PDA

View Full Version : Auguste Rodin - nhà điêu khắc nối liền mọi thời đại


Nguoitimduong
12-02-2008, 22:21
Đã từ lâu lắm rồi, dường như sau bậc thầy điêu khắc vĩ đại thời kì Phục Hưng Michelangelo, điêu khắc Châu Âu đã ngủ quên, mặc cho hội họa phát triển vùn vụt. Thế rồi một nhà điêu khắc xuất hiện đã đánh thức con gấu ngủ đông đó. Ông là Auguste Rodin…

http://arthistory.heindorffhus.dk/rodin-france1937-penseur-medium.jpg

Rodin sinh cùng tháng cùng năm với bậc thầy hội họa Ấn tượng Pháp là Monet. Ngày 12 tháng 11 năm 1840, Rodin ra đời trong một gia đình bình thường ở Paris. Dù kinh tế không lấy gì làm thoải mái nhưng gia đình ông là một gia đình hạnh phúc, ngoan đạo và rất chú trọng việc học của con cái.

Từ nhỏ, người chị Marie của ông đã nhận thấy năng khiếu vẽ bộc lộ rất rõ của em trai mình, mặc dù bố của Rodin thì rất thất vọng với lực học bình thường của cậu con trai. Năm 14 tuổi, với sự ủng hộ cả về tinh thần lẫn vật chất của người chị, Rodin được vào học ở trường chuyên dạy vẽ phác thảo.

https://images.postbeeld.com/series/wfp/wfp0576.jpg

Tại ngôi trường không lấy gì làm danh tiếng này lại có những người thầy dạy rất giỏi. Rodin may mắn gặp người thầy dạy vỡ lòng đầu tiên là một trong số đó, ông Horace Lecoq de Boisbaudran. Chính nhờ người thầy này mà ngay từ chặng đầu của con đường nghệ thuật, Rodin đã không bị ràng buộc bởi những quy phạm cứng nhắc của phái học viện đang thịnh hành lúc bấy giờ. Quan niệm ông tiếp thu được ở đây là, phải trung thành với cảm giác chân thật của mình, đó là nguyên tắc hàng đầu trong nghệ thuật.

Duyên nghiệp với điêu khắc của Rodin lại bắt đầu với việc ông chuyển sang lớp điêu khắc vì không có tiền mua màu vẽ.Và ngay lập tức, bộ môn nặn tượng bằng đất này đã thu hút niềm say mê của ông. Thầy dạy điêu khắc của ông là Barye, một nhà điêu khắc về động vật có tiếng bấy giờ. Sau ba năm chăm chỉ học tập, Rodin thi vào Học viện Mỹ thuật Paris nhưng ba lần thi liên tục đều bị trật. Điều này làm ông cảm thấy vô cùng tổn thương. Sau đó là một khoảng thời gian cực kì vất vả của Rodin, ông đã phải làm rất nhiều nghề để kiếm sống. Những nghề đó đều ít nhiều dính dáng đến việc đẽo gọt chạm khắc…Do đó, chính thời kì này Rodin đã âm thầm học hỏi tích lũy được rất nhiều để hình thành một phong cách riêng của mình.

Năm 22 tuổi, nhà điêu khắc trứ danh tương lai này gặp phải một bất hạnh to lớn làm ông đau khổ đến mức suýt chuyển hướng cuộc đời, từ bỏ tất cả để theo con đường tu hành. Người chị gái yêu quý của ông mất trong tu viện do quá buồn bã vì một mối tình không thành. Sau sự kiện đó, Rodin đã trở thành giáo sĩ Auguste, nhưng nhờ lời khuyên của Cha Ayma “ Con hãy dùng nghệ thuật để phục vụ thượng đế!” , Rodin đã trở lại con đường nghệ thuật.

Thời gian ở trong tu viện, Rodin đã nặn cho cha Ayma một pho tượng bán thân Ayma. Chính trong tác phẩm này, những mầm mống tài năng của Rodin đã được bộc lộ rõ. Đó là khả năng quan sát nhạy bén và cách tái hiện chân thực và khả năng vận dụng những thủ pháp của điêu khắc La Mã để truyền tải cảm xúc của tác giả.

Pho tượng Người mũi tẹt (The man with the broken Noise),tác phẩm đầu tiên thể hiện rõ nét phong cách cá nhân của Rodin lại được sáng tạo trong một hoàn cảnh khá oái oăm. Đó là khoảng thời gian nhà điêu khắc đã thuê một trại ngựa để làm việc, nhưng vì qua khó khăn nên bức tượng nặn xong không có tiền đổ đồng, trời lại quá lạnh nên nửa sau chiếc đầu bị vỡ chỉ còn lại phần mặt.

http://arthistory.heindorffhus.dk/rodin-CzRep2002-ManWithBrokenNose-sheet.jpg

Điểm đặc biệt trong pho tượng này là Rodin đã xử lý các đường nét để tạo nên hiệu quả ánh sáng, làm cho bức tượng đầy sinh khí như người thực vậy. Nhà điêu khắc đã chọn bức tranh mang tinh thần sang tạo táo bạo này đi triển lãm ở Sa-long mùa thu 1864. Tuy nhiên, kết cục là nó đã không được đưa vào với lý do quá kì dị.Năm 1864, Rodin gặp nữ công nhân xinh đẹp là Rose Beuret, nàng trở thành người mẫu, rồi trở thành vợ của nhà điêu khắc. Gánh nặng gia đình khiến Rodin phải làm trợ thủ cho nhà điêu khắc A.E. Carrier Belleuse thuộc trường phái học viện - vốn là một trường phái mà Rodin không mấy ủng hộ.

http://arthistory.heindorffhus.dk/rodin-france1961-BourgeoisCalais-medium.jpg

Năm 1875, ước nguyện của Rodin đã được thực hiện, ông đã sang Ý, rồi sang Venice, rồi Naples…Trực tiếp chiêm ngưỡng kiệt tác của các bậc thầy điêu khắc Phục Hưng, Rodin vô cùng kinh ngạc. Vô số những băn khoăn nảy sinh và đòi hỏi nhà điêu khắc phải tìm tòi để trả lời cho nó. Những kiệt tác của Donatello, Lorenzo Ghiberti, Michelangelo…có một ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với nhiệt tình sáng tạo của Rodin trong thời gian về sau.

http://arthistory.heindorffhus.dk/rodin-monaco1990-Cathedrale-medium.jpg

Trở về Russels với một nguồn cảm hứng sục sôi, Rodin đã bắt tay vào nghiên cứu và sáng tác. Kết quả đầu tiên là tác phẩm Thời đại đồng xanh (The Age of Bronze) được tạc từ năm 1875 đến 1876. Pho tượng thể hiện hình tượng một thanh niên vừa thức giấc. Từ phía dưới chân lên có sự vận động và biến đổi của quá trình thời gian và vận động, từ đôi chân yếu đuối đên vòng ngực đã ưỡn lên khỏe khoắn, hình ảnh này biểu tượng cho hành trình của nhân lọai đi lên từ thời kì mông muội cho đến lúc tiến vào thời kì văn minh.

http://arthistory.heindorffhus.dk/rodin-france1974-airain-medium.jpg

Lúc này, nhà điêu khắc lại bị vu cáo là đã đúc pho tượng này từ mô hình một người còn sống, đến khi tác giả phải phẫn nộ kháng nghị lên ủy ban phê bình mới thôi. Để bù đắp lại, chính phủ Pháp đã tặng thưởng bằng khen bậc ba cho tác phẩm này và ít lâu sau mua lại tác phẩm John nhận lễ rửa tội (St. John the Baptist preaching) trưng bày tại bảo tàng Luxembourg. Tên tuổi Rodin đã vang dội khắp Châu Âu. Lúc này, nhà điêu khắc đã có điều kiện tốt hơn cho những sang tác của mình và bắt đầu thời kì sáng tác sung mãn nhất.

Năm 1880, chính phủ Pháp ủy thác cho nhà điêu khắc trang trí cho cánh cổng bằng đồng xanh của Viện Mỹ thuật. Đây là lần đầu tiên Rodin thực hiện tác phẩm có tầm vóc lớn. Ông thực hiện tác phẩm có tên Cánh cổng địa ngục (The Gates of Hell) lấy nguồn cảm hứng từ Thần khúc của nhà thơ vĩ đại Dante. Dự định của Rodin to lớn đến nỗi, khi ông mất đi tác phẩm vẫn chưa hoàn thành.

http://img497.imageshack.us/img497/1141/gateofhell188019000yq.jpg
http://img497.imageshack.us/img497/193/gateofhell35ko.jpghttp://img497.imageshack.us/img497/1562/gateofhell49hf.jpg


Người ta đã so sánh tác phẩm quy mô này với khúc giao hưởng chưa hoàn thành của Beethoven. Trong sự dang dở của nó vẫn bộc lộ vẻ đẹp chỉ có được ở những kiệt tác. Hơn 200 hình tượng được sáng tạo một cách vô cùng sinh động ở những tư thế khác nhau được sắp xếp nhằm tạo nên một thế giới như cái tên tác giả đặt “Địa ngục”.

Ngoài cánh cổng của thế giới tăm tối đó là “ba chiếc bóng” – ba người đàn ông giống nhau đứng thành hình vòng tròn tạo cảm giác về sự xoay chuyển gợi nên cảm giác về ngọn gió mà Dante miêu tả. Ba bức tượng gục đầu, hường tầm mắt xuống cảnh tượng hãi hùng dưới cổng, nơi những con người đang cố giãy giụa lần cuối trược khi bị ném xuống địa ngục.Tính chất bi kịch của cảnh tượng đó có chiều sâu triết học về chính thân phận con người.

http://img320.imageshack.us/img320/6493/rodinthethreeshades1881869oz.jpg

Bởi vậy mà phía trên cảnh tượng đó là bức tượng một người khổng lồ đang chìm đắm trong suy tư để tìm lời giải đáp mà không đựơc. Đó là bức tượng đồng xanh nổi tiếng sau được tác giả tách thành một tác phẩm độc lập gọi là The thinker (Người suy tư). Thân hình khổng lồ của con người này dường như đang bị một sức mạnh vô hình nào đó kéo xuống trĩu nặng, oằn xuống thành hình vòng cung. Cánh tay phải của anh ta ép sát vào cằm, đỡ lấy cái đầu dường như không thể chịu đựng được nữa. Toàn thể pho tượng là hiện thân sống động của chính cái gọi là tư tưởng, từ những bắp thịt, từ dáng điệu, tư thế…

http://arthistory.heindorffhus.dk/rodin-fujeira1971-TheThinker-medium.jpg

Đảm nhận công việc khó khăn này, Rodin được nhiều sự ưu đãi của chính phủ, điều kiện làm việc của ông tốt hơn rất nhiều. TInh thần làm việc của ông khiến người ta phải bái phục. Mỗi ngày ông làm việc 16, 17 tiếng, đắm mình trong thế giới của những hình khối. Thời gian này, ông đã có một mối tình sâu sắc với người học trò nữ tài hoa xinh đẹp của mình là Camillie Claudel, cô gái nhỏ hơn ông 24 tuổi. Mối tình này in dấu trong những tác phẩm bất hủ của nhà điêu khắc như Hôn, Thần tượng vĩnh hằng, Mùa xuân vĩnh viễn, những tác phẩm làm cho tình yêu mãnh liệt hiện diện trên chính hình tượng cơ thể. Tuy nhiên, về sau, mối tình này đã tan vỡ, vì Camillie không muốn mãi là một tình nhân của Rodin, còn nhà điêu khắc không thể xa được nguời vợ của mình. Sự kiện này khắc vào tâm hồn nhà điêu khắc một vết thương sâu, đó có lẽ là lí do khiến ông đặt tác phẩm Nụ hôn (The Kiss) vào đám đông những linh hồn tội ác của Cổng địa ngục.

http://arthistory.heindorffhus.dk/rodin-gb1995-TheKiss-medium.jpghttp://arthistory.heindorffhus.dk/rodin-nl1989-TheKiss-medium.jpg
http://arthistory.heindorffhus.dk/rodin-hungary1981-card-TheKiss-medium.jpg

Sau năm 1900 ông chỉ tập trung nghiên cứu về balê và hội họa.
Chiến tranh thế giới thứ 1 nổ ra vào năm 1914 đã lấy đi của ông nhiều tinh lực cả về tinh thần lẫn thể xác. Ông mất vào năm 1917, chỉ vài ngày sau sinh nhật lần thứ 77 của ông .

Angkor
20-02-2008, 10:51
Thiên tài bọc lộ từ nội tâm...đau khổ! Đau khổ bởi người yêu...