PDA

View Full Version : Số phận các con tem???


noibinhyenchimhot
05-01-2010, 22:19
Xin chào các anh chị em trong diễn đàn,

Tự nhiên tui lại có 1 thắc mắc nhỏ, xin các anh chị giải đáp.
Hiện nay cùng với sự tiến bộ của dịch vụ viễn thông cũng như sự phát triển như vũ bão của internet, việc gửi thư truyền thống (theo đường bưu điện) đang ngày càng thu hẹp lại thay vì gửi thư chúc mừng sinh nhật hay các dịp lễ quan trọng thì người ta lại email hay nhắn tin trên máy tính hay qua diễn đàn (như các anh chị vừa gửi thiệp chúc mừng cho Khánh Vân hay chia buồn ecophila chẳng hạn) hoặc thư tình ... đều qua email nếu ở xa hoặc gọi điện cho tâm sự hay lên mạng để chat .... (cũng còn một số rất ít biểu hiện sự lãng mạn của mình bằng thư tay thôi ...). Các Cty khi gửi hàng loạt cho khách hàng thì họ cũng chỉ đóng dấu thôi chứ không dán tem.
Vậy thì số phận của các con tem được in ra sẽ làm gì ? không lẽ chỉ để dành cho dân sưu tập tem ? Vậy các anh chị có nghĩ sẽ có 1 ngày con tem "bị khai tử" ? Lúc ấy chắc là những con tem mà các anh chị sưu tập sẽ vô cùng quý giá ?
Mong được nghe ý kiến từ các anh chị trong diễn đàn.


Noibinhyenchimhot

Ng.H.Thanh
06-01-2010, 10:24
Ở bưu điện Cần Thơ thì tôi thấy ngày càng nhiều người gửi thư có dán tem, chính mắt tôi thấy họ gửi, chủ yếu do những cty họ gửi lần một sấp và những sinh viên và người dân gửi ra nước ngoài... So với những năm trước thì le que vài vị ra bưu điện gửi thư. Do vậy tôi không nghĩ là sau này con tem sẽ bị khai tử như bạn nói :D

caifincafe
06-01-2010, 10:41
Đúng như lời anh Thanh, ở SG mình cũng thấy vậy. Ngoại trừ các tổ chức, đơn vị gửi thư thông báo (báo cước điện thoại, giới thiệu du lịch...) thì mới để quay tem máy thôi :D. Hôm nọ đọc tạp chí tem, ban lãnh đạo hội tem cũng có lời kêu gọi mọi người hãy hạn chế dùng tem máy. Hơn ai hết, họ là những người quan tâm đến sự phát triển của phong trào tem nước nhà, do vậy bạn đừng lo xa quá hén :D

open
06-01-2010, 10:51
Theo OPEN thấy thì cái gì cũng có 1 mức giới hạn của nó !
Thư từ thì lãng mạn thật đấy nhưng nó lại không nhanh bằng email, yahoo, pm vì vậy cái sự LỜ ĐI CỦA CUỘC ĐỜI với nó như bạn thì là một chuyện không thể nào tránh khỏi.

Như đời mình vậy ! Đâu ai muốn mình ngày càng gài hơn đâu, già rồi bệnh bệnh rồi chết. Chết rồi trở về với cát bụi mà thôi, quy luật là vậy. Cái gì rồi cũng tới lúc mỏi gối chồm chân thôi.

Vì vậy mới cần những người chơi tem, yêu tem và sưu tầm tem như MÌNH và BẠN cùng VS này, bạn nghĩ lời OPEN nói có đúng không !

ngotthuha231
06-01-2010, 11:23
Hầy. Iem thì iem thấy thế này: Những nước mà cái gọi là công nghệ thông tin của họ phát triển mạnh mẽ thì chẳng phải phong trào tem của họ cũng mạnh đấy thôi?

Thế nên, em nghĩ, việc e sợ con tem sẽ có ngày "bị khai tử" thật là... lo bò trắng răng. :D

Russ
06-01-2010, 13:15
Lúc đầu chưa đọc nội dung của Đề tài này. Đọc tiêu đề Russ lại cứ tưởng bạn định đặt hàng mua tem cơ :D. Mới thấy lạ vì ko biết tại sao đặt hàng mua tem lại vào mục "Cùng nhau giải đáp".
Về vấn đề bạn nêu ra, Russ cũng nghĩ giống phần lớn mọi người. Đó là: dù công nghệ thông tin, truyền thông có phát triển đến mấy thì con tem vẫn được người dân sử dụng. Còn đối với việc sưu tầm tem, thì quả là ở các nước càng phát triển thì phong trào chơi tem cũng phát triển ko kém (em Ngọt nói quá chuẩn ;)) ).

noibinhyenchimhot
06-01-2010, 14:51
Theo OPEN thấy thì cái gì cũng có 1 mức giới hạn của nó !
Thư từ thì lãng mạn thật đấy nhưng nó lại không nhanh bằng email, yahoo, pm vì vậy cái sự LỜ ĐI CỦA CUỘC ĐỜI với nó như bạn thì là một chuyện không thể nào tránh khỏi.

Như đời mình vậy ! Đâu ai muốn mình ngày càng gài hơn đâu, già rồi bệnh bệnh rồi chết. Chết rồi trở về với cát bụi mà thôi, quy luật là vậy. Cái gì rồi cũng tới lúc mỏi gối chồm chân thôi.

Vì vậy mới cần những người chơi tem, yêu tem và sưu tầm tem như MÌNH và BẠN cùng VS này, bạn nghĩ lời OPEN nói có đúng không !

Xin chào các thành viên,


Câu hỏi này là tui tự hỏi khi đến với việc sưu tập tem, như OPEN đã nói, cái gì cũng vậy, cũng có quy luật của nó, như quy luật vô thường của Phật giáo là "sanh-lão-bệnh-tử" vậy, nên tôi nghĩ, có thể rồi đây những con tem sẽ là quá khứ, chúng ta hãy nhìn xem một số thứ cách đây vài chục năm hay vài năm thì đang còn rất thông dụng nhưng bây giờ thì rất khó kiếm, ví dụ: phim chụp, đầu tiên là phim cuộn trắng đen, sau này khi phim màu xuất hiện thì phim trắng đen biến mất, rồi đến khi máy ảnh kỹ thuật số xuất hiện thì bây giờ nghe đâu hãng Kodak đã không sản xuất giấy tráng phim cho phim chụp nữa và cũng như bây giờ khó mà kiếm nơi rửa ảnh bằng phim, có phải là phim cuộn đang từ từ biến mất đó không (chắc cũng chỉ còn 1 ít cho dân chụp ảnh nghệ thuật) ? hoặc như cách đây vài chục năm cái máy đánh chữ vẫn còn rất thông dụng, bây giờ thì ... tìm mỏi con mắt vẫn khó mà thấy vì máy vi tính đã xuất hiện và lại làm được nhiều thứ hay hơn nhiều. Hoặc cũng mới vài năm nay thôi thì cái máy nhắn tin vô cùng tiện lợi, bây giờ thì nó đang ở đâu nhỉ ?
Ý tui là không mong chuyện số phận con tem sẽ đi đến ngày ấy, nhưng chúng ta thử dự đoán xem sao ?


Noibinhyenchimhot

ngotthuha231
06-01-2010, 15:33
Em có đọc bài viết này từ lâu lắm rồi, giờ mọi người đưa ra đề tài này nên em xin chia sẻ lên đây. Không biết có phải là "lạc đề" không, nếu mọi người thấy dài quá thì đọc đoạn kết cũng được ạ. ;;)


Tiền thân của tem thư

Trước khi chính thức được phát hành lần đầu tiên vào năm 1840, từ năm 1653, người điều hành Bưu điện Paris (Pháp), Jean-Jacques Renouard de Villayer, đã cho ra đời billet de port payé, một mảnh giấy dùng làm cước phí tương tự như tem thư. Vì không có mặt phủ keo nên phải dùng kẹp hay dây để gắn mảnh giấy này vào thư.

Ở Anh cũng tương tự. Hệ thống giá trả trước bằng một loại tem cho tất cả các thư trong địa phương do William Dockwra và Robert Murray của London Penny Post phát triển từ năm 1680 đã thành công đến mức làm cho Công tước xứ York phải lo ngại là độc quyền về bưu điện của ông sẽ bị chấm dứt. Ngày nay một vài con tem hình tam giác của London Penny Post vẫn còn được lưu trong cơ quan lưu trữ văn thư.

Con tem đầu tiên ra đời

Ý tưởng cơ bản của phát minh tem thư không thu cước phí từ người nhận nữa mà là từ người gửi, "hệ thống trả tiền trước" đầu tiên đã ra đời. Đi cùng với phát minh tem thư là việc đơn giản hóa, giảm bưu phí. Vì thế, trao đổi thư từ không còn là việc chỉ dành riêng cho giới giàu có nữa.

Ngay từ năm 1836, ông Laurenz Koschier người Áo sống tại Laibach đã đề nghị với chính phủ Áo đưa tem thư vào sử dụng để đơn giản hóa hệ thống bưu điện. Ngài Rowland Hill, người được chính phủ Anh giao nhiệm vụ cải tổ hệ thống bưu điện năm 1835, đã nhận đề nghị này và đưa hệ thống trả tiền trước bằng tem vào chương trình cải tổ của ông. Ông được xem như là người đầu tiên phát minh ra tem thư.

Rowland Hill cũng chịu trách nhiệm về mẫu mã cho hai con tem đầu tiên. Hàng ngàn bản phác thảo thiết kế được gửi đến đều bị Rowland Hill từ chối. Cuối cùng ông đã lấy bản vẽ của đồng tiền kỷ niệm từ năm 1837: con tem trị giá 1 penny mang chân dung nữ hoàng Victoria I trên nền đen và loại 2 penny trên nền xanh nước biển làm mẫu tem.

Con tem đầu tiên dán bằng keo được phát hành lần đầu tiên vào ngày 6 tháng 5 năm 1840 tại Anh theo đề nghị của Rowland Hill. Do có trị giá là một penny nên giới sưu tầm tem thư gọi con tem đầu tiên là con tem Penny Đen (Penny Black).

Tem thư lan truyền rộng rãi trở thành vật được sưu tầm

Chỉ một thời gian ngắn sau khi hai con tem đầu tiên của thế giới phát hành, nhiều quốc gia khác như Mỹ, Thụy Sĩ, Đức... đã làm theo. Sau đó không lâu xuất hiện các loại tem thư khác như con tem đầu tiên dùng để gửi báo ở Áo vào năm 1851. Con tem được phát hành nhân dịp khai mạc tuyến tàu hỏa đầu tiên ở Peru trong tháng 4 năm 1871 được xem là con tem đặc biệt đầu tiên. Chiến tranh Thế giới lần I và II là những thời kỳ tem được sử dụng rộng rãi. Số lượng tem thư tăng vọt, có những lúc bản in tem đã lên đến hơn 3 vạn tại Anh. Các chủ đề trên tem thư trở thành phương tiện tuyên truyền cho các phe phái chống đối nhau như Phát xít Đức hay cộng hòa nhân dân Triều Tiên.

Cùng với sự phát triển, chơi tem và sưu tầm tem thư trở thành thú chơi văn hóa được nhiều người yêu thích. Quyển album sưu tập tem đầu tiên phát hành vào năm 1860. Tờ báo chuyên về sưu tập tem đầu tiên The Monthly Advertiser cũng được ra đời tại Anh năm 1862. Bên cạnh đó, các hiệp hội những người sưu tập tem và chơi tem xuất hiện ngày càng nhiều tại Mỹ, Luân Đôn...

Hình dáng

Tem thường có hình chữ nhật vì hình này cho phép sắp xếp tem trên giấy in tốt nhất. Hình vuông ít có hơn, ngoài ra các tem hình tam giác cũng đã xuất hiện khá sớm, được biết đến nhiều nhất có lẽ là con tem Mũi Hảo Vọng. Trong những thập niên gần đây nhiều quốc gia đã phát hành tem có đủ loại hình dáng khác nhau mà nhiều nhất là hình tròn. Cộng hòa Sierra Leone là quốc gia được nhiều người sưu tập tem biết đến vì hay phát hành tem có những dạng đặc biệt như huy hiệu, trái cây, chim, bản đồ hay hình trái dừa. Bưu chính Pháp đã phát hành nhiều tem hình trái tim; Bưu chính Nga có tem năm mới hình quạt, mỗi tờ tem hình tròn chia làm 8 con tem, nhìn trông giống một hộp pho mát.

Răng cưa

Các mẫu tem thư đầu tiên không có răng cưa, nhân viên bưu điện phải dùng kéo để cắt rời từng con tem. Henry Archer (Anh) là người đầu tiên tìm cách tốt hơn là dùng kéo để tách rời các con tem. Đầu tiên ông thiết kế một máy đục lỗ dùng dao. Máy này dùng các dao nhỏ đặt cạnh nhau rạch khía có khoảng cách đều giữa những con tem. Các con tem được rạch khía xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1848 ở các quầy bưu điện. Thế nhưng Henry Archer vẫn chưa hoàn toàn bằng lòng với chiếc máy của ông. Chẳng bao lâu sau đó ông thay thế các con dao bằng kim đục lỗ. Hệ thống tách rời tem này được các nhân viên bưu điện ủng hộ và sau khi tem có răng cưa được phát hành tại Anh thì nhiều bưu điện của các quốc gia khác cũng đã áp dụng cải tiến này.

Từ tem trong tiếng Việt có gốc từ tiếng Pháp "timbre" vì người Pháp là người đầu tiên giới thiệu tem thư vào Việt Nam. Ngày nay, con tem đã trở nên rất thân quen và không thể thiếu được trong sự phát triển của ngành bưu chính, mặc dù đã có rất nhiều phương tiện truyền thông hữu ích khác ra đời nhưng cũng không thể thay thế hết được những con tem truyền thống bởi những con tem đã mang thông điệp của tình yêu, hòa bình và hạnh phúc tới tất cả mọi nơi và mọi người trên thế giới.

Đinh Đức Tâm
06-01-2010, 15:38
Số phận các con tem rùi sẽ....chui vào những album tem của những người chơi tem chúng ta :))

ngotthuha231
06-01-2010, 15:39
Số phận các con tem rùi sẽ....chui vào những album tem của những người chơi tem chúng ta :))

Bác này, đừng ném đá vào hội nghị chứ. ;))

Russ
06-01-2010, 15:56
Số phận các con tem rùi sẽ....chui vào những album tem của những người chơi tem chúng ta :))

Con tem không tự dưng sinh ra, cũng không tự dưng mất đi.
Nó chỉ chuyển từ ...Album của người này sang ...Album của người khác.

;)) ranh ngôn ;))

ngotthuha231
06-01-2010, 16:01
Con tem không tự dưng sinh ra, cũng không tự dưng mất đi.
Nó chỉ chuyển từ ...Album của người này sang ...Album của người khác.

;)) ranh ngôn ;))

Em chuẩn bị thanh lý tem đây. Có bác nào có nhu cầu mở rộng chủ đề ko ạ? ;;)

Em nói thật, ví dụ về máy ảnh mà bác noibinhyenchimhot đưa lên cũng ko gần với con tem lắm đâu ạ. Máy ảnh chịu tác động rất lớn bởi KHKT, nó phải phát triển chóng mặt theo KHKT là điều đương nhiên. Còn con tem, phát triển cùng công nghệ in ấn, cùng văn hóa xã hội... chứ không hoàn toàn phụ thuộc vào tiến bộ KHKT.

So với ngày đầu, con tem đúng là có những chuyển biến rõ rệt: giấy in, công nghệ in, hình dáng, chất liệu, chủ đề... trên tem. Nhưng xét đi xét lại, nó vẫn là con tem chứ không thành con... gì khác. :D

Vì thế, nó không "tự nhiên" mất đi được như thuyết "sinh lão bệnh tử" của nhà Phật đâu ạ. :D

Ôi, em liên thiên rồi. :">

Russ
06-01-2010, 16:05
Em chuẩn bị thanh lý tem đây. Có bác nào có nhu cầu mở rộng chủ đề ko ạ? ;;)

Em nói thật, ví dụ về máy ảnh mà bác noibinhyenchimhot đưa lên cũng ko gần với con tem lắm đâu ạ. Máy ảnh chịu tác động rất lớn bởi KHKT, nó phải phát triển chóng mặt theo KHKT là điều đương nhiên. Còn con tem, phát triển cùng công nghệ in ấn, cùng văn hóa xã hội... chứ không hoàn toàn phụ thuộc vào tiến bộ KHKT.

So với ngày đầu, con tem đúng là có những chuyển biến rõ rệt: giấy in, công nghệ in, hình dáng, chất liệu, chủ đề... trên tem. Nhưng xét đi xét lại, nó vẫn là con tem chứ không thành con... gì khác. :D

Vì thế, nó không "tự nhiên" mất đi được như thuyết "sinh lão bệnh tử" của nhà Phật đâu ạ. :D

Ôi, em liên thiên rồi. :">

Chẹp chẹp, em nói đúng chứ cóa sai đâu.
Nói túm lại là con tem sẽ không bao h biến mất. Xin hết ý kiến tại đây

tudaihiep
06-01-2010, 16:21
Em chuẩn bị thanh lý tem đây. Có bác nào có nhu cầu mở rộng chủ đề ko ạ? ;;)
:">

Có anh đây!Em bán hết anh cũng mua.1/10 giá thị trường nhé!Người quen mà.Haha...a....a......=))
P/s:Anh mua thật chứ không đùa đâu nhé:)(Với điều kiện em bán rẻ!he..)!:)):)):)):)):))

Nguoitimduong
06-01-2010, 17:20
Tôi lại có suy nghĩ khác.
Quả thật bác noibinhyenchimhot có một cái nhìn rất hay về sự việc, vượt ra ngoài những cách nhìn thông thường. Theo thực tế tôi thấy, đúng như bác nói, hiện tại số người thường sử dụng cách gởi thư qua đường bưu điện đã giảm đi đáng kế, tôi không có thống kê cụ thể vì nói cái gì phải có con số, nhưng NTD để ý thấy là tất cả những người không chơi tem xung quanh NTD thì hầu như đều không hoặc rất ít gởi thư qua đường bưu điện dù họ ĐÃ TỪNG sử dụng thư từ rất nhiều. Vì thế với một tương lai gần, khi Công nghệ thông tin phát triển như vũ bão, thế hệ điện thoại 3G giúp con người gần nhau hơn thì chuyện vừa nêu là hoàn toàn có thể xảy ra. Và nếu doanh thu bán tem giảm thì nhà cung cấp dịch vụ sẽ đến lúc có thể phải nghĩ lại, đây là một điều rất đáng lưu tâm.
Các bạn nói tình hình tem chơi càng lúc càng phát triển? Xin các bạn xem lại, đây là dẫn chứng: http://www.dic-quangbinh.gov.vn (http://www.dic-quangbinh.gov.vn/)

Thị trường tem chơi vẫn chỉ là tiềm năng

28.11.2009

(Website Sở TT&TT Quảng Bình) - Hiện nay, kinh doanh tem chơi là một hướng phát triển giàu tiềm năng của doanh nghiệp bưu chính. Tuy nhiên, hướng đi này tại Việt Nam vẫn đang gặp phải rất nhiều khó khăn.


http://www.ictnews.vn/Home/buu-chinh/Thi-truong-tem-choi-van-chi-la-tiem-nang/2009/11/2VCMS7622521/ImageView.aspx?PublishedFileID=29474
Doanh thu tem chơi ngày càng giảm sút trong những năm gần đây.
Nhiều khó khăn
Bà Hoàng Bích Vân, Phó phòng kinh doanh, Công ty Tem cho biết, thị trường tem Việt Nam mới ở giai đoạn sơ khai do ít được xã hội quan tâm. Tính đến tháng 11/2009, cả nước có 33 hội tem tỉnh, thành phố với gần 300 CLB, khoảng 6.500 - 7.000 hội viên và khoảng 10.000-15.000 thanh thiếu niên chơi tem. Trong số người chơi tem, sưu tập tem thì số lượng nhà sưu tập tem chuyên nghiệp, có khả năng tài chính để mua tem với số lượng lớn chiếm tỷ lệ rất nhỏ.
Đáng chú ý là vài năm trở lại đây, doanh thu từ kinh doanh tem chơi có chiều hướng giảm sút. Ví dụ, trước năm 2000, doanh thu từ mảng tem chơi của Công ty Tem mỗi năm đạt khoảng 8 tỷ đồng thì những năm gần đây con số này chỉ còn trên dưới 4 tỷ đồng, giảm 50%. Theo đại diện Công ty Tem, ngoài việc bị ảnh hưởng tác động của suy giảm kinh tế toàn cầu, một trong những nguyên nhân suy giảm là do số lượng tem phát hành trong một năm đang giảm dần, do đó tổng giá mặt giảm và tổng doanh thu cũng giảm theo. Đơn cử, năm 2000 Công ty Tem phát hành 30 bộ với 86 mẫu tem, đến năm 2009 chỉ phát hành 9 bộ với 28 mẫu tem.
Từ góc độ của giới sưu tập tem, ông Vũ Văn Tỵ, Phó Chủ tịch thường trực Hội tem Việt Nam lại cho rằng hiện nay, việc đầu tư phát triển, kinh doanh tem chơi của VNPost, Công ty Tem vẫn chưa thỏa đáng. Mặc dù về chủ trương của VNPost là mở rộng thị trường tem chơi trong nước, ngoài 2 cửa hàng chính của Công ty Tem, còn tổ chức bán tem chơi ngay tại các điểm giao dịch của các bưu điện tỉnh, thành, song trên thực tế, khi người chơi tem đến các điểm giao dịch thì số loại tem chơi được bày bán rất hạn chế, thậm chí có bưu điện tỉnh thành không có khái niệm bán tem chơi. Tình trạng trên, cộng với việc số lượng tem phát hành hàng năm ngày càng ít đi, không đáp ứng được nhu cầu người sưu tập cũng là những yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường tem chơi Việt Nam.
Mặt khác, cũng theo ông Tỵ, khâu sáng tạo tem cũng là cái khó, vướng đối với sự phát triển kinh doanh tem chơi tại VN. Con tem Việt hiện vẫn chưa thu hút, hấp dẫn được chính những người sưu tập trong nước. Ngoài ra, trình độ ứng dụng công nghệ, kỹ thuật in tem, cũng như hình khối tem, hình thù răng... dù đã có nhiều cải tiến nhưng vẫn chưa theo kịp trình độ chung của thế giới cũng ảnh hưởng đến chất lượng, sức hấp dẫn của con tem Việt, khiến cho hoạt động kinh doanh tem chơi ở Việt Nam gặp nhiều khó khăn.
Cần đổi mới
Để Công ty Tem có thể phát triển mạnh hơn mảng kinh doanh tem chơi, bà Hoàng Bích Vân cho rằng, cần có được sự phối hợp tích cực của các bưu điện tỉnh, thành trên toàn mạng lưới trong việc cùng với công ty đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, tuyên truyền và quảng bá về các sản phẩm tem bưu chính. Bên cạnh đó, công ty Tem cũng muốn Bộ TT&TT và VNPost cho phép tăng số bộ tem, số lượng tem phát hành hàng năm để công ty có thể đưa ra nhiều đề tài, mẫu tem phong phú hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người chơi trong và ngoài nước.
Còn theo ông Vũ Văn Tỵ, muốn phát triển thị trường tem chơi thì đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự đầu tư, đổi mới đồng bộ: đổi mới chương trình phát hành tem, đổi mới khâu thiết kế tem để làm sao tem thu hút, hấp dẫn được người sưu tập, tạo được sự thích thú với người chơi tem cả trong nước và quốc tế; đổi mới công nghệ từ giấy, mực đến công nghệ, kỹ thuật in; đổi mới phương pháp, cách thức kinh doanh tem chơi sao cho hiệu quả, đặc biệt là phải làm tốt công tác vận động các đối tượng chơi tem, sưu tập tem.
“Riêng với công tác tuyên truyền, quảng bá, vận động người chơi tem, tôi cho rằng, thứ nhất, cần phải có một công ty chuyên doanh, tập trung đi sâu vào việc quảng bá, mở rộng thị trường kinh doanh tem chơi ở trong nước cũng như thế giới. Thứ hai, các bưu điện tỉnh thành phải có riêng một bộ phận làm công tác kinh doanh tem chơi, vừa phụ trách kinh doanh tem nhưng đồng thời cũng chịu trách nhiệm tuyên truyền quảng bá.
Các bưu điện tỉnh, thành đều phải có quầy bán tem chơi và nhân viên phụ trách các quầy này phải được đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ để họ có thể hướng dẫn những người mua tem, người yêu thích tem biết cách sưu tập. Thứ ba, VNPost cũng cần quan tâm đến việc đầu tư, tạo môi trường và điều kiện để Hội tem Việt Nam triển khai tốt công tác tuyên truyền quảng bá, phát triển phong trào sưu tập tem”, ông Tỵ nói./.

Thế có cách nào để giải quyết chuyện này?


Đây là 1 cách: (mời click vào link)
(http://www.bwportal.com.vn/?cid=4,4&txtid=260)Có nên mua tem để gửi thư điện tử không? (http://www.bwportal.com.vn/?cid=4,4&txtid=260)


Hy vọng chủ đề này tiếp tục nhận được sự quan tâm và cảm ơn về ý kiến của bác noibinhyenchimhot.

noibinhyenchimhot
07-01-2010, 21:38
Cám ơn Nguoitimduong,

Một bài viết thật hay với những dẫn chứng thật cụ thể, dĩ nhiên những người sưu tầm tem không bao giờ dám nghĩ đến chuyện đó, nhưng sự thật vẫn là sự thật, phải không Nguoitimduong.
Rồi đây cũng có thể dịch vụ bưu chính sẽ bị thu hẹp và có thể thay bằng những hình thức khác nhanh, gọn và tiện lợi hơn. Tui không làm việc trong ngành này nhưng tui nghĩ quy luật tất yếu sẽ là như vậy cho phù hợp với sự phát triển của xã hội.
Và ..... khoảng vài chục hoặc 100 năm sau, những con tem của chúng ta sưu tập sẽ trở thành "hàng quý và hiếm" và con cháu chúng ta khi nhìn lại sẽ hiểu được 1 phần của lịch sử, mà cũng có thể "các nhà khảo cổ" sẽ lập ra hẳn một chuyên ngành để "giải mã các con tem".
Vài dòng tâm sự, xin cám ơn các thành viên Vietstamp đã quan tâm.


Noibinhyenchimhot.