PDA

View Full Version : Bưu cục Việt Nam thời Pháp thuộc


ke vo danh
04-10-2009, 20:13
http://img202.imageshack.us/img202/9748/100posteindochine.jpg

Trong cuốn "L' Indochine Moderne" (Đông Dương tân thời) của Teston & Percheron năm 1930, đã cho biết nhiều chi tiết và hình ảnh thú vị về Việt Nam, khi còn là một trong những thuộc địa của Pháp.

Nếu tem được phát hành, nhưng không có một hệ thống phân phối từ người gửi tới người nhận thì như không (cũng như ngược lại). Để có thể chuyển thư từ, công văn, bưu kiện...Người xưa đã có những bác phát thư, thường gọi là "Phu trạm", cỡi ngựa rong ruổi từ trạm thư này tới trạm thư khác để thực hiện một trách nhiệm được giao phó, mà tôi co' thể ví von rằng, đó là một sứ mạng cao cả!

Khi Pháp có mặt tại Việt Nam, họ đã có những cải tổ đáng kể cho ngành bưu chính ở nước ta. Mục đích duy nhất là áp dụng những phương tiện di chuyển, từ thô sơ tới hiện đại, khiến những trao đổi thông tin được thực hiện một cách an toàn và mau chóng.

Tuy nhiên, tại thượng du Bắc Việt và Lào, Pháp vẫn còn phải duy trì một phương tiện đáp ứng cho những vùng đất này. Đó là...voi và những phu trạm khuân vác, kể cả xe ba bánh khi cần trèo đèo lội suối, băng rừng.

Phân phối bưu chính tại Lào và cao nguyên Bắc phần:

http://img17.imageshack.us/img17/8693/pttelepehant.jpg http://img401.imageshack.us/img401/6941/portageptt.jpg

http://img10.imageshack.us/img10/7908/pttv.jpg

Tại những thành phố chính từ Bắc vào Nam, hệ thống chuyển thư từ bằng xe hơi đã được tích cực phổ biến rộng rãi và nhất là: mau lẹ. Tại Việt Nam khi đó, Pháp đã cho thiết lập tới 56 tuyết đường cho xe hơi. Tới mức khi cần chuyển thư từ Saigon tới các thành phố chính, thời gian đã không quá hơn một ngày!

Hình dưới đây là một chiếc xe của bưu cục Đông Dương, trước nhà thờ Đức Bà Saigon sửa soạn lăn bánh giao thu tới Nam Vang:

http://img401.imageshack.us/img401/3703/carpostalpourphonpenh.jpg

Riêng thư từ gửi đi từ Pháp tới Đông Dương, họ đã có một đường hàng không riêng do công ty Air Orient đảm nhiệm (với chuyến bay vào mỗi ngày thứ năm, tại Marseille vào lúc 06:15). Và cứ cách một lần, thì có hãng hàng không KLM của Hoà Lan thế chỗ, cho những trạm ghé tại Bagdad và Bangkok. Những hành trình này kéo dài khoảng 11 ngày (thời gian hiện nay, khi chuyển thư bằng đường hoả xa hoặc tầu biển).

Hình của hàng không bưu chính tại Việt Nam thời Pháp thuộc:

http://img97.imageshack.us/img97/8641/laposteaerienne.jpg

ke vo danh
04-10-2009, 20:38
Để thỏa mãn một trong những nhu cầu chính đáng của binh sĩ trong thời chiến. Từ thế chiến thứ II, quân nhân Pháp đã được miễn mua tem khi cần gửi thư từ những miền đất xa xôi, về gia đình. Khi qua tới Việt Nam, chế độ ưu đãi này được tiếp tục xử dụng, với một nghị quyết được điều chỉnh lại vào ngày 25.02.1946.

Kể từ ngày 15.05.1947, trọng lượng tối đa cho những thư từ gửi bằng đường hàng không là: 10gr, từ Đông Dương về Pháp. Còn từ Pháp gửi đi, sẽ không quá...7gr! Nhưng sau đó, có thể là bị chỉ trích quá, nên nghị quyết lạ được thay đổi, cho phép có trong lượng đều là 20gr, từ Đông Dương về Pháp (cũng như ngược lại). Ngoài ra, nếu có những thư tín nào nặng hơn mức ấn định, thì cũng được đi. Nhưng sẽ bằng...đường biển!

Để phân biệt được những thư từ có quy chế đặc biệt này, có thể phân biệt chúng như sau: Luôn luôn có hai dấu đóng.

1. Dấu "Poste Navale", với ngày tháng.

2. Dấu của một bưu cục phân phối thư tín (thí dụ: Chiến hạm Arromanche; Chiến hạm Dixmude; Tầu Duguay Trouin...), với ngày tháng.

http://img96.imageshack.us/img96/4227/indo1.jpg

http://img96.imageshack.us/img96/3161/indo3.jpg

ke vo danh
04-10-2009, 21:03
Đông Dương khi đó, dĩ nhiên là đã có những con tem riêng để xử dụng trong việc trao đổi thư tín trong dân sự. Tuy nhiên, trong các cơ quan chính phủ và quân đội, Pháp chỉ dùng duy nhất những con tem phát hành từ Pháp mà thôi!

http://img43.imageshack.us/img43/4453/10806985.png
(Thư bảo đảm trong quân đội Pháp, được gửi từ Vĩnh Long ra Saigon. Có cả thẩy 3 dấu đóng tròn: POSTE AUX ARMEES N°402B 18-2-1953; VINH LONG VIET-NAM 19-2-1953; SAIGON RP *VIET-NAM* 20-2-1953)

http://img25.imageshack.us/img25/9189/45452566.png
(Thư gửi từ Nam Định ra Saigon, có 02 tem: 10 c Auguste Pavie Indochine 1944 mầu xanh; 5 c La Grandière Indochine 1943-45 mầu nâu. Thêm dấu tròn của bưu cục địa phương: NAM-DINH TONKIN 24-10-45. Một điểm cần lưu ý: Hai hàng chữ đỏ phía trên đã được kèm theo, có nghĩa là: "Đả đảo bọn áp bức dân" (Chợ Lớn, tháng 09.1945). Chiếu theo dấu đóng, hàng chữ đỏ đã được đóng vào bì trước khi được gửi ở bưu điện)

http://img190.imageshack.us/img190/9216/222pt.png
(Phong bì này đã gửi từ Hà Nội qua Paris. Có 03 tem: 4 c Auguste Pavie Indochine mầu vàng; 10 c Amiral Garnier Indochine mầu xanh; 1 c Philippe PETAIN Indochine mầu xám. Ngoài ra còn có dấu in chồng trên tem như sau: VIET-NAM DAN-CHU CONG-HOA-BUU-CHINH. Dấu tròn: HANOI CHANH-THAU-CUC BUU-TIN 24-4-46)

wwf_stamp
05-10-2009, 18:46
Trong cuốn "L' Indochine Moderne" (Đông Dương tân thời) của Teston & Percheron năm 1930, đã cho biết nhiều chi tiết và hình ảnh thú vị về Việt Nam, khi còn là một trong những thuộc địa của Pháp.


Bạn có quyển L'Indochine Moderne đó không ?? Có thể nào có bản copy/ hoặc đĩa không ?? Cuốn Kỹ thuật của người Annam đã mới tái bản và có đĩa CD rồi đó

ke vo danh
05-10-2009, 19:33
http://img197.imageshack.us/img197/8680/titreq.jpg

Bạn có quyển L'Indochine Moderne đó không ??

Cuốn này, thực sự kvd chưa có. Ngay cả khi tìm kiếm ở Amazone.com thì họ cũng không còn. Ngoài ra, tại một website khác có rao bán, nhưng giá ngất ngưởng (gần 300 euros)! Đành tạm để chờ đó vậy.

Với topic này, kvd đã sưu tầm từ internet. Đồng thời, nhân dịp này cũng muốn gửi vào đây một bài viết về án phẩm này, đã được đăng tại "Diễn đàn Sông Hương". => Nguồn. (http://diendan.songhuong.com.vn/showthread.php?t=170):

"Trong bản tin này người viết xin đề cập tới tác phẩm nhan đề là “ĐÔNG DƯƠNG HIỆN ĐẠI” (INDOCHINE MODERNE) của hai đồng tác giả Eugène TESTON và Maurice PERCHERON. Maurice PERCHERON là một kỹ sư, đồng thời cũng là một Tiến sĩ Vật Lý, làm việc nghiên cứu cho Cơ Quan Quốc Gia Pháp về Khí Đốt lỏng, còn Eugène TESTON thì là người phụ trách Sở Tuyên Truyền của Pháp ở Hà Nội.

Mùa Thu năm 1931, do sáng kiến và sự cổ vũ nồng nhiệt của Thống Chế Lyautey, tại thành phố Vincennes, một thành phố nằm ở phía Đông thủ đô Paris, một cuộc triển lãm Quốc Tế về Thuộc Địa đã được tổ chức trong gần nửa năm và được coi là một câu chuyện thần tiên quảng bá các cố gắng, các công lao và thành tựu đã được thực hiện bởi người Pháp ở các thuộc địa. Cuốn “Indochine moderne” ra đời vào đúng thời điểm này và được coi như là một thứ bách khoa tự điển thông dụng về Đông Dương sẽ phần nào lưu truyền cho hậu thế những điều kỳ diệu đã diễn ra trong cuộc triển lãm ở Vincennes năm 1931.

Cuốn “Indochine moderne” đã được xuất bản năm 1931, khổ 22 x 27cm, dày 1028 trang và chứa đựng 1005 tranh và hình chụp minh họa. Bìa cuốn sách là bìa cứng màu đỏ và ở hai bên tựa sách là hình hai con rồng được in nổi cực đẹp. Sách được xuất bản với sự cộng tác của Công Ty Thương Mại và Tài Chánh Pháp và dưới sự bảo trợ của Phủ Toàn Quyền Đông Dương, Phòng Thương Mại Pháp, Câu lạc Bộ Du Lịch Pháp quốc và Sở Du lịch Đông Dương.

Cuốn “Indochine moderne” này được coi là một thứ Bách Khoa Tự Điển Thông Dụng về Đông Dương và được chia làm 4 phần:

Phần I có tựa đề là ĐÔNG DƯƠNG ĐÃ ĐƯỢC TỔ CHỨC (L’Indochine organisée) và được chia làm 4 chương. Chương I nói về lịch sử Việt Nam, Miên, Lào. Chương II nói về tổ chức hành chánh cũng ở cả ba nước. Chương III nói về Xã Hội Đông Dương bao gồm đủ mọi lãnh vực như: Lao Động, Giáo Dục, Thể Thao, Vệ Sinh, các Tổ Chức Truyền Giáo, các Tổ Chức Tương Trợ vv... Chương IV nói về Tổ Chức Quân Sự ở Đông Dương.

Phần II có tựa đề là ĐÔNG DƯƠNG GỢI CẢM (Indochine pittoresque) gồm có ba chương V, VI, VII. Chương V nói về Địa Dư, Thủy đạo, Thời tiết, Sắc Dân, Ngôn Ngữ Học, các Tôn Giáo, các Phong Tục vv... ở cả ba nước. Chương VI nói về Du Lịch. Chương VII bàn về Săn Bắn và Ngư Nghiệp.

Phần III có tựa đề là ĐÔNG DƯƠNG NGHỆ THUẬT VÀ THỦ CÔNG NGHỆ gồm hai chương VIII và IX. Chương VIII nói về Nghệ Thuật, Kịch Nghệ, Văn Chương và Hội Họa. Chương IX nói về Thủ Công Nghệ gồm Thủ Công Nghệ của dân bản xứ ở cả ba nước, các trường mỹ nghệ và mỹ thuật vv...
Phần IV mang tựa đề ĐÔNG DƯƠNG KINH TẾ gồm chương X, XI, XII và XIII. Chương X nói về Thương Nghiệp và Hàng Hải. Chương XI dành riêng cho ngành Tuyên Truyền. Chương XII nói về Nông thôn, gồm Nông nghiệp, Chăn nuôi và Trồng rừng. Và sau chót chương XIII nói về Công Nghệ gồm Nông Nghiệp, Trồng Rừng, Hầm Mỏ và Công Chánh.

Mặc dầu cuốn “Indochine moderne” này được coi như là một thứ tự điển bách khoa thường dùng, NHƯNG THỰC TẾ TẤT CẢ MỌI VẤN ĐỀ ĐƯỢC TRÌNH BÀY ĐỀU RẤT ĐƠN GIẢN VÀ CHỈ GỒM PHẦN LỚN LÀ NHỮNG NÉT CHÍNH, KHÔNG ĐI VÀO CHI TIẾT VÀ KHÔNG MANG TÍNH CHẤT NGHIÊN CỨU. Do đó, nếu dùng để xem hình ảnh (mà hình ảnh thì phần lớn là đen trắng chỉ lác đác có một hai phụ bản màu) thì được, để làm một cuộc rong chơi kiểu “cưỡi ngựa xem hoa” thì được, và đặc biệt là nếu ai thích các tranh vẽ bằng bút sắt thì có thể hài lòng về một số tranh bút sắt rất đẹp. Tuy nhiên sách này không thể coi là một TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU vì nó không CÓ GIÁ TRỊ NGHIÊN CỨU mà chỉ có GIÁ TRỊ GIỚI THIỆU kiểu các sách hướng dẫn du lịch mà ta đang có rất nhiều ngày nay. Về các sự kiện văn học, lịch sử thì cũng tương đối là nhiều, tuy nhiên cần phải so sánh lại với các tài liệu khác để có thể biết rõ về ĐỘ CHÍNH XÁC của các tài liệu cuốn sách này chứa đựng.

Và, theo người viết, để kết luận ta có thể nói đây là một cuốn sách “Indochine” không quá quan trọng như nhiều người nghĩ và đặt ra cho nó một giá tiền “trên trời dưới biển”. Hơn nữa, với một người Việt yêu nước, thì những hình ảnh trong sách cũng chẳng gợi lại cho người đọc những kỷ niệm vui gì khi nó tượng trưng cho một thời kỳ mà cha ông chúng ta đã phải sống kiếp của những con người bị “đô hộ”..."

******

Còn cuốn: "Kỹ thuật của người Annam". Không biết có phải là: "Les Arts Décoratifs au Tonkin" của Marcel Bernanose hay không? Cuốn này thì kvd may mắn có được. Vì nếu đúng, thì đây là một ấn phẩm có chủ đề rất hay, chi tiết cùng những nhận xét khách quan đứng đắn và bác học của tác giả. Đây cũng là tác phẩm xưa mà cụ Vương Hồng Sển đã từng nhắc tới.

Poetry
05-10-2009, 19:56
Mùa Thu năm 1931, do sáng kiến và sự cổ vũ nồng nhiệt của Thống Chế Lyautey, tại thành phố Vincennes, một thành phố nằm ở phía Đông thủ đô Paris, một cuộc triển lãm Quốc Tế về Thuộc Địa đã được tổ chức trong gần nửa năm và được coi là một câu chuyện thần tiên quảng bá các cố gắng, các công lao và thành tựu đã được thực hiện bởi người Pháp ở các thuộc địa. Cuốn “Indochine moderne” ra đời vào đúng thời điểm này và được coi như là một thứ bách khoa tự điển thông dụng về Đông Dương sẽ phần nào lưu truyền cho hậu thế những điều kỳ diệu đã diễn ra trong cuộc triển lãm ở Vincennes năm 1931.

Đọc đoạn thông tin trên, Poetry nhận thấy có lẽ nó liên quan đến con tem của Pháp ra năm 1931 dưới đây.

http://www.vietstamp.net/forum/attachment.php?attachmentid=24182&d=1230000714

Nhưng trên tem ghi là "Paris - 1931". Như vậy là có 2 cuộc triển lãm Quốc Tế về Thuộc Địa trong năm 1931 ở Pháp chăng? Mong anh KVD giúp thêm Poetry vài thông tin hữu ích. Xin cảm ơn anh. :D

ke vo danh
05-10-2009, 20:35
Con tem của Poetry giới thiệu, đẹp lắm! =D>

Năm 1931, chỉ có một cuộc triển lãm này thôi, Poetry ạ! Mình cũng không biết tại sao Pháp lại thêm vào chữ Internationale để làm gì nữa :> . Có thể là tại muốn...nổ đấy mà :D . Nhưng phải nói là vào giai đoạn đó, Pháp đã là một trong những...đế quốc gian ác :D , thu gọn trong tay rất nhiều quyền lực và áp đặt vô số thuộc địa.

Cuộc triển lãm chuyên đề về "Thuộc Địa" này có mặt là dưới thời đệ III Cộng Hòa. Khi đó, mục đích của chính phủ Pháp bầy ra là để lấy tiếng vang, cũng như muốn được hậu thuẫn của mọi từng lớp dân chúng, cho chiêu bài xua quân đi chiếm thuộc địa của chính phủ đó mà! Những thuộc địa được đưa vào cuộc triển lãm này, ngoài Việt Nam (khi đó còn gọi là Đông Dương), còn có rất nhiều xứ Phi Châu, Madagasca, Bác Phi, Syrie và Liban! Ghê chưa?! :>

Trong thời gian từ tháng 5 tới tháng 11 / 1931 này, có cả thẩy gần 34 triệu khách thập phương ghé thăm. Và 12 ngàn gian hàng tham dự!

Dưới đây là vài tấm affiche quảng cáo cho dịp đó:

http://img10.imageshack.us/img10/1509/exp1931.jpg

http://img23.imageshack.us/img23/5671/aff131.jpg http://img10.imageshack.us/img10/297/aff231.jpg

Những căn nhà (phòng triển lãm) được dựng lên dựa theo kiến trúc của Đông Dương:

http://img18.imageshack.us/img18/4892/pann2.jpg http://img12.imageshack.us/img12/5431/pavcochin2.jpg

http://img36.imageshack.us/img36/6003/pavtonk1.jpg

******

Bạn Poetry đừng hỏi khó kvd này nữa nhé! :(( :(( :((

kimma
05-10-2009, 20:55
Bạn KVD có nhiều thông tin thật bổ ích!

Còn một số cuộc triển lãm nữa ở Pháp nhưng không phải năm 1931, thí dụ:


65950

http://belleindochine.free.fr/expoUniverselles.htm

Về cuộc triển lãm 1931:

http://belleindochine.free.fr/expo1931.htm

Poetry
05-10-2009, 21:00
Cảm ơn anh KVD nhiều lắm. Poetry sẽ không hỏi "khó" anh nữa đâu nhưng hỏi "dễ" thì sẽ hỏi dài dài. :D

ke vo danh
05-10-2009, 21:12
:D Cảm ơn bạn kimma đã nhắc nhở về thiếu sót này. Đúng vạy, trước khi có cuộc triển lãm rùm beng này tại Paris, Pháp đã từng có 3 cuộc triểm lãm khác, đó là vào những năm: 1906 (tại Marseille), 1907 (tại Paris) và 1922 (cũng tại Marseille). Cần chú ý thêm là hai lần trước, chỉ có tính cách quốc gia (Exposition nationale coloniale); năm 1931 mới rùm beng mà nâng lên tầm quốc tế (Exposition coloniale internationale) .

(Kệ, bây giờ ai muốn đi ngắm cảnh ở đâu thì ngắm nha, kvd tớ xin đi...thỏa mãn cái bao tử cái! Say sưa viết, bây giờ bụng đang réo ỏm tỏi nè :(( :(( :(( )

wwf_stamp
06-10-2009, 14:48
Còn cuốn: "Kỹ thuật của người Annam". Không biết có phải là: "Les Arts Décoratifs au Tonkin" của Marcel Bernanose hay không? Cuốn này thì kvd may mắn có được. Vì nếu đúng, thì đây là một ấn phẩm có chủ đề rất hay, chi tiết cùng những nhận xét khách quan đứng đắn và bác học của tác giả. Đây cũng là tác phẩm xưa mà cụ Vương Hồng Sển đã từng nhắc tới.

Không phải đâu, tác giả cuốn sách là 1 ông lính người Pháp Henry Ogier (học ngành Xã hội học), cuốn bản gốc có 1 Việt Kiều (cô Phượng giử) & Bảo tàng Pháp có giữ cuốn này (bên diễn đàn Sachhay.com có thảo luận về cuốn này và cách đường link để doawnload, nhưng tìm chưa ra, lúc trước có đọc nhưng vội chưa note lại đường kink này)

wwf_stamp
06-10-2009, 14:58
Và, theo người viết, để kết luận ta có thể nói đây là một cuốn sách “Indochine” không quá quan trọng như nhiều người nghĩ và đặt ra cho nó một giá tiền “trên trời dưới biển”. Hơn nữa, với một người Việt yêu nước, thì những hình ảnh trong sách cũng chẳng gợi lại cho người đọc những kỷ niệm vui gì khi nó tượng trưng cho một thời kỳ mà cha ông chúng ta đã phải sống kiếp của những con người bị “đô hộ”..."


Đọc bài bình phẩm cuốn Indochine Moderne của ông Vũ Anh Tuấn này viết, thấy sao mà thật lố bịch, nhất là đoạn cuối. Giá cuốn này như vậy không phải là "trên trời dưới biển " đâu, cái giá của nó phản ảnh giá trị thực của nó. Cuốn này bạn nào đi rảo 1 vòng các tiệm sách cũ và hỏi thì sẽ biết. Tui săn tìm cả mấy năm nay mà không thấy đâu (không biết bạn nào có người quen bên Pháp copy cuốn này được chăng ??)

ke vo danh
06-10-2009, 19:57
:) wwf_stamp bớt nóng cái. Ông thần Vũ Anh Tuấn này có công giới thiệu ấn phẩm này, nhưng trót hứng nên cố bình phẩm thêm vài lời, mà ngay chính kvd đọc xong, cũng thấy là ông ta cực đoan quá! Một nhận xét với tâm trạng còn hận thù vì một giai đoạn khi đất nước bị đô hộ bởi...giặc Pháp :D , khiến ông ấy đã quên đi một đức tính cần thiết cho một phê bình gia, là: trung tính!

Muốn nhận xét sao đó thì cứ việc, nhưng phải nói rằng, chính nhờ vào những tác phẩm như trên mà ngày nay, chúng ta đã có những cái nhìn khá rõ vào cuộc sống cũng như sinh hoạt của Việt Nam, thời Pháp thuộc. Có mặt xấu và mặt tốt (nhưng nếu so sánh Việt Nam dưới thời Bắc thuộc, chắc Vũ Anh Tuấn còn đau đớn hơn tới mức nào!!!). Và cũng nhờ vậy mà giá trị đích thực của một sự độc lập là cần thiết và vô giá.

Ấn phẩm này, hiện nay khá hiếm. Nhưng như kvd đã nói, vẫn có thể tìm ra. Riêng kvd, tại vì cũng không mấy thiết tha lắm khi đọc qua những mục lục của ấn phẩm đó, nên không có được trong tủ sách của mình. Nếu wwf_stamp muốn, cứ gửi cho kvd 300 euros thì sách sẽ được gửi tới tận nhà (không tính cước phí) :D :P )

Trong khi chờ đợi, wwf_stamp cứ vào những link dưới đây để nghiên cứu trước các mục lục của ấn phẩm đó nhé:

=> Phần Một: (http://belleindochine.free.fr/images/IndochineModerne/Sommaire1.JPG)

=> Phần Hai: (http://belleindochine.free.fr/images/IndochineModerne/Sommaire2.JPG)

=> Phần Ba: (http://belleindochine.free.fr/images/IndochineModerne/Sommaire3.JPG)

=> Phần Bốn: (http://belleindochine.free.fr/images/IndochineModerne/Sommaire4.JPG)

=> Phần Năm: (http://belleindochine.free.fr/images/IndochineModerne/Sommaire5.JPG)

=> Phần Sáu: (http://belleindochine.free.fr/images/IndochineModerne/Sommaire6.JPG)

=> Phần Bẩy: (http://belleindochine.free.fr/images/IndochineModerne/Sommaire7.JPG)

http://img96.imageshack.us/img96/5701/bacninh.jpg
(Chân dung Tổng chấn Bắc Ninh)

Cồ Việt
08-10-2009, 23:25
Lạc đề theo các bạn một chút. Người Pháp dựng hình Chùa Một Cột tại Marseilles, vậy mà không hiểu vì sao trước khi rút khỏi Hà Nội lại cho phá Chùa?

66332

VAPUTIN
04-03-2013, 11:32
SAÏGON - Le Grand Hall de la Poste

Đại sảnh của Bưu Điện Sài Gòn
Nữ thần tự do ngày nay không còn, chắc bị thủ tiêu vào năm 1945

http://farm6.staticflickr.com/5009/5220412602_8637f46871_o.jpg

VAPUTIN
05-03-2013, 13:51
Theo Ngô Văn. Viet Nam 1920-1945, révolution et contre-révolution sous la domination coloniale. - Paris : Nautilus Éditions, 2000. – 448p. (partie V : chapitre 21, 22):

Ngày 22/8/1945 tân Thị Trưởng SaiGon-ChợLớn Kha Vạn Cân cho đập phá các tượng đồng tượng trưng cho sự đô hộ của Pháp là tượng của Đức giám Mục Adran Pigneau de Béhaine trước Nhà Thờ Đức Bà, tượng của Francis Garnier trước Nhà Hát Lớn, và tượng của Rigault de Genouilly nhìn sông Saigon.

Tượng của Đức giám Mục Adran Pigneau de Béhaine và Hoàng Tử Cảnh


http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/5/52/Saigon_statue_Pigneau.jpg/380px-Saigon_statue_Pigneau.jpg (http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/5/52/Saigon_statue_Pigneau.jpg)


Vào năm 1903, trong khuôn viên vườn hoa trước nhà thờ lớn Sài gòn, người Pháp cho dựng tượng đồng Pigneau de Béhaine (còn gọi là Giám mục Adran vì Đức cha làm Giám mục với hiệu toà Adran) dẫn Hoàng tữ Cảnh (con vua Gia Long) với ý là ca ngợi công lao của nước Pháp "bảo hộ", "khai hóa" cho Việt Nam. Tượng đài này bao gồm một bệ bằng đá hoa cương đỏ hình trụ tròn và bên trên là bức tượng tạc hình đức cha Adran với phẩm phục Giám Mục, tay phải dẫn Hoàng tử Cảnh. Tượng làm bằng đồng, được đúc tại Pháp, giới bình dân thời đó thường gọi là tượng "Hai hình" để phân biệt với tượng "Một hình", là bức tượng của Đô đốc Hải quân Pháp Genouilly ở phía công trường Mê Linh (cuối đường Hai Bà Trưng, gần bờ sông Sài Gòn). Năm 1945, tượng này bị phá bỏ, nhưng cái bệ đài bằng đá hoa cương đỏ thì vẫn còn tồn tại ở đó mà không có bất cứ một bức tượng nào ở trên sau đó năm 1959 người ta dựng tượng Đức Mẹ lên trên bệ này.

http://www.chairborneranger.com/images/oldsaigon/oldsaigon15.jpg
Vì tượng này nằm phía trước Bưu Điện SG nên quần chúng kéo vào bưu điện đập luôn tượng "bà đầm xòe" chăng?

VAPUTIN
05-03-2013, 14:04
Ngày nay dấu tích bệ tượng vẫn còn trên có đặt một chậu cây kiểng như chiếc lá nho của bà Eva


http://farm3.staticflickr.com/2517/5827973730_087546eb66_b.jpg



Bên ngoài bưu điện như để trang điểm thêm cho nét cổ kính yêu kiều của kiến trúc Pháp thuộc người ta đặt những bức tượng đen thùi lùi, đẹp bá cháy...

http://farm6.staticflickr.com/5319/5827974818_0fb6a5570b_b.jpg

VAPUTIN
06-03-2013, 15:00
Bưu điện Sài gòn từng bị bọn khủng bố Al Queda đặt bom, hay là tượng thần bị nổ tung vào lúc đó?

http://farm9.staticflickr.com/8216/8442680889_4633fa41fa_b.jpg




1969 Press Photo - Saigon Post-Office Explosion - Vụ nổ tại Bưu điện Saigon

(8/5/1969) Tìm chỗ ẩn nấp trong vụ nổ tại Bưu điện Saigon. Những người dân Nam VN ngồi nấp sau hàng xe gắn máy trong lúc những người khác bỏ chạy khỏi lối vào còn bốc khói của Bưu điện trung tâm Saigon hôm nay sau khi hai quả bom chất nổ plastic phát nổ ở đó.

VAPUTIN
06-03-2013, 15:08
Xem mấy hình dưới đây hóa ra không phải

Theo AP, các quả bom được gói như những gói hàng để gửi đi đã phát nổ ở cuối sảnh của nhà bưu điện. Vụ nổ giết chết một đại úy quân đội Nam VN và 3 thường dân VN, và làm bị thương 21 thường dân Việt khác.

http://farm3.staticflickr.com/2172/1718071077_eb17ebaa22_b.jpg

Ảnh này cho thấy vụ nổ nằm ở khoảng giữa đại sảnh còn bức tượng thì không thấy đâu, chắc đã mất trước năm 1969 rồi

http://farm8.staticflickr.com/7047/6850661061_1fb88054ee_b.jpg

VAPUTIN
07-03-2013, 11:07
Một bưu ảnh xưa cho thấy bên trong bưu điện

http://static3.akpool.de/images/cards/65/656375.jpg

Bệ của tượng thần tự do là thùng thư có khe bỏ thư từ bốn phía. Không biết thư được lấy ra bằng cách nào vì không thấy các cửa có khóa bên dưới khe. Có thể thùng thư đó thông với tầng hầm bên dưới nên thư từ chạy tuốt xuống tầng hầm.

Thêm vài tấm bưu ảnh xưa


http://nguyentl.free.fr/autrefois/sud/saigon1/saigon_la_poste.jpg

http://www.dongcong.net/photogallery/VN-old-church/oc_clip_image007.jpg (http://www.flickr.com/photos/13476480%40N07/6553011563/)
SAIGON - LA PLACE DE LA CATHEDRALE & L´HOTEL DES POSTES . (http://www.flickriver.com/photos/13476480%40N07/6553011563/)
http://www.dongcong.net/photogallery/VN-old-church/oc_clip_image008.jpg (http://www.flickr.com/photos/13476480%40N07/6553011313/)

VAPUTIN
07-03-2013, 11:32
http://nguyentl.free.fr/autrefois/sud/saigon1/saigon_hotel_des_postes.jpg

http://nguyentl.free.fr/autrefois/sud/saigon1/saigon_cathedrale_la_poste.jpg

Ngày xưa Sài gòn vắng vẻ quá chứ không nhung nhúc như bây giờ

VAPUTIN
15-03-2013, 12:35
http://ktsdanang.vn/StoreData/PageData/707/dn%20xua%2026.jpg
Bưu điện Đà nẵng xưa