PDA

View Full Version : Phiếm bàn giáo dục Đông-Tây


ngotthuha231
26-12-2010, 17:46
Hôm thứ ba vừa rồi, cô bạn người Úc của mình nộp luận văn sau 4 năm miệt mài kinh sử. Kết quả của 4 năm là: 3 projects, 2 bài báo xuất bản với sup, và một ông chồng tạm biệt ra đi. Cô ấy bảo “Ngô, mày biết không thầy tao nhận xét tao là cực kỳ siêng năng nên tao tức lắm. Ở nước tao, cái từ đó chỉ dành cho những đứa hơi bị stupid để động viên chúng nó học tiếp thôi. Tại sao thầy tao không khen tao là smart nhỉ?”. Câu chuyện này làm mình nhớ lại bài báo viết về quan điểm giáo dục của các nước phương Đông và phương Tây.

Các bác phương Tây rất sính cái gọi là “innate ability”, các bác ấy invent ra đủ các thứ test, đại loại như IQ, để kiểm tra học sinh và phân loại học sinh xem nên học cái gì và học ở đâu, có khả năng thành công trong lĩnh vực gì, có tài năng trong lĩnh vực gì. Bác nào mà bi score thấp thì được khuyên là nên chọn trường khác, ngành khác chứ đừng có chuyên với chọn làm gì. Giáo viên trên lớp sẽ dựa vào score để phân loại nhóm và bạn nào score thấp thì làm bài tầm tầm thôi chứ không cá mè một lứa với các bạn có score cao. Và do đó, mỗi khi có test, giáo viên trả bài thì phải đưa tận tay từng bác học sinh. Học sinh không được thảo luận điểm và cười nói thoải mái nếu chẳng may điểm thấp về điểm hoặc lỗi trong bài.

Ở hệ thống giáo dục phương Đông thì lại khác hẳn. Không phải ai sinh ra cũng thông minh nhưng ai cũng có cơ hội cố gắng giống nhau. “Cần cù bù thông minh” là phương châm các bậc cha mẹ dùng để dạy con, để ép con học thêm cho bằng bạn bằng bè. Thế nên các cháu học sinh mà được bố mẹ đầu tư thì lúc nào cũng bận, cũng học hết môn này đến môn kia, chả còn thời gian đi chơi nữa. :-ss

Tuy nhiên, mình cũng chả biết cái quan điểm nào tốt hơn. Nếu chỉ dựa vào innate ability thì cũng bất công cho học sinh vì nhiều khi điểm không cao là do không được luyện nhiều. Thêm nữa, chắc gì mấy cái test đó đã đo chính xác. Bây giờ người ta hay nói đến multi-intelligence. Intelligence được chia tới tận 8 mục cơ mà. Nếu chỉ dựa vào effort không thì cũng dở chẳng kém. Trẻ con chẳng được chơi mà hoặc phải nỗ lực quá nhiều cho một mục tiêu không phù hợp và không khả thi. ~X(

Nói túm lại mình vẫn thấy ông cụ nhà mình nói đúng “Thông minh một ít, cần cù một ít, và phải may mắn một ít nữa thì mới có cơ hội thành công”. Chả biết là mình có cái nào trong 3 cái ấy không hay lại chẳng có cái nào. :(

hat_de
26-12-2010, 19:32
...

Nói túm lại mình vẫn thấy ông cụ nhà mình nói đúng “Thông minh một ít, cần cù một ít, và phải may mắn một ít nữa thì mới có cơ hội thành công”. Chả biết là mình có cái nào trong 3 cái ấy không hay lại chẳng có cái nào. :(

chậc ... các cụ nói chẳng sai

1 cuộc sống bình thường và mãn nguyện thì chỉ cần những món trên là đủ ... tuy nhiên cũng ko phải ai cũng có .. tuy nhiên tất cả đều phải sống ...

và từ đó có những người phải làm đủ mọi thứ để SỐNG ... còn những người SỐNG để hưởng mọi thứ ... tất nhiên là cái người được hưởng mọi thứ kia cũng ko phải khi nào cũng sướng ... ko bàn chuyện những kẻ sống trên lưng thiên hạ ... thì những người sống sướng chân chính kia cũng phải đổ mồ hôi công sức rất nhiều...

à ... hình như mỗi người 1 cuộc sống nhưng tất cả hội tụ ở cái chít thì phải ... khổ mấy rùi cũng chít mà sướng mấy rùi cũng chít ... những ai còn được nhớ tới là những người làm được điều chi đó mới mẻ cho nhân loại ... đôi khi điều đó tốt .. ví như Anh-xtanh với công thức E = mc 2 hay thuyết tương đối ... còn Hitle thì cũng được nhớ tới nhưng vì thứ ko tốt ... chậc ... mỗi người 1 cuộc đời ... trải qua những cái được cái mất cuối cùng rồi cũng ra đi ... mỗi người đi 1 kiểu nhưng họ ko bị lãng quên ... mỗi người 1 dấu ấn ... heh e ...

dù bạn cần cù (đừng cù lần như tay gk) ...
hay bạn smart (sáng láng) ... như ai đó
rồi bạn cũng sẽ trở lại với cát bụi nếu ko phát minh ra cái gì mới mẻ

còn nếu bạn cống hiến được cái gì mới cho nhân loại bạn sẽ được nhớ tới cho dù bạn có stupid đi chăng nữa ... may mắn bạn nghĩ được ra cái gì đó mới mẻ mà nhân loại phải dùng í ... sẽ ko ai quên bạn :D

ko bít mình thuộc nhóm nào nhỉ ... :))

trở lại phiếm bàn giáo dục ... dù anh là kiểu gì nhưng nếu ko tìm được các học sinh có tố chất đặc biệt, hoặc tìm được mà ko bồi dương phát huy được

rồi lại có những trường hợp ko lên lớp được nhưng bắt phải lên lớp thì ... hết lời bình :D

có lẽ trong thời đại mà mọi thứ được tự động hóa ngày càng cao cấp như hiện nay ... thì việc cần cù có vẻ ko còn quá quan trọng nữa, nói cách khác nó được xếp thứ yếu trong việc smart

nói là nói thế thôi, có 1 chân lý thời nào cũng đúng do chính các thiên tài nói: "thiên tài có tới 99 % là mồ hôi nước mắt" <=== nhớ mang máng thế

đại ý là dù có giỏi nhưng ko có sự cần mẫn, cống hiến hết mình thì ko làm được cái gì mới cho nhân loại cả ... :D

tuy nhiên vớ bở phát minh ra cái gì đó mới tinh cho cả thế giới dùng cũng hay :D

làng mình có ai hông nhỉ :D

jojo11111
27-12-2010, 03:33
Hôm thứ ba vừa rồi, cô bạn người Úc của mình nộp luận văn sau 4 năm miệt mài kinh sử. Kết quả của 4 năm là: 3 projects, 2 bài báo xuất bản với sup, và một ông chồng tạm biệt ra đi. Cô ấy bảo “Ngô, mày biết không thầy tao nhận xét tao là cực kỳ siêng năng nên tao tức lắm. Ở nước tao, cái từ đó chỉ dành cho những đứa hơi bị stupid để động viên chúng nó học tiếp thôi. Tại sao thầy tao không khen tao là smart nhỉ?”. Câu chuyện này làm mình nhớ lại bài báo viết về quan điểm giáo dục của các nước phương Đông và phương Tây.

Các bác phương Tây rất sính cái gọi là “innate ability”, các bác ấy invent ra đủ các thứ test, đại loại như IQ, để kiểm tra học sinh và phân loại học sinh xem nên học cái gì và học ở đâu, có khả năng thành công trong lĩnh vực gì, có tài năng trong lĩnh vực gì. Bác nào mà bi score thấp thì được khuyên là nên chọn trường khác, ngành khác chứ đừng có chuyên với chọn làm gì. Giáo viên trên lớp sẽ dựa vào score để phân loại nhóm và bạn nào score thấp thì làm bài tầm tầm thôi chứ không cá mè một lứa với các bạn có score cao. Và do đó, mỗi khi có test, giáo viên trả bài thì phải đưa tận tay từng bác học sinh. Học sinh không được thảo luận điểm và cười nói thoải mái nếu chẳng may điểm thấp về điểm hoặc lỗi trong bài.

Ở hệ thống giáo dục phương Đông thì lại khác hẳn. Không phải ai sinh ra cũng thông minh nhưng ai cũng có cơ hội cố gắng giống nhau. “Cần cù bù thông minh” là phương châm các bậc cha mẹ dùng để dạy con, để ép con học thêm cho bằng bạn bằng bè. Thế nên các cháu học sinh mà được bố mẹ đầu tư thì lúc nào cũng bận, cũng học hết môn này đến môn kia, chả còn thời gian đi chơi nữa. :-ss

Tuy nhiên, mình cũng chả biết cái quan điểm nào tốt hơn. Nếu chỉ dựa vào innate ability thì cũng bất công cho học sinh vì nhiều khi điểm không cao là do không được luyện nhiều. Thêm nữa, chắc gì mấy cái test đó đã đo chính xác. Bây giờ người ta hay nói đến multi-intelligence. Intelligence được chia tới tận 8 mục cơ mà. Nếu chỉ dựa vào effort không thì cũng dở chẳng kém. Trẻ con chẳng được chơi mà hoặc phải nỗ lực quá nhiều cho một mục tiêu không phù hợp và không khả thi. ~X(

Nói túm lại mình vẫn thấy ông cụ nhà mình nói đúng “Thông minh một ít, cần cù một ít, và phải may mắn một ít nữa thì mới có cơ hội thành công”. Chả biết là mình có cái nào trong 3 cái ấy không hay lại chẳng có cái nào. :(

Quan niệm giáo dục phương Tây xem mỗi cá nhân có tài năng riêng và không ai là hoàn mỹ nên nền giáo dục này không dạy toàn diện và chú trọng vào một bộ môn nào mà học sinh biểu hiện tốt nhất và có khả năng thành công nhất! Đương nhiên quyết định là do học sinh lựa chọn, có khi cái mình yêu thích không nhất thiết là thứ mình giỏi nhất!
Trẻ em bên này không có học thêm, chỉ thấy học bớt, dành thời gian đi chơi nhiều hơn vì chơi tiếp thu kiến thức nhanh hơn và tốt hơn học! (có multiple studies về cái này)
Còn điểm số, theo jo hiểu, không công bố cho cả lớp nghe là thứ nhất vì cái quan niệm mỗi người có thiên phú khác nhau trong các lĩnh vực khác nhau, thứ hai là vì không muốn những đứa trẻ có điểm kém tự ti và các bé có điểm tốt cao ngạo, thứ ba (và quan trọng nhất) là vì điểm số của học sinh là chuyện riêng tư của học sinh và nhà trường phải tôn trọng sự riêng tư (personal life) của học sinh! Thậm chí trên đại học ba mẹ học sinh không có quyền xem điểm số của con mình (trừ khi học sinh muốn)...
Theo mình thấy, cần cù là cực kỳ quan trọng nhưng bố mẹ và thầy cô cần khuyến khích trẻ học hỏi và tìm tòi theo ý thích của trẻ, đặc biệt là từ nhỏ (tiểu học là quan trọng nhất) không nên làm bé thấy mình không thông minh hay là mình học dở vì những thứ mà tiểu học dạy sẽ theo đứa trẻ suốt cuộc đời :D

@Hà: bạn Hà học làm luận văn gì vậy?

ngotthuha231
27-12-2010, 12:36
@Hà: bạn Hà học làm luận văn gì vậy?

Tiến sĩ Ngôn ngữ học (Applied linguistics) anh ạ! :)

dammanh
30-12-2010, 00:16
To ngotthuha231:Vấn đề cháu đưa ra rất hay và đáng suy nghĩ,bác sẽ trình bày các suy nghĩ của bác trong những ngày tới.Cám ơn cháu nhiều!

ngotthuha231
30-12-2010, 13:07
To ngotthuha231:Vấn đề cháu đưa ra rất hay và đáng suy nghĩ,bác sẽ trình bày các suy nghĩ của bác trong những ngày tới.Cám ơn cháu nhiều!

Lớp Đại học của cháu là 100% con gái. Bữa trước có 1 thầy hỏi vui các thành viên trong lớp sau khi tốt nghiệp sẽ đi theo hướng nào trong 2 hướng sau:

1. Lấy chồng trước rồi làm Thạc sĩ, Tiến sĩ
2. Làm Thạc sĩ, Tiến sĩ trước rồi lấy chồng

Cháu thấy:

Nếu (1) thì khả năng bị chồng bỏ như chị bạn người Úc là rất cao. :-ss
Nếu (2) thì khả năng bị ế chồng cũng cao chẳng kém. :">

Bố cháu bảo cháu có ít thông minh, thỉnh thoảng may mắn, nhưng lại ko có chút cần cù nào => Khả năng thành công rất bấp bênh. :((

Cháu viết bài này chủ yếu là giải tỏa chút tâm lí để thoải mái thôi. Được mọi người ủng hộ, cháu thấy rất vui ạ! :D

dammanh
05-01-2011, 19:31
To Ngothuha 231:
Trước khi bàn đến cách giáo dục và đào tạo của TÂY – ĐÔNG.Bác nhận thấy con người cần tích lũy cái gì trong cuộc đời? Cần học và làm gì trong cuộc sống!tư duy của mỗi người cũng thay đổi theo t/g nên chế độ đào tạo,phương pháp học,tiếp cận cái mới cũng phải thay đổi…rồi bao điều của cuộc sống tác động làm cho chúng ta phải lựa chọn 1 con đường đi tối ưu nhất để đến đích
1. Cái cần phải tích lũy , theo bác có 5 cái (có thể nhiều hơn,nhưng hãy tạm như vậy đã)
-TRI THỨC:Tích lũy cả đời nhưng quan trọng nhất đến tuổi 30 vì lúc này não còn trẻ trung và có sức sáng tạo lớn
-TÀI CHÍNH: Nghèo thì lâu chứ giầu thì rất chóng,do vậy chớ vội mong làm giầu sớm,tiền vận hay không bằng hậu vận tốt.Đừng ham làm giầu mà làm bậy,mà đốt cháy giai đoạn..
-KINH NGHIỆM SỐNG :Đối nhân xử thế,nắm bắt một vấn đề và triển khai một dự án của cuộc đời v.v..
-CÁC MỐI QUAN HỆ:Giúp cho ta đến mục tiêu nhanh nhất và chuẩn xác nhất.Tạo cho ta có một chỗ đứng khiêm tốn trong xã hội. Đây chính là cơ sở tạo uy tín cho cá nhân,tạo thương hiệu cho cả sự nghiệp…
-SỨC KHỎE:Điều này rất quan trọng mà cần liên tục tích lũy,nhưng giới trẻ lại nhiều khi coi thường ,không chịu tích lũy…đến khi về già mới hiểu ra thì quá muộn!
2.Ngày nay cuộc sống quá hối hả so với vài chục năm trước,kiến thức thì bao la,kinh nghiêm còn ít ỏi..Phải làm gi đây?để tồn tại và có cơ sở tạo điều kiện vươn lên những tầm cao mới-Có lẽ đây cũng chính là các tham số cần tính đến khi lập ra chương trình đào tạo,cộng thêm tư duy thay đổi theo từng mốc của cuộc đời…và sự khác biệt đông tây chính cần diễn giải từ đây!(còn tiếp)

ngotthuha231
05-01-2011, 19:42
... nhưng giới trẻ lại nhiều khi coi thường ,không chịu tích lũy…đến khi về già mới hiểu ra thì quá muộn!

Đọc bài bác viết, cháu chợt nhớ đến 1 bài báo mạng:

10 điều tuổi trẻ thường lãng phí

1.Sức khoẻ:

Lúc còn trẻ, người ta thường ỷ lại vào sức sống tràn trề đang có. Họ làm việc như điên, vui chơi thâu đêm, ăn uống không điều độ…. Cứ như thế, cơ thể mệt mỏi và lão hoá nhanh. Khi về già, cố níu kéo sức khoẻ thì đã muộn.

2.Thời gian:

Mỗi thời khắc “vàng ngọc” qua đi là không bao giờ lấy lại được. Vậy mà không hiếm kẻ ném 8 giờ làm việc qua cửa sổ. Mỗi ngày, hãy nhìn lại xem mình đã làm được điều gì. Nếu câu trả lời là “không”, hãy xem lại quỹ thời gian của bạn nhé!

3.Tiền bạc:

Nhiều người hễ có tiền là mua sắm, tiêu xài hoang phí trong phút chốc. Đến khi cần một số tiền nhỏ, họ cũng phải đi vay mượn. Những ai không biết tiết kiệm tiền bạc, sẽ không bao giờ sở hữu được mộtgia tài lớn.

4.Tuổi trẻ:

Là quãng thời gian mà con người có nhiều sức khoẻ và trí tuệ để làm những điều lớn lao. Vậy màcó người đã quên mất điều này. “Trẻ ăn chơi, già hối hận” là lời khuyên dành cho những ai phí hoài tuổi thanh xuân cho những trò vô bổ.

5.Không đọc sách:

Không có sách, lịch sử im lặng, văn chương câm điếc,khoa học tê liệt, tư tưởng và suy xét ứ đọng. Từ sách, bạn có thể khám phá biết bao điều kỳ thú trên khắp thế giới. Thật phí “nửa cuộc đời” cho nhưng ai chưa bao giờ biết đọc sách là gì!

6.Cơ hội:

Cơ hội là điều không dễ dàng đến với chúng ta trong đời. Một cơ may có thể biến bạn thành giám đốc thành đạt hay một tỷ phú lắm tiền. Nếu thờ ơ để vận may vụt khỏi tầm tay, bạn khó có thể tiến về phía trước.

7.Nhan sắc:

Là vũ khí lợi hại nhất của phụ nữ. Có nhan sắc, bạn sẽ tự tin và chiếm được nhiều ưu thế hơn so với người khác. Tuy nhiên, “tuổi thọ” của nhan sắc có hạn. Thật hoang phí khi để sắc đẹp xuống dốc. Hãy chăm sóc mình ngay từ bây giờ.

8.Sống độc thân:

Phụ nữ ngày nay theo trào lưu “chủ nghĩa độc thân”. Thực tế là khi sống một mình, bạn rất cô đơn và dễ cảm thấy thiếu vắng vòng tay yêu thương của chồng con. Bận bịu gia đình chính là một niềm vui. Sống độc thân, bạn đã lãng phí tình cảm đẹp đẽ ấy.

9.Không đi du lịch:

Một vĩ nhân đã từng nói: “Khi đi du lịch về, con người ta lớn thêm và chắc chắn một điều là trái đất phải nhỏ lại”. Vì thế, nếu cho rằng đi du lịch chỉ làm hoang phí thời gian và tiền bạc, bạn hãy nghĩ lại nhé!

10.Không học tập:

Một người luôn biết trau dồi kiến thức sẽ dễ thành công hơn người chỉ biết tự mãn với những gì mình biết. Nếu không học hành, bạn đang lãng phí bộ óc đấy!

Nguồn: Internet