PDA

View Full Version : Thông tin Động vật Quý hiếm mới phát hiện tại Việt Nam


Đinh Đức Tâm
26-09-2009, 13:37
eco tạo cái topic này để cập nhật các động vật mới, quý hiếm, đựơc tìm thấy tại Việt Nam trong thời gian gần đây
Chim quý xuất hiện ở Lâm Đồng
Theo thông tin từ BirdLife, những nghiên cứu thực địa mới đây phát hiện 3 địa điểm mới của chim Mi LiangBiang (tên khoa học là Crocias Langbianis). Đây là loài chim đặc hữu của Việt Nam và đang bị đe dọa toàn cầu.
Ba địa điểm mới này nằm ở Đa Nhim, D’Ran và Đơn Dương (Lâm Đồng). Trước cuộc nghiên cứu này, các số liệu và thông tin thu thập được về loài chim Mi chỉ có ở Khu bảo tồn Lâm Viên, gồm cả thung lũng Tà Nùng và Vườn Quốc gia Chư Yang Sin (Đắk Lắk).
64821
Chim Mi Langbiang (Crocias Langbianis) ở huyện Đơn Dương. Ảnh: Jonathan C. Eames.

Trong chuyến đi thực địa, các nhà khoa học của BirdLife, Sở NN&PTNT Lâm Đồng và Vườn Quốc Gia Bi Doup - Núi Bà, đã tìm thấy Mi LangBiang ở 2 địa điểm là rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim (huyện Lạc Dương) - nơi đang bị phá để chuẩn bị xây dựng công trình thủy điện. Đáng lưu ý, một đôi chim này cũng được tìm thấy ở bìa rừng, cách phía công trình thủy điện khoảng 50 mét.

Ngoài ra, ở huyện Đơn Dương, còn tìm thấy 3 đôi Mi ở rừng phòng hộ đầu nguồn D’Ran và 7 đôi Mi khác được tìm thấy dọc theo 25 km đoạn ngăn rừng thuộc Công ty Lâm nghiệp Đơn Dương. Đây là khu vực rừng xanh lá rộng được khai thác theo chu kỳ 35 năm.

"Chúng tôi rất lo ngại về 2 trong số 3 địa điểm vừa mới phát hiện. Khu vực chứa nước cho dự án thủy điện ở Đa Nhim nằm đúng ở tầng sinh thái và sinh cảnh của loài Mi này. Khu Đơn Dương thì đang bị khai thác" Trưởng đại diện tổ chức BirdLife International ở Đông Dương Jonathan C Eames nói.

Các nhà khoa học cũng chứng kiến việc chặt phá rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim cũng như sinh cảnh và độ cao sinh sống của loài Mi này, để trồng cà phê và trồng cây cải ngựa Nhật Bản (dùng để chế biến wasabi).

Tổ chức BirdLife đang cùng làm việc với các đối tác nhằm xác định các khu rừng có giá trị bảo tồn cao và thúc đẩy công tác quản lý bền vững. Đây là chương trình nằm trong dự án rộng hơn nhận tài trợ từ Quỹ Rừng Nhiệt đới - một sáng kiến của Chính Phủ Việt Nam.

hat_de
26-09-2009, 23:19
mạn phép trích lại bài của bác KVD để góp vui với è-cổ

Theo bản tin của WWF, ngày 22.09.09, thì họ vừa khám phá ra thêm...hơn 160 loại động - thực vật chưa có trên danh bạ thế giới, trong đồng bằng sông Cửu Long!

Gồm có 100 loại thực vật. 28 loại cá. 18 loại bò sát. 14 loại cóc nhái. 2 loại động vật có vú và 1 loại chim.

Nên biết rằng, với chương trình thăm dò và khám phá này của WWF được bắt đầu từ năm 1997, dành riêng cho đồng bằng Cửu Long. Họ đã thành công trong việc phân loại và đặt tên cho tới hơn 1 000 loại.

Trong lần này, họ rất thú vị để thấy được: Loại ếch có...răng nanh, chuyên sống lén lút trong bùn dọc theo bờ sông, mà mồi của chúng là chim rừng và sâu bọ. Ếch này được khám phá thấy tại miền đông Thái Lan.

Tiếp đó, một khám phá kỳ thú khác là tại Cát Bà (Việt Nam). Đó là một chú rắn mối có mầu da như con beo. Tạm thời, những nhà động vật học chỉ biết đặt tên cho nó là: "Tắc kè beo Cát Bà".

http://img62.imageshack.us/img62/7626/web235839.jpg

(Chân dung của một chú "Tắc kè beo Cát Bà")


mời bà con tiếp tục ... :D

zodiac
28-09-2009, 14:41
Phát hiện một loài rắn lục mới tại Việt Nam

Ông Nguyễn Thiên Tạo, cán bộ phụ trách nghiên cứu ếch nhái, bò sát của Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cho biết: Các nhà khoa học Nga và Việt Nam vừa phát hiện một loài rắn lục mới thuộc giống Protobothrops ở Khu bảo tồn Thiên nhiên Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.

65043
Đây là loài rắn lục phát hiện tại Tiểu vùng sông Mêkông (Ảnh Vnexpress.net).

Cho đến nay loài rắn lục này chưa được phát hiện thấy bất cứ ở đâu trên thế giới.

Đây là loài thứ tư thuộc giống rắn Protobothrops được ghi nhận ở Việt Nam bên cạnh các loài rắn lục sừng (Protobothrops cornutus), rắn lục giéc-đôn (P.jerdonii) và rắn lục cườm (P. mucrosquamatus).

Loài rắn mới này được các nhà khoa học đặt tên là rắn lục Trùng Khánh Protobothrops trungkhanhensis Orlov, Ryabov), do mẫu được thu thập tại Khu bảo tồn Thiên nhiên Trùng Khánh.

Rắn lục Trùng Khánh là loài đặc hữu ở Việt Nam chỉ dài 733mm, khá nhỏ so với những loài khác cùng giống Protobothrops.

65044

Còn đây là loài rắn lục được phát hiện tại Trùng Khánh - Cao Bằng (Ảnh do ông Nguyễn Thiên Tạo, cán bộ phụ trách nghiên cứu ếch nhái, bò sát của Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam chụp được. Nguồn: VNN).

Đầu rắn nhỏ, hình tam giác, có các vảy rất nhỏ ngăn phân biệt đầu với cổ. Lỗ mũi rắn lục Trùng Khánh lớn, hình thang, mình thon. Vảy thân hình thoi có gờ nổi rõ, màu nâu xám nhạt ở lưng và đầu.

Thân và đuôi có hàng chục vệt màu nâu sẫm. Bụng màu xám sẫm, đen ở phần gần đuôi, chóp đuôi không có vệt đỏ.

từ
http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=136673

ke vo danh
28-09-2009, 15:10
Hôm nay vào lại, đã thấy có thêm một topic mới về "Bảo vệ động vật hoang dã" tại đây. Hy vọng là càng lúc vấn đề cần thiết và nghiêm trọng này sẽ được mọi người chú tâm, và có những hành động thiết thực trong tương lai:

=> Nguồn: (http://www.vietstamp.net/forum/showthread.php?t=4725)

Vì chỉ là những tin tức và hình ảnh thâu lượm từ internet, với chủ ý duy nhất là gửi thông tin đến bạn, nên tôi rất tiếc là không thể viết vài để gửi dự thi vào topic trên. Nhưng sẽ có mặt thường xuyên để âm thầm...theo dõi :D !

Trở lại topic này, tôi sẽ tiếp tục gửi đến những tin tức có dính dáng tới những khám phá về động - thực vật mới, chưa có trên bảng phân loại của thế giới. Nhưng sẽ chỉ hạn chế trên những khám phá riêng tại Việt Nam mà thôi (từ nhiều năm trước, hoặc mới đây).

******

WWF đã có những công trình khám phá đáng kể tại Việt Nam (nhất là trong vùng sông Cửu Long, có liên hệ tới những quốc gia khác như Tầu - Vân Nam -, Miên, Lào, Thái Lan. Trong những chuyến công tác thám hiểm, quan sát cũng như thâu thập dữ liệu về thiên nhiên còn trong trạng thái hoang dã, các chuyên viên của WWF đã hợp tác chặt chẽ với chuyên viên về sinh thái học của Việt Nam. Một hợp tác rất hữu ích và thú vị.

Dưới đây là một số hình ảnh còn hạn chế, liên quan tới những phát hiện của các chuyên viên này tại Việt Nam, trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, để tránh bị những trường hợp người săn bắt lùng kiếm, làm nguy hại tới sự sinh tồn của những loài này, một số địa danh đã được cố tình che đậy. Đó là việc cần thiết, vì nếu không, chắc chắn rằng chỉ sau một thời gian ngắn số phận của những thực - động vật đó sẽ hoàn toàn bị biến mất trên danh sách.

http://img269.imageshack.us/img269/7890/annamitestriped.jpg
(Thỏ rừng với tên khoa học mới được đặt: "Annamite Striped")

http://img27.imageshack.us/img27/9459/decouverteunrhinopitheq.jpg

http://img5.imageshack.us/img5/1663/lerhinopithquedutonkinr.jpg
(Một loại vượn mới có tên khoa học "Rhinopithèque du Tonkin")

Nguy cơ bị tuyệt chủng rất lớn với động vật trên, cũng như anh em họ hàng với chú Le Douc dễ thương dưới đây của Việt Nam (đôi khi có mặt một cách hiếm hoi tại Miên).

http://img269.imageshack.us/img269/4041/douc2.jpg
(Le Douc, dù không thuộc loại động vật mới được khám phá, nhưng đang có nguy cơ bị tuyệt chủng rất lớn)

zodiac
28-09-2009, 15:17
Phát hiện thằn lằn, rắn lục chỉ có ở Việt Nam

- Hai loài thằn lằn chân ngón đặc hữu của Việt Nam và 1 loài rắn lục Hòn Sơn vừa được phát hiện trên những ngọn núi tách rời dãy Trường Sơn thuộc tỉnh Bình Thuận, Đồng Nai và Kiên Giang...

65047
Thằn lằn chân ngón Tà Kóu được khám phá trong một hang nông của Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Kóu (Bình Thuận).

Hai loài thằn lằn nói trên thuộc họ tắc kè - Gekkonidae. Thằn lằn chân ngón Tà Kóu (Cyrtodactylus takouensis sp. nov. Ngô & Bauer, 2008) dài 171,4mm. Mặt lưng có 5 vạch màu nâu sô-cô-la nhạt xen kẽ 5 vạch vàng tươi hẹp hơn, đuôi có 3 vạch. Loài thằn này được khám phá trong một hang nông của Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Kóu (Bình Thuận).

Thằn lằn chân ngón Huỳnh (Cyrtodactylus huynhi sp. nov Ngô & Bauer, 2008) được khám phá trong một hang nông của núi Chứa Chan (Đồng Nai). Loài thằn lằn mới này có chiều dài cơ thể là 147,5mm. Mặt lưng có 5-6 vạch không đều có màu nâu đậm giữa vai và cuống đuôi. Những vạch này được viền trước và sau bởi những nốt sần màu trắng nhạt. Đuôi có 10 vạch nâu đậm xen kẽ với nâu nhạt.

Tên gọi “chân ngón Huỳnh” được đặt theo tên GS Đặng Huy Huỳnh - viện trưởng đầu tiên của Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật (Hà Nội), một trong những người có công góp phần đào tạo nhiều thế hệ các nhà khoa học nghiên cứu động vật của Việt Nam.

Rắn lục Hòn Sơn (Cryptelytrops honsonensis sp. nov. Grismer, Ngô & Grismer, 2008) thuộc họ rắn lục (Viperidae), được khám phá ở đảo Hòn Sơn (Kiên Giang). Loài rắn này dài khoảng 626-648mm.

Khám phá trên là kết quả hợp tác quốc tế không chính thức giữa nhà nghiên cứu động vật Ngô Văn Trí (Phòng Công nghệ và Quản lý môi trường, Viện Sinh học Nhiệt đới TP.HCM, thuộc Viện Khoa học Việt Nam) với GS Aaron M. Bauer, Jesse .L. Grismer, Trường ĐH Villanova, bang Pennsylvania, Hoa Kỳ và GS L.Lee Grismer, Trường ĐH La Sierra, California, Hoa Kỳ.

Trao đổi với phóng viên VietNamNet, ông Ngô Văn Trí cho biết, việc tìm ra các loài thằn lằn chân ngón Tà Kóu, thằn lằn chân ngón Huỳnh và loài rắn lục mới Hòn Sơn một lần nữa cho thấy tài nguyên các loài động vật ở Việt Nam không những đa dạng về mặt chủng loại mà còn rất giàu về nhân tố đặc hữu. Khám phá này đã và đang góp phần quan trọng đối với công tác kiểm kê và đánh giá đa dạng các loài động vật rừng ở nước ta. Trong đó, các loài động vật đặc hữu là một trong những ưu tiên cao cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học.

Đối với giới khoa học trong nước, đây là một phát hiện rất đáng chú ý, nó có ý nghĩa lớn trong việc thống kê nguồn tài nguyên thiên nhiên và công tác bảo tồn động vật đặc hữu, bởi đây là những loài đặc hữu hẹp (chỉ phân bố ở một vùng địa lý hẹp) duy nhất chỉ có ở Việt Nam.

Còn đối với giới khoa học thế giới, việc khám phá ra hai loài thằn lằn chân ngón và rắn lục Hòn Sơn là một trong những đóng góp mang ý nghĩa quan trọng, làm “giấy khai sinh” cho những "công dân" mới trên hành tinh xanh của chúng ta, nhất là trong bối cảnh khí hậu toàn cầu biến đổi mạnh như hiện nay.

Mai Loan


từ
http://www.tin247.com/phat_hien_than_lan%2C_ran_luc_chi_co_o_viet_nam-12-52385.html

zodiac
28-09-2009, 15:25
65049
Ếch có răng bắt cả chim để ăn. Ảnh: AP.

Ếch có răng là một trong những động vật đáng chú ý nhất. Loài ếch này – được đặt tên là Limnonectes megastomias – thường rình mồi dọc theo các dòng suối. Chúng ăn cả chim và côn trùng. Các nhà khoa học tin rằng chúng dùng răng để đánh nhau với các con khác.

Một trong những loài khác thường nữa là tắc kè đốm (Goniurosaurus catbaensis) trên đảo Cát Bà, Việt Nam. Chúng có cặp mắt lớn, màu cam pha nâu giống như mắt mèo và những đốm trên cơ thể giống như loài báo.

Theo AP, nhóm nghiên cứu còn phát hiện dơi mũi ống ở vùng đông nam Việt Nam, chim hét cao cẳng Nonggang (thích đi hơn bay) trong rừng nhiệt đới ở biên giới Việt – Trung.

Minh Long

từ
http://vnexpress.net/GL/Khoa-hoc/2009/09/3BA13E2B/

hat_de
28-09-2009, 16:32
Ếch có răng bắt cả chim để ăn. Ảnh: AP.

vụ này mới à nghen ... tui từng thấy trên TV loại nhện vồ chim chứ ếch thì hum nay mới biết ... hy vọng sớm có ảnh minh hoạ :D

Đinh Đức Tâm
29-09-2009, 07:58
65049
Ếch có răng bắt cả chim để ăn. Ảnh: AP.

Ếch có răng là một trong những động vật đáng chú ý nhất. Loài ếch này – được đặt tên là Limnonectes megastomias – thường rình mồi dọc theo các dòng suối. Chúng ăn cả chim và côn trùng. Các nhà khoa học tin rằng chúng dùng răng để đánh nhau với các con khác.

Một trong những loài khác thường nữa là tắc kè đốm (Goniurosaurus catbaensis) trên đảo Cát Bà, Việt Nam. Chúng có cặp mắt lớn, màu cam pha nâu giống như mắt mèo và những đốm trên cơ thể giống như loài báo.

Theo AP, nhóm nghiên cứu còn phát hiện dơi mũi ống ở vùng đông nam Việt Nam, chim hét cao cẳng Nonggang (thích đi hơn bay) trong rừng nhiệt đới ở biên giới Việt – Trung.

Minh Long

từ
http://vnexpress.net/GL/Khoa-hoc/2009/09/3BA13E2B/

Zo xác thực lại cái con này hộ anh với nhé
anh ko nhầm là còn này được tìm thấy ở Thái Lan chứ ko phải ở Việt Nam mình.
Con này ở Thái Lan được tìm thấy chung đợt với 160 loài mới ở Việt Nam của wwf làm việc tại Đông Nam Á
em kiểm tra lại giúp anh đ1ung ko nhé,
hihi

Đinh Đức Tâm
29-09-2009, 08:45
PHÁT HIỆN MỘT LOÀI ẾCH CÂY SẦN MỚI Ở FANCIPAN, LÀO CAI, VIỆT NAM

65101

Ếch bám đá hoa Odorrana geminata
65102
Ếch cây sần đỏ Theloderma lateriticum
Các nhà khoa học Mỹ và Việt Nam vừa phát hiện một loài ếch cây sần mới cho khoa học ở vùng núi cao Hoàng Liên thuộc tỉnh Lào Cai. Loài mới có tên là Ếch cây sần đỏ Theloderma lateriticum Bain, Nguyen & Doan 2009 với tên loài có nguồn gốc là từ La-tinh “lateriticum” nghĩa là “đỏ gạch”. Loài ếch mới này được thu thập vào năm 2004 trong chương trình phối hợp nghiên cứu khoa học giữa Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Hoa Kỳ và Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. Ếch cây sần đỏ có kích cỡ nhỏ với chiều dài thân chỉ đạt 23,5 mm, màng nhĩ rất rõ, màng bơi ở chân và tay tiêu giảm, da lưng có những nốt sần nhỏ và nổi bật với màu đỏ gạch, cá thể đực không có túi kêu. Mẫu chuẩn được thu thập trong hốc tre có nước trong rừng thường xanh ở độ cao khoảng 1300-1400 m so với mực nước biển. Đây cũng là loài ếch mới thứ hai được phát hiện ở Việt Nam trong năm nay sau mô tả loài mới Ếch bám đá hoa Odorrana geminata Bain, Stuart, Nguyen, Che & Rao, 2009 ở Hà Giang và Cao Bằng
Nguon: sinh vat rung Viet Nam

Đinh Đức Tâm
30-09-2009, 08:15
Mới lập ra cái topic này mà sao thấy Việt Nam mình mới tìm ra nhiều loại động vật mới, quý thế này ta
Phát hiện loài rắn mới ở Việt Nam

Các nhà khoa học Nga và Việt Nam vừa công bố loài rắn mới phát hiện ở khu vực rừng Lộc Bắc (Lâm Đồng) có tên Coluberoelaps. Loài này giống nhóm rắn nước là không có nanh, nọc độc và có 14 răng hàm trên.

Do đặc điểm hình thái của giống rắn này giống cả hai nhóm rắn nước và rắn hổ nên tên giống được hình thành từ tên latin của hai nhóm trên: rắn nước (Coluber) và rắn hổ (Elaps). Giống mới Coluberoelaps giống nhóm rắn hổ ở chỗ đầu rất nhỏ, ngắn; mắt rất nhỏ, con ngươi tròn; không có vảy má nhưng nó cũng giống nhóm rắn nước ở chỗ không có nanh và không có tuyến nọc độc, có 14 răng hàm trên.

65191
Rắn nguyễn văn sáng Coluberoelaps nguyenvansangi. Ảnh: Nikolai Orlov.

Còn tên loài được đặt theo tên của Tiến sĩ Nguyễn Văn Sáng (Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật), người thu được mẫu chuẩn, đồng thời để ghi nhận những đóng góp to lớn của ông trong nghiên cứu về bò sát và ếch nhái ở Việt Nam. Tên Việt Nam của loài này là Rắn nguyễn văn sáng, tên khoa học là Coluberoelaps nguyenvansangi Orlov, Kharin, Ananjeva, Nguyen & Nguyen, 2009.

Đặc điểm nhận dạng chính là dài thân 393 mm, dài đuôi 107 mm; không có nanh và không có tuyến nọc độc; 14 răng hàm trên; vảy thân nhẵn, 15 hàng vảy quanh giữa thân; 267 vảy bụng, 81 đôi vảy dưới đuôi; giữa thân có vệt màu nâu sẫm, hai bên dải màu nâu vàng, sườn màu nâu sẫm, bụng màu trắng đục.

Mẫu chuẩn của loài này được thu thập trong chuyến khảo sát về đa dạng sinh học tại Lâm Đồng vào năm 2003 do tổ chức WWF Đông Dương tài trợ.

Nguyễn Quang Trương (nguồn VNexpress.net)

ke vo danh
30-09-2009, 15:26
Trong những thập niên sau này, sự hợp tác giữa WWF và Phòng Công nghệ & Quản lý môi trường, Viện Sinh học Nhiệt đới TP.HCM, thuộc Viện Khoa học Việt Nam. Cũng như Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật...đã có những kết quả nghiên cứu hữu ích và rất tốt đẹp.

Những cơ quan có thẩm quyền được nêu trên của Việt Nam, không phải là không có những cố gắng đáng kể. Nhưng những trao đổi thông tin và tường trình nghiên cứu trước thế giới hầu như đã quá hạn hẹp. Bởi vậy, có thể có rất nhiều kết quả sau khi quan sát, tìm kiếm và nghiên cứu của các chuyên gia Việt Nam đã không được thế giới biết tới để công nhận. Từ đó, những quốc gia lân cận chỉ chờ chực cơ hội tốt là sẽ...cả vú lấp miệng em, dành ngay lấy những công trình khai thác và khám phá của Việt Nam, để mang về gắn lấy nhãn của họ!

Nhưng từ khi có sự hợp tác thành công với thế giới (ở đây là WWF), chúng ta đã không còn lo ngại về điều thất thoát "bản quyền". Tất cả những khám phá thực - động vật tại Việt Nam sẽ lập tức được chú ý và lên danh sách rõ ràng. Những tờ khai gia đình này sẽ là những bằng chứng cụ thể nhất mà không một quốc gia nào khác dám muối mặt để ăn chặn! Tới đây, không thể không nhớ tới bản tin của WWF Stamp vừa nhắc tới ở topic Saola, khi cho biết rằng Lào đã từng có lúc muốn...dành lấy Saola là thú rừng quý hiếm của quốc gia họ! Đây là điều không tưởng và không thể được thế giới công nhận được. Và điều này cho thấy rõ, nếu những tin tức khám phá trên chỉ dành cho người Việt Nam và chỉ đăng trên báo chí Việt Nam thì chắc chắn là giờ đây Saola đã có nguồn gốc từ...Lào (hoặc từ xứ lạ nào đó chăng?)!!!

Song song đó, nhiệm vụ của người Việt Nam là bảo tồn những loại thực - động vật hoang dã, quý hiếm. Nên có những thông tin liên tục để cảnh tỉnh tới dân chúng, nên có trách nhiệm tránh những hành động đáng tiếc để gây ra sự tuyệt chủng tới chúng.

Tại đây, những khi có dịp, tôi sẽ trích đăng lại những thông tin khám phá mới về thực - động vật, duy nhất tại Việt Nam mà thôi (dù luôn có những khám phá không nhỏ thường xuyên trên thế giới).

kvd.

ke vo danh
30-09-2009, 16:11
Trong thời gian từ 2005 tới 2007, với sự hổ trợ của WWF, Việt Nam đã khám phá được nhiều loại thực -động vật mới. Có thể nói một cách không khiêm tốn rằng, đây là điều đáng mừng không những cho riêng Việt Nam mà còn cho cả thế giới.

Nhưng trong những niềm vui này, luôn kèm theo sự lo âu trước những hiểm họa, vì sự vô trách nhiệm, thiếu giáo dục kèm theo một cuộc sống còn khó khăn, cũng như nhu cầu tìm kiếm của nhiều kẻ bất nhân tại ngay Việt Nam và trên thế giới...Khiến những loài này càng bị đe dọa hơn bao giờ hết!

Trong những năm đã nhắc tới ở trên, Việt Nam đã tìm thêm ra được một loại rắn mới, năm loại lan rừng chưa có trên danh mục, hai loại bướm và ba loại thảo mộc.

* Rắn này dài khoảng 78cm, có một vạch trắng chạy thẳng từ mép ra sau như một bộ râu. Chuyên bắt cóc nhái để sinh sống.

http://img8.imageshack.us/img8/4307/ranz.png

* Một trong hai loại bướm đêm đã có từ Việt Nam (thuộc họ genus Zela) được khám phá trong năm 2005-2007. Trước đó vào thập niên 1990, cũng có nhiều loại bướm này được tìm ra tại những vùng đồi núi tại quốc gia này:

http://img8.imageshack.us/img8/6950/buomt.jpg

* Trong hai năm 2005-2006, WWF hợp tác với chuyên gia Việt Nam đã vô cùng thích thú khi tìm ra được 5 loại lan rừng. Đây là loại địa lan có hoa, nhưng hoàn toàn không lá. Mọc thẳng trên đất, chứ không bám vào cây rừng hoặc trên đá như những loại lan khác cùng họ:

http://img17.imageshack.us/img17/2585/lanr.jpg

* Dưới đây là lan trong gia đình Saccolabiopsis viridiflora, nhưng là loại duy nhất chưa hề được gặp trên thế giới. Tìm thấy tại Việt Nam, thời gian 2005-2006. Lan có hoa nở to, không hương.

http://img96.imageshack.us/img96/3018/lan2.jpg

* Anoectochilus annamenis cũng là một trong năm loại lan hiếm, được khám phá trên một triền núi Việt Nam:

http://img10.imageshack.us/img10/7435/lan3.jpg

* Aspidistra nicolai, đã được các nhà thực vật học đặt tên là vậy, để tưởng nhớ tới những công trình của Nicolai Arnautov, khi ông đã thành công cho việc gây giống loại Aspidistra này.

Cây dưới đây đã được khám phá ra tại một vùng đồi núi của Việt Nam:

http://img18.imageshack.us/img18/2796/lan4v.jpg

Tôi dám chắc rằng, trong thời gian sắp tới, WWF tại Việt Nam sẽ công bố thêm rất nhiều khám phá thú vị khác trên đất nước này.

Việt Nam đáng yêu quá, phải không các bạn?

ke vo danh
07-10-2009, 16:29
Trong khi chờ tin về những loại vật mới được khám phá ra thêm tại Việt Nam, chi bằng...ôn cổ tri tân. Nhỉ? Chúng ta cùng nhớ lại những gì mà môi trường thiên nhiên ở Việt Nam đã và đang cống hiến cho nhân loại nhiều khám phá bổ ích và thú vị.

Dưới đây là giống gà lôi màu lam có lông trắng, đã được tìm ra lần đầu tiên vào năm 1964. Và tới năm 1975, mới có được tên riêng là: Lophura hatinhensis (hoặc Vietnamese Pheasant). Gà sinh sống tại Hà Tĩnh và Quảng Bình, trong các vùng tre nứa. Sau đó, sở thú Hà Nội đã thành công để cho gà này sinh trưởng trong môi trường nhân tạo. Bây giờ, không biết gà lôi Việt Nam vẫn còn là một trong những động vật nằm trong sách đỏ hay không?

http://img32.imageshack.us/img32/4594/vietpheasantmale.jpg
(Gà lôi Việt Nam / Đực)

http://img39.imageshack.us/img39/6695/vietnamesepheasantfemal.jpg
(Gà lôi Việt Nam / Mái)

Đinh Đức Tâm
31-10-2009, 15:17
PHÁT HIỆN MỘT LOÀI BÒ SÁT MỚI Ở KHU VỰC NUÍ CHỨA CHAN XUÂN LỘC, ĐỒNG NAI
Sinh vật rừng Việt Nam website
Các nhà khoa học Đức, Mỹ và Việt Nam vừa công bố thêm một loài tắc kè mới ở Đồng Nai. Loài tắc kè mới được phát hiện ở vùng núi Chứa Chan, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, với tên khoa học là Gekko russelltrainii NGO, M. BAUER, WOOD JR, L. GRISMER. Mẫu chuẩn của loài này chỉ thu được duy nhất ở vùng núi này do vậy đây có thể là loài đặc hữu ờ Việt Nam. Mô tả chi tiết của loài được đăng tải trên Tạp chí Zootaxa, số 2238 năm 2009.
Là loài tắc kè có kích thước trung bình, dài khoảng 82,9mm. Loài tắc kè chứa chan Gekko russelltraini có thể phân biệt với các loài tắc kè khác cùng giống bởi những đặc điểm như: nốt sần trên lưng xếp thành 12-16 hàng với các nốt nhỏ, láng. 90-101 hàng vảy quanh giữa thân , 28-30 hàng vảy ngang bụng, giữa các nếp da gấp bên. Ở con đực có 8-11 lỗ trước hậu môn xếp liền nhau, không có lỗ đùi. Ngón chân số 4 có 17-18 phiến mỏng. Mặt lưng có 5-7 đốt sống lưng giữa gáy và xương cùng và 4-7 cặp các vệt ngắn, đôi khi không đồng dạng, có màu trắng nằm ở hông giữa các chân.
69033

69034


Tắc kè nuí chứa chan Gekko russelltraini Ảnh: Phùng mỹ Trung

Đây là loài tắc kè mới đầu tiên được mô tả ơ Đồng Nai sau hơn 30 năm kể từ ngày thống nhất đất nước ở Đồng Nai vàđược nhà nghiên cứu bò sát Ngô Văn Trí – Viện sinh học nhiệt đới phát hiện. Đây là loài Tắc kè thứ 8 trong tổng số các loài Tắc kè ờ Việt Nam như: Gecko gecko,Gecko badenii, Gecko chinensis, Gecko japonicus, Gecko grossmanii …
Việc khám phá thêm một loài mới cho khoa học khu vực Chứa Chan đã khẳng định thêm giá trị đa dạng sinh học ở miền Nam Việt Nam và cung cấp thêm dẫn liệu khoa học để làm căn cứ đề xuất khu vực núi này cần được sự quan tâm bảo tồn hơn nữa của tỉnh Đồng Nai nói riêng và Việt Nam nói chung.

minhduc
11-12-2009, 19:46
PHÁT HIỆN MỘT LOÀI CÓC MÀY MỚI MIỀN TRUNG VIỆT NAM
Jodi Rowley, một nhà khoa học của Bảo tàng Ô-x-trây-li-a, Sydney (Ô-x-trây-li-a) và Cao Tiến Trung, một cán bộ nghiên cứu của Trường Đại học Sư phạm Vinh, Nghệ An (Việt Nam) vừa công bố một loài ếch mới cho khoa học. Loài ếch mới có tên là Cóc mày ap-li-bai Leptolalax applebyi Rowley & Cao, 2009 được phát hiện ở trong rừng thường xanh trên núi cao thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam.

Mô tả chi tiết cũng như tần số về tiếng kêu của loài cóc mày này được công bố trên Tạp chí Zootaxa, số 2198 năm 2009. Đặc điểm nhận dạng chính của loài gồm: dài thân của cá thể đực 19,6-20,8 mm, cá thể cái 21,7 mm; lưng màu nâu sẫm, da nhẵn, không có nốt sần; bụng màu nâu hồng với những vệt màu trắng; ngón tay không có màng bơi và riềm da; ngón chân có màng bơi ở sát phần gốc bàn chân, không có riềm da; đùi ngắn. Loài ếch này sinh sống ở các suối đá trong rừng thường xanh ở độ cao 1300-1400 m so với mực nước biển. Các tác giả của bài báo trên cũng dự đoán có khả năng vùng phân bố của loài này là vùng rừng trên núi cao thuộc dãy Ngọc Linh (tỉnh Kontum) và Tây nam Lào. Như vậy, chỉ tính riêng trong năm 2009, đã có 3 loài ếch nhái và 5 loài bò sát mới cho khoa học được phát hiện ở Việt Nam.




http://www.vncreatures.net/forumpic/L_tuberosus.jpg


Cóc mày sần Leptolalax tuberosus




http://www.vncreatures.net/forumpic/L_sungi.jpg

Cóc mày sung - Leptolalax sungi