PDA

View Full Version : "Thư máy bay” cuối cùng của VNCH


The smaller dragon
16-03-2011, 12:42
Số phận chiếc “thư máy bay” cuối cùng của VNCH

Trước sau trong khoảng thời gian 1951-75, Bưu Ðiện VNCH chỉ phát hành hai loại “thơ/thư máy bay,” bây giờ gọi là “bưu giản.” Thơ máy bay đầu tiên phát hành khoảng năm 1953, mệnh giá 3.50đ. Và thư máy bay thứ nhì phát hành khoảng năm 1972, mệnh giá 60đ.

Hình 1: Thơ máy bay 3.50đ chưa gấp
125951

Hình 2: Thơ máy bay 3.50đ đã gấp lại
125952

Thư máy bay mệnh giá 60đ

Năm 1972, khi thư máy bay thứ nhì được Tổng Nha Bưu Ðiện VNCH phát hành thì tình hình xã hội miền Nam đang xáo trộn lớn. Chiến tranh trở nên rất ác liệt, và Hiệp Ðịnh Paris “chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình” được bốn bên (Hoa Kỳ, VNDCCH, VNCH, và CHMNVN) ký kết. Quân đội Hoa Kỳ hồi hương, viện trợ Mỹ cho miền Nam sút giảm. Nạn lạm phát phi mã, vật giá gia tăng. Bưu cước vì thế mà cũng phải tăng theo.

Hình 3: Thư máy bay 60đ chưa gấp
125953

Hình 4: Thư máy bay 60đ đã gấp lại
125954

Thư máy bay mệnh giá 75đ từ 7.2.1973 đến 5.8.73 (6 tháng)

Thư máy bay in mệnh giá 60đ phát hành chưa được mấy tháng bưu cước đã tăng, nên nhân viên Bưu Ðiện phải dùng dấu +15đ để đóng thêm vào mẫu tem 60đ in sẵn, thành 75đ. Ngày đầu tiên thư máy bay tăng lên 75đ là 7.2.1973. Ðây là lần đầu tiên nhân viên Bưu Ðiện đóng dấu tăng tiền nên công việc chưa quen hay chưa có chỉ thị cụ thể và rõ rệt. Bằng chứng là tôi đã thấy thư máy bay với dấu +15đ đóng theo nhiều cách:
1. Ðóng ngay dưới mẫu tem 60đ in sẵn
2. Ðóng ngay trong lòng mẫu tem 60đ in sẵn
3. Ðóng tại góc trái phía dưới
4. Cũng có khi dấu đóng bị ngược.

Hình 5: Bốn loại thư máy bay đóng dấu thêm tiền thành 75đ. Nhật ấn 7.2.1973 đánh dấu ngày đầu tiên áp dụng giá mới (75đ) cho thư máy bay.
125955

Hình 6: Một thư máy bay mệnh giá 75đ gửi qua Bưu Ðiện với dấu nhật ấn 16.2.1973 tại Ðà Nẵng
125956

Thư máy bay mệnh giá 90đ từ 6.8.1973 đến 31.1.1974 (gần 6 tháng)

Nhưng chỉ 6 tháng sau đó, thư máy bay đã lại tăng thêm 15đ nữa thành 90đ.
Có hai loại dấu tăng tiền.
1. Với những thư máy bay đã đóng dấu +15đ chưa tiêu thụ hết, ngưoi ta đóng thêm dấu +15đ nữa.
2. Với những thư máy bay chưa đóng dấu tăng tiền, người ta sử dụng một con dấu +30đ mới được khắc trong dịp này.

Hình 7: Ngày 6.8.1973 là ngày đầu tiên tăng giá bưu cước. Hai loại thư máy bay đóng dấu tăng thành 90đ.
125957

Thư máy bay mệnh giá 100đ từ 1.2.1974 đến 21.7. 1974 (gần 6 tháng)

Rồi cũng đúng 6 tháng sau, thư máy bay lại tăng thêm 10đ nữa thành 100đ. Với thời gian rất ngắn giữa hai kỳ tăng giá bưu cước, thư máy bay đã đóng dấu tăng giá những kỳ trước nay lại được đóng thêm cho thành giá mới 100đ tạo ra vô số loại thư máy bay với nhiều lần đóng dấu tăng tiền.
1. Ðầu tiên là những thư máy bay có một dấu tăng +15đ thì họ đóng thêm dấu mới +25đ.
2. Sau đó là những thư máy bay đã đóng hai dấu +15đ, bây giờ người ta đóng thêm một dấu +10đ.
3. Thứ ba là những thư máy bay đã có dấu +30đ thì nhân viên đóng thêm dấu +10đ.
4. Và cuối cùng, nhân viên đóng dấu +40đ mới khắc vào những phong bì chưa bao giờ đóng dấu tăng tiền.

Hình 8: Hai loại thư máy bay đã đóng dấu +15đ và +30đ phải đóng thêm dấu tăng giá thanh +40đ. Nhưng hai loại này đều phát hành ngày 1.2.1974
125958

Hình 9: Loại thư máy bay đóng dấu +40đ mới thì phát hành muộn hơn, ngày 9.2.1974.
125959

Thư máy bay mệnh giá 110đ từ ngày 22.7.1974 đến 30.4.1975 (7 tháng)

Vẫn theo chu kỳ 6 tháng, thư máy bay lại tăng thành 110đ kể từ ngày 22.7.1974. Nhân viên tại Nha Tổng Giám Ðốc Bưu Ðiện Sài Gòn lại đem những thư máy bay chưa tiêu thụ ra đóng thêm giá mới.
1. Thư máy bay đã đóng dấu +15đ nay đóng thêm hai dấu +25đ và +10đ.
2. Thư máy bay chưa từng đóng dấu nào thì đóng thêm dấu mới +50.

Hình 10: Hai loại thư máy bay đóng 3 dấu tăng tiền (+10đ, +15đ, và +25đ) hay dấu mới +50đ cũng đều phát hành ngày 22.7.1974.
125960

Ngày 30.4.1975, khi Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện thì chính quyền VNCH hoàn toàn sụp đổ, và lô thư máy bay này, cùng với tất cả tem VNCH, không còn giá trị bưu cước nữa. Một trang sử được lật qua!

Sau khi chính quyền miền Bắc tiếp thu miền Nam và thống nhất đất nước, kho tàng của Tổng Nha Bưu Ðiện VNCH được chính quyền mới quản lý. Lô thư máy bay này được chính quyền mới sử dụng tùy tiện vừa công vừa tư theo những cách sau đây.
Thứ nhất, Công Ty Tem Việt Nam (COTEVINA) dùng làm phong bì gói tem bán cho khách hàng.

Hình 11: Thư máy bay VNCH bị cắt một khúc và lộn ngược lại làm phong bì gói tem cho khách mua tem của COTEVINA
125961

Thứ nhì, nhân viên Bưu Chính sử dụng làm phong bì gửi thư riêng.

Hình 12: Một thư máy bay được dùng làm phong bì gửi cho thân nhân ở Hung Gia Lợi
125962

Thứ ba, thư máy bay được nhân viên hay thân hữu của cơ quan Bưu Chính VN sử dụng làm phong bì chơi tem.

Hình 13: Một số thư máy bay được dùng làm phong bì dán tem và đóng dấu thời VNDCCH những năm 1959, 1972, 1974, và 1985.
125966

Chứng tích tem và dấu Bưu Chính VNDCCH của các năm 1959, 72, 74, 85... đóng trên thư máy bay VNCH sản xuất năm 1972 cho thấy một điều rất quan trọng. Ðó là các con dấu bưu chính của nước VNDCCH không hề được huỷ theo thời gian. Chúng vẫn còn sẵn đó chờ người có cơ may sử dụng. Sự kiện này đưa đến một hiện tượng bất thường trong giới tem chơi tại Việt Nam: bây giờ hay mai sau, người ta vẫn có thể làm được những sản phẩm bưu chính bằng phong bì thật với tem thật và dấu thật của thời kỳ VNDCCH những năm 1950s, 60s...

Tôi còn có thêm một số bưu thiếp VNDCCH thập niên 1960 dán tem và đóng dấu thập niên 1950 như hai bưu thiếp sau đây.

Hình 14:
125967

Cả ba vật chứng là phong bì và tem và dấu đều thật cả. Sự bất thường ở đây là sản phẩm xưa cũ được thực hiện bây giờ, trong năm 2011! Ðây cũng là lời cảnh báo mà tôi muốn gửi đến giới sưu tầm ngành Lịch Sử Bưu Chính Việt Nam!

Tháng Ba năm 2011
The smaller dragon

(Thành thât cám ơn Linh Mục Thaddeus Bui đã giúp tài liệu)

demsaoroi88
05-05-2011, 14:40
Cảm ơn bài viết đã giúp mình hiểu hơn