PDA

View Full Version : Về tem CTO của Việt Nam


kimma
11-01-2010, 15:04
Trước đây việc in tem của ta theo kế hoạch, tem in ra chắc có phần dành riêng cho CTO, nên dấu hủy CTO thường đúng ngày phát hành đầu tiên. Thời VNDCCH, dấu CTO của ta thường đóng bằng tay - nếu đúng vậy chúng có giá trị sưu tập hơn so với dấu đóng bằng máy sau này. Hay tem in ở đâu được đóng dấu CTO ở đó (do một số tem của ta thời trước in ở Đức, Hung...)?

Ngoài ra, mong các bạn cho biết:
- Tem CTO CHXHCNVN (từ 1976) có được hủy đúng ngày phát hành đầu tiên, hay một số mãi sau này (tới những năm 1990) mới hủy?
- Có phải các dấu hủy sau này đều bằng máy?
- Tem hiện nay được đóng dấu CTO như thế nào, có đúng ngày phát hành đầu tiên không?
Xin cảm ơn!

dammanh
12-01-2010, 17:57
Thắc mắc của bác KIMA rất đúng!dammanh cũng có nhiều tem CTO không hiểu vì sao hủy và thời điểm hủy cũng như lý do hủy không rõ??rất mong bạn nào rõ lý giải dùm!

tudaihiep
12-01-2010, 18:17
Cháu mới đọc bài này.Post lên để các bác tham khảo ạ.

Tem CTO

Tem hủy theo yêu cầu hay tem CTO (viết tắt từ tiếng Anh: cancelled to order) là các tem thư bị hủy bỏ bằng việc đóng dấu bưu điện trước khi được bán cho các người sưu tập tem hoặc các nhà buôn tem.

Lý do để hủy tem như vậy là để phục vụ nhu cầu sưu tầm tem và để loại bỏ khả năng tem sẽ được dùng vào việc gửi thư.

Tuy một số người sưu tầm tem chơi tem sống, đa số thích các tem đã có đóng dấu bưu điện (tem chết). Thực tế, để lập nên một bộ sưu tầm hoàn thiện, đủ bộ sẽ mất thời gian và khó khăn nếu chỉ bóc ra từ phong bì, nên nhiều bưu điện phục vụ những người chơi này với các tem mới đủ bộ đã đóng dấu. Ưu điểm của phương pháp này còn ở chỗ: các tem như vậy có thể đã được chính thức sử dụng, nhưng chưa đưa qua hệ thống chuyển phát thực sự, và các bưu điện sắp xếp chúng lại và đóng dấu hủy một cách kín đáo.

Một kiểu hủy theo yêu cầu không chính thức là các nhà sưu tầm làm việc trực tiếp với các nhân viên bưu cục. Nhà sưu tầm đưa cho nhân viên bưu cục các phong bì đã dán tem, các nhân viên đóng dấu rồi trả lại cho nhà sưu tầm. Luật lệ một số nước cho phép hình thức hủy tem này, nhưng một số khác thì không. Các tem này vẫn có thể thiếu các dấu hiệu bưu điện dành cho các tem được thực sự gửi đi cùng phong bì.

Hình thức này nhiều khi dẫn đến việc cố tình hủy tem bằng các dụng cụ đóng dấu giả mạo để chạy theo lợi nhuận, nhất là khi tem đã hủy có giá trị hơn nhiều các tem chưa dùng, ví dụ cho các tem từ các lãnh thổ xa xôi, hoặc số lượng phát hành ít. Kiểu giả mạo này đôi khi được phát hiện bởi các dấu hiệu bất thường trên dấu để lại, trên ngày tháng...

Một kiểu hủy theo yêu cầu khác xuất hiện ở những nước muốn kiếm lợi nhuận từ các nhà sưu tầm tem. Kiểu này dễ nhận ra: dấu hủy rất sắc nét, thường ở một góc, thiếu tên của nơi nhận, và keo dính vẫn còn nguyên. Có nước còn in sẵn dấu hủy lên tem loại này, như là một phần của thiết kế của tem.
(Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)
Tudaihiep

dammanh
14-01-2010, 07:43
Ve nguyen tac TEM CTO la nhu vay!dammanh co mot so an pham moi luc tim thay,cho thong tin hoi khac voi quy dinh thong thuong voi tem CTO,se post len de cac ban tham khao va dua ra suy nghi ca nhan.
Chac phai sau khi ve balan moi co dk,mong cac ban thong cam!

dammanh
10-03-2010, 02:39
TEM TỰ HỦY (CTO)

Như bạn TUDAIHIEP đã đưa ra định nghĩa rất rõ ràng về tem CTO, nhưng khi tìm hiểu tỷ mỉ,tôi nhận thấy nảy sinh nhiểu vấn đề không lý giải được?đối với dòng tem CHXHCNVN
1.Thời điểm đóng dấu hủy là thời điểm nào?Về nguyên tắc dấu hủy luôn phải sau ngày phát hành hay cùng lắm chính ngày phát hành!
2.Ngày đó có ý nghĩa gì không?cấp nào của bưu điên có thể ra quyết đinh hủy?ngoài dấu HANOI—VIETNAM ,còn dấu gì khác nữa?
3.Lý do hủy tem chỉ đơn giản xóa đi một lượng giá trị bưu chính hay còn lý do nào khác?
4.Dấu hủy luôn nằm ¼,trên mỗi con tem không là cách để nhận biết tem CTO nữa,vậy để nhận biết tem CTO bằng cách nào?? Theo catalog Michell giá tem chết thực gửi và tem CTO của tem VNDCCH &CHXHCNVN chênh lệch quá lớn!
5.Khi tìm hiểu tem VNDCCH và CHXHCNVN,nhận thấy có từng giai đoạn dấu hủy trùng với ngày phát hành hoặc sau ngày phát hành.Nhưng đặc biệt rất nhiều trường hợp lại trước ngày phát hành.
Dưới đây xin đơn cử vài trường hợp:
TEM CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT 40 đ & 80 đ (tem sự vụ) dấu hủy sau ngày phát hành
85981

TEM VIỆT TRUNG XÔ dấu hủy trên tem CTO sau ngày phát hành
85982
BỘ TEM BẮN RƠI 2500 máy bay mỹ,dấu hủy trên tem CTO đúng ngày phát hành
85989

TEM MTDTGPMN 1965 dấu hủy trên tem CTO bằng dấu kỷ niệm
85984
TEM TÊN LỬA TQ dấu hủy trên tem CTO sau ngày phát hành
85983
BỘ TEM LOS ANGELES,phát hành năm 1992 nhưng thực tế phát hành cuối 1983 (một bộ) và đầu 1984 (bộ thứ 2).sau đó tình hình căng thẳng giữa 2 phe XHCN & TBCN, VN hưởng ứng lời kêu gọi của CCCP,không t/g thế vận hội los angerles,Nhưng năm 1987,khi sang balan tôi thấy bán tại cửa hàng cả bộ sông và chết,sau tìm hiểu mới biết VN thuê CUBA in và hợp đông trả công và nguyên vật liệu bằng một số tem,nên mới có tem bán và áp dụng cho 2 bộ Los Angerles và bộ hội họa Antonio Coregio,đã quyết đinh hủy toàn bộ,nhưng không rõ đên 1990 và 1992 có quyết định lại phát hành??.Riêng số phận bộ hội họa RAFAFAEL còn lửng lơ hơn!?
85988
85987
85985
BỘ TEM HỘI HỌA NGỰA TỪ BI HỒNG, ngày hủy trên tem CTO lại trước ngày phát hành 3 tuần,có những lý do nhạy cảm mà tôi chưa rõ?? Vì sao hủy tem đúng 1/12/1989 mà ngày phát hành chọn ngày 22/12/1989,ngày TL QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VN.
85986
Có nhiều bộ ngày hủy trên tem CTO trước ngày phát hành thí dụ như bộ HỌA PICASO,KHING KHÍ CẦU CÓ ĐIỀU KHIỂN,THUYỀN CỔ,TRIỂN LÃM TEM Ở FINLAND v.v..Theo tôi CTT quy định ngày phát hành là ngày bắt đầu bán tem ra,còn quyết định hủy tem lại thuộc cấp thẩm quyển cao hơn và độc lâp..nên mới có hiện tượng viêc ai người đó làm và mới sinh ra cảnh”Tem chưa sinh ra đã chết như vậy ?”
6.Dấu hủy tem là dấu đóng tay hay đóng máy?hay in đồng thời trong quá trình in tem.Theo tôi chủ yếu đóng tay,có một vài trường hợp đóng máy như các bloc los angeles,bloc họa picaso,corregio v.v..tuy vây sau số lượng đóng 100 con,thì con dấu lại quay đi 1 góc thí dụ như 90 độ như đối với bloc los angerles.
Viêc tim hiểu tem CTO,đã đem lại may mắn cho tôi ,tình cờ tôi phát hiện được một con tem dị bản khá thú vị, nhưng điều quan trọng là tem CTO VN có nhiều điều bí ẩn,cần tìm hiểu,dịp khác xin giới thiệu với các bạn con tem dị bản mà tôi vừa đề cập trên!

kimma
10-03-2010, 07:52
Cảm ơn các câu hỏi hóc búa của bác Mạnh! Hy vọng các bạn sẽ giúp trả lời được.

Tôi không muốn làm phức tạp thêm, nhưng chia sẻ với các bạn hai hình CTO hơi lạ, block Lenin đóng dấu CTO lỗi (?) và block HCT dấu CTO Cẩm Thủy (?):

85993 85994

kimma
10-03-2010, 13:00
Không biết đây có thể là một khả năng không: Ai thích xin dấu CTO ngày nào cũng được (!?). Lô sau tem khác nhau, nhưng đều có dấu 10/01/1955:

86011

86012

86013

86014

86015

86016

vnmission
11-03-2010, 21:44
Nếu tôi không nhầm, một số tem CTO được hủy đúng ngày phát hành (theo quy định nào đó), nhưng đa phần sau ngày này từ 1 - 18 năm hoặc hơn:

86302

86303

86304

86305

86306

dammanh
12-03-2010, 04:29
Cám ơn bác vnmission!bác vạch ra một hướng sưu tâm rất hay!Những khối 4 đóng dấu hủy đúng ngày phát hành có ý nghĩa nhiều lúc còn hay hơn các FDC trắng.Đặc biệt trong giai đoạn đầu.Tiện đây dammanh muốn hỏi bác có các khối 4 CTO tem indochine in đè VNDCCH không,giới thiệu cho mọi người chiêm ngưỡng,bản thân dammanh chỉ nghe kể,chứ chưa thấy thực hoàn chỉnh bao giờ!cám ơn bác trước!

dammanh
14-03-2010, 05:40
Một vài bloc đóng dấu hủy CTO trước ngày phát hành.Chủ yếu rơi vào những năm 1987-1992


KHINH KHÍ CẦU CÓ ĐIỀU KHIỂNPHATS HÀNH 10/9/90
86592
TL FILAND 88 PHÁT HÀNH 1/5/89
86593
THUYỀN CỔ PHÁT HÀNH 10/4/90
86594
TL SEVILA PHÁT HÀNH 15/1/92
86595
KT CỐ ĐÔ HUẾ PHÁT HANH20/2/90
86596
TRỰC THĂNG PHÁT HÁNH 12/4/89
86597
XE LỬA PHÁT HANH 30/12/88
86598
HỌA PICASO PHÁT HÀNH 30/12/87
86599
THÚ HOANG PHÁT HÀNH 30/12/88
86600
HỌA TỪ BI HỒNG PHÁT HÀNH 22/12/89
86601

vnmission
14-03-2010, 08:44
BỘ TEM HỘI HỌA NGỰA TỪ BI HỒNG, ngày hủy trên tem CTO lại trước ngày phát hành 3 tuần,có những lý do nhạy cảm mà tôi chưa rõ?? Vì sao hủy tem đúng 1/12/1989 mà ngày phát hành chọn ngày 22/12/1989,ngày TL QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VN.

Có nhiều bộ ngày hủy trên tem CTO trước ngày phát hành thí dụ như bộ HỌA PICASO,KHING KHÍ CẦU CÓ ĐIỀU KHIỂN,THUYỀN CỔ,TRIỂN LÃM TEM Ở FINLAND v.v..Theo tôi CTT quy định ngày phát hành là ngày bắt đầu bán tem ra,còn quyết định hủy tem lại thuộc cấp thẩm quyển cao hơn và độc lâp..nên mới có hiện tượng viêc ai người đó làm và mới sinh ra cảnh”Tem chưa sinh ra đã chết như vậy ?”

Trường hợp hủy trước ngày phát hành:

Không rõ bộ Từ Bi Hồng in ở đâu? Nếu là ở nước ngoài như các bộ kia thì còn có thể hiểu, vì người ta dự định phát hành vào ngày đó, đóng dấu hủy CTO bằng máy, nhưng đưa tem về tới VN thì đã muộn?

Trường hợp hủy sau ngày phát hành:

Đối với những bộ tem in ra một thời gian thì cước phí thay đổi, hay cước phí không thay đổi nhưng bộ sau đã in ra rồi, thì người ta cho hủy (CTO) phần lớn là phải.

Để biết chính xác từng trường hợp cụ thể, chắc phải sưu tầm thêm tư liệu.

hat_de
14-03-2010, 10:19
Hôm nay nhân viết 1 bài trong đây (http://www.vietstamp.net/forum/showthread.php?p=97584#post97584) <===, nên gặp lại 1 tư liệu có thể bổ sung vào nghiên cứu của các bác trong mục về tem CTO này

đây là 1 khối 4 độc đáo ở 4 điểm:

- dị bản gấp nếp
- dị bản thiếu hàng răng
- dị bản hàng răng ... thưa
& dấu CTO

http://www.vietstamp.net/forum/attachment.php?attachmentid=86607&d=1268537090

xem kĩ dị bản trên có thể hình dung quá trình hình thành "trái đất" như sau

- phơi giấy bị gấp nếp chạy qua máy in ít nhất 3 lượt mực: đen, cam, xanh 1 cách ổn định
- sau đó được kéo dãn bình thường để đục hàng răng dọc và 1 số răng ngang
- sau đó đóng dấu CTO

ko bàn về vấn đề gấp nếp việc đóng CTO này diễn ra sau khi in tem, và dãn giấy

in dấu CTO bằng máy tự động ngay sau quá trình in tem thì dấu ko thể tròn như vậy mà phải tách ra. Nhưng thực tế dấu tròn rõ hoàn hảo, tức là được in sau khi giấy được dãn trở lại bình thường. Ko lẽ sau khi phát hiện ra lỗi người ta lại dãn giấy da để thực hiện việc in CTO, trong khi lẽ ra tem này phải được huỷ.

Nếu ko phải đóng CTO máy thì người ta đã cất tờ tem này ra rồi sau đó đóng CTO bằng tay

còn khối CTO dị bản lệch màu này cũng thú vị

http://www.vietstamp.net/forum/attachment.php?attachmentid=86608&d=1268537090

gk ko nhớ 2 hình tem trên lấy ở mục nào trên mạng, chỉ nhớ là cất nó vào thư mục lịch tem, mà hôm nay 14.3 sn Anh-xtanh nên mới đụng vào và nhớ ra góp vui trong này.

Trở lại 1 trong những vấn đề chính của mục này là ngày trên dấu CTO.
Thiên tài vật lý Anh-xtanh cất tiếng óe oe ngày 14.3.1879 thì 1979 ko chỉ VN mà có rất nhiều nước ra tem mừng sn ông, trong đó có Vn. Và 1 sự kiện lớn như thế hẳn đã có kế hoạch từ trước đó vài năm.

1 kế hoạch rõ ràng thì có thể đàng hoàng thu xếp kịp để 14.3.1979 phát hành tem nhưng con dấu lại là 1976, tức là trước đó 3 năm. Và ngày thì cũng ko phải sinh nhật ông. Có thể nói con dấu 15.4.1976 cũng là 1 con dấu CTO kì lạ trên tem mừng sn AT 14.3.1979

đây là 1 trường hợp hủy trước ngày Phát hành những cũng ko biết xếp vào tình huống nào trong giải thiết của anh vms

Trường hợp hủy trước ngày phát hành:

Không rõ bộ Từ Bi Hồng in ở đâu? Nếu là ở nước ngoài như các bộ kia thì còn có thể hiểu, vì người ta dự định phát hành vào ngày đó, đóng dấu hủy CTO bằng máy, nhưng đưa tem về tới VN thì đã muộn?

Trường hợp hủy trước ngày phát hành:

Đối với những bộ tem in ra một thời gian thì cước phí thay đổi, hay cước phí không thay đổi nhưng bộ sau đã in ra rồi, thì người ta cho hủy (CTO) phần lớn là phải.

Để biết chính xác từng trường hợp cụ thể, chắc phải sưu tầm thêm tư liệu.

con dấu CTO trên dị bản gấp nếp Anh-xtanh nổi tiếng kia có thể dẫn chúng ta tới 2 tư liệu sau trong 1 bài của bác kimma

Cảm ơn các câu hỏi hóc búa của bác Mạnh! Hy vọng các bạn sẽ giúp trả lời được.

Tôi không muốn làm phức tạp thêm, nhưng chia sẻ với các bạn hai hình CTO hơi lạ, block Lenin đóng dấu CTO lỗi (?) và block HCT dấu CTO Cẩm Thủy (?):

http://www.vietstamp.net/forum/attachment.php?attachmentid=85993&d=1268185670

http://www.vietstamp.net/forum/attachment.php?attachmentid=85994&d=1268185670

sở dĩ nói liên hệ tới 2 block trên vì cách và vị trí mà con dấu CTO xuất hiện

trong khối tem Lê-nin thì 2 con dấu HN 22.4 (22.4 là sinh nhật Lê-nin) ko được đóng cùng 1 lúc và cùng 1 phương, cũng ko cùng 1 loại mực...đó thể nói nó được đóng thêm.

Hơn nữa con dấu phía dưới là dấu thực sự bị in lệch, hay sau này bị đóng dấu tay như con dấu góc phải trên.

Còn dấu trên tem sn bác là dấu CTO hay dấu mà người chơi "thích thì mượn đóng" lên khối tem.

Thật là phức tạp, hy vọng vấn đề ko rối mù rối mịt mong các bác tiếp tục mở lối #:-s

vnmission
14-03-2010, 10:44
Cái dấu "toàn dân tham gia bỏ phiếu" 25-4-1976 này rõ ràng là "râu ông này cắm cằm bà nọ", cho vào "thư viện rác" thôi!

86621

Xem cái dấu Cẩm Thủy, tôi thấy hơi lạ vì hết sức mất cân đối, khác hẳn các con dấu khác. Hay là ở Thanh Hóa phải vậy?

86622

hat_de
14-03-2010, 11:01
ôi trời ơi...phóng to lên mới thấy

Cái dấu "toàn dân tham gia bỏ phiếu" 25-4-1976 này rõ ràng là "râu ông này cắm cằm bà nọ", cho vào "thư viện rác" thôi!

http://www.vietstamp.net/forum/attachment.php?attachmentid=86621&d=1268541668

thế này thì đúng là dở hơi rồi, hèn gì ko phải ngày sinh nhật Anh-xtanh
ko lẽ thiếu dấu đóng CTO là lại chơi lệch chuệch loại choạc như vậy
con dấu đó cũng làm phí luôn dị bản gấp nếp này

http://www.vietstamp.net/forum/attachment.php?attachmentid=86607&d=1268537090

dấu toàn dân tham gia bỏ phiếu mà sao L-) có cả ngày 25.4 và 15.4 nữa vậy trừi

ôi tội cho Anh-xtanh, may mà trên tem có ghi ngày sinh nếu ko bộ này chẳng còn điểm thú vị nào

còn món này


Xem cái dấu Cẩm Thủy, tôi thấy hơi lạ vì hết sức mất cân đối, khác hẳn các con dấu khác. Hay là ở Thanh Hóa phải vậy?

http://www.vietstamp.net/forum/attachment.php?attachmentid=86622&d=1268541668

có lẽ người ta có thể sáng tạo ra nhiều kiểu dấu CTO trời ơi đất hỡi nữa
ko rõ danh mục tem các nước có phần nào ghi chú về thông tin CTO ko, ví như, các ngày đóng CTO + tên hiệu và số lượng tương ứng ko.

Ngoài khu rừng dị bản, in đè, fdc ... thật giả lẫn lộn giờ người chơi lại có thêm 1 địa hạt mới cần khám phá đó là sự kì bí của lãnh địa CTO :D

Càng chơi sâu càng thấy thật bí hiếm #:-s

kimma
15-03-2010, 09:28
Thời chiến, việc in tem ngoài phục vụ bưu chính còn nhằm 2 mục đích quan trọng: tuyên truyền và gây quỹ. Việc chuyển tem sống thành tem CTO có thể vì dễ bán hơn do giá rẻ, hơn nữa cũng dễ vượt qua cấm vận của các nước phương Tây hơn.

Đóng góp thêm một số tư liệu để các bác tham khảo:

Tem 500 máy bay phát hành 30/8/1965, nhưng CTO ngày 29/4/1966, đúng ngày phát hành và cũng là ngày CTO tem 1000 máy bay:

8679586796

Tem 1500 máy bay CTO đúng ngày phát hành chính thức 14/10/66:

86797

Tem CCRĐ 40 đ phát hành 12/1955, CTO 2/9/1958 và 2/10/58:

86798

Tem CCRĐ 80 đ phát hành 12/1955, CTO 6/4/57 và 2/9/58:

86799

kimma
15-03-2010, 13:39
Bổ sung dấu hủy CTO trên con tem 1500 máy bay, ngày 14-10-66:

86831

hat_de
15-03-2010, 14:56
Bộ tem bắn rới 1500 máy bay Mỹ là 1 bộ tem khá đặc biệt của VN ở chỗ nó có 2 mẫu

1 mẫu ghi ngày, tạm gọi lịch tem

http://www.vietstamp.net/forum/attachment.php?attachmentid=17088&d=1223997020

còn 1 mẫu ko

http://www.vietstamp.net/forum/attachment.php?attachmentid=17087&d=1223997020

sau đó 1 thời gian, khi bắn thêm 2000 chiếc nữa chúng ta có 1 bộ tương tự

cũng có 2 mẫu

1 mẫu có ngày

http://vietnamstamp.com.vn/collection/750.jpg

1 mẫu thì ko

http://vietnamstamp.com.vn/collection/751.jpg

Con tem ngoài nhiệm vụ thanh toán cước còn là 1 công cụ đánh dấu những mốc son quan trọng trong cuộc chiến. Nhờ đó phát tuyên truyền và cổ vũ dân tộc trong cuộc kháng chiến ác liệt chưa biết ngày nào kết thúc. Vì vậy, ngoài 2 bộ tem có lịch tem trên còn rất nhiều bộ khác kỉ niệm số máy bay Mỹ bị bắn rơi trên bầu trời miền Bắc.

Tuy nhiên ko có nhiều bộ in ngày tháng rõ ràng, lý do đơn giản là bởi rất khó có thể ước đoán chính xác ngày nào thì đạt con số trên.

Trở lại bộ "bắn rơi 1500"
Bộ nay mang mã số 196 được ghi chép là phát hành ngày 14.10 - ngày của sự kiện
Mẫu thứ nhất mã số 497 (mẫu ko ghi ngày)
Mẫu thứ nhất mã số 498 (mẫu có ghi ngày) <=== riêng mẫu này phát hành 4 ngày sau đó, tức là ngày 18.10

Việc ước định ngày chiếc máy bay thứ 1500 bắn rơi là rất khó, nên việc in món lịch tem là khó có thể, có thể nói theo cách dân dã là "kiểu nhắm mắt bắn bừa"

Theo suy đoán của gk thì bộ tem được in ra để chờ đón sự kiện này, và tới ngày chiếc máy bay thứ 1500 rơi thì sẽ phát hành. Và con dấu CTO kia thực hiện chức năng tuyên truyền 1 cách hoàn hảo.

như 1 nhận xét của bác Kim ma: "Thời chiến, việc in tem ngoài phục vụ bưu chính còn nhằm 2 mục đích quan trọng: tuyên truyền"

việc có sẵn tem và chờ ngày sự kiện để phát hành tem sống & tem CTO như vậy là rất đẹp. Cho dù con dấu CTO đó được đóng trong ngày 14.10 hay sau ngày 14.10 thì đề ý nghĩa và mang trọn giá trị của nó. Các con dấu CTO khác (nếu có) của bộ này sẽ ko có giá trị về mặt lịch sử. Giả sử nếu có và hiếm hơn thì cũng là giá trị về mặt sưu tầm.

Bộ 1500 trên theo gk được biết thì mẫu ko in ngày đắt hơn rất nhiều lần so với tờ lịch tem của nó, và khối CTO của mẫu ko khi ngày cũng rất giá trị.

Tạm mạn đàm về nó để đề cập tờ lịch tem mã số 948, mẫu này cùng 1 nội dung với mẫu trên nhưng có in kèm ngày, và được phát hành 4 ngày sau khi sự kiện chiếc máy bay thứ 1500 bị bắn rơi. Ko rõ là tem in thêm hay in đè tem ko ngày, mà rất có thể là để "nhấn mạnh" ngày 14.10 lịch sử tem ko in ngày đã được sử dụng cho việc này và làm nó trở nên hiếm hơn rất nhiều. Chính vì thế mà mẫu ko ghi ngày giá trị cao hơn, đắt giá trên thị trường hơn.

1500 ko ngày có tem CTO ngày 14.10 quả thực món quý. Ko rõ mẫu có ghi ngày 14.10 được phát hành ngày 18.10 kia có tem CTO ko, và nếu có thì ngày nào. Về mặt tuyên truyền thì nếu có ngày của nó nên là 14.10 cho dù 4 hôm sau nó mới được phát hành.

Lại 1 lần nữa tạm mạn đàm về bộ 1500 MB trở lại với bộ 3500 MB. Việc "xác định" ngày ta "sẽ" bắn rơi chiếc máy bay thứ 3500 là 1 điều rất khó, bởi 1 sự kiện như thế phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Cho dù giả định rằng với cuộc chiến này thế nào rồi ta cũng bắn tới chiếc thứ 3000, rồi 3500, 4000.... thì việc xác định ngày X tháng Y năm Z chiếc thứ 3500 phải rơi là 1 điều quá khó.

bộ tem có 2 mẫu đều giá mặt 12 xu, 1 mẫu ghi ngày 1 mẫu ko. Ban đầu gk đoán rằng người ta in sẵn mẫu tem bắn rơi 3500 MB ko ghi ngày, rồi sau đó in mẫu có ngày để chờ đúng hôm đó thì phát hành, tránh trường hợp như bộ 1500 phải 4 hôm sau mới phát hành mẫu có ngày. Nhưng chợt nghĩa giả thiết này hết sức ngây thơ bởi lẽ nếu ngày 22.4 hay 26.4 chiếc máy bay thứ 3500 mới rơi thì sao, huỷ toàn bộ tem 20.4 đi à.

Nếu sợ "bắn trượt" thì liệu người ta có "bắn nhầm còn hơn bỏ sót" hay ko. Bắn nhầm còn hơn bỏ xót là cách nói nôm na cho giả thiết ngớ ngẩn thứ 2 là: thôi thì ko biết hôm nào chiếc máy bay thứ 3500 rơi nhưng có thể là nội tháng tư này, vậy thì ta "bắn đạn hoa cải", in sẵn luôn tem có ngày rải từ 15.4, 16.4 ... 19.4, 20.4, 21.4 ... 30.4 chẳng hạn.

Rồi trúng hôm này thì đem tem có ngày tương ứng ra phát hành.

Tuy nhiên như vậy các mẫu có ngày còn lại phải huỷ sao, 1 lãng phí vô cùng lớn.

Rõ ràng 2 giả thiết trên đều khó chấp nhận, nhưng thôi tạm ko đi vào vòng xoáy ngày tháng sự kiện mà xem ngày tháng phát hành.

Nếu bộ 1500 được phát hành vào đúng ngày sự kiện là ngày 14.10.1966

thì bộ 3500 được phát hành vào đúng ngày nhưng sau 2 tháng của sự kiện:

ngày phát hành là 20.6.1972, còn ngày sự kiện là 20.4.1972

Tới đây ta lại trở lại với mạch chính của mục CTO là con dấu CTO. Vậy con dấu CTO của bộ 3500 MB là ngày nào:

1. ngày 20.4.1972 <=== ngày sự kiện
2. ngày 20.6.1972 <=== ngày phát hành

hay 1 ngày nào đó khác.
Câu trả lời chắc sẽ rát dễ nếu mua bộ CTO của bộ này, tiếc là gk lại chưa mua, lần tới lên HN thử hoi xem, ko biết có đắt lắm ko, tem sống nghe nói cũng gần 100 k, bác nào có CTO bộ đó hy vọng giới thiệu cùng cả nhà.

Giờ dúng ta lại thử nhìn vào phía trước sự kiện 1500 và phía sau sự kiện 3500 sẽ thấy 2 bộ tem:

trước 1500 có 1000, nhưng chỉ mẫu & ko phải lịch tem

http://vietnamstamp.com.vn/collection/484.jpg

sau 3500 có 4000

http://vietnamstamp.com.vn/collection/760.jpg

cả 2 mẫu đều ko ghi ngày

http://vietnamstamp.com.vn/collection/761.jpg

1000 là mốc rất quan trọng bởi là số tròn, và đánh dấu 1 mốc hết sức đặc biệt, bắt đầu phải sử dụng tới số hàng ngàn để đếm máy bay rơi

4000 cũng là 1 mốc quan trọng...và còn nhiều mốc quan trọng khác, có cả mốc lẻ 4181

http://vietnamstamp.com.vn/collection/800.jpg

có tới những 4 tem

http://vietnamstamp.com.vn/collection/801.jpg

tất thảy đều ko phải lịch tem

http://vietnamstamp.com.vn/collection/802.jpg

bộ này mang MS 282 phát hành ngày 10.10

http://vietnamstamp.com.vn/collection/803.jpg

chọn ngày 10.10 mang tính tượng trưng vì nó đẹp, còn mẫu thứ 1 là HN bắn rơi B.52, mẫu 2 là mẫu binh bắn rơi F.111, còn mẫu 3 là Hải Phòng hạ B.52, mẫu 4 vớt được xác B.52

Trở lại vấn đề con số và các mốc 1000 - 1500 - 3500 - 4000 - 4818 ta còn sót mốc 2000 & 2500.
Trước khi xem ta lại thử chìm vào 1 giả thiết rắc rối kiểu gk:
Nếu ở mốc 1000 người ta chưa biết ngày nào để ghi
thì ở mốc 1500 người ta cũng ko ghi, nhưng sau đó 4 ngày sẽ in thêm
ở mốc 3500 thui thì in sẵn cả 2 mẫu, 1 mẫu có ngày 1 mẫu ko và cùng giá mặt
ở mốc 4000 thui thì ko in ngày cho đỡ đau đầu, và tới phút cuối 4818 cũng vậy.

2000 và 2500 nằm ở giữa khoảng 1500 - 3500 liệu có ngày hay ko có ngày,
câu trả lời là 1 bộ có, 1 bộ ko,
ở bộ có thì 1 mẫu có 1 mẫu ko
ở mẫu có thì ngày ko phải 1 ngày xác địch mà là 1 miền xác định

để khỏi làm mất của bạn tem thêm nữa mời cả nhà coi

http://vietnamstamp.com.vn/collection/530.jpg

đó là mẫu thứ 2 trong bộ 205, mẫu 1 thì ko ghi ngày

http://vietnamstamp.com.vn/collection/529.jpg

còn đây là bộ 2500 hoàn toàn ko đau đầu chuyện ngày tháng

http://vietnamstamp.com.vn/collection/544.jpg

2 mẫu cùng nội dung và giá mặt, chỉ khác hình tượng thể hiện

http://vietnamstamp.com.vn/collection/545.jpg

...fù....#:-s

bộ 3000 MC cũng vậy

http://vietnamstamp.com.vn/collection/584.jpg

ko nhấn mạnh chuyện ngày tháng

http://vietnamstamp.com.vn/collection/586.jpg

thật rắc rối, nhưng cũng thật thú vị, 5 mẫu tem với 3-4 cách thể hiện ngày tháng
cho dù là cách nào thì đây cũng là những bộ rất ý nghĩa cả về mặt tư tưởng lẫn hình thức thể hiện.
chuyện ngày tháng cứ nhìn, nghĩ rồi bàn thì thật chẳng biết tới khi nào ... xin được tạm dừng để mọi người nghỉ ngơi lấy hơi và chiêm những vẻ đẹp và sự kì bí của những con dấu CTO của các bác :D

kimma
17-03-2010, 08:40
Trở lại vấn đề CTO.

Trong số 10 blocks mà bác Mạnh lưu ý, 7 blocks Khinh khí cầu, Phần Lan, Colombo, Trực thăng, Xe lửa, Picasso và Thú hoang đều in tại Cuba; bộ Huế in tại Liên Xô. Vì vậy lý do đã đưa ra trên đây có vẻ xác đáng.

Riêng 2 bộ Từ Bi Hồng (CTO 1-12-89, phát hành 22-12-89) và Thuyền cổ (CTO 15-5-90, phát hành Chủ nhật 10-6-90) là in tại VN.

Tôi thấy các bộ in tại nước ngoài có thể CTO trước nhiều tháng (như bộ Phần Lan CTO 10-6-88, phát hành 1-5-89), trong khi 2 bộ in tại VN đều CTO trước chưa đến 01 tháng. Do đó có thể giả định đối với các bộ in tại VN, ngày dự kiến phát hành là ngày CTO, nhưng vì lý do cụ thể nào đó phải tạm lùi ngày phát hành lại. Như việc phát hành bộ Từ Bi Hồng không thể xảy ra trước cuối năm 1989, khi quan hệ với TQ bắt đầu có chuyển biến. Và còn cả ngàn lý do khác, chỉ người trong cuộc mới biết chính xác!

Bộ Mạc Thị Bưởi phát hành ngày 3-11-56, CTO ngày 26-11-57, ngay sau khi bộ 40 năm Cách mạng tháng Mười (trong đó có mệnh giá 1000đ) được phát hành (7-11-57).

87071

Hy vọng Hạt Dẻ nghiên cứu thêm để viêt bài cho tạp chí VS 3!

hat_de
17-03-2010, 08:48
Bộ CTO Mạc Thị Bười trên hay quá !


Hy vọng Hạt Dẻ nghiên cứu thêm để viêt bài cho tạp chí VS 3!

Dạ thưa chắc là ko dám đâu ạ. Chỉ đứng ngoài xem các bác lão thành bàn bạc, thi thoảng nói leo vài câu, vài suy luận bâng quơ, vài cảm xúc bất ngờ! Viết trong tập san thì phải là những bài nghiên cứu sâu, có lập luận đàng hoàng và dẫn chứng cụ thể. Việc khó khăn này chắc phải trông chờ vào bàn tay của các bậc tiền bối thôi ạ. Thế hệ trẻ rất mong được mở mang kiến thức và kinh nghiệm từ những công trình đó.

Kính chúc các bác sức khỏe & đam mê :D

dammanh
17-03-2010, 10:52
Cố lên hatde ạ!phong trào tem vn rất cần những người nhiệt huyết như vậy!đáng tiếc có lúc chú hiểu sai về cháu,xin lỗi cháu nhé!
Nhờ bác kimma và hạtde mà dammanh đã hiểu ra một vấn đề,nhiều khi không nên làm phức tạp hóa vì cuộc sông luôn tươi vui và dản dị vô cùng.Ngoài ra dammanh còn ngộ ra riêng bộ tem 4181 máy bay rơi chính là bộ tem kỷ niêm bắn rơi B52,vì 3 mẫu có hình ảnh máy bay B52,mẫu 4 là F111,máy bay trinh sát trong chiến dịch B52 oanh tạc các thành phố lớn MBVN,đây là lý do tại sau 15 năm nữa mới ra tiếp bộ tem kỷ niệm chiến thắng B52!

kimma
23-03-2010, 12:11
Hay là ở Thanh Hóa phải vậy?


Trở lại với dấu Thanh Hóa, không hiểu sao cái này cũng lệch vậy?

87911

87909

87910

vnmission
18-03-2013, 18:11
Xem lại trang này, muốn sưu tập block 4 CTO quá! Có bạn nào giúp tôi không?

dammanh
20-03-2013, 03:21
to bác Vnmission ;Mời bác xem link này ,bộ nào bác chưa có??
http://www.vietstamp.net/forum/showthread.php?t=8919