PDA

View Full Version : Khác biệt nào giữa "rành về tem" và "chuyên gia tem"?


ke vo danh
27-05-2010, 15:08
Ngay tại Việt Nam, số lượng cao nhân hiểu biết về tem bản xứ không phải là hiếm. Mặc dù họ hoàn toàn bị thiếu hụt tin tức, cũng như tài liệu đứng đắn liên quan tới bộ môn sưu tập. Sự hiểu biết đó cho tới nay, có thể nói là nhờ vào một phần rât slớn do kinh nghiệm và...trường đời. Việc này kéo dài cho tới nay, vẫn chỉ rơi vào vết xe cũ, chưa thấy có gì tiến triển và có hệ thống hơn, để những người muốn tìm hiểu kỹ lưỡng về tem Việt Nam có thể an tâm và hài lòng khi cần nghiên cứu thêm.

Với những trở ngại đó, việc quảng bá cho người Việt chú ý nhiều hơn tới tem Việt đã và đang còn gặp nhiều khó khăn và trở ngại. Nói chi tới việc...truyền bá tới ngoại quốc. Cho tới nay, số lượng tem Việt Nam được phát hành còn quá ít, mẫu tem còn khá nghèo nàn và sự sáng tạo còn nhiều khô khan. Đây cũng là một thiếu sót không nhỏ để hiểu ra rằng tại sao ten Việt chưa có được một vị trí xứng đáng trong bộ sưu tập ở trong lẫn ngoài quốc gia.

Mặc dù vậy, sự hiểu biết và quan tâm tới tem Việt không phải là không hiếm. Một phần lớn là nhờ vào sự tiến bộ khoa học, khi internet hầu như có mặt rộng rãi từ thành thị tới thôn quê. Nhiều diễn đàn về bộ môn sưu tập này đã ra đời, với sự góp sức của nhiều nhà sưu tầm đứng đắn, đã giúp cho những ai vừa bắt đầu sưu tầm tem, được tận tường nhiều điều thú vị. Tuy có một số lượng không nhỏ về những người "rành về tem", nhưng tại Việt Nam (nếu kvd không nhầm) thì hoàn toàn chưa có hiệp hội của các chuyên gia về tem thì phải. Hoặc chưa có một vị nào đủ tự tin để dám trương ngay cái bảng: "Chuyên gia về tem", để bất cứ ai đều có thể đẩy cửa bước vào, nhờ giám định giá trị thực của bộ tem mình đang sở hữu.

Chuyên gia về tem là những người nắm kỹ được cách thức và kỹ thuật, để có thể dựa vào sự hiểu biết chính xác mà biết được lai lịch đích thực của bất cứ con tem nào đó. Nghiệp vụ của chuyên gia này là làm một tờ chứng nhận cho khách hàng theo dự quan sát của mình, qua những gì được biết về món đó. Có điều cần biết là qua những gì họ minh chứng, không phải để bán món đó. Mà chỉ thực hiện theo yêu cầu của khách hàng và âm thầm lãnh thù lao.

Các bạn có ý kiến gì khác?

pttam
27-05-2010, 19:38
Xin lỗi, em chưa hiểu ý bác là gì. Ngay câu mở đầu hai đoạn đã thấy bác tự mâu thuẫn

Ngay tại Việt Nam, số lượng cao nhân hiểu biết về tem bản xứ không phải là hiếm.



Mặc dù vậy, sự hiểu biết và quan tâm tới tem Việt không phải là không hiếm.

Tức là sô lượng cao nhân bác nói không hiếm nhưng hiểu biết và quan tâm của họ tới tem Việt thì hiếm à?????

Theo thiển ý của em, đã là cao nhân thì không bao giờ tự đứng ra vỗ ngực tự xưng mình là cao nhân vì họ có lòng tự trọng và khiêm tốn. Bác không thấy không có nghĩa là không có và cũng không có nghĩa là hiếm. Tục ngữ có câu chân nhân bất lộ tướng bác ạ. Ở Việt Nam, số lượng người chơi tem là bao nhiêu, bác biết hết họ không, dựa vào cơ sở nào mà bác bảo hiếm sự hiểu biết và quan tâm tới tem VN??. Bài viết của bác quá võ đoán, và xin lỗi bác đừng buồn, thậm chí bài viết của bác có thể nói là quá kiêu ngạo và coi thường làng tem Việt.

Có lẽ bác ở nước ngoài quá lâu năm chăng??

(Mặc dù vậy, em đồng ý với bác 1 điểm: Tem Việt Nam lạc hậu về kỹ thuật, nghèo nàn về ý tưởng, sơ sài về màu sắc, khô khan về sáng tạo)

Vài lời chia sẻ như vậy, không có ý công kích cá nhân, mong bác lượng thứ.

huybuixuan
27-05-2010, 20:10
Bạn Tâm biện luận sắc sảo nhỉ.

ke vo danh
27-05-2010, 20:40
Thật buồn cười! Tôi không biết là có vài bạn dựa vào đâu để võ đoán rằng tôi "kiêu ngạo" và "coi thường làng tem Việt".

Ngay chính tôi, chưa bao giờ dám tự hào mình hiểu và biết nhiều. Vì lý do đó, tôi không ngớt học và cố thu thập được chút nào hay chút đó về mọi chi tết liên quan tới việc sưu tậm bộ môn này. Mà thực vậy, càng đi sâu vào, tôi càng thấy sự hiểu biết của mình như hạt cát. Ngay cả về những gì liên quan tới dòng tem Việt Nam, một tiểu sử chưa lâu đời gì lắm, thế mà mỗi khi muốn tìm hiểu kỹ hơn thì luôn luôn vướng phải rất nhiều khó nhọc. Tài liệu nghiên cứu cực hiếm và oái oăm thay, một số không nhỏ những gì liên quan tới chúng, chúng ta đều phải dựa vào tư liệu của nước ngoài.

Tại Việt Nam, tôi biết là có rất nhiều vị hoàn toàn am tường về tem của quốc gia mình. Nhưng hoặc họ không có cơ hội, hoặc "vì họ có lòng tự trọng và khiêm tốn" nên rất thường vắng bóng để có thể truyền lại, hoặc chỉ dẫn thêm cho chúng ta những kinh nghiệm, cũng như uẩn khúc của dòng tem này. Vì vậy, mục đích của topic này, hoàn toàn không có ý khích bác mà chỉ nêu ra một câu hỏi rất tầm thường là: tại sao tới bây giờ, Việt Nam mình vẫn chưa có được một hoặc hai "chuyên gia về tem" (expert en philatélie). Lý do đó là vẫn còn dựa vào tính cách "tự trọng" hoặc "khiêm tốn", hay chỉ đơn thuần là vì thiếu tự tin?!

Nhờ vào internet mà hiện nay, chúng ta có thể trao đổi và học hỏi một cách dễ dàng và thú vị hơn nhiều. Nhưng những diễn đàn, nếu chỉ có mặt để nhắm vào duy nhất cho việc hổ trợ buôn bán thì, theo tôi, rất uổng phí. Phải dựa vào đó để quảng bá những thông tin, càng nhiều càng tốt, về những gì liên quan tới tem bưu chính để mọi người có thể tham khảo thêm, khi phương tiện để có được những ấn phẩm giá trị chưa kịp tới tay mình.

Như tôi đã từng viết, nếu chưa có được số lượng người sưu tầm tem Việt Nam lên tới con số đáng kể thì đâu phải do lỗi của người sư tầm tem! Nếu có sự thờ ơ thì là do nhiều trong muôn vàn lý do (mà cá nhân tôi nhận thấy): số lượng tem phát hành hàng năm quá ít; thiết kế và giá trị kỹ thuật chưa được đúng tầm; chủ đề còn nghèo nàn...Sự phê bình khách quan và thẳng thắn này là chỉ mong rằng, sau đó, sẽ có những thay đổi đáng khích lệ để người sưu tầm tem ngoại quốc (tôi không dám nõi tới các sưu tập gia tại Việt Nam đâu nhé!) sẽ chú tâm tới nhiều hơn và sẽ đặt tem Việt Nam vào một vị trí xứng đáng hơn nhiều.

Trong tất cả những loạt bài viết của tôi, nếu những bạn đó có thời gian và nhất là bỏ cái "Tôi", chịu khó đọc từ từ thì ắt sẽ hiểu ra tâm tình của tôi đối với những người sưu tầm (riêng về tem Việt Nam) ra sao. Thiết nghĩ, về điều này, tôi không cần phải nhiều lời thêm nữa.

hat_de
27-05-2010, 21:06
chà ... thi thoảng mới có 1 vụ ngồ ngộ

bạn pttâm có lẽ chưa quen văn phong của anh Kẻ nên hơi nóng chút chút.

gk thì thấy vấn đề anh Kẻ nêu ra cũng rất lý thú.

Ở những quốc gia có nền tem phát triển đúng là có các chuyên gia thật, những người có:

- trình độ
- phương tiện
- tư liệu
- tự tin
- trách nhiệm

còn ở VN có hay ko những con người như thế, gk dám khẳng định là có, song có điều ở VN ko có khái niệm chuyên gia thẩm định.

- trình độ ưh <=== nhiều nhà sưu tầm lão thành rất uyên thâm
- phương tiện ưh <=== kính lúp, máy scan, hay các phương tiện phóng lớn khác, các công cụ cho phép soi cực tím, các phương pháp hóa nghiệm để xác minh loại mực in, mực dấu....
- tư liệu: các tài liệu về bưu chính trong ngành hoặc các tư liệu tự sưu tầm được
- tự tin: họ đủ tự tin để khẳng định hay phủ định 1 món nào đó (kết quả của những kết luận đó đương nhiên phụ thuộc vào kết quả kiểm tra lý, hóa, sp so sánh vật mẫu .... )
- trách nhiệm: họ có trách nhiệm với làng tem VN, với uy tín của tem VN nên đã tạo những mục mang tính truyền đạt kinh nghiệm, và cảnh báo...

Có thể nói chúng ta có, nhưng chúng ta chưa như các nước bạn, có lẽ vì sự khiêm nhường của người VN ta mà thôi.

Trình độ của các "chuyên gia" đó có thể khác nhau. Có những người ko sợ nguy hiểm, dám nói thẳng trên mạng, có những người chỉ âm thầm theo dõi diễn biến.

Cả 2 lớp cao nhân ấy có đủ tố chất để có thể gọi là "chuyên gia tem VN" tuy nhiên trong bối cảnh hiện tại, ở ta chưa ai muốn đứng ra như 1 chuyên gia thẩm định độc lập.

Đó là những suy nghĩ của gk về vấn đề "chuyên gia",

còn về vấn đề tem VN, về đề tài, thiết kế, kỹ thuật in ... gk ko bàn trong này vì ko liên quan mấy tới tiêu đề của topic.

Hẹn gặp ở 1 nơi thích hợp ;)

ke vo danh
27-05-2010, 21:21
"Hiệp hội quốc tế chuyên gia về tem" (International Association of philatelic experts) có một phương thức chung, khi giám định và cần chứng thực trên những mẫu tem quý giá mà họ được yêu cầu can thiệp.

Dưới đây là một vài chi tiết liên quan tới việc đó, do những chuyên gia có giấy phép hành nghề và được giới sưu tầm tem quốc tế công nhận và tin tưởng. Một chữ ký thẳng của họ trên mặt sau của tem, kèm theo một giấy chứng nhận là một bảo đảm tuyệt đối cho những bộ tem quý. Chủ nhân của nó khi muốn bán sẽ dễ dàng có thêm sự tin tưởng của khách hàng. Người mua, nhờ vậy sẽ an lòng để biết rằng mình không lầm lỡ khi đặt trọn niềm tin vào qúy vật trong tay.

Khi có dịp, kvd sẽ trở lại topic này thường xuyên hơn để gửi tới các bạn biết thêm, về một số cách thức làm việc của các chuyên gia này.

- Về vị trí của chứ ký trên tem, I.A.P.E đã cùng đồng ý như sau:

* Tem sống: Chữ ký nằm bên trái.
* Tem chết: Chữ ký nằm bên phải.
* Tem in đè: Chữ ký nằm ngược với chiều viết.

- Về giá trị thật của tem:

* Nếu chữ ký càng lúc càng hướng lên cao thì khuyết điểm của tem càng lúc càng quan trọng. Ngược lại, khi chữ ký càng nằm sát cuối tem, giá trị của tem càng lớn, không chê được.

Vài thí dụ:

http://img413.imageshack.us/img413/5201/perforeneuf.jpghttp://img710.imageshack.us/img710/6457/perforeneufbis.jpg
(Tem sống có răng)

http://img189.imageshack.us/img189/7222/perforeoblitere.jpghttp://img688.imageshack.us/img688/5281/perforeobliterebis.jpg
(Tem chết có răng)

http://img641.imageshack.us/img641/9937/perforesurchargeneuf.jpghttp://img191.imageshack.us/img191/3420/perforesurchargeneufbis.jpg
(Tem in đè / sống)

http://img295.imageshack.us/img295/7605/perforesurchargeobliter.jpghttp://img202.imageshack.us/img202/7605/perforesurchargeobliter.jpg
(Tem in đè / chết)

(Còn tiếp)

pttam
27-05-2010, 21:21
Xin cảm ơn cái tâm tình của bác. Xin nói luôn, cái văn phong của bác, em nuốt không trôi. Thế thôi. Chứ chẳng có cái tôi nào ở đây cả.

hat_de
27-05-2010, 21:29
Xin cảm ơn cái tâm tình của bác. Xin nói luôn, cái văn phong của bác, em nuốt không trôi. Thế thôi. Chứ chẳng có cái tôi nào ở đây cả.

bác Tâm cứ thoải mái đầu óc 1 tí đi
bác Kẻ là người đặc biệt, nên văn phong hay như ... nhạc Rốck nên .. sốc 1 tí
bác í hoàn toàn ko ák í

vấn đề đã ổn rùi bác Tâm à, bác Kẻ thêm vài bài tư liệu đi xem cho đã, hy vọng mai nì bác cũng tham gia thẩm định cho làng tem nước nhà :D

ke vo danh
27-05-2010, 21:41
văn phong hay như ... nhạc Rốck nên .. sốc 1 tí
bác í hoàn toàn ko ák í


:))

Hehe...Riết rồi hết dám viết gì, nói gì luôn! Đành vui thú điền viên bên sau cái lũy tre làng vậy, hatde ơi!!!

:P

Poetry
27-05-2010, 22:41
:))

Hehe...Riết rồi hết dám viết gì, nói gì luôn! Đành vui thú điền viên bên sau cái lũy tre làng vậy, hatde ơi!!!

:P
Mong anh cứ tiếp tục chia sẻ. Đây là diễn đàn mà anh, phải có tiếng nói phản biện mới sôi nổi chứ. Tôi đề nghị mọi người tập trung thảo luận về vấn đề nêu ra chứ đừng câu nệ chữ nghĩa. Tôi thấy ý kiến anh KVD nêu ra rất hay. Cho đến nay VN vẫn chưa có những chuyên gia giám định tem như vậy. Có lẽ vì vậy mà nạn tem giả, bì giả đang hoành hành.

hat_de
27-05-2010, 22:51
:))

Hehe...Riết rồi hết dám viết gì, nói gì luôn! Đành vui thú điền viên bên sau cái lũy tre làng vậy, hatde ơi!!!

:P

gk quen với văn phong của bác Kẻ nên ko vấn đề gì, nhiều bạn khác thì chưa quen nên hồi âm với "đầy cảm xúc". Bác Kẻ cũng đừng lấy đó làm nặng, thoải mái tiếp tục chuyên mục bổ ích này.

như đã nói ở trên

...
Khi có dịp, kvd sẽ trở lại topic này thường xuyên hơn để gửi tới các bạn biết thêm, về một số cách thức làm việc của các chuyên gia này.

...

(Còn tiếp)

Hẹn gặp lại bác >:D<

vnmission
27-05-2010, 23:05
Cảm ơn bác KVD có một cách tiếp cận rất hay đối với một vấn đề mà tôi cũng đã thấy, và cũng đã từng đề cập đâu đó trong Diễn đàn này.

Giờ đây dường như tôi có lạc quan hơn bác một chút. Trước đây vài năm, chơi tennis còn là một thú xa xỉ ở VN. Giờ vị trí đó đã nhường chỗ cho golf. Hy vọng ngày càng nhiều người sưu tập tiền, đồ cổ..., thú sưu tập tem trở nên "phổ thông" hơn. Khi có nhu cầu, tự khắc dịch vụ "expertization" sẽ xuất hiện.

Các chuyên gia về tem có nhiều ở Âu, Mỹ... Nhưng có lẽ số lượng các chuyên gia đó sẽ ngày càng giảm. Trong khi tại Việt Nam nói riêng, châu Á nói chung, họ sẽ xuất hiện và phát triển ngày càng nhiều, cho tới khi bão hòa.

Vài dòng chia sẻ, mong bác tiếp tục loạt bài viết rất hay này!

Poetry
27-05-2010, 23:29
Hiện ở VN có tình trạng thế này: người bán ra món hàng cũng kiêm luôn người giám định món hàng. Nếu hàng của ta bán ra thì luôn luôn là "thật", còn hàng của người khác có khi là "giả" đấy. :D

hat_de
27-05-2010, 23:39
Việc giám định ở ta còn 1 cái khó khách quan là ko có tư liệu để so sánh.
Ko rõ tại các nước, họ có công khai các mẫu dấu đã dùng qua các thời kì ko.
Ở ta nếu các nhà sưu tầm hay chuyên gia muốn "tiếp cận" liệu bộ, ban, ngành có ủng hộ ko...ai sẽ mở kho dấu ...

và giả sử vấn đề khách quan đó, trong tầm tay của bộ ban ngành nhưng nằm ngoài kiểm soát của dân chơi chúng ta ... ko có cách nào giải quyết

thì việc thẩm định trong 1 số trường hợp sẽ khá bất cập, đồ giả có khi thành thật, thật lại thành giả ... vì ko có chuẩn để so

huybuixuan
28-05-2010, 08:18
Nóng nảy làm gì thế, mọi người vào đây để chia sẻ kiến thức mà. Mỗi người có một văn phong khác nhau. :D Anh KVD và chị Tâm cũng đừng quá nóng giận. Tứ hải giai huynh đệ mà.

ke vo danh
28-05-2010, 16:28
:D Hihi...Không có gì đâu, các bạn ơi! ^:)^

Hiểu lầm đôi chút là điều khó tránh khỏ trên diễn đàn, và sự buồn phiền nào nếu có, chắc cũng...cuốn theo chiều gió hết cả rồi :"> .

Tiện đây xin nhắn với chị Thanh Tâm (cũng như anh huybuixuan vì hiểu lầm tương tự trước kia :"> ): "Thành thực xin lỗi chị, nếu có những lời viết của tôi làm chị không vui. Xin chị đừng cho những ý kiến nào đi chăng nữa được phụ góp trên diễn đàn này - của kvd - là có tính cách phỉ báng những sưu tầm gia Việt Nam. Sự ngộ nhận này nếu không bình tĩnh, sẽ rất dễ dàng kéo theo những tranh cãi, mà dù có kéo dài tới cả trăm năm cũng không dứt được. Cám ơn chị".

^:)^

ke vo danh
28-05-2010, 16:30
* Nhận xét của hatde (trong post # 5) chí lý. Ngoài trình độ là điều chính, tiếp liền sau đó là trách nhiệm. Vì một khi được biết tới như một "chuyên gia", họ sẽ không dám coi nhẹ nhân phẩm và rất sợ tai tiếng để có thể dẫn tới việc...thân bại danh liệt.

* Kinh nghiệm của Poetry thấy vui nhỉ! Của mình là "thật", còn của người là "giả" là vì tính cách cạnh tranh không mấy đẹp trên thương trường, khi có tình trạng khan hiếm và thông tin hạn chế. Khách hàng bây giờ không còn quá cả tin và họ chỉ tìm một điều duy nhất trong quan hệ thương mại, đó là: chữ tín nằm đầu.

* Rất tiếc là kvd chưa đọc được bài viết của anh vnmission, để có thể biết thêm được nhiều điều đáng nhớ.

Riêng các chuyên gia về tem nổi tiếng trên toàn thế giới hiện nay thì không quá 2000 người đâu, anh ạ! Điều đó chứng tỏ rằng, để thực sự có được tiếng tăm và sự tin tưởng trong giới sưu tầm thì không phải là chuyện dễ dàng. Tại Pháp, đã từng có lúc hội chuyên gia này từng yêu cầu chính phủ mở riêng một trường huấn luyện cho những học viên nào muốn bước vào cái nghề khó khăn và phức tạp, dành cho từng bộ môn sưu tập. Tới nay, vẫn chưa thấy nhắc nhở gì thêm.

Tại Việt Nam, chắc chắn là những người chuyên nghiệp không phải là ít (một số bạn của chúng ta trong diễn đàn này là bằng chứng cụ thể rồi). Nhưng để có được vai trò đúng với danh xưng, chắc là còn phải tuỳ thuộc vào rất nhiều yếu tố, ngoài yếu tố pháp lý.

Nhưng tôi nghĩ rằng, chắc chắn trong tương lai gần, sẽ nổi lên những tên tuổi về chuyên gia tại Việt Nam, về: tem, đồ sứ, đồ đồng...không thua gì ngoại quốc.

8->

The smaller dragon
28-05-2010, 17:06
Tôi cũng muốn lạc quan về vấn đề giám định tem hay đồ cổ Việt Nam, nhưng với kinh nghiệm hơn nửa thế kỷ trong nghề tem và hơn một thập niên trong nghề đồ cổ, tôi không thấy có giám định viên người Việt trong tương lai thấy được. (Ðã có tổ chức/hội đồng đứng ra cấp giấy chúng nhận đồ cổ ở Việt Nam rồi, nhưng giám định viên là ai, thử hỏi?)

Lý do là điều kiện và đức tính cần có của một giám định viên đã bị những biến động khách quan trong xã hội Việt Nam xói mòn hay không đáp ứng được, khiến không có người hội đủ!

Chia sẻ với mọi người một suy nghĩ thành thật,
The smaller dragon

ke vo danh
28-05-2010, 19:37
Chuyên gia về tem, để có thể...dám ký tên và cấp giấy chứng nhận thật - giả trên những con tem qúy hiếm, riêng tại Pháp thì chỉ đếm được không quá mười ngón tay! Mỗi chuyên gia chỉ có thể tự tin đảm nhận một khía cạnh đặc biệt nào đó thôi, thí dụ: dòng tem sau giải phóng Paris (có ông Mayer là số một). Ngoài ra, còn có các nhân vật khác như: Jacquart, Brun, Roumet. Và dĩ nhiên, chuyên gia nức danh thế giới là Roger Calves.

Để tên tuổi được dân sưu tầm thế giới ái mộ và nể phục, dĩ nhiên không phải chỉ trông mong vào dịp may nào đó. Mà phải qua những giai đoạn thực hành dựa vào khả năng, kinh nghiệm cũng như nghiêm túc liên tục nhiều năm trời. Lý do này có thể coi như là bằng chứng duy nhất, để họ không thể cẩu thả trong khi thi hành nhiệm vụ được khách hàng giao phó. Trách nhiệm quá lớn, nên cũng không lấy làm lạ, nếu có chuyên gia thú thật với khách hàng rằng: "Tôi không biết rõ về lai lịch của tem này, ông nên đi gặp ông w, y, z thì tốt hơn". Đây không phải là một sự thú nhận về khả năng thiếu sót, mà chỉ đơn giản là họ thành thật không biết và không muốn có những nhận xét sai lạc. Nếu bất cẩn, thanh danh của họ sẽ tan thành mây khói, một khi sự việc bị đổ bể!

Dĩ nhiên việc nhờ tới sự giám định này phải có thù lao. Theo giá thị trường, một chữ ký chứng nhận của họ sẽ được định vào khoảng 3% giá trị thật trên thị trường. Nếu không, sẽ miễn phí nếu không cần có chữ ký hoặc họ khám phá ra đó là tem giả.

Thương mại về tem quý càng lúc càng sống động. Lý do này đã nẩy sinh ra những kẻ giả mạo luôn chữ ký của chuyên gia nổi tiếng. Kẻ ký giả, dĩ nhiên sẽ cố tình làm cho nhiều để tung ra thị trường. Nhưng trước sau gì cũng bị phát giác, vì tem sẽ được rao bán và phát tán rộng rãi. Gặp trường hợp bị nghi ngờ, người mua có thể gặp thẳng chuyên gia để xác định lại (miến phí). Khi mua một tem quý hiếm tại cửa hàng chuyên môn, người mua có thể xin chủ hàng một giất chứng nhận tem thực của họ, dù đây khong phải là bằng chứng của chuyên gia, nhưng ít nhất cũng dựa vào đó để chủ hàng phải lãnh trách nhiệm của việc bán ra món này.

Tiếp tục một số vị trí khác trên tem, sau khi đã được giám định:

http://img217.imageshack.us/img217/6683/specimen.jpg
(Vị trí chữ ký trên tem Specimen, Essais có răng)

http://img594.imageshack.us/img594/8927/specimennd.jpg
(Vị trí chữ ký trên tem Specimen, Essais không răng)

http://img59.imageshack.us/img59/4055/nondentelesneufs.jpghttp://img80.imageshack.us/img80/4449/nondentelesneufsbis.jpg
(Vị trí chữ ký trên tem không răng / sống)

http://img4.imageshack.us/img4/9533/nondentelesoblit.jpghttp://img185.imageshack.us/img185/931/nondentelesoblitbis.jpg
(Vị trí chữ ký trên tem không răng / chết)

http://img135.imageshack.us/img135/8541/nondentelessurchneufs.jpghttp://img175.imageshack.us/img175/6320/nondentelessurchneufsbi.jpg
(Vị trí chữ ký trên tem in đè không răng / sống)

http://img156.imageshack.us/img156/4283/nondentelessurchoblit.jpghttp://img265.imageshack.us/img265/1446/nondentelessurchoblitbi.jpg
(Vị trí chữ ký trên tem in đè không răng / chết)

(Còn tiếp)

MeTemViet
28-05-2010, 22:05
Thật lâu MTV mới thấy một bài có ý tưởng hay. Xin cảm ơn anh KVD đã góp một ý tuy không mới trong làng tem nước ngoài nhưng ở VN chúng ta chưa thấy ai làm được. Theo MTV thấy thì thông tin về tem VN tuy chỉ mới khoảng 5-60 năm mà đã mù mờ lắm. Chưa ai viết được một bài thật rõ ràng về giá cước bưu chính từ 1945 đến nay, hay thậm chí từ 1975. Trong khi ở nước ngoài, giá cước tem rất rõ ràng. Thí dụ như đây là giá cước gởi thư ở Mỹ.

3/3/1883 3 xu
1/7/1885 2 xu
3/11/1917 3 xu (giá tăng do thế chiến I)
1/7/1919 2 xu (giảm giá vì hết chiến tranh)
6/7/1932 3 xu
1/8/1958 4 xu
7/1/1963 5 xu
.v.v.

Tình trạng tài liệu mù mờ của tem VN đã làm các "chuyên gia" phải nản lòng, đừng nói chi đến việc "giám định" tem hay phong bì thật giả!

hat_de
28-05-2010, 23:12
quan điểm của bác MTV



Tình trạng tài liệu mù mờ của tem VN đã làm các "chuyên gia" phải nản lòng, đừng nói chi đến việc "giám định" tem hay phong bì thật giả!

như đã nói

Việc giám định ở ta còn 1 cái khó khách quan là ko có tư liệu để so sánh.
Ko rõ tại các nước, họ có công khai các mẫu dấu đã dùng qua các thời kì ko.


kèm thêm thắc mắc trên

các bác có kinh nghiệm ở nước ngoài như bác Rồng, anh Kẻ ... thấy ở nước ngoài thế nào, liệu dân chơi có tiếp cận được các mẫu để đối chiếu ko ạ.

Nếu ko có chuẩn của nhà nước thì các kết luận của cá nhân nhà sưu tầm hay chuyên gia có thật chính xác ko ạ.

vnmission
29-05-2010, 00:16
thông tin về tem VN tuy chỉ mới khoảng 5-60 năm mà đã mù mờ lắm. Chưa ai viết được một bài thật rõ ràng về giá cước bưu chính từ 1945 đến nay, hay thậm chí từ 1975.

Không hiểu có nước nào ở vào tình trạng tương tự vậy không, mong được bác MTV chỉ dẫn. Xin cảm ơn bác!

dammanh
29-05-2010, 08:50
Xin giới thiệu một số mẫu dấu của balan còn lưu,tình cờ mua được!Trên mẫu dấu không ghi ngày tháng,mục đích lưu mẫu con dấu thôi!
Thú thực chưa nắm rõ xuất sứ,chỉ biết có liên quan đến tổ chức HHT



94326

94327

94328

94329

94330

94331

94332

94333

94334

dammanh
29-05-2010, 09:31
Bác HỒ đã dậy:CÓ HỒNG MÀ KHÔNG CÓ CHUYÊN-LÀM VIỆC GÌ CŨNG KHÓ,CÓ CHUYÊN MÀ KHÔNG CÓ HỒNG THÌ LÀ VÔ DỤNG.
Không dám khẳng định chính xác từng chữ câu nói trên,nhưng trong lĩnh vực RÀNH VỀ TEM & CHUYÊN GIA VỀ TEM (Đặc biệt chuyên gia có quyền giám định)thì cái TÂM là hàng đầu thứ nữa là tri thưc cũng như kinh nghiệm để đủ giám định một lĩnh vưc nhỏ nào đó trong thế giới tem.
To bác metemviet:Theo thời gian dòng tem lưu hành trên lãnh thổ VN sẽ rõ ràng thôi,cái quan trọng là cởi mở thông tin và sự nỗ lực của mỗi chúng ta với làng tem VIỆT
To bác NVD:NHÂN CHỨNG,VẬT CHỨNG,SẮC LỆNH,CHỦ CHƯƠNG...là cơ sở xây dựng các tiêu chuẩn để giám định tem..thú thực trong dòng tem VNDCCH còn chưa được khai phá do ảnh hưởng chiến tranh,nhưng sớm muộn sẽ sáng tỏ thôi.
Mong các bác,các bạn hy vọng vào tương lai !

Nguoitimduong
29-05-2010, 11:54
- Ở VN còn đang tồn tại một thực tế là người chơi tem không dám "show" món đồ quý hiếm của mình ra vì sợ bị làm giả, nếu có chuyên gia và có chữ ký thì cũng sẽ bị làm giả luôn, vậy nên điều đầu tiên là nên tiễu trừ nạn làm giả tem bưu chính. Đã có cơ quan hữu trách nào quan tâm ?
- Có một số người ở VN có khả năng và có tâm nhưng công nhận là số người đó không nhiều và họ cũng gặp phải một vấn nạn chung là " ai có vật phẩm hay hơn sẽ bị ghét, ai giỏi hơn sẽ bị đố kỵ" nên dần dần họ rút về quy ẩn.
Tồn tại được trong giới chơi tem VN và trở thành một chuyên gia thật là khó lắm thay!!!!!!

hat_de
29-05-2010, 12:09
- Ở VN còn đang tồn tại một thực tế là người chơi tem không dám "show" món đồ quý hiếm của mình ra vì sợ bị làm giả, nếu có chuyên gia và có chữ ký thì cũng sẽ bị làm giả luôn, vậy nên điều đầu tiên là nên tiễu trừ nạn làm giả tem bưu chính. Đã có cơ quan hữu trách nào quan tâm ?
- Có một số người ở VN có khả năng và có tâm nhưng công nhận là số người đó không nhiều và họ cũng gặp phải một vấn nạn chung là " ai có vật phẩm hay hơn sẽ bị ghét, ai giỏi hơn sẽ bị đố kỵ" nên dần dần họ rút về quy ẩn.

vậy là tại VN cần bổ sung .. dũng cảm vào đây



Ở những quốc gia có nền tem phát triển đúng là có các chuyên gia thật, những người có:

- trình độ
- phương tiện
- tư liệu
- tự tin
- trách nhiệm

còn ở VN có hay ko những con người như thế, gk dám khẳng định là có, song có điều ở VN ko có khái niệm chuyên gia thẩm định.

- trình độ ưh <=== nhiều nhà sưu tầm lão thành rất uyên thâm
- phương tiện ưh <=== kính lúp, máy scan, hay các phương tiện phóng lớn khác, các công cụ cho phép soi cực tím, các phương pháp hóa nghiệm để xác minh loại mực in, mực dấu....
- tư liệu: các tài liệu về bưu chính trong ngành hoặc các tư liệu tự sưu tầm được
- tự tin: họ đủ tự tin để khẳng định hay phủ định 1 món nào đó (kết quả của những kết luận đó đương nhiên phụ thuộc vào kết quả kiểm tra lý, hóa, sp so sánh vật mẫu .... )
- trách nhiệm: họ có trách nhiệm với làng tem VN, với uy tín của tem VN nên đã tạo những mục mang tính truyền đạt kinh nghiệm, và cảnh báo...

Có thể nói chúng ta có, nhưng chúng ta chưa như các nước bạn, có lẽ vì sự khiêm nhường của người VN ta mà thôi.

Trình độ của các "chuyên gia" đó có thể khác nhau. Có những người ko sợ nguy hiểm, dám nói thẳng trên mạng, có những người chỉ âm thầm theo dõi diễn biến.


Có lẽ hy vọng trong tương lai gần của chúng ta chưa phải là viêc xuất hiện các chuyên gia mà là những người "rành về tem" + "cởi mở" + "dũng cảm" có trách nhiệm.

Tới khi nào có chuyên gia ... có lẽ tương lai còn khá xa ... vì ngoài trình độ, phương tiện, trách nhiệm ... còn nhiều trở ngại như tư liệu tra cứu, và "dũng khí" khi ... bước chân vào nghề .. thẩm định

ke vo danh
07-06-2010, 18:53
Trở lại mục này:

Bởi vậy việc giám định một con tem có giá trị cao, không phải là chuyện...nhắm mắt làm càn, hoặc đại khái cho xong. Thanh danh của một chuyên gia trong lãnh vực này, nếu chỉ vì vài sai xuất nào đó, sẽ đi đong để khó gỡ lại danh dự và gây lại niềm tin trong giới.

Có rất nhiều bước để giám định giá trị thật của tem, đại khái như sau:

* Khích thước tem; kỹ thuật in; giấy tem; mầu sắc; mực in; keo...

* In đè trên tem đã được in sau đó hoặc mới được xóa đi; phần tem bị rách đã được làm lại hay không; dấu lem trên tem hoặc một lỗ nhỏ nào đó đã được che lấp; keo mới làm lại; góc tem bị cho thu nhỏ lại để tránh một nét rách nào đó...

* Giấy tem có đúng loại giấy được dùng vào gian đoạn khi tem ra đời; tem gián trên bì rất có thể là một tem bị hư hại mặt sau, thay cho một tem khác có giá trị hoàn hảo hơn; tem dán trên bì vào thời gian gửi nhưng hoàn toàn đã hết hạn lưu hành vào thời gian đó...

* Dấu đóng của bưu cục có đúng với niên đại khi tem được phát hành; dấu đóng có thêm hoặc bớt với mục đích làm bì tem hợp pháp; mực trên dấu có đúng với mực được dùng trong giai đoạn đó hay không...

Và còn biết bao nhiêu điều cần kiểm soát dưới cặp mắt nhà nghề. Thấu hiểu, nhưng không thể thiếu được sự bén nhậy và tinh tường.

Ngoài ra, ngay bên cạnh bàn làm việc của những chuyên gia này là cả một thư mục về tem, để họ có thể nghiên cứu thêm một cách chặt chẽ. Đồ nghề thì có thể kể ra: kính hiển vi, thước đo độ giày của giấy, đèn cực tím, máy định mầu...

ke vo danh
07-06-2010, 18:54
Tem có răng đầu tiên là do Anh quốc phát minh vào năm 1854. Tại Pháp thì phải chờ tới năm 1862, coi như là mất tới 8 năm trời chờ đợi! Chẳng qua là có sự nhì nhằng giữa...ông thần Anatole Hulot và chính phủ: Ông này có được giao kèo đặc biệt để một mình lãnh nhiệm vụ in tem. Năm 1854, giá tem được giảm một cách đáng kể nên tem càng lúc càng được in nhiều để đap sứng lại nhu cầu. Cơ xưởng của Hulot làm không kịp, vì thế đưa đến sự than phiền của sở bưu chính. Lý do chính, chẳng qua là Hulot chưa chịu học theo cách làm răng tem của Anh, mà chỉ muốn...dùng kéo để cắt!!!

Thế là chính phủ phải vào cuộc: cuối năm 1855, chính phủ ra yêu cầu là tất cả những tem của Pháp phải..."có lỗ" (từ được dùng vào khi đó), để dễ dàng hơn cho việc tách rời chúng. Nếu muốn vậy, Hulot phải tân trang lại tất cả bằng tiền túi của mình. Thế là mất ăn! Huống chi chính phủ nhất định không chịu trả thêm phí tổn về giá thành của tem! Hulot không chịu thi hành và biện minh lại rằng, việc đục lỗ trên tem không mấy có khả năng tốt. Nhất là việc chỉnh cho làm lỗ giữa hai hàng tem thì quá khó khăn. Thế là chính phủ...đầu hàng!

Mãi tới năm 1861, ông Fould là tân bộ trưởng bộ tài chính lại mang vấn đề này ra bàn cãi. Thế là các công tư tư nhân lục đục kéo nhau ra đấu thầu (không còn để cơ xưởng của Hulot độc chiếm thị trường như trước kia nữa). Hulot đành một mình để yếu ớt...kháng chiến. Nhưng chính phủ ra tối hậu thư: "Nếu ông không thực hiện theo yêu cầu, giao kèo sẽ bị xóa bỏ". Hulot đành nuốt nước mắt, bỏ tiền ra mua máy hiệu Archer của Anh quốc (mà trước kia mình vẫn chê).

Tem có lỗ đầu tiên của Pháp là bộ Napoléon mầu xanh, phát hành vào tháng 09.1862 cho tới năm 1867, với số lượng là...1 tỷ tem!!!

http://img10.imageshack.us/img10/2259/44996407.jpg http://img707.imageshack.us/img707/8286/62920336.jpg
(Tem Napoléon có lỗ, giai đoạn 1862-1867)

Dưới đây là vị trí của chữ ký chuyên gia cho dòng tem này:

http://img411.imageshack.us/img411/294/percesurchneuf.jpghttp://img59.imageshack.us/img59/268/percesurchneufbis.jpg
(Tem có lỗ hoặc lệch lỗ / In đè / Sống)

http://img94.imageshack.us/img94/3695/percesurchoblit.jpghttp://img408.imageshack.us/img408/6730/percesurchoblitbis.jpg
(Tem có lỗ hoặc lệch lỗ / In đè / Chết)

***********

(kvd dùng từ "lỗ tem" của thời đó, khi từ "răng tem" chưa ra đời cũng như kỹ thuật đã sắc góc và hoàn chỉnh như hiện nay)

ke vo danh
08-06-2010, 19:29
Thêm một số vị trí của chuyên gia, sau khi sát nghiệm trên những con tem được yêu cầu:

http://img375.imageshack.us/img375/5062/positionsignaturecalves.jpg
(Tem sống "luxe" có keo gốc: chữ ký ngay chỗ giữa tem)

http://img10.imageshack.us/img10/5062/positionsignaturecalves.jpg
(Tem sống có keo gốc, còn charnière hoặc dấu của nó: ký dưới tem và hơi nhích về phía giữa. Charnière càng lớn, chữ ký càng dịch về phía trái tem)

http://img227.imageshack.us/img227/5062/positionsignaturecalves.jpg
(Tem sống không keo, hoặc không phải keo gốc: ký dưới tem về phía trái)

http://img217.imageshack.us/img217/5062/positionsignaturecalves.jpg
(Tem chết với dấu gốc: ký dưới về phía phải tem. Chuyên gia sẽ không ký trên những tem có dấu giả, hoặc dấu không đúng thời điểm)

http://img717.imageshack.us/img717/5062/positionsignaturecalves.jpg
(Tem "luxe" in đè sống hoặc chết (in đè chính gốc): bên phải dưới tem, nhưng ký dọc)

http://img62.imageshack.us/img62/5062/positionsignaturecalves.jpg
(Tem sống in đè có charnière (in đè chính gốc): ký dọc bên phía phải. Charnière càng lớn, chứ ký càng đi dần vào phía giữa tem)

http://img46.imageshack.us/img46/5062/positionsignaturecalves.jpg
(Tem sống in đè, không keo hoặc keo giả, không rõ nguồn gốc: ký bên trái dưới tem, chữ kỹ nghiêng)

----------
----------

* Đôi khi sau tem có những chữ không rõ nguồn gốc, chẳng qua là dấu riêng của sở hữu chủ tem. Thí dụ như hình dưới đây:

http://img218.imageshack.us/img218/6058/positionsignaturemarque.jpg

* Ngược lại, khi thấy tem có dấu "G.F." thì biết ngay đó là tem đã được tráng keo không phải nguyên gốc (G.F = Gomme Fausse / Keo giả mạo).

http://img231.imageshack.us/img231/4996/gomme20fausse20expertis.jpg

* Một số chuyên gia khác, khi ký bằng mực đỏ thì có nghĩa là tem có khuyết điểm.

(Hết)

ke vo danh
11-06-2010, 16:58
Với những tiến bộ không ngừng về khoa học kỹ thuật, các cơ xưởng in tem đã không ngừng cải cách để việc in ấn những bộ tem không những đặc sắc, mà còn khiến những kẻ có ý đồ làm tam giả phải chùn tay!

Có thể nói là đã có những cuộc chạy đua và so tài (một cách miến cưỡng) giữa nhà in tem bưu chính và người làm tem giả. Nhất là vào lúc có sự xuất hiện của những máy photocopie mầu tối tân, rất nhiều tem có giá trị không nhỏ đã được làm giả gần như thật.

Qua những kinh nhiệm do phải thường xuyên đối đầu với kẻ gian, nhà in tem đã không ngớt tìm cách và cải thiện kỹ thuật để việc làm giả sẽ phải bó tay. Vì tem được coi như là những...tiền giấy dán trên bì thư, nên việc in ấn chúng càng khó khăn chừng nào, càng an tâm chừng đó!

Một thí dụ dưới đây của bưu chính Canada, qua con tem $5 với hình con Moose (một giống nai tại Bắc Mỹ). Nhìn thường thì hoàn toàn không có điểm gì đặc biệt vơi scảnh một chú nai đang đứng trong rừng. Nhưng tay làm giả nào có ý đồ mang tem ra cho chụp màu lại, sẽ gặp phải những trở ngại khiến họ phải ngưng ngay việc làm gian đó!

Tem này không hẳn chỉ có mầu dịu mắt, nhưng nếu cầm tem để soi ngược trên trời, chứng ta sẽ thấy nền tem hiện ra hàng trăm...dấu móng chân của nai. Kèm theo đó, tem đã được ẩn theo hai hàng chữ in bằng lối microtype, chỉ có thể thấy được bằng...kính hiển vi! Tem còn được in qua lối khắc chìm nổi, tay mình lướt qua mặt tem sẽ cảm ra ngay được kỹ thuật này.

http://img809.imageshack.us/img809/6936/nlc012759v6.jpg


Chưa xong, và đây mới là một...sự kiện lịch sử trong việc in tem của bưu chính Canada: tem được kèm theo một hình huỳnh quang (fluorescent) bằng mực đặc biệt, chỉ thấy được qua ánh đèn cực tím (ultraviolet). Dĩ nhiên, nếu tem chỉ được in giả lại qua máy photocopie - dù tối tân cách mấy - hình này cũng không thể có được.

Nghề chơi lắm công phu. Nhưng nghề...chơi giả sẽ càng khốn khổ hơn nhiều :D :D :D !

http://img819.imageshack.us/img819/5087/nlc012760v6.jpg

ke vo danh
15-06-2010, 00:46
Từ khi phong trào sưu tầm tem bưu chính đã trở nên rầm rộ, các nhà sưu tầm tem chân chính càng lúc càng trở nên khó tính trong việc chọn lựa, và việc tìm kiếm những con tem (hoặc bộ tem) qúy hiếm càng lúc càng nhiều. Nhà sưu tập, vì thế, sẽ không ngần ngại bỏ ra những số tiền kếch sù để tậu cho được một (hoặc nhiều) tem qúy cho bộ sưu tầm của mình.

Điều này đã nẩy sinh ra những ý đồ gian ác cho những kẻ lợi dụng tình thế, chế tạo và làm giả những con tem hiếm. Họ chỉ cần nhắm vào sự lừa đảo này để sinh lợi, bất chấp lương tâm cũng như những truy tố trước pháp luật, một khi sự việc bị khui ra ánh sáng.

Tem bưu chính được phát hành ngày đầu tiên vào năm 1840 tại Anh. Hai mươi năm sau, con tem giả đầu tiên của thế giới ra đời và liền sau đó đã xuất hiện trên thị trường. Sau đó, sự phát hiện tem giả đã tương đối dễ dàng; bù lại, một số tem giả khác đã khiến nhiều người không thể nào phát hiện ra ngay được.

Dưới đây là hai mẫu tem (thật và giả), hiện đang do "Librairy and Archives Canada" sở hữu.

http://img155.imageshack.us/img155/4614/s001317k.jpg
(Tem Nữ hoàng Victoria, do bưu chính Prince Edward Island phát hành ngày 01.06.1870)

http://img51.imageshack.us/img51/5195/e001219314.jpg
(Cùng mẫu tem, nhưng được làm giả mạo)

Tem thật bên trên được in khắc bằng bản kẽm, nét sắc và sáng. Trong khi đó con tem giả chỉ chỉ được in lại một cách sơ sài theo kỹ thuật lithography (vẽ trên mặt đá vôi hoặc trên khung sắt bằng loại mực mỡ). Chân dung này, vì thế, đã hoàn toàn mờ tối.

Có một lý do ngộ nghĩnh là tại sao nhiều con tem giả lại có giá trị hơn rất nhiều những con tem thật: Khi vùng Prince Edward Island trở nên một tỉnh của Canada vào năm 1873, liền sau đó chính phủ đã bán ra tất cả những tem bưu chính của vùng này (khoảng hơn 1 triệu rưới tem), với giá rẻ hơn giá mặt rất nhiều. Thế là những con tem này đã tràn ngập thị trường. Vì sự mất giá một cách thê thảm đó, kẻ làm tem giả mạo đã không còn lý do chính đáng để làm giả tem. Cuối cùng, tem giả trở nên...khan hiếm hơn tem thật! Vì lý do oái oăm này, người sưu tầm tem khi đó đã đỏ cả mắt để lùng về cho được những con tem giả. "Giá trị" của chúng chỉ đơn thuần là lý do như vậy.

Người nỏi tiếng về tài làm tem giả, không ai khác hơn là Jean de Sperati. Ông đã trải gần cả đời mình để...nhái lại những con tem đó. Vừa khéo tay, vừa có...lương tâm, nên hầu hết những bộ tem do ông chế tác lại đã có phẩm chất hơn cả những con tem thật. Thí dụ con tem dưới đây: Tem của vùng Vancouver Island với hình nữ hoàng Victoria phát hành ngày 19.09.1865:

http://img28.imageshack.us/img28/977/s001260k.jpg

Và đây là...tác phẩm của Jean de Sperati, năm 1942:

http://img69.imageshack.us/img69/3990/e000009251.jpg

Nếu nhìn thật kỹ trên con tem giả này, chúng ta sẽ phát hiện ra một thoáng in hơi bị mờ trên khung tròn, dưới chữ "N" (của Cents). Ngoài ra, còn có một khoảng trắng rất nhỏ tại phía môi trên của nữ hoàng và quanh vùng môi - mũi, có những dấu " li ti. Thực hiện kỹ thuật giả này, Jean de Sperati đã áp dụng phương pháp photolithography (tương tự như lithography, nhưng hình được chụp lại thay vì vẽ). Dấu huỷ "Paid" trên tem cũng là giả.

Từ khi bắt đầu...chế tác tem giả tới lúc...gác kiếm, Jean de Sperati đã cho ra đời hơn 500 tem. Ông cũng ký bằng bút chì đằng sau (một số ít) mặt tem. Tới năm 1942 thì ông quá nổi tiếng và không ít những con tem giả của ông còn có giá hơn cả những con tem thật.

(Hinh ảnh trong bài này là do "Librairy and Archives Canada" giới thiệu)

MeTemViet
18-06-2010, 01:50
Con tem này được bán với giá 1 triệu đô la

http://www.glenstephens.com/sn-USA%20Parrino%20Inverted%20Jenny.jpg

Con tem này, catalog năm 2008 chỉ có $375,000.

96878

96879

Con tem này giá bán cao hơn giá catalog rất nhiều trong lúc thông thường thì giá bán phải thấp hơn giá catalog chỉ vì nó được "bảo chứng" bởi các chuyên gia trong tổ chức PSE (Philatelic Expertizing Services) và có giấy chứng nhận. Điều này cho thấy việc thẩm định của các chuyên gia tem đã nâng giá trị của một con tem rất nhiều.

ke vo danh
01-07-2010, 19:10
Dưới đây là một bài viết ngắn trong Tạp Chí Tem (số 82 / 01-2007), về "Tem giả tại Quảng Ninh" như sau:

"Hàng giả, hàng nhái tại Việt Nam đang là một hiện tượng khá phổ biến. Thương hiệu sản phẩm càng nổi tiếng thì lại càng bị làm giả, làm nhái. Việc làm giả, làm nhái sản phẩm gây nhiều tác động tiêu cực, thiệt hại cho người tiêu dùng, cho đơn vị có sản phẩm bị làm giả, ảnh hưởng tới uy tín doanh nghiệp, ảnh hưởng hình ảnh quốc gia...

Thực trạng đó cũng đã xẩy ra với tem Bưu chính Việt Nam và tem của một số nước ngoài đang được kinh doanh tại thị trường Việt Nam, gây thất thu cho ngành bưu điện và nhất là ảnh hưởng đến quyền lợi của người sưu tập tem Việt Nam.

Vừa qua, trong thời gian triển lãm tem tại thành phố Hạ Long, Công ty tem đã tổ chức khảo sát thị trường tem chơi và tình hình kinh doanh tem giả tại thị trường này, đã phát hiện:

- Tại cửa hàng bán đồ lưu niệm Thuỷ Tiên, có bán bộ tem "Kỷ niệm 95 năm sinh nhật Hồ chủ tịch (1890-1985)" gồm 4 mẫu và 1 bloc là tem giả. Vì:

=> Khuôn khổ của mẫu tem thật: 50x40mm, nhưng tem giả được bán có khuôn khổ: 51x35mm (nhỏ hơn mẫu tem thật).

=> Khuôn khổ bloc thật: 76x100mm, nhưng bloc tem giả được bán có khuôn khổ: 73x98mm (nhỏ hơn bloc thật).

=> Về mầu sắc: nhạt và không tươi, không sắc nét so với tem thật.

=> Giá bán: 1 khối 4 tem chết có răng: 20000đ; 1 bloc sống có răng: 20000đ.

Tại khu du lịch "Chợ đêm Hạ Long" và cửa hàng bán đồ lưu niệm Thuỷ Tiên có bán một số tem nước ngoài (S. Tome E. Principe; Lybian; Uganda; St. Vincent...với các chuyên đề như: thể thao, động vật, danh nhân...) được gài vào album hoặc nguyên cả tờ. Qua xem xét và nhận định của giới chuyên môn thì số tem này đều là tem giả, thể hiện trên các yếu tố: tên của các nước trên tem, đề tài thể hiện, chữ "Bưu chính", mầu sắc in tem, chất liệu giấy, giá bán chỉ lựa trên kích thước của tờ tem (to, nhỏ), mà không tính đến số lượng tem / tờ...và đặc biệt là phương pháp đục răng tem: sử dụng hàm răng đục đơn, không phải răng tem hình lược (thể hiện điẻm giao nhaucủa 2 đường đục - góc của máu tem).

Theo nguồn tin tại các điểm kinh doanh thị trường tự do này thì các loại tem như trên bán tương đối chạy đã lừa dối được khách du lịch Việt Nam và nước ngoài. Với "nguồn hàng luôn sẵn sàng", khi bán hết có người mang đến cung cấp.

Theo thông tin từ một số người sưu tập tem có kinh nghiệm thì những bộ tem, tờ tem của nước ngoài đều có nguồn từ Trung quốc. Còn bộ tem "Kỷ niệm 95 năm sinh nhật Hồ chủ tịch" 4 mãu và 1 bloc đã xuất hiện lâu nay ở thành phố Hồ Chí Minh mà Tạp Chí Tem đã đề cập.

Việc kinh doanh tem giả của nước ngoài và của Việt Nam tại Quảng Ninh và có thể ở một số địa phương khác đã vi phạm nghiêm trọng Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông số 43/2002/PL-UBTCQH 10 ngày 25.05.2002 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Nghị định số 142/QĐ-CP ngày 08.07.2004 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính về Bưu chính"

Nguyễn Quang Vinh
(Công Ty Tem)

hat_de
01-07-2010, 19:24
Dưới đây là một bài viết ngắn trong Tạp Chí Tem (số 82 / 01-2007), về "Tem giả tại Quảng Ninh" như sau:

"Hàng giả, hàng nhái tại Việt Nam đang là một hiện tượng khá phổ biến. Thương hiệu sản phẩm càng nổi tiếng thì lại càng bị làm giả, làm nhái. Việc làm giả, làm nhái sản phẩm gây nhiều tác động tiêu cực, thiệt hại cho người tiêu dùng, cho đơn vị có sản phẩm bị làm giả, ảnh hưởng tới uy tín doanh nghiệp, ảnh hưởng hình ảnh quốc gia...

Thực trạng đó cũng đã xẩy ra với tem Bưu chính Việt Nam và tem của một số nước ngoài đang được kinh doanh tại thị trường Việt Nam, gây thất thu cho ngành bưu điện và nhất là ảnh hưởng đến quyền lợi của người sưu tập tem Việt Nam.

Vừa qua, trong thời gian triển lãm tem tại thành phố Hạ Long, Công ty tem đã tổ chức khảo sát thị trường tem chơi và tình hình kinh doanh tem giả tại thị trường này, đã phát hiện:

- Tại cửa hàng bán đồ lưu niệm Thuỷ Tiên, có bán bộ tem "Kỷ niệm 95 năm sinh nhật Hồ chủ tịch (1890-1985)" gồm 4 mẫu và 1 bloc là tem giả. Vì:

=> Khuôn khổ của mẫu tem thật: 50x40mm, nhưng tem giả được bán có khuôn khổ: 51x35mm (nhỏ hơn mẫu tem thật).

=> Khuôn khổ bloc thật: 76x100mm, nhưng bloc tem giả được bán có khuôn khổ: 73x98mm (nhỏ hơn bloc thật).

=> Về mầu sắc: nhạt và không tươi, không sắc nét so với tem thật.

=> Giá bán: 1 khối 4 tem chết có răng: 20000đ; 1 bloc sống có răng: 20000đ.



Đây là bộ tem được làm giả 1 cách cố tình. Ko rõ vì mục đích gì mà phía TQ làm bộ tem đó 4 mẫu + 1 block với những khác biệt rất lớn so với tem thật. Nếu bộ ấy bán tại TQ thì có thể nhiều người mua phải, còn tại VN chúng ta có thể dễ nhận ra khi so với các thông tin kĩ thuật trên danh mục.

Năm 2009 trong 1 lần sinh hoạt tem tại HP bạn Danh đã giới thiệu 1 mẫu tem như vậy để bạn chơi cùng cảnh giác.

Ảnh đã úp trên đàn.

Bảo Khánh
12-07-2010, 01:27
GK hôm nào qua QN thấy bộ tem này thì mua giùm tui 1 bộ nhé! Nếu có nhiều thì làm vài bloc4 cũng được, mua về tham khảo thôi. Cám ơn nhiều nha!

hat_de
12-07-2010, 23:38
GK hôm nào qua QN thấy bộ tem này thì mua giùm tui 1 bộ nhé! Nếu có nhiều thì làm vài bloc4 cũng được, mua về tham khảo thôi. Cám ơn nhiều nha!

Bác cáo bác Bình dạo này gk ko còn ra QN nữa rồi ạ
Ko rõ đồng chí Thắm ngoài đó có thể giúp được việc này ko.
Bản thân gk cũng muốn xắm 1 bộ làm tư liệu, đó đúng là 1 bộ giả ... kì khôi

beo1beo
15-07-2010, 00:37
GK hôm nào qua QN thấy bộ tem này thì mua giùm tui 1 bộ nhé! Nếu có nhiều thì làm vài bloc4 cũng được, mua về tham khảo thôi. Cám ơn nhiều nha!
Cần gì tìm cho xa , cạnh bác cũng có đấy thôi