PDA

View Full Version : Thư quân đội


vnmission
28-03-2010, 18:18
Thấy mấy thông tin hay hay trên mạng quansuvn.net, chia sẻ với các bạn:

Hướng dẫn của Ban Chính trị Trung đoàn Ngô Quyền
về cách sử dụng hòm thư và gửi thư

(do thủ trưởng Trần Cao ký ngày 20/7/1966)

1. Thư gửi từ miền Nam Việt Nam ra miền Bắc Việt Nam chỉ có 1 phong bì và không có tem.

2. Thư từ miền Bắc gửi vào miền Nam phải có 2 phong bì và phải dán tem.

3. Do khó khăn trong việc gửi nhận, mỗi người chỉ được gửi thư cho nguời thân. Mỗi người chỉ được phép gửi 1 thư trong 1 tháng.

4. Để tránh thư bị chậm trễ, thất lạc, các đơn vị nên gửi thư trước 2 ngày trước khi di chuyển để đảm bảo Huyện có thể nhận kịp thời.

5. Cách viết trên phong bì thư

a. Thư từ Nam gửi ra Bắc

- Mẫu 1:
Từ: Võ Anh Tuấn, hòm thư 92150 LT Cầu Sáu.
Đến: Trần Thị Ái Bích, Đại học Bách khoa Hà Nội.

- Mẫu 2:
Từ: Trần Công Kiên, hòm thư 92150 LT Cầu Sáu.
Đến: Ông Bùi Như Lạc, thôn …., Làng …., Huyện …., Tỉnh: Nghệ An.

b. Thư từ miền Bắc gửi vào miền Nam

- Phong bì ngoài (Phong bì 1) có tem.
Từ: Trần Thị Ái Bích, Đại học Bách khoa Hà Nội.
Đến: Hòm thư 43910 KP (Số hiệu Hòm thư chung của cả Trung đoàn Ngô Quyền Quân khu 5)

- Phong bì trong (Phong bì 2) không có tem.
Từ: Trần Thị Ái Bích, Đại học Bách khoa Hà Nội.
Đến: Ông Trần Công Thanh, hòm thư 92150 LT Cầu Sáu.

88462

Hình trên là trang đầu một tài liệu dài trên 200 trang do quân Mỹ tập hợp về Số hiệu hòm thư của các đơn vị Quân đội Nhân dân Việt Nam trong Kháng chiến chống Mỹ đến năm 1971 (tại các tỉnh miền Nam). Các bạn có thể xem đầy đủ tại đây: http://www.quansuvn.net/index.php?topic=10561.0

vnmission
25-04-2010, 21:30
Theo nguyệt san "Nhân chứng và sự kiện" số 196 (tháng 4/2010), ngày 22/3/2010 Đại tướng, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh đã có Chỉ thị về việc giải mã ký hiệu, phiên hiệu đơn vị quân đội trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Chỉ thị viết:

Trong chiến tranh giải phóng và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, do yêu cầu nhiệm vụ chiến đấu nên chỉ huy các Quân khu, Mặt trận, chiến trường có thẩm quyền thành lập, điều chuyển và giải thể các cơ quan, đơn vị thuộc quyền; quy định phiên hiệu, ký hiệu, hòm thư đơn vị riêng để giữ bí mật. Mặt khác, địa bàn hoạt động của các đơn vị cũng thường xuyên thay đổi theo yêu cầu, nhiệm vụ, các thông tin về phiên hiệu, ký hiện, hòm thư đơn vị quân đội chưa được thống kê, đăng ký, hoặc có đăng ký nhưng chưa đầy đủ, chi tiết; hồ sơ tài liệu còn phân tán, rải rác, có trường hợp bị thất lạc...

Để có cơ sở dữ liệu cung cấp thông tin phục vụ giải quyết chính sách tồn đọng sau chiến tranh; tổng kết, nghiên cứu biên soạn lịch sử, đồng thời đẩy nhanh tiến độ công tác tìm mộ liệt sỹ theo kế hoạch của Chính phủ, BTQP chỉ thị các cơ quan, đơn vị trong toàn quân tổ chức triển khai việc thu thập, đăng ký, thống kê, quản lý và lưu trữ để khai thác các thông tin về phiên hiệu, ký hiệu, hòm thư đơn vị, địa điểm đóng quân của các đơn vị từ cấp đại đội và tương đương trở lên trong chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ, chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và phía Bắc (sau đây gọi là giải mã ký hiệu, phiên hiệu đơn vị)... Vận động mọi tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài hưởng ứng thực hiện... Thời gian vận động kéo dài từ nay đến năm 2013.

Hy vọng VietStamp có thể giúp được một tay!

dammanh
29-04-2010, 01:15
Trong kỳ về thăm quê dammanh có sưu tầm được vài bì thư Quân Đội,có bì thư dưới hơi lạ,post lên để các bạn tham khảo và cho ý kiến .


91445

91446

91447

91448

vnmission
03-01-2011, 08:16
Mấy bì trên của bác Mạnh có đặc điểm chung là đi qua rất nhiềm bưu trạm. Bì thư sau đây của bác Lu Tich Nguyen cũng vậy:

120238

120239

Chỉ có điều đặc biệt: đây có thể là bì thư quân đội sớm nhất được biết tới!

Thư đi từ HIỆP HÒA (tỉnh Bắc Giang) ngày 31/10 (1949?), gửi ông Hoài Giang, Phòng Tuyên truyền, Chính trị Cục, Bộ Tổng Tư lệnh, đi qua ít nhất 4 bưu trạm: THÁI NGUYÊN bưu điện cục, ĐẠI TỪ (ngày 6/11), CHỢ CHU (cả 3 địa danh đều thuộc tỉnh Thái Nguyên) và một bưu trạm nữa dấu đậm nhưng khó xác định. Đặc biệt, có cả dấu kiểm duyệt hình chữ nhật màu đỏ và chữ ký dường như của người kiểm duyệt - một chữ ký "sành điệu".

Một bì thư rất quý!

vnmission
08-01-2011, 14:50
Bì thư trên đã gone với giá 830 US$.

Không hiểu nó có thể coi là cùng "sinh ba" với hai bì sau không?

120894

120895

120896

120897

Rõ ràng phải có cả 3 bì mới được một "collection" hoàn chỉnh!

kimma
10-01-2011, 18:08
Tôi thử so sánh 4 bì thư gửi cho ông Hoài Giang và thấy hình như có một điều gì đó không ổn.

121017

Hai bì thư dưới, bì bên trái có vẻ như làm từ giấy mà chúng tôi thường quen gọi là "giấy 5 hào 2" (nhà nước bán với giá 52 xu/tập), bì bên phải làm từ "giấy kẻ ô li", đều phổ biến ở miền Bắc những năm 1970 - 1980. Chữ viết trên 2 bì này dường như của 1 người. Mực viết tương tự, hai con dấu Hiệp hòa mầu tím trông na ná nhau.

121018

Chữ ký kiểm duyệt 2 bì và bì trên bên phải có vẻ như cũng của 1 người. Mắt tôi kém lắm rồi, mong các bác nhìn lại xem sao.

vnmission
15-04-2011, 20:16
Ba bì thư này kết thúc trên eBay ngày 14/4 với giá 306 USD!?

128853

vnmission
04-04-2013, 21:34
Chợt thấy một bì thư có dấu quân bưu gần đây:

183014

Xin hỏi các bác bì thư loại này có dễ tìm không?

Poetry
08-04-2013, 14:28
Chợt thấy một bì thư có dấu quân bưu gần đây:

Xin hỏi các bác bì thư loại này có dễ tìm không?
Theo em thấy những bì thư có đầy đủ dấu quân bưu như thế này thường xuất phát từ các đơn vị quân đội ở trung ương chứ ít khi xuất hiện ở các đơn vị quân đội địa phương. Những đơn vị quân đội ở địa phương thường sử dụng dịch vụ của Bưu điện VN.

Em góp vui với anh một bì thư gửi ghi số từ Cục Chính sách - Tổng cục Chính trị vào năm 1999. Mặt trước có dấu thu & dấu phát của Trạm Quân bưu TW - Bộ Tư lệnh Thông tin, dấu HN đã thu cước, dấu máy bay. Mặt sau có 2 dấu nơi đến là TP.HCM và dấu đỏ "Đã kiểm tra".

183277

BoZoo
08-04-2013, 17:41
Hôm nay mới xem đến bài này và có dịp xem kỹ bức thư của anh Đàm Hiếu Mạnh đăng và tôi có vài suy luận sau. Thư là của một tân binh, thuộc thời gian cuối của đợt huấn luyện căn bản 3 tháng, đơn vị bộ binh đóng ở Thanh Hóa. Đơn vị này chuẩn bị di chuyển sau tập huấn, có hai hướng là sang Lào và vào chiến trường miền Nam. Vị tân binh này học dở khoa Lý trường ĐHSP (cùng ban với người nhận thư). Trường ĐHSP ở Cầu Giấy, nay là một quận của HN, nhưng lúc đó là một huyện ngoại thành, có thể ví như Chợ Lớn so với trung tâm Sài Gòn thời Pháp hoặc đầu thời kỳ VNCH vậy. Vì thế lá thư được chuyển từ đơn vị QĐ ở Thanh Hóa (9/1/59) ra HN (10/1/59), sau đó chuyển đến trường ở Cầu Giấy (11/1/1959). Điều thú vị là trong thời gian này thư QĐ như thế không cần dán tem.