PDA

View Full Version : Cố Khải Chi và Lạc thần phú đồ


huybuixuan
18-01-2011, 05:24
Cố Khải Chi tự là Trường Khang (345-?) là một trong ba đại danh họa thời Tấn (TQ). Khải Chi là học trò của hai danh họa Vệ Hiệp và Tào Bất Hưng, kiêm tu tuyệt kỹ của cả hai người này nhưng ông ý thức được rằng ‘phải vẽ không giống ai trên đời, vẽ để người đời sau phải công nhận ông đứng riêng một cõi’. Quả nhiên hơn 500 năm sau, danh sĩ Lý Tự Chân đời Đường đã viết trong sách Hậu họa phẩm: ‘Cổ thiên tài kiệt xuất, đứng riêng một cõi,không ai sánh bằng. Ông suy nghĩ ngang với tạo hóa, hiểu diệu lý của sự vật’
Bảo vật quốc gia
Cố Khải Chi là tác giả của hơn 60 bức họa nổi tiếng nhưng mai một qua 16 thế kỷ biến loạn và binh lửa. Trong các tác phẩm của ông, có Lạc Thần phú đồ dựa theo bài phú Lạc thần nổi tiếng của Tào Thực viết về mối tình huyền hoặc đối với Lạc thần Mật Phi.


Lạc thần phú đồ và Nữ sử châm đồ, qua các triều đại đều được coi là báu vật quốc gia, được đưa vào cung đình bảo quản từ đời Tống Huy tông, đến đời Nguyên, Minh, Thanh. Cho tới khi liên quân 8 nước đánh vào Bắc Kinh, trong số các bảo vật bị lấy đi có hai bức họa này. Hiện nay hai bức họa này đang được giữ ở bảo tàng Anh. Còn ở Trung Quốc, chỉ còn lại các bản sao của họa sỹ đời Minh.
121521

Năm 2005, Trung Quốc phát hành bộ tem Lạc thần phú đồ gồm 10 tem liên hoàn, trên lề có ghi lại nội dung bài Lạc thần phú của Tào Thực. Màu tem nâu cũ bàng bạc như khói như sương, huyễn hoặc, huyền ảo. Thể hiện được đúng cái thần của bức tranh cũng như cái thần của mối tình duyên bất thành giữa Tào Thực và nàng Mật Phi ngày ấy.

Một giai thoại về Cố Khải Chi
Năm 24 tuổi, Cố Khải Chi, đã là một họa gia danh tiếng, đến kinh thành. Dịp đó chùa Ngoãn Quan vừa trùng tu xong, các vị hòa thượng lên kế hoạch lạc quyên. Khá nhiều người hảo tâm đã đến làm công đức, hầu hết là quan chức và các bậc phú hào, nhưng chưa có người nào cúng dâng tới 10 vạn tiền. Cố Khải Chi tới chùa, lướt nhìn danh sách những người đã lạc quyên, rồi cầm bút ghi vào danh sách đó 100 vạn tiền. Việc này lập tức lan truyền khắp kinh thành. Người đời ai chả biết Cố Khải Chi là một danh họa thanh hàn. Một số hòa thượng đến hỏi xem Cố Khải Chi có thể cho tiền không, Cố liền bảo: “Xin hãy quét vôi lại bức tường phía Đông trong Hậu cung. Chỉ trong vòng 30 ngày là có đủ 100 vạn tiền”. Vốn trọng tài năng và nhân cách của Cố Khải Chi, các vị hòa thượng làm theo lời ông. Cố Khải Chi lền đóng cửa Hậu điện, vẽ một bức bích họa mô tả cuộc biện thuyết của Bồ tát Văn Thù với Bồ tát Duy Ma Cật. Theo Phật điển, Duy Ma Cật là đệ tử đắc pháp hàng đầu của Thích Ca, nhưng không xuất gia là hòa thượng mà vẫn sống ở nhà như một trưởng giả. Thích Ca nhiều lần cho các đệ tử đến thuyết phục Duy Ma Cật, nhưng chưa hiệu quả. Lần này, Bồ tát Văn Thù tình nguyện đến thuyết phục. Duy Ma Cật thác bệnh trong khi tiếp Văn Thù. Trong bức bích họa, Cố Khải Chi phải dừng lại nhiều buổi mới vẽ xong đôi tròng mắt Duy Ma Cật. Hoàn tất, bức tranh mô tả sinh động toàn cảnh cuộc biện thuyết, có cả chư tiên trên trời rải hoa xuống trong nghi thức cúng dường… Rồi Cố Khải Chi bảo các vị hòa thượng mở cửa Hậu điện cho khách thập phương vào xem và thu tiền lạc quyên. Các thí chủ kéo đến, không tiếc tiền của trước chùa Ngoãn Quan cũng như trước bức bích họa của Cố Khải Chi. Quả nhiên, chỉ vài ngày, số tiền thu được đã lên tới hơn 100 vạn
(Đọc giai thoại này làm mình nhớ về giai thoại Trạng Quỳnh vẽ tranh trả tiền đò . He he)