PDA

View Full Version : Alexandre de Rhodes có phải là tác giả chữ quốc ngữ nước ta?


Poetry
02-09-2007, 17:18
Alexandre de Rhodes có phải là tác giả chữ quốc ngữ nước ta?

Theo nhà nghiên cứu Bùi Kha (Mỹ) thì không phải như vậy.

Dựa vào những tài liệu đáng tin cậy như bút tích của chính giáo sĩ Alexandre de Rhodes viết trong Lời nói đầu của cuốn Từ điển Việt-Bồ-La như sau: “…Tôi cũng sử dụng những công trình của nhiều Cha khác…, nhất là Cha Gaspar de Amaral và Cha Antonio Barbosa, cả hai ông đều đã biên soạn mỗi ông một cuốn từ điển: ông trước bằng tiếng An Nam, ông sau bằng tiếng Bồ Đào Nha, nhưng cả hai ông đều chết sớm. Sử dụng công khó của hai ông, tôi còn thêm vào tiếng La tinh theo lệnh các Hồng y đáng tôn…”.

Từ bút tích trên của Cha Alexandre de Rhodes, ta có thể thấy rõ ông chỉ có công thêm phần tiếng La tinh vào những công trình của hai giáo sĩ trên. Bởi vì trước ông đã có hai cuốn từ điển An Nam-Bồ Đào Nha của Cha Gaspar de Amaral và Bồ Đào Nha-An Nam của Cha Antonio Barbosa.

Đây là vấn đề các nhà nghiên cứu vẫn còn tranh cãi, nhưng nếu căn cứ trên tư liệu để lại của Alexandre de Rhodes thì rõ ràng tác giả đầu tiên của chữ quốc ngữ nước ta là những giáo sĩ Bồ Đào Nha, trong đó trước hết là Cha Francisco de Pina, và chính Cha Pina là người dạy cho Cha Rhodes tiếng Việt.

37
Bộ tem Đông Dương Alexandre de Rhodes được in đè tiêu đề VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA, lưu hành trong giai đoạn từ ngày 19/8/1945 đến 2/9/1946.

36
Bộ tem "Kỷ niệm Giáo sĩ Đắc Lộ - Alexandre de Rhodes" của VNCH, phát hành ngày 05/9/1961 nhân kỷ niệm 370 năm ngày sinh của ông (1591-1961). Trên tem có biểu tượng cuốn sách đang mở với dòng chữ "Sách quốc ngữ - Chữ nước ta" nhằm tôn vinh những đóng góp quan trọng của ông trong việc định hình chữ quốc ngữ buổi ban đầu ở nước ta.

Alexandre de Rhodes (1591-1660) phiên âm sang Hán-Việt là A Lịch Sơn Đắc Lộ. Ông là một giáo sĩ người Pháp, trong nhiều năm truyền đạo ở Việt Nam, đã học tập nghiên cứu tiếng nói của người bản xứ. Vào cuối thế kỷ 17, ông dùng chữ La tinh để ghi tiếng Việt, góp phần rất quan trọng vào việc định hình chữ quốc ngữ buổi ban đầu ở nước ta. Tên ông được đặt cho một con đường ở Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

(Sưu tầm & biên soạn)

congacon
20-12-2007, 13:01
Góp vui với Thi một vài cái FDC và Maxicard của bộ tem này.

1446


1447


1448


1449


1450


1451

duca
21-12-2007, 11:00
Thực ra việc phiên âm chữ Quốc ngữ thuộc về trào lưu chung ở thế kỹ XVI-XVII, và trong ý hướng chung của một thời đại phát triển của Giáo hội Roma thông qua các giáo sĩ truyền giáo và tiếp xúc với nền văn hóa Á châu. Thật vậy, tại Trung Quốc khỏang từ năm 1584-1588 đã thấy xuất hiện quyển tự điển Bồ Đào Nha- Trung, hay tại Nhật Bản vào năm 1632 đã có quyển tự điển La tinh- Bồ Đào Nha- Nhật và quyển Văn phạm Nhật, riêng tại Việt Nam đã có hai quyển tự điển Việt- Bồ Đào Nha và Bồ Đào Nha- Việt của hai giáo sĩ Gaspar d’ Amaral (mất năm 1645) và Antonio Barbosa (mất khỏang năm 1645 hay 1646). Nh­ư vậy việc phiên âm chữ Quốc ngữ là công cuộc chung của nhiều người, tuy nhiên chúng ta vẫn xem Giáo sĩ Đắc Lộ là Ông Tổ của chữ Quốc ngữ do việc ông thành công và kết tinh công việc này qua ba tác phẩm “Phép giảng tám ngày…”, Văn phạm Việt ngữ bằng tiếng La Tinh, và Tự điển Việt- Bồ Đào Nha- La Tinh vào năm 1651.
http://img257.imageshack.us/img257/1143/img0035jm7.jpg

open
21-12-2007, 17:04
quả là những THÔNG TIN đáng xem, cám ơn mọi người

thehung
26-12-2007, 17:41
Hưởng ứng với Bác gà và các bạn :Thêm 1 cái FDC có cachet khác với mấy cái trên

1807