PDA

View Full Version : Câu đố tuần 1 tháng 06-2010


Ng.H.Thanh
02-06-2010, 16:52
Xin trân trọng mời các bạn tham gia câu đố tuần này:

Bộ tem chính thức đầu tiên mang quốc hiệu "Việt Nam" là bộ tem nào?
Bộ tem bao nhiêu mẫu? Do họa sĩ nào thiết kế? Bộ tem phát hành vào ngày nào?
Lưu ý các bạn phải link hình lên rỏ ràng.
Thời gian giải đáp từ ngày ra câu đố đến 11g ngày 05/6/2010

Phần thưởng cho ai giải đáp đầy đủ chính xác và nhanh nhất là:
Một bộ FDC chim Việt Nam 2010 do CLB Viet Stamp phát hành.

94883

94884

Lưu ý: Mỗi người chỉ tham gia 1 câu trả lời, không được chỉnh sữa.

Xin mời các bạn tham gia nào!

minhduc
02-06-2010, 17:09
có phải là bộ tem chủ tịch Hồ Chí MInh, gồm 4 mẫu, do họa sĩ Nguyễn Sáng , phát hành ngày 2 tháng 9 năm 1946
94900949019490294903

Ng.H.Thanh
02-06-2010, 17:31
Xin mời các bạn tham gia trả lời, đến ngày kết thúc Hoài Thanh sẽ công bố kết quả. Trân trọng cám ơn các bạn!

young_lip
02-06-2010, 19:41
đó là bộ tem: Kỷ niệm lần thứ nhất Cách mạng tháng Tám (19-8-1945) và ngày thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (02-9-1945)
gồm 05 mẫu có cùng mẫu vẽ nhưng thay màu
do hoạ sĩ Nguyễn Sáng (1923 - 1988) thiết kế
phát hành vào ngày 02-9-1946, nhân kỷ niệm lần thứ nhất Cách mạng tháng Tám (19-8-1945) và ngày thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (02-9-1945) :D

http://i935.photobucket.com/albums/ad200/photoyoung_lip/thuc%20vat/stamp/Untsdghgitled-1.jpg

zodiac
02-06-2010, 21:13
Bộ tem đầu tiên mang quốc hiệu Việt Nam cũng là bộ tem về Bác Hồ đầu tiên do bưu chính Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa phát hành.

Mã số 001
Kỷ niệm lần thứ nhất Cách mạng Tháng Tám (19-08-1945) và ngày thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (02-09-1945).

http://www.vietstamp.net/data/2008/04/22/00201154_product.jpghttp://www.vietstamp.net/data/2008/04/22/00210920_product.jpghttp://www.vietstamp.net/data/2008/04/22/00224131_product.jpghttp://www.vietstamp.net/data/2008/04/22/00240885_product.jpghttp://www.vietstamp.net/data/2008/04/22/00250600_product.jpg

Thông tin thêm vui lòng xme tại đây: http://www.vietstamp.net/Product/1020/

Bộ này pà kon thường kiu là bộ "Bác Hồ 5 màu" :D, em mới mua hồi tuần trước :)) =))

ke vo danh
02-06-2010, 21:32
Bon chen một chút, trong giờ nghỉ nha :D .

Theo sự...nghiên cứu của kvd, rất có thể là bộ tem "Kỷ niệm lần thứ 12 Quốc khánh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa" dưới đây chăng?

http://www.vietstamp.net/data/2009/04/01/17501310_product.jpg http://www.vietstamp.net/data/2009/04/01/17511813_product.jpg

Bộ tem này do họa sĩ Ngô Tôn Đệ thiết kế với tên "Quốc huy Việt Nam Dân chủ Cộng hòa". Phát hành ngày 02/09/1957 với 02 mẫu với giá mặt là: 20đ và 100đ.

Những chi tiết vầ bộ tem này coi tại đây. (http://www.vietstamp.net/Product/1428/)

:">

zodiac
02-06-2010, 21:34
Bon chen một chút, trong giờ nghỉ nha :D .

Theo sự...nghiên cứu của kvd, rất có thể là bộ tem "Kỷ niệm lần thứ 12 Quốc khánh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa" dưới đây chăng?

http://www.vietstamp.net/data/2009/04/01/17501310_product.jpg http://www.vietstamp.net/data/2009/04/01/17511813_product.jpg

Bộ tem này do họa sĩ Ngô Tôn Đệ thiết kế với tên "Quốc huy Việt Nam Dân chủ Cộng hòa". Phát hành ngày 02/09/1957 với 02 mẫu với giá mặt là: 20đ và 100đ.

Những chi tiết vầ bộ tem này coi tại đây. (http://www.vietstamp.net/Product/1428/)

:">


hình như đó là Quốc Huy mà bác KVD :-"

zodiac
02-06-2010, 21:37
Bộ tem đầu tiên mang quốc hiệu Việt Nam cũng là bộ tem về Bác Hồ đầu tiên do bưu chính Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa phát hành.

Mã số 001
Kỷ niệm lần thứ nhất Cách mạng Tháng Tám (19-08-1945) và ngày thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (02-09-1945).

http://www.vietstamp.net/data/2008/04/22/00201154_product.jpghttp://www.vietstamp.net/data/2008/04/22/00210920_product.jpghttp://www.vietstamp.net/data/2008/04/22/00224131_product.jpghttp://www.vietstamp.net/data/2008/04/22/00240885_product.jpghttp://www.vietstamp.net/data/2008/04/22/00250600_product.jpg

Thông tin thêm vui lòng xme tại đây: http://www.vietstamp.net/Product/1020/

Bộ này pà kon thường kiu là bộ "Bác Hồ 5 màu" :D, em mới mua hồi tuần trước :)) =))


Bổ sung câu trả lời:

Bộ tem bao gồm có 5 mẫu,
Họa sĩ Nguyễn Sáng thiết kế,
Phát hành ngày 02/09/1946.

xihuan
02-06-2010, 21:45
Mở lại danh mục tem trên diễn đàn Vietstamp thấy có đoạn: "...Ngày 02-7-1976, tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội Việt Nam khóa VI đã quyết định đổi tên nước ta thành nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Tem Bưu chính Việt Nam cũng bước sang một giai đoạn phát triển mới. Từ thời điểm này, tem Bưu chính Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (ở miền Bắc) và tem Bưu chính Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (ở vùng giải phóng miền Nam) đã hoàn thành sứ mạng lịch sử của mình và hòa nhập thành một dòng tem duy nhất, lưu hành trong cả nước, với tiêu đề trên tem là "Việt Nam"..."
(http://vietstamp.net/productgroup/104/)

Tra danh mục tem thì thấy con tem mang mã số 311 "Việt Nam thống nhất" gồm duy nhất 1 mẫu phát hành ngày 24-06-1976 do 2 họa sĩ Đỗ Việt Tuấn và Nguyễn Văn Hiệp thiết kế với quốc hiệu "Việt Nam" trên tem.

94911

Và sau đó kể từ con Tem quân đội mang mã số 316 trở đi quốc hiệu "Việt Nam" được in trên tem bưu chính Việt Nam.

Nhưng mà theo em bộ tem đầu tiên mang quốc hiệu Việt Nam là bộ tem mang mã số 07 "Tháng Hữu nghị Việt-Xô-Trung"

94912
(021)


94913
(022)


94914
(023)


Bộ tem gồm 3 mẫu, ngày phát hành lần lượt theo mã số từng con tem là: 08-01-1954 (021), ??-10-1954 (022), ??-02-1955 (023). Bộ tem do họa sĩ Trần Đình Thọ thiết kế.

ke vo danh
02-06-2010, 21:50
hình như đó là Quốc Huy mà bác KVD :-"

Vậy có sự khác lạ ra sao giữa "Quốc huy" và "Quốc hiệu"???

kvd được biết là vào năm 1976, Quốc hội Việt Nam khóa VI đã phê chuẩn để đồng ý rằng: mẫu "Quốc huy" sẽ trở thành "Quốc hiệu". Nếu đúng như vậy, tra lời câu đố của kvd sẽ không sai :"> .

Hy vọng là thế!

[-O<

xihuan
02-06-2010, 22:06
Theo cháu nghĩ "Quốc huy" và "Quốc hiệu" có sự khác biệt chứ ạ.
Quốc hiệu là tên gọi chính thức của một nước. Còn Quốc huy là huy hiệu tượng trưng cho một nước.
Cái này là theo cháu hiểu từ trước đến giờ.

hat_de
02-06-2010, 22:28
Theo cháu nghĩ "Quốc huy" và "Quốc hiệu" có sự khác biệt chứ ạ.
Quốc hiệu là tên gọi chính thức của một nước. Còn Quốc huy là huy hiệu tượng trưng cho một nước.
Cái này là theo cháu hiểu từ trước đến giờ.

để hỗ trợ xihuan trong việc giải thích cho anh Kẻ, gk có món này giúp anh KVD ko bao giờ nhầm lần thứ 2

94915

hãy học theo gk, đã chơi tem thì có thể nói chuyện BẰNG TEM :|

94916

Hy vọng 2 "bằng chứng tem" trên giúp bạn chơi ko bao giờ nhầm Quốc huy và quốc hiệu nữa

Trước VN có bộ tem tam quốc khá hay (Quốc huy - quốc kỳ - quốc ca)

Hy vọng hiểu được quốc hiệu bạn chơi sẽ tốt hơn câu đó này :D

huuhuetran
03-06-2010, 06:15
Câu hỏi nầy tuy dễ mà khó! Khi đặt vấn đề Ban giám khảo có tính tới trường hợp nầy:



94924

Ng.H.Thanh
03-06-2010, 10:21
Câu hỏi nầy tuy dễ mà khó! Khi đặt vấn đề Ban giám khảo có tính tới trường hợp nầy:



94924

Chào chú Huệ, con không hiểu lắm về câu hỏi trên của chú, chú có thể nói rỏ hơn đuợc không ạh? :D

huuhuetran
03-06-2010, 10:41
Hoài Thanh thân mến, trang tem mà chú giới thiệu ở trên là bộ Phong cảnh do chính phủ Bảo Đại phát hành ngày 16 -8 -1951, trên tem tên quốc gia là Việt Nam đó Hoài Thanh!

Ng.H.Thanh
03-06-2010, 10:57
Hoài Thanh thân mến, trang tem mà chú giới thiệu ở trên là bộ Phong cảnh do chính phủ Bảo Đại phát hành ngày 16 -8 -1951, trên tem tên quốc gia là Việt Nam đó Hoài Thanh!

Cám ơn chú Huệ đã quan tâm mục này. Đáp án thì con đã nhận từ Chủ nhiệm rồi, tuy nhiên con không dám tiết lộ đâu ạh :D.
Tuần sau, câu đố số 2 con nhờ chú Huệ ra đề được không ạh!!??:D
Nếu được thì chú Huệ gửi mail về địa chỉ dưới chứ ký của con nhé. Cám ơn chú =D>=D>=D>

hoavienquanbl
03-06-2010, 12:03
Theo tôi là con tem này94936 hình hơi nhỏ chưa biết phóng to, mong được thông cảm

hoavienquanbl
03-06-2010, 12:13
Xin nói thêm là từ năm 1941 đến 1945 tem Đông Dương chủ yếu do người Việt vẽ và được in tại VN, ngày 2/9/1945 Nhà nước VNDCCH ra đời chưa kịp phát hành tem mới nên đã lấy một số tem Đông Dương cũ in đè lên mặt tem các chữ "VNDCCH" để tạm thời xữ dụng trên mạng bưu chính. Tổng cộng có 13 dạng tiêu đề khác nhau được in đè lên 53 mẫu tem Đông Dương tạo thành 57 mẫu tem Việt Nam.

hat_de
03-06-2010, 15:52
như gk đã nói từ hôm qua trên SB
cách ra câu hỏi như của anh Hoài Thanh có thể khiến bạn tem hiểu lầm

Xin trân trọng mời các bạn tham gia câu đố tuần này:

Bộ tem đầu tiên mang quốc hiệu "Việt Nam" là bộ tem nào?



cái thiếu sót cơ bản thứ nhất là ko có chữ bưu chính
cái mơ hồ thứ 2 là "mang" quốc hiệu
2 "cái lỏng" khiến mọi đáp án bị vô hiệu vì có thể bẻ gãy câu hỏi và câu trả lời chỉ bằng 1 chất vấn

Hy vọng người ra đề và ban tổ chức nên tính toán thật chính xác nếu thực sự đủ trình độ "đặt câu hỏi"

Nếu chỉ la đố vui vô thưởng thì ko nói làm gì, còn 1 khi đã "giấy trắng mực đen" thì ko phải chuyện đùa à nha ;)

Đinh Đức Tâm
03-06-2010, 16:15
eco thấy câu hỏi rất hay ấy chứ bộ, hỏi rất rõ ràng, ko mập mờ
chỉ có bạn tem chúng ta hơi lúng túng chỗ "quốc huy" hay "quốc hiệu" thôi, mà cái này là lỗ hổng của chúng ta, chứ ko phải lỗ hổng của câu hỏi
1 câu hỏi vừa đáp ứng được tem và vừa đáp ứng được nhu cầu học và hiểu thêm lịch sử Việt Nam cho bạn tem
cảm ơn BCN!

ke vo danh
03-06-2010, 16:19
Tới đây thì cám ơn Xihuan và hatde về những thông tin mà kvd chưa nắm rõ lắm.

Trong khi chờ các bạn ta tiếp tục tham dự để tìm ra câu trả lời đúng nhất, kvd gửi vào đây một bài viết rất chi tiết, về những liên quan tới "Quốc huy" của Việt Nam. Tác giả bài này là: Trần Hoàng - Nguyễn Minh Sơn.

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/c/c3/Coat_of_arms_of_Vietnam.svg/500px-Coat_of_arms_of_Vietnam.svg.png

Quốc huy Việt Nam - một sản phẩm của sáng tác hội hoạ, là biểu tượng cô đọng, súc tích và đầy đủ về đất nước và con người Việt Nam, nó hàm chứa khát vọng tha thiết của một dân tộc yêu chuộng hoà bình và khẳng định chủ quyền thiêng liêng của quốc gia độc lập. Quốc huy của chúng ta thật đẹp về hình thức, hàm súc về nội dung, thật sự không thua kém bất cứ quốc huy nào trên thế giới. Tác giả Quốc huy từ mấy chục năm nay được xác định là của Cố hoạ sĩ Trần Văn Cẩn. Tuy nhiên, từ sau ngày 9 tháng 9 năm 2001, khi hoạ sĩ Lê Lam có bài “Người vẽ Quốc huy” đăng trên báo Nhân dân cuối tuần khẳng định: Hoạ sĩ Bùi Trang Chước là người sáng tác và thực hiện các phác thảo Quốc huy... Đặc biệt, khi gia đình cố hoạ sĩ Bùi Trang Chước gửi đơn thư tới các cơ quan chức năng đề nghị xét công nhận tác giả Quốc huy cho Ông Bùi Trang Chước với những tài liệu gốc do gia đình có được hoặc sưu tầm được thì vấn đề đòi hỏi xác định lại tác giả Quốc huy đã thật sự trở nên nóng bỏng và bức xúc. Từ năm 2001 tới nay đã có hàng trăm bài báo, hàng chục cuộc họp của các cơ quan chức năng với gia đình cố hoạ sĩ Bùi Trang Chước để xem xét việc xác định tác giả Quốc huy. Do vậy, một số tài liệu lưu trữ bảo quản tại Trung tâm lưu trữ quốc gia III và cả những tài liệu cá nhân của cố hoạ sĩ Bùi Trang Chước do gia đình biếu tặng đã được đưa ra nghiên cứu, thẩm định. Bài viết này đề cập sơ bộ đến quá trình sáng tác mẫu Quốc huy của cố hoạ sĩ Bùi Trang Chước và một số tài liệu hiện đang lưu giữ ở Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (những tài liệu đã góp phần vào việc xác định tác giả Quốc huy Việt Nam).

Họa sĩ Bùi Trang Chước sinh năm 1915 ở Phú Thượng, Từ Liêm, Hà Nội. Ông tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương năm 1941. Trong thời gian học tập, ông đã tỏ ra là người rất có năng khiếu về đồ hoạ. Ra trường, ông được mời về giảng dạy tại Trường Kiến trúc Đà Lạt. Ngoài việc giảng dạy, hoạ sĩ Bùi Trang Chước đã dành nhiều thời gian cho việc sáng tác tem thư và ở thời điểm đó, ông là người Việt Nam đầu tiên ở Đông Dương vẽ tem thư. Sau Cách mạng tháng Tám 1945, hoạ sĩ Bùi Trang Chước đã cùng gia đình chuyển ra Hà Nội và giảng dạy ở Trường Mỹ thuật Hà Nội. Sau toàn quốc kháng chiến, ông lên Việt Bắc theo cách mạng, giảng dạy ở Trường Mỹ thuật Liên khu Việt Bắc. Trong những năm 1951 - 1952, do có biệt tài về đồ hoạ, ông được điều về vẽ giấy bạc ở Nhà in Ngân hàng. Đầu năm 1953, Nhà in Bộ Tài chính đã biệt phái ông sang Ban Pháp chế Phủ Thủ tướng làm nhiệm vụ sáng tác Bằng khen, Huân, Huy chương cho Chính phủ. Tại đây, ông bắt đầu tham gia cuộc vận động sáng tác mẫu Quốc huy Việt Nam được phát động tháng 6-1951. Từ năm 1953 đến 1955, bằng tài năng và sự lao động miệt mài, nghiêm túc, Hoạ sĩ Bùi Trang Chước đã có 94 bản vẽ nghiên cứu, phác thảo và hàng chục bản vẽ chì chi tiết những đối tượng mà ông muốn thể hiện trong mẫu Quốc huy. Từ những nghiên cứu đó, Ông đã hoàn thành 15 bản vẽ mẫu Quốc huy đa dạng nhưng thống nhất về ý tưởng để gửi cấp trên lựa chọn. Đến tháng 10/1954, từ hơn 300 mẫu quốc huy của các hoạ sĩ tham gia, cuối cùng chỉ còn 15 mẫu của tác giả duy nhất là Bùi Trang Chước được lựa chọn để trình Chính phủ. Mẫu số 1 có nền đỏ sao vàng, tượng trưng cho quốc kỳ của Việt Nam dân chủ cộng hoà; mặt trời mọc tượng trưng cho nước ta ở phương Đông, tượng trưng cho buổi bình minh của một kỷ nguyên mới và là tương lai của nền dân chủ cộng hoà; bông lúa tượng trưng cho nông nghiệp và giai cấp nông dân và cái đe tượng trưng cho công nghiệp và giai cấp công nhân (mẫu số 1 qua 3 lần chỉnh sửa sau này trở thành mẫu 18).

Qua những tài liệu do gia đình gửi tặng Trung tâm LTQG III, có thể thấy một số tài liệu, tư liệu, hiện vật gốc của cố Hoạ sĩ Bùi Trang Chước để lại liên quan trực tiếp đến quá trình sáng tác Quốc huy như:

- Di bút “Tôi vẽ mẫu Quốc huy” của hoạ sĩ Bùi Trang Chước.

- Văn bản 237/MT ngày 24/11/1954 của Ban Mỹ thuật Trung ương gửi Bộ tuyên truyền do họa sĩ Trần Văn Cẩn ký.

- Toàn bộ 94 bản phác thảo chì thể hiện quá trình tìm tòi và sáng tạo mẫu Quốc huy từ năm 1953 đến 1955.

- 15 mẫu Quốc huy thể hiện màu, đã được Ban Mỹ thuật chọn trình Trung ương duyệt vào tháng 10 /1954.

- 2 bản vẽ đen trắng (số 16, 17) đã thể hiện các bước chỉnh sửa để dẫn tới bản mẫu cuối cùng (số 18) và hai bản vẽ tách màu đen trắng bản mẫu Quốc huy cuối cùng mà hoạ sĩ Bùi Trang Chước sáng tác giữa năm 1955 chắt lọc từ 15 mẫu trước đó.

Theo Di bút “Tôi vẽ mẫu Quốc huy” của hoạ sĩ Bùi Trang Chước viết ngày 26/ 4/1985, tiếp thu những ý kiến đóng góp của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào mẫu vẽ số 1 - mẫu vẽ cuối cùng trong số 15 mẫu vẽ; “Hình tượng cái đe là thủ công nghiệp cá thể, nên dùng hình tượng tượng trưng cho nền công nghiệp hiện đại” sau 3 lần chỉnh sửa, từ đầu năm 1955 đến tháng 9/1955, hoạ sĩ Bùi Trang Chước đã hoàn thành mẫu Quốc huy cuối cùng gồm 1 bản màu và 2 bản tách màu đen trắng. Về mẫu vẽ Quốc huy cuối cùng này, trong Di bút của mình, Ông Bùi Trang Chước viết: “Mẫu Quốc huy lần này tôi cũng vẽ hình tròn, chung quanh 2 bên có thêm những bông lúa kéo dài lên trên tiếp giáp với nhau ở đỉnh trục đường vòng tròn, 2 bên vẫn giữ những bông lúa rủ xuống vào trong ôm lấy bánh xe thay cho cái Đe, ở phía dưới, giải lụa ở giữa có chữ “Việt Nam dân chủ cộng hoà”, hai đầu giải lụa vẫn quấn lên các bông lúa mỗi bên 2 đoạn, gốc các bông lúa bắt chéo nhau tạo thành đế Quốc huy thót 2 đầu cho gọn. Phía bên trong nền là ngôi sao, dưới ngôi sao để trống cho thoáng, không có mặt trời và tia chiếu sáng chung quanh. Về màu sắc, riêng nền bên trong Quốc huy và giải lụa là màu đỏ, còn các hoạ tiết khác như các bông lúa, ngôi sao và bánh xe đều là màu vàng”. Sau khi hoàn thành bản vẽ mẫu Quốc huy cuối cùng này, do nhiệm vụ đặc biệt và tuyệt mật của Chính phủ giao, ông lên đường sang Trung Quốc để vẽ tiền và in tiền. Chính vì vậy, Ông không có điều kiện chỉnh sửa, hoàn thiện Quốc huy theo sự góp ý của Trung ương sau kỳ họp Quốc hội vào tháng 9/1955. Nhiệm vụ chỉnh sửa, hoàn thiện này sau đó được giao cho hoạ sĩ Trần Văn Cẩn.

Một tài liệu lưu trữ rất quan trọng trong Phông Bộ Tuyên truyền là Văn bản số 237/MT ngày 24/11/1954 do chính Hoạ sĩ Trần Văn Cẩn phụ trách Ban Mỹ thuật - Ngành Văn nghệ Trung ương ký, gửi Bộ Tuyên truyền, trong đó cũng khẳng định rõ 15 mẫu mà Ban Mỹ thuật trình Bộ Tuyên truyền là của Họa sĩ Bùi Trang Chước. Văn bản nói rõ: “Khoảng trung tuần tháng 10/54, chúng tôi có gửi sang quí Bộ một số 15 mẫu quốc trưng để quí Bộ đưa trình Thủ Tướng phủ xem và cho ý kiến quyết định. Chúng tôi chờ đợi đã lâu mà chưa có tin tức gì về việc đó. Gần đây Vụ Lễ tân bên Thủ Tướng phủ có cho người dục luôn nên chúng tôi cử hoạ sĩ Bùi Trang Chước, tác giả những mẫu ấy, sang đề nghị quý Bộ cho biết tin tức về các mẫu đã được chọn. Cũng đề nghị quí Bộ trao lại cho hoạ sĩ Chước những mẫu đã gửi để đem về sửa lại và hoàn thành”.

Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III đã cung cấp cho các cơ quan chức năng và gia đình cố hoạ sĩ Bùi Trang Chước một tài liệu quan trọng khác từ Phông Quốc hội. Đó là hình mẫu Quốc huy mà Chính phủ đệ trình Quốc hội để thông qua tại kỳ họp thứ 5/1955 (Hồ sơ 18, trang 66). Tài liệu này trong quá trình thẩm định khoa học hình sự đã trở thành tài liệu gốc chuẩn để so sánh đối chiếu với tài liệu của cố hoạ sĩ Bùi Trang Chước và cố hoạ sĩ Trần Văn Cẩn.
Sau nhiều công văn, cuộc họp của Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương, Văn phòng Chính phủ, Bộ Văn hoá - Thông tin, Cục Bản quyền tác giả... để giải quyết vấn đề xác định tác giả Quốc huy nhưng vẫn chưa có kết quả. Nguyên nhân là do: về phía gia đình cố hoạ sĩ Trần Văn Cẩn, Uỷ ban toàn quốc các hội văn học nghệ thuật Việt Nam và một số hoạ sĩ căn cứ trên một số tài liệu cho rằng hoạ sĩ Trần Văn Cẩn là tác giả Quốc huy. Về phía gia đình cố hoạ sĩ Bùi Trang Chước, nhiều hoạ sĩ căn cứ trên những tài liệu, hiện vật gốc về Quốc huy mà gia đình có được cũng như tài liệu khai thác từ Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, cương quyết cho rằng tác giả Quốc huy Việt Nam không thể ai khác ngoài hoạ sĩ Bùi Trang Chước. Chính do còn giữ được nhiều văn bản, tài liệu gốc, gia đình Hoạ sĩ Bùi Trang Chước đề nghị Chính phủ cho phép thẩm định bằng khoa học hình sự những tài liệu, hiện vật gốc liên quan đến Quốc huy Việt Nam. Tháng 6/2003 Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an đã chính thức tiến hành công tác thẩm định và đã trả lời kết quả cho Cục Bản quyền tác giả. Ngày 28/10/2003 Cục Bản quyền tác giả đã thông báo chính thức kết quả giám định khoa học hình sự như sau: “Bản viết tay “Tôi vẽ mẫu Quốc huy” của cố hoạ sĩ Bùi Trang Chước và bản viết tay “Chúng tôi làm Quốc huy” của cố hoạ sĩ Trần Văn Cẩn là do chính các cố hoạ sĩ viết”.

Mẫu phác thảo Quốc huy số 18 của cố hoạ sĩ Bùi Trang Chước (do gia đình cung cấp) có 04 chi tiết cơ bản giống với mẫu Quốc huy Nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà in trên trang bìa tài liệu có dòng chữ “Quốc hội họp khoá V tháng 9/1955” do Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III cung cấp; gồm: hình bông lúa, ngôi sao, dải băng và phần gốc bó lúa.

Mẫu phác thảo Quốc huy của cố hoạ sĩ Trần Văn Cẩn (do bà Trần Thị Hồng, người được hưởng thừa kế của cố hoạ sĩ Trần Văn Cẩn và ông Triều Dương cung cấp) có 02 chi tiết cơ bản giống với mẫu Quốc huy Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà in trên trang bìa tài liệu có dòng chữ “Quốc hội họp khoá V tháng 9/1955 “do Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III cung cấp ; gồm: hình ngôi sao và bánh xe hình răng cưa”.

Ba tuần sau đó, ngày 19/ 11/2003 bằng Văn bản số 227/BQTG-VHNT, Cục Bản quyền tác giả cho rằng: “Kết quả giám định đó không trái với các nguồn tư liệu, chứng cứ và các ý kiến đã được các thành viên trong tổ Tư vấn và những người có liên quan trao đổi, thảo luận. Kết quả giám định cũng phù hợp với ý kiến của đa số thành viên của Tổ Tư vấn và ý kiến của Bộ Văn hoá - Thông tin, làm rõ hơn căn cứ xác định tác giả Quốc huy Việt Nam. Vì vậy Bộ Văn hoá - Thông tin cho rằng Quốc huy Việt Nam do đồng tác giả sáng tạo gồm cố hoạ sĩ Bùi Trang Chước và cố họa sĩ Trần Văn Cẩn là kết luận thoả đáng và hoàn toàn có căn cứ. Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định”.

Tất nhiên, sau đó gia đình cố hoạ sĩ Bùi Trang Chước không thoả mãn với kết luận đó và tiếp tục đề nghị xem xét lại. Ngày 9/02/ 2004, tại cuộc họp, sau khi nghe đại diện Bộ Văn hoá - Thông tin báo cáo, nghe ý kiến cuả các Phó Thủ tướng và ý kiến của các đại biểu dự họp, Thủ tướng Phan Văn Khải đã có ý kiến kết luận. Ngày 27/02/2004 Văn phòng Chính phủ đã có Công văn số 42/TB-VPCP thông báo ý kiến của Thủ tướng Phan Văn Khải tại cuộc họp về việc xác định tác giả vẽ mẫu Quốc huy Việt Nam như sau: “Việc xây dựng mẫu Quốc huy Việt Nam được thực hiện theo chủ trương của Bác Hồ, Đảng và Nhà nước ta. Mẫu Quốc huy Việt Nam là một cống hiến chung của giới mỹ thuật Cách mạng Việt Nam, trong đó phải kể đến công lao của hoạ sĩ Bùi Trang Chước - người đã vẽ những mẫu Quốc huy để làm cơ sở lựa chọn, hoàn thiện, và hoạ sĩ Trần Văn Cẩn - người đã chỉnh sửa, hoàn thiện mẫu Quốc huy theo ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo để trình Quốc hội phê duyệt. Giao Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin có văn bản báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về vấn đề tác giả vẽ mẫu Quốc huy Việt Nam”.

Như vậy, trên cơ sở xem xét, nghiên cứu, thẩm định khoa học hình sự những tài liệu lưu trữ, các cơ quan chức năng và người đứng đầu Chính phủ đã có ý kiến rõ ràng về tác giả Quốc huy Việt Nam. Tuy nhiên, mặc dù các cơ quan chức năng đã xem xét nhiều lần và Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến như trên nhưng rất tiếc đến nay vấn đề này vẫn chưa có kết luận cuối cùng. Tuy vấn đề xác minh ai là tác giả đích thực của Quốc huy Việt Nam là vấn đề hệ trọng và rất nhạy cảm, nhưng mong rằng, vấn đề này sớm được giải quyết dứt điểm.

Qua sự việc này cũng như việc xác định tác giả Quốc ca Việt Nam trước đây, một lần nữa, chúng ta lại càng thấy giá trị to lớn của tài liệu lưu trữ. Nhờ đó mà các cơ quan chức năng có thêm nhiều cơ sở, bằng chứng tin cậy để xem xét lại một cách khoa học vấn đề tác giả Quốc huy Việt Nam. Cũng qua sự việc này, khi những tài liệu lưu trữ cá nhân góp phần quan trọng để xác minh những con người, sự kiện thì việc sưu tầm, thu thập tài liệu lưu trữ cá nhân lại càng trở nên cần thiết và cấp bách hơn bao giờ hết. Mong rằng Dự án “Sưu tầm tài liệu quí, hiếm của Việt Nam và về Việt Nam ở nước ngoài” sẽ sớm được xây dựng, phê duyệt để có thêm tài liệu lưu trữ - những sử liệu tin cậy góp phần làm sáng tỏ những sự kiện lịch sử đúng như chúng đã diễn ra trong quá khứ.

Trần Hoàng - Nguyễn Minh Sơn.

nam_hoa1
03-06-2010, 16:20
như gk đã nói từ hôm qua trên SB
cách ra câu hỏi như của anh Hoài Thanh có thể khiến bạn tem hiểu lầm



cái thiếu sót cơ bản thứ nhất là ko có chữ bưu chính
cái mơ hồ thứ 2 là "mang" quốc hiệu
2 "cái lỏng" khiến mọi đáp án bị vô hiệu vì có thể bẻ gãy câu hỏi và câu trả lời chỉ bằng 1 chất vấn

Hy vọng người ra đề và ban tổ chức nên tính toán thật chính xác nếu thực sự đủ trình độ "đặt câu hỏi"

Nếu chỉ la đố vui vô thưởng thì ko nói làm gì, còn 1 khi đã "giấy trắng mực đen" thì ko phải chuyện đùa à nha ;)
Chào tất cả các anh chị , các bạn trong diễn đàn
Diễn đàn là nơi chung , dùng để tranh luận hay có một ý kiến về vấn đề gì đó ? Ta có thể góp ý , nhưng với một văn phong đầy tính thuyết phục . Ban GK thât sự viết nặng tay quá .Vậy sau này ,ai còn can đảm tham gia nữa? Sơ bị chê .....
Hơn nữa đã là đố vui , thì ta cũng nên đố mẹo và vui vẻ nữa , đặt câu hỏi rõ ràng , ai cũng biết , thì đố làm gì? Ngày đầu tiên , người đầu tiên đã đáp trúng
Thật ra câu hỏi này nếu đọc kỹ lưỡng sẽ thấy rõ vấn đề ( xin nói rõ tôi không phải là người ra câu hỏi này và cũng chưa một lần gặp HT )
Chúc các bạn vui vẻ với câu hỏi và giải đáp đúng

hat_de
03-06-2010, 16:21
eco thấy câu hỏi rất hay ấy chứ bộ, hỏi rất rõ ràng, ko mập mờ
chỉ có bạn tem chúng ta hơi lúng túng chỗ "quốc huy" hay "quốc hiệu" thôi, mà cái này là lỗ hổng của chúng ta, chứ ko phải lỗ hổng của câu hỏi
1 câu hỏi vừa đáp ứng được tem và vừa đáp ứng được nhu cầu học và hiểu thêm lịch sử Việt Nam cho bạn tem
cảm ơn BCN!

chỉ có a.KVD ở bển lâu nên quên mất khái niệm Quốc Huy và quốc hiệu, còn phần lớn bạn tem dự mục này là dân trong nước nên ko ai lầm cái đó.

Vấn để ở chỗ "mang quốc hiệu Việt Nam" hiểu từng "mang" như thế nào (đã có nhiều bạn loạng choạng cái này) và tem bưu chính hay tem gì (may chưa ai nhầm cái này).

hat_de
03-06-2010, 16:27
Chào tất cả các anh chị , các bạn trong diễn đàn
Diễn đàn là nơi chung , dùng để tranh luận hay có một ý kiến về vấn đề gì đó ? Ta có thể góp ý , nhưng với một văn phong đầy tính thuyết phục . Ban GK thât sự viết nặng tay quá .Vậy sau này ,ai còn can đảm tham gia nữa? Sơ bị chê .....

chán thật ... gk thì ko bao giờ sợ bị chê và cũng nghĩ mọi người nên tập tính đó, có sai có sửa, ko việc gì phải ngại, có bị chê cũng ko sao, vì nó làm ta tiến bộ

Hơn nữa đã là đố vui , thì ta cũng nên đố mẹo và vui vẻ nữa , đặt câu hỏi rõ ràng , ai cũng biết , thì đố làm gì?

những câu đố như thế ban đầu sẽ làm người chơi thích, sau sẽ nản dần vì ko tường minh

Ngày đầu tiên , người đầu tiên đã đáp trúng
Thật ra câu hỏi này nếu đọc kỹ lưỡng sẽ thấy rõ vấn đề ( xin nói rõ tôi không phải là người ra câu hỏi này và cũng chưa một lần gặp HT )
Chúc các bạn vui vẻ với câu hỏi và giải đáp đúng

Hy vọng mục đố vui bên cạnh việc đem lại tri thức, sự vui vẻ, nhưng cũng ko làm lãng phí nhiều thời gian của người tham gia. Như vậy sẽ hiệu quả hơn...lẽ nào chúng ta ko có những câu đố thật tường minh mà vẫn thú vị !

Poetry
03-06-2010, 16:32
Mọi người đã lạc đề quá rồi. Đề nghị mọi người tập trung giải đố. Nếu mọi người chịu khó tìm hiểu những bài viết trên trang chủ Viet Stamp hay trên diễn đàn Viet Stamp thì sẽ đáp trúng thôi. Xin lưu ý là khi trả lời phải cân nhắc kỹ, không được sửa bài. Nếu sửa bài là phạm quy. :D

ke vo danh
03-06-2010, 16:36
chỉ có a.KVD ở bển lâu nên quên mất khái niệm Quốc Huy và quốc hiệu, còn phần lớn bạn tem dự mục này là dân trong nước nên ko ai lầm cái đó.


hatde ơi, không phải là kvd đã quên mà thực sự là: không biết. Vì thế mới hỏi và khi chưa cảm thấy thỏa mãn thì lại lục lọi tiếp vậy thôi. "Dân trong nước", nhưng kvd dám chắc là không phải tất cả mọi người đều có những hiểu biết một cách rõ ràng và minh bạch về hai danh hiệu trên.

Vì lý do đó, kvd đã tìm ra một bài viết khác về "Quốc hiệu" đã được đăng trên báo Tuổi Trẻ của tác giả Nguyễn Anh Huy, ngày 26/02/2009 như sau:

"Lưu truyền năm 968 sau khi dẹp loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh xưng đế hiệu là Đại Thắng Minh hoàng đế, đặt quốc hiệu là “Đại Cồ Việt” và hai năm sau (970) lấy niên hiệu Thái Bình, sử gọi là Đinh Tiên Hoàng.

Xem lại Đại Việt Sử Ký toàn thư nguyên bản bằng chữ Hán thì quả thật quốc hiệu thời Đinh Tiên Hoàng gồm ba chữ viết từ trên xuống là “ (Đại cù/ cồ (?) Việt)”. Bách khoa toàn thư mở (Wikipedia) giải thích: “Đại” theo nghĩa chữ Hán là lớn, “Cồ ()” trong tiếng Việt cổ cũng là lớn. Đinh Tiên Hoàng muốn ghép hai chữ cả Hán và Việt để khẳng định nước Việt là nước lớn, dù đọc theo ngôn ngữ nào.

Tra hầu hết các loại Hán - Việt từ điển hiện có đều không thấy chữ “cồ” mà chỉ có chữ “cù ()” với 3 nghĩa là “nhìn lấm lét”, “một loại binh khí cổ” và “họ Cù”. Riêng Từ điển Hán - Việt của Đào Duy Anh (cũng như của Nguyễn Văn Khôn), không rõ căn cứ vào đâu(?), lại cho chữ Hán này đọc là “cồ”, không có âm “cù”. Để chắc chắn, tôi tra Từ nguyên, chữ này có hai âm phiên thiết: “kỳ cụ thiết, bình (thanh)” như vậy âm một phải đọc là âm “cù”, hoặc “cửu ngộ thiết, khứ (thanh)” tức âm hai phải đọc là “cố” (như họ Cố), không hề có âm “cồ”!

Thật ra sử sách cũ ngày nay chỉ còn Đại Việt Sử Ký toàn thư gọi là văn bản gốc, nhưng đây cũng không phải là chữ viết gốc thời Đinh Tiên Hoàng mà đã “tam sao thất bản” nhiều lần qua các bản chép tay của Lê Văn Hưu, Ngô Sĩ Liên, sử thần triều Lê... Nhưng lần “thất bản” lớn nhất, theo tôi, là chuyển từ bản chép tay sang khắc mộc bản để in sách từ thời Lê Chính Hòa năm 1697.

Chúng ta đều biết rằng “cồ” là tiếng Việt cổ, như ta nói “con gà cồ” có nghĩa là con gà to lớn và là một ngôn ngữ thuộc hệ Nam Á, khác với tiếng Trung Quốc thuộc hệ ngôn ngữ Hán - Tạng. Còn chữ Việt cổ có thể là “chữ khoa đẩu” hình nòng nọc hoặc “hỏa tự” hình đốm lửa, khác hẳn với chữ Nôm thuộc hệ chữ Hán mới hình thành khi độc lập sau cả ngàn năm Bắc thuộc. Cho nên khi ký âm chữ “cồ” bằng chữ Nôm cũng không nằm ngoài “lục thư” tức sáu cách hình thành chữ Hán...

Tôi cho rằng hai chữ “đại cù” trong Đại Việt Sử Ký toàn thư chính là một chữ Nôm “cồ ”, có cấu tạo hài thanh, gồm chữ “đại ()” nằm trên để mang ý nghĩa “to lớn”, ghép với chữ “cù ()” nằm dưới để láy âm, biến thành âm “cồ”.

Người xưa khi viết sử bằng chữ Hán, tất nhiên viết dọc từ trên xuống từ phải sang trái và chép bằng tay thì chữ to nhỏ không đều, riêng vẫn có thể thêm những danh từ riêng bằng chữ Nôm vào. Do vậy chữ Nôm “cồ” rất dễ đọc nhầm thành “đại cù”. Khi người thợ đem bản chép tay Đại Việt Sử Ký toàn thư đi khắc trên gỗ để in hàng loạt sách, thấy chữ Nôm “cồ” quá lạ (còn chữ “Việt” thì chữ Nôm viết cũng như chữ Hán), lại có thói quen đọc sử bằng chữ Hán nên cho rằng chắc là hai chữ Hán “đại cù” mà viết quá gần nhau, rồi khắc tách ra thành hai chữ riêng biệt như ngày nay ta thấy, nhưng thật ra chỉ là một chữ Nôm và đọc là “cồ” mà thôi.
Rồi đến các nhà nghiên cứu sau này, khi đọc và dịch Đại Việt Sử Ký toàn thư tất nhiên phải đọc là “Đại Cù Việt ()”, nhưng xét chữ “cù” ở đây rất vô nghĩa(!), nên giải thích rất khiên cưỡng là đọc “cồ” vì là chữ Nôm, “tiếng Việt cổ”.

Nước ta từng có quốc hiệu Vạn Xuân năm 544 nhưng Đinh Tiên Hoàng dùng lại chữ “Việt” là tìm về cội nguồn Lạc Việt (tổ tiên của dân tộc Việt chúng ta), lại thêm chữ “cồ” (tiếng Việt) để muốn giương cao nước Cồ Việt là một nước rộng và có nền văn hóa “lớn” thuần Việt (phi Hoa phi Ấn), thuộc một trong những nền văn minh rực rỡ nhất của nhân loại là văn hóa Đông Sơn (năm 700 TCN - 100) mà đỉnh cao là trống đồng Đông Sơn - trống đồng Ngọc Lũ lan tỏa cả vùng Hoa Nam (Trung Quốc ngày nay); vì theo Hán thư và Cựu Đường thư thì người Lạc Việt từng sinh sống ở Quảng Đông, Quảng Tây, Quý Châu, Hải Nam và cả vùng sông Hán...

Những nguyên nhân trên làm tôi cho rằng đây là lần đầu tiên trong lịch sử VN dựng nước, Đinh Tiên Hoàng đã bắt đầu dùng luôn chữ Nôm để đặt quốc hiệu gồm hai tiếng thuần Việt/chữ Nôm là “CỒ VIÊT ”, chứ không phải ba chữ Hán “Đại Cù/Cồ Việt ”! và chữ “cồ” ở đây là một chữ hài thanh (đủ cả âm lẫn nghĩa), vì chọn quốc hiệu hay tên riêng thì không thể dùng một chữ giả tá mượn âm nhưng vô nghĩa (đối với danh từ riêng đó), như chữ “cù/cồ” được!

Chứng cứ rõ nhất là trong đền vua Đinh Tiên Hoàng lại Hoa Lư, ở Bái đường có bức hoành Chính thống thủy (mở nền chính thống của nước Cồ Việt) và hai câu đối:

Cồ Việt quốc đương Tống Khai Bảo

Hoa Lư đô thị Hán Trường An

Tạm hiểu là:

Nước Cồ Việt cùng thời Khai Bảo (968-976) nước Tống,

Kinh đô Hoa Lư (của Cồ Việt) cũng tựa như Tràng An thời Hán vậy.

Cho thấy rõ ràng quốc hiệu cũng chỉ có hai chữ “Cồ Việt”. Nếu là ba chữ “Đại Cồ Việt” thì tất nhiên câu đối dưới cũng phải có tám chữ. Quốc hiệu là danh từ riêng, lẽ nào không thể viết đầy đủ ba chữ mà phải viết hai chữ, và câu đối đâu bắt buộc phải chỉ viết bảy chữ!

Do giới hạn của trang báo, tôi chỉ nêu vấn đề chứ chưa thể trình bày đầy đủ các vấn đề liên quan, rất mong được nghe thêm ý kiến của các nhà sử học, ngôn ngữ học...

http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=318425
(Năm chữ “Quốc hiệu Đại Cù Việt” trong Đại Việt Sử Ký toàn thư bằng chữ Hán)

http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=318426
(Một trang gia phả của tộc Đinh viết thời Khải Định (1916-1925) bằng chữ Hán có phụ chú quốc ngữ, trong đó phiên âm quốc hiệu là “Đại Cù Việt”)

NGUYỄN ANH HUY.

ke vo danh
03-06-2010, 16:41
Với hai bài viết trên, hy vọng nếu bạn nào đó có ý định tham dự đố vui có thưởng, sẽ có sự hiểu biết kỹ lưỡng hơn để tìm ra được câu trả lời chính xác nhất :"> !

Mời các bạn ta tiếp tục tham dự [-O<

(Xui cái là mình không thể...xóa bài để trả lời lại :(( !!! )

:))

hat_de
03-06-2010, 16:43
... đã chơi tem thì có thể nói chuyện BẰNG TEM :|


hatde ơi, không phải là kvd đã quên mà thực sự là: không biết.

vậy à.... xin lỗi vì em nhầm
em ko nghĩ là tới mức ... ko biết
quả thật hơi ngạc nhiên...nhưng thôi ko biết thì giờ đã biết

đó là nhờ tác dụng phụ của những mục đố thế này

Vì thế mới hỏi và khi chưa cảm thấy thỏa mãn thì lại lục lọi tiếp vậy thôi. "Dân trong nước", nhưng kvd dám chắc là không phải tất cả mọi người đều có những hiểu biết một cách rõ ràng và minh bạch về hai danh hiệu trên.


nhân anh có thêm bài Quốc Huy tiện em đưa thêm 1 tem có quốc hiệu VN cổ

94954

lưu ý: trên tem L-) có Quốc hiệu VN ta bằng chữ tượng hình

Thôi phần tranh luận đã giúp bạn tem mở mang được nhiều rồi giờ anh em mình để các bạn tiếp tục trả lời câu hỏi :D

hẹn gặp lại :-h

bebu2410
03-06-2010, 17:44
Bộ tem đầu tiên mang quốc hiệu "Việt Nam"

Bộ tem đầu tiên mang quốc hiệu "Việt Nam" do Bưu điện Việt Nam phát hành vào ngày 02-9-1946, nhân kỷ niệm lần thứ nhất Cách mạng tháng Tám (19-8-1945) và ngày thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (02-9-1945), theo sắc lệnh số 172/SL ngày 27-8-1946 của Chủ tịch Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Bộ tem do hoạ sĩ Nguyễn Sáng (1923 - 1988) thiết kế, gồm 05 mẫu có cùng mẫu vẽ, thể hiện chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh chụp hồi đầu Cách mạng tháng Tám, với tiêu đề "Việt Nam Dân chủ Cộng hòa", thay mầu (xanh lá mạ, đỏ, vàng, lam và tím) đổi giá thành 05 tem, trong đó có 02 tem có phụ thu cứu quốc.

Việc phát hành bộ tem này đánh dấu một mốc quan trọng trên con đường phát triển độc lập của tem Bưu chính Việt Nam.

Chi tiết kỹ thuật của bộ tem:

*
Tên bộ tem: Kỷ niệm lần thứ nhất Cách mạng tháng Tám (19-8-1945) và ngày thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (02-9-1945)
*
Kích thước tem: 26 x 41 mm
*
Số răng: 11,5
*
Số tem trên tờ: 50 tem
*
In ấn: offset một màu trên giấy tầu bạch (không tráng keo mặt sau) tại Nhà in Việt Nam Ấn thư Cục

Ngày 15-8-1996, Tổng cục Bưu điện phát hành bộ tem "Ngày Tem (50 năm Tem bưu chính Việt Nam)", mã số 737, do họa sĩ Hoàng Thúy Liệu thiết kế, mang hình mẫu tem đầu tiên của bộ tem này.

Bộ tem 737

Trích : http://www.vietstamp.net/article/1060. Bé bự xin miễn bình luận thêm :D

nam_hoa1
03-06-2010, 17:58
Bộ tem đầu tiên mang quốc hiệu "Việt Nam"
http://www.vietstamp.net/article/1060/
Bộ tem đầu tiên mang quốc hiệu "Việt Nam" do Bưu điện Việt Nam phát hành vào ngày 02-9-1946, nhân kỷ niệm lần thứ nhất Cách mạng tháng Tám (19-8-1945) và ngày thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (02-9-1945), theo sắc lệnh số 172/SL ngày 27-8-1946 của Chủ tịch Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.





Bộ tem do hoạ sĩ Nguyễn Sáng (1923 - 1988) thiết kế, gồm 05 mẫu có cùng mẫu vẽ, thể hiện chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh chụp hồi đầu Cách mạng tháng Tám, với tiêu đề "Việt Nam Dân chủ Cộng hòa", thay mầu (xanh lá mạ, đỏ, vàng, lam và tím) đổi giá thành 05 tem, trong đó có 02 tem có phụ thu cứu quốc.

Việc phát hành bộ tem này đánh dấu một mốc quan trọng trên con đường phát triển độc lập của tem Bưu chính Việt Nam.

Chi tiết kỹ thuật của bộ tem:

Tên bộ tem: Kỷ niệm lần thứ nhất Cách mạng tháng Tám (19-8-1945) và ngày thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (02-9-1945)
Kích thước tem: 26 x 41 mm
Số răng: 11,5
Số tem trên tờ: 50 tem
In ấn: offset một màu trên giấy tầu bạch (không tráng keo mặt sau) tại Nhà in Việt Nam Ấn thư Cục
Ngày 15-8-1996, Tổng cục Bưu điện phát hành bộ tem "Ngày Tem (50 năm Tem bưu chính Việt Nam)", mã số 737, do họa sĩ Hoàng Thúy Liệu thiết kế, mang hình mẫu tem đầu tiên của bộ tem này.

hat_de
03-06-2010, 18:25
Càng theo dõi mục đố này càng thấy cứ làm sao ấy


Câu hỏi chính là Bộ tem đầu tiên mang quốc hiệu "Việt Nam"

ngoài ra còn 1 số câu hỏi phụ như anh H.Thanh đã nêu

Xin trân trọng mời các bạn tham gia câu đố tuần này:

Bộ tem đầu tiên mang quốc hiệu "Việt Nam" là bộ tem nào?

Bộ tem bao nhiêu mẫu?

Do họa sĩ nào thiết kế?

Bộ tem phát hành vào ngày nào?

Lưu ý các bạn phải link hình lên rỏ ràng.
Thời gian giải đáp từ ngày ra câu đố đến 11g ngày 05/6/2010


có thể nói nếu xác định được đúng câu 1 thì 3 câu phụ còn lại ko thành vấn đề

trở lại quá trình mọi người trả lời câu hỏi:
- sự lầm lẫn về tem bưu chính và các loại tem khác rất may ko xảy ra
- còn lại vấn đề "mang quốc hiệu VN"

Quốc hiệu VN đã có cách nay 206 năm, vì 6 năm trước nó đã 200 tuổi

9496194962

Dòng tem bưu chính được sử dụng tại VN từ ngày quốc hiệu VN chưa được công nhận bởi nền bưu chính thuộc địa trên lãnh thổ VN đã có từ hơn 1 thế kỉ. Và quốc hiệu VN đã được con tem mang từ trước khi dòng tem cách mạng ra đời

có thể lấy nhiều ví dụ, nhưng 1 trong những ví dụ đó bác hoavien đã nêu

Xin nói thêm là từ năm 1941 đến 1945 tem Đông Dương chủ yếu do người Việt vẽ và được in tại VN, ngày 2/9/1945 Nhà nước VNDCCH ra đời chưa kịp phát hành tem mới nên đã lấy một số tem Đông Dương cũ in đè lên mặt tem các chữ "VNDCCH" để tạm thời xữ dụng trên mạng bưu chính. Tổng cộng có 13 dạng tiêu đề khác nhau được in đè lên 53 mẫu tem Đông Dương tạo thành 57 mẫu tem Việt Nam.

đó là dòng tem mà người chơi đều đã rõ

ngoài ra bác Huệ cũng đưa thêm 1 tình huống

Câu hỏi nầy tuy dễ mà khó! Khi đặt vấn đề Ban giám khảo có tính tới trường hợp nầy:

(hình ảnh ở trang trước)

rất tiếc người đề cử câu hỏi lại chưa hiểu ý bác Huệ

Chào chú Huệ, con không hiểu lắm về câu hỏi trên của chú, chú có thể nói rỏ hơn đuợc không ạh? :D

tuy nhiên ko sao vì các tem đó sau 45

Hoài Thanh thân mến, trang tem mà chú giới thiệu ở trên là bộ Phong cảnh do chính phủ Bảo Đại phát hành ngày 16 -8 -1951, trên tem tên quốc gia là Việt Nam đó Hoài Thanh!

nên nếu tính là quốc hiệu thì cũng ko ảnh hưởng tới đán án cuối vì có những mẫu tem mang quốc hiệu sớm hơn.

Cám ơn chú Huệ đã quan tâm mục này. Đáp án thì con đã nhận từ Chủ nhiệm rồi, tuy nhiên con không dám tiết lộ đâu ạh :D.


trở lại các đáp án, hầu hết các bạn tem chọn bộ mang mã số 01 của VN, bộ tem này đúng là bộ tem mang quốc hiệu, nhưng ko phải đầu tiên.

vì nếu công nhận nó là đầu tiên thì đã phủ nhận hoàn toàn rằng

các mẫu tem đông dương in đè ko mang quốc hiệu VN

vậy nên thay vì trả lời xin được tham gia mục này bằng thông tin tham khảo sau

đây là bộ tem do Họa sĩ Bùi Trang Chước thiết kế, ra đời ngày ....

http://vietnamstamp.com.vn/temDongduong/1.jpg

hình ảnh từ: http://vietnamstamp.com.vn/botem_Dongduong.asp?start=51&CatId=43&p_CatId=9 <=== trang chủ Cty tem Việt Nam - COTEVINA

tuy sớm hơn bộ "bác hồ 5 màu" nhưng vẫn chưa phải bộ đầu tiên mang quốc hiệu, xong nó giúp bạn loại trừ các đáp án khác.

Vài gợi ý tham khảo để bạn tem tiếp tục tìm câu trả lời :|

Poetry
03-06-2010, 18:58
Tôi xin bổ sung 1 ý vào câu hỏi để sáng tỏ hơn:

Bộ tem chính thức đầu tiên mang quốc hiệu "Việt Nam" là bộ tem nào?

huuhuetran
03-06-2010, 19:06
Tôi thì tôi nghĩ như thế nầy: Có phải Ban giám khảo muốn nói mẫu tem đó mang hai từ Việt Nam, còn Việt Nam dân chủ cộng hòa là không hợp lệ!

hat_de
03-06-2010, 19:23
Tôi xin bổ sung 1 ý vào câu hỏi để sáng tỏ hơn:

Bộ tem chính thức đầu tiên mang quốc hiệu "Việt Nam" là bộ tem nào?

gk cho rằng từ cần thêm vào là từ "bưu chính"

để phân biệt với các loại tem tài chính khác

thêm từ chính thức vào giá trị cũng ko rõ hơn, vì tất cả những món tem trên đều chính thức, đều tồn tại thực gửi.

còn vấn đề bác Huệ nêu ko cò gì phải lo cả

Tôi thì tôi nghĩ như thế nầy: Có phải Ban giám khảo muốn nói mẫu tem đó mang hai từ Việt Nam, còn Việt Nam dân chủ cộng hòa là không hợp lệ!

ko ai dám và có quyền phủ nhận tem VNDCCH là ko hợp lệ cả, vì như thế là phủ nhận quốc hiệu VN <=== 1 điều hét sức ngớ ngẩn buồn cười.

VIET NAM là quốc hiệu quốc nước ta
ĐÓ ko phải 1 thứ hữu hình, đó là 1 tài sản phi vật thể rất quý báu của dân tộc. Nó chính thức ra đời các đây 206 năm, các vật phẩm "mang nó trên mình" dù bằng tiếng Anh, tiếng Tàu, chữ quốc ngữ hay thứ ngôn ngữ nào đó miễn là chỉ khái niệm "VIET NAM" tức là "mang quốc hiệu VN". Cái mà chúng ta đang tìm là tem bưu chính đầu tiên trên mình có chữ VN thiêng liêng đó :|

Hy vọng có thêm các đáp án và khám phá mới mở mang kiến thức :D

Đinh Đức Tâm
04-06-2010, 07:43
xem ra 1 câu hỏi hóc búa cho làng tem :D., hii

hoavienquanbl
04-06-2010, 12:24
Theo sự hiểu biết của tôi, tem chính thức tức không phải tem ma, tem đó được lưu hành quốc tế có giá trị thanh toán cước phí bưu chính lại mang quốc hiệu VIỆT NAM đầu tiên chính là con CẤY LÚA TIÊU ĐỀ ĐỎ vì mang mã Yvert là 217 trước con THỂ THAO,TUỔI TRẺ mang Yvert 285. Vì theo câu đố Bộ tem chính thức mang quốc hiệu Việt Nam đầu tiên là bộ tem nào? chẳng lẻ con tem cấy lúa tiêu đề đỏ mang dòng chữ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA BƯU CHÍNH là con tem MA hay sao? vì con tem này có mang quốc hiệu Việt Nam và Bưu chính

hoavienquanbl
04-06-2010, 12:27
Nếu nói như hatde là cần thêm chữ bưu chính, con tem cấy lúa tiêu đề đỏ cũng có chữ bưu chính

Tien
04-06-2010, 21:50
Mới tìm được bài này (xem cái link ở dưới)

95080

Đây là bộ tem bưu chính đầu tiên của Việt Nam (mang Quốc hiệu Việt Nam) mang tên "Kỷ niệm lần thứ nhất Cách mạng tháng Tám (19/8/1945) và ngày thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (02/9/1945) do Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phát hành ngày 02 tháng 9 năm 1946. Bộ tem gồm 5 mẫu, in trên giấy Tàu Bạch, trong đó có 2 mẫu phụ thu cứu quốc. Họa sĩ Nguyễn Sáng thiết kế bộ tem này.

Thông tin kỹ thuật của bộ tem này:

Số mẫu: 05
Khuôn khổ: 26 x 41 (mm)
Số răng tem: 11.5
Số tem/tờ: 50
Phương pháp in: offset một màu
Nơi in: nhà in Việt Nam Ấn thư cục

http://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%ADp_tin:Bo-tem-VN-dau-tien.jpg

hat_de
04-06-2010, 22:11
Có lẽ mục này trở nên lãng phí thời gian ko cần thiết rồi.

Nếu đó là bộ tem bưu chính đầu tiên mang quốc hiệu VN thì các bộ tem in đè quốc hiệu Việt Nam trước đó là cái gì

Phải chăng đó ko phải quốc hiệu VN.

Thiết nghĩ đố vui là hoạt động đem lại thông tin bổ ích chứ ko nên là 1 hoạt động lãng phí thời gian, dung lượng và nhiều thức khác ... thậm chí là phủ nhận quốc hiệu VN trên các bộ tem trước đó <=== 1 điều ko thể chấp nhận được.

Những bộ tem MANG QUỐC HIỆU VIỆT NAM TRƯỚC bộ tem trên phải chăng là ... quốc hiệu nước khác.

Phải chăng chữ Việt Nam trên những mẫu tem đó là vô nghĩa :-??

Hoặc phải đặt câu hỏi thật chính xác hoặc là ... tiếp tục tìm đáp án.

hoavienquanbl
05-06-2010, 07:15
Theo tôi câu hỏi phải như thế này BỘ TEM BƯU CHÍNH CHÍNH THỨC ĐẦU TIÊN MANG QUỐC HIỆU VIỆT NAM IN TẠI VIỆT NAM LÀ BỘ TEM NÀO?

nam_hoa1
05-06-2010, 07:44
Có lẽ mục này trở nên lãng phí thời gian ko cần thiết rồi.

Nếu đó là bộ tem bưu chính đầu tiên mang quốc hiệu VN thì các bộ tem in đè quốc hiệu Việt Nam trước đó là cái gì

Phải chăng đó ko phải quốc hiệu VN.

Thiết nghĩ đố vui là hoạt động đem lại thông tin bổ ích chứ ko nên là 1 hoạt động lãng phí thời gian, dung lượng và nhiều thức khác ... thậm chí là phủ nhận quốc hiệu VN trên các bộ tem trước đó <=== 1 điều ko thể chấp nhận được.

Những bộ tem MANG QUỐC HIỆU VIỆT NAM TRƯỚC bộ tem trên phải chăng là ... quốc hiệu nước khác.

Phải chăng chữ Việt Nam trên những mẫu tem đó là vô nghĩa :-??

Hoặc phải đặt câu hỏi thật chính xác hoặc là ... tiếp tục tìm đáp án.
Chào các bạn !
Câu đố chưa có đáp án , các bậc tiền bối , các bạn trẻ giầu kinh nghiệm hãy để cho bạn trẻ và những người mới biết chơi tem tham gia . Sau khi có đáp án , nếu không chính xác và thỏa đáng .Chúng ta sẽ góp ý và xây các tiểu mục trong diễn đàn ngày càng tốt đẹp hơn.
Cám ơn các bạn đã đọc

hat_de
05-06-2010, 08:22
Chào các bạn !
Câu đố chưa có đáp án , các bậc tiền bối , các bạn trẻ giầu kinh nghiệm hãy để cho bạn trẻ và những người mới biết chơi tem tham gia . Sau khi có đáp án , nếu không chính xác và thỏa đáng .Chúng ta sẽ góp ý và xây các tiểu mục trong diễn đàn ngày càng tốt đẹp hơn.
Cám ơn các bạn đã đọc

Theo gk trong mỗi cuộc thi vui, việc tìm ra đáp án chỉ là vấn đề phụ, cái quý của cuộc chơi là bồi bổ kiến thức và tăng cường giao lưu giữa các bạn tem. 1- Nếu người chơi trả lời sai do tự họ hiểu lầm câu hỏi thì lỗi là ở họ, và sau khi cuộc chơi kết thúc họ học thêm được nhiều điều bổ ích.
- Nếu người chơi trả lời sai do việc câu hỏi chưa chặt chẽ gây ra thì quả thật hơi tiếc, vì nhiều bạn vô tình uổng công vì trả lời cho những tình huống ko đúng ý câu hỏi muốn.

Thậm chí nhiều người có đủ kiến thức, lẽ ra trả lời đúng nhưng vì sự mập mờ nên đã lạc hướng, như vậy là ko công bằng với họ.

Trong cả 2 tình huống trên người chơi đều học hỏi và mở mang tri thức. Tuy nhiên để tình huống 2 xảy ra, lỗi do cách đặt câu hỏi thì quả là nên tránh. Tránh sự lãng phí các nguồn lực, thời gian, công sức, lòng nhiệt tình ...

Nếu đặt câu hỏi như này ...

Theo tôi câu hỏi phải như thế này BỘ TEM BƯU CHÍNH CHÍNH THỨC ĐẦU TIÊN MANG QUỐC HIỆU VIỆT NAM IN TẠI VIỆT NAM LÀ BỘ TEM NÀO?

thì lại rõ quá...nhưng nếu như câu hỏi ban đầu thì lại tạo nên sự mập mờ.

1 câu hỏi hay là 1 câu hỏi mà đáp án của nó ko thể bị loại trừ, đáp án của nó đem lại nhiều thông tin bổ ích ... muốn như vậy câu hỏi có thể ngắn, có thể dài, có thể thật chi tiết, có thể để up mở nhưng tuyệt đối ko tạo ra các cách nhiều khác nhau - mà các cách hiểu đó đều hợp tình hợp lý. Bởi như phân tích trên, nếu tình huống đó xảy ra thì dù có thể trả lời đúng cho các tình huống có thể hiểu ra từ câu hỏi gốc cuộc chơi cũng trở nên loạch choạch.

Vẫn chưa có đáp án, và câu hỏi cũng chưa chắc đã là như bác HVQ gợi ý, có thể BTC đang nhằm vào 1 tình huống khác. Nếu hôm nay ch trình chưa khóa sổ nhận câu trả lời thì người chơi lại có thể tiếp tục đưa ra đáp án của mình nếu rảnh.

Ng.H.Thanh
05-06-2010, 11:12
Lời đầu tiên Hoài Thanh trân trọng cám ơn các Bác và các anh chị em đã tham gia mục đố vui đầu tiên này.
Đáp án:
Ngày 02-9-1946, nhân kỷ niệm lần thứ nhất Cách mạng tháng Tám (19-8-1945) và ngày thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (02-9-1945), Bưu điện Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phát hành bộ tem gồm 5 mẫu do họa sĩ Nguyễn Sáng thiết kế, thể hiện chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh theo sắc lệnh số 172/SL ngày 27-8-1946 của Chủ tịch Chính phủ. Đây là bộ tem chính thức đầu tiên mang quốc hiệu “Việt Nam” do Việt Nam tự thiết kế và in ấn. Việc phát hành bộ tem này đã đánh dấu một mốc quan trọng trên con đường phát triển độc lập của tem Bưu chính Việt Nam.

95131

Trước đó, vào năm 1945, trong những ngày đầu độc lập, do những điều kiện kinh tế hết sức khó khăn, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chưa có điều kiện phát hành tem mới. Theo các Sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Nghị định của Bộ trưởng Giao thông Công chính, Nha Bưu chính Việt Nam đã in đè 13 tiêu đề mới lên 53 mẫu tem Đông Dương được phát hành trong giai đoạn 1941-1944, làm thành 57 mẫu tem tạm thời của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Danh mục Tem VN cũng ghi rõ 57 mẫu tem này là "Tem tạm thời" và không có mã số bộ tem. Tuy những mẫu tem này cũng mang quốc hiệu “Việt Nam” in đè nhưng chỉ là tem tạm thời nên không thể coi là tem chính thức mang quốc hiệu “Việt Nam” như bộ tem mang mã số 01 nói trên.

Nguồn tham khảo:
• Danh mục Tem Bưu chính Việt Nam 1945-2005 (NXB Bưu điện, Hà Nội, 2006).
• Trang web Viet Stamp
• Trang web COTEVINA

Người đã giải đáp trúng đáp án là Anh Tiến: Trân trọng cám ơn anh.
Ban tổ chức sẽ gửi quà đến anh trong thời gian sớm nhất.
Hy vọng trong thời gian tới anh sẽ vì phong trào chơi tem và đóng góp cho mục đố vui của Vietstamp ngày càng phát triển.

Ng.H.Thanh
05-06-2010, 11:18
Giải thích đối với các bạn chưa hoàn toàn trúng giải đáp:
1- Đối với Minh Đức:
Em là người đưa ra câu giải đáp đầu tiên, tuy nhiên em lại trả lời chỉ có 4 mẫu và đưa hình lên thiếu 01 mẫu. Do vậy em chưa giải đáp đúng.
2- Đối với Young lip:
Em là người trả lời rất chính xác, tuy nhiên bài của em lại chỉnh sửa, do vậy em phạm quy.
3- Đối với Zodiac:
Em trả lời đúng đáp án nhưng lại trả lời hai lần, do vậy em phạm quy.
4- Đối với KVD
Bác đã trả lời chưa đúng với đáp án ạh.
5- Đối với Xihuan
Em trả lời chưa đúng đáp án.
6 Đối bác Hoavien
Bác trả lời chưa đúng đáp án ạh.
7 Đối với Bebu:
Em trả lời đúng đáp án nhưng lại thiếu link hình minh họa.
8- Đối với chú Hòa
Cám ơn chú đã tham gia với tốp trẻ, bài của chú viết rất chính xác, tuy nhiên lại thiếu link hình minh họa.

Các Bác và anh chị em lưu ý một chút thì hiểu ra vấn đề:
Câu đố: Bộ tem chính thức đầu tiên mang quốc hiệu "Việt Nam" là bộ tem nào?
Các Bác và anh chị em lưu ý hai cụm từ thứ nhất là “ bộ tem” và thứ hai là “chính thức”
Những tem in đè không phải là bộ tem và cũng không phải là tem chính thức, mà chỉ là tem tạm thời.

95132

Chỉ có duy nhất tem Bác Hồ là được gọi là bộ tem và mang mã số 01 và là tem chính thức của Việt Nam.

Ban tổ chức xin cám ơn các Bác cũng như các anh chị em đã ủng hộ chương trình, tuy nhiên do đây là mục đố vui do đó nên lấy mục đích và ý nghĩa ngay từ ban đầu đã nói làm kim chỉ nam cho mục này, mọi hành động vì thể hiện cá nhân cũng như quá khích, phát biểu lang man, cũng như phát biểu không phù hợp sẽ bị xóa bài trong thời gian tới. Trường hợp bàn cãi trong mục này sẽ bị xem là không phù hợp, các bạn có thể ra chat box bình luận là hay nhất và phù hợp nhất, mục này chỉ giành cho ĐỐ VÀ ĐÁP . Mong các Bác và anh chị thông cảm.
Do đây là lần đầu tiên triển khai nên BTC cũng có rất nhiều điều cần rút kinh nghiệm, do vậy xin mời các bạn vào mục góp ý đố vui mỗi tuần để góp ý, BTC Trân trọng cám ơn.