PDA

View Full Version : Cước phí thư VNDCCH


vnmission
29-11-2009, 09:24
Bác Đàm Mạnh đã có loạt bài rất công phu về bưu chính VNDCCH, trong đó có đề cập vấn đề cước phí:

http://www.vietstamp.net/forum/showthread.php?t=2127

Theo bác Đàm Mạnh, về cơ bản cước phí của ta thời kỳ 1945 - 1975 như sau:

72529

Nhằm bổ sung, làm rõ thêm thông tin quý giá trên, tôi đã tham khảo một số nhà sưu tập và xin chia sẻ với các bác Bảng tóm tắt tạm thời cước phí trong nước giai đoạn 1945 - 1953 như sau:

72530

Kính mong các bác chỉnh sửa, bổ sung thêm chi tiết, nếu có vật phẩm minh họa thì càng quý, để chúng ta được sáng tỏ hơn về một vấn đề rất quan trọng đối với tem bưu chính VN này. Xin cảm ơn!

THE GUEST
29-11-2009, 09:51
Tìm được lưu trữ hình trong máy. Cái nầy họ bán ebay cách đây 3-4 năm. Các bác nghiên cứu thêm.

72534

72535

vnmission
29-11-2009, 13:23
@ Bác Khải: Theo tôi được biết, cước phí ở một số Liên khu (như LK4, LK5...) đa phần đều rẻ hơn cước phí chính thức, do đó cần phải nghiên cứu riêng. Bì thư trên hình như được gửi vào đầu tháng 9/1951, nếu cước phí tại LK4 là 10đ thì dán tem 1 hào có lẽ không sai.

Bì sau của bác Khải (bộ triển lãm HCT 1945 - 1975 đã đoạt giải, có trưng bày trong Diễn đàn) mới thật oách:

72541

Gửi cuối tháng 4/1951, cước phí 60đ, dán ba tem 2đ - quá chuẩn. Bì này tuy bị rách nhưng theo lời kể của bác Trâu, hình như bác Khải đã phải hy sinh tem Thiên lý mã + một số đồ khác mới đổi được!

THE GUEST
29-11-2009, 14:28
Ngày xưa, khi K và bác TG còn trao đổi hàng sưu tầm với nhau, may mắn bác ấy nhượng cho bì nầy. Lúc đó tôi đã biết bì nầy từng in trong cuốn danh mục tem BC VNDCCH 46-76 (?) do Hội Tem ... phát hành. Vâng con Thiên Lý Mã đã "bay" đi để "Bác Hồ" giấy dó hồi hương. :D

vnmission
30-05-2010, 20:51
Đây là một bì thư của bác Lữ Tích Nguyên, mạn phép bác xin được đưa lên đây vì ý nghĩa lịch sử của nó:

94534

94535

Giải thích của bác LTN:

NORTH VIETNAM, 1952, Due to postage rate for a domestic letter was raised from 100d to 200d on March 13 1952, the cover sent on August 1952, though the cds. is not so cleared, but still can see the number "8" and "52", sender affixed only a 100d stamp on cover, as a result, the post office applied a "PHAT" handstamps on both front and back side, and manuscript "100d" in blue ink to collect postage due 100d from addressee...

Với bì thư và thông tin hết sức giá trị này, chúng ta có thể biết thêm về cước phí bưu chính năm 1952 như sau:

- Ngày 13/3/1952, cước phí được nâng từ 100 lên 200 đồng;

- Tháng 8/1952, cước phí vẫn là 200 đ (chứ không phải 400 đ như thông tin trong bảng mà tôi tập hợp ở trên).

Rất mong bác LTN tiết lộ thêm với VS về cước phí VNDCCH 1945 - 1954 cũng như về bì thư đặc biệt giá trị này. Xin chân thành cảm ơn bác!

Poetry
30-05-2010, 20:58
Bì thư trên đã có bài viết đăng trên trang chủ Viet Stamp rồi mà anh vnmission. Nó ở đây: Phong bì có dấu “PHẠT” thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (http://www.vietstamp.net/forum/../article/1272/)

vnmission
30-05-2010, 21:11
Cảm ơn Poetry! Không biết mình có thể tìm được Sắc lệnh số 53-NĐ ngày 13-3-1952 của Bộ Giao thông Công chính Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không? Tôi tìm trên mạng chinhphu.vn mà không thấy, chắc phải đi tìm Công báo?

Poetry
30-05-2010, 21:34
Cảm ơn Poetry! Không biết mình có thể tìm được Sắc lệnh số 53-NĐ ngày 13-3-1952 của Bộ Giao thông Công chính Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không? Tôi tìm trên mạng chinhphu.vn mà không thấy, chắc phải đi tìm Công báo?
Cái này phải tìm Công báo hay lưu trữ quốc gia may ra có anh ạ.

Lu Tich Nguyen
31-05-2010, 23:02
Cái bì tôi bán trên ebay này là trước kia mua được trong bộ của ông Trần Nguyên, ông Trân Nguyên có viết nghi lại tài liệu về bì này, tôi thì căn cứ bài viết của ông Trần Nguyên viết tuyết minh. Tôi từng nói, trước năm 1975, tôi hoàn toàn không biết những gì về thồi VNDCCH, dù cho đến nay, về quá trình bưu chính của VNDCCH tôi cũng không biết nhiều, vì tôi chỉ là người buôn tem, không có nghiên cứu nhiều, nhưng cũng thích tìm hiểu, nên biết cũng ít thôi, có gì sai, thì xin các bạn thông cảm.

94736

vnmission
21-08-2010, 18:35
Đây là bảng cước phí cơ bản VNDCCH 1955 - 1982 theo thông tin tôi biết được đến nay:

102856

Rất nhiều thông tin có thể chưa chính xác. Rất mong các bạn tham gia đóng góp ý kiến và đưa hình ảnh, tư liệu minh họa.

dammanh
22-08-2010, 12:12
Nhiệt liệt hoan nghêng và sẽ hưởng ứng hết mình bác VNmission!Cám ơn bác rất nhiều!Mở đầu dammanh xin giới thiệu một nửa bì thư rất thú vị của một người tên KH.BÌNH thuộc D45-B.Đ.D. BTL 5.(suy diễn là thuộc tiểu đoàn 45,ban đại diện bộ tư lệnh 5/lưu ý cách gọi A-tiểu đội,B-trung đội,C-đại đội,D-tiểu đoàn .v.v..Trong bộ đội CỤ HỒ đã có từ năm 1950 theo thông tin từ chú TRẦN QUANG VỸ và anh TIẾN ĐẠT)
Bì thư này dán 2 tem VTX đoàn kết đúng cuớc phí cơ sở 200 đồng.Thư gửi từ THANH HÓA 13/3/1955 dấu nhật ấn mực đỏ có đường kính nhỏ 2,5 cm.Dấu transit HÀ NỘI 14/3/1955 dấu máy 5 lượn sóng.Dấu đến BĂC KINH 25/3/1955
Điều đặc biệt là vào năm 1955 đã biết ý đồ sâm lược của MỸ chắc KH.BÌNH phải là một cán bộ cao cấp trong quân đội VN,đó là tiêu đề dammanh mạn phép đặt tên bì thư YÊU NƯỚC CHỐNG MỸ,,hiện trong bộ sưu tập chủ đề ĐOÀN KẾT mà dammanh đang xây dựng-do dán 2 tem VTX mà cũng ẩn chứa những thông tin đáng quan tâm-như hình bác nhìn nghiêng ph 8/1/1954 mã số 021,còn 2 mẫu sau 022 và 023 ph 10/54 và 2/55 thí hình bác lại nhình trực diện.
Riêng dấu chữ nhật vẫn là bí mật với dammanh??

102866

dammanh
23-08-2010, 08:11
Điều bí mật cuối cùng là nửa mặt trước của bì thư dán tem gì cho phù hợp cước phí như bảng của bác VNmission đưa ra? đó là điều dammanh suy nghĩ nay đã rõ:
1.Cước phí 1 lá thư 20 gr đi TQ (thời điểm này chưa có thư HK) LÀ 400 đồng
2.Tem nào phát hành trước thời điểm lá thư này được gửi?13/3/55?
3.Mặt trước còn chỗ để viết địa chỉ nên chắc chỉ dán nhiều nhất 2 tem:
-Một tem Bác Hồ bản đồ 200đ
-Hai tem bác hồ bản đồ 100 đ
-Hai tem Đ.B.P 150 đ và 50 đ
-Hai tem V.T.X 100 đ
-...???
Mong các bác,các bạn cho ý kiến

kimma
23-08-2010, 19:17
Theo tôi có lẽ cước thư đi nước ngoài giai đoạn 1954 - 1955 là 300 đồng. Đây là hình 2 bì thư giai đoạn này tôi thấy trên mạng, trông có vẻ là bì thật:

102950

102951

huuhuetran
23-08-2010, 20:23
Quí vị có nghĩ là thư đi các nước xã hội chủ nghĩa sẽ được tính đặc biệt như gửi Trung Quốc 200đ, còn 2 bì thư Bác Kimma giới thiệu là 300đ từ 2 nước tư bản!( dấu đặc biệt mà Bác Mạnh thắc mắc có thể là từ Hữu nghị?)

dammanh
24-08-2010, 10:39
Bác HUỆ kính quý!
bác có bì thư mà dấu chữ nhật đó rõ hơn không ạ!mong bác post lên cho mọi người được thưởng lãm.Cám ơn bác rất nhiều!!
Còn 2 bì thư bác Kimma post lên kích thước đều lớn hơn bì thư thông thường.Không rõ có được tính là 20gr không? vài dòng cạn nghĩ.

dammanh
27-08-2010, 10:22
Một bì thư gần giống aero-gram năm 1955 mức cước chuẩn nội địa 100 đồng
103251
(trong bộ sưu tập ĐOÀN KẾT)

dammanh
31-08-2010, 03:59
Bưu ảnh thực gửi ..năm nào đây?? 1955 hay 1957.Dấu hà nội đường kính nhỏ ,đặc biệt hàng chữ :TÌNH HỮU NGHỊ VIỆT NAM - ANGERI,đó gắn liền với sự kiện nào ?? dựa trên con dấu,sự kiện và cước phí.Xin mời các bác luận là năm 1955 hay 1957
103630
l
103631

Trong bộ sưu tập chủ đề ĐOÀN KẾT.

huuhuetran
31-08-2010, 05:50
Bác Mạnh sở hữu tấm bưu thiếp hết sức quý giá. Đây chính là lịch sử của ngành bưu chính Việt Nam thế mà trong Catalogue cũng không có để giới thiệu. Chúc mừng Bác Đàm hiếu Mạnh, mong được xem những tư liệu quý hiếm như thế từ bộ sưu tập độc đáo của Bác!

dammanh
03-09-2010, 13:35
Trước khi dammanh luận giải bưu ảnh trên,xin giới thiệu một bưu ảnh khác năm 1956.

104153

dammanh
06-09-2010, 10:00
LUẬN GIẢI BƯU THIẾP TÌNH HỮU NGHỊ VN-ANGERII
Trước khi luận giải bưu thiếp này dammanh có nhận xét sau khi xem trên 10 hình ảnh các bì thư năm 1954-1955 (thời kỳ chưa có thư HK) của bản thân và của một vài người bạn,cũng như các bì thư HK và Bảo Đảm năm 1956 mà dammanh có
1.đồng ý với bác Vnmission:cước phí giai đoạn này cho 1 lá thư khoảng 20 gr đi TQ là 200đ còn đi các nước XHCN ở ĐÔNG ÂU qua đường xe lửa liên vận quốc tế đi từ BÀNG TƯỜNG qua BẮC KINH,qua ULANBATOR, hồ BAICAN đến MẠC TƯ KHOA rồi đi tiêp đến các thủ đô các nước XHCN ĐÔNG ÂU như BERLIN, PRAHA, BUDAPEST, BUCARET, SOFIA v.vv là 300đ
2.Thư bảo đảm cộng thêm tối thiểu là 600 đ,do vậy đi TQ là 800 đ còn đi các nước XHCN là 900đ
3.Cuối năm 1955 có chuyển thư hàng không,lúc đó giá cước phí chuyển một lá thư 20 gr đi các nước đông âu XHCN là 500 đ,thư HK bảo đảm cộng thêm 600 đ là 1100đ.
4. Cách tính cước thực hiện đến tháng 3 năm 1957
5.Vào giai đoạn 1954-1956 bưu điện chưa in nhãn tem HK,vì thế thư hàng không thường do chủ nhân tự viết hay dán nhãn HK của nước ngoài,thậm chí cắt hình nhãn HK từ các bì thư nước khác sản xuất dán lên.Khi gửi bưu điện mới tính cước có đủ chuyển bằng máy bay hay không?
Vào năm 1956 bưu điện có dấu xác nhận thư HK ,sau khi tính cước đủ gửi hàng không.Đến nay dammanh chỉ mới biết có 3 dạng format dấu HK thông dụng.
6.Nhãn tem HK do bưu điện vn in ra có tiêu đề hk bằng tiếng việt,đặc biệt có mầu rất đặc trưng ma dammanh thấy giới sưu tầm bì thư đông âu thường gọi các bì thư có mầu như vậy một cách bóng bảy là “Bì thư mầu safia” chỉ xuất hiện từ năm 1957,chưa rõ chính xác tháng nào?
Vài dòng suy diễn ,có gì sai mong sự góp ý của các bác và các bạn.Dammanh xin cám ơn!
Luận giải bưu thiếp hữu nghị VIỆT NAM – ANGERIA
Chủ đề bức ảnh là “dắt trâu về” Chụp cảnh chiều tà trên cánh đồng của đồng bằng Bắc Bộ ,có thể nhìn thấy hình ảnh đặc trưng của Đ.B.Bắc Bộ là bụi tre nằm trên cánh đồng và đặc trưng nhất là cây gạo đứng giữa cánh đồng,bác nông dân-chủ nhân của cánh đồng (vì cải cách ruộng đất đã thực hiện) dù đi cày về rất muộn và mệt nhưng bác rất vui vì bác cầy trên chính mảnh đất bác làm chủ!
Bưu thiếp hữu nghị VN-ANGERIA do bưu điện Hà Nội phát hành kỷ niệm sự kiên 3000 lính lê dương của quân đội Pháp ở đông dương mà chủ yếu là người Angeria và Maroc,phản chiến đầu hàng chạy sang phía Việt minh vào năm 1954,sau có người ở lại vn và lấy vợ vn.
Bì thư dấu hà nội đường kính nhỏ 2,5 cm ngày 16-05-…lúc này HÀ NỘI rất nóng ,theo bút tích người viết thi nhiệt độ đến 50-54 độ
Luận theo cước phí,kích thước con dấu,thư HK , mùa hè nóng bức ở MBVN và tính thời sự của sự kiện PHẢN CHIẾN CỦA LÍNH LÊ DƯƠNG,theo dammanh thì bì thư được gửi vào năm 1956.Đây là ý kiến cá nhân,mong sự góp ý của mọi người.
Cuối cùng bì thư dammanh post lên tiếp theo,mà dammanh cũng đưa vào bộ sưu tập chủ đề đoàn kết với lý do gì?mong các bác cho ý kiến góp ý.Xin cám ơn tất cả!

dammanh
07-09-2010, 03:52
Ba dạng dấu HK do BƯU ĐIỆN VNDCCH đóng trên bì thư,xuất hiện từ năm 1956
TƯ LIỆU TỪ BÌ THƯ TRONG BỘ SƯU TẬP CỦA ANH TRẦN TRỌNG KHẢI(dammanh xin phép anh sử dụng hình ảnh tư liệu này,cám ơn anh).Ngoài dấu PAR AVION HANOI-PRAHA Còn có hanoi-berlin và bưu ảnh trên là hanoi-pudapest.
104759
ảnh tư liệu trong sưu tập của anh T.T.K
104760
Format nay đóng dấu mực đỏ hoặc mực đen
104761

dammanh
08-09-2010, 08:16
Hình ảnh bì thư minh họa cho ba dạng dấu HK xuất hiện từ năm 1956 trên bì thư VNDCCH


Bì thư trong bộ sưu tập của anh D.Hung
104923
Bì thư trong bộ sưu tập của anh T.T.K
104924

Còn ảnh minh họa thứ 3 chính là bưu ảnh PHONG LAN đã đưa trước nằm trong sưu tập của dammanh.

dammanh
18-09-2010, 10:47
Một thông tin khá đặc biệt cần chú ý ngoài CƯỚC PHÍ trên các bì thư VNDCCH là format và nội dung con dấu.Theo bản cước phí của bác VNMISSION có ghi vào giai đoạn 1955 gửi PC trong nước là 80đ,thực tế giai đoạn này đã có quy định cước phí riêng cho các thư công vụ,nhất là thư gửi đi từ các bưu cục đặc biệt.Điều đó lý giải vì sao có tem sự vụ 80đ như tem CCL mã số 054,053 và tem CCRĐ mã số 043,044 đều là 80đ hay ước số của 80đ. Xin giới thiệu 2 bì thư khá hay và xin phép luận giải sau
1.BÌ THƯ GỬI TỪ BƯU CỤC HÀ NỘI 1:
Đây là bì thư của một NST tầm cỡ ở nước ngoài (dammanh miễn nói tên),lúc đầu dammanh còn thắc mắc,nhưng sau chuyến về thăm quê và có thể khẳng định 90% là bì thư thật và chúc mừng chủ nhân đã sở hữu một bì thư rất quý và cũng xin lỗi anh !dammanh mạn phép đưa hình này lên.

106302
2.BÌ THƯ CÔNG VỤ BẢO ĐẢM :
Đây là bì thư thực gửi (không phải bì thư philatelic) chứa đựng nhiều thông tin rất thú vị nằm trong bộ sưu tập chủ đề ĐOÀN KẾT của dammanh.Mời các bác và các bạn luận giải!

106303

dammanh
22-09-2010, 07:28
Luận giải:
1.Theo nhận xét cá nhân của dammanh(nếu được xem nội dung tờ tài liệu công vụ của bì thư dấu Hà Nội 1-sẽ chính xác hơn)
Theo thông tin được biết tính chất quan trọng của các thư gửi từ bưu cục hà nội 1 trong giai đoạn 1954-1959, thì bì thư này là bì thư philatelic…con dấu hà nội 1 là dấu thật chuẩn xác về kích thước và số vành (2) thời điểm dấu nhật ấn là đúng. Riêng dấu mực đỏ ỦY BAN TRUNG ƯƠNG MẶT TRẬN TỔ QUỐC VN thì có thể đóng thêm vì tài liệu không ghi số, có khả năng người làm lấy một trang tài liệu cũ rồi dán tem, đi xin dấu sau viết thêm địa chỉ người nhận,rất tiếc do vội hay sự cẩu thả của người nhân viên bưu cục hay vì lý do nào khác mà dấu đóng 2 lần đều bị nhòe..??
Xin giới thiệu một vài con tem sự vụ 80 đ có dấu nhật ấn HÀ NỘI 1 mà dammanh may măn tìm được trong quyển tem vn đóng dấu mà một người bạn (con một cán bộ cao cấp) sưu tầm hồi còn bé tặng dammanh trong dịp về thăm quê vừa qua.

107318



2.Đây là bì thư thực gửi từ bộ phận thương vụ Tiệp khắc có trụ sở ở số 6 phố Lê hồng Phong HÀ NỘI gửi về Tiệp Khắc.Tính chất thực gửi thể hiện qua tiêu đề bộ phận thương vụ ( trong sứ quán các nước XHCN luôn có các thành phần sau: đại sứ thay mặt chính phủ thực hiện các công tác đối ngoại,thương vụ phụ trách các hợp đồng KT,tùy viên quân sự phụ trách các hợp tác trong vấn đề QS ) các con tem CCRĐ mệnh giá thấp dán mặt sau và ..con tem VTX bị mất góc .Cước phí chuẩn xác với bản cước phí giai đoạn này của bác VNmission 300đ (cước phí cơ sở) 600đ (thư BĐ) 3 lần 260đ (thư HK do trội hơn 15 gr ) = 1680đ. Áp dụng cho trước tháng 3/1957.
Năm 1956 dấu nhật ấn đã xuất hiện dấu 1 vành và kích thước chuẩn đường kính 2,7 cm, mẫu dấu có 2 hoa thị thừa hưởng format dấu nhật ấn đông dương giai đoạn cuối và dấu nhật ấn giai đoạn 1951-1954 của dòng thư đệ nhất CH.
Các con tem mệnh giá thấp dán mặt sau cho thấy tổ chức các bưu cục của bưu điện VNDCCH đến năm 1955-1956 đã rất quy củ, các bưu cục luôn có sẵn các tem lẻ mệnh giá thấp phục vụ kịp thời khách hàng..đây cũng là thông tin giúp dammanh vài lần đi mua vét được các tem mệnh giá nhỏ từ các bưu cục địa phương.
Bì thư trong bộ sưu tập chủ đề ĐOÀN KẾT.

dammanh
22-09-2010, 12:21
Xin giới thiệu một bì thư thực gửi đầu năm 1957 trong bộ sưu tập chủ đề đoàn kết.Bì thư còn cả lá thư bên trong!Sẽ luận giải sau,mong các bác góp ý,dammanh rất cám ơn!

107358

107359

dammanh
01-10-2010, 03:05
Lục mãi mới thấy hình ảnh còn lưu,đó là 2 bì thư tương tự thấy rao bán trên decamp sau khi bì thư đầu 1957 mà dammanh vừa đưa lên forum được 3 tuần vào 2008,mời các bác luận giải,xin cám ơn trước!


No1
108088
No2
108089

dammanh
10-10-2010, 12:48
Thêm 2 bì thư khác của đại sứ quán ĐỨC gửi cuối năm 1956,mời các bác luận giải.Dammanh xin cám ơn!


No3 cước phí 900đ
109396
No4 cước phí 1500đ
109397

dammanh
12-10-2010, 03:38
Luận giải bì thư của ĐSQ – DDR:
Bì thư gửi vào mồng 2 tết dương lịch tại bưu cục Hải Phòng. Tại sao sứ quán đóng tại Hà nội thư lại gửi từ HP , điều này lý giải như sau:
Thời kỳ những năm 50 thế kỷ trước, dân VN chỉ đón tết âm lịch,vì thế tại HÀ NỘI không tổ chức các tụ điểm vui chơi,thậm chí nhiều nơi vẫnđi làm bình thường.Nhưng HP là thành phố cảng lại khác,vì thường xuyên có khách du lịch,tầu ngoại quốc cập bến,vì thế chính quyền thành phố HP thường tổ chức các tụ điểm để khách nước ngoài hay thủy thủ nước ngoài vui chơi đón tết dương lịch. Vị cán bộ SQ này chắc cũng có vai vế nhất đinh(bì thư có dấu của đsq ) xuống HP đón tết và đúng sáng mồng một tết cũng khai bút đầu xuân viết thư gửi về TỔ QUỐC. Thư gửi 2-1-1957 lúc này chưa đến 13/3/1957 nên cước thư tính như sau:
300đ cước cơ sở đi Đông âu + 300đ cước HK (tương đương cho 5 gr phụ trội ) = 600đ , đối với DDR và tây âu như vậy là phù hợp, sau ngày 13/3 có quy định cước hàng không cụ thể từng nước và thí dụ Tiệp khắc là 350đ. Cước cơ sở cũng chính là cước tàu liên vận đi đên các nước XHCN ở Đông Âu. Thư sứ quán nếu là thư công vụ,thư của nhân viên ngoại giao chủ chốt của sứ quán thường có đóng dấu SQ,nhưng con dấu đóng phải ngay ngắn, rõ ràng.. vì là đại diện bộ mặt của TỔ QUỐC.
Giới thiệu bì đi tàu liên vận QT đến BERLIN giá cước phí là 300đ.

109607

Hai bì thư bán trên Decamp vì chưa cầm trên tay nên không dám luận bàn,chỉ lưu ý về cước phí,tính nghiêm túc và bì thư sản xuất tại đâu??

No1 cước phí 900đ phù hợp,dấu SQ ngay ngắn, rõ ràng.Tem dán ngay ngắn,con dấu phù hợp đường kính 2,75 cm,2 vành có sao 6 cánh nằm giữa,hai bên có sao 5 cánh.
No2 cước phí 450đ không phù hợp với thư hàng không đi DDR,có thể mặt sau còn tem nữa (150đ hay 450đ).Thú thực bì thư này dammanh không khoái !!do cước phí chưa chuẩn xác, tem dán lung tung không ngay ngắn,dấu SQ đóng lệch lạc, chưa dám luận bàn thêm vì chưa được cầm tận tay
No3 cước phí 900đ phù hợp ( 300đ+300đ+1 lần 300đ= 900đ) ,thư riêng của nhân viên thường không dấu SQ,.
No4 cước phí 1500đ phù hợp (300đ+300đ+3 lần 300đ=1500đ) ,tem dán ngay ngắn,thư của nhân viên thường, không phải thư công vụ nên không có dâu SQ.Dấu nhật ấn chuẩn xác.
Nhìn chung các bì thư có tiêu đề SỨ QUÁN,NGÂN HÀNG,các tổ chức từ thiện như hội CHỮ THẬP ĐỎ ,HƯỚNG ĐẠO, WWF,BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG,các tập đoàn kinh doanh lớn ,các cơ quan bộ v.v..thường có giá vì một lẽ đơn giản các thư này thường quan trọng nên gửi bảo đảm có số,dán nhiều tem và các tem thường mệnh giá lớn.Hơn nữa các bì thư này thường chứa nhiều thông tin thú vị trong lĩnh vực bưu chính.
Sơ lược tóm tắt:
1.Thư HK đi TIỆP KHẮC:cước cơ sở 300đ+cước HK 260đ+ phụ trội là số lần 260đ
2.Thư đi D D R hay tây âu:cước cơ sở 300đ+cước HK 300đ+phụ trội là số lần 300đ
3.Thư đường sắt đi châu âu:300đ

Lập luân ngây ngô ,có sai sót gì xin lỗi mọi người!

vnmission
05-02-2012, 22:42
Sơ lược tóm tắt:
1.Thư HK đi TIỆP KHẮC: cước cơ sở 300đ + cước HK 260đ + phụ trội là số lần 260đ
2.Thư đi DDR hay Tây Âu: cước cơ sở 300đ + cước HK 300đ + phụ trội là số lần 300đ

Lâu quá chưa trở lại chủ đề này, thật thất lễ với bác Mạnh!

Vậy là qua rất nhiều bì thư thực gửi, bác Mạnh đã chứng minh cước hàng không đi CHDC Đức trước 13/3/1957 phải là 300đ mới đúng, thông tin ở bảng mà tôi đã tổng hợp ở trên (270đ) hoàn toàn không chính xác. Cảm ơn bác Mạnh rất nhiều!

Sau ngày 13/3/1957, cước hàng không đi Đức cũng tương tự đi Tiệp là 350đ hả bác?

Nếu căn cứ bì sau (hình delcampe), cước hàng không đi Tây Âu trước 13/3/1957 có thể là 400 đ:

156990
156991

dammanh
05-02-2012, 23:51
Bì thư thật hay!có dấu bưu cục nơi đi YÊN BÁI,bưu cục chuyển tiêp HÀ NỘI,nhãn HK phát hành trước 1954 tại HÀ NỘI
Góp với bác Vnmission một bì thư khá thú vị về cước phí

156992

vnmission
06-02-2012, 17:36
Cảm ơn bác Mạnh đã nhắc nhở! Bì thư (ebay) sau, nếu là thật, cũng cho thấy cước phí cơ bản (gửi đường bộ) đi Bulgaria ngày 02/6/1956 là 300đ (chứ không phải 200đ như trong bảng):

157068

Cước phí thời kỳ 1955 - 1957 trong bảng trên là căn cứ vào Nghị định 354-NĐ ngày 27/12/1955 của Bộ Giao thông và Bưu điện (có thể tìm tại trang thuvienphapluat.vn), theo đó phụ cước máy bay đối với thư, gói thư bưu thiếp (mỗi 5 gam) như sau:

- Trung Quốc 50đ
- Mông Cổ, CHDCDN Triều Tiên 110đ
- Liên Xô 230đ
- Ba Lan 250đ
- Tiệp khắc, Hungary, Rumani 260đ
- Bulgaria, CHDC Đức 270đ
- Albania 280đ

"Nếu gửi theo lối bảo đảm, người gửi phải trả thêm cước bảo đảm ngoại chế 600đ một bưu tín."

Như vậy chắc phải có một văn bản nào đó sau ngày 27/12/1955 và trước ngày 13/3/1957 quy định lại cước phí này, tăng lên thành 300đ (cho mỗi 5 gam)!?

vnmission
06-02-2012, 21:04
Từ sau 13/3/1957 đến 15/4/1959, cước cơ bản đi Đông Đức (vẫn) là 300đ, nhưng cước phí hàng không tăng từ 300 lên 350đ mỗi 5 gam.

157108

Bì của ĐSQ Đức gửi từ Hải Phòng ngày 14/11/1957, có dấu "HÀNG KHÔNG | Par Avion | LUFTPOST" do ĐSQ tự đóng, dấu đến Đức 28/11/1957, cước phù hợp (300 + 350x2 = 1000đ).

vnmission
06-02-2012, 22:12
Sau đổi tiền ngày 15/4/1959, tem cũ vẫn được sử dụng.

157109

157110

Bì thư gửi từ Yên Bái ngày 15/5/1959, qua Hà Nội cùng ngày, căn cứ chữ viết tay thì tới Paris ngày 6/6/1959.

Tạm thời suy đoán: Cước phí đường bộ đi Pháp (Tây Âu) là 30 xu (tương đương 300đ cũ), đến 01/3/1960 tăng thành 50 xu.

vnmission
06-02-2012, 22:35
Một bì thư đẹp từ bệnh viện Việt - Tiệp ở Hải Phòng đi Tiệp Khắc ngày 22/11/1957:

157111

Tới Praha ngày 30/11/1957:

157112

Cước cơ bản 300đ + cước bảo đảm 600đ + cước hàng không 350đ x 3 = 1.950đ.

vnmission
06-02-2012, 23:46
157114

157115

Cùng serie với bì trên, gửi hàng không nhưng không bảo đảm, cước phí 1.850đ thật khó hiểu!

Bưu thiếp ngày 7/4/1956 này gửi hàng không đi Tiệp chỉ tốn 450đ?

157113

Rất nhiều đồ "lạ" phải chờ bác Đàm Mạnh giải đáp!

vnmission
07-02-2012, 17:42
Không nhớ từ nguồn nào, tôi lại ghi chú ở bảng trên: thời gian từ 16-01 đến 15-4-1959, thư bảo đảm gửi đi các nước Đông Âu đều là 1000đ? Sau ngày 15-4 này, cước phí đồng hạng chỉ còn 20 xu, tương đương 200đ trước đó.

Bì thư này đúng trong giai đoạn trên, gửi đi Tiệp Khắc từ Hà Nội ngày 28-3-1959:

157166

157167

Cước phí tổng cộng là 1.270đ (tiền cũ) + 13 xu (tương đương 130đ) = 1.400đ. Mong bác Mạnh và các bạn giải đáp giúp!

vnmission
08-02-2012, 19:02
Cước phí thời kỳ 1954 - 1955 được quy định tại 2 văn bản của Bộ Giao thông và Bưu điện:

Nghị định số 237-NĐ ngày 18-12-1954; và
Nghị định số 8-NĐ ngày 7-01-1955.

Bạn nào tìm giúp được hai văn bản này thì tôi rất cảm ơn!

vnmission
09-02-2012, 10:34
Chắc bác Mạnh đang bận việc lắm!

Bì thư ĐSQ Đức 1956 (?) này vừa kết thúc trên ebay với giá khá cao: >150$

157255

157256

Tổng giá mặt thư hàng không (không gửi bảo đảm) 1.280đ, tôi đoán do tem ở góc dưới bên phải đã bị bong mất!?

vnmission
09-02-2012, 12:35
Tôi đoán con tem bị bong ở bì thư trên có mệnh giá 100đ, cước 300đ + phụ cước máy bay 270đx4 (cho thư nặng gần 40 gr) = 1.380đ.

157257

chắc phải có một văn bản nào đó sau ngày 27/12/1955 và trước ngày 13/3/1957 quy định lại cước phí này, tăng lên thành 300đ (cho mỗi 5 gam)!?

Cùng với bì thư ngày 22-11-1956 của bác Mạnh đã đưa (hình trên), thì văn bản tăng phụ cước máy bay đối với thư đi Đức từ 270đ lên 300đ phải được ra sau ngày 10-6-1956 (bì ebay) và trước 22-11-1956, là đoán vậy!

vnmission
11-02-2012, 09:57
Vấn đề chốt hiện nay là CƯỚC CHÍNH giai đoạn 22-12-1955 đến 15-04-1959. Qua 3 bì thư và bưu thiếp chưa giải thích được ở trên, có khả năng như sau:

- Cước chính THƯ đi nước ngoài là 300 đ, cước phụ trội cho mỗi 5 gram tiếp theo là 100 đ (gửi bằng đường bộ). Nếu gửi hàng không, phụ cước về khối lượng chỉ tính phụ cước máy bay.

- Cước chính BƯU THIẾP đi nước ngoài là 200 đ.

157345
(Bưu thiếp từ Hà Nội 08-10-1956, tới Praha 29-10-1956, cước 200 đ)

Cách định cước phí như trên có điểm không hợp lý, nhưng lúc đó VNDCCH chưa phải thành viên của UPU, nên… không sao! Giả thiết như vậy, có thể giải thích:

- Thư đi Tiệp ngày 08-01-1956: cước chính 300 đ + phụ cước máy bay 260 đ x 6 (cho thư có khối lượng từ 46 - 50 gram) = 1860 đ. Tem dán trên bì thư này có mệnh giá nhỏ nhất là 150 đ, nên tiền cước 10 đ còn thiếu, bưu điện chịu thiệt!?

- Bưu thiếp đi Tiệp ngày 07-04-1956: cước chính 200 đ + phụ cước máy bay 260 đ = 460 đ - bưu điện chịu thiệt 10 đ!?

Phụ cước máy bay đi Tiệp có thể được tăng từ 260 đ lên 300 đ khoảng trung tuần tháng 04-1956?

- Thư đi Tiệp ngày 28-3-1959: cước chính 300 đ + phụ cước khối lượng 100 đ x 5 + cước bảo đảm 600 đ = 1400 đ.

Cách giải thích rất khiên cưỡng, mong các bác cho ý kiến!

dammanh
11-02-2012, 12:35
Xin lỗi bác Vnmission nhiều!Không phải bận quá đâu mà đúng là mê hồn trận,thiếu ấn phẩm và ..khó suy đoán quá.Dammanh nghĩ phải sử dụng các bì thư nào là cơ sở?
1.Dammanh có may mắn mua được cả một dòng bì thư của một bà người TIỆP sang công tác ở VN từ 1958-1961 gửi cho chồng gồm 38 chiếc,nhận thấy cước phí thay đổi từ 1955-1960 chia ra các giai đoạn sau (đối bf thư gửi ra nước ngoài:
-1954-1955
-1955-cuối năm 1958
-đầu năm 1959-đến 15-4-1959
-15-4-59 đến đầu 1960
2.Nên sử dụng các bì thư có nhật ấn HÀ NỘI hay HẢI PHÒNG,cập nhật thông tin sớm nhất,áp dụng các nghị định mới nhanh nhất.
3 Nên sử dụng các bì thư có dán tem mệnh giá nhỏ phụ thêm vì tem này do bưu cục bán thêm cho khách sau khi đã tính toán phù hợp cước phí
Vài dòng suy luận,dammanh sẽ scan một số bì thư lên,có gì sai xin lỗi mọi người!

vnmission
11-02-2012, 12:37
Tôi vừa chỉnh lại cước chính gửi bưu thiếp ngoài nước - 200 đ (chứ không phải 150 đ).

157346
(Bưu thiếp đi Tiệp từ Hải Phòng ngày 04-08-1957)

Rất mong thông tin thêm của bác Mạnh!!!

dammanh
11-02-2012, 13:42
cước phí bưu thiêp đi đông âu 200đ cho đên 15/04/59 và tiếp theo thì thư HK đồng loạt có cước phí 20 xu

vnmission
11-02-2012, 20:14
Cước chính đi Tây Âu thời 1955 - 1959 cũng tương đương đi Đông Âu: 300 đ:

157352
(Bì thư của bác Khải, Hà Nội đi Ý 20-01-1958)

Ngày 05-04-1955, cước chính đi Đức đã là 300 đ, cước bảo đảm 600 đ:

157353
(Bì thư của bác Khải, cước đúng 900 đ)

Bì thư hàng không Hà Nội đi Đức ngày 05-01-1956:

157350
Cước chính 300 đ + cước hàng không 270 đ x 2 = 840 đ

Bưu thiếp đường bộ Hà Nội đi Tiệp Khắc ngày 14-07-1955:

157351
Cước chỉ 180 đ?!

Cũng bưu thiếp đi Tiệp, hàng không, ngày 07-01-1955:

157354
Cước chính 180 đ + phụ cước máy bay 260 đ = 440 đ


Dammanh có may mắn mua được cả một dòng bì thư của một bà người TIỆP sang công tác ở VN từ 1958-1961 gửi cho chồng gồm 38 chiếc
Bác Mạnh ơi, bà Honsova có gửi thư nào khối lượng >20 gr đi đường bộ không bác? Em tìm mãi chưa thấy!

dammanh
12-02-2012, 01:35
bác VNMISSION thân mến!Thư của bà Honsova toàn thư HK,Cước gửi thư như sau:
-Thư nhật ấn trong năm 1958 có cước thư 650 đ và lá thư muộn nhất nhật ấn 650đ là ngày 07-1-59
-Từ tháng 1-59 đến 15-04-59 có 2 lá nhật ấn 27-01 và 04-02 cước phí 300đ
-Từ sau 15-04 đến cuối 1959 có 7 lá cước 200đ hay 20 xu
-Bưu thiếp từ đầu năm 59 đến trước 15-04-59 có 3 cái cước phi 200đ còn sau 15-04-59 có 4 cái cước phí 20 xu
-bưu thiêp 1956 cước phí 500đ cón năm 1957-1958 cước phí 550đ
-thư 1958 có 2 lá cước phí 300đ và 1 lá sang CCCP cước phí 600đ
Ngoài ra dammanh có môt số thư trên 20 gr và thư bảo đảm,có thể sơ bộ kết luận sau:
TRONG NĂM 1957-15.1.59 cước thư như sau
-Cước chính 300đ
-cước HK 350đ
-Cước bảo đảm 600đ
THƯ HK 300Đ + 350Đ +SỐ LẦN 350Đ (SỐ GR VƯỢT TRỘI CHIA CHO 5)
THƯ HK-BĐ 300Đ + 600Đ (BĐ) + SỐ LẦN 350Đ (HK) (SỐ GR VƯỢT TRỘI CHIA CHO 5)
Từ 15-01 đến 15-04 cước HK 20GR LÀ 300Đ,SAU 15-04 cước HK 20GR LÀ 200Đ HAY 20XU
Vài dòng quy nạp theo các bì thực gửi!

vnmission
12-02-2012, 10:17
Cảm ơn bác Mạnh thật nhiều! Tóm lại là đến nay cước thư đi nước ngoài vẫn có điểm chưa rõ.

- Theo Nghị định 354-NĐ ngày 27-12-1955. phụ cước máy bay đi Tiệp là 260 đ (Đức là 270 đ, áp dụng đối với cả thư và bưu thiếp), thực hiện từ 22-12-1955 (5 ngày trước khi ra NĐ!).

- Trong năm 1956, văn bản nào nâng phụ cước máy bay đi Tiệp, Đức... lên 300đ?

- Nghị định 56-NĐ ngày 15-03-1957 nâng phụ cước máy bay đi Tiệp, Đức... lên 350 đ.

Thực gửi của bác Mạnh và một số bì thư, bưu thiếp đưa trên cho thấy tình hình trên.

Để hoàn tất bảng cước bưu chính ngoài nước giai đoạn này, chỉ còn thiếu:

1. Văn bản Nghị định 08-NĐ ngày 07-01-1955;

2. Cước gửi bưu thiếp được nâng lên 200 đ (từ mức 180 đ) từ bao giờ?

3. Văn bản 1956 nêu trên;

4. Cước đối với thư trên 20 gr gửi đường bộ (ở trên, căn cứ vào 1 bì thư thực gửi, tôi đoán là 100 đ, song cũng có thể là 125 hay 250 đ).

5. Với các nước khác (Tây Âu, châu Mỹ...) có quy định gì khác, văn bản?

dammanh
13-02-2012, 06:37
Vài hình ảnh bưu thiếp và bì thư 1958-1959



Bưu thiếp 1956 cước phí 500đ

157370

Bưu thiếp 1958 cước phí 550đ

157371

157372

Bưu thiếp 1959 cươc phí 200đ

157373

157374

157375

157376


157377

Bì thư 07-01-1959 HK cước phí 300đ + 350đ

157378

Bì thư 1959 giai đoạn 15-01-59 đến 15-04-59 cước phí HK 300đ

157379


157380

Bì thư đi CCCP 1958 cước phí 600đ

157381

Bì thư đi TIỆP KHẮC BĐ cước phí 300đ + 350đ + 600đ + 3 lần 350đ = 2300đ

157382

vnmission
13-02-2012, 17:12
Để các bạn dễ theo dõi, tôi cập nhật các thông tin trên với một số chú thích về nguồn thông tin có được đến nay. Do trình độ IT rất "i tờ", chữ viết trong bảng hơi nhỏ, mong các bạn thông cảm!

Bảng Cước gửi thư, bưu thiếp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 1954 – 1976 cần có một số giải thích sau:

R: phụ cước Bảo đảm; BT: bưu thiếp; "na": không áp dụng; “XHCN”: xã hội chủ nghĩa, gồm 12 nước Trung Quốc, Liên-xô, Tiệp-khắc, Bun-ga-ri, Ru-ma-ni, An-ba-ni, Cộng hòa Dân chủ Đức, Mông-cổ, Triều-tiên, Hung-ga-ri, Ba-lan, Cu-ba.

Cước chính áp dụng cho thư tới 20 gr, sau dấu “+” là phụ cước cho mỗi 5 gr tiếp theo (từ 15-04-1959 – 16-11-1974 là mỗi 20 gr tiếp theo – xem thêm chú thích 9). Ấn phẩm, các bưu phẩm khác và các dịch vụ bưu chính khác như phát riêng, phát tận tay, lưu ký… không đề cập trong bảng này.

Thư trong nước cơ bản không có phụ cước máy bay. Ngoại lệ từ 15-01-1960 có phụ cước máy bay 2xu cho mỗi 25 gr, áp dụng đối với tuyến Hà Nội - Nà Sản - Điện Biên hay ngược lại (nguồn: Nghị định số 002-NĐ của Bộ Giao thông và Bưu điện ngày 09-01-1960).

Cước gửi thư, bưu thiếp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 1954 – 1976
157422

Chú thích:

(1) Nguồn: Thông tư số 002-TT/TKV của Bộ Giao thông và Bưu điện ngày 03-01-1958 Giải thích về việc điều chỉnh giá cước bưu điện.

(2) Nguồn: Nghị định số 354-NĐ ngày 27-12-1955 của Bộ Giao thông và Bưu điện.

(3) Nguồn: Nghị định số 56-NĐ ngày 15-03-1957 của Bộ Giao thông và Bưu điện. Riêng với Nam Ninh, Quảng Tây, Hồ Nam, Quý Châu, phụ cước máy bay 50đ.

(4) Nguồn: Nghị định số 330-NĐ ngày 23-10-1957 của Bộ Giao thông và Bưu điện.

(5) Nguồn: Nghị định số 50-NĐ ngày 18-06-1958 sửa đổi phụ cước máy bay đối với tất cả bưu phẩm vận chuyển trên đường hàng không Hà Nội – Vientiane – Khơ Me – Pháp và Liên hiệp Pháp (thi hành từ 25-06-1958)

(6) Nguồn: Nghị định số 03-NĐ của Bộ Giao thông và Bưu điện ngày 08-01-1959 (thư trên 20 gr: phụ cước máy bay như Nghị định 56-NĐ)

(7) Nguồn: Nghị định số 30-NĐ ngày 4-4-1959 của Bộ Giao thông và Bưu điện.

(8) Nguồn: Quyết định số 021-QĐ của Bộ Giao thông và Bưu điện ngày 22-02-1960; áp dụng cho Campuchia từ 25-5-1959 (Nghị định số 49-NĐ ngày 19-5-1959), Cuba từ 01-12-1965 (Quyết định số 750-QĐ ngày 28-10-1965).

(9) Nguồn: Quyết định số 229-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 21-09-1974; Thông tư số 09-1974 ngày 28-10-1974 của Tổng cục Bưu điện. Cước chính được quy định theo các nấc khối lượng: 20, 50, 100, 250, 500, 1000, 2000 gr, như khối lượng từ 20 – 50 gr: LX, TQ, Lào, CPC 70xu; XHCN khác 1,1đ; còn lại 1,9đ... Ấn phẩm gửi đi Lào, CPC 30xu, các nước khác 60xu.

(10) Nguồn: Quyết định số 927-QĐ ngày 04-11-1974 quy định cước phụ máy bay các loại bưu phẩm đi Vương quốc Lào, áp dụng từ 15-11-1974.

(11) Riêng với Campuchia và Lào, phụ cước máy bay là 50xu.

(12) Nguồn: Quyết định số 80-QĐ của Tổng cục Bưu điện ngày 12-01-1976.

Các văn bản trên đều có thể tìm được trên mạng thuvienphapluat.vn.

Rất mong được bác Mạnh và các bạn đóng góp ý kiến!

vnmission
18-02-2012, 12:46
Thư trong nước 24-9-1955, cước phí 150 đ (chứ không phải 100 đ như bảng trên):

157618

Thư đi Mỹ 29-09-1955, cước gửi thường chỉ có 200đ (tuy không chắc mặt sau có tem không?):

157720
(các hình đều từ bộ sưu tập Kahane)

vnmission
19-02-2012, 23:12
Tôi sẽ tiếp tục cập nhật bảng trên theo những tin mới và hình các bì thư thu thập được. Tạm thời, mong các bạn tiếp tục đóng góp thêm về cước phí gửi thư trong nước giai đoạn 1945 - 1954, căn cứ vào bảng cập nhật sau:

157742

So với bảng ở trang 1, bảng này có một số thay đổi sau:

- Chỉ ghi thời gian bắt đầu; thời gian "đầu" hay "cuối" năm, tôi sửa thành tháng cụ thể để dễ theo dõi, khi có văn bản/bì thư/thông tin mới sẽ cập nhật sau. Riêng thời điểm 13-03-1952 là ghi theo thông tin của bác Trâu.

- Bổ sung cước phí tính theo đồng bạc Ngân hàng (viết tắt là đ NH) kể từ sau ngày đổi tiền 12-05-1951.

- Bổ sung thời điểm bỏ hoàn toàn đồng bạc tài chính (01-06-1953, trước thời điểm này cả hai loại tiền tồn tại song song).

vnmission
02-03-2012, 22:22
Một bì thư quý, đáng giá 300$!

158372
http://www.ebay.com/itm/North-Vietnam-1969-cover-7-stamps-via-Pnom-Penh-/390264968103?pt=LH_DefaultDomain_0&hash=item5add9ad3a7

Thư máy bay từ Hà Nội 18-4, vậy mà 6-6-69 mới tới Phnom Penh - không hiểu bao giờ tới được London? Chắc điều này, BS Tôn Thất Tùng cũng muốn biết!

Có một Ủy ban hỗ trợ y tế cho Việt Nam tại Anh - phải chăng vì vậy tên người nhận đã bị tẩy xóa?

Có thể cước chính là 50xu + 25xu, hoặc cước hàng không do thư nặng trên 20 gr là 25 xu.

vnmission
09-03-2012, 17:22
Thư Xunhasaba đi Mỹ 30-6-61, không có dấu đến. Kết thúc ngày 8-3-2012 ở giá 145 US$, theo tôi là đúng giá thị trường.

159264

Cước chính 50 xu, còn lại 32 xu có lẽ là phụ cước máy bay!?

vnmission
24-03-2012, 12:59
Luận giải bưu thiếp hữu nghị VIỆT NAM – ANGERIA

Chợt thấy thông tin này, gõ lại để bác Mạnh tham khảo:

... hưởng ứng lời kêu gọi của Liên hiệp Công đoàn Thế giới tổ chức "Tuần lễ tỏ tình đoàn kết với công nhân và nông dân Angiêri" bắt đầu từ ngày 7-4-1957, 7 vạn người họp mít tinh tại Hà Nội nhất trí thông qua bức thư gửi đến nhân dân Angiêri đang đấu tranh chống đế quốc Pháp...
Nguồn: Nguyễn Thành, Bác Hồ với châu Phi, NXB Lý luận chính trị, 2005, tr. 200.

dammanh
26-03-2012, 04:57
Tuyệt!!
thông tin này rất hợp với tấm PC mà Dammanh có,chỉ hơi băn khoăn vì con dấu nhật ấn có đường kính hơi nhỏ,cước phí 500đ phù hợp cước phí và dấu năm 1955 .Nhưng căn cứ vào người tiệp khắc này sang công tác ở VN và sự kiện nêu trên thi tấm PC náy phát hành năm 1957 hợp lý hơn.Cám ơn bác Vnmission nhiều!

vnmission
28-03-2012, 12:16
Giai đoạn Pháp tạm chiếm, ta có thư bảo đảm không? Tôi tin là tại một số địa phương vẫn có thể có dịch vụ này, nhất là từ khi ta có tem Sản xuất, tiết kiệm mệnh giá 500đ, nghĩa là từ tháng 6-1953.

Bì thư từng của ông Theo Klewitz này là một bằng chứng tôi thấy là khá thuyết phục:

161412

161413

Bì thư gửi từ xã Tịnh Ấn (hay Tịnh An?), huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, được tiếp nhận ngày 26-2-54, có nhật ấn TAM KY | BUU DIEN CUC (?). Dấu tròn (kiểm duyệt?) NTB (Nam Trung Bộ) 6, có cả dấu và nhãn BĐ (bảo đảm), gửi đi Việt Bắc.

Bì thư có 9 tem Bác Hồ và bản đồ loại 100đ, như vậy phí bảo đảm lên tới 750đ? Lưu ý thời kỳ này, tại Liên khu V cước chính thường thấp hơn tại các tỉnh miền Bắc.

Rất mong bác Mạnh và các bạn nhận xét về bì thư này.

dammanh
29-03-2012, 13:03
Năm 1954 tại VN,kỹ sư tham gia kháng chiến rất dễ tìm tiểu sử,nhãn tem bảo đảm khá lạ lùng!??

vnmission
30-03-2012, 22:17
Có lẽ bác Mạnh là một trong những người đa nghi nhất mà tôi từng biết! Nhưng không có những người như bác, sẽ không có chân lý nào được khám phá!

Bác Mạnh đưa ra một gợi ý cho chúng ta - ai là "kỹ sư Đặng Văn Vinh"? Google bó tay. Chỉ hy vọng tìm trong sách báo cũ, may ra có chăng?

Quả thực sự tồn tại của bì thư trên thật khó tin - tem Bác Hồ và bản đồ ai đưa vào LK5? Nếu đã có tem VNDCCH, cần gì tem LK5 nữa? Tại sao các bì dán tem LK5 mà chúng ta đã biết, chưa thấy bì BĐ nào?

Nếu bì trên là giả, thì bì R sau càng dễ là giả hơn. Tôi đưa cả hình đen trắng theo bài viết của ông Theo Klewitz đã xuất bản tại Đức tháng 8-1955 và hình mầu sau khi bì thư được sang tay gần đây:

161728

161729

Ai là Đặng Văn Vinh, rất mong các bạn để ý tìm giúp!

Tem 300đ (kể cả cước bảo đảm), bì thư này - nếu là thật - có lẽ được gửi ngày 20-6-1952.

dammanh
31-03-2012, 23:54
Vui thật !nhưng dammanh không phải con cháu TÀO THÁO. Thật ra đó là hướng giải trình hiệu quả nhất chứng tỏ ấn phẩm này là thật hay giả và biết đâu còn phát hiện ra nhiều bí mật lịch sử bưu chính VNDCCH..thậm chí cả ấn phẩm khác nữa, bác Vnmission cố lên nhé!
Tháng 10 năm1956,trường BÁCH KHOA HÀ NỘI được thành lập và là trường đầu tiên đào tạo kỹ sư của nhà nước VNDCCH,khóa kỹ sư đầu tiên đến 1960 mới ra trường! Vậy kỹ sư ĐẶNG VĂN VINH tu nghiệp ở đâu? Khả năng ở PHÁP?! Kỹ sư tu nghiệp ở PHÁP,tham giá kháng chiến chắc phải quen với giáo sư TRẦN ĐẠI NGHĨA và là một nhân vật nổi tiếng!
Khả năng thứ 2 đây là bí danh một nhân vật nổi tiếng hay một tổ chức...Đây là khả năng lý giải vì sao tại LKV có và sử dụng tem Hồ chủ tịch –bản đồ mà không dùng tem LKV
Trở lại 2 bì thư tại sao nhãn BĐ không dùng ký hiệu R ,còn nếu thư quan trọng sao không có ký hiệu TỐI MẬT,HỎA TỐC...thư bảo đảm ghi số liệu xuất hiện có quá sớm không ở LKV? Dấu nhật ấn chữ nhật đóng loạn xạ lên tem HCT-BĐ 100đ càng làm bì thư thêm ly kỳ và bí ẩn!Rất cám ơn bác Vnmission đưa lên VSF những thông tin thật thú vị!

vnmission
07-04-2012, 11:55
có cả dấu và nhãn BĐ (bảo đảm)

Tôi đúng là già rồi, cái dấu ghi rõ là BC (Bưu cục) 95378:

162592
(nhãn BĐ số 045 của Bưu Cục 78)

Nhưng nhật ấn chữ nhật này thì thật không đọc nổi:

162593

VAPUTIN
14-07-2013, 15:54
LUẬN GIẢI BƯU THIẾP TÌNH HỮU NGHỊ VN-ANGERII
Trước khi luận giải bưu thiếp này dammanh có nhận xét sau khi xem trên 10 hình ảnh các bì thư năm 1954-1955 (thời kỳ chưa có thư HK) của bản thân và của một vài người bạn,cũng như các bì thư HK và Bảo Đảm năm 1956 mà dammanh có
1.đồng ý với bác Vnmission:cước phí giai đoạn này cho 1 lá thư khoảng 20 gr đi TQ là 200đ còn đi các nước XHCN ở ĐÔNG ÂU qua đường xe lửa liên vận quốc tế đi từ BÀNG TƯỜNG qua BẮC KINH,qua ULANBATOR, hồ BAICAN đến MẠC TƯ KHOA rồi đi tiêp đến các thủ đô các nước XHCN ĐÔNG ÂU như BERLIN, PRAHA, BUDAPEST, BUCARET, SOFIA v.vv là 300đ
2.Thư bảo đảm cộng thêm tối thiểu là 600 đ,do vậy đi TQ là 800 đ còn đi các nước XHCN là 900đ
3.Cuối năm 1955 có chuyển thư hàng không,lúc đó giá cước phí chuyển một lá thư 20 gr đi các nước đông âu XHCN là 500 đ,thư HK bảo đảm cộng thêm 600 đ là 1100đ.
4. Cách tính cước thực hiện đến tháng 3 năm 1957
5.Vào giai đoạn 1954-1956 bưu điện chưa in nhãn tem HK,vì thế thư hàng không thường do chủ nhân tự viết hay dán nhãn HK của nước ngoài,thậm chí cắt hình nhãn HK từ các bì thư nước khác sản xuất dán lên.Khi gửi bưu điện mới tính cước có đủ chuyển bằng máy bay hay không?
Vào năm 1956 bưu điện có dấu xác nhận thư HK ,sau khi tính cước đủ gửi hàng không.Đến nay dammanh chỉ mới biết có 3 dạng format dấu HK thông dụng.
6.Nhãn tem HK do bưu điện vn in ra có tiêu đề hk bằng tiếng việt,đặc biệt có mầu rất đặc trưng ma dammanh thấy giới sưu tầm bì thư đông âu thường gọi các bì thư có mầu như vậy một cách bóng bảy là “Bì thư mầu safia” chỉ xuất hiện từ năm 1957,chưa rõ chính xác tháng nào?
Vài dòng suy diễn ,có gì sai mong sự góp ý của các bác và các bạn.Dammanh xin cám ơn!
Luận giải bưu thiếp hữu nghị VIỆT NAM – ANGERIA
Chủ đề bức ảnh là “dắt trâu về” Chụp cảnh chiều tà trên cánh đồng của đồng bằng Bắc Bộ ,có thể nhìn thấy hình ảnh đặc trưng của Đ.B.Bắc Bộ là bụi tre nằm trên cánh đồng và đặc trưng nhất là cây gạo đứng giữa cánh đồng,bác nông dân-chủ nhân của cánh đồng (vì cải cách ruộng đất đã thực hiện) dù đi cày về rất muộn và mệt nhưng bác rất vui vì bác cầy trên chính mảnh đất bác làm chủ!
Bưu thiếp hữu nghị VN-ANGERIA do bưu điện Hà Nội phát hành kỷ niệm sự kiên 3000 lính lê dương của quân đội Pháp ở đông dương mà chủ yếu là người Angeria và Maroc,phản chiến đầu hàng chạy sang phía Việt minh vào năm 1954,sau có người ở lại vn và lấy vợ vn.
Bì thư dấu hà nội đường kính nhỏ 2,5 cm ngày 16-05-…lúc này HÀ NỘI rất nóng ,theo bút tích người viết thi nhiệt độ đến 50-54 độ
Luận theo cước phí,kích thước con dấu,thư HK , mùa hè nóng bức ở MBVN và tính thời sự của sự kiện PHẢN CHIẾN CỦA LÍNH LÊ DƯƠNG,theo dammanh thì bì thư được gửi vào năm 1956.Đây là ý kiến cá nhân,mong sự góp ý của mọi người.
Cuối cùng bì thư dammanh post lên tiếp theo,mà dammanh cũng đưa vào bộ sưu tập chủ đề đoàn kết với lý do gì?mong các bác cho ý kiến góp ý.Xin cám ơn tất cả!


Sự kiện 3000 lính Tây đen có ở lại miền Bắc XHCN vì vướng bận vợ con hay muốn theo Việt Minh thì chắc cũng không phải là sự kiện lớn lao đến mức phải in bưu ảnh ăn mừng. Bởi vì phần lớn cái đám lính đó ngoài việc đánh đấm và ăn chơi thì có biết làm cái gì khác? Khi đã lợi dụng sự kiện đó để tuyên truyền xong thì họ là gánh nặng cho miền Bắc. Họ được đưa lên Ba vì ở thành khu riêng làm kinh tế mới. Rồi dần dà họ cũng biến khỏi miền Bắc bằng cách xin hồi hương và người ta cũng khoan khoái để họ ra đi. Cái đám đó bao gồm hổ lốn Ma rốc, Sẹ nê gan, An giê ri, Tuy ni di...thì hà cớ gì chỉ in mỗi bưu thiếp hữu nghị An giê ri: Luận chứng của bác Mạnh không vững chổ này.

Va nghĩ hợp lý nhất là bưu ảnh đó ra đời nhân dịp Chính phủ lâm thời CH An-giê-ri thăm Việt Nam DCCH ngày 13/12/1958.
Chính phủ lâm thời CH An-giê-ri được thành lập ngày 19-9-1958 và VN DCCH là một trong những nước đầu tiên công nhận chính phủ này. Dây là cuộc gặp cắp cao đầu tiên giữa hai nhà nước nên đó là dịp tốt để in bưu ảnh nói trên.

Có bao nhiêu bưu thiếp hữu nghị được in? Không rõ

Nhưng tại sao chọn một cái cảnh như thế để in, cái cảnh đó có gì hay đâu,nhìn nó nếu không có chữ Hà nội thì cảnh đó ở khắp VN hay ở khắp Đông Nam Á cũng có? Cũng không rõ

Va đoán là lúc đó gấp quá nên người ta chỉ kịp chạy ra nhà in tìm bưu ảnh nào sắp in, sắp thêm mấy chữ "bưu thiếp hữu nghị..." rồi cho in ra.

Nếu phát hành kịp vào tháng 12-1958 thì bưu ảnh trên được gửi vào tháng 5-1959. Các bác kiểm tra xem bưu phí có hợp lệ không?

Vụ Hà nội nóng 50-54 độ là vô lý. Dù tháng 5 là tháng nóng nhất Hà nội nhưng chỉ đạt mức kỷ lục vào tháng 5 (http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A1ng_n%C4%83m) năm 1926 (http://vi.wikipedia.org/wiki/1926), nhiệt độ tại thành phố này được ghi lại ở 42,8 °C

VAPUTIN
14-07-2013, 16:42
Official visit to Vietnam of the delegation of the Provisional Government of the Algerian Republic (GPRA) in 1958

http://www.ambalgvn.org.vn/relation/smallimg/gpra/gpra1small.jpg (http://www.ambalgvn.org.vn/relation/smallimg/gpra/gpra1.jpg)
Photograph provided by M.NGUYEN DUC MINH, former interpreter at the Embassy of Algeria to Vietnam.
Hanoi, December 13, 1958. The delegation of the GPRA in visit to the Ngoc Son Pagoda on the lake of the Sword at Hanoi. (from left to the right: M. Duc Minh, M. Ben Khedda, Minister of the Social Affairs, M. Mahmoud Cherif, Minister of resupplying)

Hanoi, December 15, 1958. The delegation of the GPRA in visit to the factory of mechanical engineering No.1 in Hanoi.
http://www.ambalgvn.org.vn/relation/smallimg/gpra/gpra2small.jpg (http://www.ambalgvn.org.vn/relation/smallimg/gpra/gpra2.jpg)
Photograph provided by M.NGUYEN DUC MINH, former interpreter at the Embassy of Algeria to Vietnam.

VAPUTIN
14-07-2013, 16:42
Visit to Vietnam of a delegation of the National Liberation Army (ALN) in 1958

http://www.ambalgvn.org.vn/relation/smallimg/archives/delegationALN.jpg (http://www.ambalgvn.org.vn/relation/smallimg/archives/delegationALN.jpg)

Meeting with President Ho Chi Minh

http://www.ambalgvn.org.vn/relation/smallimg/aln1.jpg (http://www.ambalgvn.org.vn/relation/smallimg/aln1.jpg) Delegation of the ALN at Hanoi, May 1959
(Photograph provided by M.NGUYEN DUC MINH, former interpreter at the Embassy of Algeria to Vietnam)

dammanh
15-07-2013, 11:44
Cám ơn bác VAPUNTIN, nhưng luận về cước phí,kích thước con dấu thì dammanh tin vào thời điểm này hơn.


.. hưởng ứng lời kêu gọi của Liên hiệp Công đoàn Thế giới tổ chức "Tuần lễ tỏ tình đoàn kết với công nhân và nông dân Angiêri" bắt đầu từ ngày 7-4-1957, 7 vạn người họp mít tinh tại Hà Nội nhất trí thông qua bức thư gửi đến nhân dân Angiêri đang đấu tranh chống đế quốc Pháp... [/INDENT]
Nguồn: Nguyễn Thành, [I]Bác Hồ với châu Phi, NXB Lý luận chính trị, 2005, tr. 200.

VAPUTIN
15-07-2013, 13:01
Cám ơn bác VAPUNTIN, nhưng luận về cước phí,kích thước con dấu thì dammanh tin vào thời điểm này hơn.


.. hưởng ứng lời kêu gọi của Liên hiệp Công đoàn Thế giới tổ chức "Tuần lễ tỏ tình đoàn kết với công nhân và nông dân Angiêri" bắt đầu từ ngày 7-4-1957, 7 vạn người họp mít tinh tại Hà Nội nhất trí thông qua bức thư gửi đến nhân dân Angiêri đang đấu tranh chống đế quốc Pháp... [/INDENT]
Nguồn: Nguyễn Thành, [I]Bác Hồ với châu Phi, NXB Lý luận chính trị, 2005, tr. 200.

Tùy ý bác, vì Va không rành vụ con dấu và cước phí. Chỉ nhắc bác một chút về mặt ngôn từ:
Đoàn kết: không có mối quan hệ bạn bè cũng có thể đoàn kết được
Hữu nghị: chỉ dùng khi hai bên có mối quan hệ gắn kết hơn, mạnh mẻ hơn mối quan hệ hợp tác.
Năm 1958 cả hai bên mới có quan hệ ngoại giao chính thức dù ALN đã được thành lập từ năm 1954.
Bác có thể gửi mail hỏi DSQ họ ở Hà nội

vnmission
02-06-2015, 11:08
Cảm ơn Poetry! Không biết mình có thể tìm được Sắc lệnh số 53-NĐ ngày 13-3-1952 của Bộ Giao thông Công chính Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không? Tôi tìm trên mạng chinhphu.vn mà không thấy, chắc phải đi tìm Công báo?

Báo Cứu quốc số ra ngày 31/3/1952. Nghị định số 51 (chứ không phải 53):

198802