PDA

View Full Version : Bộ tem kỷ niệm lần thứ 70 ngày sinh nhật Bác


dammanh
15-11-2010, 10:49
Bộ tem kỷ niệm ngày sinh HCT lần thứ 70 trong dòng tem VNDCCH (mã số bộ 070, mã số tem 171-173, bloc No2-3 theo danh mục CTT 1945-2005)
Năm 1960 là năm có nhiều sự kiện trọng đại:kỷ niệm ĐẢNG LAO ĐỘNG VN 30 tuổi,kỷ niêm 15 năm nước VNDCCH,,thành lập MTDTGPMN,…
Ngày 19-05-1960 Tổng cục bưu điện nước VNDCCH quyết định phát hành bộ tem kỷ niêm ngày sinh lần thứ 70 của BÁC HỒ kính yêu .Bộ tem có 3 tem mệnh giá 4 xu,12 xu & 12xu và 2 bloc 10xu .Đây là bloc No2 & No3 trong dòng tem VNDCCH chỉ sau bloc Lenin.

115063

Đồng thời với ngày phát hành, các tp lớn như Hà nội, Hải phòng, Thái nguyên .. có phát hành con dấu kỷ niệm (theo danh mục tem VN, do hội tem phát hành 1991) Lúc này TCBĐ chưa có bộ phận riêng kinh doanh và CT xuất bản sách SUNHAXABA thực hiện kinh doanh tem, chưa làm FDC trắng để bán mà mới làm dạng carnet, còn FDC chỉ làm số ít để biếu và cá nhân làm.Tại Hà nội có 3 nơi có thể đóng dấu kỷ niệm, nhưng do sự quản lý con dấu kỷ niệm không chặt chẽ nên con dấu kỷ niệm được dùng tạo các FDC trắng và Carnet kỷ niệm, nhiều năm sau ngày phát hành.
Bộ tem có 3 điều lưu ý:
1.Bloc No 2 sử dụng giấy có watermark (vân giấy là các đường kẻ) vì thế khi cho giấy vào máy in không chú ý nên vân kẻ có thể song song với chiều đứng hoặc chiều ngang của bloc.Theo danh mục Michel thì số lượng bloc có vân dọc & ngang như nhau, cá nhân tôi thấy tỷ lệ vân dọc nhiều hơn vân ngang (2-3 lần)
2.Số lượng phát hành danh mục CTT không ghi, danh mục Michel ghi rõ MS 171= 200.000 bản , MS 172= 1.000.000 bản , MS 173 = 1.000.000 bản , bloc No2 = 50.000 bản , bloc No3 = 50.000 bản.
Họa sỹ thiết kế Nguyễn thế Vinh khi thiết kế có sơ xuất mẫu tem 171,172 và bloc No2 có hình ảnh BÁC cầm điếu thuốc, đây là điều Bác không muốn và đã có lần Bác nói với các cháu thanh thiếu niên rằng: Có 2 điều không nên học bác là HÚT THUỐC và KHÔNG LẤY VỢ.
3.Theo dõi trên internet thấy có 1 dạng lỗi của bloc No3 (chưa chắc chắn lắm ,vì theo danh mục của CTT thì bloc 3 in op set 3 mầu thì không lý giải được lỗi này!?) là mất mầu HỒNG như hình dưới.

115065


4.Tem có CTO đóng dấu hủy đúng ngày ph.h 19-05-1960.
Blóc dấu kỷ niệm mực đen và mực đỏ, T.P.HÀ NỘI & HẢI PHÒNG.
Bloc dấu rởm 3-9-69

115064


Bộ tem này không thấy tem KR trên thị trường, mẫu thử cũng vậy.! Điều này cho thấy đội quản lý và họa sỹ làm việc đúng trách nhiệm

Giới thiệu một vài ấn phẩm trong bộ sưu tập.
Bì thư tem chủ thể mã số 171, các tem khác để phù hợp cước phí cho 1 lá thư được dán mặt sau (hiếm)

115067


Bì thư dán tem mã số 172, cước phí chuẩn cho 1 lá thư 12 xu (trong giai đoạn1960-1964) (hiếm)

115068


Bì thư dán tem 173,cước phí chuẩn cho 1 lá thư 12 xu (giai đoạn 1962) Bì thư này có điển tích

115069


Bì thư dán bloc No2 và đủ bộ tem kỷ niệm Đại hội ĐẢNG lần 3, dấu nhật ấn 19-8-1961 - kỷ niệm ngày khởi nghĩa T8. Đây có thể là bì thư thực gửi dán bloc tem sớm nhất của dòng tem VNDCCH. Bút tích là của một nhà sử học,lý luận quân sự và rất nổi tiếng trong những năm đầu thập niên 60 (Phạm ngọc Phụng 1927-1991) gửi cho bạn (Ông đã để lại nhiều sách giới thiệu.)

115070

Tiểu sử giáo sư Phạm Ngọc Phụng
“ Phạm Ngọc Phụng là người sớm góp phần xây dựng ngành lịch sử quân sự Việt Nam.
Bộ môn sử học trong quân đội ta vào đầu những năm 60 của thế kỷ này mới chính thức ra đời. Nhưng cũng vào thời điểm ấy, với tư cách cá nhân, cố Giáo sư Phạm Ngọc Phụng (1927 - 1991) đã cho xuất bản một tác phẩm lịch sử quân sự đầu tiên ở Việt Nam. Chỉ sau đấy 3 năm, ông lại cho xuất bản tiếp một tác phẩm nữa. Từ đó cho đến khi ông qua đời, những cuốn sách khác, những tập giáo trình lịch sử quân sự dùng trong Học viện quân sự cấp cao (nay là Học viện Quốc phòng) cùng rất nhiều bài nghiên cứu xuất hiện trên báo chí, đã dần dần đưa ông lên vị trí một chuyên gia đầu ngành lịch sử quân sự
Chính vì thế mà ngay từ những ngày bộ môn lịch sử quân sự mới nhen nhóm, năm 1963, ông đã cho ra đời cuốn sách Tìm hiểu chiến lược - chiến thuật thời Trần - Lê. Công trình nghiên cứu đó được xem như đứa con đầu lòng của ngành khoa học non trẻ này và đồng thời là tác phẩm đầu tay của ông. Cuốn sách không dày, chỉ có 174 trang, nhưng lần đầu tiên ở đây, ông trình bày một cách hệ thống nghệ thuật quân sự của hai cuộc chiến tranh tiêu biểu nhất trong lịch sử chống ngoại xâm, chống Nguyên - Mông ở thế kỷ XIII và chống Minh ở thế kỷ XV, dưới góc độ một nhà sử học quân sự.
Năm 1996, cùng với nhà sử học Nguyễn Lương Bích, ông cho xuất bản tác phẩm Tìm hiểu thiên tài quân sự của Nguyễn Huệ. Đây là tác phẩm chính trong sự nghiệp khoa học của ông.”
Trên cơ sở tiểu sử của giáo sư PHẠM NGỌC PHỤNG,và tình hình chiến tranh lạnh giữa 2 phe trong giai đoạn này.Việc gửi lá thư dán bloc Bác Hồ Nr 02 đến bạn của giáo sư-chuyên gia quân sự tiệp khắc VASLAV như một thông điệp về đường lối QS của Đảng LĐVN và BÁC HỒ
Bức thông điệp đó là:ĐẢNG LĐVN (bộ tem mã số 073) dưới sự lãnh đạo của BÁC (BLOC N02) đã đưa CMVN đến thắng lợi bằng khởi nghĩa 19-8 thành công (con dấu 19-8-1961)
Một vài suy luận,mong sự góp ý của mọi người.Xin chân thành cảm ơn!

115066

Ng.H.Thanh
03-01-2011, 16:00
Đây là 03 bloc (block 10xu, mã số 70B1) như chú Mạnh đề cập là vân giấy nằm ngang và nằm dọc, hình được chụp bằng cách đưa lên ánh sáng mới phát hiện :D, có gì sai xót xin các bác góp ý thêm.

120327

120328

120329

Ng.H.Thanh
06-04-2011, 10:56
Ngoài bloc No2 có vân giấy thú vị, thì Hoài Thanh còn nghe nói và thấy bán trên mạng bloc No3 có điều thú vị nữa là có hai loại giấy, đó là chất liệu giấy dày và giấy mỏng, không biết thực hư của việc này như thế nào, kính mời các Bác có thâm niên biết về điều này xin chia sẽ thông tin cho các bạn trẻ hiểu và biết đi ạ

Bloc bên trái giấy mỏng, bloc bên phải giấy dầy

127920

Tiểu Nhi
08-08-2011, 20:48
Mình xin phép post ngoài lề 1 chút xíu.

Ngoài Block trên có 2 kiểu in (in dọc và in ngang) thì mình mới phát hiện ra còn 3 bộ nữa cũng in trên chất liệu giấy như vậy:
1. Bộ 049: Hai Bà Trưng.
2. Bộ 080: Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ III.
3. Bộ 082: Đại hội Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam lần thứ III.

Mình may mắn có 02 bộ 049 in khác vân nhau, còn mấy bộ kia thì vẫn giống nhau (hi vọng sẽ có vân khác).

http://i249.photobucket.com/albums/gg215/ChungTuong/IMG_5000.jpg

Bộ Hai Bà Trưng với 2 kiểu vân: Bên trái vân ngang, bên phải vân dọc (Bộ của minh thì MS 134 cả 2 bộ đều là vân ngang :D)

Bộ 080 mình chỉ có 1 kiểu vân như sau (ms 190 vân dọc, ms 191 vân ngang):

http://i249.photobucket.com/albums/gg215/ChungTuong/IMG_5006.jpghttp://i249.photobucket.com/albums/gg215/ChungTuong/IMG_5005-Copy.jpg

Còn bộ 082 thì ms 196 vân ngang, ms 197 vân dọc.

Các bạn thử xem lại bộ của các bạn xem có khác không?

ductrinh243
09-04-2013, 13:40
Các bác cho em hỏi, hiện tại em đang có 1 quyển sổ như trong ảnh, kỉ niệm 70 năm ngày sinh của bác, bìa ngoài in chìm chữ kí Bác Hồ + in nổi ngày 19-5-1960 và ảnh Bác. Các bác có ai biết lai lịch của quyển sổ này không ạ?? Trong sổ bao gôm 3 bộ tem kỉ niệm như trong hình.

http://img1.pmbvn.com//userimg_bd/13/04/04/gal_112735_515d5a2be4e1c.jpg

http://img1.pmbvn.com//userimg_bd/13/04/04/gal_112735_515d5a5d07a12.jpg

http://img1.pmbvn.com//userimg_bd/13/04/04/gal_112735_515d5a72d1cef.jpg

Poetry
09-04-2013, 17:05
Các bác cho em hỏi, hiện tại em đang có 1 quyển sổ như trong ảnh, kỉ niệm 70 năm ngày sinh của bác, bìa ngoài in chìm chữ kí Bác Hồ + in nổi ngày 19-5-1960 và ảnh Bác. Các bác có ai biết lai lịch của quyển sổ này không ạ?? Trong sổ bao gôm 3 bộ tem kỉ niệm như trong hình.

http://img1.pmbvn.com//userimg_bd/13/04/04/gal_112735_515d5a2be4e1c.jpg

http://img1.pmbvn.com//userimg_bd/13/04/04/gal_112735_515d5a5d07a12.jpg

http://img1.pmbvn.com//userimg_bd/13/04/04/gal_112735_515d5a72d1cef.jpg
Vật phẩm của bạn có lẽ là quà tặng đặc biệt của Bưu điện Việt Nam dành cho các nhân vật quan trọng.

BoZoo
09-04-2013, 23:13
Với bác Đàm Mạnh: Từ trong kỹ thuật in là "in 4 màu" để mô tả những bản in màu, còn số lượng màu không cần biết nhiều ít, có thể cả vài chục màu khác nhau, phân biệt với in đen trắng. Còn khi in thì như hôm trước tôi đã đề cập, các màu của con tem được lần lượt in theo một trình tự nhất định. Việc thiếu màu hồng trên bloc số 3 là có thể lắm.

Bạn DucTrinh243: Cuốn đó thì tôi cũng nghĩ như anh Poetry đã đề cập. Nếu bạn để ý kỹ thì cuốn đó giống cuốn trong bức hình cuối cùng mà anh DamManh đã đăng, trang cuối có chữ Tổng cục Bưu điện kính tặng, vì tôi thấy kiểu cách và chất liệu giấy, trình bày giống nhau. Vậy bạn thử xem nếu đàng sau có dòng chữ như vậy thì không cần phải giải thích thêm. Nếu không thì theo tôi thế này. Trong thời gian này, 1960-1975, mọi người đem tặng nhau những món quà (nếu không phải đồ ăn) thì hầu như đều mang hình tượng cụ Hồ. Vì thế, cuốn trên nếu không phải TCBĐ đề tặng thì cũng bán rất nhiều cho người ta tặng nhau, phổ biến nhất là trong các trường học phổ thông khi học sinh tặng quà các thày cô nhân dịp 20/11, và đặc biệt cuốn tem này đối với giới STT. Trong thời kỳ này, TCBĐ chưa có những sản phẩm cao cấp như những tờ kỷ niệm (presentation pack) được phát hành thời nay, thì ta cũng coi đó là dạng tờ KN buổi sơ khai.