PDA

View Full Version : Vật phẩm giả trên thị trường quốc tế


The smaller dragon
05-04-2010, 06:57
A. Sự phức tạp của tiến trình in ấn và phát hành khiến tem VN có nhiều loại khác nhau về mầu sắc và chi tiết, nhưng chưa chắc đã là tem giả như một số người lầm tưởng. Cách đây ít năm, trong nước có chuyện bộ “Kỷ Niệm 95 ngày sinh của Chủ Tịch Hồ Chí Minh” bị làm giả và một người buôn bán tem đã gửi qua Mỹ hai (hay ba?) phong bì đặc biệt với hai mẫu của tờ tem kỷ niệm mà anh cho biết là một tờ thật và một tờ giả. Nhưng tôi xem lại thì thấy cả hai đều thật, có lẽ do hai lần in khác nhau nên có chi tiết và mầu sắc khác nhau. Kết luận của tôi căn cứ trên các phong bì FDC của ba tờ này, do Cuba thiết kế và phát hành năm 1985. Xét thì thấy các FDC này đúng là xuất phát từ Cuba:
1. Hình 1. FDC đầu tiên mua năm 1985 từ nhà buôn tem ở London (tổng phát hành FDC tem VN do Bưu Ðiện Cuba sản xuất) có mầu xanh của nền khác hẳn.
2. Hình 2. FDC thứ hai mua sau thấy dấu và phong bì đúng là xuất phát từ Cuba, nhưng mẫu tờ tem kỷ niệm thì giống tờ bên phải của phong bì nhận được ở Mỹ.
3. Hình 3. FDC thứ ba mua sau cũng thấy dấu và phong bì đúng là xuất phát từ Cuba, nhưng mẫu tờ tem kỷ niệm thì giống tờ bên trái của phong bì nhận được ở Mỹ.


Hình 1:
89366



Hình 2:
89367



Hình 3:
89368


Tuy nhiên, tôi từng thấy nhiều vật phẩm giả trong dòng tem VN. Sau đây là thí dụ:


B. Vật phẩm giả.

- Tem giả. Thí dụ tem giả của tem mã số 07 trong Scott, hay mã số 028 trong Danh Mục Tem Bưu Chính VN 1945-2005. Trong hình, tem thật mã số 06 (trái) bên cạnh tem giả mã số 07 (phải).

89281

- Phong bì giả. Hiện tượng bất thường và thô thiển nhất là in phóng ảnh phong bì thực gửi rồi bán cho nhà buôn như một phong bì thật. Thế mà cũng có nhà buôn bị lừa. Tôi từng dự triển lãm tem ở California và thấy một phong bì loại này đề giá 20 dollars. Sau khi chỉ ra cho nhà buôn tem người Mỹ cái trình độ thấp kém trong nghề của anh ta, tôi trả anh ta 5 dollars để hôm nay tải lên đây cho mọi người thấy một chuyện nhiễu loạn khó tin nhưng có thật của thị trường tem VN và thông báo cùng mọi người sự lừa đảo bất cứ từ đâu đến sẽ chỉ làm giảm giá trị của dòng tem VN.

89282

C. Kết luận. Cho nên, chúng ta đừng mong tem VN sẽ có giá trên thị trường quốc tế nếu những hiện tượng tiêu cực như thế này cứ tồn tại. Chính tôi không còn muốn chia sẻ thông tin -cũng là chia sẻ niềm vui với người đồng điệu- chỉ vì sợ việc làm này lại giúp phương tiện cho kẻ xấu lừa đảo người khác, chứ không hề có cái tâm địa hẹp hòi là "giữ bản quyền" gì cả!

dammanh
05-04-2010, 11:18
Cám ơn anh Smaller Dragon nhiều!Suy nghĩ của anh rất đồng cảm với dammanh.Hiện nay dammanh còn giữ những tài liệu thống kê tem dị bản VNDCCH do cụ già để lại,cũng chưa dám chia sẻ cùng ai cả!
Muốn chống hàng giả,phải ngay từ tư tưởng không dung túng cho hàng giả đã!

89309

The smaller dragon
10-04-2010, 11:37
Tem là món hàng mà nhiều người trong nhiều giới và qua nhiều thế hệ say mê sưu tầm thì việc làm tem giả để đáp ứng nhu cầu say mê ấy là chuyện đương nhiên trong bất cứ xã hội nào.
Nhưng việc làm tem giả chỉ bị bắt và bị xử phạt khi tem giả dùng để trả bưu cước trong hệ thống bưu điện của một nước. Còn tem giả sau khi mua được cất giữ trong những bộ sưu tập cá nhân thì người làm giả không hề bị pháp luật trừng phạt vì họ không hề bị truy tố và xét xử. Thành ra, nói rằng người làm tem giả không hề bị trừng phạt là nói đúng một phần thôi. Cứ đưa người làm tem giả ra tòa về tội lừa đảo khách hàng xem họ có bị tội không! Còn nếu không có người tố cáo thì cá nhân nào mà bị kết tội?!
Vấn đề tem giả có nên sưu tập không thì câu trả lời là “tùy,” chứ không phải đương nhiên câu trả lời là “có!”
Không nên trả lời ‘có” vì “có” chính là khuyến khích kẻ xấu tiếp tục làm xấu, đồng thời cũng là khuyến khích người khác làm xấu theo.
Nên trả lời “tùy” vì đối với người mới bước chân vào làng tem thì “không” nên mua tem giả vì mục đích chính lúc này là sưu tầm tem thật, chứ không phải sưu tầm tem giả. Còn đối với người chơi tem lão luyện thì “nên” mua đồ giả. Có đồ giả trong tay mới biết rõ “mặt mũi” cùng chi tiết đồ giả như thế nào để phân biệt thật giả khi bỏ những món tiền lớn mua đồ quý hiếm.
Sau đây tôi chia sẻ một phần trong bộ sưu tập tem giả do Fournier làm, tôi mua để có mẫu (tem và con dấu) mà phân biệt thật giả trong dòng tem Indochine.


Hình 1: Mẫu tem và dấu Indochine do Fournier làm giả
89787
89788
89789

Riêng tem và phong bì LKV do gia đình một người ở Hà Nội làm là một trường hợp đặc biệt. Các phong bì này được thực hiện công phu, đẹp, lại phù hợp với nhiều sự kiện có thật xảy ra nên biết là giả mà có người vẫn mua. Bộ sưu tập phong bì LKV giả của tôi lên đến 40 cái. Lúc đầu tôi mua từ một ông cụ trên đường Tự Do xưa (Ðồng Khởi nay?) ở tp. HCM đầu thập niên 90, giá phong bì tính theo tem, US$50.00/tem, như phong bì dưới đây giá $US250.00. Dĩ nhiên, khi mua thì tôi tin là đồ thật. Ðến khi nhận được, rồi xem xét kỹ những phong bì này thì tôi kết luận là “too good to be true,” tức là “đẹp quá nên không thể là thật được!” khi ta ý thức rằng những phong bì LKV, nếu thật, không thể nguyên toàn và tuyệt hảo như thế qua nhiều năm khói lửa chiến tranh. Về sau tôi mua thêm trên eBay thì không phong bì nào giá quá US$100.00. Giá chấp nhận được!


Hình 2: Phong bì LKV do một gia đình ở Hà Nội làm giả
89790

Nhưng dòng tem giả này cũng đã để lại hệ lụy cho nhiều người: điển hình là Reiner Baumotte, một nhà đấu giá tem ở Ðức, đưa tem giả Nga Khê, tem giả LK4, tem và phong bì LKV giả (161 cái!) trong hai cuộc đấu giá quốc tế ở thành phố Bielefeld, Ðức quốc, hồi tháng 1/1995 và tháng 4/1995 đã khiến anh ta bị trục xuất khỏi Hội American Philatelic Society của Hoa Kỳ!


Hình 3: Hai catalog đấu giá tem Nga Khê, LK4, và LKV giả ở Ðức năm 1995
89791
89792