồi thường.


(Còn tiếp)

ke vo danh
11-03-2010, 01:42
Tại những vùng có giao thông thủy thuận tiện, những nơi có đầm lầy, sông ngòi dày đặc không thể dùng ngựa được, nhất là các tỉnh Vĩnh Long, Định Tường (là một phần của tỉnh Tiền Giang ngày nay), An Giang, Hà Tiên, việc trạm thường dùng đường thủy, gọi là thủy trạm. Tại mỗi thủy trạm thường có từ 9 đến 10 chiếc thuyền có mái che, được đóng chắc chắn, thường xuyên được tu bổ.

Về nhân lực, phu trạm có nhiều loại: phu chạy bộ, phu cưỡi ngựa, phu chèo thuyền,… Ngoài ra có loại phu chuyên võng cáng quan lại đi công vụ, hoặc gồng gánh các vật công,… Phu trạm được tuyển từ dân đinh các làng xã nơi bố trí trạm dịch, theo sự phân bổ của triều đình. Họ được cấp tiền và gạo hàng tháng, được cấp giáo dài và đao nhọn làm vũ khí, được miễn binh dịch và lao dịch. Tùy theo điều kiện đường sá và khối lượng công việc, mỗi trạm dịch thường từ 30 đến 100 phu trạm.

Do yêu cầu an toàn và bảo mật thông tin liên lạc, công văn giấy tờ gửi đi đều được bỏ vào bì dán kín, cuộn lại cho vào một ống tre gọi là ống trạm, miệng ống được niêm phong kín; ống được cho vào túi vải trắng buộc chặt, tại chỗ buộc được gắn cánh kiến, có đóng dấu địa chỉ gửi công văn. Chiếu văn của vua, chỉ dụ thăng bổ quan lại phải được để vào ống trạm có vẽ rồng. Tất cả các công văn đi và đến đều phải được vào sổ mỗi khi đến trạm. Khi chuyển ống trạm đi, người phu nào cũng phải mang theo vài tờ giấy gọi là tờ trát. Trên tờ trát ghi rõ số người chạy trạm, số ống trạm, nơi đến của từng ống trạm. Mỗi khi đến một trạm chuyển tiếp, người phu trạm phải xin đóng ấn chứng nhận thời điểm và số ống trạm được chuyển qua. Căn cứ vào những thông tin đó, các quan chức bưu chính có thể kiểm tra chặt chẽ quá trình chuyển đưa công văn. Đối với những tin tức quan trọng hoặc những việc quân sự cơ mật, phải có vật làm tin gọi là bài trạm. Bài trạm thường được làm bằng ngà hoặc sừng, có khắc chữ “phi tốc”, “hỏa tốc”, nơi đặt điếm trạm…

Nếu có công văn khẩn, các trạm phải tức tốc chuyển gấp, không kể ngày đêm. Mỗi trạm được phát 2 lá cờ màu đỏ thêu chữ “mã thượng phi đệ” để làm hiệu, trên đầu cán cờ có gắn nắm lông đuôi gà trống dài đẹp. Trên đường chạy trạm, cờ hiệu dùng để báo cho dân chúng biết từ xa, tránh đường cho ngựa trạm phi qua. Phu trạm cưỡi ngựa “chạy có cờ”, nếu lỡ gây tai nạn cho người đi đường cũng sẽ được miễn tội.

(Còn tiếp)

ke vo danh
11-03-2010, 01:45
Việc chuyển giao công văn đúng hạn rất được coi trọng. Thời hạn đi đường của công văn qua hệ thống trạm dịch được quy định chặt chẽ. Chế độ thưởng, phạt cũng rất rõ ràng. Phu trạm chuyển công văn nhanh chóng, sớm hơn thời hạn được thưởng mỗi người một quan tiền. Nếu đến chậm nửa giờ đến 1 giờ rưỡi bị phạt ngay 30 đến 40 roi hoặc nặng hơn tùy mức độ quan trọng của công văn. Quan chức có trách nhiệm nhận ống trạm xong không mở ra xem ngay, làm chậm công việc cũng bị phạt thích đáng. Nếu việc chuyển công văn bị chậm trễ do mưa lụt, phu trạm phải có giấy chứng thực của quan sở tại. Nếu văn thư bị ướt, lỡ công việc, quan sở tại sẽ xử phạt 100 roi người phu nào chuyển ống trạm ấy…

Hệ thống trạm dịch rải khắp con đường thiên lý từ nam ra bắc, có tổ chức chặt chẽ và hoạt động quy củ đã góp phần đảm bảo sự thông suốt về thông tin liên lạc, một yếu tố quan trọng của quyền lực hành chính thời kỳ vương triều Nguyễn. Qua các chiếu chỉ được ban hành thời các vua từ Gia Long đến Tự Đức và các quy định được thực hiện, việc tổ chức, điều hành hoạt động bưu chính đã phản ánh một phần vai trò quản lý hành chính khá hoàn thiện của vương triều Nguyễn thời này, một thành tựu đáng ghi nhận của văn minh dân tộc thế kỷ XIX.

Thanh Xuân

(Theo Kỷ yếu “Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX”)