PDA

View Full Version : Vườn Quốc gia ở Việt Nam


Đêm Đông
23-02-2008, 21:39
Vườn quốc gia là một khu vực đất hay biển được bảo tồn bằng các quy định pháp luật của chính quyền sở tại. Vườn quốc gia được bảo vệ nghiêm ngặt khỏi sự khai thác, can thiệp bởi con người. Vườn quốc gia thường được thành lập ở những khu vực có địa mạo độc đáo có giá trị khoa học hoặc những khu vực có hệ sinh thái phong phú, có nhiều loài động-thực vật có nguy cơ tuyệt chủng cao cần được bảo vệ nghiêm ngặt trước sự khai thác của con người. Các vườn quốc gia là một khu vực được bảo vệ theo quy định của IUCN loại II. Vườn quốc gia lớn nhất thế giới là Vườn quốc gia Đông Bắc đảo Greenland được thành lập năm 1974.


Việt Nam hiện tại (năm 2007) có 30 vườn quốc gia, với vườn quốc gia Cúc Phương thành lập năm 1966 là vườn quốc gia đầu tiên tại Việt Nam. Tổng diện tích các vườn quốc gia khoảng 10.350,74 km² (trong đó có 620,10 km² là mặt biển), chiếm khoảng 2,93% diện tích đất liền của nước này.

Đêm Đông
23-02-2008, 21:50
Vườn quốc gia Ba Vì



4134




Vườn quốc gia Ba Vì là một vườn quốc gia của Việt Nam, được thành lập năm 1991 theo quyết định số 407-CT ngày 18 tháng 12 năm 1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam.
Vườn quốc gia Ba Vì nằm trên khu vực thuộc huyện Ba Vì tỉnh Hà Tây và hai huyện Lương Sơn, Kỳ Sơn tỉnh Hòa Bình với diện tích 6.986 ha, cách Sơn Tây, Hà Tây 15 km và cách Hà Nội 50 km về phía tây.


41304131



Từ đầu thế kỉ 20, Ba Vì đã là địa danh nổi tiếng nhờ sự đa dạng của các hệ sinh thái và có phong cảnh đẹp, khí hậu mát mẻ. Vườn quốc gia này nằm trong dãy núi cao chạy dọc theo hướng đông bắc-tây nam với đỉnh Vua cao 1.296 m, đỉnh Tản Viên cao 1.226 m, đỉnh Ngọc Hoa cao 1.120 m.




41324133



Hiện tại, người ta đã biết trên 1.000 loài thực vật, trong số đó có khoảng 200 loài cây dược liệu, nhiều loài quý như bách xanh, thông, dẻ, lát hoa. Về động vật, có 45 loài thú, 115 loài chim, 61 loài bò sát và 27 loài ếch nhái, trong đó có nhiều loài quý hiếm có tên trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới như gà lôi trắng, khỉ, báo, gấu, sóc bay, v.v.

Đêm Đông
24-02-2008, 22:56
Vườn quốc gia Cát Bà


4148




Vườn quốc gia Cát Bà là khu rừng đặc dụng của Việt Nam, khu dự trữ sinh quyển thế giới. Vườn quốc gia Cát Bà thuộc huyện Cát Hải, Hải Phòng.
VQG Cát Bà thành lập ngày 31/3/1986 theo quyết định số 79/CP của Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam (nay là chính phủ). Gồm các hệ sinh thái biển, hệ sinh thái rừng trên cạn, hệ sinh thái rừng ngập mặn.
Rừng ở đây có một kiểu chính là kiểu rừng mưa nhiệt đới thường xanh, nhưng do điều kiện địa hình, đất đai và chế độ nước nên ở đây có một số kiểu rừng phụ: rừng trên núi đá vôi, rừng ngập mặn ven đảo, rừng ngập nước ngọt trên núi. Rừng ở đây cũng có nhiều kiểu sinh thái rừng cá biệt như quần hợp Kim giao (tại khu vực gần đỉnh Ngự Lâm); đơn ưu Và nước (khu vực Ao Ếch).
Thành phần thực vật có 741 loài, nhiều loại cây gỗ quý như trai lý, lát hoa, lim xẹt, dẻ hoa, kim giao, gõ trắng, chò đãi, trên thế giới chỉ có ở dãy núi Himalaya, thực vật ngập mặn 23 loài, rong biển 75 loài, thực vật phù du 199 loài.




4146



Trên khu vực Vườn có Có 282 loài trong đó 32 loài thú, 78 loài chim, 20 loài bò sát và lưỡng ngư, 11 loài ếch nhái. Đặc biệt có loài voọc Cát Bà tức voọc đầu vàng (tên khoa học: Trachypithecus poliocephalus phân loài poliocephalus) là loài đặc hữu hẹp của Cát Bà, hiện tại chỉ còn 66 cá thể, chỉ còn phân bố ở các núi ven bờ biển (theo số liệu của chi cục kiểm lâm VQG Cát Bà, năm 2007). Động vật phù du 98 loài, cá biển 196 loài, san hô 177 loài.




4147

hat_de
25-02-2008, 07:39
Đặc biệt có loài voọc Cát Bà tức voọc đầu vàng (tên khoa học: Trachypithecus poliocephalus phân loài poliocephalus) là loài đặc hữu hẹp của Cát Bà, hiện tại chỉ còn 66 cá thể, chỉ còn phân bố ở các núi ven bờ biển (theo số liệu của chi cục kiểm lâm VQG Cát Bà, năm 2007). Động vật phù du 98 loài, cá biển 196 loài, san hô 177 loài.



thêm 1 vật phẩm

http://img524.imageshack.us/img524/4880/dsc06811gk7.jpg

còn đây: bộ tem 4 mẫu phát hành năm 1997 giới thiệu 4 trong số nhiều loài động vật quý của vườn QG Cát bà

http://img528.imageshack.us/img528/486/catba2wf2.jpghttp://img393.imageshack.us/img393/4752/catba3ha9.jpg


http://img181.imageshack.us/img181/3366/catba4le6.jpghttp://img528.imageshack.us/img528/9193/catba1ie7.jpg




Vườn quốc gia Cát Bà đã được công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới

hat_de
25-02-2008, 09:37
8 năm sau khi VN phát hành bộ tem có cầy vằn do họa sĩ Đỗ Lệnh Tuấn thiết kế, loài Cầy vằn bắc 1 lần nữa xuất hiện trên tem hoành tráng hơn do hoa sĩ Võ Lương Nhi sáng tác.


http://img214.imageshack.us/img214/6839/small63br5.jpg (http://imageshack.us)http://img213.imageshack.us/img213/6124/small64gj8.jpg (http://imageshack.us)http://img444.imageshack.us/img444/8649/small65fe7.jpg (http://imageshack.us)http://img180.imageshack.us/img180/3059/small66em8.jpg (http://imageshack.us)

khác với lần trước, lần này đã có biểu tượng WWF :D

http://img99.imageshack.us/img99/4944/small67gw8.jpg (http://imageshack.us)

Chrotogale owstoni là tên khoa học của nó, từ đó tìm trên mạng sẽ thấy

CẦY VẰN BẮC

Họ: Cầy Viverridae

Bộ: Ăn thịt Carnivora

Mô tả:

Cỡ trung bình trong họ cầy. Dài thân 580 - 690mm, dài đuôi 350 - 470mm, dài bàn chân sau: 77 - 90mm. Bộ lông màu vàng nhạt hoặc xám bạc. có 3 sọc đen từ sống mũi đến đỉnh đầu, 2 sọc đen từ gáy đến bả vai, 4 sọc đen hoặc nâu đen lớn vắt ngang lưng, 2 sọc đen ở gốc đuôi.

Sinh học:

Thức ăn gồm có động vật đất, giun đất, ấu trùng, côn trùng, ếch nhái, rắn và một số động vật chim nhỏ, chuột. Mùa sinh sản khá tập trung. Ghép đôi vào tháng 1 - 2, sinh đẻ vào tháng 3 - 4. Mỗi năm đẻ 2 lứa, mỗi lứa đẻ 2 - 3 con.

Nơi sống và sinh thái:

Cầy vằn bắc sống ở rừng thứa, rừng tái sinh, rừng hỗn giao gỗ tre nứa, nơi đất ẩm dọc bờ suối, bờ thung lũng. Sống đơn độc, hoạt động kiếm ăn ban đêm trên mặt đất, có trường hợp gặp chúng trèo cây cao 2 - 3m.

Phân bố:

Việt Nam:Tuyên Quang, Lào Cai (Sapa), Lai Châu (Mường Mun), Bắc Thái, Lạng Sơn, Vĩnh Phú, Hòa Bình, Gia Lai, Kontum (Hà Nừng).
(ko thấy nhắc tới như trong bộ về Cát Bà) :((

Thế giới: Tây Nam Trung Quốc, Lào

Giá trị:

Loài thú hiếm. Danh sách đỏ thế giới xếp bậc V. Là nguồn gen quý, giống chỉ một loài phân bố hẹp ở vùng bắc Đông Dương. Cầy vằn có bộ lông đẹp có thể nuôi làm cảnh trong các vườn thú.

Tình trạng: : Số lượng ít. Mức độ đe dọa: bậc R.

Đề nghị biện pháp bảo vệ: Cấm săn, bẫy bắt. Nuôi nhân giống ở vườn thú.

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 66.

♥ Voi Cúc Phương ♥
25-02-2008, 14:15
Vườn quốc gia Cúc Phương
4191

Năm 1960, rừng Cúc Phương được công nhận là khu bảo tồn rừng và được thành lập theo Quyết định 72/TTg ngày 7 tháng 7 năm 1962 như là một khu rừng cấm với diện tích 20.000 ha đánh dấu sự ra đời khu bảo vệ đầu tiên của Việt Nam.

Quyết định số 18/QĐ-LN ngày 8 tháng 1 năm 1966 chuyển hạng lâm trường Cúc Phương thành Vườn quốc gia Cúc Phương và thành lập một Ban quản lý vườn quốc gia này. Quyết định số 333/QĐ-LN ngày 23 tháng 5 năm 1966 quy định chức năng và trách nhiệm của Ban quản lý.

4190

Rừng Cúc Phương có hệ sinh thái khá phong phú và đa dạng, gồm 97 loài thú (trong đó nổi bật nhất là các loài khỉ châu Á), 300 loài chim, 36 loài bò sát, 17 loài lưỡng cư, 11 loài cá và hàng ngàn loài côn trùng. Nhiều loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam .Cúc Phương là nơi sinh sống của một số quần thể thú quan trọng về mặt bảo tồn, trong đó có loài linh trưởng đang bị đe dọa tuyệt chủng trên toàn cầu ở mức đe dọa cực kỳ nguy cấp .

Năm 2002, Bưu chính Việt Nam phát hành bộ tem "Thú linh trưởng ở Việt Nam" gồm 8 mẫu miêu tả 8 loài linh trưởng đặc hữu của Việt Nam hiện đang được nuôi dưỡng tại Trung tâm Cứu hộ thú linh trưởng - Rừng quốc gia Cúc Phương là :


Voọc Cát Bà
4185


Voọc mông trắng

4187


Voọc mũi hếch

4186


Voọc chà vá chân xám

4182


Vượn mào đen tuyền phía tây

4189


Voọc Hà Tĩnh


4188



Voọc xám

4184


Voọc chà vá chân nâu

4183

hat_de
25-02-2008, 14:41
Vườn quốc gia Bến En là một vườn quốc gia thuộc tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam. Được thành lập theo quyết định số 33 ngày 27 tháng 1 năm 1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam.

Thuộc huyện Như Thanh và huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Nằm cách thành phố Thanh Hóa khoảng 36 km về phía tây nam. Tọa độ từ 19°31′ tới 19°43′ vĩ bắc và 105°25′ tới 105°38′ kinh đông.

Tổng diện tích là 16.634 ha, trong đó rừng nguyên sinh là 8.544 ha. Vườn quốc gia Bến En có địa hình nhiều đồi núi, có nhiều sông, suối và hồ trên núi.

http://img99.imageshack.us/img99/1177/95204uk3.jpg (http://imageshack.us/)http://img441.imageshack.us/img441/9600/95201rl9.jpg (http://imageshack.us/)

Có nhiều loài sinh vật quý, với 870 loài thực vật (lim xanh, lát hoa, chò chỉ, trai lý, bù hương...), 66 loài thú (với 29 loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam như: sói đỏ, gấu ngựa, vượn đen, phượng hoàng đất, gà tiền mặt vàng...)



http://img212.imageshack.us/img212/2410/95202jl4.jpg (http://imageshack.us/)http://img212.imageshack.us/img212/381/95203hd8.jpg (http://imageshack.us/)



đó là bộ tem thú Vườn Quốc Gia Bến En đã phát hành, còn đây là phác thảo của bộ đó


http://img214.imageshack.us/img214/2748/phacthaopy9.jpg (http://imageshack.us)

1 số mẫu đã chỉnh sửa còn Block thì thay đổi hẳn bạn hãy thử xem và so sánh :D

hat_de
25-02-2008, 15:15
Vườn quốc gia Côn Đảo



http://img98.imageshack.us/img98/4831/dugonfdc1qy9.jpg (http://imageshack.us/)


Vườn quốc gia Côn Đảo là một khu vực bảo tồn nằm ở phía bắc huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Phạm vi vườn quốc gia này bao gồm cả một phần diện tích đảo và khu vực biển lân cận. Được thành lập theo Quyết định số 135/TTg ngày 31 tháng 3 năm 1993 của Thủ tướng chính phủ.



http://img139.imageshack.us/img139/9526/dugonfdc2bh6.jpg (http://imageshack.us/)



Tọa độ: 8°34′ đến 8°49′ vĩ bắc
và từ 106°31′ đến 106°45′ kinh đông

Diện tích: Tổng diện tích là 15.043 ha, trong đó:

Phần trên đảo là 6.043 ha
Phần biển là 9.000 ha

http://img299.imageshack.us/img299/2479/dugongstampgh8.jpg (http://imageshack.us/)


Tra cứu trên mạng chúng ta sẽ biết thêm 1 số thông tin thú vị như sau:

Hệ động thực vật đặc trưng của vườn quốc gia Côn Đảo là các loại sinh vật biển, trong đó đặc sắc nhất là hệ san hô và đặc biệt là loài rùa biển. Năm 2006, một phái đoàn đại diện UNESCO Việt Nam đã đến khu vực vườn quốc gia này khảo sát và đã đánh giá cao tính đa dạng sinh học của hệ tự nhiên ở đây. UNESCO Việt Nam cho rằng, vườn quốc gia này đủ điều kiện để đệ trình lên UNESCO công nhận là di sản hỗn hợp thiên nhiên và văn hóa[1]. Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Văn hóa Thông tin và UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu lập hồ sơ để sớm trình UNESCO.

http://img299.imageshack.us/img299/8320/dugongmc800sx9.jpg (http://imageshack.us/)


Thành phần thực vật Côn Đảo tương đối phong phú và đa dạng với khoảng 882 loài thực vật bậc cao thuộc 562 chi, 161 họ, trong đó có đến 371 loài thân gỗ, 30 loài phong lan, 103 loài dây leo, 202 loài thảo mộc v.v. 44 loài thực vật được các nhà khoa học tìm thấy lần đầu tiên ở đây, 11 loài được các nhà khoa học lấy tên Côn Sơn đặt tên loài. Một số loài được xếp vào danh mục quý hiếm như lát hoa (Chukrasia tabularis), găng néo (Manikara hexandra) v.v.

http://img299.imageshack.us/img299/9194/dugongmc1000fk1.jpg (http://imageshack.us/)


Hệ động vật rừng Côn Đảo đến nay đã ghi nhận được 144 loài, trong đó lớp Thú chiếm 28 loài, chim 69 loài, bò sát 39 loài, lưỡng cư 8 loài. Một số động vật đặc hữu tại Côn Đảo như: sóc mun (Callosciunis filaysoni), sóc đen (Ratufa bicolor condorensis), chuột hưu Côn Đảo (Rattus niviventer condorensis), thạch sùng Côn Đảo (Cyrstodactylus condorensis). Côn Đảo là vườn quốc gia có hệ động vật có xương sống trên cạn mang tính độc đáo của vùng đảo xa đất liến với nhiều loài đặc hữu.


http://img207.imageshack.us/img207/5586/dugongmc7000ek0.jpg (http://imageshack.us/)


Hệ sinh thái biển của Côn Đảo cũng đa dạng và phong phú với 1.321 loài sinh vật biển đã thống kê được, trong đó thực vật ngập mặn có đến 23 loài, rong biển 127 loài, cỏ biển 7 loài, phù du thực vật 157 loài, phù du động vật 115 loài, san hô 219 loài, thú và bò sát biển 5 loài...37 loài có tên trong sách đỏ Việt Nam. Nhiều loài có giá trị kinh tế cao như thuỷ sản, rong biển. Các loài thú biển quý hiếm như: cá voi xanh (Neophon phocaenoides), cá nược (Orcaella brevirostric), đu gông (Dugon dugong). Đặc biệt Côn Đảo còn là bãi đẻ trứng của một số loài rùa biển.

http://img299.imageshack.us/img299/9286/dugongmc9000ti0.jpg (http://imageshack.us/)



đu gông (Dugon dugong) hay Bò Biển là một động vật biển có vú, có chiều dài trung bình khoảng 2,7m và nặng từ 250 đến 300kg, thân hình con thoi, đuôi dạng vây nằm ngang, chi trước có hình mái chèo dùng để bao con khi cho bú, da dày, lông thưa. Thức ăn chủ yếu của loài động vật này là rong biển, cỏ biển, thường tập trung sinh sống ở vùng ven bờ biển, nơi có nhiều thức ăn.

năm 2007 vừa qua bạn tem VN đã dón nhận sự ra đời của bộ tem có loài vât ngộ nghĩnh này

Ở Bà Rịa - Vũng Tàu có chị thuytinh, người bạn tem online tên Võ Thúy Oanh quê tại đấy nơi có vườn Quốc Gia Côn Đảo nổi tiếng với loài Du-gông


Vấn đề nóng:

Gần đây, có một dự án xuyên qua vườn quốc gia này gây nhiều tranh cãi, đó là dự án đường dài 25 km rải nhựa. Dự án này bị các nhà khoa học phản đối do can thiệp xấu vào Vườn Quốc gia Côn Đảo.

hat_de
25-02-2008, 15:32
Vườn quốc gia Cát Tiên



http://img530.imageshack.us/img530/4020/gasocohungvj2.jpg (http://imageshack.us/)http://img530.imageshack.us/img530/6650/buomca0.jpg (http://imageshack.us/)



Vườn quốc gia Cát Tiên là một khu bảo tồn thiên nhiên nằm trên địa bàn ba huyện Tân Phú, Vĩnh Cửu (Đồng Nai), Cát Tiên, Bảo Lộc (Lâm Đồng) và Bù Đăng (Bình Phước), cách Thành phố Hồ Chí Minh 150 km về phía bắc. Đặc trưng của vườn quốc gia này là rừng đất thấp ẩm ướt nhiệt đới. Được thành lập theo quyết định số 01/CT ngày 13 tháng 1 năm 1992 của Thủ tướng chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trên cơ sở kết nối khu rừng cấm Nam Cát Tiên (được thành lập theo quyết định số 360/TTg, ngày 7 tháng 7 năm 1978 của Thủ tướng chính phủ) và khu bảo tồn thiên nhiên Tây Cát Tiên (được thành lập theo quyết định số 194/CT, ngày 9 tháng 8 năm 1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng). Vườn quốc gia Cát Tiên nằm ở khu vực có toạ độ từ 11°21′ tới 11°48′ vĩ bắc, và từ 107°10′ tới 107°34′ kinh đông, trên địa bàn của ba tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai và Bình Phước với tổng diện tích là 73.878 ha.

Hệ động vật ở Cát Tiên cũng rất đa dạng với nhiều chim, thú quí hiếm gồm: 270 loài chim, 55 loài thú, 40 loài bò sát, 14 loài lưỡng thê, 21 loài các nước ngọt. ở đây đã có đến 20 loài động vật có xương sống được xem là quí hiếm trong số 50 loài ở Đông Dương. Có rất nhiều loài chim, thú được cơ quan bảo vệ nguồn lợi tài nguyên quốc tế (IUCN) cảnh báo đang có nguy cơ tuyệt chủng trên thế giới tại Cát Tiên vẫn còn tồn tại như: tê giác, bò Băng-ten, bò rừng, hổ, gấu chó, cầy bay, hạc cổ trắng, già đẫy lớn, già đẫy nhỏ, ngan cánh trắng, công, trĩ sao, cò quắm xanh, trăn gấm, trăn đen, cá sấu...


http://img214.imageshack.us/img214/1006/tegiacvietnamzf4.jpg (http://imageshack.us)http://img153.imageshack.us/img153/6330/casauxiemxc3.jpg (http://imageshack.us/)



Chính sự phong phú, đa dạng của hệ động thực vật ở Cát Tiên đã thu hút nhiều nhà khoa học trên thế giới đến nghiên cứu cũng như nhiều khách du lịch đến tham quan. ở Cát Tiên, người ta đã xác định được 9 tuyến tham quan du lịch như đi thuyền dọc sông Đồng Nai, đến thác Trời, xem vườn phong lan, tham quan các khu rừng bằng lăng, rừng sao dầu, cẩm lai, đồi cò, bàn Sấu, đồi Hổ...

Vườn Cát Tiên thật xứng đáng là một khu bảo tồn thiên nhiên quý giá của quốc gia.:D

Đêm Đông
25-02-2008, 20:48
Vườn quốc gia Vũ Quang


Vườn quốc gia Vũ Quang là một vườn quốc gia thuộc tỉnh Hà Tĩnh, nơi có nhiều loài sinh vật đặc hữu chỉ có ở Việt Nam. Được thành lập theo quyết định số 102/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ngày 30 tháng 7 năm 2002.
Mục tiêu của Vườn quốc gia Vũ Quang: là Bảo tồn mẫu chuẩn về hệ sinh thái rừng Bắc Trường Sơn, bảo tồn sự đa dạng sinh học đặc trưng của vùng rừng tự nhiên phía Tây Nam khu IV, thuộc dãy Trường Sơn tiếp giáp với biên giới Việt Nam – Lào. Góp phần duy trì sự cân bằng sinh thái và gia tăng độ che phủ rừng, bảo đảm an ninh môi trường và sự phát triển bền vững về tự nhiên kinh tế của các tỉnh Khu IV, đồng thời phát huy các giá trị của hệ sinh thái rừng phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, tham quan và du lịch sinh thái.


4194



Sao la (danh pháp khoa học: Pseudoryx nghetinhensis) là một trong những loài thú hiếm nhất trên thế giới sinh sống tại Việt Nam và Lào được các nhà khoa học phát hiện vào năm 1992. Sao la được xếp hạng ở mức Nguy cấp (có nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên rất cao) trong Sách đỏ của Liên minh Bảo tồn Thế giới (IUCN) và trong Sách đỏ Việt Nam.



41954196



Sao la được phát hiện lần đầu tiên trên thế giới tại Việt Nam vào tháng 5 năm 1992 trong một chuyến khảo sát được Bộ Lâm nghiệp Việt Nam và Quỹ bảo tồn động vật hoang dã thế giới (WWF) tiến hành trong Vườn quốc gia Vũ Quang. Sau đấy, các nhà khoa học đã tiếp tục tìm kiếm và phát hiện thêm 20 con sao la nữa cũng trong năm 1992.


41974198



Việc khám phá ra loài sao la đã gây chấn động trên thế giới vì giới khoa học đã loại trừ khả năng có thể tìm thấy một loài thú lớn vào cuối thế kỷ 20. Sau này sao la cũng được tìm thấy ở các nơi khác trong phạm vi của rừng Trường Sơn thuộc các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam và nhiều tỉnh thuộc Lào. Mãi đến năm 1996 người ta mới bắt và chụp ảnh được một con sao la còn sống tại Lào.

Đêm Đông
26-02-2008, 22:00
Vườn quốc gia Bạch Mã




Vườn quốc gia Bạch Mã là một vườn quốc gia thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế, cách thành phố Huế 40 km. Được thành lập theo quyết định số 214-CT ngày 15 tháng 7 năm 1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam.




42064207





Với diện tích 22.030 ha, chủ yếu nằm trên 2 huyện Phú Lộc và Nam Đông thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế. Đỉnh Bạch Mã với độ cao 1.450 m so với mực nước biển là đỉnh núi cao nhất của vườn.



42044205




Tháng 1 năm 2008, Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyết định mở rộng diện tích vườn quốc gia Bạch Mã lên thành 37.480 ha.
Vườn có tính đa dạng sinh học cao. Thực vật ở đây gồm 2147 loài, trong đó có một số loài hiếm và có giá trị như hoàng đàn giả, trầm hương. Động vật đã ghi nhận được 1.493 loài,

Poetry
15-05-2011, 10:20
Vườn Quốc gia Ba Bể - Di sản thiên nhiên ASEAN


Cách Hà Nội 250 km về phía Bắc, thuộc địa bàn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn, Vườn Quốc gia Ba Bể là một điểm du lịch sinh thái lý tưởng với phong cảnh kỳ thú và sự đa dạng sinh học. Năm 2004, Vườn Quốc gia Ba Bể đã được công nhận là Di sản thiên nhiên của ASEAN. Trước đó, đây từng là Khu danh lam thắng cảnh và Di tích lịch sử, là Khu rừng cấm hồ Ba Bể.
Vườn Quốc gia Ba Bể được thành lập theo quyết định số 83/TTg ngày 10-11-1992 của Thủ tướng Chính phủ với diện tích 7.610 ha, trong đó có 3.226 ha là phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và hơn 300 ha diện tích mặt hồ. Những nghiên cứu khoa học khẳng định đây là khu vực giàu có về đa dạng sinh học, có nhiều nét đặc trưng của hệ sinh thái điển hình rừng thường xanh trên núi đá vôi và hồ trên núi, rừng thường xanh đất thấp.

http://www.vietstamp.net.vn/forum/../data%5C2009%5C04%5C14%5C16423160_product.jpg


Trung tâm của vườn là hồ Ba Bể với chiều dài tới 8 km và chiều rộng 800 m. Nằm trên độ cao 178 m, hồ Ba Bể là “hồ tự nhiên trên núi có ý nghĩa đặc biệt quan trọng ở Việt Nam”. Nằm trên vùng núi đá vôi, vốn có rất nhiều hang động caxtơ… mà hồ vẫn tồn tại với cảnh đẹp mê người là điều diệu kỳ, hấp dẫn mà thiên nhiên ban tặng.
Ba Bể có nghĩa là “ba hồ”, người Tày gọi là “Slam Pe” (Hồ Pé Lèng, Pé Lù và Pé Lầm). Đây là một tên cổ muốn nói hồ có ba đoạn phình ra tương đối lớn. Tuy nhiên, Ba Bể là một hồ nước liên tục với vô số các khe suối nhỏ, trải dài gần 8 km theo hướng Bắc - Nam. Chính vì nét hùng vĩ tráng lệ này mà đôi khi Ba Bể được ví như “Vịnh Hạ Long trên núi”. Hồ sâu trung bình từ 17 đến 23 m, điểm sâu nhất khoảng 35 m. Diện tích mặt hồ dao động từ 300 đến 500 ha theo mùa.
Về cảnh quan, địa chất, đây là khu vực thể hiện rõ rệt dấu ấn lịch sử của các thời kỳ hình thành vỏ trái đất. Về địa chất địa mạo, đây là vùng đá vôi cổ rộng lớn, với đặc điểm kiến tạo rất đặc biệt có niên đại 450 triệu năm. Ðiều kỳ thú là trong quá trình biến đổi địa chất, đá vôi đã biến thành những mảng đá hoa cương. Theo các nhà địa chất thì việc đá vôi trở thành đá hoa cương là điều vô cùng độc đáo và hiếm thấy. Giữa một vùng núi đá vôi lại có một cái hồ lớn, thật kỳ diệu. Đáy hồ có một lớp đất sét dày tới 200 m bịt kín. Chính địa tầng sét này không cho nước thoát xuống và hồ được hình thành như vậy.
Vườn Quốc gia Ba Bể có 1.281 loài thực vật thuộc 162 họ, 672 chi, trong đó có nhiều loài thực vật quí hiếm có giá trị được ghi vào Sách Đỏ của Việt Nam và Thế giới. Các loài cây gỗ quý, hiếm như: Nghiến, Đinh, Lim, Trúc dây… trong đó, Trúc dây là một loài tre đặc hữu của Ba Bể thường mọc tại các vách núi, thân của chúng thả mành mành xuống hồ tạo nên những bức mành xung quanh hồ. Đây là khu vực được các nhà khoa học trong và ngoài nước đánh giá là trung tâm đa dạng và đặc hữu cao nhất về loài lan không chỉ của Việt Nam mà còn của cả toàn vùng Đông Nam Á. Ở đây có 182 loài lan, một số loài lan là đặc hữu, chỉ phát hiện thấy duy nhất ở vùng này.
Khu hệ động vật rất phong phú với 81 loài thú, 27 loài bò sát, 17 loài lưỡng cư, 322 loài chim, 106 loài cá, 553 loài côn trùng và nhện. Trong đó có nhiều loài có giá trị, quý hiếm đã được Việt Nam và Quốc tế ghi vào Sách Đỏ. Về khu hệ cá, hồ Ba Bể và các sông suối phụ cận có đến 106 loài cá được xác định phong phú nhất ở Việt Nam, bởi các hồ khác như hồ Lắc cũng chỉ có 35 loài, hồ Tây - 36 loài, hồ Châu Trúc - 47 loài... Vườn Quốc gia Ba Bể còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với sự có mặt của một số loài đang bị đe dọa trên toàn cầu như Voọc đen má trắng (Trachypithecus francoisi) và Cầy vằn bắc (Hemigalus owstoni), mặc dù vậy số lượng Voọc đen má trắng hiện còn tồn tại trong khu vực rất ít.
Ngoài ra, hồ Ba Bể còn là 1 điểm du lịch nổi tiếng, là “viên ngọc xanh” giữa đại ngàn đã và đang nổi lên là một điểm du lịch sinh thái lý tưởng với du khách, nhất là vào thời điểm đầu xuân và hè. Toàn cảnh hồ như một bức tranh thủy mặc làm say lòng những du khách tới nơi đây.
Để giới thiệu sự phong phú đa dạng, cũng như góp phần tuyên truyền nâng cao ý thức của con người nhằm duy trì, bảo tồn sự phát triển đa dạng sinh học tại nơi đây, ngày 15-05-2011, Bộ Thông tin và Truyền thông phát hành bộ tem "Động vật Vườn Quốc gia Ba Bể" (http://www.vietstamp.net.vn/Product/2191/) giới thiệu 5 loài động vật quý hiếm hiện có ở vườn.

http://www.vietstamp.net.vn/forum/../data%5C2011%5C04%5C27%5C19111529_product.jpg
Tên Việt Nam: HOẴNG
Tên Latin: Muntiacus muntjak
Họ: Hươu nai Cervidae
Bộ: Ngón chẵn Artiodactyla
Lớp (nhóm):Thú
Kích thước:
Chiều dài đầu – thân: 800 – 1300 mm
Chiều dài đuôi: 100 – 220 mm
Dài tai: 85 – 140 mm
Dài bàn chân sau: 160 – 260 mm
Trọng lượng: 16 – 37 kg
Đặc điểm hình dạng:
Mõm dài, lông mi dài, màu đen, kéo dài tới trán tạo thành đám lông mùa đen hình tam giác ; tuyến lệ lơn. Lông ở trán, gáy, cổ màu nâu nhạt ; ở lưng vàng da bò hoặc nâu vàng ; ở nách, bụng và 2 bên hông trắng. Đuôi ngắn, mặt trên nâu vàng, mặt dưới trắng. Bốn vó màu vàng hoặc màu đen hoặc có đốm trắng ở kẽ móng là đặc điểm đặc trưng cho 3 phân loài hoẵng ở Việt Nam: Hoẵng vó vàng (M.m.vaginalis), hoẵng vó đen (M.m.nigripes), hoẵng Trung Bộ (M.m.annamensis). Sọ hoẵng có 2 gờ xương mũi, chạy thẳng tới gờ xương trán tạo thành hình tam giác cân. Ở hoẵng đực, gờ xương mũi nhô cao tới 1cm và chạy thẳng tới gốc sừng, hố lệ gần như tam giác cân. Sừng chỉ có ở hoẵng đực, hai nhánh (chính và phụ) ; đế sừng cao, phủ lông dài, rậm
Đặc điểm sinh học - sinh thái:
Hoẵng sống ở rừng già, rừng thứ sinh, trảng cỏ cây bụi ; hoạt động kiếm ăn ban đêm. Thức ăn bao gồm lá, quả và cỏ. Mỗi năm hoẵng đẻ một lứa, mỗi lứa 1 con (ít khi 2 con), thời gian mang thai 180 – 200 ngày
Phân bố địa lý:
Việt Nam: Phân bố rộng ở nhiều vùng rừng núi, trung du và hải đảo từ miền Bắc đến miền Nam.
Thế giới: Ấn Độ, Nepal, Sri Lanka, Pakistan, Myanmar, Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia, Malaysia, Indonesia.
Giá trị: Phân loài đặc hữu của Đông Dương. Hoẵng dễ nuôi, có thể thuần dưỡng chăn nuôi trong các vườn thú, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên và các khu du lịch sinh thái.

http://www.vietstamp.net.vn/forum/../data%5C2011%5C04%5C27%5C19121163_product.jpg

Tên Việt Nam: VẠC HOA
Tên Latin: Gorsachius magnificus
Họ: Diệc Ardeidae
Bộ: Hạc Ciconiiformes
Lớp (nhóm): Chim
Mô tả:
Chim trưởng thành có dải màu trắng chạy từ sau mắt qua tai, cằm và 2 bên cổ, trán, đỉnh đầu, gáy, 2 bên đầu, mào lông (dài và rậm) ở sau gáy màu đen. Sau cổ và 2 bên cổ màu hung và vàng tươi. Mặt lưng nâu thẫm, lông bao cánh nâu nhạt, lông cánh sơ cấp, thứ cấp và đuôi nâu xám đen phớt lục.
Chính giữa họng có một dải hẹp đen kéo dài xuống dưới rồi chuyển thành rải rộng màu nâu ở dưới cổ. Hai bên cổ còn có 2 dải đen rộng. Giữa bụng và vệt trắng có vệt nâu hơi tím. Ở chim non, đầu và cổ không có màu đen và vàng, màu đen thay bằng màu nâu, mỗi lông đều có vệt dài hung nâu hay trắng nhạt ở gần mút. Mào lông ngắn. Mỏ đen, gốc mỏ vàng nhạt. Chân lục xám.
Sinh học: Chưa có số liệu.
Nơi sống và sinh thái:
Sống ở vùng rừng rậm có đầm lầy. Thực vật ở đây có thể là cây lá rộng thường xanh hoặc tre và lau sậy. Thường làm tổ ở rừng cây lá rộng.
Phân bố:
Việt Nam: Bắc Kạn (Ba Bể), trước đây gặp ở Hà Tây (Sơn Tây).
Thế giới: Trung Quốc (Hải Nam...)
Giá trị:
Nguồn gen độc đáo. Có giá trị khoa học và thẩm mỹ.
Tình trạng:
Nước ta trong những năm gần đây đã không có thông tin gì về loài này. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng khan hiếm Vạc Hoa là do mất nơi ở tự nhiên, do nạn chặt phá rừng và cháy rừng ở nơi sinh Sống của chúng. Mức độ đe dọa: bậc R.
Đề nghị biện pháp bảo vệ:
Cần tiến hành điều tra kỹ hiện trạng, sau đó khoanh vùng bảo vệ. Phục hồi các vùng rừng có đầm lầy, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế với các nước có Vạc Hoa sinh sống.

http://www.vietstamp.net.vn/forum/../data%5C2011%5C04%5C27%5C19131015_product.jpg

Tên Việt Nam: Ô RÔ VẢY
Tên Latin: Acanthosaura lepidogaster
Họ: Nhông Agamidae
Bộ: Có vảy Squamata
Lớp (nhóm): Bò sát
Mô tả:
Ô rô vảy có cơ thể dẹp bên. Sau cổ có một gai và lại có một gai ngắn ở gáy khoảng phía trên màng nhĩ. Các vảy lưng có kích thước không đồng đều. Mặt lưng có màu sẫm nhạt màu da đỏ hay nâu đen không đều chạy ngang lưng và bên chân ở một số các thể sau gáy có vệt xám hình thoi, thân có những vệt trắng mốc. Đuôi có những khúc xám xen kẽ những khúc xanh nhạt. Ô rô vảy có chiều dài thân khoảng 50 - 100 mm, đuôi khoảng 65 - 200 mm.
Sinh học:
Ô rô vảy chủ yếu ăn sâu bọ (cánh cứng, châu chấu, gián rừng, kiến, sâu non). Ngoài ra chúng còn ăn cả giun, nhện ốc. Ô rô vảy đẻ trứng vào thời gian từ tháng 8 - 10 hàng năm, đẻ khoảng 10 - 20 trứng.
Nơi sống và sinh thái:
Ô rô vảy phổ biến ở những vùng rừng núi trung du. Chúng sống trên các cây trong rừng, sa van hoặc nương bãi. Từ tháng 3, 4 - 10, 11, ô rô vảy hoạt động nhiều về ban ngày. Về mùa đông chúng trú rét trong các khe và hốc cây.
Phân bố:
Việt Nam: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lào Cai, Yên Bái, Bắc Thái, Lạng Sơn, Vĩnh Phú, Hà Tây, Hòa Bình, Hà Nội, Quảng Ninh, Ninh Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Gia Lai, Kom Tum, Lâm Đồng.
Thế giới: nam Mianma, nam Trung Quốc (kể cả đảo Hải Nam), bắc Thái Lan, Campuchia.
Giá trị: Ô rô vảy có giá trị khoa học và thẩm mỹ.
Tình trạng:
Hiện nay số lượng ô rô vảy giảm sút do thiếu chỗ ở thích hợp. Mức độ đe dọa: bậc T.
Đề nghị biện pháp bảo vệ: Cấm săn bắt, cần tổ chức nuôi.

http://www.vietstamp.net.vn/forum/../data%5C2011%5C04%5C27%5C19141460_product.jpg

Tên Việt Nam: RÙA SA NHÂN
Tên Latin: Pyxidea mouhotii
Họ: Rùa đầm Emydidae
Bộ: Rùa Testudinata
Lớp (nhóm): Bò sát
Mô tả:
Loài rùa cỡ trung bình này có mai dài 18cm, lưng phẳng có 3 gờ nổi rõ (nhưng không có vệt xám đen). 1 gờ ở giữa lưng. 2 gờ chạy dọc từ tấm vẩy 1 đến 4 trên mai. Mai màu vàng hoặc nâu sáng. Bờ sau mai có riềm răng cưa. Con đực đuôi dài và dầy hơn con cái
Sinh học:
Tuy chưa có số liệu về sinh sản của loài này nhưng thức ăn chính của chúng được biết đến là thực vật (cỏ). Thích ăn nhất là giun đất .
Nơi sống và sinh thái:
Loài này sống trong rừng, thường ẩn mình dưới các lớp lá mục, cỏ khô, gỗ mục.
Phân bố:
Việt Nam: Bắc Kạn, Lào Cai (Bảo Hà), Bắc Thái (Thái Nguyên), Vĩnh Phú (Tam Đảo), Hà Tây (Ba Vì) Hòa Bình, Hà Bắc, Ninh Bình, Thanh Hóa (Quan Hóa), Nghệ An (Tân Kỳ).
Thế giới: Đông Ấn Độ, Trung Quốc, Lào.

http://www.vietstamp.net.vn/forum/../data%5C2011%5C04%5C27%5C19153161_product.jpg


Tên Việt Nam: BÁO LỬA
Tên Latin: Catopuma temmincki
Họ: Mèo Felidae
Bộ: Ăn thịt Carnivora
Lớp (nhóm): Thú
Mô tả:
Cỡ trung bình trong họ mèo. Dài thân: 840 - 920 mm. Dài đuôi: 450 - 560 mm. Dài bàn chân sau: 165 - 180 mm. Mặt có 2 vệt sáng từ gáy đến đỉnh đầu. Bộ lông màu vàng da bò hoặc xám hung. Đuôi có 2 màu, trên tối, dưới sáng bạc.
Sinh học:
Thức ăn gồm thú cỡ nhỏ: thỏ, khỉ, nai non, hoẵng, mễn, lợn rừng non, và các loài chim... Không có mùa sinh sản rõ rệt. Thời gian mang thai 95 ngày.
Nơi sống và sinh thái:
Báo lửa sống trong nhiều kiểu rừng như rừng già, rừng tái sinh, trảng cây bụi, cạnh rừng trên núi đất và núi đá. Cảnh quan ưa thích là rừng nhiều tầng, có tầng thấp phát triển, mặt đất có nhiều lá nổi. Báo lửa không có chỗ ở cố định lâu dài. Sống đơn độc làm tổ ở gốc cây, hốc đá.
Phân bố:
Việt Nam: Báo lửa phân bố rộng ở các tỉnh miền núi phía Bắc và phía Nam.
Thế giới: Nepal, Ấn Độ, Myanmar, Nam Trung Quốc, Đông Dương, Thái Lan, Malaysia, Indonesia.
Giá trị: Loài thú hiếm, sách đỏ Thế giới xếp bậc I. Giá trị kinh tế cho da lông và dược liệu.
Tình trạng:
Trong thiên nhiên số lượng ít. Hiện nay số lượng ngày càng hiếm do săn bắn bừa bãi và nạn phá rừng. Mức độ đe dọa: bậc V.
Đề nghị biện pháp bảo vệ:
Tuyệt đối cấm săn, bẫy bắt, kết hợp với bảo vệ rừng và xây dựng hệ thống các khu bảo vệ thiên nhiên.

Đinh Đức Tâm
25-08-2011, 14:25
Thời gian vừa qua eco có công tác nhiều lần tại VQG Cát Tiên, có làm được 1 vài vật phẩm
nay post lên cho mọi xem chơi, cũng nhằm mục đích, tái tạo lại hoạt động của nhóm WAP, sau 1 thời gian dài yên ắng :D

142228


cái đầu tiên là cái PC của WAR, được eco lấy dấu từ ngày 5/6/2010, nhưng hôm rồi mới lấy được dấu của VQG Cát Tiên, nay post lên cho mọi người xem
142229


cái tiếp theo là cái bì thư dấu ngày 20/8/2011 vừa về tới nhà eco trưa nay, còn nóng hổi. Tuy dấu đã xa ngày phát hành đầu tiên của bộ tem, nhưng mục đích eco làm để tuyên truyền về BVMT và động vật hoang dã, dần hình thành bộ trưng bày về BV Động vật hoang dã trên tem bưu chính, mọi ng xem qua

Cùng với bì thư tê giác là bì thư Gà So, bướm và cá sấu Xiêm :D

142233

142234

142235
Chúc mọi người có 1 khẩu phần ăn thú vị :D

Đêm Đông
25-08-2011, 22:50
Chuồn chuồn Phú Quốc


Phú Quốc (Kiên Giang) được mệnh danh là “đảo ngọc” bởi sự giàu có của thiên nhiên và tiềm năng du lịch phong phú.
Vườn Quốc gia Phú Quốc nằm về phía đông bắc đảo Phú Quốc, thuộc địa phận các xã: Bãi Thơm, Cửa Dương và Hàm Ninh của huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Đây là một trong những Vườn Quốc gia của Nam Bộ vẫn còn giữ được nguyên vẹn khu rừng già nguyên sinh. Nơi đây còn hội tụ nhiều nét đẹp của thiên nhiên với rừng, biển, suối, thác và núi đồi.
Với tổng diện tích trên 31.422 ha, Vườn Quốc gia Phú Quốc được chia thành 3 phân khu chức năng, đó là: phân khu bảo vệ nghiêm ngặt (8.786 ha), phân khu phục hồi sinh thái (22.603 ha) và phân khu hành chính - dịch vụ - nghiên cứu khoa học (33 ha).


http://www.vietstamp.net/forum/../data%5C2011%5C06%5C24%5C17232252_product.jpg



Với hệ sinh thái rừng và biển phong phú, Vườn Quốc gia Phú Quốc là một trong những trung tâm đa dạng sinh học của nước ta. Hiện nay, Vườn Quốc gia Phú Quốc đang được bảo tồn, phát triển và tiếp tục nhân giống, sưu tầm những loài động vật hoang dã, quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng.
Vườn Quốc gia Phú Quốc có một lớp thảm thực vật phong phú cùng độ che phủ hơn 80% rừng tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loài côn trùng ẩn náu và phát triển mạnh mẽ, trong đó có 54 loài chuồn chuồn (chiếm 23% trong tổng số 235 loài chuồn chuồn Việt Nam được công bố năm 2006) được Tổ chức WAR (Wildlife At Risk), một tổ chức phi chính phủ hoạt động bảo tồn tài nguyên thiên nhiên tại Việt Nam, ghi nhận.
Khu hệ chuồn chuồn Phú Quốc khá phong phú được coi là nhóm động vật đầy màu sắc tự nhiên: trắng, đen, xanh, vàng, đỏ, tía... Có những loài từng được các nhà khoa học thế giới công bố phát hiện cách đây 100 năm hay 200 năm nay cũng thấy ở Phú Quốc như: Newrobasis chinsis (Linnaeus, 1758), Orthetrum chrysis (Selys, 1891). Tháng 12-2008, WAR ghi nhận thêm 5 loài chuồn chuồn mới ở Phú Quốc được phát hiện dọc theo một số con suối chảy qua các khu rừng và các vùng địa hình khác nhau. Do nhóm chuồn chuồn chưa được nghiên cứu nhiều nên tên các loài vẫn chỉ thể hiện ở dạng tên khoa học. Tên chuồn chuồn Việt Nam đa số gọi theo dân gian, dựa vào hình dáng hay màu sắc như: chuồn chuồn ớt, chuồn chuồn ngô, chuồn chuồn kim…


http://www.vietstamp.net/forum/../data%5C2011%5C06%5C24%5C17235894_product.jpg

Bạn có thể tải về miễn phí những hình ảnh chuồn chuồn được chụp tại thiên nhiên hoang dã trên đảo ngọc Phú Quốc tại “Danh mục bằng hình ảnh các loài chuồn chuồn Phú Quốc” (http://www.wildlifeatrisk.org/album/34/chuon-chuon/) trên trang web của WAR.Ngày 11-07-2011, Bộ Thông tin và Truyền thông phát hành bộ tem “Chuồn chuồn” (http://www.vietstamp.net.vn/Product/2213/) gồm 4 mẫu giới thiệu những loài chuồn chuồn đã được phát hiện tại Vườn Quốc gia Phú Quốc là: Lyriothemis mortoni, Trithemis aurora, Rhyothemis obsolescens và Ictinogomphus decoratus. Đáng chú ý, trong 4 loài này có 2 loài chuồn chuồn mới là Lyriothemis mortoni và Rhyothemis obsolescens đã được WAR lần đầu phát hiện và ghi nhận sau chuyến khảo sát côn trùng vào năm 2007.
Tổ chức WAR đã hỗ trợ kỹ thuật, tư liệu hình ảnh để Bưu chính Việt Nam tổ chức thiết kế, phát hành bộ tem này. Do vậy, trên các mẫu tem, bên cạnh biểu trưng của Triển lãm Tem Thế giới Philanippon '11 (được tổ chức tại Nhật Bản từ ngày 28-07 đến 02-08-2011), còn in biểu trưng của WAR.
Bộ tem này được phát hành nhằm góp phần tuyên truyền, giới thiệu về loài chuồn chuồn, một loài côn trùng có ích trong hệ động vật phong phú và đa dạng tại Việt Nam; đồng thời góp phần nâng cao ý thức của công chúng trong công tác bảo vệ, bảo tồn các loài động vật hoang dã của Việt Nam.

( Nguồn : trang chủ vietstamp.net)

Đêm Đông
25-08-2011, 22:57
Vườn quốc gia Phú Quốc


Vườn quốc gia Phú Quốc là một vườn quốc gia của Việt Nam, nằm tại đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
Vườn quốc gia Phú Quốc được thành lập theo Quyết định số 91/2001/QĐ-TTg ngày 8 tháng 6 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về việc chuyển hạng Khu Bảo tồn thiên nhiên Bắc đảo Phú Quốc thành Vườn Quốc gia Phú Quốc.
Vườn quốc gia Phú Quốc đã thu hút nhiều khách du lịch nhờ cảnh đẹp thiên nhiên và những bãi biển hoang sơ, hơn nữa Phú Quốc rất có tiềm năng về du lịch sinh thái được chính quyền cho là một chiến lược lâu dài để phát triển kinh tế một cách bền vững, giảm thiểu những tác động của du lịch với môi trường tự nhiên.
Hiện nay có ít thông tin về khu hệ động vật đảo Phú Quốc. Thảm thực vật nơi đây là rừng thường xanh trên địa hình đồi núi thấp. Vườn quốc gia Phú Quốc có đến 12.794 ha rừng, trên các đai cao rừng còn giầu, tuy vậy ở các đai thấp rừng bị suy thoái nhiều, với ưu thế ở đây là các cây họ Đậu (Fabaceae). Đến nay đã ghi nhận được 929 loài thực vật trên đảo. Cũng có một vài ghi nhận cho rằng ở Phú Quốc trước đây có loài vượn Pillê sinh sống.

http://www.vietstamp.net/data%5C2009%5C09%5C10%5C21351353_product.jpghttp://www.vietstamp.net/data%5C2009%5C09%5C10%5C21370397_product.jpghttp://www.vietstamp.net/data%5C2009%5C09%5C10%5C21435897_product.jpg


Phần biển Phú Quốc rất phong phú và đa dạng, các rặng san hô bắt gặp ở quanh các đảo nằm ở phía nam. Các rặng san hô này chiếm đến 41% diện tích.

http://www.vietstamp.net/data%5C2008%5C06%5C09%5C01374600_product.jpghttp://www.vietstamp.net/data%5C2008%5C06%5C09%5C01391020_product.jpg


Khu hệ cá trong các rặng san hô rất phong phú, các loài họ Cá mú (Serranidae) và họ Cá bướm (Chaetodontidae) và nhiều loài có giá trị kinh tế khác. Đã thống kê được 89 loài san hô cứng, 19 loài san hô mềm, 125 loài cá ở rặng san hô, 132 loài thân mềm, 32 loài da gai và 62 loài rong biển, trong đó nhiều loài quan trọng như trai tai tượng (Tridacna squamosa) và ốc đun cái (Trochus nilotichus).

http://www.vietstamp.net/data%5C2009%5C09%5C11%5C17412876_product.jpg


Phú Quốc đã ghi nhận loài đồi mồi (Eretmochelys imbricata) đến vùng biển này đẻ trứng, nhưng đến nay tần suất gặp chúng là rất ít, ngoài ra có các thông tin từ người dân địa phương về sự xuất hiện của bò biển dugong nhưng vẫn chưa có nghiên cứu chính thức.