PDA

View Full Version : Sưu tập tem Việt Nam - nên bắt đầu từ đâu ?


tem-truyen-thong
01-05-2010, 17:48
Chào các anh chị & các bạn !
Đã lâu lắm rồi tôi mới có dịp quay lại Diễn đàn này. Lý do chủ yếu là do công việc bận rộn quá. Hôm nay, nhân ngày lễ, được nghỉ đến tận thứ 3, vào đây xin mạo muội có vài ý kiến. Nếu có điều gì không phải mong các bạn cùng vui vẻ bỏ qua nhé.
Các bạn thân mến, mỗi con người VN chắc rằng đều có lòng yêu đất nước đã sản sinh ra chúng ta, đều có lòng mong muốn tìm hiểu lịch sử của nó. Là người VN, lại là Nhà sưu tập tem, nhiều khi thấy xấu hổ khi phải để cho 1 người Mỹ giảng giải cho chúng ta về 1 giai đoạn lịch sử bưu chính nào đó. Giá như 50% số người chơi tem tại VN đều có 1 bộ sưu tập tem truyền thống VN thì chắc rằng dòng tem này rất có giá trên TT thế giới.
Nhiều bạn trẻ khi trao đổi với tôi đều có ý muốn sưu tập tem VN. Nhưng họ ngại vì nhiều điều. Đầu tiên là họ chê tem VN đắt, hình ảnh xấu, khó sưu tập và quan trọng nhất là không biết bắt đầu như thế nào. Thực ra tem VN đang rẻ hơn giá trị thực rất nhiều. Điều kiện để chúng ta sưu tập cũng dễ dàng hơn người ngoại quốc rất nhiều. Trong phạm vi chủ đề này tôi xin chia sẻ ý kiến về việc nên bắt đầu sưu tập tem truyền thống VN như thế nào ?
Rất mong các anh chị, các bạn có những chia sẻ về quan điểm sưu tập tem VN.

Poetry
01-05-2010, 17:52
Chào mừng cố nhân đã trở lại mái nhà xưa. =D> Rất mong anh sẽ chia sẻ nhiều kinh nghiệm và kiến thức chơi tem với Đại gia đình Viet Stamp nhé.

hat_de
01-05-2010, 18:10
Bác quả là 1 người tâm huyết với:

- tem Việt Nam
- và cách chơi truyền thống

tuy là 1 người chơi chuyên đề nhưng gk cũng hay quan sát tới cách chơi truyền thống.

Chơi TT có 1 điểm khác cực kì lớn với chơi chuyên đề đó là nội dung trên tem ko phải là thứ hấp dẫn người sưu tập, nó có thể là bất kì 1 chủ đề gì nhưng cái hấp dẫn của nó là các món liên quan.

Với 1 mẫu tem dù nội dung là gì người chơi cũng cố gắng kiếm đủ:

- tem: sống, chết, CTO, khối, ko răng, có răng, thực gửi, spe, deluxe, proof ... và các dị bản ...

nếu như 1 người chơi tem chim dành cả đời cũng ko sưu tầm hết chim thì 1 người chơi truyền thống có thể chơi cả đời chỉ về 1 mẫu thôi cũng ko hết, có thể ví von là như thế. Điều ấy chứng tỏ sức hấp dẫn của truyền thống là có, tuy ko giống chuyên đề nhưng thực sự thu hút nhiều nhà sưu tầm, nghiên cứu.

trên kia nói về tem, ngoài tem người chơi các món từ tem ra, ví dụ: bì thực gửi, bì FDC, MC ...

Có thể nói...để tìm được đủ những món ấy quả là rất tốn kém, thời gian, tiền của ... và cái khó càng lớn khi món tem đó đã phát hành từ thời cụ cố nhà ta

trở lại điểm nhấn duy nhất và quan trọng nhất của topic này

Trong phạm vi chủ đề này tôi xin chia sẻ ý kiến về việc nên bắt đầu sưu tập tem truyền thống VN như thế nào ?
Rất mong các anh chị, các bạn có những chia sẻ về quan điểm sưu tập tem VN.

gk cho rằng, với vấn đề duy nhất nên bắt đầu sưu tập tem truyền thống VN như thế nào ? thì chúng ta nên bắt đầu theo 1 hướng, quá khứ và hiện tại

Tính từ thời điểm 1 bạn X nào đó quyết tâm đi vào con đường khó khăn này cần phải:

- sưu tầm đủ món của hiện tại: những món hiện tại đang phát hành cần phải kiếm đủ hết vì nó dễ hơn bất kì cái nào khác.
- sưu tầm dần ngược lại quá khứ: cái này chỉ còn cách bỏ tiền, công sức trao đổi dần mà thôi.

hướng tiến về tương lai cần: tiền, thời gian, công sức ....
hướng gom quá khứ ngoài tiền, thời gian, cống sức còn cần cả may mắn

Nếu làm tốt mảng thứ nhất, thì mảng thứ 2 chỉ còn lại vấn đề thời gian và may mắn thôi

Nếu chỉ quan tâm tới mảng thứ 2 thì rất dễ nản vì tốn kém và mệt mỏi
Tuy nhiên với những người tâm huyết và mạnh về tài chính thì vẫn có thể thoe đuổi. Tuy nhiên chỉ quan tâm mảng quá khứ mà bỏ mất mảng hiện tại, thì 20-50 năm nữa lại thiếu.

Vậy nên theo cá nhân mình: nên bắt đầu việc chơi kiểu TT bằng cách bắt cho bằng hết các món hiện tại và cứ bắt 1 món kim lại tìm 1 món cổ, tới bộ tem thứ 2000 của VN đồng thời kiếm được 1000 bộ trước đó coi như xong.

VN ta cũng sắp ra bộ tem thứ 1000, hãy thử lấy đó làm mốc và vươn tay về 2 phía xem sao :D

vét sạch quá khứ >:D< bắt sạch hiện tại

cả 2 hướng đều có cái khó và phải hoàn thành L-) để có 1 bộ TT VN hoàn chỉnh nhất trong lịch sử nhân loại hơn cả bảo tàng bưu chính của VN ta :D

tem-truyen-thong
01-05-2010, 18:54
Nhiều ý kiến bạn Hạt Dẻ đưa ra rất đúng. Quả là sưu tập tem truyền thống thì 2 mảng quan trọng nhất là hiện tại và quá khứ. Nhưng nếu chỉ đơn thuần như vậy thì nhiều bạn sẽ rất hoang mang. Thông tin trong thời gian qua bị nhiễu rất nhiều. Vậy nên bắt đầu như thế nào ?
Tôi cho rằng phương pháp sưu tập đúng là điều cần có đầu tiên. Sưu tập có rất nhiều cách khác nhau, có nhiều sự sáng tạo trong đó. Nhưng điều quan trọng nhất là chúng ta muốn điều gì trong đó. Tìm hiểu lịch sử qua con tem, lịch sử bưu chính, sự phát triển và thay đổi của đất nước, ... đó chính là những điều quan trọng nhất.
Nhân dịp 30/4 tôi xin kể cho các bạn nghe 1 câu chuyện. Một trong những hướng sưu tập của tôi là Phong bì thực gửi VNCH. Trong khi sưu tập tôi có 1 thắc mắc là không hiểu ngày 30/4/1975 Bưu điện Saigon có làm việc không? Bao nhiêu năm tôi cũng đi hỏi nhiều người nhưng không ai biết. Nhiều người đều đoán rằng chắc Bưu điện đóng cửa vì pháo bắn đì đùng. Nhưng thật bất ngờ, cách đây 1 năm tôi có mua được 1 bì thư dấu Bưu điện SG ngày 30/4/1975 vào lúc 9h sáng. Như vậy câu hỏi đã có lời giải, Bưu điện vẫn làm việc dù đang có bom đạn.
Sưu tập truyền thống là như vậy đó. Sẽ rất vui khi mình tìm hiểu ra được 1 vấn đề liên quan đến đất nước, đến lịch sử tem thư.

tem-truyen-thong
01-05-2010, 19:20
Chắc rằng cũng sẽ có rất nhiều bạn như bạn Thiên Thông đang rất hoang mang không biết nên sưu tập bắt đầu như thế nào. Có quá nhiều vật phẩm Bưu chính liên quan đến dòng tem VNDCCH. Bạn đừng lo, chúng ta phải giới hạn lại và đi từ dễ đến khó, cái gì quan trọng tìm trước. Đầu tiên chúng ta phải có được 1 sự hiểu biết nhất định về dòng tem này. Chúng ta hãy giới hạn tem không thôi, đừng vội chạm vào thực gửi, FDC, thử màu, variete, ... Nhưng khi sưu tập chúng ta phải đặc biệt quan tam tìm hiểu về hoàn cảnh ra đời, ý nghĩa, nội dung con tem. Phải hiểu tại sao con tem đó hiếm. Trong bộ " Mừng CP về thủ đô " con tem 1000 đ màu tím là con tem rất hiếm, nó có giá bằng 3 con tem kia cộng lại. Chúng ta phải hiểu sâu sắc điều đó. Giống như trong bộ tem " Cải cách ruộng đất " có 2 con tem sự vụ được in 2 lần, lần sau trên loại giấy mỏng. Hai con tem đó phải được sưu tập truyền thống mà không được gọi là variete. Giống như con Điện biên phủ 10 đ không răng vậy. Nó phải nằm trong bộ truyền thống.
Tôi sẽ cố gắng giới thiệu với các bạn 1 bộ tem truyền thống đầy đủ gồm những con tem nào. Danh mục tem VN do vội vàng nên còn nhiều thiếu sót lắm.

Tien
01-05-2010, 19:43
Tiến cũng rất thích tem VN từ hồi nhỏ. Cũng mơ ước mua được các bộ tem theo từng thời kỳ. Uớc mơ đó chắc còn lâu mới thực hiện được, nhưng vẫn không nản lòng. Ở đây tìm kiếm tem VN không dẽ, không có nhiều điều kiện giống như ở VN. Muốn mua tem VN phải nhờ bạn bè ở VN giúp, chứ tem VN ở bên đây chỉ đếm trên đầu ngón tay thôi!
Công nhận nhiều tem quá cũng không biết gom cách nào đây! Tập trung mua tem mới, thỉnh thoảng kiếm vài bộ tem các thời kỳ trước! Tìm tem VNDCCH thật là khó!

tem-truyen-thong
01-05-2010, 20:36
Tôi xin tiếp tục được chia sẻ về quan điểm và phương pháp sưu tập tem TT Việt nam.
Thứ nhất : chúng ta phải hiểu được mục đích sưu tập. Có nhiều người sưu tập vì danh tiếng. Họ tìm mọi cách để có giải cao trong các cuộc triển lãm. Điều này không có gì sai. Có những bộ triển lãm tốt thì chúng ta mới có kim chỉ nam trong định hướng sưu tập của mình. Có thể dẫn chứng đó là NST T.T.K. Có những người sưu tập vì lợi lộc. Điều này càng không có gì xấu cả. Trước đây tôi đã từng bán con tem Thiên lý mã giá 650$ cho 1 NST. Khi đó ai cũng kêu là quá đắt. Ngày nay nó có giá hơn gấp 2 lần rồi. Nhưng theo tôi, danh lợi đều không bền. Sưu tập tem TT VN quan trọng nhất là hiểu được nó, hiểu được 1 giai đoạn lịch sử. Hãy "chơi" tem.
Thứ hai : phải chơi 1 cách nghiêm túc, đến nơi đến chốn. Hãy thật sâu sắc, đừng làm tầm thường việc chơi tem. Nếu bạn chỉ có vài vật phẩm bưu chính quí hiếm thì chưa chắc đã hay bằng bạn có 1 hệ thống. Nhiều bạn đã "choáng" khi thấy bác Trâu bán cái Proof Thiên lý mã hàng mấy ngàn $. Đừng sợ hãi và chán nản. Chúng ta có thể không có những vật phẩm như vậy nhưng không đáng lo bằng việc trong bộ sưu tập của chúng ta thiếu con tem Bác Hồ giấy dó.
Thứ ba : phải lượng được sức mạnh tài chính của mình. Chơi tem truyền thống không quá tốn kém nếu biết cách chơi. Chúng ta phải kiên nhẫn chờ thời cơ để có thể mua được bộ tem với giá vừa phải. Kinh nghiệm của tôi là nên mua complet, vừa được giá rẻ hơn, vừa có 1 cái sườn cơ bản trong việc sưu tập. Mua nhiều complet ghép lại, chúng ta vừa có đồ chất lượng được chọn lọc, đồ dư thừa có thể bán lại hoặc trao đổi.
Thứ tư : không nên quá ôm đồm. Đầu tiên hãy nên giới hạn bởi việc sưu tập tem không thôi. Nguyên bộ VNCH hiện tại giá còn khá rẻ, nên mua ngay. Nguyên bộ (cơ bản) VNDCCH cũng không quá đắt. Nhưng luôn ghi nhớ đây là cuộc chơi, mà chơi thì phải tốn kém.
Thứ năm : phải có kiến thức. Phải tìm hiểu thật kỹ về những con tem mình mua, độ quí hiếm, độ đắt rẻ. Vào những năm 80 tem VN được in vô tội vạ, tem lỗi nhiều hơn tem chuẩn. Vậy chúng ta cũng đừng quá lưu tâm đến những con tem này. Ngược lại, thời kỳ VNDCCH có những con tem lỗi rất nổi tiếng như Cải cách ruộng đất in ngược, Điện biên phủ mất cờ, Hạt lạc mất màu, công đoàn in ngược. Đây lại là những vật phẩm quí cần chú ý sưu tập.
Trên đây là những ý cơ bản trong việc bắt đầu sưu tập. Rất mong các anh chi, các bạn cho thêm ý kiến.

hat_de
01-05-2010, 20:42
Nhiều ý kiến bạn Hạt Dẻ đưa ra rất đúng. Quả là sưu tập tem truyền thống thì 2 mảng quan trọng nhất là hiện tại và quá khứ. Nhưng nếu chỉ đơn thuần như vậy thì nhiều bạn sẽ rất hoang mang.

hoang mang đúng là 1 từ hay để mô tả tình trạng này đó ạ, bởi mảng truyền thống rộng lớn và sâu vô cùng. Bởi

- liên quan tới 1 món tem là đủ thứ trời đất xung quanh
- đi kèm với các thứ trời đất đó là dấu ấn của các sự kiện lịch sử

Thông tin trong thời gian qua bị nhiễu rất nhiều. Vậy nên bắt đầu như thế nào ?

Tôi cho rằng phương pháp sưu tập đúng là điều cần có đầu tiên. Sưu tập có rất nhiều cách khác nhau, có nhiều sự sáng tạo trong đó. Nhưng điều quan trọng nhất là chúng ta muốn điều gì trong đó. Tìm hiểu lịch sử qua con tem, lịch sử bưu chính, sự phát triển và thay đổi của đất nước, ... đó chính là những điều quan trọng nhất.

tìm hiểu lịch sử qua tem ở đây có 2 khía cạnh lớn

- 1 là tìm hiểu qua chuyên đề mà con tem thể hiện
- 2 là tìm hiểu qua các dấu ấn bưu chính trên tem và các vật phẩm liên quan

2 cái đó tuy độc lập nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau, 1 khía cảnh có 1 sức hấp dẫn riêng. Ở khía cạnh thứ nhất nó thiên về con đường của chuyên đề, ở khía cạnh thứ 2 thì đậm chất truyền thống hơn

Nhân dịp 30/4 tôi xin kể cho các bạn nghe 1 câu chuyện. Một trong những hướng sưu tập của tôi là Phong bì thực gửi VNCH. Trong khi sưu tập tôi có 1 thắc mắc là không hiểu ngày 30/4/1975 Bưu điện Saigon có làm việc không? Bao nhiêu năm tôi cũng đi hỏi nhiều người nhưng không ai biết. Nhiều người đều đoán rằng chắc Bưu điện đóng cửa vì pháo bắn đì đùng. Nhưng thật bất ngờ, cách đây 1 năm tôi có mua được 1 bì thư dấu Bưu điện SG ngày

Nhập dịp 12 ngày nữa kỉ niệm 55 năm HP giải phóng đồng thời cũng làm toàn Miền Bắc sạch bóng thù, gk xin kể 1 câu chuyện tương tự của bác TTT

ngày 13.5.1955 ngày mà cả miền Bắc nói chung và HP nói riêng đang chờ để người lính Pháp cuối cùng rời Bến Nghiêng (Đồ Sơn - Hải Phòng) ko rõ có bắn giết gì nữa ko, có lẽ ko khói lửa như 30.4.1975 xong ngày đó chắc cũng khá lộn xộn, liệu Bưu Điện Hải Phòng có làm việc ko, nghe nói là có, và chỉ có 5 bì thực gửi có con dấu này, 8 năm trước 1 bì được rao bán với giá 2 tr, tức là khoảng 8 tr bây giờ theo giá Vàng, 1 con số khá lớn và HP đã ko có nó, k ỗ bây giờ nó ở đâu, nhưng sự tồn tại của nó với con dấu 13.5.1955 cũng tựa như ví dụ về 30.4.1975 ở trên.

Đó quả thực là sự hấp dẫn mà đặc thù của món chơi truyền thống

30/4/1975 vào lúc 9h sáng. Như vậy câu hỏi đã có lời giải, Bưu điện vẫn làm việc dù đang có bom đạn.
Sưu tập truyền thống là như vậy đó. Sẽ rất vui khi mình tìm hiểu ra được 1 vấn đề liên quan đến đất nước, đến lịch sử tem thư.

Vâng, cháu cũng là một trong số nhiều, rất nhiều người sưu tập, cũng yêu, cũng thích, cũng đam mê về dòng tem truyền thống, và đặc biệt là dòng tem Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, cháu nghĩ đơn giản một số lý do vì: dòng tem này thường chỉ với những cách thể hiện rất đơn giản, thuần túy nhưng mang nhiều ý nghĩa, ý nghĩa về con người, đất nước Việt, về những sự kiện lịch sử mà nó mang lại..

Dòng tem VNDCCH và các vật phẩm liên quan tới nó trong giai đoạn đó thú vị ở 2 điểm:

- bản thân nội dung của nó, rất nhiều thứ liên quan tới cuộc sống và chiến đấu của dân tộc
- tính bưu chính của các vật phẩm VNDCCH cũng phản ánh 1 giai đoạn đặc biệt của của lịch sử VN

chính vì thế mà càng hấp dẫn, càng đắt, nhất là các món bì VNDCCH

Thật, như bác nói: "Nhiều bạn trẻ khi trao đổi với tôi đều có ý muốn sưu tập tem VN. Nhưng họ ngại vì nhiều điều. Đầu tiên là họ chê tem VN đắt, hình ảnh xấu, khó sưu tập và quan trọng nhất là không biết bắt đầu như thế nào?" đây cũng là những gì cháu đã từng suy nghĩ, đã từng có ý định từ bỏ.

về vấn đề trên gk suy nghĩ thế này:
- nếu nói là đắt thì nhiều nước còn đắt hơn Việt Nam, về giá mặt cũng như giá trị
- hình ảnh xấu thì ko phải nguyên nhân chính, vì chơi truyền thống thì nội dung trên tem ko phải là thứ quan trọng nhất, có những người xếp hàng vài trang tem toàn những tem xấu đui, nhưng mỗi con tem lại có 1 vẻ đẹp riêng nhờ con dấu nó mang trên mình <=== món chơi truyền thống hấp dẫn bởi cái đó chứ ko chỉ nội dung hình trên tem, vì thế có thể nói rằng hình xấu cũng ko hề hấn gì mấy

Thực sự, tuy theo giá tem thế giới thì mặt bằng giá tem Việt Nam có thấp, có dễ tìm kiếm. Nhưng thực tế để có một bộ sưu tập tem truyền thống thì "quá không dễ", giá tem lại không thống nhất, thường thì cao, tem không dễ tìm, càng khó với những bạn ít trao đổi hoặc không có điều kiện trực tuyến như vầy, các vật phẩm như thực gởi, FDC thì lại càng khó, mà có thì giá cũng bấp bênh, thông tin về vật phẩm thì cũng hạn chế, các năm sau này, "tem Việt Nam như ít được chú trọng" phát hành nữa" (xin trích lại lời thôi).. nhiều nhiều lý do để nhiều bạn từ bỏ, không sưu tập nữa..
Cháu cũng đang sưu tập mà nói đúng hơn là nhặt nhạnh các bộ tem, các bộ tem Việt Nam, thôi thì, được tới đâu thì mừng tới đó thôi ạ.

gk cho rằng, hiện tại là quá khứ của tương lai

giả sử những bộ tem hiện tại vừa xấu vừa đắt, nhưng 20-50 năm nữa nó lại là những thứ mà đời sau kiếm ko dễ, họ sẽ lặp lại những khó khăn y hệt giới trẻ gặp bây giờ. Vậy nên cái sau này sẽ trở thành truyền thống ko ở đâu xa mà chính là hiện tại. Giờ có điều kiện thì sưu tầm cho hết

- tem và các món spe, ko răng, có răng....
- bì thực gửi
- bì FDC của Cotevina, của tổ chức tem XYZ....
- các món bưu .....

Song song với việc quét sạch hiện tại trên là tung tiền của và các mối quan hệ tem ra để khều những món trong quá khứ <=== vô cùng tốn kém

nên trên thế giới có kiểu sưu tầm trẻ, nó là 1 kiểu truyền thống trong vòng 10 năm trở lại chẳng hạn

Qua mục này cháu cũng hi vọng sẽ có được nhiều ý kiến góp ý cho việc sưu tập tem truyền thống, và ngày càng nhiều bạn sưu tập.

Tiến cũng rất thích tem VN từ hồi nhỏ. Cũng mơ ước mua được các bộ tem theo từng thời kỳ. Uớc mơ đó chắc còn lâu mới thực hiện được, nhưng vẫn không nản lòng. Ở đây tìm kiếm tem VN không dẽ, không có nhiều điều kiện giống như ở VN. Muốn mua tem VN phải nhờ bạn bè ở VN giúp, chứ tem VN ở bên đây chỉ đếm trên đầu ngón tay thôi!
Công nhận nhiều tem quá cũng không biết gom cách nào đây! Tập trung mua tem mới, thỉnh thoảng kiếm vài bộ tem các thời kỳ trước! Tìm tem VNDCCH thật là khó!

có điều kiện tài chính như anh Tiến còn thấy khó, thì đúng là các bạn trẻ thấy quá khó là điều dễ hiểu


Tôi sẽ cố gắng giới thiệu với các bạn 1 bộ tem truyền thống đầy đủ gồm những con tem nào. Danh mục tem VN do vội vàng nên còn nhiều thiếu sót lắm.

Hy vọng được xem những bộ sưu tầm lớn như vậy
1 bộ sưu tầm như thế chỉ tính riêng tem thôi cũng kinh khủng rồi, còn kèm theo bì bủng nữa thì thật khủng
Đó chính là lý do vì sao các cao thủ trời đất tây tầu thường được giải thưởng lớn trong những buổi tranh tài quốc tế :D

Đinh Đức Tâm
02-05-2010, 08:38
eco thấy quan điểm của em Thiên thống cũng khá đúng với thực trạng để thế hệ trẻ như eco chơi tem truyền thống. 1 mặt giá cả thất thường của những bộ tem Việt Nam, lúc cao, lúc thấp....
Nhưng cần phải nói thêm về cung cách phục vụ của Công ty tem mình quá dỡ và có phần làm lụi phong trào tem Truyền thống Việt Nam mình
Năm 2006, lần đầu tiên eco tiếp xúc với giới chơi tem, có thể gọi là "chuyên nghiệp"- chuyên nghiệp ở đây là họ chơi tem, sưu tập tem đúng nghĩa, chứ ko phải là thích con nào, lượm con đó như eco và 1 số bạn chơi ngày xưa, dần dần eco cũng đi theo hướng đó, cũng đam mê tem Việt Nam lắm, cũng tâm huyết lắm, bao nhiêu tiền ăn sáng
(hồi đó còn sinh viên) đều mua tem hết, ngặt nổi cửa hàng tem của Đà lạt chỉ có bán CTO, còn tem sống, tem khác giá trị hơn thì ko bán, và nhân viên thì cứ nói "dân chơi tem toàn mua tem này", nhưng rồi tem CTO thì chúng ta đã quá hiểu rõ rồi (sau này tham gia eco mới biết, chứ hồi đó tem CTO eco mua đến khoảng 70% tem Việt Nam từ 1960-2000, vậy số tiền nó lớn thế nào. Ngày đó ko chỉ eco, và 1 số bạn nhỏ của Đà Lạt cũng mua ào ào, sau đó giờ ko thấy xuất hiện nữa, có lẽ do cảm giác bị...lừa, hụt hững
nên eco thiết nghĩ, việc sưu tầm tem truyền thống trước hết là cần sự đam mê của ng sưu tập, tuy nhiên cũng cần có sự giúp đỡ của Công ty tem, chứ Công ty tem cứ lừa bán CTO cho dân sưu tập tem thì chỉ có ngày giới trẻ càng xa tem truyền thống.

dammanh
02-05-2010, 11:54
Sưu tầm tem truyền thống:TRẺ THÌ CHUYÊN ĐỀ,GIÀ QUAY VỀ TRUYỀN THỐNG!
Có thể hiểu nôm na như vậy!nhưng mọi thứ cần có sự chuẩn bị như để sưu tầm bộ truyền thống cần chuẩn bị
1.Lòng đam mê
2.Tri thức về bưu chính
3.Kinh nghiệm sưu tầm
4.Tài chính
Nếu bạn có chút đam mê,thì hãy lên đường ngay!sớm ngày nào bạn có cơ duyên kiếm được vật phẩm quý cho bộ truyền thống để đời của bạn,vì ấn phẩm đó một ngày có thể thấy,nhưng trăm năm có khi chẳng mò ra!
Tri thức không thể thiếu,chẳng bao giờ là đủ!nó như thứ nhiên liệu hâm nóng niềm đam mê và giúp bạn vươn đến những tầm cao mới.
Kinh nghiệm cần tích lũy đó là:
-kinh nghiệm săn lùng các ấn phẩm, nên mua các ấn phẩm quý ở đâu?
-Kinh nghiêm sắp xếp bố cục bộ sưu tập của mình, nên sớm hình thành ngay tránh lan man trong thu thập các ấn phẩm.
-Kinh nghiệm phân biệt hàng thật và hàng giả:trăm nghe không bằng một thấy,trăm thấy không bằng một lần cầm trên tay.Như anh bạn của M.kiểm tra bằng mắt qua lúp kiểm chứng công nghệ in,độ hoàn hảo từ khuôn in đến bước răng..kiểm tra bằng da để phân biệt chất liệu giấy..kiểm tra bằng mũi xem có thuốc tẩy không,suy luận bằng format để hiểu thực tế có tồn tại nó không?thí dụ bộ Mạc thị bưởi khối 4,dải liền 10 tem CPVTĐ 1000Đ ..
Tài chính từ đâu?Bạn nên có một nghề khác để kiếm ra tiền mua các ấn phẩm.Bạn nên sưu tầm đúp để có ấn phẩm trao đổi và bán để có tài chính mua ấn phẩm sưu tầm.
Một vài suy nghĩ vội vàng,mong sự góp ý của mọi người.

tem-truyen-thong
03-05-2010, 11:06
Hôm nay vẫn còn được nghỉ. Tôi xin chia sẻ với các bạn kinh nghiệm sưu tập tem TT của tôi.
Tôi bắt đầu sưu tập tem TT VN như thế nào ?
Tôi bắt đầu chơi tem khoảng năm 1974. Đầu tiên, tôi không chơi tem VN. Tôi thấy chúng không đẹp, và quan trọng nhất là không "oai". Lúc đó trong đầu óc trẻ con, non nớt của tôi chỉ thích những con tem sặc sỡ về hội họa, bướm, chim của nước ngoài. Không biết lúc đó nghe ai mà tôi chỉ chơi tem chết. Có những con tem sống tôi có thì tôi đi khắc dấu, rồi đóng lên để biến thành tem chết.
Tôi còn nhớ lúc đó ở góc đường Tràng Thi-Bà Triệu có 1 cửa hàng nhỏ có bán tem. Tôi rất hay lại đây để mua tem. Sau này tôi mua tem chủ yếu ở Cửa hàng sách ngoại văn - Tràng tiền. Có 1 lần khi tôi đang lựa tem ở cửa hàng góc đường thì có 1 bác khoảng 50 chăm chú theo dõi tôi. Bác hỏi tôi có muốn mua nhiều tem đẹp không, về nhà bác. Hóa ra nhà bác ở ngay bên cạnh, hình như là số 6 Tràng Thi. Tôi vào đó, chao ôi, cả 1 căn phòng trên lầu đầy tem. Bác nói bác không chơi tem, mà đây là tem của bố bác để lại. Bác đó tên Luận. Tôi lựa rất nhiều tem, toàn tem Pháp và thuộc địa. Một điều làm tôi ngạc nhiên là tất cả đều là tem sống. Tem cũng rất đẹp nhưng không có nhiều màu sắc như lũ tem của tôi. Tôi mua cũng nhiều, giá rất rẻ vì bác Luận không biết giá. Tôi để ý có 1 giá chứa nhiều album da rất đẹp. Tôi liền mở ra xem. Lần đầu tiên tôi nhìn thấy trọn bộ tem Việt nam. Chúng được cất giữ rất cẩn thận và hình như khi đi cùng nhau, chúng trở nên đẹp hơn. Đương nhiên là tôi không mua, nhưng bác Luận cũng tặng tôi mấy con tem Bác Hồ (sau này khi chơi tem VN tôi mới biết nó nằm trong bộ 5 tem đầu tiên). Bác Luận nói nếu ai muốn mua tem thì giới thiệu cho bác. Bác muốn bán lấy tiền.
Sau này, bác Luận trưng biển thành cửa hàng bán tem luôn. Bẵng đi 1 thời gian, khoảng 2 năm gì đó. Lúc này tôi đã lớn hơn. Tôi vẫn tiếp tục sưu tập theo kiểu cũ, mua những tem đẹp về hội họa, chim, bướm, tàu thuyền. Nhưng tôi bắt đầu có quan tâm đến tem VN hơn. Tôi đã làm quen được với nhiều người chơi hơn. Trong đó tôi rất thân với 1 bác là bác Uy. Bác Uy làm ở Bộ Ngoại giao. Bác cho tôi nhiều tem lắm, toàn tem đẹp của nước ngoài. Bác Uy đã dẫn dắt tôi vào cách sưu tập truyền thống. Bác cho tôi cuốn catalogue năm 1964. Trong đó có in tem VN. Bác bảo nên sưu tập tem VN vì mình là người VN. Sau này bác Uy trở thành Chủ tịch hội chơi tem VN.
Từ đó, tôi bắt đầu vào con đường sưu tập tem truyền thống. Càng sưu tập tôi càng thấy hấp dẫn, càng thấy nó hay, đẹp. Hồi đó sưu tập không có danh mục trong nước, phải dùng của Pháp, Đức. Vào khoảng năm 1976 tôi được làm quen với rất nhiều NST như bác Hoàn ( Hàng Gai ), Bác Thiện ( bố của anh Đàm Mạnh ), bác Thắng ( Lò Đúc ). Tôi cũng hay lên nhà các bác này chơi và được các bác giảng giải cho nhiều về tem VN, tem Indochina.
Trở lại với bác Luận. Khi đó mặc dù cũng đã chơi tem VN nhưng tôi cũng chưa hiểu hết thế nào là tem quí, tem hiếm. Khi đó tôi cứ thế sưu tập thôi, thiếu gì thì tìm cách mua, giá cũng rẻ thôi. Nhưng rất kỳ lạ là tôi mua mãi mà vẫn không có bộ Mạc Thị Bưởi. Hóa ra bộ này đã hiếm ngay từ lúc đó. Tôi mới hỏi bác Uy. Bác Uy nói bác cũng chỉ có 2 bộ, còn thiếu 2 bộ nữa cho đủ 4 bộ. Tôi mới quay lại nhà bác Luận. Thật may mắn, có Mạc Thị Bưởi. Tôi liền mua 4 bộ, 2 bộ cho tôi, 2 bộ tôi biếu bác Uy. Giá của chúng tôi không nhớ, nhưng bác Luận bán cũng rẻ thôi. Sau này khi tôi đi nước ngoài học, ở nhà gia đình chuyển nhà làm mất hết tem của tôi, trong đó có cả 2 bộ này.
Chuyện sưu tập tem VN còn dài lắm. Tôi sẽ kể dần cho các bạn nghe.

tem-truyen-thong
03-05-2010, 12:25
Tôi xin tiếp tục kể cho các bạn nghe về những câu chuyên liên quan đến sưu tập tem VN. Cũng vào khoảng 1976, có 1 lần tôi đang xem tem ở Bưu điện Bờ Hồ, có 1 anh khoảng 30 tuổi cũng xem tem bên cạnh. Anh này dáng dấp, ăn mặc rất kỳ lạ. Dáng cao gầy, để tóc dài, quần ống loe. Anh liền tiến lại làm quen với tôi. Anh nói giọng Nam bộ, đối với tôi lúc đó rất khó nghe. Anh nói mới từ Sài gòn ra, muốn tìm tem Bắc Việt để mua. Tôi nghe buồn cười lắm vì khi đó không ai dùng từ tem Bắc Việt cả. Khái niệm trong đầu lúc đó của mọi người là tem VN chỉ có 1 loại mà thôi !
Lúc đó tôi mời anh về nhà chơi. Anh đến nhà tôi xem tem của tôi, anh xem rất lướt qua những thứ mà tôi cho là quí như máy bay, tàu bò, chim chóc các loại. Mắt anh bỗng như sáng lên, anh xem rất chăm chú những con tem VN "tầm thường" của tôi. Anh hỏi tôi có bán không. Tôi bảo có thể bán những con tem trùng. Hồi đó tôi sưu tập búa xua lắm, rất nhiều tem trùng. Tôi bán cho anh rất nhiều tem VN. Thực sự bây giờ nói ra cũng thấy xấu hổ, nhưng máu con buôn trong con người mình cũng đã có từ lúc đó. Con tem mình mua của bác Thiện, bác Luận giá chỉ 1, mình bán gấp 3 lần. Anh lựa rất nhiều tem. Sau khi lựa xong, anh nói vì mới ra Hà nội nên sợ , mang theo ít lắm. Anh liền tháo chiếc nhẫn vàng đang đeo ở tay ra đưa cho tôi bảo có đủ không. Chao ôi, từ bé đến lớn có bao giờ tôi biết vàng là gì đâu. Ai mà ngờ được mấy con tem Việt nam xấu xí vậy mà lại đổi được thành vàng.
Cũng may, gần nhà tôi có 1 tiệm vàng. Tôi liền mang ra đó để thử. Tôi nhớ chiếc nhẫn đó 2 chỉ hay 2 chỉ rưỡi gì đó. Thế là tôi đồng ý đổi. Mấy ngày sau anh còn quay lại nhà tôi 1 lần nữa. Lúc đó tôi cũng có cảm giác áy náy, ân hận như mình vừa làm việc sai trái. Tôi liền tặng anh bộ tem "Chùa một cột". Anh vui lắm. Tôi còn giới thiệu cho anh địa chỉ nhà bác Luận, ông bà Khánh (Hàng Khay) để anh lên mua cho rẻ. Anh nói nhất định sẽ quay lại mua. Từ đó không bao giờ tôi gặp lại anh nữa. Tôi không nhớ chính xác tên, nhưng hình như anh tên là Thảnh, 1 cái tên cũng rất kỳ lạ.
Chơi tem VN là như vậy đó, nó có thể mang lại nhiều điều bất ngờ như vậy đấy. Hai chỉ khi đó to lắm. Tôi đưa cho mẹ giữ, chắc cũng giúp được gia đình qua thời kỳ khó khăn.
Có nhiều kỷ niệm, câu chuyện kỳ lạ trong việc sưu tập lắm. Sau này tôi chuyên tâm vào mảng tem VNCH, Bảo Đại nhiều hơn, nhưng dù sao phương pháp sưu tập là như nhau. Có say mê, có duyên khắc tìm ra !

temhp88
30-05-2012, 07:51
Đa tạ các sư phụ... Em/Cháu/Con xin nói thật lòng, giá mà tem Việt Nam có Catalogue minh bạch chắc thị trường tem thứ cấp đã được định hướng tốt và tụi trẻ chập chững đi cũng đỡ sợ ngã đau.

vnmission
30-05-2012, 20:20
Cảm ơn temhp88, nhờ bạn hôm nay tôi mới đọc được mấy dòng tâm sự của TTT. Và giờ tôi cũng mới biết vì sao TTT có lần đã khuyên tôi tìm gặp lại con cháu bác Uy!

Rất mong TTT trở lại và viết tiếp câu chuyện còn dang dở của mình. Nhưng dù bạn vì bất kỳ lý do nào không trở lại, tôi cũng rất tự hào có một người đồng hương như bạn!

temhp88
12-06-2012, 07:17
Temhp chỉ mới bước vào con đường sưu tập tem được chưa đầy 9 tháng 10 ngày... Dạo trước lúc mới 6,7 tuổi đă biết thích tem nhưng không có điều kiện sưu tập, rồi lớn lên bận học hành mà cũng đành bỏ dở hai cuốn album tem mốc meo suốt mấy năm. Ngày xách túi đi, nghĩ thế nào ngắm nghía rồi để chúng lại ở nhà, cũng không nghĩ đến một ngày có duyên quay lại với tem.
Khi gặp khó khăn và bế tắc nhất ở nơi đất khách quê người thì tình cờ nhận được mấy bức thư gửi từ nhà sang, rồi bạn bè đi du lịch gửi tặng carte, thế là lại thấy nhớ tem, ngày càng nhớ. Tiếc là khi bắt đầu biết yêu tem thì đã ở xa nhà, cơ hội tiếp cận tem Việt gần như con số không. Tem indochine ở đây bán cũng không ít nhưng giá thành cao quá. Thông thường một con tem Pháp giao dịch cũng không quá 20% côté theo Y&T dù là tem sống sạch, nhưng tem Indochine và tem VNCH thì khác, toàn bán theo catalô YT nhưng lấy đến gần 50% giá trị. Thế là hoàn cảnh đưa đẩy, thôi đành chơi tem Pháp làm vốn ban đầu vậy, được cái, tem của người ta làm đẹp, lại sẵn bán nhan nhản...
Cuối tuần qua temhp có đến gặp mấy bác bán tem ở chợ tem Paris, thấy mình là gọi lại khoe, hai ngày trước có khách Canada mua liền lúc 92 mẫu phong bì ngày phát hành đầu tiên tem VNCH, thế là đã bán hết veo một lô đầy thùng carton rồi... Tem VN tuy không đắt như tem Trung Quốc vốn đang hợp mốt, nhưng bán cũng tốt vì có nhiều người tìm mua... Nghe thấy vui vui.
Quay lại chủ đề cách thức sưu tập, trong hoàn cảnh của mình, temhp chỉ có thể tập trung tài chính khai thác tem VNCH và tem Indochine mà không theo được tem VNDCCH và tem hiện hành trong nước. Mà cái giống sưu tập tem xưa, nó đòi hỏi một chữ Duyên...