PDA

View Full Version : "Bắc Việt Nam" - Theo Klewitz


vnmission
21-11-2009, 20:08
(Như đã thông báo, bài này đã được xóa)

MeTemViet
26-10-2011, 23:31
MTV là người đến sau, nên không hiểu lý do vì sao anh vnmission xóa bài này.

Trong tờ báo "Indochina Philatelist" số mới nhất (11/2011), ông Richard Aspnes có nói về bài báo này và vài thông tin cập nhật. Bài báo phát hành tháng 8, 1955 trong tờ "Neues Handbuch der Briefmarkenkunde", nguyên thủy bằng tiếng Đức.

Sau này, nhà sưu tập Frank Duering đã mua lại phần lớn các phong bì trong bài báo này. Hai ông Aspnes và Jack Dykhouse đã dịch bài báo sang tiếng Anh, thay những hình copy trắng đen thành hình màu độ phân giải cao từ các phong bì ông Frank Duering mua được.

Theo hội The Society of Indochina Philatelists (những nhà sưu tập tem Đông Dương) Bài báo được đăng lại nguyên văn, không có lời bình luận kể cả những sai sót để rộng đường dư luận, chỉ có phần hình ảnh được thay thế bằng hình màu (nếu có).

Một vài phong bì trong bài báo này:

148675

148676

148677

vnmission
11-02-2012, 12:51
Kính bác MêTmViet,

Tôi xóa bài trên đi vì lo vi phạm bản quyền (có thông báo trước khoảng 1 tuần). So bì thư màu với bì đen trắng cũ, thấy đẹp quá! Mong bác đưa tiếp các bì thư còn lại. Cảm ơn bác rất nhiều!

157348

157347

157349

MeTemViet
14-02-2012, 21:38
Bác vnmission thân,

Bài báo chỉ có một số phong bì được thay bằng hình màu vì ông Frank Duering chỉ mua lại được một số chứ không phải toàn bộ phong bì đã được trích đăng. MTV sẽ có thư riêng cho bác sau.

vnmission
30-08-2012, 19:02
Cảm ơn bác MTV thật nhiều!

Tôi được một người bạn tem kể câu chuyện về ông Theo Klewitz đã quá cố, xin chia sẻ với các bạn.

Ông Klewitz sinh năm nào, mất bao giờ, không ai chắc, chỉ đoán ông mê tem từ thuở nhỏ, sinh khoảng những năm đầu thập kỷ 1910, mất khoảng năm 2000 – 2002.

Sau chiến tranh thế giới II, không hiểu vì lý do gì, ông Klewitz đặc biệt quan tâm các nước cộng sản châu Á. Nhưng làm thế nào để có tem và bì thư của các nước như Bắc Triều tiên, Trung Quốc, Việt Nam?

172231

172229

Rất đơn giản!

Ông viết những bức thư rất lịch thiệp cho “Giám đốc bưu điện” của tất cả các tỉnh tại các nước này, bày tỏ quan tâm và muốn được biết bưu điện tại các tỉnh đó hoạt động ra sao, dùng tem gì, v.v… Thông thường, những bức thư này kèm theo một thứ rất đặc biệt, bọc rất khéo, không hề đề cập trong bức thư. Đó là một tờ 10 hay 20 US$!

172232

Thảo nào, gửi đi 10 thư, ông nhận được hồi âm của ít nhất 9 người! Ngoài bì thư quý giá đó, ông còn nhận được một số tem gửi kèm theo để giới thiệu.

172230

Khi đã có mối quan hệ, ông lại tiếp tục giao hảo với những người quan tâm, và thế là ngày càng nhiều tem và bì thư gửi sang Đức cho ông. Trước năm 1947, địa chỉ của ông Klewitz ở Đông Đức, từ 1948 địa chỉ chuyển sang Fulda, là một thành phố thuộc Tây Đức. Dường như ông đã có người quen, hay nhà riêng, ở Fulda từ trước chiến tranh.

172233

172234

Một sáng kiến nho nhỏ và một chút mạo hiểm, nhưng đã làm cho Theo Klewitz trở thành người phương tây duy nhất hiểu biết khá tường tận về bưu chính các nước cộng sản châu Á thời chiến tranh lạnh!

(Nguồn: internet)

vnmission
19-09-2012, 03:00
Thì ra ông Klewitz sinh ngày 27-02-1915, mất ngày 29-11-2004, thọ 90 tuổi!

173331
(Nguồn: The Indochina Philatelist, sô 171, tháng 01-2006)

Một bì thư gửi từ Thượng Hải ngày 19-11, dấu transit Thiên Tân ngày 20-11, qua Siberia, tới Taucha, Đông Đức ngày 21-12-1949:

173332

173333

ktsmaikhuong
01-03-2013, 19:30
Góp thêm 1 số bì thư giao lưu giữa Ông Klewitz và nhà sưu tập Ông Khánh Nghĩa( người bạn tem thuở trước của bác Lữ Tích Nguyên).những bì thư này mình mới mua gần đây,dấu gửi những năm 88...89,dù ko phải tem bắc Việt nhưng liên quan đến Ông Klewitz :)
http://nv0.upanh.com/b1.s33.d2/68fd65ccf48c5454ceb437d2ed91003e_53631970.3.jpg?ra nd=0.14561015530489385
http://nv0.upanh.com/b6.s33.d1/9850a3a14f408cf085ca15864d5a0a9f_53631980.4.jpg?ra nd=0.4795448584482074
mặt trước:
http://nv1.upanh.com/b1.s32.d1/badb0c83a11c0b8ad22b7d19fed5fc31_53631961.2.jpg?ra nd=0.49723653378896415
http://nv3.upanh.com/b1.s34.d2/e6872180832f0cebca4e0915e73eadca_53631953.1.jpg?ra nd=0.7364976326934993
Những con dấu cho biết nơi ở của ông,rất rõ ràng
:)