PDA

View Full Version : Tem cổ động du lịch thời Pháp thuộc


The smaller dragon
12-05-2010, 06:51
Trong thập niên 1930, chính phủ Pháp tại Ðông Dương phát hành nhiều tập tem kỷ niệm (nguyên văn: timbres-souvenir hay souvenir stamps) để quảng cáo cho việc du lịch tại Việt-Miên-Lào. Mỗi tập gồm 40 tem khác nhau:

1) Tonkin (Bắc Kỳ): 10 tem phong cảnh và con người
2) Annam (Trung Kỳ): 10 tem phong cảnh đền đài và con người
3) Cochinchine (Nam Kỳ): 6 tem dinh thự và phong cảnh
4) Laos (Ai Lao): 6 tem đền đài phong cảnh và con người
5) Cambodge (Cao Miên): 8 tem đền đài và con người.

40 mẫu tem này in nhiều mầu (xám, hồng, cam...) và qua hai ngôn ngữ Anh Pháp thành nhiều tập khác nhau nhưng cùng một khổ chữ nhật nhỏ 13cm x 9cm. Mỗi tập có hai tờ, mỗi tờ gồm 20 tem có keo được gấp lại.

Các tập tem này in tại nhà in tem thư Pháp Helio-Vaugirard ở Paris. Tựa đề tiếng Pháp là “Gouvernenment Général de L’Indochine. TONKIN-ANNAM-COCHINCHINE-CAMBODGE-LAOS. Carnet de quarante timbres-souvenir. PRIX: 4 FRANCS.” (Chính phủ Ðông Dương. BẮC KỲ-TRUNG KỲ-NAM KỲ-CAO MIÊN-AI LAO. Tập 40 tem kỷ niệm. Giá: 4 quan Pháp.)

92654

Tựa đề tiếng Anh là: “40 souvenir stamps of FRENCH INDO-CHINA TONKIN-ANNAM-COCHINCHINA-CAMBODIA-LAOS.” (40 tem kỷ niệm Ðông Dương thuộc Pháp. BẮC KỲ-TRUNG KỲ-NAM KỲ-CAO MIÊN-AI LAO.”) Tập tem tiếng Anh không đề giá bán.

92655

Vì in tại nhà in tem thư Pháp là nơi sau này, trong thập niên 1950, đã in tem bưu chính của các nước Việt Miên Lào nên kỹ thuật in và cách thiết kế không khác gì những con tem chính thức. Hiện nay, người ta hiếm thấy những tập tem này trên thị trường. May ra thì có thể thấy đôi ba con lẻ loi trên eBay hay trên một hai liên mạng đấu giá quốc tế khác. Hiếm hơn nữa là tìm được toàn bộ 40 con tem khác nhau trên phong bì thực gửi.

Tôi chia sẻ hình ảnh bộ sưu tập 10 phong bì thực gửi với dấu bưu điện Sausalito, California dưới đây. Mỗi phong bì dán 4 con tem kỷ niệm như sau:
1) Phong bì 1: Tem kỷ niệm Bắc Kỳ: Ho Guom, cầu Doumer, Hòn Gai, và Hải Phòng.
2) Phong bì 2: Tem kỷ niệm Bắc Kỳ: Van Mieu, người Bắc, người Mán, và ruộng lúa.

92656

3) Phong bì 3: Tem kỷ niệm Bắc và Trung Kỳ: Cẩm Phả, người Mèo, người Mọi, và guồng nước.
4) Phong bì 4: Tem kỷ niệm Trung Kỳ: Ngọ môn, cổng vào Ðại Nội, đánh cá, và mũi Ba Làng An.

92657

5) Phong bì 5: Tem kỷ niệm Trung Kỳ: Thác Bongour/Pongour, Hồ Xuân Hương (?),Tua Chàm, và nhà Mọi. (Chính hình ảnh thác Bongour/Pongour này sau in lại, trở thành con tem đầu tiên của dòng tem VNCH năm 1951.)
6) Phong bì 6: Tem kỷ niệm Nam Kỳ: Dinh Toàn Quyền, Viện Bảo Tàng, Ðền Kỷ Niệm, và bến tầu Sài Gòn.

92658

7) Phong bì 7: Tem kỷ niệm Nam Kỳ và Ai Lao: Thủ Ðức, Bạc Liêu, thác Khôn, và Vạn Tượng.
8) Phong bì 8: Tem kỷ niệm Ai Lao: Trấn Ninh, sông Mê Kông, Luang Prabang, và người Lào.

92659

9) Phong bì 9: Tem kỷ niệm Cao Miên: Angkor Vat và Phnom Penh.
10) Phong bì 10: Tem kỷ niệm Cao Miên: Angkor Thom, Oudong, vũ nữ, và người Cao Miên.

92660

Mặt sau của tập tem tiếng Anh có bản đồ Ðông Dương cùng lời ghi chú: “For any information wanted, apply to official Tourist Bureau Saigon, French Indo-China.” (Muốn biết thông tin nào, hãy hỏi Phòng Du Lịch chính thức ở Sài Gòn, Ðông Dương thuộc Pháp.”) Chi tiết này là bằng chứng cho thấy đây là những tập tem kỷ niệm nhằm cổ động việc du lịch tại Việt-Miên-Lào, chứ không phải là những “Charity labels,” tức là những “tem/nhãn từ thiện” như một số các nhà sưu tầm tem người Mỹ định danh, vốn không nắm được trong tay những vật phẩm này.

92661

trungthichxelua
15-03-2011, 08:00
tem đẹp quá ,tem này mình mua có mắc hong cô,chú ơi.

The smaller dragon
15-03-2011, 11:24
Tem đẹp và hiếm thì dĩ nhiên phải "mắc" rồi! Trungthichxelua có thể liên lạc với tôi nếu muốn biêt rõ bộ tem cổ động du lịch thời Pháp thuộc qua đc điện thư att411@comcast.net

Ng.H.Thanh
03-06-2011, 11:21
tem đẹp quá ,tem này mình mua có mắc hong cô,chú ơi.

Thấy giá trên mạng rao bán 200 đô giá khởi điểm mà chưa ai bid

133956

133957

133958

Angkor
05-06-2011, 14:11
Theo như tư liệu của bác Rồng ở trên, hình như Pháp còn cho phát hành thêm một dạng tem tương tự cho 3 nước Dông Dương! Mong được các bác cho biết thêm.

Angkor xin cảm ơn.

http://i39.photobucket.com/albums/e151/nguyen77/aa7a858e.jpg

Angkor
14-06-2011, 15:37
Vừa rồi Angkor cũng thấy trên mạng có thêm hai mẫu lẻ này,
Đây không biết có nằm trong tư liệu của bác Rồng không nữa?

http://i39.photobucket.com/albums/e151/nguyen77/85928981.jpg

The smaller dragon
22-06-2011, 06:53
Bộ sưu tập tem nhãn về Triển Lãm, Hội Chợ, Du Lịch, và Thiện Nguyện thời Ðông Dương thuộc Pháp (1900-1953)
Thời Pháp thuộc, tại Ðông Dương xuất hiện nhiều loại mẫu tem nhãn không có giá trị bưu cước. Mục đích của những loại tem nhãn này là quảng cáo cho các xứ Ðông Dương thuộc Pháp (Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ, Cao Miên, và Ai Lao) qua các hội chợ và triển lãm quốc tế, các thắng cảnh du lịch, các hoạt động quân sự, các sinh hoạt thiện nguyện, vân vân... Các loại tem nhãn này dĩ nhiên là do chính quyền thuộc địa Pháp sản xuất và phát hành. Nhưng cũng có hai tư nhân sản xuất và phát hành. Ðó là Delandre và Walthausen.

Ngoài tem nhãn, nhà cầm quyền Pháp tại Ðông Dương còn cho phát hành nhiều loại bưu thiếp về các Hội Chợ và Triển Lãm để quảng bá rộng rãi trong công chúng về thành quả của “mẫu quốc” tại các thuộc địa và về “xứ mạng văn minh” của Pháp đối với các sắc dân bản xứ. (Những chữ trong ngoặc kép này là tôi nhắc lại những khẩu hiệu dối trá của đế quốc Pháp tại Ðông Dương khi họ xâm chiếm và cai trị nước ta.)

Tôi không có chủ ý sưu tầm các loại tem nhãn này, nhưng chia sẻ một số thông tin và vật phẩm trong bộ sưu tập riêng với anh chị em trên Diễn Ðàn. Và theo yêu cầu của Angkor.

A. TEM NHÃN DO CHÍNH QUYỀN THUỘC ÐỊA PHÁP PHÁT HÀNH
1. Trước hết là tem nhãn quảng cáo cho các triển lãm và hội chợ thuộc địa, quốc gia Pháp, hay thế giới. Những cuộc Triển Lãm và Hội Chợ sau đây đều có tem nhãn kỷ niệm:
- Triển Lãm Thế Giới Paris 1900 (Exposition Universelle 1900)
- Triển Lãm Hà Nội 1902-1903 (Exposition de Hanoi 1902- 1903)
- Triển Lãm Thuộc Ðịa Quốc Gia Paris 1907 (Exposition coloniale nationale 1907)
- Triển Lãm Thuộc Ðịa Quốc Gia Marseille 1922 (Exposition Nationale Coloniale 1922)
- Hội Chợ Hà Nội 1925 (Foire de Hanoi 1925)
- Hội Chợ Hà Nội 1926 (Foire de Hanoi 1926)
- Hội Chợ Sài Gòn 1927 (Foire de Saigon 1927)
- Triển Lãm Thuộc Ðịa Quốc Tế Paris 1931 (Exposition Coloniale Internationale Paris 1931)
- Triển Lãm Quân Sự 1942 (Army Exposition Saigon 1942).

Hình 1: Cổng tam quan vào khu Ðông Dương trong Triển Lãm Thế Giới tại Paris 1900
136103

Hình 2: Bộ tem nhãn Cao-Miên kỷ niệm Triển Lãm Thế Giới Paris 1900
136104

Hình 3: Cảnh lính cứu hỏa biểu diễn chữa cháy trong Triển Lãm Hà Nội 1903
136105

Hình 4 và 5: Khu Trung Kỳ và Nam Kỳ trong Triển Lãm Thuộc Ðịa Quốc Tế Paris năm 1931
136106
136107

2. Thứ hai là tem nhãn quảng cáo cho thắng cảnh các xứ Ðông Dưong Việt-Miên-Lào:
- Bộ Pháp quốc mỹ lệ (La Belle France. La France d’Outre-Mer 1929)
- Bộ tem kỷ niệm các thắng cảnh tại Ðông Dương (Tonkin-Annam-Cochinchine-Cambodge-Ai Lao 1936)

Hình 6: Bìa ba (3) tập tem nhãn giới thiệu thắng cảnh Ðông Dương 1936 (tôi đã có dịp giới thiệu chi tiết trong một bài trước)
136109

Hình 7: Tem nhãn 1936 trên phong bì
136110

3. Thứ ba là tem nhãn Bài Lao phát hành ở Nam Kỳ trong các năm 1933 đến 1938, mỗi năm một mẫu.
4. Thứ tư là một số tem nhãn đặc biệt khác như
- Tuần Lễ Yêu Thưong (Week of Kindness 1936)
- Kỷ niệm 40 năm chuyến bay đầu tiên ở Ðông Dương 1950
- Kỷ niệm thành lập quốc gia Việt Nam tự do 1950 (một (1) mẫu hình Bảo Ðại và cờ vàng ba sọc đỏ sau lưng.)
- Kỷ niệm Công Ước thiết lập ba quốc gia độc lập Viêt-Miên-Lào trong Liên Hiệp Pháp 1950 (một (1) mẫu hình cờ vàng ba sọc đỏ.)
- Tem nhãn Giáng Sinh Chiến Sĩ (Noel du Combatant 1950)(một (1) mẫu, giá mặt 1$.)
- Tem nhãn Cơ quan Y Tế Quốc Tế (World Health Organization, WHO) với tem các quốc gia Cao Miên, Ai Lao, và Việt Nam trong bốn (4) năm 1952-54.


C. TEM DO TƯ NHÂN PHÁT HÀNH
1. TEM DO DELANDRE PHÁT HÀNH
- Bộ tem nhãn thời Ðệ Nhất Thế Chiến 1916 gồm 12 mẫu (Tirailleurs Tonkinois, Annamites, Chinois, Milice Laotienne, Cavalerie Indigène de l’Indochine, Indo-Chine Service Géographique 1914-1916, Compagnie d’Ouvriers Pontonnieres de la Cochinchine, du Tonkin, Indo-Chine Etat-Major Governeur Général, Tem Point d’Appui de Saigon 1916: một (1) mẫu.

Hình 8: Một tem nhãn do Delandre sản xuất
136108

- Bộ tem nhãn Bài Lao Hà Nội (Section de Hanoi. Vendu au Profit des Blessés), Hải Phòng (Haiphong. Vendu au Profit des Blessés Francais), Ðà Nẵng (Tourance Annam. Vendu au Profit des Blessés), Sài Gòn (Saigon. Vendu au Profit des Blessés 1916), và Cao Miên (Pour la Croix-Rouge Francaise. Le Cambodge 1916).

2. TEM DO WALTHAUSEN PHÁT HÀNH Walthausen phát hành tem nhãn Hội Chợ Triển Lãm Nam Kỳ (Foire Exposition du Sud Vietnam 1948) gồm một (1) mẫu với hai (2) giá tiền 10 cents và $2.00.

Hình 9: Một tờ tem nhãn do Walthausen phát hành, giá mặt 10c
136111

Hình 10: Một tờ tem nhãn, giá mặt 2$
136112

Hình 11: Một phong bì thực gửi có dán tem nhãn Walthausen. Lưu ý là tem nhãn này không có giá trị bưu cước
nên nhân viên Bưu Ðiện không đóng dấu. Dấu đóng trên tem nhãn này do chính Walthausen thiêt kế và tự đóng.
136113

Angkor
22-06-2011, 08:34
Angkor xin được cảm ơn bác Rồng rất nhiều về tư liệu quý này! Quả thật đây là lần đầu tiên đọc được những thông tin tuyệt vời đến như vậy! Và cũng mới hiểu được vai trò của tem nhãn như thế nào!

Cũng theo tư liệu của bác, ngoài sự ''quãn bá'' cho các nước Đông Dương ra, Pháp còn phát hành cho khấp các xứ mà họ ''đặt chân đến''. và có không biết bao nhiêu là loại cho tem nhãn này!

Những điều Angkor suy nghĩ trước đây quả là vu vơ, giờ mới thấy hết được ý nghĩa của nó!

Angkor xin cảm ơn bác Rồng rất nhiều thưa bác!

Ng.H.Thanh
20-09-2011, 17:39
Vừa qua thấy lô tem này trên ebay giá cũng khá mềm, hy vọng các bác ở VN chơi chủ đề này sẽ sở hữu nó.

144294

Angkor
13-10-2011, 09:33
Kính gửi bác Rồng

Bác vui lòng giúp Angkor hiểu dưới đây có phải là một trong những bộ tem nhãn thời Pháp thuộc ?

Angkor cảm ơn bác rất nhiều ạ!

http://i39.photobucket.com/albums/e151/nguyen77/98b7c74e.jpg

The smaller dragon
19-10-2011, 16:11
Ðây không phải tem nhãn. Chúng là tem con niêm (Revenue). Những tem Angkor phát hình này là tem niêm, thuế của các lò sát sinh (heo bò...). Abattoirs tiếng Pháp nghĩa là lò mổ (heo bò). Angkor hỏi đã mấy hôm, đúng vào dịp tang lễ của một ông Chú tôi, nên hôm nay mới biết để trả lời.

Ðể thư thả một chút, tôi sẽ giới thiệu các loại tem con niêm thời Pháp thuộc.

Angkor
10-12-2011, 18:43
Angkor xin gửi bác Rồng và quý bác xem thêm một mẫu tem nhãn ? Vừa mới thấy xuất hiện! Rất mong được giải đáp!
Xin cảm ơn rất nhiều.

http://i39.photobucket.com/albums/e151/nguyen77/4c00fba9.png

nam_hoa1
13-12-2011, 07:32
1/Timbre fiscal
Fiscal :thuộc về thuế
timbre fiscal : tem thuế ,con niêm

153727
2/ Sud Annam
Annam : khi thực dân Pháp xâm lược nước ta , Họ đã chia đất nước ta làm 3 kỳ nhằm gây chia rẽ để dễ cai trị .
Annam ( Trung kỳ) là phần đất ở giữa Việt Nam do triêu đình nhà NGUYỂN cai trị , nhưng duói sự bào hộ của người Pháp
Địa giới hành chính kéo dài từ Đèo Ngang vào đến Bình Thuận
Sau cách mạng tháng 8 , nhà nước ta gọi là Trung bộ
VNCH gọi là Trung phần
Sud : thuộc về phía nam
Sud Annam : có nghĩa là nam trung bộ , bao gồm 8 tỉnh cũ :
Ðà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Ðịnh, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận.
http://i1209.photobucket.com/albums/cc398/nam_hoa1/4c00fba91.png
Như vậy hình tem thuế trên được sừ dụng ở nam trung bộ , giá mặt 1 đồng thời bấy giờ

vnmission
17-03-2012, 09:39
Bộ sưu tập tem nhãn về Triển Lãm, Hội Chợ, Du Lịch, và Thiện Nguyện thời Ðông Dương thuộc Pháp (1900-1953)

Thời Pháp thuộc, tại Ðông Dương xuất hiện nhiều loại mẫu tem nhãn không có giá trị bưu cước. Mục đích của những loại tem nhãn này là quảng cáo cho các xứ Ðông Dương thuộc Pháp (Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ, Cao Miên, và Ai Lao) qua các hội chợ và triển lãm quốc tế, các thắng cảnh du lịch, các hoạt động quân sự, các sinh hoạt thiện nguyện, vân vân... Các loại tem nhãn này dĩ nhiên là do chính quyền thuộc địa Pháp sản xuất và phát hành. Nhưng cũng có hai tư nhân sản xuất và phát hành. Ðó là Delandre và Walthausen.

A. TEM NHÃN DO CHÍNH QUYỀN THUỘC ÐỊA PHÁP PHÁT HÀNH

1. Trước hết là tem nhãn quảng cáo cho các triển lãm và hội chợ thuộc địa, quốc gia Pháp, hay thế giới. Những cuộc Triển Lãm và Hội Chợ sau đây đều có tem nhãn kỷ niệm:

2. Thứ hai là tem nhãn quảng cáo cho thắng cảnh các xứ Ðông Dưong Việt-Miên-Lào:

3. Thứ ba là tem nhãn Bài Lao phát hành ở Nam Kỳ trong các năm 1933 đến 1938, mỗi năm một mẫu.

4. Thứ tư là một số tem nhãn đặc biệt khác như

- Tuần Lễ Yêu Thưong (Week of Kindness 1936)

B. TEM DO TƯ NHÂN PHÁT HÀNH

1. TEM DO DELANDRE PHÁT HÀNH

2. TEM DO WALTHAUSEN PHÁT HÀNH
Hôm nay đọc lại bài này của bác TSD, mới thấy một bài viết ngắn gọn nhưng quả là kỳ công, biết bao mồ hôi, công sức và kiến thức! Xin chân thành cảm ơn bác!

Angkor
08-04-2012, 17:52
Theo những thông tin của chú Tuấn, tìm mua những món như hình dưới đây giá cũng hơi cao!

http://i39.photobucket.com/albums/e151/nguyen77/d7c1a9db.png

vnmission
21-04-2012, 22:03
Hai bì thư này có lẽ khá hiếm, đang có trên eBay. Bì sau rất đẹp, chỉ tội giá hơi cao!

164454

164455

Angkor
22-04-2012, 01:48
Hai mẫu phong bì với các tem nhãn mà anh vnmission đưa lên ở đây vẫn còn đi rong chơi,
còn mẫu dưới đây thì bị nhốt chặc lại rồi.

http://i39.photobucket.com/albums/e151/nguyen77/08fa0eb6.png

Angkor
29-04-2012, 12:08
Một tem nhãn in đè không hiểu dùng vào dịp gì? Mong các bác chỉ giúp
Xin cảm ơn

http://i39.photobucket.com/albums/e151/nguyen77/3a51b11c.jpg

vnmission
30-04-2012, 22:41
Đây là một bì thư năm 1946:

165266

Chỗ nắp mặt sau bì thư được dán con tem nhãn này:

165267

Theo chủ sở hữu của bì thư, chữ in đè "Oeuvres sociales de la France combattante / 5fr" (tạm dịch "hoạt động xã hội cho nước Pháp lâm chiến") là một nỗ lực quyên tiền thời Chiến tranh thế giới II, nhưng không rõ của tổ chức nào (chứ không phải của chính quyền Vichy hay tướng de Gaulle).

Ngoài bộ "la belle france", Helio-Vaugirard cũng in tem nhãn để quảng cáo du lịch ở nhiều thuộc địa, ngoài Đông Dương còn có Cameroun, Moyen-Congo, Libăng, Marốc, Mauritania, Syria, Tchad...

Angkor
03-05-2012, 10:34
Angkor vẫn có một thắc mắc nữa là: đối với các mẫu tem nhãn này, ngay cả những loại tem nhãn sử dụng thời VNCH chẳng hạn, là hoàn toàn không có giá mặt!

Vậy khi mua, bưu điện sẽ ấn định một mức giá là bao nhiêu cho một mẫu tem nhãn này?

Cảm ơn anh vnmission rất nhiều đã giúp Angkor biết được những kiến thức quan trọng trong thời gian qua, kể cả những bày viết vô cùng hữu ích của anh mà Angkor đã đọc được.

Một lần nữa xin cảm ơn anh.

vnmission
03-05-2012, 21:02
Angkor vẫn có một thắc mắc nữa là: đối với các mẫu tem nhãn này, ngay cả những loại tem nhãn sử dụng thời VNCH chẳng hạn, là hoàn toàn không có giá mặt!

Vậy khi mua, bưu điện sẽ ấn định một mức giá là bao nhiêu cho một mẫu tem nhãn này?

Cảm ơn anh vnmission rất nhiều đã giúp Angkor biết được những kiến thức quan trọng trong thời gian qua, kể cả những bày viết vô cùng hữu ích của anh mà Angkor đã đọc được.

Một lần nữa xin cảm ơn anh.

Bạn Angkor, chính ra tôi phải cảm ơn bạn mới đúng, vì bạn nêu những vấn đề mới và... hay!

Tem nhãn do các tổ chức hoặc cá nhân phát hành, không phải tem bưu chính nên không có ơ bưu điện. Như tem nhãn trên chỉ để quảng cáo du lịch thôi, giá bán có in ở bìa bên ngaòi (xem hình của bác TSD ở trang 1). Tem nhãn có giá mặt (hoặc in đè có giá tiền) chủ yếu để quyên góp từ thiện hoặc một mục đích cụ thể nào đó, ai có lòng thì mua, không kể những người (có vấn đề!) mua để... chơi.

Bì thư này kết thúc ngày 01-5 với giá rất rẻ: 22,72 USD:

165715

165716

vnmission
05-05-2012, 10:52
Tham khảo thêm:

Phần lớn các mẫu tem nhãn (vignettes) này đều thuộc bộ “la belle france” gồm 32 bộ (mỗi bộ đều có in số series) do nhà in Vaugirard thiết kế và in ấn trong khoảng thời gian 1925 – 1932. Dòng chữ “LA BELLE FRANCE” thường được in phía trong khung tem, riêng với Algerie, Maroc và Tunisie được in nhỏ hơn ở phía dưới khung tem; một số bộ thấy xuất hiện cả tem không răng.

Riêng với Indochine, dòng chữ này đã được lược bớt và cũng không đánh số series, có thể do đây là bộ được in cuối cùng, khi nhà in đã được đổi tên thành Helio-Vaugirard.

Lúc đầu các dòng chữ in đè do chính Vaugirard thực hiện, gồm hai loại chính:

- Chữ thập đỏ và chữ “A.D.F.” (Association des Dames Francaises), màu đỏ; và
- Lutte anticancereuse, cũng màu đỏ, in trên cùng một dòng hoặc 2, 3 dòng.

Trước khi đổi tên (và đổi chủ), nhà in Vaugirard bán tháo các tem nhãn còn lại trong kho cho các tổ chức từ thiện và hãng tư nhân. Những người chủ mới đã có ít nhất 8 kiểu in đè khác nhau lên tem. Ngoài kiểu bạn Angkor đã giới thiệu ở trên, còn thấy:

- Solidarite-Tresor;
- Amis de l’Enseignement Libre;
- Chocolat Kwatta;
- L’Aide aux Enfants paralyses;
- Passion de Poiters;
- SA Peintres-Sculpterurs;
- Au benefice des deportes de la France combattante 5 Fr.

Cho tới 1923, nhà in Vaugirard còn được giao in tem cho một số thuộc địa như Maroc, Libăng, Syrie và Saar. Do bị cắt hợp đồng, năm 1924 họ in bộ tem nhãn đầu tiên theo một in thử tem không được Bưu điện chấp nhận (kỷ niệm 400 năm ngày sinh Ronsard), chủ yếu nhằm chứng tỏ họ có thể in được tem chất lượng cao.

Khi nhóm Touring Club de France phát động chiến dịch phản đối tem Pháp thời đó in quá xấu, Vaugirard tranh thủ thiết kế bộ La Belle France, vừa để quảng cáo du lịch, vừa để quảng cáo cho chính mình, vì vậy tem nhãn của họ hơi bị đẹp!

(theo Godfrey Bowden, Journal of the France & Colonies P S – June 2011)

vnmission
05-05-2012, 11:28
Một số hình ảnh minh họa, cả 3 tem nhãn này đều có sau khi nhà in đã đổi tên:

166040
Maroc, chữ "la belle france" ngoài khung

166041
Maroc, in đè 15 Fr (chứ không phải 5 Fr)

166042
Pháp, in đè (giá trên delcampe rất rẻ!)

Angkor
26-05-2012, 19:19
Đúng là một dòng tem nhãn khá đọc đáo! Không những chỉ dành riêng cho Đông Dương, nó còn bao trùm khắp các thuộc địa thời Pháp thuộc.

Tem nhãn này Angkor thấy bán trên Delcampe rất nhiều, giá cũng rẻ như anh vnmission đã nói. Tuy nhiên, chúng chỉ là những phần lẻ còn sót lại...muốn tìm cho đầy đủ của bộ thì hơi khó! Giá cũng không rẻ!

Xin cảm ơn anh vnmission rất nhiều về những tư liệu của anh.

ThinhVuongVu
20-10-2012, 07:47
Các mẫu tem nhãn cổ động du lịch này của La belle France tương đối ít thấy hơn các mẫu của nhà in Helio-Vaugirard . Paris
Đang được rao với giá khởi điểm là 9,99 Usd

http://i1075.photobucket.com/albums/w439/l_it2007/KGrHqZoFBbIQee3BBQfizC60_1.jpg
Cảnh Vịnh Hạ Long

http://i1075.photobucket.com/albums/w439/l_it2007/KGrHqNicFBeozsToBQfkborPQ60_1.jpg
Cảnh mặt hồ Gươm

http://i1075.photobucket.com/albums/w439/l_it2007/KGrHqRjgFthetGcUBQfe5pCKw60_1.jpg
Hình ảnh nhà sàn Tây Nguyên

http://i1075.photobucket.com/albums/w439/l_it2007/KGrHqViUFB71EtbRbBQfZ-gCuQ60_11.jpg
Hình ảnh kinh đô Huế

Nơi bán =D>
http://www.ebay.com/itm/370668685688?ssPageName=STRK:MEWAX:IT&_trksid=p3984.m1438.l2649