PDA

View Full Version : Vỡ đập thủy lợi, hàng ngàn dân sơ tán tránh lũ


Nguoitimduong
17-10-2010, 08:46
Vỡ đập thủy lợi, hàng ngàn dân sơ tán tránh lũ
VNexpress


Sáng 16/10, mưa lớn đã khiến đập Khe Mơ ở Hà Tĩnh bị vỡ. Hàng trăm người dân của huyện Hương Sơn, Hương Khê phải chạy lên núi tránh lũ. Tại Quảng Bình, khoảng 5.000 hộ cũng phải di dời khẩn cấp vì nước sông lên cao.
Mưa lớn trong những ngày qua đã khiến mực nước các khe suối ở huyện Hương Khê, Hương Sơn (Hà Tĩnh) lên rất cao. Nước từ thượng nguồn đổ về đập Khe Mơ (xã Sơn Hàm, huyện Hương Sơn) cao hơn mức an toàn đến một mét và gây ra vỡ đập vào lúc 7h sáng.
http://vnexpress.net/Files/Subject/3B/A2/1B/4F/vo-dap-1.jpg

Đập Khe Mơ chứa gần 1 triệu mét khối nước đã bị vỡ gây ngập úng nhiều nơi ở huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh. Ảnh: Hà Khoa. Nước từ đập đổ ra cuồn cuộn nhấn chìm nhiều căn nhà ở hạ lưu. Toàn bộ hoa màu, đặc biệt là ngô chưa kịp thu hoạch của dân chìm trong biển nước. Nhiều xã trung du và hạ lưu của Hương Sơn bị ngập, chia cắt. Mực nước ở sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố và các khe suối dâng lên ồ ạt.
Ngay khi đập có nguy cơ vỡ, khoảng 200 hộ dân xã Sơn Hàm (Hương Sơn) đã chạy lên núi tránh lũ.
Đến chiều 16/10, thống kê sơ bộ có 10 xã của huyện Hương Sơn vẫn tiếp tục bị nước lũ chia cắt, hơn 1.000 nhà dân bị ngập…
>>Nước lũ cuồn cuộn tràn về Hà Tĩnh (http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2010/10/3BA21B4F/page_2.asp) Tại vùng rốn lũ Phương Điền, Phương Mỹ, Hà Linh (huyện Hương Khê), khi cơn lũ cách đây gần một tuần chưa rút hết thì nay lũ mới lại đổ về, người dân chỉ có thể đi lại bằng thuyền.

http://vnexpress.net/Files/Subject/3B/A2/1B/4F/vo-dap-2.jpg

Những căn nhà ngập gần tới nóc tại huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Ảnh: Hà Khoa. Tại tỉnh Quảng Bình, mưa lớn không dứt đã khiến mực nước sông Gianh, Kiến Giang và sông Son tiếp tục lên cao, vượt mức báo động 3. Các xã vùng hạ lưu của huyện Quảng Trạch, Tuyên Hoá, Quảng Ninh, Lệ Thuỷ đã bị ngập, một số nơi ngập đến gần 2 mét. Quảng Bình buộc phải sơ tán hơn 5.000 dân ở các xã thuộc những huyện này.
Chiều 16/10, ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình tiếp tục mưa to trên diện rộng. Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn cảnh báo đêm 16/10, nước một số sông sẽ dâng cao vượt mức lịch sử.
Sông Ngàn Sâu tại Chu Lễ dự kiến sẽ lên mức 17,3 m, vượt xa báo động 3 tới 3,8 m (vượt lũ lịch sử năm 2007: 1,17m); sông Ngàn Sâu tại Hòa Duyệt lên tương đương lũ lịch sử năm 1960; sông Ngàn Phố tại Sơn Diệm lên sát báo động 3. Ở Quảng Bình, sông Gianh tại Mai Hóa cao hơn 1,3 mét trên báo động 3; sông Kiến Giang tại Lệ Thủy lên ngang mức báo động 3. Ngoài ra, ở Nghệ An, lũ trên các sông cũng có khả năng lên lại.
Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương, đợt mưa lớn này dự báo còn kéo dài 2-3 ngày tới và vẫn tập trung ở các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Bình.
Trong 3 ngày qua ngày qua (13/10 đến sáng 16/10), các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Ngãi đã có mưa lớn với lượng mưa phổ biến 150-220 mm. Riêng vùng tâm mưa từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam 200-300 mm; một số nơi mưa lớn hơn như Sơn Diệm (Hương Sơn, Hà Tĩnh), Đồng Tâm, Kiến Giang (Quảng Bình)...
Nguyên Khoa - Nguyễn Hưng

Đinh Đức Tâm
17-10-2010, 08:52
hik. nhà e ở quê nước ngập tới sân rồi, xưa giờ chưa bao giờ vào tới sân nhà :(

Nguoitimduong
17-10-2010, 14:10
Trắng đêm chạy lũ
Trời tối đen như mực, mưa như trút, nước sông cuồn cuộn dâng cao vượt báo động 2 rồi báo động 3,… hàng nghìn người dân Vũ Quang, Hương Sơn (Hà Tĩnh) trắng đêm vật lộn với nước lũ.


Ngày 16/10, khi đập thủy lợi Khe Mơ (xã Sơn Hàm, Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã vỡ, gần một triệu mét khối nước của đập chảy hết, người dân nghĩ rằng nước sông sẽ không lên cao thêm. Nhiều người lục đục kéo về nhà dọn dẹp.
Tuy nhiên, đến khoảng 19h, nước sông Ngàn Phố đột ngột dâng cao, các xã của huyện Hương Sơn bị chia cắt, một số bị ngập chìm. Chỉ một giờ sau, toàn huyện chỉ còn lại 2 xã Sơn Hà, Sơn Tân và thị trấn Phố Châu là chưa bị ngập.


http://www.vnexpress.net/Files/Subject/3B/A2/1B/6F/chay-lu-3.jpg

Người dân dựng lều tạm, sơ tán bò lên đường Hồ Chí Minh để tránh lũ trong đêm.
Ảnh: Nguyên Khoa.

Lũ bất ngờ dâng cao khiến người dân trở tay không kịp, để mặc cho nhà cửa, tài sản bị nước dìm trong nhà, người dân các xã Sơn Hàm, Sơn Long, Sơn Thịnh, Sơn Bằng… hốt hoảng chạy lũ. Nhiều người dân chạy lên đường Hồ Chí Minh, dựng lán trại tạm, sau đó dắt trâu bò lên tránh lũ.
Đang hì hục dựng chiếc lán tạm trên đoạn Nầm (đường Hồ Chí Minh), chị Nguyễn Thị Mai ở xã Sơn Long hoảng hốt nói qua hơi thở mệt nhọc: "Lũ lên đột ngột quá, chúng tôi trở tay không kịp. Lúa gạo, đồ đạc đều đã được gia đình đưa lên gác xép, nhưng nước ngập tới nóc, đành chịu. Mấy đứa con của tui gửi ở nhà anh em không ngập, cả làng tui đêm nay không ngủ, ai cũng lo chạy lũ, nhà lút nóc thì chạy sang nhà khác, nhà bị ngập thì chạy lên gác xép..."
Cùng cảnh ngộ như chị Mai, bà Nguyễn Thị Hà và hàng trăm hộ dân khác của xã Sơn Bằng cũng phải khuân đồ đạc từ chiều. Đến 12h đêm, trời mưa như trút, bà và cô con gái dắt mấy con bò của gia đình lên đường Hồ Chí Minh. "Chưa năm mô lụt như năm ni. Nhà tui ở trên cao mà vẫn ngập tới nóc, dân xã tui chạy lên đường mòn tránh lũ cả rồi", bà Hà nói trong lo sợ.


http://www.vnexpress.net/Files/Subject/3B/A2/1B/6F/chay-lu-1.jpg
Chị Mai đã đưa được bò đến nơi an toàn nhưng vẫn chưa hết bàng hoàng vì nước lũ.
Ảnh: Nguyên Khoa.

Không chỉ lo di chuyển người và tài sản đến nơi an toàn, người dân Hương Sơn còn canh cánh nỗi lo vỡ đê. Đoạn đê bao ngăn lũ ở xã Sơn Long, nước đã tràn qua mặt đê, hơn 1.200 hộ dân sống trong vùng ảnh hưởng nươm nướp lo sợ.
Đến 12h đêm, về cơ bản, người dân đã chạy lũ an toàn nhưng đồ đạc, thóc gạo và những tài sản có giá trị của hàng trăm hộ dân đều bị nước lũ nhấn chìm.
Tại huyện miền núi Vũ Quang, đợt lũ cách đây 1 tuần chưa kết thúc thì người dân phải đối mặt với trận lũ mới. 17h ngày 16/10, toàn bộ 12 xã của Vũ Quang đều ngập, nhiều xã bị chia cắt, hơn 3.000 nhà dân ngập chìm trong nước. Một số trụ sở ủy ban xã như Hương Thọ, Hương Minh, Đức Liên, Ân Phú,… nước ngập đến hơn một mét, người dân phải tá túc trên tầng 2 để tránh lũ.
Trước tình trạng nước lũ dâng cao, người dân Vũ Quang đã di tản khỏi những khu vực nguy hiểm như bờ sông, sườn núi. Dọc đường Hồ Chí Minh, trong bóng đêm đen kịt, trời mưa như trút, tiếng chân người chạy rầm rập, tiếng gọi nhau ý ới chuyển đồ, tiếng trâu bò, lợn gà kêu lồng lộn,… đâu đâu cũng thấy cảnh người dân Vũ Quang chạy lũ.
Đến 23h đêm 16/10, khi công tác di dời dân cư đã được hoàn thành thì điện thoại của ông Phạm Quốc Thanh, Phó chủ tịch UBND huyện Vũ Quang nhận được tiếng kêu cứu khẩn cấp của những hộ dân buôn bán ở xã Đức Bồng. Đây là những hộ dân sống bên đường cái, chủ quan vì nghĩ rằng nước sẽ không đến nơi, lại tiếc của, không muốn rời nhà tránh lũ nên khi nước dâng bất ngờ thì trở tay không kịp.


http://www.vnexpress.net/Files/Subject/3B/A2/1B/6F/chay-lu-2.jpg
Lực lượng quân đội được điều đến trong đêm để cứu dân ở xã Đức Bồng. Ảnh: Nguyên Khoa.

Ngay lập tức, phương án ứng cứu được triển khai, hai chiếc thuyền cao tốc của bộ chỉ huy quân sự huyện cùng những chiến sĩ quân đội kinh nghiệm nhất được huy động để đến Đức Bồng để vừa vận động, vừa giúp người dân di chuyển. Hai chiếc xuồng cao tốc luồn lách như con thoi ứng cứu. Đến 1h sáng 17/10, những người dân bị ngập của xã Đức Bồng được đưa đến nơi an toàn.
Đến sáng nay, trời vẫn mưa không dứt, nước các sông đều đã vượt báo động 3, riêng tại Hòa Duyệt vượt đến gần 2 mét, hơn 2.000 hộ dân Vũ Quang đã được sơ tán nhưng nước vẫn cuồn cuộn dâng, đỉnh lũ đã vượt mức lịch sử năm 2002, hàng chục ngàn người dân vẫn nươm nướp lo sợ...
Theo thống kê sơ bộ, đến sáng 17/10, tại Hà Tĩnh có 143 xã của 12 huyện, thành thị bị ngập. Tỉnh này đã di dời hơn 6.000 dân. Trong nước lũ, ông Nguyễn Văn Sự ở xã Thuận Thiên, huyện Can Lộc bị nước cuốn trôi, vẫn chưa tìm thấy xác.
Nguyên Khoa (VNexpress)

quaden@_cute
17-10-2010, 20:19
Cám ơn bài viết của vnexpress và nguoitimduong . Tôi sẽ triển khai bài viết này trong tiết sinh hoạt dưới cờ ngày mai để kiêu gọi học sinh trường tôi đóng góp giúp đồng bào bị lũ lục :)

Nguoitimduong
17-10-2010, 23:35
Cám ơn bài viết của Anh. Tôi sẽ triển khai bài viết của anh trong tiết sinh hoạt dưới cờ ngày mai để kiêu gọi học sinh trường tôi đóng góp giúp đồng bào bị lũ lục :)

Bài viết này của vnexpress thầy Thu ơi.

Nguoitimduong
17-10-2010, 23:37
Đói khát giữa vòng nước lũ lịch sử

Đói ăn khát uống, nhà cửa ngập sâu, tất cả tài sản đều bị lũ nhấn chìm, người dân Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang phải chống chọi với trận lũ lớn nhất trong hơn 50 năm qua. Quảng Bình, Nghệ An cũng đang vật lộn trong lũ dữ.



Ngồi chới với trên nóc nhà tranh ngập giữa biển nước, chị Nguyễn Thị Hồng, xóm 10 xã Hương Thọ (Vũ Quang, Hà Tĩnh) tần ngần nhìn dòng nước chảy xiết rồi ứa nước mắt: “Chồng tui dầm mưa mới hôm nên ốm nặng, con cái thì đã di tản, tui thấy xót của quá nên ở nhà. Trâu bò, lợn gà đều trôi hết, thóc lúa ngâm nước mấy ngày rồi”.
Thấy chiếc thuyền cứu trợ, chị Hoài cùng chở theo 3 đứa con nhỏ đang thâm tái mặt mày vì ốm, rét và đói đến để nhận mì tôm. Đã 2 ngày rồi, mấy đứa con của chị bị mắc mưa mà không có áo quần thay nên bị cảm lạnh mà không có một viên thuốc nào. “Trời đất ôi, nước về nhanh quá, cả làng tui không kịp trở tay, chỉ kịp chạy được người mà bất lực nhìn của cải trôi theo nước lũ”, chị Hoài thở dài.


http://vnexpress.net/Files/Subject/3B/A2/1B/8E/a7.jpg
Một người phụ nữ dỡ mái ngói vẫy tay cầu cứu. Ảnh: Nguyên Khoa.


Cũng giống như chị Hoài, gần 1 nghìn gia đình khác của xã Đức Liên di tản vội lên nhà thờ, mặc cho nước lũ nhấn chìm mọi tài sản. Sáng 17/10, nhìn nước lũ đang lên cuồn cuộn, tại xã Đức Liên, có hai vợ chồng cụ già hơn 80 tuổi bất lực nghĩ rằng sẽ chết theo nhà cửa nên không chịu tránh lũ. Phó bí thư huyện ủy Nguyễn Hồng Lĩnh phải ra lệnh dỡ ngói, bế hai cụ già lên thuyền.
Cạnh xã Đức Liên, 880 hộ dân trên tổng số 1.000 hộ của xã Đức Hương bị ngập sâu, gần 3.000 phụ nữ, trẻ em và cụ già phải sơ tán lên tầng 2 của trường THCS xã. Mọi hoạt động đi lại của người dân đều nhờ vào thuyền bè. Mưa chưa ngớt, nước lũ cuồn cuộn chảy, tiếng người ý ới gọi nhau đi nhận mì tôm, xin nước uống, tiếng trâu bò rống cứ râm ran như một cái chợ đang họp. Mặc chiếc áo phao chèo thuyền đi cứu trợ bà con đang gặp nguy hiểm, ông Nguyễn Mậu Thân, Bí thư kiêm chủ tịch xã Đức Hương xót xa: “Từ hơn 50 năm nay rồi, bầy tui mới chứng kiến một trận lụt ra ri. Năm 1960, một trận đại hồng thủy cũng khiến bà con trắng tay, nhưng đợt này lũ còn lớn và hung dữ hơn”.
Hình ảnh ngập lũ ở Vũ Quang (Hà Tĩnh) (http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2010/10/3BA21B8E/page_2.asp) Tại các xã khác của Vũ Quang như Đức Bồng, Đức Giang, Đức Lĩnh, Tân Phú, người dân vẫn đang chống chọi với cái đói, khát và rét. Ông Nguyễn Hồng Lĩnh, Phó bí thư Huyện ủy cho biết, hiện nay, người dân Vũ Quang đang gặp khó khăn rất lớn về lương thực và nước uống. Trận lũ cách đây 1 tuần đã cuốn trôi tất cả, nay lũ lịch sử lại tiếp tục đổ về khiến bà con trở tay không kịp.

Để giúp dân vượt qua cái đói, cái khát, chính quyền các xã, xóm ở Vũ Quang đang phát động tinh thần lá lành đùm lá rách, tương thân, tương ái giúp đỡ nhau vượt qua hoạn nạn. Tại trường THCS xã Đức Hương, các thầy cô giáo ở lại nấu cơm cho các cụ già và trẻ em, còn thanh niên và trung niên thì cùng nhau chèo thuyền đi cứu trợ những gia đình bị ngập, vớt trâu bò giúp dân.
Theo thống kê, đến thời điểm này, lũ lịch sử đã khiến 6 người chết, 11 người mất tích, hàng chục nghìn nhà dân ở các huyện Vũ Quang, Hương Sơn, Hương Khê, Cẩm Xuyên, Đức Thọ,… đều đang ngập chìm trong nước.
Nước lũ không lớn như cách đây một tuần nhưng cũng khiến 2 người ở tỉnh Quảng Bình bị chết, hầu hết các xã của Quảng Bình đang bị ngập từ 1 đến 1,5 mét. Tại Nghệ An, con số thiệt mạng đã lên tới 7 người.
Hiện nay, mực nước lũ tại các sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố (Hà Tĩnh), Kiến Giang, Nhật Lệ, Sông Gianh (Quảng Bình) đang xuống nhưng mực nước tại sông Lam lại đang lên.
Nguyên Khoa (VNexpress)

Đinh Đức Tâm
18-10-2010, 07:01
Tình hình ngày nào eco cũng có tin từ nhà cả
nhà eco ngoài đê, còn thuộc dạng vùng cao, mà còn ngập nữa, hiện giờ nước cách sàn nhà 60cm,
thì những xã trong đê ko thấu nổi

ngotthuha231
18-10-2010, 07:39
Đợt mưa lũ thứ hai hoành hành tại miền Trung đã khiến 19 người chết, hàng ngàn ngôi nhà ngập chìm trong nước, giao thông đường bộ và sắt Bắc - Nam ách tắc...

Nghệ An: Lũ đến sau nhưng thiệt hại lớn nhất

Tính đến 17 giờ ngày 17/10/2010, toàn tỉnh đã có 8 người chết trong mưa lũ. Ngoài số người chết, toàn tỉnh đã bị ngập 4.363 ha lúa mùa, 13.817 ha diện tích ngô đông, 1.192 ha lạc, 2.665 ha khoai lang, 4.806 ha rau và 3.927 ha thuỷ sản.


http://farm.vtc.vn/media/vtcnews/2010/10/17/a3.JPG

Giao thông tại TP Vinh sáng 17/10 bị cản trở do nước dâng


Hà Tĩnh: 6 người chết, 2 huyện bị cô lập hoàn toàn

Ngập lụt 178 xã của tất cả 12 huyện, thành phố, trong đó 105 xã bị ngập sâu và chia cắt hoàn toàn.


http://farm.vtc.vn/media/vtcnews/2010/10/17/a1.JPG

Người dân Vũ Quang (Hà Tĩnh) sinh hoạt trên mái nhà


Các tuyến giao thông Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh bị ngập sâu một số đoạn gây ách tắc giao thông, hàng trăm xe ô tô phải nằm chờ tại thị xã Hồng Lĩnh; các tuyến đường tỉnh lộ, giao thông nông thôn bị ngập sâu và chia cắt. Lũ lụt đã gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng và tài sản của trên địa bàn toàn tỉnh.

http://farm.vtc.vn/media/vtcnews/2010/10/17/16_2.JPG

Cháu Hùng mấy ngày nay mặc duy nhất bộ quần áo ẩm ướt vì không có đồ để thay


Thiệt hại ban đầu tính đến 18 giờ ngày 17/10 do Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh cung cấp có 6 người chết.

Hiện con số thiệt hại vẫn chưa thể thống kê hết được.

Quảng Bình: 4 người chết và 1 người mất tích


http://farm.vtc.vn/media/vtcnews/2010/10/17/a2.JPG

Nước lũ dâng ngập tại Quảng Bình - Ảnh: Quang Vinh


Tính đến 18 giờ ngày hôm nay, toàn tỉnh có 4 người chết.

Bên cạnh đó có 53.920 nhà bị sập; 3 nhà bị hư hỏng; 104 nhà bị tốc mái.Thiệt hại ban đầu ước tính 220 tỉ đồng.

Thông tin từ Ban phòng chống lụt bão Thừa Thiên Huế, tính đến 18 giờ ngày 17/10, toàn tỉnh có 1 người chết do mưa lũ.

hat_de
18-10-2010, 09:18
Tối qua người nhà gọi vào Nghệ An - tuy ko bị nặng như trong Hà Tĩnh nhưng nhà ở Vinh cũng ngập ... các cô chú ngồi trên giường câu cá ... quê nhà tại Nam Đàn nước đang dâng ... nếu duy trì tốc độ đó thì sáng nay chắc mấp mé nhà thờ họ rùi ... sắp tới có siêu bão đổ bộ nữa ... ko rõ tình hình còn xâu tới mức nào ... thương quê hương ta quá ... :(

Nguoitimduong
18-10-2010, 12:12
Siêu bão cấp 17 tiến sát biển Đông


Trong lúc miền Trung đang vật lộn với cơn lũ lịch sử trong nửa thế kỷ, cơn bão Megi mạnh cấp 17 đang tiến thẳng vào biển Đông. Trong ngày 18, siêu bão sẽ vượt qua Philippines, đe dọa trực tiếp đến vùng biển nước ta.


Chiều 17/10, tâm bão Megi cách đảo Ludông (Philippines) khoảng 410 km về phía Đông. Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương, sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão Megi đạt tới cấp 17 (202 đến 221 km một giờ), giật trên cấp 17.


http://vnexpress.net/Files/Subject/3B/A2/1B/91/megi1.jpg
Siêu bão Megi đang hướng thẳng vào biển Đông. Ảnh: NCHMF.

Trong 24 giờ tới, bão di chuyển nhanh theo hướng giữa tây và tây tây nam với tốc độ 25 km mỗi giờ. Trưa 18/10, tâm bão ở nằm trên khu vực phía bắc đảo Ludông với sức gió không đổi. Trong khoảng 2 ngày tới, bão giữ nguyên hướng di chuyển với tốc độ chậm lại chút ít. Chiều tối và đêm 18/10 bão Megi sẽ đi vào khu vực phía đông của biển Đông.
Khoảng trưa 19/10, tâm bão chỉ còn cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 550km về phía Đông với sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14, giật cấp 16-17. Tính từ tâm bão, vùng gió mạnh nguy hiểm từ cấp 10 trở lên có bán kính khoảng 200 km, từ cấp 6 trở lên có bán kính lên tới 400 km.
Trên đường đi của bão, gần sáng và ngày mai (18/10) vùng biển phía Đông khu vực Bắc biển Đông gió sẽ mạnh dần lên.


http://vnexpress.net/Files/Subject/3B/A2/1B/91/Megi-2.jpg
Ảnh chụp vệ tinh với mắt bão rõ ràng cho thấy phạm vi cũng như cường độ khủng khiếp của siêu bão Megi. Ảnh: NEA.

Mức độ nguy hiểm của cơn bão được các đài dự báo khí tượng trên thế giới đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, do cấp độ và tính chất phức tạp của một siêu bão, hiện chưa thể đưa ra dự báo dài ngày về hướng di chuyển của Megi. Theo Đài khí tượng thủy văn Nhật Bản và Hải quân Mỹ, cơn bão sau khi vào biển Đông sẽ vòng lên phía bắc vào khu vực bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc) và Hong Kong. Với khả năng này, ảnh hưởng trực tiếp của cơn bão tới Việt Nam là không lớn.
Tuy nhiên, theo dự báo của cơ quan khí tượng Hong Kong, siêu bão này gần như giữ nguyên hướng di chuyển về phía tây. Nếu khả năng này xảy ra, cơn bão sẽ tấn công thẳng vào các tỉnh miền Trung nước ta.
Đây là cơn bão mạnh nhất trong năm đổ vào Philippines và biển Đông.
Trước đe dọa của siêu bão Megi, Bộ trưởng Nông nghiệp Cao Đức Phát đã gửi công điện tới các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh tới Khánh Hòa và các bộ, ngành liên quan yêu cầu: Theo dõi, kiểm đếm tàu thuyền, thông báo cho các phương tiện đang hoạt động trên biển biết về cơn bão để chủ động phòng tránh.
Nguyễn Hưng (Vnexpress)

Nguoitimduong
18-10-2010, 12:18
Những câu chuyện bi thảm ở rốn lũ
Cập nhật lúc 11:19, Thứ Hai, 18/10/2010 (GMT+7)
,

Nhiều tỉnh miền Trung đang chìm trong biển nước, lũ cũ chưa qua, lũ mới lại tới. Đã có nhiều tình huống bi thảm xảy ra trong cơn lũ dữ.

Đẻ trên nóc nhà
Huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh chìm trong biển nước mênh mông. Những nóc nhà đơn độc chòi lên trong nước lũ. Hàng trăm người dân còn mắc kẹt trên nóc nhà, họ đang rất cần sự tiếp tế, cứu trợ và di chuyển ra khỏi nơi nguy hiểm.



http://images.vietnamnet.vn/dataimages/201010/original/images2053538_images2053478_ImageView11.jpg (http://images.vietnamnet.vn/dataimages/201010/original/images2053538_images2053478_ImageView11.jpg)
Sống trên mái nhà (Ảnh: Tuổi trẻ)


Thông tin từ huyện Vũ Quang cho biết, sáng 17/10, có 9 người dân ở xóm 3 xã Hương Thọ và 2 người ở xóm Văn Giang, xã Đức Giang đang mắc kẹt trên nóc nhà và gần bờ sông nước chảy xiết rất nguy hiểm, 2 đoàn cứu hộ được điều đống đến để tiếp cận và cứu người.
Trong đợt lũ trước, Quảng Bình là một trong những tỉnh chịu thiệt hại nặng do mưa lũ gây ra. Theo thông tin đăng tải trên Bee.net.vn ngày 05/10/2010, 100% nóc nhà của xã Tân Hóa, Minh Hóa, Quảng Bình, ngập trong nước, dân phải vào núi đá lánh nạn. Bi hài nhất là chuyện, gần biên giới Việt - Lào, có một phụ nữ nằm chờ đẻ trên nóc trạm xá.
Cũng theo Bee.net.vn ngày 12/10, cả xã Tân Hóa, Minh Hóa, Quảng Bình có 4 em bé ra đời trong đợt lũ đó. Gian gác xép của trạm xá ủy ban xã là nơi 3 bé chào đời trong đỉnh lũ. Có những đứa trẻ trong số đó được đặt tên là Lũ và Lụt như để khắc ghi trận lũ lụt kinh hoàng này.

Nhà sập, bám cây mít để sống
Nhà bà Nguyễn Thị Đức (xã Lộc Yên, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh) bị ngập, cả nhà phải bám vào một cây mít gần nhà để sống.
“Nhà tui ngập từ 8g sáng 16/10 đến 20g tối thì sập. Tui và con cháu bám trên cây mít mới sống được đến giờ” - Bà Nguyễn Thị Đức nói trong nước mắt khi được lực lượng công an tỉnh đến cứu hộ lúc 7g15 sáng 17/10.
Theo báo Tuổi trẻ, buổi sáng 16/10, nước tràn vào nhà bà Đức, đến tối cùng ngày, nước càng ngập nặng hơn. Anh Trần Phi Cát thấy vậy vội dìu từng người qua cây mít gần nhà để lánh nạn. “Đói và rét nhưng không dám ngủ vì sợ rớt xuống nước” - anh Cát cho biết.
Đốt giáo án sưởi ấm cho con
Trong cơn đói và rét, các thầy cô giáo ở trường THCS Lê Hữu Trác 2 (huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) phải đốt giáo án sưởi ấm cho con. Theo lời kể của các thầy cô, lũ trong đêm 17/10 lên nhanh quá nên họ chỉ kịp đưa trẻ con lên tầng hai ngôi trường để lánh nạn.
Theo thông tin trên Báo Pháp luật TP.HCM, máy vi tính và lương thực, đồ dùng của các thầy cô giáo đã bị nhấn chìm. Các thầy cô giáo rơm rớm nước mắt nói: Lũ lên dữ quá, trắng tay rồi, vội ôm được ít giáo án tránh ướt, nay cũng phải đốt sưởi ấm cho con. Ngày mai lũ chưa rút không biết lấy gì để ăn.

Đi chăn trâu bị lũ cuốn trôi
Theo Dân trí, vào hồi 8h ngày 15/10 tại xã Thanh Hương, Thanh Chương (Nghệ An), hai thanh niên đi chăn trâu đang lội qua suối bất ngờ bị lũ cuốn trôi và đến thời điểm hiện tại, việc tìm kiếm vẫn chưa có kết quả.


http://images.vietnamnet.vn/dataimages/201010/original/images2053533_images2053459_1.jpg Nước lũ kinh hoàng tại Hà Tĩnh (Ảnh: VietNamNet)

Hai nạn nhân được xác định là anh Nguyễn Văn Đồng (18 tuổi, xóm 4) và anh Nguyễn Văn Luân (22 tuổi, xóm 3) đều trú tại xã Thanh Hương (Thanh Chương). Sáng 15/10, do nước trên nguồn đổ về nhiều và mạnh nên khi hai thanh niên dắt trâu qua suối đã bị nước cuốn. Sau 3 ngày, việc tìm kiếm hai thanh niên vẫn chưa có kết quả.


“Có mì tôm ăn sống là nhất”
Lũ ở Hà Tĩnh lên nhanh, dân có nguy cơ đói. Ở Hương Sơn, nhà cửa đã ngập đến mái nhà, hàng ngàn hộ dân phải sống lênh đênh trên bè nứa, trên (sàn gỗ áp mái nhà) và lên núi. Khi canô cứu hộ qua, người dân vẫy tay rối rít để xin mì tôm. Họ nói: mưa thế này có gạo cũng khó mà thổi lửa nấu cơm, có mì tôm ăn sống là nhất.

Chết đuối vì thả lưới bắt cá băng lũ
Cũng theo Dân trí ngày sáng 17/10, anh Trương Công Thắng (37 tuổi, xóm Minh Lộc, xã Thạch Hạ, TP. Hà Tĩnh) đi thả lưới đánh bắt cá giữa đồng nước mênh mông, không may bị nước lũ cuối trôi.


http://images.vietnamnet.vn/dataimages/201010/original/images2053535_images2053133_IMG00273.jpg Đánh cá trên quốc lộ 1A (Ảnh: VietNamNet) Dù được người dân nơi đây cùng với đội cứu hộ của địa phương tìm kiếm, tiến hành sơ cứu hô hấp nhân tạo, nhưng do bị sặc nước quá lâu nên nạn nhân đã tử vong vào lúc 7h15 cùng ngày.
Điều đáng lo ngại và cần cảnh báo chung là hiện đang mùa mưa lũ, các em học sinh ở nhiều nơi thường đi thả lưới bắt cả ở những nơi ngập sâu, nước lũ chảy xiết rất nguy hiểm, các gia đình phải hết sức lưu ý.


Thu An (Tổng hợp)

hat_de
18-10-2010, 14:05
Nhớ lại vụ Chan-chu nhiều năm trước vì VN dự báo 1 mình 1 kiểu, khác với các trung tâm lớn của thế giới nên khiến nhiều ngư dân bỏ mạng

Lần này ... chúng ta lại báo sai ...

Siêu bão cấp 17 tiến sát biển Đông


Trong lúc miền Trung đang vật lộn với cơn lũ lịch sử trong nửa thế kỷ, cơn bão Megi mạnh cấp 17 đang tiến thẳng vào biển Đông. Trong ngày 18, siêu bão sẽ vượt qua Philippines, đe dọa trực tiếp đến vùng biển nước ta.

[/URL]
Chiều 17/10, tâm bão Megi cách đảo Ludông (Philippines) khoảng 410 km về phía Đông. Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương, sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão Megi đạt tới cấp 17 (202 đến 221 km một giờ), giật trên cấp 17.


http://vnexpress.net/Files/Subject/3B/A2/1B/91/megi1.jpg
Siêu bão Megi đang hướng thẳng vào biển Đông. Ảnh: NCHMF.



Nếu báo vào thẳng Biển Đông theo đài ta, tàu trách lên phía bắc ... chắc sẽ ăn đủ ... hàng trăm mạng người lại nằm dưới đáy sâu như Chan Chu mất

đây là đường đi dự kiến của MEGI 4 ngày tới theo "đài Nhật"

[URL=http://img708.imageshack.us/i/101300.png/]http://img708.imageshack.us/img708/5452/101300.png (http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2010/10/3BA21B8E/)

Hồng Kông

http://img138.imageshack.us/img138/2020/nwp1019.png (http://img138.imageshack.us/i/nwp1019.png/)

ngoài 2 trung tâm khí tượng và mạnh về Hàng Hải của vùng Đông Á này như HK và Nhật 1 kênh ko thể bỏ qua là của Hải Quân Mỹ

http://img704.imageshack.us/img704/8513/smwp15201010101800.png (http://img704.imageshack.us/i/smwp15201010101800.png/)

Nếu theo 3 đài này thì Miền Trung tránh được siêu bão MEGI rồi .. cầu trời ...

còn nếu VN đúng ...

ôi quê tôi

!

ngotthuha231
18-10-2010, 15:59
Tham gia với anh Dẻ:


http://sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-snc4/hs172.snc4/37921_1665015025694_1246807841_2506205_8368916_n.j pg

hat_de
18-10-2010, 16:14
Tham gia với anh Dẻ:


http://sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-snc4/hs172.snc4/37921_1665015025694_1246807841_2506205_8368916_n.j pg

Tuy VN mình lại báo bão sai

Nhưng ở Hà Tĩnh và Quảng Bình ảnh hưởng của lũ vẫn lớn

Tối qua nhà anh gọi vào Vinh và Nam Đàn hỏi thăm thì được biết:

- nhà ông cậu tại Vinh bán đệm <=== nước ngập làm hỏng 1 số rồi
- Nam Đàn: nước đã dâng ngập vườn, gà chạy vào nhà cả ... nếu vẫn dâng thì sẽ ngập cả nhà thờ họ

hy vọng lũ và mưa lớn ở HÀ TĨNH cộng QUẢNG BÌNH ko gây ảnh hưởng nhiều nữa ... và tỉnh liền kề (Nghệ An rồi mới tới Hà Tĩnh & Quảng Bình mà) sẽ đỡ đi.

Lưu lượng lũ giảm và bão ko vào VN hy vọng gà sẽ ra ngoài vườn và cô chú ở Vinh ko phải ngồi trên phản câu cá <=== đồng nghĩa với đó tức là mọi việc trở lại bình thường. Cuộc sống trở lại ổn định để phục hồi kinh tế.

Hy vọng là vậy !

& cũng mong bão tan sớm để người bạn lớn Phương Bắc ko bị thiệt hại nặng !

Nguoitimduong
18-10-2010, 20:40
31 người chết, 100.000 người bị lũ bao vây

Mức lũ tại Hà Tĩnh đã vượt đỉnh lũ lịch sử năm 1978, 31 người chết, 23 người mất tích. Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo các tỉnh tập trung cứu dân vùng ngập và khẩn cấp đối phó với khả năng siêu bão đổ bộ.


Chiều 18/10, tại cuộc họp trực tuyến đối phó với lũ bão, ông Bùi Minh Tăng, Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương cho biết, từ 14/10 đến nay, các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình có mưa rất to, phổ biến 500-700 mm, nhiều nơi như Cửa Hội, Nam Đàn (Nghệ An), Cẩm Nhượng, thị xã Hà Tĩnh (Hà Tĩnh) tới 900 mm.
"Một số khu vực đầu nguồn sông các sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố mưa lớn nhất từ trước đến nay. Lũ trên sông Ngàn Sâu tại Chu Lễ đã là 16,5 m, vượt báo động 3 tới 3 m, vượt cả đỉnh lũ lịch sử năm 1978. Điều nguy hiểm là trận lũ mới này chỉ cách trận lũ trước chưa tới một tuần", ông Tăng nói.
Giám đốc Tăng nhận định hôm nay và ngày mai, từ Hà Tĩnh trở vào mưa giảm, tại Nghệ An và nam Thanh Hóa tiếp tục có mưa to. Lũ tại khu vực này sẽ tiếp tục lên. Phải đến trưa chiều 20/10, mưa mới giảm.


http://vnexpress.net/Files/Subject/3B/A2/1C/5A/1.jpg

Hàng nghìn người dân đang bị lũ bao vây. Ảnh: Bảo An


Là tỉnh chịu nhiều thiệt hại nhất trong đợt lũ này với 12 người chết, 2 người mất tích, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Kim Cự cho hay 178 xã của 12 huyện thị trong tỉnh bị ngập, trong đó có 105 xã với trên 93.000 hộ dân bị ngập sâu, chia cắt. Diện tích sản xuất nông nghiệp và thủy sản bị xóa sổ hoàn toàn.
"Đường bộ, đường sắt, điện và cả hệ thống thông tin liên lạc bị cắt đứt. Ngoài một hồ đập bị vỡ, hiện tất cả hồ đập khác đều có nguy cơ nước dâng cao và tràn", ông Cự thông tin.
Để cứu trợ dân vùng ngập sâu, tỉnh đã đưa xuống dân 45 tỷ đồng, 100 tấn mì tôm cứu trợ của Chính phủ. Khoảng 10.000 bộ đội, công an và dân quân tự vệ đã giúp sơ tán 17.000 hộ với 68.000 dân vùng ngập sâu đến nơi cao ráo.
"Chúng tôi đề nghị Chính phủ chi viện 5.000 tấn gạo, 30 xuồng cứu hộ công suất 90 CV và 3 xuồng y tế để sơ tán dân vùng ngập lũ", ông Cự kiến nghị.
Từ Nghệ An, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Chi cho hay, mưa rất lớn, tất cả hồ đập trên địa bàn đều tràn, có nơi tràn tới đến 1-1,5 m. Hơn 20.000 dân của 21 xã thuộc 5 huyện bị ngập sâu. Vụ thu đông bị xóa sổ hoàn toàn.
"Đại hội Đảng bộ của tỉnh dự kiến kéo dài hết ngày 17/10, nhưng cuối cùng đã phải rút ngắn nửa ngày để đi chỉ đạo phòng chống lụt bão", ôn Chi thông tin và đề nghị Chính phủ chi viện 20 xuồng cứu hộ, 5.000 áo pháo, 5.000 tấn gạo để kịp thời chi viện cho nhân dân vùng lũ.


http://vnexpress.net/Files/Subject/3B/A2/1C/5A/duong.jpg

Đường vào xã Diễn Lộc, huyện Diễn Châu, Nghệ An mênh mông nước. Ảnh: Hà Khoa.


Chỉ đạo tại cuộc họp, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu lực lượng cứu hộ các tỉnh cần khẩn trương tiếp cận dân vùng ngập lụt. "Ngoài việc chăm lo khẩu phần ăn, nước uống, cần quan tâm tới cái mặc cho bà con. Rút kinh nghiệm từ đợt lũ đầu tháng, có nhiều người chết vì rét do ngâm nước lâu ngày", ông Hải nói.
Ông Hải cũng chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải phân luồng tại những điểm ngập úng, kiểm tra hư hỏng đường sá ngay sau khi lũ rút. Bộ Y tế cần cấp ngay thuốc theo yêu cầu của Nghệ An, Hà Tĩnh. Lực lượng công an, bộ đội tiếp tục được duy trì để giúp dân khôi phục sản xuất sau lũ.
Theo tổng hợp từ các tỉnh, mưa lũ từ ngày 14 đến 17/10 đã làm 31 người chết, trong đó Nghệ An 12; Hà Tĩnh 13; Quảng Bình 5; Thừa Thiên Huế một người chết. Ngoài ra, tại Hà Tĩnh còn 20 người mất tích trong vụ lật xe sáng nay tại Hà Tĩnh. Tại Quảng Bình có một người và Thừa Thiên - Huế 2 người mất tích.


Ngày 18/10, Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đã gửi điện thăm hỏi đến các cấp ủy Đảng, chính quyền, đồng bào các tỉnh bị lũ lụt, gửi lời chia buồn sâu sắc đến gia đình có người thân bị mất do lũ lụt.
Bức điện có đoạn: "Trong những ngày qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền, nhân dân, cán bộ, chiến sĩ ở các địa phương bị lũ lụt đã có rất nhiều nỗ lực, cố gắng vượt qua khó khăn để bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân. Trong hoạn nạn, đã xuất hiện nhiều tấm gương sáng, rất cảm động về sự thương yêu, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau. Chính phủ đã kịp thời chỉ đạo các Bộ, ngành, giúp đỡ đồng bào, hạn chế được một phần thiệt hại do thiên tai lũ lụt gây ra".
Tổng bí thư đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền các tỉnh bị lũ, lụt tập trung cao nhất mọi nguồn lực cho việc bảo vệ tính mạng, tài sản của đồng bào, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do lũ lụt; đồng thời khẩn trương triển khai các biện pháp phòng chống có hiệu quả cơn bão Megi khi vào Việt Nam.

Hồng Khánh (VNexpress)

ngotthuha231
18-10-2010, 21:54
:(. Em đã không tìm được sự tập trung kể từ khi xem hình ảnh này. :(.


http://sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-snc4/hs803.snc4/68326_105020602898685_100001722367442_36505_643812 2_n.jpg

Nguoitimduong
21-10-2010, 17:34
Bếp cơm cứu đói cho người dân ở rốn lũ

Từ 3 ngày nay, những chiếc xuống nhỏ mang theo rổ cơm nắm lặng lẽ vượt qua biển nước tới từng gia đình tại các xã ngập sâu ở huyện Vũ Quang, Hà Tĩnh. Những nắm cơm được trao vội trong cái nhìn biết ơn của người dân.


"Sau nhiều ngày người dân vùng ngập chỉ sống cầm hơi bằng mì gói và lương khô, huyện đã đưa ra sáng kiến nấu cơm nắm đi phát cứu tế. Nhìn những đứa trẻ hồ hởi mở gói cơm ăn, hạt dính đầy trên má mà chúng tôi rơi nước mắt", ông Nguyễn Hồng Lĩnh, Phó Bí thư Huyện ủy huyện Vũ Quang, một trong những điểm ngập sâu nhất của Hà Tĩnh, cho biết.
Clip nắm cơm cứu đói (http://vnexpress.net/GL/Doi-song/2010/10/3BA21E6F/page_2.asp)
vùng rốn lũ (http://vnexpress.net/GL/Doi-song/2010/10/3BA21E6F/page_2.asp)

http://vnexpress.net/Files/Subject/3B/A2/1E/6F/nau1.jpg

Sáng kiến nấu cơm nắm đi cứu tế đến từng hộ được đưa ra mới đây đã được hưởng ứng rộng rãi. Lực lượng tham gia là chị em phụ nữ ở các xã không bị ngập trong huyện Vũ Quang.

http://vnexpress.net/Files/Subject/3B/A2/1E/6F/nau6.jpg

Các bếp nấu được đặt ở những nơi khô ráo, hoặc tại nơi ngập ít. Cơm sau khi nấu được nắm thành từng gói, và được chở xuồng đi phát đến từng hộ dân.

http://vnexpress.net/Files/Subject/3B/A2/1E/6F/nau3.jpg

Các xã nhận được cơm nắm là những nơi ngập sâu trong huyện Vũ Quang như Hương Nguyên, Đức Liên, Đức Bồng, Đức Hương. Nhiều người trong số họ đã không biết đến miếng cơm cả tuần nay.

http://vnexpress.net/Files/Subject/3B/A2/1E/6F/nau4.jpg

Các bà, các chị quây quần bên nắm cơm ấm lòng.

http://vnexpress.net/Files/Subject/3B/A2/1E/6F/nau5.jpg

"Nhận được nắm cơm ấm lòng, người dân hết sức vui mừng và cảm động", ông Nguyễn Hồng Lĩnh cho biết.


http://vnexpress.net/Files/Subject/3B/A2/1E/6F/nau2.jpg

Ngoài các bếp nấu cơm nắm đi cứu tế, một số bếp dã chiến hoặc bếp tập thể cũng được dựng lên ở ngay các xã này, cung cấp bữa ăn chủ yếu cho người già và trẻ nhỏ.


Nguyên Khoa - Nguyễn Hưng (VNexpress)

Nguoitimduong
21-10-2010, 17:39
Cẩu xe khách bị lũ cuốn, tìm thấy 14 nạn nhân

14h30 chiều nay, chiếc xe khách màu trắng đã được kéo lên quốc lộ 1A (Nghi Xuân, Hà Tĩnh), hàng nghìn người rưng rưng khi chứng kiến nhiều thi thể không còn nguyên dạng. Hiện, 5 nạn nhân vẫn còn mất tích.
> Tiếng kêu cứu tuyệt vọng trên chiếc xe bị lũ cuốn (http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2010/10/3BA21D05/)/ Trắng đêm chờ tìm xác người thân trên xe khách (http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2010/10/3BA21E6A/)

http://vnexpress.net/Files/Subject/3B/A2/1E/3B/IMG_8962a.jpg
Sau khi kéo lên bờ, chiếc xe được làm sạch. 14h30 xe khách đã được đưa lên đường quốc lộ. Công tác trục vớt kết thúc, nhưng vẫn còn 5 nạn nhân mất tích. Một số gia đình chưa tìm được xác người thân, thẫn thờ nhìn ra dòng sông Lam đục ngàu.


13h30 xe khách bắt đầu được cẩu lên bờ.

13h có 10 người được tìm thấy trong xe khách và 4 người được vớt trước đó. Như vậy 14 trong số 19 hành khách mất tích đã được tìm thấy. Những giọt nước mắt lăn dài trên gương mặt người đứng bên bờ sông Lam khi thấy thi thể không còn nguyên dạng.

http://vnexpress.net/Files/Subject/3B/A2/1E/3B/noi1.jpg

Chiếc xe nổi trên mặt nước sau 3 ngày chìm dưới đáy sông Lam. 12h30, khi chiếc xe khách được nâng lên khỏi mặt nước chừng 1,5 m, lực lượng cứu hộ đã đập vỡ kính để vào kéo thi thể nạn nhân ra ngoài. Trong số nạn nhân được đưa ra khỏi xe trưa nay, có hai bé chưa đầy tuổi. Một số gia đình nhận được xác người thân đã nhanh chóng đưa về quê mai táng.


Clip: Xe khách được kéo lên bờ (http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2010/10/3BA21E3B/page_4.asp)
Clip: Triển khai trục vớt trên sông Lam (http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2010/10/3BA21E3B/page_2.asp)
Bản đồ vị trí xe khách bị lũ cuốn trôi (http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2010/10/3BA21E3B/page_3.asp)

12h xe khách sơn màu trắng đã nổi lên mặt nước, cách bờ khoảng 2 m. Nhiều mảng kính bị vỡ. Hai xe cẩu cỡ lớn đang tiếp cận để đưa xe gặp nạn lên quốc lộ 1A.
11h30 chiếc xe được kéo cách mặt nước vài mét, thời tiết đang nắng gắt.
11h, lực lượng trục vớt bắt đầu móc cáp vào xe và kéo vào bờ. Khoảng 15 phút sau, chiếc xe tiếp cận bờ, nhưng vẫn chìm dưới nước vì quá nặng.

http://vnexpress.net/Files/Subject/3B/A2/1E/3B/lan.jpg
Thợ lặn đang móc dây cáp vào xe khách gặp nạn. 10h30, lực lượng cứu hộ nhận được điện thoại của ngư dân báo phát hiện một thi thể trên sông Lam đoạn qua phường Bến Thủy, thành phố Vinh (Nghệ An), cách nơi vị trí xe tai nạn khoảng 10 km. Ngư dân đã neo xác lại để chờ cơ quan chức năng đến giải quyết.


10h, hai thợ lặn ngoi lên mặt nước cho biết, việc buộc cáp rất khó khăn do nước xiết, xe nằm sâu. Tiện nhất là buộc vào bánh xe, nhưng cả 8 bánh đều bị vùi sâu trong cát. Lực lượng trục vớt lại hội ý để bàn cách buộc dây cáp khác.

Khoảng 10 phút sau, thợ lặn thông báo đã buộc được cáp vào bánh xe, chuẩn bị nâng xe lên khỏi vị trí.

http://vnexpress.net/Files/Subject/3B/A2/1E/3B/902.jpg
Chuẩn bị trục vớt. 9h15 hai thợ lăn ngoi lên mặt nước cho biết xe khách nằm ngang sông, họ đã móc dây cáp vào xe để chuẩn bị kéo lên. Trên hai chiếc tàu, người nhà nạn nhân đang làm lễ theo phong tục địa phương
.

9h10, lực lượng cứu hộ vớt thêm xác một nạn nhân là anh Đinh Xuân Thường. Thi thể nạn nhân được đưa vào lán tập kết, nơi có thân nhân đang chờ sẵn để nhận dạng. 4 nạn nhân đã được tìm thấy.

9h, hai chiếc tàu, hai chiếc xà lan chia thành hai nhóm cùng tiếp cận vị trí chiếc xe. Các thợ lặn ngậm vòi oxy và mang theo dây cáp, sẵn sàng nhảy xuống sông. Theo kế hoạch, sau khi móc dây cáp, tàu và xà lan sẽ nâng xe lên, để xe lội nước và xe đầu kéo chuyên dụng của quân đội kéo vào bờ.

http://vnexpress.net/Files/Subject/3B/A2/1E/3B/a5.jpg
Các lực lượng tập kết trên sông Lam. 8h dọc bờ sông Lam, khoảng 10 xuồng cao tốc của công an, bộ đội, biên phòng liên tục tuần tiễu quanh vị trí xe gặp nạn để hỗ trợ. Một số người dân chèo thuyền nan ra sẵn sàng giúp đỡ khi cần thiết. Quốc lộ 1A bị phong tỏa khoảng một km. Tuy nhiên, hàng nghìn người dân đã đi vòng lên núi để chứng kiến.


7h trong số 3 nạn nhân được tìm thấy, một người đã xác định danh tính là tài xế Đinh Văn Lương. Anh này bị mắc ngay bụi cây cách địa điểm xe bị trôi vài trăm mét, trên người còn nguyên chiếc ví chứa rất nhiều giấy tờ và tiền bạc. Trong xe được cho là có 19 nạn nhân.

Từ 6h30 lực lượng trực vớt khoảng 100 người gồm công binh, bộ đội biên phòng, công an và lực lượng cứu hộ của 6 doanh nghiệp đã có mặt. Ngoài hai tàu kéo cỡ lớn, hai xà lan của doanh nghiệp, rất nhiều cano tìm kiếm trước đó, sáng nay quân đội đã huy động thêm một tàu đầu kéo cỡ lớn phục vụ cho việc trục vớt.

http://vnexpress.net/Files/Subject/3B/A2/1E/3B/900.jpg
Hàng nghìn người đứng trên núi theo dõi trục vớt. Tỉnh Hà Tĩnh cho biết sẽ hỗ trợ toàn bộ kinh phí khâm liệm, giám định pháp y, vệ sinh y tế, chuẩn bị xe đưa thi thể nạn nhân về quê. Mỗi gia đình được hỗ trợ 6 triệu đồng.


Chiều tối 20/10, sau nhiều giờ lặn khảo sát và neo cáp cố định chiếc xe khách dưới lòng sông, lực lượng cứu hộ quyết định chờ tới sáng nay mới tiến hành trục vớt.
Nguyễn Hưng - Nguyên Khoa (VNexpress)

Nguoitimduong
07-11-2010, 22:55
Buồn vui chuyện tiếp nhận hàng cứu trợ


Người đi ôtô, người đi xe đạp, thậm chí, có bác xe ôm chở một bao quần áo vận động được từ xóm trọ đến trụ sở Trung ương hội và rụt rè nói "tôi muốn gửi đến đồng bào miền Trung 200.000 đồng nữa".
> 'Tôi bàng hoàng khi biết tin quần áo cứu trợ thành giẻ lau' (http://w12.vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2010/11/3BA2289E/)/Quần áo cứu trợ thành giẻ lau tại gara ôtô (http://w12.vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2010/11/3BA2282C/)

Cơ quan Trung ương Hội chữ thập đỏ Việt Nam những ngày này khá đông đúc bởi người người nối tiếp nhau đến ủng hộ tiền, đồ gia dụng, quần áo. Tầng một của cơ quan vốn là nơi đỗ xe của nhân viên nay cũng chất đầy những bao, thùng quần áo, mì tôm. Lối đi cũng được trưng dụng làm nơi phân loại đồ đạc.
Ông Đoàn Văn Thái, Phó chủ tịch Hội chữ thập đỏ Việt Nam nói: "Có những lúc tiếp nhận hàng cứu trợ của người dân cho đồng bào miền Trung, tôi đã rớt nước mắt". Ông cho biết, cách đây vài ngày, một bác xe ôm chở đến trụ sở một hộp tivi to đựng đầy quần áo. Gương mặt khắc khổ, sạm đen vì nắng gió, bác cho biết, đây là tất cả những đồ bác đã quyên góp được từ xóm trọ, muốn nhờ Hội gửi đến đồng bào. Ôm thùng hàng vào trong, ông Thái tưởng bác quay đi nhưng người xe ôm ấy đã dựng xe ở góc sân và rụt rè nói: "Tôi không có nhiều, nhưng cũng muốn gửi thêm cho đồng bào miền Trung thêm 200.000 đồng nữa".
"Tôi thực sự xúc động bởi 200.000 đồng đối với ai đó không lớn, nhưng với một người xe ôm thì đó là vài ngày lao động vất vả. Tấm lòng ấy thật đáng trân trọng", ông Thái chia sẻ.
http://vnexpress.net/Files/Subject/3B/A2/29/17/phanloaido.jpg
Cả đoàn thanh niên cơ quan trung ương Hội cùng thanh niên tình nguyện cùng nhau phân loại quần áo để gửi đồng bào miền Trung. Ảnh: Hoàng Thùy. Câu chuyện về cháu bé chừng 10 tuổi đem tiền đi ủng hộ có lẽ ông Thái sẽ chẳng bao giờ quên. Hôm đó chừng 19 giờ nhưng trời mùa đông nên tối và rét. Cửa cơ quan Trung ương hội đã đóng. Từ phòng làm việc của mình, ông Thái nhìn thấy một cháu gái nhỏ cứ thập thò ngoài cổng. Em liếc mắt nhìn xung quanh cơ quan và đưa tay ra vẫy. Thấy lạ, ông xuống mở cổng cho em gái và hỏi "cháu có chuyện gì muốn nói phải không?".

Cô bé lôi trong túi quần ra một tờ 20.000 đồng và nói: "Cháu muốn ủng hộ các bạn miền Trung số tiền này. Đây là tiền ăn sáng cháu tiết kiệm trong vòng một tuần qua, mong các bạn sớm được đến trường".
"Thú thật, nghe câu nói của đứa bé mới khoảng 10 tuổi, tôi không khỏi nghẹn ngào. Tôi đã kể chuyện này cho các con tôi và dặn con, đó chính là đạo đức", ông Thái nói.
Cũng có những người chở cả một xe gạo, mỳ tôm đến ủng hộ. Thời gian mà họ đến thường là đêm khuya hoặc sáng sớm, vì khi đó xe tải không bị cấm vào nội thành. Hoặc có những gia đình cả bố mẹ, con cái đều đem đồ đến góp. Bố mẹ chuyển gạo, quần áo, con gửi sách vở, bút thước. Những ông bố, bà mẹ ấy chia sẻ rằng, muốn các con đến đây để biết được rằng sống ở trên đời cần biết yêu thương và sẻ chia như nhân dân ta đang làm với đồng bào miền Trung ruột thịt.
http://vnexpress.net/Files/Subject/3B/A2/29/17/xepdo.jpg
Phân loại xong, quần áo được cho vào bao cẩn thận. Ảnh: Hoàng Thùy. Là thành viên của đội tình nguyện vận động hiến máu nhân đạo thành phố Hà Nội, Đỗ Văn Hùng, sinh viên Đại học bách khoa cho biết, nhóm em có trên 10 người, đang tình nguyện cùng đoàn thanh niên cơ quan Trung ương hội phân loại, đóng gói quần áo cứu trợ để gửi vào miền Trung. Hùng cho biết, sau khi nhận hàng của người dân hay của các phường gửi đến, cả nhóm lại đổ ra, kiểm tra từng bộ xem còn dùng được không.

"Chúng em bỏ hết những món đồ đã quá cũ, rách nát hoặc những bộ váy diêm dúa vì biết chắc rằng nó không phù hợp với người dân lao động. Những đồ dùng được thì bọn em gấp gọn gàng, xếp vào bao mới, khâu lại và ghi rõ ràng là loại đồ dành cho người lớn hay trẻ con, tất, giày hay mũ...", Hùng nói.
Nhóm phân loại hàng cứu trợ cho biết, có nhiều thùng hàng dở ra, ai cũng vui mừng vì toàn đồ mới. Có thùng quần áo được kẹp thành bộ gọn gàng, có thùng mỗi bộ quần áo, sách vở được cho vào một túi nhựa đựng đồ rất ngăn nắp. Tuy nhiên, có những thùng đồ khiến nhóm phân loại không khỏi buồn lòng.
http://vnexpress.net/Files/Subject/3B/A2/29/17/khaudo.jpg
Sau đó, các bao sẽ được khâu lại và đề rõ chú thích loại hàng ở ngoài. Ảnh: Hoàng Thùy. Nguyễn Văn Nhất, sinh viên học viện Ngoại giao kể, có túi đồ bọn em giở ra thì toàn đồ phụ nữ, những thứ mà người dân không thể tái sử dụng. Hoặc có những chiếc áo da đã bong tróc nham nhở, thậm chí mục ra. Cả nhóm còn được một phen hú vía khi lôi chiếc cặp sách lên thì gián, rết từ bên trong cũng bò ra và bốc mùi hôi hám.

"Tất cả những đồ ấy chúng em đã loại ra. Ai cũng thấy buồn vì nghĩ, lỡ may túi đồ đó không kịp phân loại thì người nhận được sẽ tủi thân lắm". Nhất nghẹn ngào: "tại sao có những người đã có lòng tốt quyên góp cho đồng bào mà không tốt cho trót".
Một cán bộ Hội chữ thập đỏ phường Quỳnh Mai, quận Hai Bà Trưng đưa hàng cứu trợ lên trụ sở Trung ương hội cũng chia sẻ: "Phường đã rất vất vả trong khâu phân loại, có lúc mở túi đồ ra mà cảm tưởng như mình là người vứt rác hộ họ vậy".
Hoàng Thùy (VNexpress)