PDA

View Full Version : Sự tích Bát Tiên


Poetry
04-02-2011, 20:54
Bát Tiên là 8 vị Tiên ở 8 động đá của núi Bồng Lai trên đảo Bồng Lai nơi cõi Thiêng liêng.

Bát Tiên gồm 8 vị Tiên kể tên ra sau đây:

1. Lý Thiết Quày (Thiết Quày hay Thiết Quải là cây gậy sắt) nhưng thường gọi là Lý Thiết Quả.

2. Hán Chung Ly.

3. Lữ Ðộng Tân (Ðộng là cái hang núi) nhưng thường gọi là Lữ Ðồng Tân.

4. Lam Thái Hòa.

5. Trương Quả Lão.

6. Hà Tiên Cô.

7. Hàn Tương Tử.

8. Tào Quốc Cữu.

Poetry
04-02-2011, 21:02
1. Lý Thiết Quả



122444 122445 122446


Ngài họ Lý, tên là Huyền, hiệu là Ngưng Dương, nên thường gọi là Lý Ngưng Dương, diện mạo nghiêm trang, tính hạnh trong sạch, học rộng biết nhiều, không mộ công danh, muốn đi tu Tiên. Biết được Lý Lão Tử đang dạy Ðạo trên núi Họa Sơn, Lý Ngưng Dương liền tìm đến đó để xin học Ðạo.

Ði dọc đường, Ông ngâm thơ rằng:

Tâm tính con người có thấp cao,
Khen lò Tạo Hóa đúc anh hào.
Làm trai biết thấu vòng vinh nhục,
Ðược chữ thanh nhàn khỏi chữ lao.

Khi đến núi Họa sơn thì Trời đã tối. Lý Ngưng Dương tự nhủ: Mình là đệ tử đi cầu thầy học Ðạo, lẽ nào ban đêm dám gõ cửa. Chi bằng ngủ đỡ trên bàn thạch trước cửa động, chờ Trời sáng sẽ xin vào ra mắt.

Ở trong động, Ðức Lão Tử đang đàm đạo với Huyễn Khưu Chơn Nhơn, xảy có cơn gió thanh, Ðức Lão Tử hỏi:

- Ông có biết gió ấy là điềm chi chăng?

- Chắc có người gần thành Tiên đi tới.

- Ta đã rõ Lý Ngưng Dương gần thành Tiên và là Tiên đứng đầu sổ hết thảy.

Nói rồi, Ðức Lão Tử truyền Tiên đồng ra mở cửa động mà đón. Xảy thấy một Ðạo sĩ đang đứng trước động, liền hỏi:

- Có phải Lý Ngưng Dương đó không?

- Sao Tiên đồng lại biết tên tôi?

- Tôi vâng lệnh Lão Quân ra cửa đón anh.

Lý Ngưng Dương vô cùng mừng rỡ, chắc là mình có phước lớn nên mới được Lão Quân biết đến, liền đi theo Tiên đồng vào ra mắt, thấy Lão Quân có hào quang sáng lòa, dung nhan tươi nhuận, râu tóc bạc phơ, và Huyễn Khưu Chơn Nhơn cũng vậy.

Lý liền quì lạy ra mắt Lão Quân và Huyễn Khưu. Hai vị đáp lễ rồi mời ngồi. Lý Ngưng Dương quì thưa rằng:

- Ðệ tử tầm sư học Ðạo, lẽ nào dám ngồi. Xin Thầy dạy bảo.

Lão Tử bảo:

- Ngươi ngồi xuống rồi ta nói cho nghe:

Học Ðạo cho minh,
Lẳng lặng làm thinh,
Ðừng lo đừng ráng,
Cho tịnh cho thanh,
Chẳng nên nhọc sức,
Chớ khá tổn tinh,
Giữ được tính tình,
Là thuốc trường sinh.

Lý Ngưng Dương mừng rỡ lạy tạ Lão Quân.

Huyễn Khưu nói:

- Ngươi có tên trong Sổ Tiên, đứng đầu hết thảy. Về tu như vậy thì thành.

Nói rồi truyền Tiên đồng đưa Lý Ngưng Dương ra khỏi động, xuống núi. Lý Ngưng Dương lạy tạ rồi theo Tiên đồng rời khỏi động, trở về quê, lên núi cất nhà bên động đá, tu theo lời Ðức Lão Tử dạy, cứ tu luyện hoài như vậy. Chẳng bao lâu cảm thấy nhẹ mình, bước đi như gió.

Một người dân quê tên là Dương Tử lên núi thấy vậy cũng phát tâm mộ đạo, xin Lý Ngưng Dương thâu làm đệ tử, ở lại tu hành.

Ngày kia, Lý Ngưng Dương thấy hào quang chiếu vào cửa sổ, thì biết có Thần Tiên giáng hạ, rồi mau sửa soạn lên núi đón tiếp. Xảy nghe tiếng hạc, ngó lên thấy Ðức Lão Tử và Huyễn Khưu Chơn Nhơn cỡi hạc đáp xuống.

Lý Ngưng Dương lạy chào mừng rỡ.

Ðức Lão Tử nói:

- Bữa nay tinh thần hơn trước. Ta nhắm ngươi xuất hồn đặng. Vậy 10 ngày nữa, ngươi xuất hồn đi dạo các nước với ta.

Nói rồi liền từ giã, và hai vị cỡi hạc bay trở về núi.

Cách 9 ngày sau, Lý Ngưng Dương kêu học trò là Dương Tử đến dặn rằng:

- Thầy sẽ xuất hồn đi thiếp 7 ngày ngươi phải gìn giữ xác ta cẩn thận. Nếu sau 7 ngày mà ta không trở về thì hãy thiêu xác.

Dặn dò xong, Lý Ngưng Dương nằm thiếp xuất hồn đi.

Khi Dương Tử giữ xác thầy được 6 ngày thì người nhà đến báo tin rằng:

- Mẹ anh bệnh nặng, đang hấp hối, trông anh mau về cho mẹ thấy mặt mà tắt hơi.

Dương Tử khóc lớn than rằng:

- Thầy đi thiếp chưa về, nếu ta đi, lấy ai giữ xác thầy, bằng không đi thì làm sao thấy mặt mẹ, ôi khổ biết chừng nào!

Người nhà liền hỏi rõ Dương Tử về sự đi thiếp của thầy, rồi nói:

- Xác người chết đã 6 ngày, ngũ tạng thảy đều hư hết, lẽ nào sống lại bao giờ. Vả lại, thầy có dặn 7 ngày thì thiêu xác, chắc thầy đã thành Tiên. Nay 6 ngày mà thiêu xác thầy cũng không lỗi. Mau thiêu xác thầy rồi về gặp mặt mẹ.

Dương Tử bần dùng không nỡ, nhưng túng thế cũng phải nghe lời, liền đặt nhang đèn, hoa quả tế thầy, rồi thiêu xác. Vừa khóc vừa đọc bài kệ sau đây:

Mẹ bệnh ngặt hầu kề, Thầy đi thiếp chưa về,
Mẫu thân tình một thuở, Sư phụ nghĩa nhiều bề,
Vẹn thảo nên quyền biến, Lỗi nghì luống ủ ê,
Hồn linh xin chứng chiếu, Khoái lạc chốn non huê.

Thiêu xác thầy xong, Dương Tử liền gấp rút chạy về nhà, vừa đến cửa nhà thì mẹ vừa tắt thở. Rủi ơi là rủi! Lỗi hết hai đàng, đã bất nghĩa với thầy, lại không tròn hiếu sự.

Nhắc lại, Lý Ngưng Dương, hồn xuất về chầu Ðức Lão Tử, được thầy dẫn đi khắp các nước trên cõi thiêng liêng, đến núi Bồng Lai, gặp các Thánh Tiên, ra mắt đủ mặt, đến 7 ngày thì xin về. Ðức Lão Tử cười nói rằng:

- Hãy nghe bài kệ này thì rõ:

Tịch cốc ăn lúa mì, Ðường quen xe phơi phới,
Muốn tìm cốt cách xưa, Lại gặp mặt mày mới.

Lý Ngưng Dương nghe bài kệ của thầy thì ghi nhớ chứ không hiểu ngụ ý gì, nhưng cũng lạy thầy từ tạ ra về. Khi hồn về tới nhà thì không thấy xác, không thấy học trò, coi lại thì xác đã ra tro bụi.

Lý Ngưng Dương rất giận đứa học trò bất nghĩa này. Hồn bay phảng phất xuống chân núi, gặp một xác ăn mày nằm dựa bên đường, kế bên cây gậy, có một chân cùi.

Lý Ngưng Dương nghĩ lại bài kệ của thầy cho, chợt hiểu, biết phận mình phải vậy chớ không nên oán trách học trò, liền nhập hồn vào xác ăn mày, rồi ngậm nước phun vào gậy tre hóa ra gậy sắt. Bởi cớ đó, người đời không biết họ tên ông ăn mày này, thấy cầm cây gậy sắt, nên gọi là Ông Thiết Quày, sau gọi trại ra là Thiết Quả.

Sở dĩ Ðức Lão Tử không cho hồn Lý Ngưng Dương về kịp trước khi học trò thiêu xác là vì Ðức Lão Tử muốn Lý Ngưng Dương bỏ xác phàm cho tuyệt sự hồng trần mà về luôn nơi Tiên cảnh, còn xác ăn mày là mượn tạm để tu, chứ muốn biến hóa thế nào cũng được.

Thiết Quả đánh tay biết rõ các việc đã xảy ra với đứa học trò mình là Dương Tử. Thiết Quả liền đem linh dược đến cứu tử mẹ nó, kẻo đứa học trò tức tối ân hận cả đời tội nghiệp. Ðến nơi thấy Dương Tử đang ôm quan tài mẹ khóc ngất, rồi rút gươm ra định tự vận. Thiết Quả kịp đến ngăn cản và nói:

- Ngươi có lòng thành nên Trời khiến ta đến đây đem linh dược cứu tử mẹ ngươi. Vậy ngươi mau giở nắp quan tài ra, cạy miệng mẹ ngươi ra mà đổ thuốc.

Nói rồi lấy ra một hoàn thuốc đưa cho Dương Tử. Dương Tử làm y lời, giây lát, bà mẹ hắt hơi lấy lại hơi thở, rồi ngồi dậy bước ra khỏi quan tài, xem có vẻ mạnh khỏe hơn trước. Cả nhà vô cùng mừng rỡ. Dương Tử quì lạy Thiết Quả, thưa rằng:

- Cảm tạ Tiên ông, xin Tiên ông cho biết danh hiệu.

- Ta đây là Lý Ngưng Dương, là thầy của ngươi. Bởi ngươi thiêu xác ta nên hồn ta phải nhập vào xác ăn mày này. Biết rõ việc làm của ngươi, nên ta không chấp, lại đến cứu tử mẹ ngươi để ngươi nuôi mẹ phỉ tình. Ta tặng thêm cho ngươi một hoàn thuốc nữa để ngươi uống vào sống lâu nuôi mẹ. Thầy trò sẽ gặp lại sau nầy.

Dương Tử cúi đầu lạy tạ thầy, chưa kịp hỏi thăm thì Thiết Quả đã biến mất.

Thiết Quả biến hóa về núi Họa sơn, hầu thầy. Ðức Lão Tử cười nói:

- Vậy mới chắc thành Tiên, không lo trở lại trần thế.

Nói rồi truyền dọn tiệc ăn mừng Thiết Quả.

Poetry
05-02-2011, 20:11
2. Hán Chung Ly


122508 122509 122510

Hán Chung Ly, họ là Chung Ly đời nhà Hán, tên là Quyền, hiệu là Vân Phòng, làm Ðại Tướng trong triều đình nhà Hán.

Khi mới sinh, Chung Ly Quyền có điềm khác lạ, trên nóc nhà hào quang sáng đỏ, ai nấy đều kinh, lớn lên thành một vị tướng quân, võ nghệ như thần, oai danh quá cọp.

Khi ấy triều đình nhà Hán nhận được sớ khẩn cấp của tướng trấn ải báo có binh Phiên do Bất Dực thống lĩnh đánh vào ải rất nguy kịch, xin triều đình cử binh cứu viện.

Xem xong, Hán Ðế rất kinh hãi, liền hạ chiếu sai Ðại Tướng Chung Ly Quyền làm Nguyên soái, Phùng Dị làm Phó Tướng, kéo đại binh 50 vạn gấp rút đi ra quan ải cứu viện.

Nguyên Soái Chung Ly tế cờ, hiểu dụ tướng sĩ xong thì kéo quân đi ngay tới ải Kỳ Thủy đóng trại. Rạng ngày hôm sau, hai bên ra trận. Bất Dực đánh không thắng nổi Chung Ly, quân Phiên bại trận chạy dài. Tin chiến thắng liên tiếp báo về triều đình, danh tiếng Nguyên soái Hán Chung Ly vang dậy.

Lúc đó, Lý Thiết Quả đang ở Cung Tiên, đánh tay biết Hán Chung Ly đã thắng quân Phiên nhiều trận, uy danh lừng lẫy, và lại biết kiếp trước của Hán Chung Ly là Tiên coi sổ bộ ở Thượng giới, phạm tội bị đọa trần, nay mê việc chiến tranh mà không lo tu hành, biết chừng nào trở về ngôi vị cũ.

Lý Thiết Quả muốn độ Chung Ly, nhưng nếu để Chung Ly thắng trận mãi, triều đình sẽ gia phong quan tước, thì bị mê đắm trong vòng phú quí vinh hoa, nên Thiết Quả định làm cho Chung Ly bại trận thì mới độ được. Tính rồi liền hóa ra một ông già bay xuống dinh Phiên của Bất Dực.

Lúc bấy giờ Bất Dực đang ngồi trong dinh, thở vắn than dài, không tìm được kế chi để đánh binh Hán. Xảy thấy quân vào báo: Có một ông già cốt cách Thần Tiên xin vào ra mắt.

Bất Dực lấy làm lạ, liền cho mời vào, hỏi:

- Lão trượng đến tôi có việc gì?

- Tôi đến đây bày cho Tướng quân kế thắng binh Hán. Ðêm nay tôi biết bên dinh Hán có hỏa hoạn lớn, Tướng quân thừa dịp này kéo quân vào cướp dinh thì chắc thắng mười phần.

Ông già nói xong liền từ giã đi mất.

Bất Ðực, lòng bán tín bán nghi, sợ lầm kế của Nguyên soái Chung Ly, nhưng cũng truyền lệnh chuẩn bị canh hai đến cướp dinh Hán. Nếu thấy dinh Hán bị hỏa hoạn như lời của ông già thì sẽ tràn quân đánh vào, bằng không thì rút binh về.

Bên dinh Hán, tuy vừa mới thắng quân Phiên, nhưng cũng không dám kiêu, cắt đặt canh phòng ban đêm rất cẩn mật vì sợ cướp dinh.

Khoảng giữa canh ba, Lý Thiết Quả hóa phép đốt dinh Hán, ngọn lửa cháy lan rất mạnh, binh lính không dập tắt nổi.

Bất Dực thấy đúng thời cơ, liền kéo đại binh đánh vào. Chung Ly Nguyên soái cầm giáo lên ngựa đánh với Bất Dực, thấy binh Hán hoảng sợ chạy hết thì cả kinh, quay ngựa bại tẩu. Bất Dực muốn bắt sống Chung Ly nên buông tên nhắm vào con ngựa của Chung Ly đang cỡi, làm ngựa trúng tên té nhào, may Phó tướng Phùng Dị chạy đến tiếp cứu, bắt một con ngựa khác đưa cho Nguyên soái. Hai người bại tẩu, ngó lại dinh Hán bị lửa thiêu rụi, binh Hán bỏ chạy tán loạn. Nguyên soái tức quá té nhào xuống ngựa chết giấc. Khi tỉnh lại than rằng:

- Ta làm Ðại Tướng vâng chỉ đánh Phiên, ngỡ là cứu nước rạng danh, nào hay Trời khiến ta thảm bại thế nầy, chẳng những mắc tội với vua, lại còn hổ mặt với triều thần, thật là Trời muốn giết ta, ta còn sống làm chi nữa.

Than rồi, Hán Chung Ly toan rút gươm tự vận. Phùng Dị cứ mãi khuyên can. Xảy thấy binh Phiên kéo đến truy nã. Phùng Dị cản hậu, Hán Chung Ly chạy trước. Chạy tới sáng thì lạc mất, Hán Chung Ly đến một nơi không có nhà cửa dân chúng, phía trước là núi, vừa đói vừa khát, tiến thoái lưỡng nan. Xảy thấy một ông sãi mắt xanh chống gậy đi tới. Chung Ly mừng rỡ bước đến thưa rằng:

- Tôi là Hán Nguyên soái Chung Ly Quyền đem quân đi đánh Bắc Phiên, bị bại trận nên chạy lạc tới đây, xin thầy chỉ nhà cho tôi tá túc để trở về triều đình xin binh cứu viện.

Ông sãi gật đầu, dắt Chung Ly chỉ một cái am, nói rằng

- Ðây là chỗ ở của Ðông Hoa Chân Nhân, tướng quân vào đó mà tạm nghỉ.

Nói rồi đi thẳng như bay. Hớn Chung Ly đi đến am, nhìn thấy cảnh vật xinh tươi yên tĩnh, phải chỗ của Thần Tiên, đến trước cửa am, định gõ cửa thì nghe có tiếng ngâm thơ từ trong am vọng ra:

Việc thế chẳng đua tranh,
Thanh nhàn lánh lợi danh,
Thân nương theo động đá,
Tình gởi tại mây xanh.
Chơi dạo say mùi đạo,
Thong dong dưỡng tánh lành,
Hỏi ai là bạn tác?
Gió mát với trăng thanh.

Lý Thiết Quả sắp đặt trước, giả làm sãi mắt xanh dẫn Hán Chung Ly đến cho Ðông Hoa Chân Nhân dạy đạo.

Hán Chung Ly nghe tiếng ngâm thơ vừa dứt thì có một ông Lão cốt cách Thần Tiên, chống gậy bước ra hỏi:

- Có phải Chung Ly Quyền Nguyên soái đó chăng?

Hán Chung Ly kinh hãi thưa:

- Phải, tôi vâng chỉ đi đánh Phiên, chẳng may thất trận chạy lạc đến đây, xin Thượng Tiên từ bi cho tôi tá túc.

Ðông Hoa Chân Nhân mời vào am đãi cơm chay, nói:

- Công danh như bọt nước, phú quí như ngọn đèn trước gió. Từ xưa đến nay, giang sơn nhiều chủ, phúc thọ ít người. Bần đạo chán cảnh đời đau khổ, tìm nơi u nhã, sống thanh nhàn, thoát vòng lợi danh trần tục. Tướng quân cũng nên thừa dịp này mà tu tâm dưỡng tánh, còn ham công danh phú quí làm chi.

Chung Ly Nguyên soái lắng nghe, liền tỉnh ngộ, muốn theo học đạo, hỏi:

- Tiên ông luyện phép chi mà được trường sinh?

- Phép trường sinh có gì lạ đâu, lòng phải trống mà bụng phải đặc. Lòng trống là không lo lắng, để cho thơ thới như không; bụng đặc là không theo sắc dục, nguyên khí chẳng hao, được như vậy thì thành Tiên, trường sinh bất tử.

Hán Chung Ly nghe vậy thì mừng rỡ thưa rằng:

- Nhờ Tiên ông chỉ dạy, tôi xin lạy để làm học trò. Xin thầy cho biết tôn hiệu.

- Ta là đạo sĩ thời thượng cổ, nay đã thành Tiên, hiệu là Ðông Hoa.

Nói rồi truyền cho Hán Chung Ly phép tu luyện và dạy luôn cho Chung Ly phép chỉ đá hóa vàng, rồi tặng cho một cây gươm thanh long chém quỉ.

Hôm sau, Hán Chung Ly lạy thầy xin trở về nhà lo thu xếp việc nhà. Ðông Hoa Chân Nhân chỉ đường về nhà. Khi Chung Ly ngó lại thì thấy thầy và nhà cửa đều biến mất, suy nghĩ biết là Tiên ông biến hóa để độ mình. Chung Ly Quyền tự đặt hiệu cho mình là Vân Phòng, rồi cải trang đi mải miết về nhà để thăm gia quyến.

Gia đình Chung Ly Nguyên soái hay tin thất trận và mất tích, tin tưởng là đã chết nên cả nhà than khóc để tang. Nay lại thấy Chung Ly cải trang trở về thì thất kinh mừng rỡ, hỏi thăm cớ sự. Chung Ly thuật lại đủ hết. Gia quyến mừng rỡ nói rằng: Khi mới sinh ra có điềm lành, chẳng lẽ lại thác về nghiệp dữ.

Chung Ly Quyền không dám ở nhà lâu, sợ vua hay tin bắt tội, liền ăn mặc theo Ðạo sĩ, từ giã gia quyến để đi tu, lại đến thăm anh ruột là Chung Ly Giảng, đang làm chức Lang Trung. Chung Ly Giảng ham mộ đạo đức đã lâu, nay nghe em nói, mừng rỡ bội phần, liền sắp xếp hành trang, cùng em trốn lên non tu luyện. Hai người nhắm núi Họa sơn đi tới. Dọc đường, thấy con cò trắng đang ngóng cổ, Vân Phòng nói:

- Con cò cổ dài, le le cổ ngắn, không thể nào cắt bớt mà can bổ cho bằng. Việc đời cũng vậy, kẻ ưa danh lợi, người mến thanh nhàn.

Nhờ có gươm phép của thầy trao tặng, Vân Phòng giết được cọp tinh đang phá hại dân làng, lại thấy dân quá nghèo khổ, nên dùng phép chỉ đá hóa vàng, lấy vàng phát cho dân.

Ngày kia, Ðông Hoa Chân Nhân tìm đến để dạy đạo thêm, truyền thêm phép tu luyện cho hai người.

Chung Ly Vân Phòng đi dạo chơi đến núi Tứ Hạo, thình lình một tiếng sấm nổ vang, núi nứt ra một cái khe. Vân Phòng thấy lạ, liền tiến vào khe, gặp một cái hộp đá có một cuốn kinh, liền lấy kinh đem ra ngoài xem thì khe núi biến mất, vách núi liền lại như cũ. Vân Phòng thầm biết là Thần Tiên đã ban kinh cho mình tu luyện, nên càng cố công. Chẳng bao lâu thì đạt đến mức cao siêu.

Bỗng nghe tiếng nhạc vang Trời, nhìn lên thấy mây lành năm sắc, Tiên hạc bay xuống đáp trước mặt Vân Phòng, nói tiếng người rằng:

- Thượng Ðế sai tôi xuống rước Vân Phòng trở về phục chức cũ ở Thượng giới.

Vân Phòng liền đưa sách lại cho anh, dặn dò và giã từ, cỡi hạc lên Trời. Chung Ly Giảng ở lại tu theo sách đó, lâu ngày cũng thành Tiên, được Vân Phòng cỡi hạc xuống rước.

Poetry
06-02-2011, 14:34
3. Lữ Đồng Tân


122531 122532 122533

Lữ Ðồng Tân, con của Thứ Sử Hải Châu, sinh ngày 14 tháng 4. Khi bà mẹ mới sinh Ông thì trong phòng mùi hương thơm phức, có hạc trắng bay vào phòng rồi biến mất. Ấy là Hoa Dương Chân Nhân đầu thai xuống trần làm Lữ Ðồng Tân.

Lữ Ðồng Tân lớn lên, mắt phụng mày ngài, tay dài, cổ cao, mũi thẳng, xương gò má cao, chơn mày bên tả có nốt ruồi, dưới bàn chân có chỉ như lưng rùa, mình cao 8 thước 2, tính ưa bịt khăn hoa dương (bao đảnh xanh), mặc áo đạo sĩ.

Khi ấy có thầy coi tướng Mãn Tổ đến coi đoán rằng:

- Người trẻ này tướng khác phàm tục, sau gặp chữ Lư thì đắc thời, gặp chữ Chung thì thành đạo.

Mọi người trong nhà đều nghe nhưng không hiểu gì.

Năm 20 tuổi, Lữ Ðồng Tân xưng hiệu là Thuần Dương, nên gọi là Lữ Thuần Dương, đi thi đỗ Tú Tài, tiếp theo đỗ luôn Cử Nhân, nhưng khi thi Tiến Sĩ thì rớt. Khi đến núi Lư sơn, gặp Huỳnh Long Chân Nhân dạy cho phép tu luyện và tặng cho một thanh gươm chém được yêu quái.

Ngày kia, Lữ Ðồng Tân đến chợ Trường An, huyện Hàm Ðan, vào quán rượu, gặp một đạo sĩ mặc áo trắng đang đề thơ trên vách 3 bài như sau:

Ngồi đứng hằng mang rượu một bầu,
Chẳng cho cặp mắt thấy Hoàng Châu.
Dạo chơi ít kẻ tường tên họ,
Trên thế thanh nhàn muốn được đâu?

Thần Tiên tìm bạn khó không nài,
Có phúc theo ta dễ mấy ai?
Ðông Hải rõ ràng nhiều động đá,
Ít người được thấy núi Bồng Lai.

Dạo chơi theo thuở, ở theo thời,
Danh lợi làm chi mắc nợ đời.
Nằm nghĩ co tay hằng đếm mãi,
Mấy ai ao ước được như lời.

Lữ Ðồng Tân thấy đạo sĩ cốt cách Thần Tiên, đề thơ thanh thoát thì cảm phục lắm, liền đến làm quen, chắp tay chào hỏi và xin Ðạo sĩ cho biết họ tên. Ðạo sĩ mời ngồi, rồi nói rằng:

- Ông hãy làm một bài thơ cho ta biết ý trước đã.

Lữ Ðồng Tân liền đọc:

Cân đai ràng buộc ý không màng,
Áo vải coi ra rất nhẹ nhàng.
Danh lợi cuộc đời chưa phỉ nguyện,
Làm tôi Thượng Ðế mới nên trang.

Ðạo sĩ nói:

- Ta là Chung Ly Vân Phòng, tu ở núi Triều Hạc, Ông có muốn đi chơi với ta không?

Ðồng Tân có vẻ lưỡng lự. Vân Phòng biết họ Lữ còn muốn đi thi Tiến Sĩ để trổ danh với đời, nên ý còn dùng dằng.

Vân Phòng muốn độ Lữ Ðồng Tân nên ngồi nấu một nồi huỳnh lương, tức là nồi bắp vàng. Trong lúc chờ cho nồi bắp chín, Vân Phòng đưa cho Lữ Ðồng Tân một cái gối, bảo nằm xuống nghỉ, còn mình thì tiếp tục chụm củi đun nồi bắp.

Ðồng Tân nằm xuống, kê đầu lên gối, giây lát chiêm bao thấy mình vác lều chõng đi thi, ngang qua nhà giàu nọ, gặp người con gái rất đẹp thì ướm lời. Nàng nói rằng:

- Nếu chàng thi đậu Trạng Nguyên thì thiếp nguyện nâng khăn sửa tráp.

Lữ Ðồng Tân vào khoa thi đỗ Trạng, về cưới nàng ấy, sau lại cưới thêm hầu thiếp, được vua bổ làm quan Gián Nghị, lần lần thăng lên. Sau 40 năm được vua phong tới chức Thừa Tướng, con cái đông đảo, sui gia cũng bực quan lớn, lại có cháu nội cháu ngoại. Thật là vinh sang phú quí tột bậc.

Chẳng may, sau đó bị gian thần hãm hại, vu oan giá họa, vua tin lời, bắt tội, truyền tịch thu gia sản, đày qua núi Lãnh Biển, cực khổ vô cùng. Kế giật mình thức dậy.

Vân Phòng ngồi kế bên cười lớn, ngâm câu thơ:

Nồi bắp hãy còn ngòi,
Chiêm bao đà thấy cháu.

Lữ Ðồng Tân lấy làm lạ hỏi rằng:

- Thầy biết sự chiêm bao của tôi sao?

- Chiêm bao 50 năm, công việc cả muôn, thật không đầy một lát, được chẳng khá mừng, mất không nên thảm, hết vinh tới nhục là lẽ thường.

(Do sự tích này mà người ta nói: Giấc Huỳnh lương, Giấc kê vàng, Giấc Hàm Ðan, là để chỉ giấc mộng của Lữ Ðồng Tân, xem vinh hoa phú quí là phù du mộng ảo).

Ðồng Tân nghe Vân Phòng nói vậy, liền tỉnh ngộ, ngẫm nghĩ thấy chán ngán cuộc đời, cầu xin Vân Phòng truyền đạo.

Vân Phòng nói:

- Việc nhà hãy chưa an, đời sau tu cũng không muộn.

Nói rồi liền bỏ đi. Lữ Ðồng Tân trở về nhà, bỏ việc công danh, lo tu tâm dưỡng tánh. Trong thời gian đó, Chung Ly Vân Phòng lần lượt bày ra 10 điều để thử tâm chí của Lữ Ðồng Tân. Vân Phòng rất hài lòng về người đệ tử này, nói:

- Ta đã thử 10 điều, khen ngươi bền chí, đáng được truyền đạo trường sinh. Song ngươi chưa có công quả bao nhiêu, nên ta rước gấp chưa được. Nay ta dạy ngươi phép chỉ đá hóa vàng, ngươi cứu đời cho có công quả, rồi ta sẽ rước ngươi về Thượng giới.

Lữ Ðồng Tân thưa rằng:

- Vàng ấy chừng bao lâu mới phai?

- Cách 3000 năm mới trổ.

Lữ Ðồng Tân chau mày thưa rằng:

- Như vậy thì cứu người nghèo bây giờ mà lại làm hại những kẻ 3000 năm sau nhiều lắm, thật tôi chẳng nỡ.

Vân Phòng khen:

- Lòng ngươi nhân đức 10 phần, truyền đạo bây giờ cũng được.

Nói rồi dắt Lữ Ðồng Tân về núi Triều Hạc, và sau đó truyền hết các phép tu luyện cho Lữ.

Một ngày nọ, Vân Phòng gọi Lữ Ðồng Tân nói:

- Ta sắp lên chầu Thượng Ðế, sẽ tâu xin đem tên ngươi vào sổ Tiên. Cách 10 năm nữa, đến gặp ta tại Ðộng Ðình Hồ.

Xảy có một vị Tiên cỡi hạc bay đến nói:

- Có chiếu chỉ của Ðức Thượng Ðế phong Vân Phòng làm chức Kim Khuyết Thượng Tiên. Hãy mau lên lãnh sắc.

Vân Phòng liền từ giã Lữ Ðồng Tân rồi bay lên mây. Lữ Ðồng Tân vẫn ở núi Triều Hạc để tu và lập công quả.

Ngày nọ, Lữ Ðồng Tân đến sông Giang Hoài, được biết có một con giao long thành tinh, phá hại dân chúng. Ðã có nhiều đạo sĩ đến trị nó không nổi. Lữ Ðồng Tân biết mình có gươm phép của Huỳnh Long Chân Nhân ban cho, chắc trừ nó được, nên nói với quan Phủ để mình lãnh cho.

Nói rồi, rút gươm phép ra, miệng niệm Thần chú, phóng gươm xuống sông Giang Hoài, giây phút thấy nước sông nổi sóng, máu tươi vọt lên thắm đỏ dòng sông, con giao long bị chém đứt họng nổi lên. Gươm linh này chém xong lại trở vào
vỏ. Quan Phủ rất mừng, tặng cho Lữ vàng bạc để đền ơn, nhưng họ Lữ không nhận.

Lữ Ðồng Tân đi qua Châu Nhạc Dương, bố thí thuốc chữa bệnh, và tìm người lành độ dẫn tu hành. Kế tới ngày hẹn với Chung Ly, Lữ Ðồng Tân sắp đặt để đi đến Ðộng Ðình Hồ đón Vân Phòng và cùng Vân Phòng đi độ Hàn Tương Tử.

Poetry
07-02-2011, 15:06
4. Lam Thái Hòa


122563 122564 122565


Lam Thái Hòa là Xích Cước Ðại Tiên đầu thai xuống trần, nên còn nhớ tính cũ, thường mặc áo rộng xanh, buộc dây lưng đen, một chân đi đất, một chân mang giày, mùa hè mặc áo bông mà không biết nóng nực, mùa đông chỉ mặc áo chiếc mà không biết lạnh, thật lạ lùng.

Thường ngày, Ông Lam Thái Hòa hay cầm cặp sanh dài ba thước (thước Tàu), đi ra ngoài chợ, vừa ca vừa nhịp, để xin tiền bố thí. Những bài ca do Ông tự đặt ra đều có ý khuyên đời bỏ dữ theo lành. Tiền xin được, Ông cột vào dây lưng, vừa đi vừa ca, khi tiền rớt cũng không thèm ngó lại, khi lại dùng tiền này bố thí lại cho người nghèo khổ.

Những trẻ nhỏ có dịp thấy Ông Lam Thái Hòa, đến chừng lớp trẻ này lớn lên rồi già (tức là 60 hay 70 năm sau) thì vẫn gặp ông Lam giống y như thuở trước, vẫn ăn mặc như trước, vừa đi vừa ca vừa nhịp, không già như người thường.

Về sau, Lam Thái Hòa gặp Lý Thiết Quả, hai người đàm đạo trên lầu ở quận Hào Lương. Kế nghe tiếng nhạc vang Trời, đôi chim hạc từ trên không đáp xuống, rước hai vị Tiên về Thượng giới.

Khi cưỡi hạc, Ông Lam bỏ cặp sanh rơi xuống đất, hóa thành ngọc, giây phút biến mất.

Trong Bát Tiên, Lam Thái Hòa có tính thuần hậu nhất.

dammanh
07-02-2011, 17:12
Bài này hay quá,tuy mới giới thiệu một nửa các nhân vật.Có 2 câu hỏi Dammanh nhờ em Po giải thích hộ
1.Dammanh kinh doanh đồ MỸ NGHỆ thấy trên các bình sứ lớn hay trên tranh sứ hay vẽ tích BÁT TIÊN QUÁ HẢI (8 vị tiên cùng chung con thuyền vượt trùng dương lên trời dự hội vườn đào do TÂY VƯƠNG MẪU tổ chức)không rõ ý nghĩa bức tranh đó ẩn ý gì?
2.Điều gì khó khăn nhất mà 8 vị này vượt qua và trở thành tiên?
Mạo muội vài suy nghĩ có gì sơ xuất mong em Po và các bạn thứ lỗi!

Poetry
07-02-2011, 17:49
Bài này hay quá,tuy mới giới thiệu một nửa các nhân vật.Có 2 câu hỏi Dammanh nhờ em Po giải thích hộ
1.Dammanh kinh doanh đồ MỸ NGHỆ thấy trên các bình sứ lớn hay trên tranh sứ hay vẽ tích BÁT TIÊN QUÁ HẢI (8 vị tiên cùng chung con thuyền vượt trùng dương lên trời dự hội vườn đào do TÂY VƯƠNG MẪU tổ chức)không rõ ý nghĩa bức tranh đó ẩn ý gì?
2.Điều gì khó khăn nhất mà 8 vị này vượt qua và trở thành tiên?
Mạo muội vài suy nghĩ có gì sơ xuất mong em Po và các bạn thứ lỗi!
Anh chịu khó đợi em giới thiệu hết 8 vị Tiên rồi sẽ giới thiệu tích "Bát Tiên quá hải" để anh và bà con tường lãm nhé.

Poetry
08-02-2011, 14:09
5. Trương Quả Lão


122632 122633 122634

Trương Quả Lão gốc là một con dơi trắng hồi tạo Thiên lập Ðịa, tu luyện lâu năm, hóa hình người, sau đến núi Trung Ðiều ở Hàng Châu, học đạo với Huyễn Khưu Chân Nhân, làm bạn với Lý Thiết Quả.

Các ông già bà lão thuật chuyện về Trương Quả Lão như sau:

Khi các ông bà ấy còn con nít, thì đã biết và gặp Ông Trương, thường thấy Ông cưỡi con lừa trắng đi dạo khắp nơi, đặc biệt Ông ngồi ngược chiều, quay mặt ra phía sau. Ðến khi đi về tới nơi ở, Ông liền đè bẹp con lừa, biến ra lừa giấy, xếp cất vào khăn. Khi muốn đi chơi, Ông lấy lừa giấy ra, phun nước vào thì hiện ra con lừa trắng để Ông cưỡi đi chơi. Khi các ông bà ấy già, vẫn gặp lại Ông Trương giống y như trước, không già hơn chút nào, thật là Ông đã đạt được phép trường sinh bất lão.

Ðến đời vua Ðường Thái Tông, vua cho triệu Ông vào triều, nhưng Ông không chịu đến.

Qua đời Võ Hậu, Bà cũng biết tiếng Ông Trương, nên cũng cho sứ giả đến triệu vào triều. Ông Trương đi được nửa đường thì chết, giây lát xác thối hóa dòi, sứ giả phải bỏ xác lại đó mà về triều tâu lại cho Võ Hậu rõ.

Nhưng sau đó, người ta vẫn gặp Ông Trương cỡi lừa trắng đi dạo như thường.

Ðến đời vua Ðường Minh Hoàng, vua sai quan là Bùi Ngộ đem chiếu đến rước ông Trương, ông Trương giả chết. Bùi Ngộ thắp nhang cầu khẩn, ông Trương từ từ sống lại, nhưng không chịu đi. Bùi Ngộ không dám ép, đành trở về triều tâu lại.

Vua lại sai 2 sứ giả nữa là Dự Thông và Lư Trang Huyền, đem sắc chỉ đến rước nữa. Ông Trương thấy vua có lòng trọng vọng nên mới chịu tới, được nhà vua và bá quan kính trọng mười phần. Vua hỏi Trương Quả Lão về chuyện Thần Tiên, Ông Trương ngồi làm thinh, nín hơi mấy bữa, không chịu nói.

Ngày kia vua làm tiệc đãi Trương Quả Lão, Ông từ chối, nói rằng:

- Tôi không biết uống rượu, duy có học trò tôi nó uống tới một đấu.

Vua xin Ông Trương vời tới. Giây phút có một đạo sĩ trẻ chừng 16 tuổi từ ngoài bay vào, ra mắt nhà vua.

Trương Quả Lão nói:

- Nó là đệ tử của tôi, xin đứng hầu bệ hạ.

Vua thưởng cho đạo sĩ trẻ một đấu rượu, anh ta liền uống hết. Vua lại ép uống nữa.

Trương Quả Lão nói:

- Chẳng nên cho nó uống nhiều, nếu quá chén, ắt sinh điều quái gở.

Vua cứ ép uống rượu để xem sự thể ra sao.

Giây phút, trên đầu đạo sĩ trẻ hiện ra một cái quả bằng vàng, rồi anh ta biến mất, quả bằng vàng ở dưới đất trơ trơ, giở nắp ra thấy rượu đầy quả. Coi lại, đó là quả vàng của vua. Ai nấy đều phục phép Tiên của Trương Quả Lão.

Vua hỏi Ông Trương bao nhiêu tuổi. Ông Trương đáp:

- Tôi sinh năm Bính Tý đời vua Nghiêu.

Vua lấy làm lạ, vì thấy Ông Trương tuổi lối 70 hay 80, liền truyền lệnh cho quan coi tướng là Hình Hòa Phát coi tuổi Trương Quả Lão, nhưng coi cũng không ra.

Vua liền sai Sư Dạ Quang là người coi thấu việc quỉ thần, coi cũng không biết tướng tinh của Trương Quả Lão. Khi ấy có Ðạo sĩ Diệp Pháp Thiện, học được phép Tiên, biết việc quỉ thần, rất được vua yêu mến, được vua vời đến hỏi tướng tinh của Trương Quả Lão.

Diệp Pháp Thiện tâu rằng:

- Nếu Bệ hạ chịu cất mão cởi hài mà xin tội cho tôi với Trương Quả Lão thì tôi mới dám nói.

Vua vì tính hiếu kỳ nên ưng chịu.

Diệp Pháp Thiện tâu rằng:

- Trương Quả Lão cưỡi lừa kỳ lắm, ngồi day ngược ngó ra sau, thật là con dơi trắng thời thượng cổ.

Nói vừa dứt lời thì Diệp Pháp Thiện bị sặc máu tươi chết liền tại chỗ. Vua kinh hãi, liền cất mão cởi hài như đã hứa, đến gặp Trương Quả Lão xin tội cho Pháp Thiện. Trương Quả Lão nói:

- Nó nhiều chuyện lắm, nếu không trị nó thì lộ cơ Trời.

Vua cứ đứng đó năn nỉ hoài, buộc lòng Trương Quả Lão phải tha cho Pháp Thiện, đến phun nước vào mặt thì Pháp Thiện sống lại như thường.

Vua sắc phong cho cho Trương Quả Lão là Thông Huyền Tiên Sinh, lại sai vẽ chân dung của Ông Trương treo ở lầu Tập Hiền.

Ngày kia, Minh Hoàng đi săn, bắt được con nai tại đất Hàm Dương, truyền làm thịt đãi yến. Ông Trương can rằng:

- Nó là Tiên lộc ngàn năm, chẳng nên giết. Nguyên trước đây, vua Hán Võ Ðế săn được con nai này, vua cho đóng đính bài trên gạc bên tả rồi thả cho đi.

Vua truyền coi lại thì trên gạc con nai này có đính bài đúng như Ông Trương nói, nhưng chữ trên đính bài đã mòn. Vua hỏi:

- Từ đó đến nay bao nhiêu năm?

Trương Quả Lão đáp:

- Năm Quí Hợi, Hán Võ Ðế đào ao Côn Minh, đến nay là năm Giáp Tuất, cộng lại là 852 năm.

Vua truyền quan Thái Sử coi lại thì y số.

Sau Trương Quả Lão xin về dưỡng già. Vua giữ không được, liền ban tặng cho một chiếc xe, một cây lụa, 2 lính hầu, đưa Trương Quả Lão về Hàng Châu. Ông Trương cho một tên lính hầu về triều, chỉ giữ lại một tên, rồi hai thầy trò đi vào núi Thiên Bửu.

Ít lâu sau, vua lại cho triệu Trương Quả Lão. Ông bèn giả chết, tên lính hầu lo chôn cất tử tế rồi báo về triều. Mấy hôm sau đó, người ta lại thấy Trương Quả Lão cưỡi lừa ngược đi dạo. Tên lính ấy lấy làm lạ, đào mộ của Ông Trương lên xem, chỉ thấy cái hòm không.

Vua hay tin, cho lập một cái miểu tại núi Thiên Bửu để thờ Trương Quả Lão.

Poetry
09-02-2011, 15:13
6. Hà Tiên Cô

122682 122683 122684

Hà Tiên Cô, tên thật là Hà Tố Nữ, quê ở Quảng Châu, huyện Tăng Thành. Khi còn bé, Hà Tố Nữ có 6 cái xoáy trên đầu, ai cũng cho là kỳ. Hà Tố Nữ ở với mẹ tại khe Vân Mẫu.

Nhằm đời Ðường Võ Hậu, Hà Tố Nữ nằm chiêm bao được Thánh nhân mách bảo nên ăn bột Vân Mẫu thì nhẹ mình chẳng thác. Hà Tố Nữ thức dậy, nhớ lại làm y lời. Bà mẹ thấy Tố Nữ đến tuổi trưởng thành nên có ý kén rể. Hà Tố Nữ nhất định không chịu lấy chồng, chỉ muốn ở vậy nuôi mẹ.

Ngày kia, Tố Nữ đi kiếm bột Vân Mẫu thì gặp 2 Tiên Lý Thiết Quả và Lam Thái Hòa đang mang giỏ Hoa Lam đi hái hoa. Hai vị thấy Hà Tố Nữ gần thành Tiên, liền gọi đến, truyền cho phép tu luyện, và kêu tặng là Hà Tiên Cô.

Võ Hậu nghe đồn, cho người đến rước Hà Tiên Cô, nhưng dọc đường đi về triều, Hà Tiên Cô biến mất.

Sau quan Thứ Sử họ Cao gặp Hà Tiên Cô ở trên lầu Quảng Châu. Thứ Sử về triều tâu cho Võ Hậu rõ.

Lý Thiết Quả đến độ cả 2 mẹ con Hà Tiên Cô về cảnh Bồng Lai.

Poetry
10-02-2011, 16:21
7. Hàn Tương Tử


122707 122708 122709

Hàn Tương Tử sinh vào đời Ðường, cháu ruột của Hàn Dũ, gọi Hàn Dũ bằng chú. Thuở nhỏ, Hàn Dũ ép cháu học Nho để tiến thân trên đường làm quan nhưng Hàn Tương Tử không chịu nên nói:

- Chú mộ công danh phú quí, cháu mộ đạo Thần Tiên.

Vì vậy, Hàn Tương Tử thường lo tu tâm dưỡng tính.

Ngày nọ, Hàn Tương Tử gặp Hán Chung Ly và Lữ Ðồng Tân. Ba người dắt lên non hái đào chín. Hán Chung Ly biết Hàn Tương Tử sắp thành Tiên, liền kêu Hàn leo lên cây hái đào chín, nhánh đào gãy, Hàn Tương Tử té xuống bỏ xác thành Tiên, theo Hán Chung Ly và Lữ Ðồng Tân lên ở núi Bồng Lai.

Hàn Tương Tử có ý muốn độ chú mình là Hàn Dũ. Năm ấy, Trời hạn hán, Hàn Dũ vâng lệnh vua cầu mưa nhưng không linh. Bỗng nghe một đạo sĩ (do Hàn Tương Tử biến hóa ra) rao lên rằng:

- Ai muốn mua mưa tuyết, ta bán cho.

Hàn Dũ liền rước vào yêu cầu đạo sĩ cầu mưa, giây phút mưa xuống ngập đồng, tuyết sa chất ngất. Hàn Dũ nói:

- Không chắc ai đảo vũ mà được mưa tuyết này. Ta cầu đã nửa ngày rồi, có khi kết quả chậm một chút.

Ðạo sĩ nói:

- Mưa tuyết do tôi cầu cao 3 thước 3 tấc.

Hàn Dũ đo lại, đúng y như lời đạo sĩ, mới tin đạo sĩ là Thần Tiên có phép mầu.

Ðến ngày Hàn Dũ ăn lễ sinh nhật, Hàn Tương Tử đến chúc thọ chú. Hàn Dũ thấy vậy, nửa mừng nửa giận hỏi:

- Bấy lâu nay ngươi theo học đạo Thần Tiên thế nào? Làm một bài thơ nghe thử.

Hàn Tương Tử ngâm rằng:

Ðã quyết chí tu trì, Thành Tiên chẳng khó chi,
Mây xanh hằng cỡi hạc, Ðộng đá cứ ngâm thi.
Ðặt rượu trong giây phút, Trồng hoa nở tức thì.
Lâu dài ngàn tuổi thọ, Ðiều độ kẻ tương tri.

Hàn Dũ nói:

- Ngươi cướp quyền Tạo Hóa được sao? Hãy đặt rượu và trồng hoa xem thử.

Hàn Tương Tử bảo đem một cái ché không, đặt giữa bàn, lấy mâm đậy lại, trong giây phút, rượu ngon đầy ché. Rồi Hàn ra trước sân, đào đất vun đống, tức thì mọc lên một cây hoa mẫu đơn nở hoa rất lớn, giữa hoa có hiện ra hàng chữ:

Vân hoành Tần lãnh gia hà tại,
Tuyết ủng Lam quan mã bất tiền.

Hàn Dũ đọc rồi ngẫm nghĩ mãi mà không hiểu ý gì, liền hỏi Hàn Tương Tử. Hàn Tương Tử đáp rằng:

- Ngày sau chú sẽ biết, bây giờ không dám lộ Cơ Trời.

Ai nấy trong bàn tiệc đều lấy làm lạ kỳ. Mãn tiệc, Hàn Tương Tử từ giã về núi.

Lúc ấy nhằm đời vua Ðường Hiến Tông, bên Tây Trúc đem dâng tượng Phật, vua muốn rước vào cung để thờ. Bá quan không ai dám can gián. Hàn Dũ thấy vậy liền dâng sớ can vua.

Vua xem sớ xong thì nổi giận, truyền cách chức Hàn Dũ và đày ra Triều Châu tức thì.

Hàn Dũ bị dẫn đi đày, đến một nơi hoang vắng, chẳng có nhà cửa người ở, mây giăng chót núi mịt mù, tuyết rơi bít lối. Chợt thấy phía trước có một đạo sĩ đang quét tuyết dọn đường, nhìn kỹ lại là Hàn Tương Tử. Hàn Dũ mừng rỡ hỏi:

- Xứ này là chốn nào?

Hàn Tương Tử đáp:

- Ðây là Ải Lam Quan, núi này là Tần Lãnh.

Hàn Dũ nhớ lại hai câu thơ trong hoa mẫu đơn thì than:

- Như vậy, số Trời đã định, chạy sao cho khỏi.

Từ đó, Hàn Dũ mới tin Trời và trọng Ðạo. Ðêm ấy, chú cháu bàn chuyện đạo đức đến khuya. Rạng ngày, Hàn Tương Tử tặng cho chú một hoàn thuốc, rồi dặn chú:

- Chú uống một hoàn thuốc Tiên nầy thì khỏi sinh các bệnh. Không bao lâu, ở Triều Châu có sấu nổi lên phá hại, chú đặt văn tế đưa nó phải đi, kế được phục chức trở về triều. Sau đó, cháu sẽ về độ chú, truyền cho phép tu luyện.

Nói rồi, Hàn Tương Tử từ giã chú trở về cung Tiên.

shengxiao
10-02-2011, 17:57
122710

July 30, 2004, the State Post Bureau issued a "myth --- Eight Immortals" special stamps, complete one, for the sheetlet.
"Eight Immortals" of the story widely circulated in China. Torrent, Han Xiangzi, Lu Tung-pin, Lan Tsai, Chang, old, Han Chung, obviously drunk and Xiangu eight immortals all have different origins and life experience, passed down through generations laws will continue to gradually form a complete the story of group of eight also appeared in a fairy story is the famous "Eight Immortals." According to legend, the Queen Mother of the eight immortals go have fun with a drunk after peach Penglai Fangui Xiandao, via the East China Sea over the proposal does not go Dongbin Cloud Road, just by trying various treasures across the sea, Assembly of Immortals response to recount through the sea. Phrase "Eight Immortals, recount," they will be resulting.

huybuixuan
10-02-2011, 17:59
hay lắm anh

huybuixuan
11-02-2011, 16:01
Thành ngữ TQ có một câu liên quan đến bát tiên, đó là chó cắn Lữ động Tân. Nói thật là câu này về nghĩa thì em hiểu nhưng sự tích của nó thì em không rõ.

Nhân có bài viết này của anh Poetry, em cũng có một câu hỏi mong được cả anh và chú dammanh giải đáp giúp. Em rất cám ơn.

Poetry
11-02-2011, 17:21
8. Tào Quốc Cữu


122723 122724 122725

Tại núi Bồng Lai, trong lúc ăn tiệc, uống rượu quỳnh tương, Lý Thiết Quả nói:

- Tại Bồng Lai có 8 động đá, mà anh em ta có 7 người, phải ráng độ thêm một vị nữa. Ta nhắm em của Tào Thái Hậu là Tào Quốc Cữu có khí tượng Thần Tiên, cũng nên độ kẻo uổng.

Hán Chung Ly thưa rằng:

- Ðể tôi xuống coi thử, nếu thực vậy thì tôi lo điều độ.

Nói về Tào Quốc Cữu, tên thật là Tào Hữu, em ruột của Tào Thái Hậu, đời vua Tống. Tào Hữu có một người em ruột là Tào Nhị, ỷ thế của anh và chị, lập phe đảng hại dân, bắt hiếp gái lành, sang đoạt tài sản. Tào Hữu rất giận, thường la mắng Tào Nhị, nhưng Tào Nhị vẫn chứng nào tật nấy, lại đem lòng oán trách.

Tào Hữu thường than rằng:

- Chứa lành có phước, chứa dữ mang họa. Em mình làm dữ mười phần, lẽ nào không bị hại, tuy qua đặng vương pháp, chớ chạy sao khỏi luật Trời. Nếu tai họa tới thì mình phải tội liên can, chi bằng nên lánh trước kẻo nhơ danh và mắc nạn.

Suy nghĩ rồi, Tào Hữu liền bán hết tài sản, đem tất cả tiền thu được bố thí cho dân nghèo, rồi mặc áo quần đạo sĩ đi lên núi, tìm chỗ thanh vắng để tu hành. Qua được vài năm thì Hán Chung Ly và Lữ Ðồng Tân tìm đến gặp mặt, hỏi rằng:

- Ông tu luyện ra sao?

- Lòng mộ đạo Thần Tiên thì lánh việc trần, chứ tôi không biết phép tu luyện chi hết.

Hai Tiên liền hỏi tiếp:

- Ðạo ở đâu mà mộ?

Tào Quốc Cữu chỉ Trời.

- Trời ở đâu?

Tào Quốc Cữu chỉ vào trái tim.

Hán Chung Ly nói:

- Tâm là Trời, Trời là đạo. Ông đã biết rõ cội rễ, tu chắc thành Tiên.

Nói rồi, liền đưa Tào Quốc Cữu về núi Bồng Lai.

Từ đây về sau, núi Bồng Lai có đủ Bát Tiên ở trong 8 động, tiêu diêu nhàn lạc vô cùng.

shengxiao
12-02-2011, 12:47
Bì thực gửi từ Thái Lan.

122736

xihuan
12-02-2011, 18:27
Thành ngữ TQ có một câu liên quan đến bát tiên, đó là chó cắn Lữ động Tân. Nói thật là câu này về nghĩa thì em hiểu nhưng sự tích của nó thì em không rõ.

Nhân có bài viết này của anh Poetry, em cũng có một câu hỏi mong được cả anh và chú dammanh giải đáp giúp. Em rất cám ơn.

Câu này đầy đủ phải là: "Chó cắn Lữ Đồng Tân, không biết lòng người tốt."

Có điển tích như sau:

"Lữ Đồng Tân truyền thuyết là một trong Bát Tiên. Trước khi đắc đạo thành tiên, y cũng là một người đọc sách, nhưng đi thi mấy lần không đỗ, bèn quyết chí mở cửa kết bạn, du sơn ngoạn thủy, do gia sản tổ tiên để lại nên y sống rất sung túc.

Lữ Đồng Tân có một người đồng hương tên là Cẩu Yểu, là người thông minh, nhất biểu nhân tài, nhưng phụ mẫu mất sớm, gia cảnh bần hàn. Lữ Đồng Tân thương tình liền cho ở nhờ, tìm cách để Cẩu Yểu dùi mài kinh sử.

Một hôm có một cô nương họ Lâm đến nhà, tỏ ý muốn thành thân với Cẩu Yểu. Lữ Đồng Tân tỏ ý không ưng, vì muốn cho Cẩu Yêu an tâm học hành. Nhưng Cẩu Yểu lại động tâm, biểu thị đồng ý hôn sự này.
Lữ Đồng Tân nói: "Lâm gia muội tử hiền thục đoan trang, ngươi cũng có ý thế thì ta cũng không ngăn trở. Có điều ta muốn tân nương phải ở với ta ba đêm đầu tiên".
Cẩu Yểu nghe xong há hốc, nhưng rồi suy đi nghĩ lại cũng nhận lời. Ngày thành thân, Lữ Đồng Tân mặt mày hớn hở, còn Cẩu Yểu lại xấu hổ không dám nhìn người. Đêm động phòng, Lữ Đồng Tân không nói không rằng xộc vào phòng, ngồi trên bàn đọc sách . Cứ vậy ba đêm liền.
Ngày thứ 4 Cẩu Yểu cũng được gặp tân nương, nhìn thấy nàng vẫn còn che khăn sa đỏ. Mới biết "Thì ra ca ca dụng tâm lương khổ , sợ ta ham vui quên học, mới nghĩ ra cách này". Hai vợ chồng quyết định mai này nhất định sẽ báo đáp.
Rồi Cẩu Yểu cũng có ngày đề danh bảng vàng, vinh hoa phú quý.

8 năm sau Lữ gia xảy ra hỏa hoạn, nhà cửa cháy hết. Hai vợ chồng bàn nhau đến nhờ cậy Cẩu Yểu. Thế là Lữ Đồng Tân ngàn dặm đến phủ Cẩu Yểu kể chuyện. Cẩu Yểu rất đồng tình, giữ Lữ Đồng Tân ở lại một tháng. Nhưng một tháng đó lại không đưa cho Lữ Đồng Tân một đồng nào. Cho rằng Cẩu Yểu lấy oán báo ân, Lữ Đồng Tân quyết ý quay về.

Về đến nhà thấy nhà cửa khang trang, lại thấy giấy trắng rơi đầy, biết là trong nhà có tang . Vào nhà vợ nhìn thấy kinh ngạc hỏi "Chàng là người hay ma" . Lữ Đồng Tân hỏi rõ ngọn ngành, thì ra cách đây không lâu, có một nhóm người đến làm nhà mới. Họ còn mang theo cỗ quan tài, bảo là Lữ Đồng Tân đã bệnh chết ở phủ Cẩu Yểu. Lữ Đồng Tân biết ngay là trò của Cẩu Yểu, tức giận tiến đến quan tài đập tan làm hai, trong đó toàn là vàng bạc châu báu và một phong thư. Y mở ra thì thấy "Cẩu Yểu chẳng phải là người phụ tâm, dâng tặng vàng bạc châu báu. Huynh bắt vợ đệ phòng không ba đêm, đệ bắt vợ huynh khóc chồng đoạn trường". Lữ Đồng Tân cười khổ một tiếng "Hiền đệ, người giúp ta thật là khổ".

Từ đó hai người thân thiết vô cùng . Người sau mới có câu " Cẩu Yểu Lữ Đồng Tân, không biết lòng người tốt" để nói về việc nghĩ xấu cho lòng tốt của người khác. Vì chữ Cẩu Yểu (Gou yao) đồng âm với "cẩu giảo" (chó cắn) nên truyền tới truyền lui thành ra "Chó cắn Lữ Đồng Tân"

Ngoài ra còn có một tích nữa là:

"Sau khi Lữ Đồng Tân thành tiên, một ngày đi qua sông thấy một người chết đuối. Ông ta liền vớt lên, giết một con chó, lấy tim thay vào cứu người đó. Người đó sống lại lại mắng "Ta đang muốn chết, ông cứu ta làm gì?".
Rồi ông lại lấy bùn đất nặn ra tim phổi bỏ vào bụng chó. Con chó sống lại lại cắn Lữ Đồng Tân."

huybuixuan
12-02-2011, 18:34
điển tích này hay lắm. Cám ơn bạn xihuan đã chia sẻ. Mình còn một thắc mắc nữa, bạn đã giúp thì giúp cho trót nhé: thành ngữ Chích khuyển phệ Nghiêu phải chăng cũng cùng ý với câu thành ngữ này???

xihuan
12-02-2011, 19:25
Nghĩa của câu thành ngữ: "Chích khuyển phệ Nghiêu" khác với nghĩa câu "Chó cắn Lữ Đồng Tân, không biết lòng người tốt."

Ở đây vua Nghiêu là một vị vua huyền thoại của Trung Quốc cổ đại, một trong Ngũ Đế. Ông, cùng với các vua Thuấn và Vũ sau này, được Khổng giáo xem là các vị vua kiểu mẫu và các tấm gương đạo đức.
Còn Chích là tên kẻ trộm cướp hung ác trong truyền thuyết cổ thời vua Nghiêu. (Về sau, người đời thường nhắc tới Chích như hàm ý chỉ nghề trộm cướp. ("Đạo" nghĩa là con đường, là cái nghiệp ) " Đạo + Chích" = Nghề Trộm cướp.)

Nghĩa của câu trên là: Chó của Chích cắn vua Nghiêu. Không phải vì vua Nghiêu bất nhân nên bị chó cắn mà là chó thì bất kỳ ai không phải chủ của nó là nó cắn.

huybuixuan
12-02-2011, 19:34
Cám ơn bạn xihuan. :)

Đêm Đông
13-02-2011, 08:04
Đêm Đông cũng sưu tầm được một điển tích về " Chó cắn Lã Đồng Tân " xin góp vui cùng mọi người :

Lã Động Tân người Hà Trung, họ Lã tên Nham, tự là Động Tân còn gọi là Thuần Dương kiếm khách. Ông là một trong bát tiên của Đạo gia gồm: Chung Ly Quyền, Lã Động Tân, Trương Quả Lão, Lý Thiết Quài, Lam Thái Hoà, Tào Quốc Cựu, Hà Tiên Cô và Hàn Tương Tử. Tương truyền ông chính là Huê Dương Chơn Nhơn xuống trần đầu thai, trải qua kiếp nạn cuối cùng là "Ái Tình" để đắc đạo.
Trên đường đi Lư Sơn tầm sư học đạo, Lã Động Tân vô tình bị lôi vào chuyện trừ yêu cứu tiểu thư của nhà Vương viên ngoại. Con yêu này chính là Hạo Thiên Khuyển của Nhị Lang thần. Bảo vật dùng để bắt yêu là một bức họa đồ, hễ dụ được nó nhảy vào họa đồ thì cuộn lại, có thể khiến nó xương cốt thành tro.
Lã Động Tân được giao nhiệm vụ giữ cửa, canh chừng bức họa đồ. Khi dẫn dụ được Hạo Thiên Khuyển nhảy vào bức họa, Lã Động Tân vội cuộn lại, nhưng được nửa chừng thì nghĩ tới chủ của nó là Nhị Lang thần nên lưỡng lự thả bức họa đồ xuống. Hạo Thiên Khuyển thoát ra liền quay sang cắn Lã Động Tân một cái rồi chạy mất.
Lã Động Tân vừa bị cắn đau vừa làm lỡ việc trừ yêu của người ta, đành phải ở lại nhà Vương viên ngoại canh chừng Hạo Thiên Khuyển. Sau nhờ Hằng Nga tiên tử đưa tin, mời Nhị Lang thần xuống mới thu phục được nó.
Người đời sau dùng tích "chó cắn Lã Động Tân" này để chỉ bản thân vô duyên vô cớ gặp phải những chuyện không như ý, ách giữa đàng lại mang vô cổ, làm ơn mà mắc oán.

huybuixuan
18-02-2011, 10:14
123028


123029


Hôm nọ mình mới mua cái sheet này. Lúc đầu mua vì thấy đẹp thôi. Mua về lại tò mò không biết nó là cầu gì, đem hỏi một số người bạn cũng không có câu trả lời. Cuối cùng sau thời gian tra tìm mình mới phát hiện ra điều khá thú vị là cây cầu này không chỉ là một trong các cây cầu cổ của Trung Quốc, mà còn liên quan đến một trong tám vị tiên của đạo giáo, Hàn Tương Tử. Cầu này có ba điểm rất đăc biệt:

- Là một thánh tích của Đạo giáo
- Là một trong các cây cầu cổ nhất Trung Quốc.
- Cây cầu cầu đầu tiên của Trung Quốc có kết cấu vừa là cầu đá, vừa là cầu phao.

và dưới đây là bài viết về nó.

"Cầu Guangji nằm ở phía đông Triều Châu (cái này nguyên văn là ChaoZhou, không biết có phải là Triều Châu hay không) tỉnh Quảng Đông.
Trên 1 đầu cầu có tảng đá khắc bốn chữ Chặn dòng nước lũ. Theo truyền thuyết, những chữ này được viết bởi Hàn Tương Tử, một trong bát tiên. Do đó cầu này ban đầu được gọi là cầu Tương Tử, là một trong các cây cầu cổ nổi tiếng nhất Trung Quốc. Cầu đươc khởi công xây dựng từ năm 1170 vào thời Nam Tống (1127-1279) và hoàn thành sau 57 năm. Với chiều dài 519.7 mét, cầu có 18 trụ chính ở cả hai đầu Đông-Tây và nhịp giữa dài 100 mét. Nhiều trụ cầu được xây vào năm 1435 thời Minh (1368-1644) và tên cầu được đổi thành cầu Guangji. Cầu này sau đó phải trải qua năm lần sửa chữa lớn. Vào năm 1638, cầu bị cháy và hư hỏng nặng.

123050

(hình ảnh một đầu cầu)

Cấu trúc của cầu rất đặc biệt. Vừa là cầu đá, vừa là cầu phao. bao gồm nhiều khối đá granit được kết dính với nhau bằng đinh tán và mộng định hình thành 24 trụ lớn và nhỏ. Nhịp giữa được nâng đỡ bởi 18 thuyền nổi cho phép nó được nâng lên hạ xuống khi cần thiết cho tàu bè lưu thông. Đây là cây cầu đầu tiên của Trung Quốc có đặc điểm này. Vào năm 1723, hai con bò đúc bằng sắt được trấn ở hai đầu cầu, hiện nay không còn nữa. Vào năm 1958, các thuyền nổi được tháo dỡ hết do nhu cầu giao thông và thay vào đó là đoạn cầu xây liền. Hiện nay, ở đầu cầu có đặt một con bò đúc bằng sắt, con bò này được đặt vào năm 1980"
(http://www.chinaculture.org (http://www.chinaculture.org/))

123044



Đây là bài viết do mình sưu tập được, thực tế là mình chưa có dịp đến nơi này, ngoài ra khẳng năng tiếng Hoa còn kém. Do đó còn rất nhiều nghi vấn, mong được anh chị nào biết rõ chia sẻ thêm. Mình cám ơn rất nhiều.

-Cầu Guangji tên Hán Việt là gì?

-Âm Hán Việt của dòng chữ Hàn Tương Tử để lại là gì?

-Hai con bò đúc bằng sắt đặt ở đầu cầu phải chăng là vì mục đích trấn yểm của người Hoa hay mục đích gì khác??

nam_hoa1
18-02-2011, 12:07
123059
Cầu Guang Ji còn được gọi theo âm Hán Việt là cầu Quảng Tế , là một trong 4 cây cầu đẹp nhất Trung Quốc
123060

st@mps
26-02-2011, 15:36
1.Dammanh kinh doanh đồ MỸ NGHỆ thấy trên các bình sứ lớn hay trên tranh sứ hay vẽ tích BÁT TIÊN QUÁ HẢI (8 vị tiên cùng chung con thuyền vượt trùng dương lên trời dự hội vườn đào do TÂY VƯƠNG MẪU tổ chức)không rõ ý nghĩa bức tranh đó ẩn ý gì?


Nhân câu hỏi của anh DamManh, St@mps có sưu tầm được Bát tiên chính là Tổ của Túy Quyền:

Sau khi đắc đạo, Bát tiên được Ngọc Hoàng Thượng Đế giao nhiệm vụ trừ yêu diệt quái mang lại bình an cho con người. Trong một lần vượt biển trừ yêu, thuyền chở Bát Tiên bị sóng to gió lớn nhấn chìm xuống tận thủy cung. Gặp gỡ các Long vương, Bát Tiên cùng uống rượu say bí tỉ sanh ra cãi cọ. Trong lúc say rượu, Bát Tiên đã thi triển nhưng đòn thế tuy ngất ngưởng đâm xiêu nhưng vô cùng lợi hại nên Long Vương đã không làm gì được đành để họ ra đi.

Trận đánh giữa biển đã in bóng lên bầu trời nên có người theo dõi và kịp ghi lại những đòn thế siêu quậy của tám vị tiên say rượu. Nhưng...ai là vị sư tổ đầu tiên truyền dạy và quá trình lưu truyền của Túy Quyền vẫn còn là một điều chưa được biết rõ ràng trong lịch sử võ học. Chỉ biết rằng tranh tượng về giai thoại Bát Tiên Quá Hải vẫn còn được thờ trong nhiều gia đình người Hoa hiện nay. Trong những bộ tranh tượng này mỗi vị tiên có một thế đứng đặc biệt tượng trưng cho một thế võ của Túy Quyền. Nhiều bài quyền vẫn còn lưu truyền cho đến ngày nay trong đó tên của mỗi vị tiên được đặt cho một loạt đòn thế riêng biệt như:

- “Chung ly xoa bụng" chỉ những đòn dùng sức nặng của thân mình và các động tác xoa, lau, chà, quất...

- “Lam Hòa hái hoa" gồm những đòn đấm nhằm vào bụng.

- “Tào Tiên vọng nguyệt" gồm những đòn phát công, khóa giữ.

- “Lữ Tiên mật kiếm” là những đòn đánh, chặt bằng bàn tay.

- “Viện sĩ thổi sáo” là những đòn túm chụp bẻ trong khi người ngã lăn ra đất.

- "Hà Tiên Cô dâng rượu” là đòn chân đứng bắt chéo, hai ngón tay túm giữ, tay kia tấn công vào thân trên đối thủ.

- “Trương Lão cưỡi lừa” là những đòn vặn bẻ cổ tay và ngón tay đồng thời đánh vào cánh tay.

- “Lý ông chống nạng" là các đòn đá, tiêu biểu là cú đá người què nhắm vào chân và hạ bộ đối thủ rất lợi hại.

http://www.vietstamp.net.vn/data/2008/08/07/21563002_BLOC-B~1.JPG

Công lực dùng trong Tuý Quyền là nội lực có được nhờ tập thật chậm các động tác đòn thế. Nội Lực này được ví như một thanh sắt bọc trong một lớp bông. Phong cách của Túy quyền ung dung tự tại của bậc thoát tục ẩn tàng trong dáng vẻ quàng xiên ngất ngửơng của người say, nhưng bên trong là sự chính xác của những kỹ thuật thượng thừa. Mỗi động tác uốn éo, xoắn gập người hay vấp té ngã đều đã được tính toán chính xác bằng lý trí tỉnh táo của một người có vẻ say xỉn. Đặc trưng của Tuý Quyền là “chân như gió xoáy”, “thế tấn dật dờ”, “tay như nâng ly”. Di chuyển thì lảo đảo, ngả nghiêng, ngất ngưởng. Với một phong cách như vậy mà đánh hạ được các đối thủ, rõ ràng là chỉ có các bậc đại tiên mới thi thố đựơc.

st@mps
26-02-2011, 16:02
Cầu Guang Ji còn được gọi theo âm Hán Việt là cầu Quảng Tế , là một trong 4 cây cầu đẹp nhất Trung Quốc


Cầu GuangJi là một trong 4 cầu cổ đại nổi tiếng nhất TQ, được bắc trên sông Hàn, vị trí tại Thành phố Triều Châu-Quảng Đông. Để nhìn rõ cầu hơn, mời xem đoạn video sau:
http://www.youtube.com/watch?v=z6LkFdF0CyU

huybuixuan
26-02-2011, 18:45
Bài của bạn st@mps hay lắm. Hôm nay mình mới biết nguồn gốc của Túy Quyền. Cám ơn bạn rất nhiều. Chắc hẳn hiểu biết của bạn về văn hóa TQ rất sâu sắc.
Không biết 3 cây cầu còn lại là cầu gì, bạn st@mpzs có thể giới thiệu sơ lược qua một chút cho mọi người cùng biết không?

dammanh
27-02-2011, 04:11
Cám ơn bác st@mps!đến hôm nay dammanh mới rõ tích và ý nghĩa hình ảnh BÁT TIÊN QUÁ HAI.Bác hiểu sâu như vậy và với phong cách hiểu gì cũng thấu đáo như vậy!chắc bác rất giỏi về tem,mong có dịp được gặp bác và học hỏi từ bác,xin chân thành cám ơn bác va mong sẽ được gặp bác

theloveofsiam83
27-02-2011, 07:10
123028


123029


Hôm nọ mình mới mua cái sheet này. Lúc đầu mua vì thấy đẹp thôi. Mua về lại tò mò không biết nó là cầu gì, đem hỏi một số người bạn cũng không có câu trả lời. Cuối cùng sau thời gian tra tìm mình mới phát hiện ra điều khá thú vị là cây cầu này không chỉ là một trong các cây cầu cổ của Trung Quốc, mà còn liên quan đến một trong tám vị tiên của đạo giáo, Hàn Tương Tử. Cầu này có ba điểm rất đăc biệt:

- Là một thánh tích của Đạo giáo
- Là một trong các cây cầu cổ nhất Trung Quốc.
- Cây cầu cầu đầu tiên của Trung Quốc có kết cấu vừa là cầu đá, vừa là cầu phao.

và dưới đây là bài viết về nó.

"Cầu Guangji nằm ở phía đông Triều Châu (cái này nguyên văn là ChaoZhou, không biết có phải là Triều Châu hay không) tỉnh Quảng Đông.
Trên 1 đầu cầu có tảng đá khắc bốn chữ Chặn dòng nước lũ. Theo truyền thuyết, những chữ này được viết bởi Hàn Tương Tử, một trong bát tiên. Do đó cầu này ban đầu được gọi là cầu Tương Tử, là một trong các cây cầu cổ nổi tiếng nhất Trung Quốc. Cầu đươc khởi công xây dựng từ năm 1170 vào thời Nam Tống (1127-1279) và hoàn thành sau 57 năm. Với chiều dài 519.7 mét, cầu có 18 trụ chính ở cả hai đầu Đông-Tây và nhịp giữa dài 100 mét. Nhiều trụ cầu được xây vào năm 1435 thời Minh (1368-1644) và tên cầu được đổi thành cầu Guangji. Cầu này sau đó phải trải qua năm lần sửa chữa lớn. Vào năm 1638, cầu bị cháy và hư hỏng nặng.

123050

(hình ảnh một đầu cầu)

Cấu trúc của cầu rất đặc biệt. Vừa là cầu đá, vừa là cầu phao. bao gồm nhiều khối đá granit được kết dính với nhau bằng đinh tán và mộng định hình thành 24 trụ lớn và nhỏ. Nhịp giữa được nâng đỡ bởi 18 thuyền nổi cho phép nó được nâng lên hạ xuống khi cần thiết cho tàu bè lưu thông. Đây là cây cầu đầu tiên của Trung Quốc có đặc điểm này. Vào năm 1723, hai con bò đúc bằng sắt được trấn ở hai đầu cầu, hiện nay không còn nữa. Vào năm 1958, các thuyền nổi được tháo dỡ hết do nhu cầu giao thông và thay vào đó là đoạn cầu xây liền. Hiện nay, ở đầu cầu có đặt một con bò đúc bằng sắt, con bò này được đặt vào năm 1980"
(http://www.chinaculture.org (http://www.chinaculture.org/))

123044



Đây là bài viết do mình sưu tập được, thực tế là mình chưa có dịp đến nơi này, ngoài ra khẳng năng tiếng Hoa còn kém. Do đó còn rất nhiều nghi vấn, mong được anh chị nào biết rõ chia sẻ thêm. Mình cám ơn rất nhiều.

-Cầu Guangji tên Hán Việt là gì?

-Âm Hán Việt của dòng chữ Hàn Tương Tử để lại là gì?

-Hai con bò đúc bằng sắt đặt ở đầu cầu phải chăng là vì mục đích trấn yểm của người Hoa hay mục đích gì khác??

Cầu này tên Hán Việt là Quảng Tế theo đúng như chú namhoa đã nói - tên tiếng Anh là Guạngi Bridge.

Cầu này bắc qua sông Hàn Giang ngoài cửa Đông thành phố Triều Châu - Quảng Đông - cầu này còn có tên gọi là cầu Tương Tử.

Đây là cây cầu có cửa đóng mở đầu tiên trên thế giới, và là cây cầy đẹp nhất Trung Quốc - và là độc đáo nhất thế giới.

4 cây cầu cổ lớn nhất, nổi tiếng nhất Trung Quốc là: Cầu Quảng Tế, Cầu Triệu Châu, Cầu Lạc Dương, và cầu Lư Cấu.

24 mố cầu là 24 đình đài lầu các theo kiểu kiến trúc mái cong có từ thời Quảng Đông có tên gọi Nam Việt.

2 đầu trâu ( chứ không phải bò) ở hai bên mố cầu không có tác dụng yểm trợ mà là theo tiếng Trung Quốc với biểu tượng "Cây cầu của thành phố".

huybuixuan
27-02-2011, 22:48
Lên youtube xem thì đúng là cây cầu này rất đẹp. Có điều mình không giỏi tiếng TQ lắm nên chỉ nghe được lõm bõm vài câu thuyết minh. Có lẽ phải học thêm tiếng TQ thôi.

Poetry
07-03-2011, 21:40
Bài này hay quá,tuy mới giới thiệu một nửa các nhân vật.Có 2 câu hỏi Dammanh nhờ em Po giải thích hộ
1.Dammanh kinh doanh đồ MỸ NGHỆ thấy trên các bình sứ lớn hay trên tranh sứ hay vẽ tích BÁT TIÊN QUÁ HẢI (8 vị tiên cùng chung con thuyền vượt trùng dương lên trời dự hội vườn đào do TÂY VƯƠNG MẪU tổ chức)không rõ ý nghĩa bức tranh đó ẩn ý gì?
2.Điều gì khó khăn nhất mà 8 vị này vượt qua và trở thành tiên?
Mạo muội vài suy nghĩ có gì sơ xuất mong em Po và các bạn thứ lỗi!
Hôm nay em xin giải đáp 2 câu hỏi của bác Mạnh.

1. Về tích "Bát Tiên quá hải" được viết theo truyện "Đông Du Bát Tiên" như sau:

Từ đây về sau, núi Bồng Lai có đủ Bát Tiên ở trong 8 động, tiêu diêu nhàn lạc vô cùng.

Ngày kia, Hà Tiên Cô nói với bảy Tiên rằng:

- Lẽ thường, Tiên Ông mới thành thì ra mắt Ðông Vương Công, còn Tiên Nữ mới thành thì ra mắt Tây Vương Mẫu. Kỳ trước, sinh nhật của Ðông Vương Công, Tiên Nữ cũng đi chúc thọ. Nay gần đến sinh nhật của Ðức Tây Vương Mẫu, bảy Ông tính đi chúc thọ không?

Hán Chung Ly và Lam Thể Hòa đồng nói:

- Tây Vương Mẫu không cai trị chúng ta, song Bà là vị làm đầu Tiên Nữ, các Thần Tiên đều phó hội, lẽ nào chúng ta không đi, ngặt chẳng có vật chi báu để dâng lễ Chúc thọ. Trương Quả Lão nói:

- Tây Vương Mẫu ở Cung Diêu Trì thiếu chi vật báu, chúng ta đặt văn chúc thọ mà khánh hạ thì hay hơn.

Lý Thiết Quả khen phải. Lữ Ðồng Tân nói:

- Văn của chúng ta cũng tầm thường, ước được văn của Lão Quân thì mới xứng đáng.

Hà Tiên Cô nói:

- Thái Thượng Lão Quân hậu đãi Lý Tiên Trưởng lắm, nếu Lý Tiên Trưởng cầu Ngài chắc đặng.

Lý Thiết Quả nói:

- Phải, song việc đông người mà đi một mình ta thì thất lễ. Vậy thì tám anh em ta cùng đi đến mà cầu Lão Quân.

Nói rồi, Bát Tiên đồng đằng vân qua Cung Ðâu Suất. Ðức Lão Quân tiếp Bát Tiên, mời vào Cung, nói:

- Thuở nay, nhà Nho hay học sách của ta như Ðạo Ðức Kinh, Kinh Cảm Ứng, song dùng cho thông ý tứ mà làm văn, chớ chẳng bắt chước theo lời dạy bảo. Lại có kẻ kiêu ngạo, chê Phật, chê Lão, nên ta chẳng đặt sách chi thêm nữa mà dạy đời.

Lý Thiết Quả thấy Lão Quân có sắc buồn, nhưng cũng rán cầu xin đặt bài chúc thọ Vương Mẫu. Lão Quân cười nói:

- Ta ít ưa việc ấy, vì nhiều người làm không đặng mà lại hay chê. Song tám vị cầu ta, ta đặt giúp cho một bài từ cũng đủ.

Lão Quân nói xong, liền viết một bài, đưa cho Bát Tiên xem thử. Ai nấy đều khen ngợi vô cùng. Bát Tiên từ tạ lui ra, đến cậy Chức Nữ làm trục bằng gấm, dán chữ sáng như sao, rồi đem đi chúc thọ. Bát Tiên đến Hội Bàn Ðào chúc thọ Tây Vương Mẫu, thấy các Thần Tiên đến đông lắm. Bát Tiên dâng bức trướng chúc thọ. Tây Vương Mẫu khen văn đặt rất hay.

Sau khi mãn tiệc, các Thần Tiên đều về hết, Bát Tiên còn lưu lại. Tây Vương Mẫu gọi bốn nàng thị nữ đến bảo rằng:

- Ðổng Song Thành, Vương Tử Phá, Hứa Phi Yến, An Phát Trinh, bốn người từ khi ca múa tại Hoa Ðiện của vua Hán Võ Ðế đến nay cũng đã khá lâu, bây giờ hãy thổi sáo và đàn ca cho Bát Tiên uống rượu.

Bốn nàng vâng lời. Lam Thể Hòa khen hay, rót rượu dâng lên Tây Vương Mẫu. Vương Mẫu nói:

- Nghe tiếng Lam Tiên ca hay, nên trình nghề chung vui.

Lam Thể Hòa vâng lời, lấy cặp sanh ra, vừa nhịp vừa ca. Ai nấy đều khen và cười ngất. Tây Vương Mẫu thưởng cho rượu và đào. Lam Thể Hòa nói:

- Hàn Tương Tử thổi sáo hay lắm.

Tây Vương Mẫu bảo thử. Hàn Tương Tử vâng lời. Tây Vương Mẫu nghe xong, khen hay, bảo:

- Bản ấy rất hay, An Phát Trinh phải nhớ mà tập.

Tiệc xong, Bát Tiên từ tạ. Tây Vương Mẫu truyền đưa Bát Tiên đến chơn mây.

Bát Tiên thấy sóng biển Ðông cao lắm. Ðồng Tân nói:

- Thuở nay nghe đồn Ðông hải mà chưa đến xem phong cảnh thế nào. Sẵn dịp này, chúng ta nên xem qua một chuyến.

Lý Thiết Quả nói phải. Trương Quả Lão can rằng:

- Bữa nay chúngta uống nhiều rượu say rồi, để khi khác.

Hán Chung Ly nói:

- Sẵn dịp này chẳng đi dạo, còn đợi dịp nào?

Bát Tiên đồng đi đến mé biển. Lữ Ðồng Tân nói:

- Nay đằng vân quá hải, không lấy làm tài, chi bằng mỗi người thả một phép xuống biển, cỡi qua tới mé bên kia mới thật thần thông.

Lý Thiết Quả quăng gậy xuống nổi lên mặt nước, rồi nhảy xuống đứng một chân trên gậy.

Hán Chung Ly ném Phất chủ xuống biển và nhảy xuống đứng trên Phất chủ.

Trương Quả Lão thả Lừa giấy, Lữ Ðồng Tân thả Ống tiêu, Lam Thể Hòa thả Ngọc bản, Hàn Tương Tử thả giỏ Hoa lam, Tào Quốc Cữu thả Thủ quyển, Hà Tiên Cô thả Bông sen.

Tất cả Bát Tiên đều đứng trên bửu pháp của mình, giống như đứng trên thuyền, đồng vượt qua Ðông hải.

Cachet trên FDC "Bát Tiên quá hải" của Trung Quốc là 8 pháp bảo của 8 vị tiên như đã kể ở trên.

124148

2.Em nghĩ điều khó khăn nhất để trở thành Tiên là phải biết vượt qua tham, sân, si của bản thân. Em nghĩ thế không biết bác Mạnh có đồng ý không? :D

dammanh
08-03-2011, 01:24
Tám con người ,tám hoàn cảnh xuất thân ,sống các thời khác nhau ,nghề nghiệp khác nhau...nhưng đều thành tiên cả,cùng đoàn kết và cùng vui cùng buồn Đó thật là lý tưởng đối với một nhóm và nhóm đó có thể làm được tất cả mục tiêu đặt ra!
còn câu trả lời của em THI về đk thành tiên,thì bản thân anh luôn nghĩ vậy ,tuy vậy nhiều lúc thấy làm được thật khó vô cùng,nhưng phải phấn đấu thôi! KHÔNG PHẢI PHẤN ĐẤU ĐỂ THÀNH TIÊN MÀ ĐỂ BẢN THÂN TRỞ THÀNH NGƯỜI TỐT HƠN

Poetry
12-03-2011, 23:35
Ngày 18-03-2009, Bưu chính CH Czech phát hành mẫu tem "Mỹ thuật Châu Á: Trung Quốc" thể hiện bức tranh về Lữ Đồng Tân do họa sĩ Trung Quốc sáng tác vào thế kỷ 14-15, hiện đang trưng bày tại Phòng tranh Quốc gia ở thủ đô Prague.

125233

125234