PDA

View Full Version : Bì thư indochine có dấu yokohama-marseille


dammanh
07-11-2009, 09:51
BÌ THƯ CÓ DẤU YOKOHAMA-MARSEILLE.

Đầu tiên dammanh gửi lời cám ơn đến bác congacon,bác vnmission và bạn nguoitimduong đẫcung cấp nhiều thông tin quý cho dammanh để viết bài này.!
Sau nữa rất mong sự góp ý chân thành của các bạn,nhất là các bạn đam mê dòng tem indochine đặc biệt các bạn sinh trưởng ở thành phố MARSEILLE, YOKOHAMA mà đam mê dòng tem này



Hải trình của đội tầu Marseille-Yokohama-Marseille.

Những con tàu vượt trùng dương từ thương cảng NHẬT-YOKOHAMA qua HÔNG KONG, SÀI GÒN,SINGARPOR,ẤN ĐỘ,ADEN, KÊNH ĐÀO SUEZ..và kết thúc cảng MARSEILLE (PHÁP) và HẢI TRÌNH NGƯỢC LẠI.Khi dừng qua mỗi hải cảng trên lộ trình,cc con tầu này tiếp nhận và trao trả những bao thư coa đóng dấu hủy của con tàu ,link từ No1-No8 .Nó tạo nên 1 dòng thư indochine (tạm gọi dòng thư Y-M)
Vào thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20,các mẫu tem phát hành thường ít,và số lượng phát hành lớn theo thời đó.Vì thế giá trị bì thư quyết định rất lớn vào con dấu. Đơn cử con tem pháp Ceres phát hành 1849 sử dụng đến cuối thế kỷ 19, con tem nga hoàng dùng cho balan (vùng vacsovi) phát hành 1858 dùng đến 1918.Tại VN lúc đó là Đông Dương (thuộc pháp) cũng phát hành it tem,nhưng số lượng lớn,do đó giá trị bì thư phụ thuộc rất lớn vào dấu trên bì thư và các chứng tích khác.
Trở lại con dấu trong giai đoạn này ở ĐÔNG DƯƠNG (cuối thế kỷ 19,và đầu thế kỷ 20) Tại BẮC KỲ dùng dấu TONKIN,Tại NAM KỲ dùng dấu COCOCHINE,Tại TRUNG KỲ dùng dấu ANNAM, Trong quân đội pháp ở đông dương dùng dấu ARMEES .Tuy vậy đôi lúc có các con dấu đặc biệt như dấu VAPEUR hay dấu YOKOHAMA-MARSEILLE.
Con dấu Y-M là con dấu dùng riêng của con tàu đi từ Y đến M và ngược lại, thường qua HỒNG KONG,SAI GÒN, SINGAPOR, ẤN ĐỘ ,ĐẾN MARSEILLE. Thời gian chính xác con tầu hoạt động từ khi nào không rõ, chỉ biết các bì thư từ đầu thế kỷ 20 đã có dấu của con tầu này,thường là dấu transit (gó dạng bát giác).Bì thư gửi từ PHÁP bằng con tầu này có đóng dấu lên tem sớm nhất mà tôi sưu tầm được năm 1904.Tâm bưu ảnh này chụp hình một con tàu trong đội tàu chạy trên hải trình Y-M.Ngoài dấu bát giác Y-M No1,trên nó còn dấu địa danh kênh đào SUEZ và Pednang (một quần đảo thuộc indonesia ,nơi con tầu chạy qua )Nếu nhìn ngày trên các con dấu thì lộ trình là M à Y nhưng dấu lại dùng là Y à M
69926
69927
Còn từ indochine dấu hủy trên tem 1910 là bì thư sớm nhất mà tôi sưu tầm được thường dấu từ No1 đến No8, trước 1910 dấu hủy trên tem indochine khả năng đã có,bằng chứng là các tem sau :

69928
DẤU HỦY TEM Y-M CÓ THỂ TRƯỚC 1910 (như ten No1)


Một bì thư có dấu Y-M transit mà được biết do hãng CERÉS bán ra ,có dấu Y-M No8 năm 1905.Bi thư dán tem indochine in đè tô giới của pháp dấu hủy tem LÀO CAI TONKIN Trở bằng tầu Y-M nên có dấu của con tầu này.

Con tầu này thường nhận thư từ các thương cảng mà nó đi qua , đóng dấu transit trên bì thư,sau đó đóng trực tiếp hủy tem luôn ( trong bưu chính gọi là bì thư dâu PAQUEBOT thường hình bát giác hay chữ nhât. Dấu hủy có dấu Y-M link từ No1 đến No 8 tùy thuộc con tàu .Từ 4-9-29 bắt đầu có thư hàng không từ pháp đến đông dương thì gửi thư bằng phương pháp này giảm dần.Tôi sưu tầm gần 10 năm các bì thư này,mà cũng chỉ may mắn kiếm được vài cái bì thư đóng dấu Y-M.Ngoài ra theo dõi các tạp chí tem, đôi lúc xuất hiên bì thư có dấu Y-M.
Tạp chí tem CERES 1-6-1999 mã số 3619 và3623 giới thiệu bi thư dấu Y-M No1 & No6,Tạp chí NHẬT cũng giới thiệu 2 bì thư dấu Y-M No1 & No4
Tạp chí bán đấu giá ở NHẬT NĂM 1996
Tạp chí tháng 6 năm 1999, giới thieu bi thư yokohama-marseill

69929

BÌ THƯ CÓ DẤU SỚM NHẤT TỪ SAIGON ĐI SINGARPOR NGÀY 16-9-1910
DẤU No1 Y-M










Những bì thư đó cũng rất giá trị,nhất là ở thị trường NHẬT .Bằng chứng bì thư trên được giao bán với gia khởi điểm khá cao thời đó 35000 yen (khoảng 330 USD).Các bì thư có dấu Y-M thường xuất hiện trên bưu trường thường được mua ngay.Tạp chi CERES 1999 có giao bán 2 bi thư có dấu Y-M với giá khởi điểm 400 fr min,đã bán ngay lập tức.Hiện nay giá thị trường khoảng 70-100 USD ,cá biệt có thể lên 200-300 thí dụ bì thư trên(Y-M No1) hay bì thư Y-M No3 có lỗi.Điều tôi băn khoăn là thời điểm chính xác con tàu này hoạt đông trở thư và khi nào bắt đầu đóng dấu hủy và khi nào thì dừng.Con tầu chạy qua VN đỗ ở cảng nào?,các thư indochine được đưa lên tầu tại cảng nào (HỒNG KONG HAY SÀI GÒN) Phải chăng khi có chuyển thư HK thì sự hiệu quả của con tàu hết! những lá thư này cũng dừng.




69930
69931

Bì thư dấu Y-M No3 in lỗi thiếu chữ H trong từ YOKOHAMA



69932
69933
Bì thư Y-M No4 ngày 1-6-1925 Từ SAI GON đi ẤN ĐỘ





69934
Bì thư Y-M No6 gửi từ SAI GON đi SINGAPOR ngày 10-1-1927.
Điều đặc biệt dấu dạng tròn,không còn ý nghĩa dấu PAQUEBOT nữa mà là dấu của một bưu cục bình thường



69935
Bì thư bảo đảm gửi từ CHÂU ĐỐC đi VIEN (AO),Đặc biệt chuyển bằng tầu Y-M có dấu chuyển tiếp Y-M No5 ngày 14-9-1924.

69936
bưu ảnh gửi đi KRAKOW năm 1905 có dấu transit Y-M
Một vài thông tin giới thiệu với các bạn!

huuhuetran
08-11-2009, 06:09
Bì thư mà Bác Mạnh giới thiệu là thư bảo đảm gửi từ Châu Đốc. Do không thấy mặt trước cho nên cũng không thấy nhật ấn Châu Đốc, riêng ở mặt sau của bì nầy tôi thấy có dấu Saigoncentral-Cochinchine!

dammanh
08-11-2009, 09:28
Mặt trước bì thư bảo đảm gửi từ CHÂU ĐỐC!xin lỗi mọi người và anh HUỆ!

69994