PDA

View Full Version : Theo "Động Vật Hoang Dã Quý Hiếm" tại Việt Nam.


ke vo danh
07-10-2009, 23:11
Trong "Danh mục thực vật, động vật hoang dã quý hiếm" (Số: 3399 /VPCP-NN), văn phòng chính phủ đã có ghi một số rất nhiều thực - động vật cần bảo vệ cũng như nghiêm cấm săn bắn. Dựa theo danh mục, tôi sẽ dần dần đưa vào topic mới này, một số hình ảnh và tin tức liên quan tới những thực - động vật tại Việt Nam đang có nguy cơ bị tuyệt chủng.

Thú rừng đầu tiên tôi đề cập tới là "Bò Tót" (Bos gaurus / còn gọi là con Min). Giải nghĩa dưới đây là của "Bách Khoa Toàn Thư". Hình được tìm thấy trên internet;

BÒ TÓT:

(Bos gaurus; tên địa phương: con min), bò rừng cỡ lớn, họ Bò (Bovidae). Lưng gồ cao. Lông màu đen, bốn vó trắng, mông không trắng. Thân dài 2,5 - 3 m, vai cao 1,7 - 1,78 m. Nặng 650 - 900 kg. Ở rừng, sống thành đàn từ 6 đến 20 con. Thường ăn đêm, ngày nghỉ và ngủ trong rừng. Ăn lá non, mầm tre non, cỏ non mới mọc ở nương rẫy cháy. Đêm đi kiếm muối ở vực nước. Có thai khoảng 270 ngày, đẻ mỗi năm một lứa, mỗi lứa một con. Có ở Nêpan, Ấn Độ, ở các nước Đông Nam Á. Ở Việt Nam, phân bố chủ yếu ở Tây Bắc và Tây Nguyên. So với bò rừng, BT dữ hơn, nguy hiểm cho người hơn. Bị bắn, bò rừng phân tán chạy trốn nhưng BT sẵn sàng tấn công kẻ thù. Là một trong những loài thú quý cần được bảo vệ.

http://img49.imageshack.us/img49/460/gaur5.jpg
(Bò Tót Việt Nam)

http://img96.imageshack.us/img96/2145/gaurcattien.jpg
(Một đàn Bò Tót đang được chăm sóc tại rừng Cát Tiên)

zodiac
07-10-2009, 23:24
Pò đây, trâu đây

66164

66165

66166

66167

66168

link đây :D

http://www.vietstamp.net/Product/1723/
http://www.vietstamp.net/Product/1837/
http://www.vietstamp.net/Product/1946/

ke vo danh
07-10-2009, 23:30
Tôi gửi lại đây một bài viết (được thu gọn) của Giáo sư Đặng Huy Hình, đăng cho nhạt báo Lao Động năm 2003, để lên tiếng báo động về nạn săn giết bò Tót tại Việt Nam. Nhất là sau khi có tin hai con bò Tót đã bị bắn tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Ea Sô (tại Đắc Lắc).

Giáo sư viết như sau:

"Giá trị lớn:

Giá trị khoa học và thực tiễn của quần thể bò rừng hoang dã đang có trên một số vùng rừng núi của chúng ta là vô cùng quý giá. Trước hết, chúng cung cấp nguồn protein có hàm lượng đạm cao. Chúng cũng cung cấp nguồn dược liệu trong y học phương Đông. Danh y Tuệ Tĩnh đã viết trong "Nam Dược thần hiệu": "Lê ngưu giác (sừng bò rừng) tinh hầu, không độc, giải nhiệt, chữa động kinh, trào huyết nóng...". Danh y Hải Thượng Lãn Ông ghi nhận trong Linh Nam bản thảo: "Lê ngưu giác mát lạnh, không độc, giải nhiệt, chữa hôn mê, hoảng hốt...". Các cặp sừng bò, sừng dê, sừng sao la cũng là mặt hàng có giá trị mỹ nghệ cao cấp...

Chỉ còn vài trăm cá thể:

Chính vì những giá trị đó mà quần thể các loài bò hoang dã ở nước ta từ lâu đã bị săn bắn nhiều, dẫn đến giảm sút tới mức báo động. Trước thập kỷ 80 của thế kỷ XX, số lượng bò tót, bò rừng ở nước ta có khoảng 4.000 - 5.000 cá thể. Thế mà hiện nay mỗi loài chỉ còn khoảng hai đến ba trăm cá thể. Số lượng quần thể đã ít lại bị phân bố cách ly nhau do môi trường sống bị xé lẻ, hạn chế nghiêm trọng đến việc phát triển số lượng trong đàn. Nhằm ngăn chặn tình trạng suy giảm số lượng bò hoang dã, năm 1996, các nhà khoa học VN đã dựa trên tiêu chí phân hạng của Tổ chức Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên quốc tế (IUCN) xếp hạng các loài bò hoang dã ở VN: Thuộc loại rất nguy cấp (critical endengered) có trâu rừng; 4 loài còn lại là bò tót, sao la, bò rừng, sơn dương thuộc loại nguy cấp (endengered). Còn loài bò xám thiếu tư liệu cũng nằm trong danh mục Đỏ (Red list) và sách đỏ VN (Red data book) năm 2002. Nếu chúng ta không sớm có biện pháp bảo vệ có hiệu quả những con bò cuối cùng này thì sẽ mất một nguồn gene vô cùng hiếm, mất đi các nguyên liệu di truyền rất quý, có thể lai tạo với các loài bò nuôi truyền thống tạo thành giống vật nuôi có khả năng chống chịu với điều kiện khí hậu nhiệt đới khắc nghiệt và có năng suất cao. Mỗi công dân và các tổ chức hãy thực hiện nghiêm túc các luật bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ rừng, cũng như các Nghị định 18/HĐBT và Nghị định 48/2002 của Chính phủ cấm săn bắn, bẫy bắt, buôn bán trái phép các loài động thực vật hoang dã, trong đó có các quần thể bò rừng. Những kẻ gây ra những vụ săn bắn bò rừng dã man như ở Ea Sô vừa qua cần phải nghiêm trị trước pháp luật".

Dưới đây là hình chụp, cho thấy một cán bộ kiểm lâm (!!!) sau khi bắn hạ bò Tót, đã cắt lấy đầu đem về như một chiến lợi phẩm. Ngay cả nhân viên, đúng ra là có bổn phận bảo vệ thú hiếm, thì lại ra tay giết hại một cách bình thường như thế này, thì sự việc canh gác kẻ gian sẽ còn vấp phải những khó khăn đáng kể! Hiện nay, tệ trạng này đã bớt nhiều rồi chăng? Nhất là GEF (Global Environment Facility) đã bỏ tiền ra để đào tạo cho nhiều nhân viên kiểm lâm, cũng như người lao động thường xuyên trong những khu rừng hoang dã.

http://img96.imageshack.us/img96/7374/wo1.gif

http://img49.imageshack.us/img49/8226/wo2.gif

ke vo danh
07-10-2009, 23:33
Cám ơn Zodiac về những con tem...Bò lẫn Trâu :D !!! Hihi, nhanh thật =D> !

ke vo danh
09-10-2009, 01:51
Trong "Sách Đỏ Việt Nam", có nói tới Kỳ Đà Hoa. Đây là một con vật trong nhóm bò sát, có vẩy mà một thời gian không lâu lắm, thường thấy có mặt tại những vùng đất ở Quảng Ninh, Ninh Bình, Kon Tum, Lâm Đồng...

Kỳ đà hoa có tên khoa học là Varanus salvator Laurenti, cũng sống tại nhiều quốc gia khác như Ấn Độ, Lào, Miên. Thái Lan thì có loại Varanus rudicollis, hoặc loại Varanus prasinus tại Indonesia, Úc. Riêng kỳ đà hoa Việt Nam đang có nguy cơ tuyệt chủng, nếu chúng ta không cảnh giác để bỏ đi những thói quen...gian ác như ăn thịt hoặc bắt ngâm rượu!!! Tầu cũng rất thường đặt mua những mặt hàng này tại Việt Nam, mặc dù trên xứ đó cũng có loại này và loại Varanus bengalensis. Cố tình hoặc không, đó cũng là một hành vi để...giúp những thực - động vật quý hiếm của Việt Nam sớm đi vào sự tuyệt chủng!

Sách Đỏ Việt Nam có tả về Kỳ Đà Hoa như sau:

"Mô tả:

Kì đà nước có hình dạng giống thằn lằn, song cơ thể to và dài. Chúng có mõm dài, lưỡi dài và mảnh, đầu lưỡi xẻ đôi. Lưỡi chúng có thể thò ra thụt vào qua miệng và như lưỡi rắn. Lỗ mũi có hình bầu dục hay gần tròn nằm ở vị trí gần mõm hơn mắt. Đầu và thân phủ vảy nhỏ xếp kề nhau.

Vảy bụng to hơn vảy lưng và xếp thành những hàng ngang. Đuôi dài, Dẹt bên, sống đuôi rất rõ. Lưng có màu xám đen, ở những cá thể non có những chấm vàng to xếp thành những hàng ngang thân. Đuôi có những vòng vàng nhạt xen với những vòng đen, ở các thể trưởng thành hoa văn đó không rõ. Chiều dài cơ thể đạt tới 2500mm.

Sinh học:

Kì đà nước ăn cá, thân mềm, cua, nhiều khi ăn cả sâu bọ, ếch nhái, bò sát, chim và chuột. Kì đà nước đẻ khỏang 15 - 20 trứng nằm dưới các hốc cây gần nước. Đẻ song chúng thường phủ lên trên hốc một lớp cát mỏng.

Nơi sống và sinh thái:

Kì đà nước thường sống ở các bờ sông, bờ suối, vùng trung du và vùng núi. Chúng ẩn trong các khe đá hay trong các hang hốc dưới các hốc cây hay trong các bờ bụi. Chúng bơi lặn giỏi, có thể lặn lâu từ 20 - 30 phút. Kì đà nước có tập tính dùng lưỡi để đánh hơi theo dấu vết con mồi của chúng là rình mồi và vồ mồi.

Phân bố:

Việt Nam: Lào Cai, Yên Bái, Bắc Thái, Lạng Sơn, Vĩnh Phú, Hà Tây, Hòa Bình, Quảng Ninh, Ninh Bình (Cúc Phương), Nghệ An, Hà Tĩnh, Gia Lai, Kom Tum, Đắc Lắc (Bản Đôn), Lâm Đồng, Minh Hải.

Thế giới: Xrilanca, Ấn Độ, nam Trung Quốc, Lào, Campuchia, Malaixia, bắc Australia.

Tình trạng:

Số lượng kì đà nước bị giảm sút nhiều do bị săn bắt đẻ làm thực phẩm và lấy da. Mức độ đe dọa: bậc V.

Đề nghị biện pháp bảo vệ:

Cấm săn bắt, cần tổ chức nuôi"

Dưới đây là một số hình ảnh về săn bắt, nấu ăn và ngâm rượu kỳ đà hoa tại Việt Nam những năm trước. Sau khi vào danh sách đỏ, những hành vi như kiểu này liệu sẽ chấm dứt hoặc vẫn còn thực hiện một cách lén lút đâu đó?!

http://img114.imageshack.us/img114/5474/watermonitorlizards.gif http://img7.imageshack.us/img7/4563/varanussalvator.gif

http://img97.imageshack.us/img97/4830/lizn.jpg http://img114.imageshack.us/img114/8610/mones.jpg

Kỳ đà hoa được nuôi tại sở thú Tokyo và bơi lội trong thiên nhiên tại Cần Giờ (Việt Nam):

http://img97.imageshack.us/img97/8815/atuenozootokyojapan.jpg http://img114.imageshack.us/img114/3637/800pxvaranincangio.jpg

Tem Việt Nam vẽ cặp kỳ đà hoa:

http://img190.imageshack.us/img190/8315/vtn005.jpg

ke vo danh
09-10-2009, 19:43
(Mặc dù chưa có những phản biện (cũng như tin nhắn riêng) về một số hình ảnh giết hại những động vật quý hiếm do một số người thiếu văn hóa đã (và đang) tiếp tục gây ra tại Việt Nam. Nhưng tôi quyết định sẽ ngưng, không gắn kèm những hình ảnh nhẫn tâm đó, để tránh những xúc động đến một số bạn).

Tuy nhiên, có một điều đáng mừng là nhiều người dân đã hoàn toàn ý thức được những cần thiết, để bảo vệ và duy trì đời sống của những thực - động vật quý hiếm của Việt Nam.

Dưới đây là một bản tin từ báo Lao Động (09/04/2009), cho thấy những thông tin và cảnh giác về lương tâm con người, đã có những kết quả đáng lưu ý (trước những hành vi còn...mọi rợ của một thiểu số người):

"(LĐ) - Chiều 7.4, tại TP.Tam Kỳ, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam đã bàn giao cho Trung tâm Cứu hộ linh trưởng Vườn quốc gia Cúc Phương một con voọc chà vá chân xám (pygathrix cinerea) khoảng 4 tuần tuổi - được tiếp nhận từ ông Nguyễn Dũng Nam - cán bộ Văn phòng Dự án FAO thuộc Sở NNPTNT.

Ông Nam mua lại con voọc này từ những người làm vàng tại miền núi của tỉnh với giá 800.000 đồng, trong khi con voọc mẹ đã bị những người này giết thịt, và đem về nuôi nhốt tại nhà riêng (52 Đỗ Đăng Tuyển, Tam Kỳ) khoảng 2 tuần nay.

Đây là loài linh trưởng đặc hữu của VN, thuộc danh sách 25 loài linh trưởng nguy cấp hàng đầu trên thế giới cần được bảo vệ nghiêm ngặt".

http://img62.imageshack.us/img62/3134/convocchvducngcuongvlcl.jpg

(Voọc Chà Vá này đã được cứu thoát)

******
Tôi sẽ trở lại để nói về Voọc Chà Vá của Việt Nam.

ke vo danh
17-10-2009, 23:58
Chà vá chân xám chỉ sinh sống ở khu vực Trung Trường Sơn của Việt Nam, tại các tỉnh Quảng Nam, Kon Tum, Quảng Ngãi, Bình Định và Gia Lai. Đây là cánh rừng thuộc xã Quế Phước, tỉnh Quảng Nam, nơi quần thể voọc lớn nhất vừa được phát hiện.

Chúng hoạt động ban ngày và sống hoàn toàn trên cây, thường ở tầng tán giữa và cao. Cùng với chà vá chân nâu và chà vá chân đen, chúng được gọi chung là voọc vá - nhóm khỉ lớn chuyên ăn lá cây. Điểm dễ phân biệt nhất giữa chà vá chân xám và 2 loài chà vá còn lại là màu lông xám ở chân.

Đuôi của các loài chà vá lúc nào cũng buông thõng, không thể uốn cong hay vắt lên cành cây. Vì vậy, khi gặp nguy hiểm mặc dù chúng rúc đầu vào trong tán lá để giấu mình nhưng không tài nào giấu được cái đuôi dài lòng thòng. Ở một số nơi, người ta đã gán cho chúng cái tên “giấu đầu hở đuôi”.

Mỗi đàn voọc vá thường có từ 5 – 50 cá thể. Bầy chà vá chân xám tại Quảng Nam vừa qua có 116 cá thể, và theo các chuyên gia, số lượng chúng có thể còn nhiều hơn nữa.
Hiện nay, chà vá chân xám đang trong tình trạng cực kỳ nguy cấp, theo xếp loại trong Sách đỏ Việt Nam. Chúng cũng là một trong 25 loài linh trưởng nguy cấp trên thế giới.

Mặc dù được pháp luật bảo vệ nhưng chúng vẫn không ngừng bị săn bắt. Bởi trong chúng ta vẫn còn những kẻ tự ban cho mình cái quyền được tước đoạt và sở hữu những "tài sản quý hiếm" chung này.

(Theo ThienNhien.Net)

http://img18.imageshack.us/img18/6643/40950504.jpg
(Một chú Vooc trong ánh mắt trìu mến của Tilo Nadler, người sáng lập ra Endangered Primate Rescue Center / Photo: Stefano Unterthiner)

Đêm Đông
18-10-2009, 00:48
Góp cùng bác hình ảnh về chà vá trên tem Việt nam ( vật phẩm của Poetry)


67730


67733

ke vo danh
18-10-2009, 01:42
Cảm ơn Đêm Đông, con tem đẹp quá!

Nhìn tấm hình kia, thấy chú Chà Vá ngước mắt như hướng về một tương lai tươi sáng hơn cho mình và đồng loại, tôi vẫn không hiểu tại sao lại có những người nhẫn tâm săn bắn và ăn thịt được!

Vùng núi Sơn Trà vẫn có những thợ săn, lâu lâu lại rủ nhau đi kiếm...mồi nhậu bằng thịt của Chà Vá này. Dù sau đó, vẫn nghe họ phê bình một cách thảnh thơi như sau: "Thịt của loài này không ngon, ăn thấy có mùi hôi của lá bị dập. Dù trước đó đã làm đủ cách, từ nhúng nước sôi cạo lông, thui vàng và khi cắt tiếtn đã không cho thịt chạm nước...Thành ra với loại Chà Vá này, chỉ đục sọ lấy óc ăn sống, kèm theo chanh và ngò gai"!!!

******

Một dịp nào đó, khi có dịp ngang qua Lâm Đồng, Đà Lạt và bất chợt ngó lên những rặng cây rừng chưa bị tàn phá. Tôi huy vọng rằng bạn sẽ có dịp được thấy một loại chim nhỏ nhắn. Dáng tựa chim sẻ đất, nhưng với một bộ lông đặc biệt của chúng, bạn nên biết rằng đó là một loại chim hiếm còn sống sót, đặc biệt ở cao nguyên trung bộ này.

Đó là Sẻ Thông Họng Vàng, có tên khoa học là Carduelis monguilloti Delacour. Nhưng ngoại quốc chỉ quen gọi với một cái tên (rất xứng đáng cho loại chim quý này của Việt Nam), khiến người nghe không phải không trầm trồ. Đó là: Vietnam Greenfinch (hoặc vietnamese greenfinch). Sách đỏ Việt Nam đã tả chim như sau:

"Mô tả:

Chim trưởng thành bộ lông có màu nâu thẫm ở trán, đỉnh đầu, gáy, hai bên đầu, sau cổ, lưng, vai, đuôi (trừ phần gốc cùng với lưng và mép ngoài của lông đuôi ngoài cùng), lông bao cánh (có một vệt vàng) và cáng (trừ phần gốc của phiến ngoài vàng). Mặt dưới có màu vàng ở cằm, họng, hai bên cổ, bụng và dưới đuôi. Ngực và sườn vàng nhưng có các vệt nâu thẫm ở giữa. Mặt nâu xám nhạt. Mỏ nâu sừng với chóp mỏ màu hồng.

Sinh học:

Chuyên ăn các loài côn trùng, cào cào, châu chấu.

Nơi sống và sinh thái:

Chuyên kiếm ăn và làm tổ ở các khu vực rừng thông trên núi cao. Gặp phổ biến hơn ở rừng thông tự nhiên lâu năm trong vùng Langbian - Đà Lạt.

Phân bố:

Việt Nam: Chỉ mới gặp trên các cao nguyên nam Trung bộ Việt Nam Langbian - Đà Lạt, một số nơi khác thuộc huyện Lạc Dương và Di Linh tỉnh Lâm Đồng, nơi có độ cao khoảng 1200m trở lên. Theo Richard Howard và Alick Moor (1984) thì ở miền Nam nước ta là vùng phân bố của phân loài C. m. monguilloti.

Thế giới: Không có.

Giá trị:

Nguồn gen quý. Có gíá trị khoa học và thẩm mỹ.

Tình trạng:

Tương tự các loài chim sống ở rừng đã nói đến trong các khu vực này. Mức độ đe dọa: bậc T.

Đề nghị biện pháp bảo vệ:

Vấn đề qui hoạch bảo vệ các khu rừng thông ở Lâm Đồng hiện nay là công việc cấp thiết không chỉ để bảo vệ các loài thông đặc sản hiếm ở nước ta mà còn có tác dụng quan trọng trong việc bảo vệ các loài chim quý sống ở đó".

Với những việc khai thác lâm sản càng lúc càng mãnh liệt, thiếu tổ chức. Kèm theo những chương trình xây dựng gì gì đó. Chắc chắn rằng sự an nguy của những thực - động vật quý của (cao nguyên) Việt Nam sẽ bị tận diệt. Đó là chưa nói tới môi trường thiên nhiên cũng sẽ bị ô nhiễm một cách thê thảm...

http://img194.imageshack.us/img194/2823/chrishillwildlife.jpg

http://img159.imageshack.us/img159/5866/chrishillwildlife2.jpg

(VietNam Greenfinch do Chris Hill chụp tại Đà Lạt / 2009)

http://img159.imageshack.us/img159/3007/vietnamesegreenfinch.jpg
(Tác giả: James Easton. Ở đây họ đặt là: Vietnamese Greenfinch)

hat_de
18-10-2009, 09:36
góp vui với bác KVD 1 bì thực gửi có hình Voọc Cát Bà ... rất đẹp :D

http://img42.imageshack.us/img42/9552/dsc06811c.jpg (http://img42.imageshack.us/i/dsc06811c.jpg/)

hi hi ... nhì như đây là 1 bì giao dịch tem với bác Nguyễn Minh Thi :D

trithuc_nguyen
18-10-2009, 10:04
Bò tót trên tem thế giới:D
67775

67776

Đinh Đức Tâm
18-10-2009, 14:03
Cảm ơn Đêm Đông, con tem đẹp quá!

Nhìn tấm hình kia, thấy chú Chà Vá ngước mắt như hướng về một tương lai tươi sáng hơn cho mình và đồng loại, tôi vẫn không hiểu tại sao lại có những người nhẫn tâm săn bắn và ăn thịt được!

Vùng núi Sơn Trà vẫn có những thợ săn, lâu lâu lại rủ nhau đi kiếm...mồi nhậu bằng thịt của Chà Vá này. Dù sau đó, vẫn nghe họ phê bình một cách thảnh thơi như sau: "Thịt của loài này không ngon, ăn thấy có mùi hôi của lá bị dập. Dù trước đó đã làm đủ cách, từ nhúng nước sôi cạo lông, thui vàng và khi cắt tiếtn đã không cho thịt chạm nước...Thành ra với loại Chà Vá này, chỉ đục sọ lấy óc ăn sống, kèm theo chanh và ngò gai"!!!

******

Một dịp nào đó, khi có dịp ngang qua Lâm Đồng, Đà Lạt và bất chợt ngó lên những rặng cây rừng chưa bị tàn phá. Tôi huy vọng rằng bạn sẽ có dịp được thấy một loại chim nhỏ nhắn. Dáng tựa chim sẻ đất, nhưng với một bộ lông đặc biệt của chúng, bạn nên biết rằng đó là một loại chim hiếm còn sống sót, đặc biệt ở cao nguyên trung bộ này.

Đó là Sẻ Thông Họng Vàng, có tên khoa học là Carduelis monguilloti Delacour. Nhưng ngoại quốc chỉ quen gọi với một cái tên (rất xứng đáng cho loại chim quý này của Việt Nam), khiến người nghe không phải không trầm trồ. Đó là: Vietnam Greenfinch (hoặc vietnamese greenfinch). Sách đỏ Việt Nam đã tả chim như sau:

"Mô tả:

Chim trưởng thành bộ lông có màu nâu thẫm ở trán, đỉnh đầu, gáy, hai bên đầu, sau cổ, lưng, vai, đuôi (trừ phần gốc cùng với lưng và mép ngoài của lông đuôi ngoài cùng), lông bao cánh (có một vệt vàng) và cáng (trừ phần gốc của phiến ngoài vàng). Mặt dưới có màu vàng ở cằm, họng, hai bên cổ, bụng và dưới đuôi. Ngực và sườn vàng nhưng có các vệt nâu thẫm ở giữa. Mặt nâu xám nhạt. Mỏ nâu sừng với chóp mỏ màu hồng.

Sinh học:

Chuyên ăn các loài côn trùng, cào cào, châu chấu.

Nơi sống và sinh thái:

Chuyên kiếm ăn và làm tổ ở các khu vực rừng thông trên núi cao. Gặp phổ biến hơn ở rừng thông tự nhiên lâu năm trong vùng Langbian - Đà Lạt.

Phân bố:

Việt Nam: Chỉ mới gặp trên các cao nguyên nam Trung bộ Việt Nam Langbian - Đà Lạt, một số nơi khác thuộc huyện Lạc Dương và Di Linh tỉnh Lâm Đồng, nơi có độ cao khoảng 1200m trở lên. Theo Richard Howard và Alick Moor (1984) thì ở miền Nam nước ta là vùng phân bố của phân loài C. m. monguilloti.

Thế giới: Không có.

Giá trị:

Nguồn gen quý. Có gíá trị khoa học và thẩm mỹ.

Tình trạng:

Tương tự các loài chim sống ở rừng đã nói đến trong các khu vực này. Mức độ đe dọa: bậc T.

Đề nghị biện pháp bảo vệ:

Vấn đề qui hoạch bảo vệ các khu rừng thông ở Lâm Đồng hiện nay là công việc cấp thiết không chỉ để bảo vệ các loài thông đặc sản hiếm ở nước ta mà còn có tác dụng quan trọng trong việc bảo vệ các loài chim quý sống ở đó".

Với những việc khai thác lâm sản càng lúc càng mãnh liệt, thiếu tổ chức. Kèm theo những chương trình xây dựng gì gì đó. Chắc chắn rằng sự an nguy của những thực - động vật quý của (cao nguyên) Việt Nam sẽ bị tận diệt. Đó là chưa nói tới môi trường thiên nhiên cũng sẽ bị ô nhiễm một cách thê thảm...

http://img194.imageshack.us/img194/2823/chrishillwildlife.jpg

http://img159.imageshack.us/img159/5866/chrishillwildlife2.jpg

(VietNam Greenfinch do Chris Hill chụp tại Đà Lạt / 2009)

http://img159.imageshack.us/img159/3007/vietnamesegreenfinch.jpg
(Tác giả: James Easton. Ở đây họ đặt là: Vietnamese Greenfinch)

không biết con này có ở đâu nhỉ
chứ eco ở Đà Lạt >20 năm rùi mà chưa thấy con chim sẻ này bao giờ :(
sẻ thường thì thấy nhiều rồi, chứ sẻ này ko thấy, đi rừng cũng khó mà thấy được :D

ke vo danh
18-10-2009, 16:11
Hi, ecophila :-h

Ở được tại một những cao nguyên đẹp nhất Việt Nam, mà lại không có cơ hội thấy Sẻ thông họng vàng thì đúng là một điều đáng tiếc!!! :((

Muốn được cơ duyên đó, chỉ có 2 cách như sau :D :

1. Từ nay trở đi, mỗi khi ra đường thì đầu phải ngẩng cao và mắt láo liên :P . Không nên lúc nào cũng gằm mặt xuống để...tìm tem, hoặc như thi sĩ tìm vần thơ :D

2. Liên hệ với một trong những dịch vụ du lịch. Vì họ có đầy đủ tin tức (Hehe...làm ăn chung với kiểm lâm mà!), nên biết rất rõ những "lộ trình" của mọi loài chim hiếm. Dưới đây là phần quảng cáo của một trong những chi nhánh du lịch, đã và đang tổ chức tại Việt Nam:

Days 8-10 : Da Lat Plateau Endemic Bird Area.

The cool climate, pine forests, lakes and waterfalls make Dalat a popular destination for Vietnamese tourists. The Dalat area is also known throughout Vietnam for its market gardens and nurseries growing vegetables and flowers.

The Dalat Plateau is one of the five endemic bird areas (EBAs) in Vietnam identified by BirdLife International. The vegetation is a mixture of coniferous (dominated by Pinus kesiya), montane evergreen and secondary forest. Three bird species, Collared Laughingthrush, Grey-crowned Crocias and Vietnamese Greenfinch, are only to be found within this EBA. The Dalat Plateau also has distinct subspecies of Spot-breasted Laughingthrush (considered by some authorities as a separate species: Orange-breasted Laughingthrush), Cutia, Rufous-backed and Black-headed Sibias, Blue-winged Minla, Grey-headed Parrotbill and Black-throated Sunbird.

Highlights: Yellow-billed Nuthatch, Grey-crowned Crocias, Indochinese Fulvetta, Collared Laughingthrush, White-cheeked Laughingthrush, Black-hooded Laughingthrush, Orange-breasted (Spot-breasted) Laughingthrush, Red Crossbill and Vietnam Greenfinch.


(ecophila có hay...lang thang ở Liang Biang không? :> )

ke vo danh
18-10-2009, 18:43
Có khi nào bạn bị chê: "Sao mi ốm nhong ốm nhách. Ốm cà tong, cà teo" chưa? Hoặc bạn cũng rủa ai đó: "Người gì đâu mà ốm cà tong, cà teo" :D

Có những câu nói đã lan truyền từ đời này qua đời nọ, nhiều khi mang đậm tích cách tượng hình. Nhưng nếu không để ý, chúng ta sẽ ít khi thắc mắc để tìm hiểu rõ là tại sao lại có những từ ngữ như vậy. Sở dĩ kvd dài dòng ở đây là muốn nhắc tới "Cà Tong" đó!

Cà Tong là tên của một giống nai được gọi tại Việt Nam, tên khoa học: Cervus eldi. Còn tên phổ thông của chúng là: Eld's Deer (hoặc: Eld's brow-antlered deer). Rất tiếc là Cà Tong hầu như đã gần như tuyệt chủng tại Việt Nam, vì môi trường sinh sống (Đắc Lắc) của giống nai này đã và đang bị tàn phá một cách không thương tiếc. Rừng bị thu hẹp, môi trường đang trở thành những bãi thải rác của công kỹ nghệ...Nếu Việt Nam không chú ý để vừa kiểm soát chặt chẽ mọi hoạt động săn bắt, vừa có tổ chức kỹ lưỡng khi cần khai phá môi trường thiên nhiên thì chẳng mấy lúc, không những tất cả những loại thực - động vật quý hiếm sẽ hoàn toàn bị tuyệt chủng, mà dân chúng sống quanh vùng cũng bị ảnh hưởng xấu theo.

Trước kia, Cà Tong bị săn bắt liên tục để chế biến thành thực phẩm, sừng được biến thành những đồ vật trang trí (vì sừng của Cà Tong là bộ sừng đẹp nhất của loại động vật có móng "guốc"). Bởi vậy, để có thể mường tượng hình thể của Cà Tong tại Việt Nam ra sao, chắc chỉ biết ước lượng qua những
cặp sừng còn được trưng bầy đâu đó.

Giờ đây, loại nai này coi như đã biến mất trên đất Thái. Miên, Lào và Việt Nam chưa có số lượng chính xác (vì đã vào loại cực hiếm thấy), hoặc nếu thợ săn có tìm ra thì chắc trong đầu vẫn chỉ biết...ám ảnh bởi một câu hỏi: "Với con thịt này, mình sẽ nhậu được những món gì???". Ấn Độ chăm sóc kỹ lưỡng tại những khu rừng bảo tồn động vật; Hải Nam bên Tầu thì đang cố gắng để thành công cho được chương trình gây giống lại...

Để biết tại sao có câu: "Ốm cà tong, cà teo", chúng ta hãy nhìn vào hình của loại nai này thì sẽ biết:

http://img194.imageshack.us/img194/8021/800pxcervuseldii4.jpg

http://img25.imageshack.us/img25/9237/eldsdeer3231911.jpg

Đinh Đức Tâm
18-10-2009, 21:36
Hi, ecophila :-h

Ở được tại một những cao nguyên đẹp nhất Việt Nam, mà lại không có cơ hội thấy Sẻ thông họng vàng thì đúng là một điều đáng tiếc!!! :((

Muốn được cơ duyên đó, chỉ có 2 cách như sau :D :

1. Từ nay trở đi, mỗi khi ra đường thì đầu phải ngẩng cao và mắt láo liên :P . Không nên lúc nào cũng gằm mặt xuống để...tìm tem, hoặc như thi sĩ tìm vần thơ :D

2. Liên hệ với một trong những dịch vụ du lịch. Vì họ có đầy đủ tin tức (Hehe...làm ăn chung với kiểm lâm mà!), nên biết rất rõ những "lộ trình" của mọi loài chim hiếm. Dưới đây là phần quảng cáo của một trong những chi nhánh du lịch, đã và đang tổ chức tại Việt Nam:



(ecophila có hay...lang thang ở Liang Biang không? :> )

hik. e lâu lâu cũng đi langbiang ạh, nhà eco đi lên langbiang khoảng 17km, cứ thả xe máy đi chơi ạh :D

zodiac
18-10-2009, 21:56
có phải 2 em này không vậy?
nếu ko phải nhờ BCN xóa dùm :D

67822

67823

http://www.vietstamp.net/Product/1521/
http://www.vietstamp.net/Product/1622/

ke vo danh
19-10-2009, 16:30
Hai con tem của zodiac cứ để đây, không sao đâu, mặc dù chúng không phải là Cà Tong.

* Con tem phía trên là chỉ loại Hưu Sao (Cervus nippon Temminck), họ hưu - nai, cũng nằm trong danh sách đỏ của Việt Nam. Trước kia thì có nhiều tại những vùng như: Cao Bằng, Quảng Ninh, Hải Phòng, Nghệ An, Hà Tĩnh; và: Đắc Lắc, Sông Bé...Bây giờ thì đang khan hiếm.

* Con tem phía dưới là Nai (Cervus unicolor Kerr). Tuy chưa nằm trong danh sách đỏ, nhưng nếu tình trạng săn bắn bừa bãi vẫn tiếp tục không được kiểm soát chặt chẽ. Chắc chắn là một ngày nào đó cũng được...in tên vào danh mục này!

* Dưới đây là một con tem của Ấn Độ (năm 2000) về Cà Tong. Ấn Độ đặt tên cho nai này là Sangai

http://img29.imageshack.us/img29/7820/indiastamp8184sangaidee.jpg

nguyenthi
19-10-2009, 17:13
góp vui với bác KVD 1 bì thực gửi có hình Voọc Cát Bà ... rất đẹp :D

http://img42.imageshack.us/img42/9552/dsc06811c.jpg (http://img42.imageshack.us/i/dsc06811c.jpg/)

hi hi ... nhì như đây là 1 bì giao dịch tem với bác Nguyễn Minh Thi :D
Bây giờ không ai can đảm xé bộ tem này làm bì thực gởi nữa...
Nhưng tôi vẫn còn vài con tem này, nếu bạn nào sưu tầm đề tài này và có nhu cầu làm bì thực gởi thì xin nhắn tin cho nguyenthi, dĩ nhiên là miễn phí, chậm tay chưa chắc còn đâu...:))

Đinh Đức Tâm
20-10-2009, 08:45
cho em 1 cái thực gửi anh Thi nhá
cảm ơn anh ạh
:)

hat_de
20-10-2009, 08:50
Bây giờ không ai can đảm xé bộ tem này làm bì thực gởi nữa...
Nhưng tôi vẫn còn vài con tem này, nếu bạn nào sưu tầm đề tài này và có nhu cầu làm bì thực gởi thì xin nhắn tin cho nguyenthi, dĩ nhiên là miễn phí, chậm tay chưa chắc còn đâu...:))

bác Thi có bạn nào ở Cát Bà - HP ko
Voọc CB làm thực gửi từ CB thì tuyệt
nếu kiếm được PC Voọc nữa thì thôi rồi, gần như hoàn hảo :D

nguyenthi
20-10-2009, 11:57
cho em 1 cái thực gửi anh Thi nhá
cảm ơn anh ạh
:)

Nhận lời Eco. Và cũng đã nhận lời 1 bạn trong phần tin nhắn riêng. Con này giá mặt có 600đ, vì thế để tiết kiệm, có thể mình sẽ dán những con tem khác cho đủ cước ở mặt sau phong bì.
Dẻ: tiếc là nguyenthi không có bạn ở Các Bà-HP. Nếu Dẻ giúp được thì tốt quá.

hat_de
20-10-2009, 13:49
Dẻ: tiếc là nguyenthi không có bạn ở Các Bà-HP. Nếu Dẻ giúp được thì tốt quá.

híc...em ở trong HP...Cát Bà là đảo lớn nhất thuộc huyện đảo Cát Hải của HP...HP có 1 bạn tem Cát Bà, đã học sư phạm HP xong và về đó, nhưng bạn ấy chơi tem thui chứ ko chơi các món khác..tiếc thật

Đinh Đức Tâm
20-10-2009, 15:31
[QUOTE=hat_de;83336]híc...em ở trong HP...Cát Bà là đảo lớn nhất thuộc huyện đảo Cát Hải của HP...HP có 1 bạn tem Cát Bà, đã học sư phạm HP xong và về đó, nhưng bạn ấy chơi tem thui chứ ko chơi các món khác..tiếc thật

bạn đó là bạn nào? Chinh áh hả? nó còn ở trong này mà, chưa ra đó
nhưng nếu nó thì nó cũng đóng dấu được đấy ông Dẻ àh

hat_de
20-10-2009, 16:10
bạn đó là bạn nào? Chinh áh hả? nó còn ở trong này mà, chưa ra đó
nhưng nếu nó thì nó cũng đóng dấu được đấy ông Dẻ àh

Chinh là người của huyện An Dương
Giang mới là dân Cát Bà
2 bạn đều học sưu phạm HP bên quận Kiến An

giờ 2 bạn ra trường rùi :(