PDA

View Full Version : Tản mạn về gạo lúa đầu mùa


Tien
26-11-2009, 19:42
Mỗi năm cứ vào khoảng tháng 11 là những người Việt ở San Jose, Cali bắt đầu kêu gọi nhau đổ xô đi mua gạo mới, gạo đầu mùa!

Mấy năm trước Tiến cũng có nghe nói về vụ mua gạo đầu mùa này, họ nói gạo đầu mùa thơm ngon, hạt cơm trắng, dẻo...Tiến không tin, vì trước tới giờ không để ý tới gạo nhiều, gạo nào ăn cũng được, có ăn là tốt rồi! Nhưng bắt đầu 2 năm trước bà xã cũng mua gạo mới đầu mùa ăn thử, công nhận đúng là gạo đầu mùa hay gạo mới gì đó ăn ngon thiệt! So sánh ăn thử gạo mới và gạo cũ thấy khác một trời một vực. Đúng như lời quảng cáo, gạo mới vừa thơm vừa dẻo vừa trắng! Thế là từ hai năm nay năm nào bà ấy cũng mua vài bao để ở nhà ăn dần (Mỗi bao 50 LB., gần bằng 23 ký)! Có nhiều nhà họ mua cả 10-20 bao!

Năm 2008 họ mua gạo con phụng nhiều, năm ngoái thì gạo ông địa, còn năm nay thì lại là gạo 3 cô gái! Tiếc một điều là toàn là thấy gạo của Thái Lan thôi mà không thấy gạo sản xuất tại VN. Hy vọng một ngày nào được ăn gạo của "Hai Lúa".

Ba cái vụ gạo đầu mùa này chắc là bác Hai Lúa rành hơn!

huuhuetran
27-11-2009, 05:48
Cám ơn Bác Tiến nhiếu nhé! Biết đâu một ngày nào đó VS sẽ cùng tôi thành lập một doanh nghiệp xuất khẩu gạo VN mang thương hiệu HAI LÚA ( để có thêm tiền thực hện các cuộc triển lãm sắp tới chớ!). Hôm nay thì truyền hình An Giang đang đến nhà tôi làm một phóng sự nhỏ về chuyện chơi tem của tôi, 3 ngày nữa thì tôi thu hoạch lúa Đông Xuân... Bác Tiến viết bài nầy là đã biết lúa gạo đang lên cơn sốt, giá tăng từng ngày và người nông đân chúng tôi đang phấn khởi vô cùng!

hat_de
27-11-2009, 07:46
... 3 ngày nữa thì tôi thu hoạch lúa Đông Xuân...

Bác Huệ ơi cháu rất thích nhìn đồng lúa xanh, coi đồng lúa chín
rất thích ngửi hương đòng, gửi mùi lúa chín và rơm khô mùa gặt

bác ra đồng thường xuyên bữa nào chụp cánh đồng bát ngát dưới chân núi Sập rồi chia sẻ qua mạng nhé

Bác Tiến viết bài nầy là đã biết lúa gạo đang lên cơn sốt, giá tăng từng ngày và người nông đân chúng tôi đang phấn khởi vô cùng!

hi hi ... được mùa được cả giá thế nì bác Huệ và dân đồng bằng sông Cửu Long vui rùi ... vựa lúa của cả nước rộn rã tiếng cười trên cánh đồng vàng rùi

chắc sẽ dư tiền để từng bước thực hiện ước mơ

... để có thêm tiền thực hện các cuộc triển lãm sắp tới chớ!).

chúc ước mơ tem sớm thành hiện thực

Hôm nay thì truyền hình An Giang đang đến nhà tôi làm một phóng sự nhỏ về chuyện chơi tem của tôi

vậy là sau VTV1 kênh truyền hình quốc gia làm phóng sự về bác tại đây (http://vietstamp.net/forum/showthread.php?t=494) thì lần này là kênh TH tỉnh AG tức là lần thứ 2 phải ko bác hay khi xưa còn 1 số lần khác nữa ... mong rằng qua kênh tv càng có thêm các bạn tem bít tới bác để tìm tới và tham gia phong trào ... chúc buổi ghi hình diễn dàn thành công :D

ke vo danh
27-11-2009, 15:25
Bữa nào anh Tiến cho biết nhận xét, khi đã ăn thử loại gạo "Ba cô gái" nhé!

:P

trithuc_nguyen
27-11-2009, 15:58
Gạo "Ba cô gái" của Thái phải ko bác Tiến?nó có liên quan zì đến cá mòi đóng hộp "3 cô gái" ko ta?:)

huuhuetran
27-11-2009, 16:00
Đài Truyền hình An Giang đến nhà lúc 7g15, gồm 4 người. Sau khi trình bày chương trình, sắp xếp thứ tự các mục.
-8g20 đoàn vào trường học, tập hợp các em, sinh hoạt, ghi hình.
-9g30 trở lại nhà, lên gác trả lời phỏng vấn, cắt tem, ngâm tem, phơi, xếp vào album...
-12g20 nghỉ trưa, ăn cơm...
-14g phỏng vấn bà xã, trao đổi tem với một bạn già
-14g40 về ruộng ôm bình xịt thuốc, cào phơi lúa...
-15g30 chia tay, mình về ruộng thăm lúa. Rất phấn khởi khi nghe giá lúa hôm nay là 6200/kg

ke vo danh
27-11-2009, 16:09
Việt Nam hiện nay là quốc gia thứ hai (sau Thái Lan) về xuất khẩu gạo đó chứ! Tới cuối năm nay, tổng số lượng gạo được xuất khẩu có thể sẽ lên tới con số là hơn 6 triệu tấn, hơn năm 2008 cỡ 30%. Một phần lớn là qua Cuba, Irak, Nam Hàn và Nhật...

Mặc dù sản xuất gạo trong xứ luôn luôn thặng dư, nhưng với tình trạng như: lạm phát, sâu bọ tàn phá mùa màng, thời tiết bất thường, đất ruộng canh tác càng lúc càng thu hẹp (vì không ít nông dân đành bán đi, khi họ không thể kham nổi)...đang là những mối lo không nhỏ của chính phủ và nông dân. Ở đây, bác Huệ chắc chắn là người có đầy đủ tư cách nhất để cảm thấy rõ những nỗi e ngại kia. Thí dụ: giá phân bón, azote...luôn tăng tới mức chóng mặt.

Dĩ nhiên là hiên nay, Việt Nam không lo về vấn đề thiếu gạo. So với tình cảnh dân chúng bị đói khổ - như trong thời Đệ Nhị Thế Chiến - vì đã phải gửi qua Nhật cả triệu tấn gạo mỗi năm! Nhưng theo lời của một viên chức chính phủ, thì ông đã có thắc mắc lớn là liệu tất cả người dân có đủ khả năng để mua được gạo hay không.

Chúc bác Huệ và bà con nông dân ba miền: Chân cứng đá mềm hè!

Tien
28-11-2009, 00:21
Bữa nào anh Tiến cho biết nhận xét, khi đã ăn thử loại gạo "Ba cô gái" nhé!

:P

@Ke vo danh: Tiến ăn thử rồi, gạo 3 cô gái rất trắng, dẻo nhưng không thơm bằng gạo con phụng năm 2007 và ông địa năm ngoái! Nhưng dù sao 3 cô gái vẫn thích hơn!

Tien
28-11-2009, 00:23
Gạo "Ba cô gái" của Thái phải ko bác Tiến?nó có liên quan zì đến cá mòi đóng hộp "3 cô gái" ko ta?:)

@Tri Thức: Tiến chưa thấy cá mòi 3 cô gái!

ke vo danh
28-11-2009, 00:34
:D :D :D ...Mấy hôm nay khá nhức đầu vì thời tiết, vì thiếu ngủ (đôi khi cũng...thiếu ăn :(( ). Nhưng đọc xong cái khoe mua gạo và thử gạo của anh Tiến, tự nhiên thấy khỏe cả người :D !

Anh Tiến này, gạo hiệu Ông Đia, Con Phụng, Đồng Tiền...Gì gì đó thì nên bỏ qua cho rồi. Không những chúng cũ mà nhiều khi bảo quản không tốt, có khi nổi mốc nữa không chừng :D !

Anh Tiến đã sáng suốt để đổi qua "Ba Cô Gái" thì đó là điều tốt và có số may mắn đấy nhé! Ở đây, tôi vẫn phải nhơi gạo "Con Phụng" hoài hoài thì sao! :((

******

Tụi Thái đứng là vớ vẩn nhỉ :D ?! Đã gạo rồi lại sang cả cái màn...cá mòi nữa chứ! Hưm, chẳng hiểu con buôn đang có cái ý đồ gì nữa đây?!

:D

hat_de
28-11-2009, 08:46
...

Mặc dù sản xuất gạo trong xứ luôn luôn thặng dư, nhưng với tình trạng như: lạm phát, sâu bọ tàn phá mùa màng, thời tiết bất thường, đất ruộng canh tác càng lúc càng thu hẹp (vì không ít nông dân đành bán đi, khi họ không thể kham nổi)...đang là những mối lo không nhỏ của chính phủ và nông dân. Ở đây, bác Huệ chắc chắn là người có đầy đủ tư cách nhất để cảm thấy rõ những nỗi e ngại kia. Thí dụ: giá phân bón, azote...luôn tăng tới mức chóng mặt.

những trăn trở của anh KVD rất thú vị đó ạ
tuy ko phải người làm lúa nhưng cũng thấy trăn trở sao VN còn yếu 1 số khâu quá:

- bảo quản nì, tỉ lệ hư hại rất cao
- chưa có những loại gạo ngon đặc biệt đủ sức đọ tài với anh Thái, người giàu tại VN hay chọn gạo Thái và gạo Nhật hơn
- đô thị hoá với sự quy hoạch kém hiểu biết đã làm mất đi bao nhiêu diện tích đất lúa hiệu quả cao
- sự tự động hoá và sản xuât quy mô lớn tập trung của VN còn qua xa so với Thái, Nhật ... đành rằng đã có nhiều sáng kiến được áp dụng ... thế nhưng còn xa với mặt bằng trung bình của công nghệ thế kỉ 21 quá
- khâu xuất khẩu kém trong việc dự đoán ... giá thấp 1 cách oan gia

hy vọng những lãnh đạo ngành và quốc gia sớm có những giải pháp thông minh để gạo VN xuất nhiền như giá ko quá thấp để bà con đỡ khổ

còn 1 vấn nạn cực lớn là tệ phân bón giả <=== có 1 thế lực đen nào đó đang bao che cho cái này ... làm hại dân hại nước mà ko diệt được ... càng này tệ này càng lớn có khổ ko nè trừi


Dĩ nhiên là hiên nay, Việt Nam không lo về vấn đề thiếu gạo. So với tình cảnh dân chúng bị đói khổ - như trong thời Đệ Nhị Thế Chiến - vì đã phải gửi qua Nhật cả triệu tấn gạo mỗi năm! Nhưng theo lời của một viên chức chính phủ, thì ông đã có thắc mắc lớn là liệu tất cả người dân có đủ khả năng để mua được gạo hay không.

Chúc bác Huệ và bà con nông dân ba miền: Chân cứng đá mềm hè!

chân cứng đá mềm, thông minh sáng tạo trong sản xuất
chính xác trong đư đoán, khôn khéo trong đàm phán
đẩy mạnh nghiên cứu tìm ra các giống năng suất cao mà ngon

phải giải quyết nhìu vấn đề để VN ko mang tiếng là xuất nhiều mà tiền thu về ko nhiều ... nhưng thui bữa ni cuối tuần nghỉ ngơi 1 chút ... chúc mừng lúa gạo của ta có giá tốt :D...

... Rất phấn khởi khi nghe giá lúa hôm nay là 6200/kg

chúc mừng bác Huệ hí :D

trithuc_nguyen
28-11-2009, 10:58
@Tri Thức: Tiến chưa thấy cá mòi 3 cô gái!
@Bác Tiến:nó đây ạh:)
http://www.yellowmart.vn/images/thucpham/cathusotcabacogai.jpg

ke vo danh
28-11-2009, 16:20
Trên toàn thế giới, có ít nhất là...42 quốc gia canh tác về gạo (Việt Nam đứng hàng thứ II). Và theo dự đoán của Viện nghiên cứu về gạo quốc tế, mức tiêu thụ gạo trên thế giới sẽ lên tới hơn 781 triệu tấn cho một năm (thập niên 1990, thế giới đã...nuốt hết hơn 455 triệu tấn rồi!). Bởi vậy, bác Huệ và bà con nông dân mình ráng tiếp tục để...cấy cầy vốn nghiệp nông gia. Nha bác!

Dù được phân loại ra khá nhiều, nhưng chỉ có 3 loại chính sau đây là chính thức tung hoành:

* Gạo hột ngắn: Còn gọi là loại "Japonica", tiêu thụ mạnh tại Nam Á, khu vực Thái Bình Dương và một số nơi tại Âu Châu.

* Gạo hột dài: Tức là loại "Indica", hâu fnhư luôn được tiêu thụ trên toàn thế giới.

* Basmati: Đặc sản của vùng bắc Ấn. Gạo thơm, vừa dài hột vừa mập. Cần chăm sóc đặc biệt và phải có thời gian dài trước khi thu hoạch. Có thể coi như là hạng nhất trên tất cả mọi thứ gạo.

kvd nghe nói tới vài công ty xuất khẩu gạo tại Việt Nam như: Nova, Hàng Xanh...Nhưng không biết có phải là 100% vốn của Việt Nam hay lại có phần hùn của mấy anh Tầu?!

Philippines đang lưỡng lự giữa gạo của Pakistan và Việt Nam, chẳng qua là vì giá của Việt Nam có cao hơn chút đỉnh. Sở dĩ có trường hợp ngoại lệ này là vì theo lời chính phủ Pakistan, dân họ không mấy...ưa ăn gạo (!), nên số lượng dự trữ hoàn toàn là dư thừa để có thể cho xuất khẩu (!!!). Có đúng là như vậy hay là bắt dân trong xứ tưh bóp bụng, để có gạo mang đi bán?!

Thêm một chút tin tức cho bác Huệ: Philippines đang có ý định sẽ mua của Việt Nam, trong vài tháng tới đây, cỡ hơn 250 ngàn tấn gạo tấm (tấm cỡ 25%). Singapour cũng có thể sẽ bắt chước theo.

Có một vấn đề khác nữa là, không biết khi gạo bán qua Nhật, thì họ sẽ dùng để tiêu thụ thẳng trong xứ hay không. Hoặc lại bỏ qua bao bì khác với nhãn..."Made In Japan" để tung ra quốc tế, như đã gặp tại nhiều sản phẩm gốc Việt Nam khác??? Hy vọng là Việt Nam càng lúc càng vững, kèm theo chất lượng, để sẽ không chỉ mãi là một quốc gia gia công cho những xứ khác!

Tien
29-11-2009, 07:21
Lang thang trên mạng thấy bài này hay hay!


Nhớ hương lúa mới quê nhà

Sinh ra trong gia đình thuần nông, lớn lên bằng hạt gạo do chính tay cha mẹ chăm sóc, trong ký ức của tôi, bữa cơm lúa mới đã quá gần gũi thân thương.

Nghề nông, một năm chỉ trông vào hai vụ lúa, vụ chiêm tháng năm và vụ mùa tháng mười. Chính vì thế bát cơm gạo mới trầng ngần, dẻo thơm, quyện mùi rơm óng trong ký ức của những đứa trẻ thôn quê như tôi không có gì xa lạ.

Đó là khi tuổi thơ sống bên cha mẹ, mỗi năm hai mùa trông ngóng bát cơm lúa mới. Lớn lên, xa rời vòng tay cha mẹ, xa những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay để lên thành phố học, không phải lúc nào cũng có có thể ở nhà chờ bát cơm gạo mới song cứ đến vụ gặt lòng tôi lại háo hức, nao nao. Nhớ gia đình, nhớ cơm gạo mới một phần, phần khác tôi thèm không khí rộn ràng làng trên, ruộng dưới cô bác hăng say trong vui niềm vui được mùa.


72516
Ảnh: vnku

Công việc nhà nông lam lũ, quanh năm vất vả, chỉ mong ngày thu hoạch, đó là lúc trông thấy kết quả của cả quá trình lao động. Chính vì vậy, vui nhất vẫn là bữa cơm trong những ngày mùa bội thu. Mặc dù công việc vất vả nhưng đâu đâu cũng râm ran tiếng nói, tiếng cười, khuôn mặt ai cũng hoan hỉ, thiếu phụ cười nghiêng vành nón, trai gái trêu đùa hát nghêu ngao khắp đồng…


72517
Ảnh: wordpress

Giống như bao nhà trong xóm, mặc dù công việc đồng áng còn nhiều bề bộn, ngày đầu gặt lúa về, bao giờ ba mẹ cũng dành thời gian đập, phơi, sàng sẩy nhanh nhất có thể để cả nhà có mẻ cơm mới. Xóm tôi khi đó vui lắm, nhà nhà như đua nhau, nhà nào có cơm gạo mới ăn trước tức là niềm vui về sớm, vụ lúa năm sau sẽ được mùa gấp bội.

Hương lúa mới lan tỏa khắp nơi, từ những vỏ trấu tróc ra, từ chiếc rá tre khi vo gạo, hương tỏa ngào ngạt khi cơm sôi lục sục trong nồi gang trên bếp, đặc quánh như sữa non. Khi cơm chín, chỉ mới bắc lên, một mùi hương thơm ngậy, lan tỏa, vị béo bùi, tinh khiết, ngòn ngọt. Mùi thơm từ bếp tỏa lên nhà trên, tỏa sang nhà hàng xóm khiến những cánh mũi phập phồng, những cái bụng sắp đến bữa ngọ nguậy, sôi lên ì èo…


72518
Ảnh: tinnhanhblog

Nấu cơm gạo mới cũng không đơn giản như nấu cơm thường ngày. Gạo mới dẻo, không ưa nước lại rất hao. Vì thế, ướm lượng nước sao cho cơm bông tơi, không ướt không phải là dễ. Ngày mùa, cả ngày quần quật ngoài đồng, cơm mới lại trắng dẻo, thơm ngon, ai cũng đánh bay vài bát dễ dàng.

Nếu ở nhiều vùng, đặc biệt tại các bản làng dân tộc có tục lễ đón cơm mới rất tưng bừng thì ở quê tôi nghi lễ đó vẫn tồn tại những giản đơn hơn nhiều. Cơm mới bắc lên, đơm một bát rồi thắp hương mời ông bà tổ tiên về thưởng thức, vừa để thông báo vụ mùa thắng lợi cũng là cầu mong vụ tới mùa màng bội thu.

Mùa này đang vụ thu hoạch, khắp các cánh đồng một màu vàng óng, ngân vang tiếng cười. Tôi trở về quê trong một ngày cuối tuần giữa cái nắng cháy da cháy thịt. Mới từ đầu làng, mùi rơm mới ngào ngạt như thôi thúc hơn về thật nhanh ăn bát cơm gạo mới của mẹ.

Theo Món Ngon Hà Nội
Nguồn: Đất Việt

ke vo danh
29-11-2009, 16:25
Việt Nam là 1 trong 5 quốc gia có mức tiêu thụ gạo mạnh nhất thế giới. Những loại gạo với tên gọi, hương, vị như: Nếp Một, Tấm Thơm, Nàng Hương...có thể nói là đã ấp ủ từ khi chúng ta còn trong bụng mẹ không chừng!

Bác Huệ nhắc tới vụ Đông - Xuân với niềm phấn khởi, mà chỉ những ai chú tâm tới việc đồng áng thì mới cảm thông được. Những cực nhọc, lo âu trước và sau từng vụ mùa đó. Và khi chúng ta cầm bát cơm nghi ngút khói, thơm lừng toát ra từ hột gạo trắng ngần thì có mấy ai thầm cảm ơn những người nông dân, cả đời chân lấm tay bùn nọ...

kvd không rành lắm về công việc đồng áng, nhưng tiện đây, có thể nhờ bác Huệ...soi sáng thêm chút điều hay chăng?

- Vụ gặt "Mùa": Là thời gian từ lúc nào và khi nào chấm dứt?
- Vụ gặt "Hè - Thu": Có phải là từ tháng Sáu tới tháng Chín?
- Vụ gặt "Đông - Xuân": Như bác Huệ vừa kể, có phải là sẽ bắt đầu từ bây giờ?

Cảm ơn bác.

nlph410
29-11-2009, 18:41
Em mới đi coi Festival Lúa gạo lần thứ I ở Vị Thanh, Hậu Giang về. Làm hoành tráng quá chừng luôn! Hình như cũng là 1 event lớn nên có cả Thủ tướng về dự nữa. Hậu Giang kỳ này được 1 phen nở mặt hơn cả Cần Thơ luôn rùi ~.~

huuhuetran
27-03-2010, 05:11
Vụ Đông xuân 2010 đang thu hoạch rộ ở quê tôi - Đồng bằng sông Cửu Long- Điệp khúc trúng mùa rớt giá lại xảy ra. Hôm nay tôi về ruộng cắt lúa, nói là cắt lúa chứ coi máy gặt đập liên hợp cắt, vô bao, có máy kéo chở lúa mang về đến sân phơi. Nhìn những nông dân trên máy gặt đập họ làm việc cực nhọc mà mình đau lòng, bụi bay mù mịt, dù có khẩu trang nhưng khi họ mở ra ăn cơm, mặt mũi người nào cũng đen ngòm, đầy bụi...Lợi dụng lúc nghỉ xã hơi họ nhảy xuống kinh tắm...Ôi con kinh tưới sau 20 ngày khô hạn đã như ly cà fe sữa, đục ngầu dơ dáy vô cùng...Mấy bữa trước đọc báo Tuổi Trẻ thấy giới thiệu một ông Giám đốc một công ty lương thực ở Kiên giang - kế bên đây thôi - lương của ông ta hàng tỷ đồng...Ôi họ ăn trên ngồi trốc,phòng máy lạnh, ăn sơn hào hải vị, tắm nước nóng,vòi sen...Còn đại đa số người nông dân chúng ta chân lấm tay bùn, bán mặt cho đất bán lưng cho trời mà phải xuống đồng như mình ngày hôm nay mới đồng cảm với họ!!! Ai đã,đang và sẽ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ nhỉ?

hat_de
27-03-2010, 12:09
Ai đã,đang và sẽ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ nhỉ?

Những người "lơ lửng" sẽ học theo gương bác.
người thấp quá thì lam lũ quanh năm nào đâu có thời gian biết mình nên noi gương ai
người cao, ở địa vị trên thì họ sướng rồi, họ sống theo phong cách của họ nên cũng ko theo ai, hoặc chỉ theo bên ngoài để giả bộ.

Vụ Đông xuân 2010 đang thu hoạch rộ ở quê tôi - Đồng bằng sông Cửu Long- Điệp khúc trúng mùa rớt giá lại xảy ra. Hôm nay tôi về ruộng cắt lúa, nói là cắt lúa chứ coi máy gặt đập liên hợp cắt, vô bao, có máy kéo chở lúa mang về đến sân phơi. Nhìn những nông dân trên máy gặt đập họ làm việc cực nhọc mà mình đau lòng, bụi bay mù mịt, dù có khẩu trang nhưng khi họ mở ra ăn cơm, mặt mũi người nào cũng đen ngòm, đầy bụi...Lợi dụng lúc nghỉ xã hơi họ nhảy xuống kinh tắm...Ôi con kinh tưới sau 20 ngày khô hạn đã như ly cà fe sữa, đục ngầu dơ dáy vô cùng...Mấy bữa trước đọc báo Tuổi Trẻ thấy giới thiệu một ông Giám đốc một công ty lương thực ở Kiên giang - kế bên đây thôi - lương của ông ta hàng tỷ đồng...Ôi họ ăn trên ngồi trốc,phòng máy lạnh, ăn sơn hào hải vị, tắm nước nóng,vòi sen...Còn đại đa số người nông dân chúng ta chân lấm tay bùn, bán mặt cho đất bán lưng cho trời mà phải xuống đồng như mình ngày hôm nay mới đồng cảm với họ!!!

Điệp khúc trúng mùa rớt giá vừa là 1 quy luật khách quan mà vừa là thức mà những "ông trùm lúa gạo" có thể tác động, bởi dìm giá vài trăm đồng 1 kg thì họ bỏ túi hàng triệu đô với những hợp đồng xuất khẩu lớn.

Việc người bán mặt cho đất bán lưng cho trời bên cạnh những người tắm vòi sen ăn sơn hào ... <=== từ thời xửa ngày xưa tới nay vẫn vậy. 1 bên là lao động "quản lý", "chất xám cao" có hội nhóm, 1 bên là lao độgn chân tay, manh mún, ko có những nhóm lớn bảo vệ lợi ích, ko có tiền ko có quyền ... híc...điệp khúc chắc mãi vẫn vậy .. lớp ông trùm lúa gạo tất nhiên ko để người làm lúa gạo chết nhưng họ chỉ để những người lao động trực tiếp ấy đủ ăn, khá hơn thì có nhà có xe, nhưng việc "làm giá" thì chẳng biết bao giờ mới thuộc về người dân.

Thôi cháu xuống ăn cơm ủng hộ hạt gạo quê mình đây

huuhuetran
04-04-2010, 15:41
Bạn tem thân mến, tôi vừa phơi lúa xong. Phơi lúa là khâu cuối cùng của một vụ mùa; Đông xuân năm nay rơi vào những ngày nắng nên nông dân đỡ vất vã khi phải chạy mưa từng bữa, phải cào, gom lúa rất vất vả, người ta nói với nhau là: Cào bứt xương sống đấy! Hôm nay tôi mời các bạn xem một vài hình ảnh: Xúc lúa vô bao trong cái nắng oi bức, người nông dân đổ mồ hôi đổi lấy bát cơm giữa cái nắng nóng và đầy bụi lúa!


89196

89197

89198

huuhuetran
04-04-2010, 20:43
Vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện nay vấn đề thu hoạch lúa Đông Xuân đã được công nghiệp hóa, đi đâu người ta cũng thấy được cảnh thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp do Trung quốc, Nhật sản xuất. Nông dân được hưởng lợi rất nhiều, bên cạnh đó thì người lái máy và 2 người hứng lúa rất khó nhọc, họ tiếp xúc với bụi, khói hằng ngày rất độc hại! Dưới đây là cảnh một máy gặt đập đang hoạt động.



89211

huuhuetran
15-04-2010, 09:11
Bạn thân mến, hôm nay tôi giới thiệu một bài báo, trang bìa Tuổi Trẻ Cười nói lên cái khổ của người nông dân VN.


90069

hat_de
15-04-2010, 09:55
tội nông dân ta quá
hạt gạo xuất đi xa sỉ nhập vìa
nhưng là nhập vìa cho 1 lớp đối tượng khác trong XH
còn cái nhập của nhà nông là fân bón ... giá cao, thuốc bảo vể thực vật chất lượng thấp

tuy nhiên người nông dân chắc phải tự mình làm 1 cái gì đó chứ trông chờ sự hổ trợ từ bên ngoài chắc chẳng bít tới bao giờ quá

bởi

họ đã chờ từ hàng chục, hàng trăm ... nếu ko muốn nói là từ ... vài ngàn năm qua ... 1 tình thương nào đó ... híc...

huuhuetran
20-04-2010, 06:31
Ở quê tôi do số lượng lúa thu hoạch quá nhiều nên có nhiều hộ sau khi lúa khô họ thuê người xúc lúa, vô bao, vác vào nhà tạm trữ. Dưới đây là cảnh một đội bốc vác đang xúc lúa vô bao( một bí mật nho nhỏ, đây là lúa do gia đình tôi thu hoạch vụ Đông Xuân nầy)


90540

90541