PDA

View Full Version : Bì thư VNDCCH trên mạng


vnmission
25-03-2011, 00:33
Vừa qua trên mạng mới xuất hiện mấy bì thư này, thấy lòng "nao nao" nên đưa lên đây để các bạn cùng xem và cho ý kiến.

Bì 1 - Tem HCT 1946, nhật ấn Thái Nguyên | Bưu điện cục 1950:
126799

Bì 2 - Tem lực sĩ cử tạ, nhật ấn không rõ:
126800

Bì 3 - ĐSQ Tiệp gửi về nước:
126801126802

Bì 4 và 5 của Xunhasaba:
126803126804

Bì 6 - Tem HCT và bản đồ sửa giá, 1955:
126805

vnmission
25-03-2011, 00:38
Mấy bì này hình rõ hơn:


126806


126807


126808


126809

archihao
25-03-2011, 01:11
quả là nhìn thấy nao nao.... hay thật...cảm ơn bạn. :)

dammanh
27-03-2011, 01:08
Bì thư No 3 mà bác VNMISSION post lên cùng anh em với bì thư Dammanh đang sử hữu,mời các bạn xem và cho ý kiến .



Hai mặt bì thư No3 của văn phòng thương vụ TIỆP KHẮC ở VN
126960

Hai mặt bì thư dammanh sở hữu
126961

vnmission
14-05-2011, 23:18
Trong những bì thư trên, đối khi rất khó phân biệt bì nào là "commercial," bì nào là "philatelic." Mặc dù các bì XUNHASABA được gửi đi nước ngoài để quảng cáo cho một mặt hàng, nhưng người gửi là "Philatelic Department" của XUNHASABA, người nhận là các dealers, nên về bản chất chúng là "philatelic." Bì XUNHASABA khác các bì philatelic khác ở một điểm quan trọng: cước phí thường là đúng, trong khi bì philatelic thông thường dán cả bộ tem, nên cước phí có thể vượt quá mức cần thiết.

132652
Một bì philatelic

Đối với bì thư VNDCCH từ 1954 đến cuối những năm 1960, dù là kiểu nào cũng khá hiếm, kể cả đối với FDC (trừ một số trường hợp đặc biệt, như các FDC tem vũ trụ, không hiểu vì sao thấy rất nhiều).

dammanh
14-05-2011, 23:40
Theo thông tin Dammanh được biết và có vài loại đã từng sở hữu với số lượng nhiều .Hoàn toàn đồng quan điểm với anh Vnmission :
1.Bì thư VNDCCH từ 1954-1968 HIẾM,còn từ 1968-1976 khá hiếm
2. Một vài loại nhiều thí dụ FDC TI TỐP 1961,PHƯƠNG ĐÔNH 3-4 v.v..
Vài dòng bổ sung

dammanh
17-05-2011, 09:27
Một bì thư mới tìm thấy có chữ bưu chính

132789

vnmission
18-07-2011, 23:21
139228

139229

Bì thư 1957 này kết thúc trên eBay ngày 27/6/2011 với giá >318 US$,
chắc chỉ có bác dammanh cho là không đắt!b-(

vnmission
29-07-2011, 18:52
Một bì thư có 3 nhật ấn Hà Nội khác nhau!

140135

140136

Dấu BC 903-1 không hiểu có ý nghĩa gì?
Dấu HA-NOI-I của bưu cục nào?
Còn dấu HA-NOI không chắc của bưu cục quốc tế?

dammanh
31-07-2011, 12:53
Nhãn bảo đảm hanoi-1 viết tay thiếu dấu và format con dấu hanoi01 cũng như mực dấu xanh.kêt hợp thông tin và mẫu con dấu hanoi-1 mà dammanh thu thập được .Nhận thấy ngày 21-05-1955 là quá sớm ???

vnmission
29-08-2012, 23:39
Thấy bì này trên mạng:

172206

khiến tôi nhớ tới một bì thư đã được cho là giả, chỉ vì người gửi là một "công ty" nào đó (không nhơ ở tread nào trong VS?). Nhưng dường như vào những năm 1950, chữ "công ty" mang một ý nghĩa khác hiện nay?

Một vài bì khác cùng lô trên:

172207

172208

172209

vnmission
07-11-2012, 22:54
Bì thư này khá đẹp:

177285

đặc biệt có dấu đến Fulda:

177286

nhưng giá 450$ (ebay) thì có lẽ quá cao, nhất lại là một bì sưu tập.

dammanh
08-11-2012, 08:39
Mấy bì thư THỦ TƯỚNG PHỦ Cần xem lại!? con dấu,cước phí bì công vụ và nhãn bảo đảm mầu xanh dương nữa(dammanh nhớ không nhầm phát hành ở MN trước năm 1975).Dấu đóng trước nhãn R,đóng dấu sau lại dán giấy đè lên???

huuhuetran
08-11-2012, 15:00
Tôi nghĩ, bì Thủ Tướng Phủ trên cùng số 64 là bì được sữ dụng lần thứ hai, nhìn kỹ bạn sẽ thấy dấu gở tem cũng như nhật ấn của thư trước, sau đó họ dán tờ giấy trắng lên, dán tem mới, ghi địa chỉ mới để gửi đi...Nếu được nhìn mặt sau sẽ xác minh được sự việc nầy! Tôi đã gặp một bì loại nầy nên rút kinh nghiệm.

The smaller dragon
08-11-2012, 20:29
Trích dẫn: "Trong những bì thư trên, đối khi rất khó phân biệt bì nào là "commercial," bì nào là "philatelic." Mặc dù các bì XUNHASABA được gửi đi nước ngoài để quảng cáo cho một mặt hàng, nhưng người gửi là "Philatelic Department" của XUNHASABA, người nhận là các dealers, nên về bản chất chúng là "philatelic." Bì XUNHASABA khác các bì philatelic khác ở một điểm quan trọng: cước phí thường là đúng, trong khi bì philatelic thông thường dán cả bộ tem, nên cước phí có thể vượt quá mức cần thiết..."

Theo tôi, những bì mà XUNHASABA gửi qua Bưu Ðiện đến những địa chỉ có thực, ở trong nước hay ra hải ngoại, và dán đúng cước phí thì không thể liệt vào loại phong bì chơi tem (philatelic). Ðó chính là những phong bì thực gửi (commercial) 100%.

Việc XUNHASABA và sau này là COTEVINA giới thiệu (quảng cáo) tem chơi với các nhà buôn bán tem là thuộc nội dung cuộc trao đổi, không dính dáng gì đến chuyện phong bì gửi từ một nơi đến một nơi khác, dán đủ và dán đúng bưu cước đương thời!

Còn phong bì chơi tem thường dán nguyên bộ tem, thường là quá mức bưu cước, và có khi không thông qua việc chuyển thư từ người gửi đến người nhận, vì chính người gửi cũng đồng thời là người nhận. Còn dấu Bưu Ðiện (nhât ấn, nghiệp vụ, và cổ động) thường được đóng theo yêu cầu như một ưu đãi.

vnmission
14-11-2012, 20:08
5 bì thư cùng người gửi, người nhận:

177595
177594
Bì 1: 02/10/1956 (eBay 13/11/12, giá $410.00)

177596
177597
Bì 2: 11/10/1956 (eBay 30/10/12, giá $212.50)

177598
177599
Bì 3: 22/10/1956 (16/10/12, giá $385.00)

177600
177601
Bì 4: 18/12/1956 (eBay 13/11/12, giá $382.90)

177602
177603
Bì 5: 14/01/1957 (16/10/2012, $404.00)

Giá có vẻ hơi "chát" - hay bây giờ bì thư VN DC CH đã thực sự có giá?

dammanh
15-11-2012, 23:23
Do kinh tế suy thoái mới xuất hiện bì thư đó trên mạng và mới có giá đó!
to bác Vnmission:bác thấy hơi "chát""nhưng ngẫm lâu lại thấy "ngọt"
Dammanh thích nhất bì No5,hình như con tem TRẦN ĐĂNG NINH 100đ in nhòe?

vnmission
06-12-2012, 15:18
ngẫm lâu lại thấy "ngọt"

178666

178667

Vâng, 2 bì này cũng rất ngọt: 865 USD, kết thúc ngày 02-12-2012.

vnmission
08-01-2013, 19:27
Hai bì thư hiếm, đang có trên mạng:

179292

179293

ktsmaikhuong
29-03-2013, 21:47
Vài bì của bác Tem-truyen-thong đang bán:
http://img1.pmbvn.com//userimg_bd/13/03/29/large_gal_93953_5155a2321ab40.jpg
http://img1.pmbvn.com//userimg_bd/13/03/29/large_gal_93953_5155a2bbb34a8.jpg
http://img1.pmbvn.com//userimg_bd/13/03/29/gal_93953_5155a4ffd59f9.jpg
http://img1.pmbvn.com//userimg_bd/13/03/29/large_gal_93953_5155a51c501be.jpg
http://img1.pmbvn.com//userimg_bd/13/03/29/large_gal_93953_5155a61a501be.jpg
http://img1.pmbvn.com//userimg_bd/13/03/29/large_gal_93953_5155a5420f425.jpg
giá rất rẻ
Buồn cho 1 nhà sưu tập lớn phải giã từ niềm đam mê

dammanh
30-03-2013, 01:03
Lô bì thư trên cũng không có gì đặc biệt,nhât ấn quá thông dụng,có chăng bì No3 & No4 còn có tem ấn tượng một chút,tuy nhiên các tem này kiếm tem sống không khó khăn gì..."ngẫm lâu lại thấy vị chát""xin lỗi bác Vnmission nhé.
Cũng bì trên ebay Dammanh thấy ấn tượng hơn!các bì thư đều có cachet.


No1 là mặt trước có mặt sau No5,dấu nhật ấn hà nội chợ hôm và nhãn R ấn tượng. mặt sau No5 dán băng 5 tem khá hay!!
182748

No2 tem đẹp,nhãn R bình thường,dấu BT

182749

No3 tem đẹp cước phí hơi cao,nếu dán trọn bộ quả thú vị hơn nhiều,thay tem phật thủ bằng tem măng cụt thì ..tuyệt. Nhãn R & nhãn HK ấn tượng

182750

No4 cachet đẹp ,nhãn R quá hay ???

182751

No5

182752

Không rõ kết thúc bao nhiêu??

vnmission
11-04-2013, 17:55
Dường như bì thư Việt Nam đang giảm nhiệt như thị trường bất động sản!

Mấy bì thư bác dammanh đưa hình ở trên kết thúc ngày 28-3-2013:

Bì #1 (có mặt sau là hình #5): 215 $;
Bì #2: 105$;
Bì #3: 125$;
Bì #4: 90$.


Hai bì sau cũng “hạ cánh” nhẹ nhàng:

183498
183500
Kết thúc ngày 11-4: 165$


183499
183501
Kết thúc ngày 10-4: 55$

BoZoo
11-04-2013, 23:54
Trong những bì thư trên, đối khi rất khó phân biệt bì nào là "commercial," bì nào là "philatelic." Mặc dù các bì XUNHASABA được gửi đi nước ngoài để quảng cáo cho một mặt hàng, nhưng người gửi là "Philatelic Department" của XUNHASABA, người nhận là các dealers, nên về bản chất chúng là "philatelic." Bì XUNHASABA khác các bì philatelic khác ở một điểm quan trọng: cước phí thường là đúng, trong khi bì philatelic thông thường dán cả bộ tem, nên cước phí có thể vượt quá mức cần thiết.

183502

Đối với bì thư VNDCCH từ 1954 đến cuối những năm 1960, dù là kiểu nào cũng khá hiếm, kể cả đối với FDC (trừ một số trường hợp đặc biệt, như các FDC tem vũ trụ, không hiểu vì sao thấy rất nhiều).

Hôm nay tôi mới đọc đến bài này và quả thật là duyên tình hữu ý, quả thật là tôi đã tìm lại được một điều chi đó không thể diễn tả nổi, bức thư này chính là của bố tôi (người mà anh VNmission tặng cho danh hiệu "NST huyền thoại") viết trao đổi với người bạn Đức. Tất nhiên thời gian trôi đi, người ta có thể quên, những phong bì có thể truyền tay nhưng có những ký ức không hề phôi pha. Rất tiếc là vào thời điểm đó tôi không biết, nếu không cũng quyết tâm đấu giá bằng được. Cảm ơn anh và Viet Stamp rất nhiều và cũng xin copy để lưu giữ KN.

dammanh
12-04-2013, 02:29
Đồng cảm với anh Vnmission,giá bì kết thúc hơi thấp !Hy vọng tương lai vị trí bì thư VNDCCH sẽ khác.Cám ơn anh Vnmission nhiều!

Poetry
12-04-2013, 10:27
Hôm nay tôi mới đọc đến bài này và quả thật là duyên tình hữu ý, quả thật là tôi đã tìm lại được một điều chi đó không thể diễn tả nổi, bức thư này chính là của bố tôi (người mà anh VNmission tặng cho danh hiệu "NST huyền thoại") viết trao đổi với người bạn Đức. Tất nhiên thời gian trôi đi, người ta có thể quên, những phong bì có thể truyền tay nhưng có những ký ức không hề phôi pha. Rất tiếc là vào thời điểm đó tôi không biết, nếu không cũng quyết tâm đấu giá bằng được. Cảm ơn anh và Viet Stamp rất nhiều và cũng xin copy để lưu giữ KN.
Quả là "hữu duyên thiên lý năng tương ngộ". Trên VSF này, anh BoZoo và anh dammanh đã có duyên hội ngộ, nay anh BoZoo lại tìm thấy hình ảnh những bì thư thực gửi mang dấu ấn kỷ niệm của cụ thân sinh ra anh. Xin chúc mừng anh. Mong rằng sau này, anh vnmission sẽ mách cho anh BoZoo nếu thấy những chiếc phong bì quý của nhà sưu tập lão thành Vũ Hiếu Thắng.

vnmission
12-04-2013, 17:38
Cụ Thắng ngày xưa gửi không ít thư, do đó tôi chắc nếu bác BooZoo cố tìm sẽ thấy. Hình một số bì mà tôi đã thấy xuất hiện đâu đó (không nhớ rõ trang nào, nhưng không phải ebay hay delcampe), tôi không mua được một phần vì thủ tục phiền hà:

183555

183556

183557

183558

183559

183560

183561

183562

183563

183564

BoZoo
12-04-2013, 17:50
Tất cả những bì anh đăng ở đây đều đúng của bố tôi viết trao đổi, địa chỉ là nơi Tuấn Giao sinh ra và lớn lên đến khi rời VN năm 1988. Anh VnMission nói chính xác đó. Bố tôi có bạn STT ở các quốc gia Đông Âu và còn trao đổi đến tận thời 1980 trước khi cụ mất. Vì thế lượng bì thư này khá nhiều. Ngày nay con cháu những người bạn tem này trao đổi, bán đi; và như thế sẽ thỉnh thoảng lại thấy trên mạng. Tôi chắc phải đặt chương trình sưu tập lại dần dần. Một công việc cũng không ít công sức! Mà ngẫm kỹ thì thấy thế mới gọi là STT. Bởi vì trường hợp mình thì như vậy, nhưng ngược lại trong tay mình cũng có những bì thư Anh, Pháp cổ của một số người trong thiên hạ, từ thời 1842 và cả thời chưa dùng tem thư. Thật là hay cái thú chơi tem! Cảm ơn anh VNMission nhé.

Poetry
13-04-2013, 21:53
Trên Delcampe đang rao bán bì này. Không rõ giả hay thật?

VIETNAM - enveloppe de 1949 avec 4 timbres et Cachet de BUU DIEN QUANG BINH (http://www.delcampe.net/page/item/id,213214092,var,VIETNAM--enveloppe-de-1949-avec-4-timbres-et-Cachet-de-BUU-DIEN-QUANG-BINH,language,E.html)

183635

BoZoo
13-04-2013, 23:36
Câu hỏi kiểm chứng:
1- Phòng Lệ Thủy là phòng gì? phòng nào? chức năng gì ở Quảng Bình?
2- Thời phát hành bộ tem này đến 1949 (khi con dấu đóng), con dấu của các địa phương kể cả HN (thủ đô) đều nhỏ và (có lẽ bằng gỗ) nên không bao giờ to, rõ và sắc nét như con dấu này?
3- Thường dấu đóng trên tem và đóng nhật ấn (ngoài tem) phải cùng một dấu. Ở đây thấy 2 dấu này khác nhau.
4- Dấu to và đỏ như vậy thường là của chính quyền cấp tỉnh trở lên cấp TW, tại sao không thấy dấu ấn ghi bằng chữ của người hay cấp đó?
5- Dấu nhật ấn và là dấu hủy các con tem có cách đề ngày khác nhau - nhìn kỹ các vết gạch chéo, vậy đó là dấu ghi bằng tay?
6- Người nhận là ông bà ABC, ở đâu? Thời này sau hơn 100 năm so với thời Penny Black nên không còn có lối chỉ ghi tên mà thư cũng đến.

Trả lời được 6 câu đầu tiên này nghe cũng như Quan Công phải qua 6 (chứ không phải 5) cửa ải vậy.

vnmission
13-04-2013, 23:46
Bì thư trên trông có vẻ thật, tuy nhiên tôi rất nghi ngờ vì 2 lý do:

Thứ nhất, cước phí thư đi từ Quảng Bình tới Hà Tĩnh từ thời điểm tháng 11/1948 đã tăng từ 2 đồng lên 5 đồng, trong khi tổng giá mặt 4 con tem (bì thư ghi 30/3/1949) chỉ là 2,5 đồng.

Thứ hai, dẫu "PHÒNG LỆ THỦY" từ lâu đã được ghi nhận là không được sử dụng, do con dấu này (hình so sánh, phía bên phải, kèm theo) đã bị mất vào tay quân Pháp ngay từ đầu.

183638

Nếu có hình mặt sau của bì thư sẽ dễ xem xét hơn.

Mong các bác cho thêm ý kiến!

BoZoo
14-04-2013, 05:14
Tôi vừa đọc tham khảo lịch sử về huyện Lệ Thủy trong thời gian này: http://www.quangbinh.gov.vn/3cms/?cmd=130&art=1187249284538&cat=1134185256416

Trích dẫn: "Đầu năm 1948, thực dân Pháp mở rộng vùng chiếm đóng, phá thế liên hoàn của ta. Hầu khắp đồng bằng Lệ Thuỷ, Quảng Ninh, thị xã Đồng Hới, phần lớn huyện Bố Trạch, một phần ba huyện Quảng Trạch và vùng địa đầu huyện Tuyên Hoá đã bị thực dân Pháp chiếm đóng, kiểm soát."...

"Ngày 24-1-1949, Đại đội 1 (bộ đội địa phương huyện Lệ Thuỷ) tổ chức cải trang tập kích địch ở chợ Chè (thuộc xã Sào Nam - Lệ Thuỷ) nằm sâu trong vùng địch hậu. Sau 15 phút chiến đấu, ta đã hoàn toàn làm chủ chiến trường, bắt sống 5 tên địch, thu vũ khí địch, quân ta rút lui an toàn."...

"Ngày 16-7-1949, nhân dân các huyện Lệ Thuỷ, Quảng Ninh cùng lực lượng vũ trang đồng loạt nổi dậy tấn công địch. Toàn bộ tháp canh của hương vệ, tổng vệ ở huyện Quảng Ninh bị quân và dân ta thiêu cháy. Đường dây liên lạc ở Lệ Thuỷ và Quảng Ninh đều bị cắt đứt. Quân địch lâm vào thế "tiến thoái lưỡng nan", nằm án binh bất động."

Tất cả điều trên nói lên rằng huyện Lệ Thủy đã nằm trong tay người Pháp giai đoạn từ đầu năm 1948 đến (chí ít là) 7/1949. Trong khi đó, bì thư được đóng dấu Lệ Thủy ngày 30/3/1949. Vậy có thể tin được phong bì trên là thực hay không? Trong khi chưa được thấy những thông tin ở mặt sau và còn mấy câu thẩm định mà tôi đã nêu trong phần trước chưa được làm sáng tỏ.

Một cách nhìn khác, nếu ta tìm được bì thư thực gửi nào có dấu Lệ Thủy vào thời điểm tháng 3 hay 4/1949 như trên (mà là thật) thì mới có thể tạm chấp nhận bì thư này?

The smaller dragon
14-04-2013, 10:22
Cám ơn những thông tin quý hiếm của Vnmission và Bozoo. Thế thì các phong bì giả phải phát xuất từ những nguồn không xa lạ với (và có thể trong) giới chơi tem kỳ cựu và hiểu biết tại Việt Nam hợp cùng một số người trẻ có kỹ thuật computer.
Thật đáng báo động cho những ai sưu tầm lịch sử bưu chính Việt Nam!

BoZoo
14-04-2013, 18:06
Cảm ơn GS TAT. Thực ra theo nhận định của BoZoo, vấn đề này còn vượt xa hơn thế nữa. Những tay "cao thủ" làng tem người da trắng là những người thực ra rất "lọc lõi" về lịch sử VN, nhất là những giai đoạn nước sôi lửa bỏng này. Họ có thừa điều kiện để thực hiện các phi vụ đó, mà những người STT thật thà dễ chấp nhận rằng đó là một vật phẩm quý hiếm từ VN, một quốc gia đáng chú ý với những dấu ấn lịch sử. Những websites bán tem này hầu hết của họ chứ không phải gốc tích của người VN.

Nhân vấn đề này cũng là vấn đề luôn nóng hổi của làng tem thế giới, BoZoo đang tập hợp một số tài liệu tham khảo để trình làng một, hai bài viết xung quanh vấn đề tem và dấu giả mạo.

BoZoo cũng rất quan tâm và muốn được xem một vài bì thư thực gửi với nhật ấn của Quảng Bình trong giai đoạn VNDCCH thời sơ khai 1945-1947 này. Ai có post lên cho bà con xem thì tốt quá! Xin cảm ơn.

BoZoo
14-04-2013, 20:43
Nói về một số người chơi tem kỳ cựu của làng tem thế giới quan tâm đến STT Việt Nam, BoZoo lấy một ví dụ gần gũi. Ông Theo Klewitz (CHDC Đức) mà có tên trên bì thư mà cụ thân sinh trao đổi phía trên là một giáo sư trường ĐH, tiếng Việt rất thành thạo. BoZoo nhớ khi còn niên thiếu, một hôm vô tình giở lô thư trao đổi của cụ ra thì thấy một lá thư vị giáo sư này viết chúc Tết (âm lịch) cụ thân sinh, hoàn toàn bằng tiếng Việt; đó là vào dịp Tết 1970 hay 1971.

The smaller dragon
15-04-2013, 02:58
"Những tay "cao thủ" làng tem người da trắng là những người thực ra rất "lọc lõi" về lịch sử VN, nhất là những giai đoạn nước sôi lửa bỏng này. Họ có thừa điều kiện để thực hiện các phi vụ đó, mà những người STT thật thà dễ chấp nhận rằng đó là một vật phẩm quý hiếm từ VN, một quốc gia đáng chú ý với những dấu ấn lịch sử. Những websites bán tem này hầu hết của họ chứ không phải gốc tích của người VN."

Trên đây là nguyên văn lời của Bozoo. Tôi phải lên tiếng ngay vì công đạo và vì danh dự của những người vắng mặt.

Người da trắng duy nhất và cuối cùng làm giả tem VN là Francois Fournier (1846-1917). Fournier người gốc Thụy Sỹ, nhập quốc tịch Pháp. Ông ta sản xuất và mở cửa hàng bán tem nhái các loại tem quí hiếm của thế giới thời đó tại Genève, Thụy Sĩ. Một danh sách bán hàng (tem) dầy 64 trang mà Fournier phát hành năm 1914 gồm con số không lồ 3,671 loại tem nhái của nhiều nước cho thấy tầm cỡ làm ăn để sinh sống của ông ta, chứ không phải một hai chục phong bì, một hai chục con tem. Tuy không thừa nhận trên giấy tờ là hàng nhái, Fournier hãnh diện quảng cáo những sản phẩm do ông ta chế tạo là những "sản phẩm mỹ thuật," và giúp người ít tiền cũng có tem quý như hàng triệu phú. Sau khi Fournier mất, Liên Ðoàn Bưu Hoa Genève (Union philatélique de Genève) mua lại tất cả tài sản tem của Fournier. Gồm các dụng cụ chế tạo tem giả và hơn 400 kg, nhắc lại: 400 kg, tem giả các loại. Dụng cụ thì tặng cho Viện Bảo Tàng Lịch Sử Genève. 400 kg tem giả thì soạn thành 480 tập an-bom, bán ra với giá US$25.00 năm 1928. Ngoài số tem nặng hơn 40 kg được xếp thành an-bom, còn rất nhiều các tờ tem có keo dính vào nhau. Số tem bị hư hại này được đốt bỏ ngày 15.9.1928 đưới sự chứng kiến của viên chức chính quyền Genève.

Trong số tem nhái, Fournier có làm giả tem Indochine nên tôi cố gắng tìm mua một trong 480 tập an-bom bán lần đầu hồi năm 1928 mà đến nay tôi vẫn chưa thấy tăm tích. Nhưng tôi cũng may mắn mua được một tập riêng toàn tem nhái Indochine của Fournier trong một trong những tập an-bom ấy. Gồm 36 tem thật nhưng in đè giả và tem giả, 19 bloc 4 giả, và một phong bì thực gửi nhưng thêm dấu giả.

183662


Từ khi Fournier mất đi đến nay đã một thế kỷ, tôi chưa hề thấy người da trắng nào làm tem Việt Nam giả cả. Ðời sống ở Pháp hay Mỹ rất đắt đỏ, làm năm ba chục phong bì giả thì làm sao mà sống? Chưa nói đến sự trung thực của người Mỹ mà tôi biết. Nhiều năm trước đây, một dealer ở Ðức rao bán phong bì Liên Khu giả là lập tức bị trục xuất khỏi Hội American Philatelic Society ngay.

Những người làm tem giả, phong bì giả, chữ ký giả (như chữ ký đại tướng Võ Nguyên Giáp)... đều xuất phát từ Việt Nam, từ Hà Nội như cụ Chương và gia đình (nay đã rõ, nên có thể nêu tên) hay Sài Gòn, nơi này nơi kia mà có người biết lại không chịu/dám nói ra cho cả làng biết. Mới đây nhất, hàng giả từ Việt Nam lại gửi sang địa chỉ ở Mỹ, Pháp, Úc... với tên Pháp tên Mỹ nên Bozoo đã ngộ nhận.

Ðừng quên rằng những chuyên viên về tem Việt Nam, dù là thời Ðông Dương, hay VNDCCH, hay VN, hay VNCH... đều là người Pháp, Ðức, hay Mỹ. Họ có kiến thức lẫn vật phẩm. Ðừng vô tình kết án người lương thiện, tội cho họ mà lỗi của mình.

BoZoo
15-04-2013, 07:55
BoZoo xin tiếp nhận lời góp ý thẳng thắn của GS. Ở trên mới chỉ là nhận định của BoZoo chứ không phải sự khẳng định và với thuật ngữ “những” ở đây BoZoo chỉ muốn nói “vài người”. Đa phần các nhà STT đều là những người tốt; tuy nhiên có một vài cá nhân đây đó đã sử dụng kiến thức về tem của mình vào việc làm giả mạo, gian trá để kiếm lợi. Những cá nhân/nhóm làm đồ giả mạo này vẫn tồn tại cho đến nay, lúc thì một vài dấu in đè, lúc thì dấu nhật ấn, lúc thì bì thư thực gửi, và có lúc cả con tem giả như dưới đây.

183663
Dấu thư bảo đảm Liepäja - Ventspils, 1945

183664
Giả mạo thêm dấu gạch chéo bằng tay vào lá thư cổ

183665
Nhãn gửi bảo đảm và dấu FRANCO BETALT (đã trả tiền) đã được thêm vào bì thư thực

183666
Một trong 5 con tem đương thời của CHLB Đức có số Catalogue Mi. 1756; Mi.1939; Mi.1935; Mi. 2013; and Mi. 2026 đã bị giả mạo trong thời gian 1990s đến 2001

183667
Tem năm mới âm lịch, năm con ngựa, của Canada bị giả mạo


Theo góc độ nhìn nhận của BoZoo, người/nhóm người đã làm đồ giả mạo thì miễn là họ cảm thấy làm giả kiếm lời được là họ làm (với lý do như trên), bất kể loại bản gốc tem hay vật phẩm bưu chính đó của quốc gia nào.


-----------
Nguồn tham khảo: Tạp chí FFE của nhà xuất bản Postiljonen (Bắc Âu)
FFE Journal - Yearly book written by philatelic experts concerning fakes, forgeries and expertising
http://www.ffejournal.com/articles.php?book=FFE+%235
http://www.ffejournal.com/articles.php?book=FFE+%2315

The smaller dragon
15-04-2013, 10:23
Tôi mừng lả Bozoo đọc lời góp ý của tôi một cách bình tĩnh. Có lẽ vì chúng ta đồng cảm trong sự tha thiết với con tem của nước mình.

Nói về giới làm tem giả thì vô số. Bên Mỹ có tác giả Varro E. Tyler viết quyển Philatelic Forgers. Their Lives and Works. tức là Những Kẻ Làm Giả Tem Thư. Cuộc Ðời và Sản Phẩm của Chúng (Ohio, Linn's Stamp News xb, 1991, 165 tr.) ghi nhận một danh sách 150 người làm tem giả đủ các quốc tịch.

183668


Nhưng làm tem VN giả (thật ra là tem thời Indochine, tức là tem Pháp) thì chỉ có Francois Fournier mà thôi. Ngoài ra, không người da trắng nào làm tem giả, phong bì giả, hay chữ ký giả trong bất cứ một dòng tem VN nào từ năm 1945 đến nay. Chỉ có người Việt làm bậy mà thôi.

Ðôi khi tôi nghĩ đến sự kiện này, và không khỏi thấy xấu hổ lây!

BoZoo
15-04-2013, 22:39
Nói về một vài cảm nghĩ cá nhân, chuyện làm giả mạo tem LKV đã làm BoZoo chán không buồn nghĩ tới chuyện sưu tầm vật phẩm loại đó nữa, mà đúng ra thì rất thích nếu đó là những sản phẩm thực. Nếu mình sở hữu một sp thực thì mới cảm nhận được những dấu ấn lịch sử qua sp đó, còn không phải sp thực thì đúng như vật vô tri vô giác.

Thực ra, qua những bài viết trên của các thành viên diễn đàn, trong đó có BoZoo, dụng ý là đặt ra một vấn đề: Đã đến lúc cần thiết để Hội tem VN thành lập một ban thẩm chứng những sản phẩm bưu chính của VN trong những trường hợp hợp cần thẩm định như trên (Nếu đã có mà BoZoo chưa biết thì xin ghi nhận một thông tin mới). Điều này sẽ là sự tự khẳng định mình của Hội tem VN với giới STT quốc tế.

vnmission
16-04-2013, 21:56
làm giả mạo tem LKV
Về vấn đề này, ICP đa có 1-2 bài gần đây cố gắng làm rõ.

ban thẩm chứng những sản phẩm bưu chính của VN
Theo bác Bozoo, "ban" của Hội tem này thành phần nên gồm những ai, hoạt động theo cơ chế/tiêu chí nào? Nếu là chuyên gia (tư nhân) độc lập (Việt Nam hoặc nước ngoài) có tốt hơn không?

BoZoo
16-04-2013, 23:50
BoZoo nghĩ là để GS Trần Anh Tuấn góp ý thì sẽ tường tận và đầy đủ hơn BoZoo nhiều, vì BoZoo cũng chỉ mới biết sơ bộ thôi.

vnmission
17-04-2013, 06:57
Về bì thư Lệ Thủy, theo người bán thì mặt sau chỉ có tên và địa chỉ người gửi, không có dấu đến, dấu kiểm duyệt hay bất kỳ dấu hiệu nào khác. Thêm điều nghi ngờ này nữa thì theo tôi, đây là một "bì thư" ngụy tạo.

ThinhVuongVu
17-04-2013, 08:14
Vừa kết thúc sáng sớm nay 17-4-13

http://cgi.ebay.fr/ws/eBayISAPI.dll?ViewItem&item=261198270380&ssPageName=STRK:MEWAX:IT&_trksid=p3984.m1438.l2649#ht_500wt_1288
http://cgi.ebay.fr/ws/eBayISAPI.dll?ViewItem&item=261198269544&ssPageName=STRK:MEWAX:IT&_trksid=p3984.m1438.l2649#ht_500wt_1288
http://cgi.ebay.fr/ws/eBayISAPI.dll?ViewItem&item=261198268897&ssPageName=STRK:MEWAX:IT&_trksid=p3984.m1438.l2649#ht_500wt_1288

Người bán hiện ở Sàigòn .

vnmission
17-04-2013, 17:21
183693

Bì thư này được giá nhất (365$), có lẽ vì có thêm dấu PAR AVION / HANOI - BERLIN. Một tin vui cho bác TTT!

BoZoo
17-04-2013, 23:25
Các bác xem giúp hộ thử xem BoZoo có bị nhầm lẫn không đây mà không nhận ra con tem HCT này nữa? Nó đang được rao bán tại đây:
http://www.ebay.co.uk/sch/i.html?_from=R40&_sacat=0&_nkw=vietnam+stamps&_pgn=7&_skc=300&rt=nc
Người bán ở Mỹ.

183714


Nếu BoZoo bị nhầm lẫn thì xin cả làng thứ lỗi, nhưng nếu BoZoo mà đúng thì vấn đề này thì Viet Stamp và Hội tem TP HCM cần đề nghị Công ty tem và/hoặc Tổng cục Bưu điện đệ trình văn bản lên UPU đề nghị làm sáng tỏ.

TB: Xin các bác lưu lại ngay trang này, vì mai mốt thấy động họ xóa cái liên kết này.

Poetry
17-04-2013, 23:50
Xin chia sẻ với anh BoZoo bài viết của nhà sưu tập lão thành Đàm Trung Thiện về bộ tem này (đăng trong Tập san Viet Stamp số 5).

183717

183715

Bác Rồng cũng nhắc tới bộ tem này tại mục giới thiệu Tập san Viet Stamp số 5:


Nhưng xuất xứ bộ tem “Chu-Tich Ho-Chi-Minh” với cờ đảng mà tài liệu bác Ðàm Trung Thiện để lại thú thật chưa có sức thuyết phục mạnh vì sự khẳng định tiếc là không kèm theo chứng cớ. Tôi vẫn mong được biết ai là người chủ thực sự của bộ tem này và lý do nào bộ tem xuất hiện. Theo bác Thiện, đến năm 1999 thì bộ tem này dễ kiếm ở Hong Kong, nhưng bây giờ thì muốn có cũng không phải dễ, nhất là block of 4 cả hai dạng có răng và không răng. Tổng mục Michel của Ðức định giá bộ này 2.000 Ðức Mã thì đúng là quá cao.

BoZoo
17-04-2013, 23:58
Cảm ơn anh Poetry và Ban biên tập Viet Stamp. Bài viết của cụ Đàm Trung Thiện thật là đầy đủ và chi tiết. Vấn đề này cần được đưa ra UPU như tôi đã nêu trên. Đó là sự chính đáng. Chí ít những nhà STT quốc tế họ cũng biết và không mua những thứ rổm như vậy, và bản thân những người bán cũng sẽ không dám lưu hành những thứ đồ rổm như vậy - bởi vì họ là những người cũng rất biết về tem.

Ít lâu trước đây, Malawi cũng đã viết công văn gửi UPU về việc có một nhà in ở Bỉ chuyên in tem lậu của Malawi tung ra thị trường TG để bán. Tai hại của việc in và bán lậu đó thế nào chắc chúng ta ai cũng biết.

BoZoo
18-04-2013, 00:18
Vì Michell cũng không biết rõ gốc tích, xuất sứ bộ tem, nhất là trong giai đoạn VN đang có chiến tranh và không quản lý được những vấn đề như vậy, nên họ đã đưa vào catalogue và những năm sau lại sẵn tài liệu của năm trước đưa vào. Tuy nhiên nếu vấn đề phía VN chúng ta mà có văn bản chính thức với UPU thì tất nhiên họ sẽ theo đó mà tự động loại bỏ khỏi danh mục.

dammanh
18-04-2013, 00:23
Dấu Par-avion/Hanoi-Berlin hay /Hanoi-praga hay Hanoi-Budapest mực đỏ có từ 1956.không biết có phải chuyến bay thẳng không?? theo cá nhân Dammanh tại thời điểm đó mua được bộ Titop không răng cũng mệt đấy.Nếu mặt sau trắng thì bì thư này hợp cước phí HK!chưa đủ cước phí B .Đáng mừng!!

vnmission
18-04-2013, 00:46
...Michell ... đã đưa vào catalogue
Nhờ bác BoZoo kiểm tra lại giúp, nếu tôi không nhầm thì hình như Michel không đưa (hoặc đã loại) mấy con "tem" này!?

Theo Klewitz, một người có ảnh hưởng lớn tới Michel, ngay từ năm 1955 đã khẳng định đây là tem ma:

183719
(hình theo bản mới của Frank Düring, SICP)

BoZoo
18-04-2013, 01:31
Oh, tôi không có và vì vậy không dùng catalogue Michel tham khảo, nên bản thân không rõ, chỉ dựa vào ý bài viết của cụ Đàm Trung Thiện đã nêu để lập luận như trên. Cũng có thể sau này họ đã loại bỏ khỏi danh mục. Tuy nhiên, ý của tôi là nếu catalogue nào đưa vào thì nếu khi họ biết sự thực thì họ cũng sẽ loại khỏi danh mục. Về vấn đề này ta cũng không nên đi sâu, mà tập trung vào vấn đề có người vẫn đang lưu hành những con tem in lậu một cách trắng trợn như vậy và việc có biện pháp xử lý thích hợp. Đó cũng là để giữ uy tín của giới STT Việt Nam chúng ta với giới STT quốc tế.

Một ý khác nếu nhìn vào con tem ở trên đang bán tại Ebay, tôi cho rằng rằng cái dấu giả mới làm gần đây. Cơ sở lập luận của tôi là trước đây loại này chỉ in giả dưới dạng tem sống; nhưng một khi loại tem càng đặc biệt mà không có dấu hủy để chứng minh rằng nó đã được sử dụng thì giá của nó sẽ không cao, vì thế cái dấu này đã được thiết kế. Trước đây có bác nào thấy bộ hay con tem bogus này trên mạng mà có dấu không? hay tất cả chỉ là tem sống?

dammanh
18-04-2013, 03:36
Dammanh có danh mục Michel 1990 (hoàn chỉnh),2002 (hoàn chỉnh) đều ko có.Riêng 1994 và 1998 dammanh không lưu đầy đủ,chỉ nhớ là 1998 có đề cập bộ này đến 2002 thì bỏ.Như vậy bộ tem ma naỳ xuất hiện vào những năm cuối thế kỷ 20!và sớm đươcj xác đinh là tem giả!
Vài thông tin góp với các bác!

The smaller dragon
18-04-2013, 13:14
Diễn Ðàn hiện đang có nhiều ý kiến, nên tôi muốn chia sẻ một số thông tin dựa trên tài liệu tôi hiện có về bộ tem giả với chân dung Hồ Chủ Tịch.

Bộ tem này xuất hiện lần đầu tiên trên thế giới là vào mùa hè năm 1954. Chuyên viên về tem VNDCCH là Theo Klewitz liền có bài nhận định trên tạp chí Handbuck der Briefmarkenjunde (số 4, 1955). Ông diễn tả bộ tem với gía tiền và mầu sắc, là 3hào nâu, 4hào xanh da trời, 6hào xanh lá cây, và 9 hào đỏ, nhưng xác định đây là bộ tem giả, chưa bao giờ có ở miền Bắc, nguyên văn, “... the stamps were never in North Vietnam.” Ông còn đưa ra một nhận sét sắc sảo là sau năm 1948, danh từ “BƯU CHÍNH” trên tem VNDCCH đã được thay thế bằng danh từ “BƯU ÐIỆN.” Bộ này xuất hiện năm 1954 mà vẫn còn danh từ BƯU CHÍNH là dấu hiệu của sự giả mạo.

Nên nhớ là trong thời chiến tranh Việt Nam, bộ tem có chân dung Hồ Chủ Tịch này vẫn được bán công khai và hợp pháp ở Mỹ theo loại cinderella. Lý do rất bất ngờ, và thực ra lại đơn giản, là vì đây không phải là tem của nước VNDCCH, nên nó đâu có bị cấm theo lệnh cấm vận?!

Trong thực tế, dân chơi tem ở Mỹ không xa lạ gì với bộ tem 4 con này trong suốt mấy thập niên qua.

183748

BoZoo
18-04-2013, 17:25
Cảm ơn GS và anh VNMission đã cho biết thông tin phân tích lý thú của ông Theo Klewitz, người mà BoZoo cũng đã nhắc đến ở trang 4 và rất giỏi tiếng Việt.

Trong làng STT quốc tế, vấn đề tem giả được một số nhà STT vẫn lưu giữ để nghiên cứu và dùng làm chứng tích cho các bài nghiên cứu; một số khác thì sưu tầm dưới dạng "cinderella". Nhưng điều đó không đại diện cho tính pháp lý quốc tế về mặt phát hành bộ tem. Trước đây Việt Nam ở trong giai đoạn chiến tranh, còn phụ thuộc vào sự công nhận thành viên của UPU. Nhưng ngày nay thì vấn đề này không tồn tại nữa và Tổng cục Bưu điện hay Bộ Văn hóa và TT nên có công văn chính thức với UPU về bộ tem này, mà đơn vị cố vấn/đặt vấn đề sẽ bắt đầu từ Hội tem TPHCM, Hội tem VN. BoZoo chỉ đưa ra một lý luận nhỏ giả thiết rằng nếu mai đây, một vài bộ tem khác kiểu như vậy lại được in ra dù in ở trong nước hay ở nước ngoài (như đã xảy ra đối với Malawi, Đức, Canada,...) thì sẽ ra sao?

MeTemViet
19-04-2013, 12:48
Về bì thư Lệ Thủy, theo người bán thì mặt sau chỉ có tên và địa chỉ người gửi, không có dấu đến, dấu kiểm duyệt hay bất kỳ dấu hiệu nào khác. Thêm điều nghi ngờ này nữa thì theo tôi, đây là một "bì thư" ngụy tạo.


@Bác vnmission: Bì thư này đã kết thúc với giá "khủng" - 1651.00 € ngày hôm nay.

tem-truyen-thong
19-04-2013, 13:10
Bì thư trên trông có vẻ thật, tuy nhiên tôi rất nghi ngờ vì 2 lý do:

Thứ nhất, cước phí thư đi từ Quảng Bình tới Hà Tĩnh từ thời điểm tháng 11/1948 đã tăng từ 2 đồng lên 5 đồng, trong khi tổng giá mặt 4 con tem (bì thư ghi 30/3/1949) chỉ là 2,5 đồng.

Thứ hai, dẫu "PHÒNG LỆ THỦY" từ lâu đã được ghi nhận là không được sử dụng, do con dấu này (hình so sánh, phía bên phải, kèm theo) đã bị mất vào tay quân Pháp ngay từ đầu.

183638

Nếu có hình mặt sau của bì thư sẽ dễ xem xét hơn.

Mong các bác cho thêm ý kiến!



Tôi chắc 100% đây là bì thư thật. Xung quanh câu chuyện về Phòng Lệ Thủy là một trong những huyền thoại có thật về lịch sử Bưu chính Việt Nam. Rất tiếc, không có dịp chia sẻ thêm. Nhưng đây là một trong những vật phẩm rất quí hiếm mà một người thấy của tôi đi tìm kiếm cả đời mà không ra.
Những người đấu giá cuối cùng của bì thư này 1 ở Mỹ, 1 ở Đức, người thắng cuộc là người Pháp gốc Việt. Họ đều là những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực lịch sử bưu chính.

vnmission
19-04-2013, 14:54
Cảm ơn bác TTT! Bì thư trên đã kết thúc ở giá 1651.00 €, một giá khá cao, chứng tỏ nhiều người chia sẻ với khẳng định của bác.

Tuy nhiên, theo thông tin mà tôi đã có từ lâu, con dấu Phòng Lệ Thủy mới nguyên (chưa qua sử dụng) đã bị quân Pháp bắt được ngày 10-2-1949 , cùng dịp với bì thư Đô Lương 26-1-1949 mà bác The smaller dragon đã đưa hình (http://vietstamp.net/forum/showthread.php?t=7868):

Liệu sau khi đã bị mất từ tháng 2, một con dấu có thể được sử dụng vào tháng 3 hay không? Vì vậy, rất mong bác TTT giải thích thêm về sự tích Lệ Thủy!

tem-truyen-thong
19-04-2013, 15:46
Hôm nay là lễ, tôi có chút thời gian rảnh rỗi. Xin được góp vài ý kiến cùng bác Vnmission và các bác khác quan tâm đến tem Việt Nam.
Điểm đầu tiên để xác định vật phẩm thật giả là bản thân vật phẩm. Sưu tập có những điều hơi khác với một số bộ môn khác là có một phần phải dựa vào cảm quan. Chính vì thế, mới sinh ra các certificate của các Nhà tem có uy tín trên thế giới. Các NST có kinh nghiệm, các chuyên gia sau khi thảo luận sẽ có kết luận chung về vấn đề thật giả.
Thứ hai: bên cạnh các cảm quan như màu mực,mẫu dấu, nét chữ, loại giấy, ... thì những thông tin liên quan đến giai đoạn lịch sử cũng rất quan trọng.
Thứ ba: những câu chuyện đặc biệt của những nhân vật trong cuộc cũng là những nhân chứng tốt để xác định thật giả.
Cụ thể về bì thư Phòng Lệ Thủy trên đây thì tôi có ý kiến như thế này. Con dấu Phòng Lệ Thủy là một con dấu rất nổi tiếng. Cảm quan về rất nhiều thứ, tôi rất tin tưởng đó là bì thư thật.
Còn về hoàn cảnh lịch sử thì chúng ta biết vùng LK4 là 1 vùng chiến sự khá ác liệt. Ta và địch luôn ở thế "cài răng lược". Việc liên lạc bằng thư tín có thể cũng bị bắt bớ, thất lạc. Nếu bác Vnmission đã có thông tin chắc chắn là con dấu đã bị Pháp thu giữ thì liệu có khả năng có 1 con dấu khác chăng. Việc 2 con dấu được khắc giống nhau cũng là bình thường.
Còn về câu chuyện của những người đã từng tham gia vào giai đoạn này thì tôi đã từng được nghe, được dặn dò là cố gắng tìm cho ra bì thư LK4 này. Thật tiếc, vì hoàn cảnh tôi không còn tiếp tục sưu tập nữa. Cho nên tôi không có dịp đưa được những vật phẩm quí giá như thế này về VN.

BoZoo
19-04-2013, 22:10
* BoZoo phải cảm ơn GS TAT về tính khiêm nhường vì qua phần tham luận của BoZoo ở trên mà GS không giận. Qua đây BoZoo lại học được thêm một điều nữa là có kiến thức là điều rất tốt nhưng học được tính khiêm nhường không phải dễ.

Trong những đợt thảo luận phía trên, anh VNMission có đề cập về một ban thẩm định các sản phẩm bưu chính:

Theo bác Bozoo, "ban" của Hội tem này thành phần nên gồm những ai, hoạt động theo cơ chế/tiêu chí nào? Nếu là chuyên gia (tư nhân) độc lập (Việt Nam hoặc nước ngoài) có tốt hơn không?
BoZoo nghĩ rằng không ai hiểu thấu vấn đề này bằng GS vì đó hoàn toàn không phải vấn đề đơn giản của một bì thư hay một bộ tem nào đó. Vì thế BoZoo cũng chân thành đề nghị GS khởi đầu bằng một tựa đề mới về vấn đề này, hướng dẫn và gợi ý cho Diễn đàn và Hội tem TPHCM, qua đó bản thân BoZoo và anh em khác cũng được học hỏi thêm.

* Trong phần lý luận của bác TTT về bì thư Lệ Thủy cũng như nguyên tắc thẩm định các vật phẩm bưu chính nói chung, tôi cũng đồng ý về những nguyên tắc. Tuy nhiên nếu để chứng minh một điều gì đó thì người ta cần đưa ra những dẫn chứng hay phản chứng cụ thể, những chứng tích như vậy sẽ chiếm tỷ trọng cao hơn nhiều lần so với những cảm quan hay kinh nghiệm của người ta.

Một khía cạnh nữa, có rất nhiều những học giả Tây phương rất uyên bác về tem và lịch sử bưu chính của VN. Tuy nhiên, tôi vẫn khẳng định là không ai hiểu lịch sử, ngôn ngữ, văn hóa dân tộc VN bằng người VN, và người VN cũng không thiếu nhân tài về lĩnh vực này. Tôi lấy dẫn chứng không xa: ông Theo Klewitz (có đề cập phía trên) là một trong những người bạn tem của bố tôi trong gần 30 năm. Ông ta rất sắc sảo trong việc sử dụng ngôn ngữ tiếng VN, và trong bài viết phân tích của mình (trích dẫn phía trên) ông ta đã nói thuật ngữ bưu điện thay cho bưu chính. Tuy nhiên ta hãy ngẫm lại thử xem ông ta đã dùng chính xác và đầy đủ hay chưa?

Ý của tôi không phải để nhằm phê phán người khác, nhất là phê phán người đi trước, mà để chúng ta cùng tham khảo, học hỏi; biết phát huy điểm mạnh của chính chúng ta. Đó cũng là lý do vì sao ở mỗi hiệp hội tem của một số quốc gia, đặc biệt ở các cường quốc, cũng đều có những ban thẩm định, như phía trên đã đề cập.

tem-truyen-thong
20-04-2013, 07:57
*

* Trong phần lý luận của bác TTT về bì thư Lệ Thủy cũng như nguyên tắc thẩm định các vật phẩm bưu chính nói chung, tôi cũng đồng ý về những nguyên tắc. Tuy nhiên nếu để chứng minh một điều gì đó thì người ta cần đưa ra những dẫn chứng hay phản chứng cụ thể, những chứng tích như vậy sẽ chiếm tỷ trọng cao hơn nhiều lần so với những cảm quan hay kinh nghiệm của người ta.

Một khía cạnh nữa, có rất nhiều những học giả Tây phương rất uyên bác về tem và lịch sử bưu chính của VN. Tuy nhiên, tôi vẫn khẳng định là không ai hiểu lịch sử, ngôn ngữ, văn hóa dân tộc VN bằng người VN, và người VN cũng không thiếu nhân tài về lĩnh vực này.





Tôi đã chia tay hoàn toàn với tem và với những tranh luận về tem rồi. Nhưng trong mấy ngày này, cuộc sống (tem) có nhiều biến động lớn. Cho nên, có vài lời ngắn ngủi chia sẻ cùng các bạn tem. Đương nhiên tôi nói cảm quan chỉ là cách dùng từ thôi, còn tại sao nói (khẳng định) bì thư Lệ Thủy trên là thật vì tôi có phương pháp. Bằng kinh nghiệm khá nhiều năm đã sưu tập trong lĩnh vực tem VN (tôi chơi tem VNDC rất lâu, sau mới chuyển qua dòng tem khác), tôi có những căn cứ và quan trọng nhất, là vật phẩm so sánh đã từng sở hữu. Cho nên, theo tôi không nên quá đi sâu về những vấn đề chúng ta chưa biết rõ. Cách đặt vấn đề của bác Vnmission là vừa phải, 2 chiều.

Còn về vấn đề nói là các chuyên gia (tem) nước ngoài không hơn người Việt được thì tôi không đồng ý. Thật buồn mà phải thừa nhận rằng những người hiểu rõ lịch sử Bưu chính VN nhất hiện đều ở nước ngoài. Họ tìm tòi, nghiên cứu, trao đổi, thảo luận với nhau rất nhiều. Từ đó kiến thức họ rất cao. Ở trong nước số lượng chuyên gia còn lại rất ít, đếm trên đầu ngón tay.

Thời gian qua tôi có tiếp xúc với một số bạn tem mới. Thực sự tôi thấy số lượng người chơi tem ở VN không phải là ít. Tôi bán khá nhiều tem trên Phomuaban. Tôi thấy các bạn bỏ cũng không ít tiền mua tem. Nhưng có lẽ vẫn chủ yếu ở dạng phong trào. Nhiều bạn say mê và tìm hiểu lịch sử bưu chính lắm. Nhưng do có quá nhiều thông tin sai lệch, cho nên đã làm thui chột những hứng khởi này. Chả nói đâu xa, chỉ nguyên nói về bộ Bác Hồ Hồng Công đã thấy rõ các bác tại đây suy diễn nhiều quá, ít có thông chính xác. Không nên như vậy.

Poetry
21-04-2013, 14:57
Một bì thực gửi từ Vĩnh Phúc - VN sang Paris - Pháp đang được rao bán trên Delcampe với giá khởi điểm 249 €.

183967

183968

VIETNAM LETTRE 1959 AVEC 4 TIMBRES TRAINS DE VINH PHUC POUR LA FRANCE réf 2583 (http://www.delcampe.net/page/item/id,213921170,var,VIETNAM--LETTRE-1959-AVEC-4-TIMBRES-TRAINS-DE-VINH-PHUC-POUR-LA-FRANCE-ref-2583,language,E.html)

billy
21-04-2013, 22:45
Thật là thú vị khi đọc mục này, sự phong phú về những phong bì VNDCCH, những dấu đẹp, cùng những lịch sử của từng giai đoạn. Nhất là những ý kiến của những nhà sưu tập tem lão thành cho Billy tôi học hỏi được nhiều. Có điều rất tiếc bác TTT rời bỏ làng tem, kỳ rồi về VN quá vội vã nên kô gặp bác được thật buồn. Hy vọng gặp lần tới.

dammanh
22-04-2013, 14:01
Dammanh thấy bì thư này còn nhiều điều cần lý giải quá!không nhãn hay dấu hàng không ,không chứng tích bảo đảm
1.cước phí trước 01-04-1959 thư HK là 650đ,bảo đảm trên 900đ.theo số tem dán thì là thư Bđ
2.Dấu sau nhòe quá,khó xác định có giống dấu trước ko?
3.ko dấu đến hay dấu transit
cần nghiên cứu thêm

BoZoo
22-04-2013, 18:09
* Bác Dammanh nói rất đúng những điều cần lý giải về bì thư trên.

* Từ đầu năm 1959 nước VNDCCH đổi tiền và vì thế bộ tem đầu tiên theo giá mới là bộ KN Hai Bà Trưng, phát hành 14/3/1959. Tuy nhiên, những bộ tem trước đó theo giá cũ vẫn được sử dụng và không bị thu hồi/đổi cho đến chí ít là năm 1964 (Xem bì thư Commercial đóng dấu Specimen của Xunhasaba gửi đi nước ngoài trang 1 mà anh VNMission đăng, con tem rèn luyện thân thể 1958 vẫn được sử dụng). Vì thế câu hỏi là, trong trường hợp đó, giá quy đổi 100đ bằng bao nhiêu xu/đồng tiền mới? Và theo chứng kiến thực tế của làng tem chúng ta, những con tem phát hành trước khi đổi tiền 1959 được thấy sử dụng trên bì thư thực gửi muộn nhất là khi nào?

BoZoo
22-04-2013, 21:21
Một bì thư có 3 nhật ấn Hà Nội khác nhau!

140135

140136

Dấu BC 903-1 không hiểu có ý nghĩa gì?
Dấu HA-NOI-I của bưu cục nào?
Còn dấu HA-NOI không chắc của bưu cục quốc tế?

Sau giải phóng Thủ đô 10/1954, Đài phát thanh tiếng nói VN có trụ sở ở Mễ Trì, ngoài đường vành đai 3 HN ngày nay. Lúc đó 1955, Mễ Trì thuộc huyện ngoại thành Từ Liêm, vì thế con dấu BC 903-1 là Bưu cục Mễ Trì (dấu hủy tem) ngày 20/1/1955. Ngày hôm sau được chuyển đến Bưu điện Hà Nội I (có lẽ Bưu điện Trung tâm Bờ Hồ ngày nay) ngày 21/1, và gửi đi đường bộ (tàu hỏa) ngày 23/1 bởi Bưu điện quốc tế. Chắc chắn gửi đường bộ (tàu hỏa) vì 1 tháng sau mới sang tới Tiệp, thời gian này cho đến 1976-1978 vẫn vậy nếu không phải gửi đường hàng không.

vnmission
05-05-2013, 19:07
Bưu thiếp Hà Nội - Praha 13-7-55:

184591

Cước phí 180 đ đúng, giá cũng "đúng": 279 euro!

BoZoo
15-05-2013, 06:48
Bì thư này anh VNMission post ở trang 2. Ngày giải phóng thủ đô lại là ngày 9/10/1954? Qua lá thư này thì biết là thư hàng không đã được hoạt động trở lại. Chính thức là ngày tháng nào thư hàng không hoạt động trở lại?


185030

dammanh
29-05-2013, 10:00
Một bì thư 1969 vẫn dùng tem tiền giá cũ.Mới tìm thấy.


185602

VAPUTIN
24-07-2013, 15:52
http://images-01.delcampe-static.net/img_large/auction/000/225/583/503_001.jpg?v=1

Khu IV gửi khu V năm 1952

vnmission
28-07-2013, 19:05
"Bì" LK IV gửi LK V trên nhìn qua thấy là giả, nên đưa lên delcampe ai cũng chê!

Loạt 9 bì thư vừa kết thúc trên eBay (tên file là giá bán tính theo USD):

187320

187321

187322

187323

187324

187325

187326

187327

187328

Dường như giá cả rất đúng giá thị trường! (?)

vnmission
26-08-2013, 01:21
Bì thư (đã có hình ở trang 1) mới kết thúc với một cái giá không thể ngờ tới:

188133

188134

188135

Poetry
31-08-2013, 22:53
Phong bì thực gửi từ Hà Nội đi Hải Phòng năm 1954 đang được rao bán trên eBay với giá khởi điểm 160 AUD tương đương 2,652,851.06 VND.


North Vietnam 1954 Cover, Stp SGCV GBP 125.00, Very Fine Rare Cover (http://www.ebay.com/itm/North-Vietnam-1954-Cover-Stp-SGCV-GBP-125-00-Very-Fine-Rare-Cover-/331003261714?pt=Stamp_Accessories_Publications&hash=item4d1154f312)


188305

Poetry
31-08-2013, 23:08
4 phong bì thực gửi dán tem quân đội trong bộ tem "Tem binh sĩ (http://www.vietstamp.net/vn/tem-viet-nam/tem-viet-nam-dan-chu-cong-hoa/1966/tem-binh-si/)" đang được rao bán trên eBay với giá khởi điểm 2,500 USD tương đương 53,191,489.36 VND.

North Vietnam VC Military Cover 1966-67 Soldier Guerrilla Woman Set/Lot 4 Covers (http://www.ebay.com/itm/North-Vietnam-VC-Military-Cover-1966-67-Soldier-Guerrilla-Woman-Set-Lot-4-Covers-/200953246656?pt=LH_DefaultDomain_0&hash=item2ec9bf33c0)

188306

188307

Poetry
02-09-2013, 20:21
Một bì thực gửi từ Vĩnh Phúc - VN sang Paris - Pháp đang được rao bán trên Delcampe với giá khởi điểm 249 €.

http://www.vietstamp.net/forum/attachment.php?attachmentid=183967&d=1366531233

http://www.vietstamp.net/forum/attachment.php?attachmentid=183968&d=1366531233
Bì thư trên đang được rao bán lại trên Delcampe với giá khởi điểm hạ xuống còn 35 €.

VIETNAM du Nord LETTRE 1959 VINH PHUC affranchise 1550d RARE voir 2 scans réf 2583 (http://www.delcampe.net/page/item/id,229409298,var,VIETNAM-du-Nord-LETTRE-1959-VINH-PHUC-affranchise-1550d-RARE-voir-2-scans-ref-2583,language,E.html)

dammanh
22-09-2013, 11:43
Sau giải phóng Thủ đô 10/1954, Đài phát thanh tiếng nói VN có trụ sở ở Mễ Trì, ngoài đường vành đai 3 HN ngày nay. Lúc đó 1955, Mễ Trì thuộc huyện ngoại thành Từ Liêm, vì thế con dấu BC 903-1 là Bưu cục Mễ Trì (dấu hủy tem) ngày 20/1/1955. Ngày hôm sau được chuyển đến Bưu điện Hà Nội I (có lẽ Bưu điện Trung tâm Bờ Hồ ngày nay) ngày 21/1, và gửi đi đường bộ (tàu hỏa) ngày 23/1 bởi Bưu điện quốc tế. Chắc chắn gửi đường bộ (tàu hỏa) vì 1 tháng sau mới sang tới Tiệp, thời gian này cho đến 1976-1978 vẫn vậy nếu không phải gửi đường hàng không.
Bì thư này tại thời điểm ở bưu cục Mễ trì là thư công vụ bình thường..thế rồi đến bưu cục hanoi-1 (?) trở thành thư BĐ.Nhật ấn mực màu xanh dương cũng lạ, tại thời điểm này kiếm mực dấu này không dễ??
Vài suy nghĩ chủ quan,mong các bác và các bạn thứ lỗi!

VAPUTIN
29-09-2013, 00:22
http://images-02.delcampe-static.net/img_large/auction/000/232/610/539_001.jpg

Bìa này đang đấu giá 1 USD. Thật đáng trách Liên doàn Lao động VN dám ...let him down. Vậy mà thư vẫn được gửi đi, không sao cả.
http://www.delcampe.net/page/item/id,232610539,var,Vietnam-Lettre-pour-la-Bulgarie-Par-avion-1961,language,E.html
Nên mua bì này vì nó hy hữu?

HanParis
29-09-2013, 04:12
http://images-02.delcampe-static.net/img_large/auction/000/232/610/539_001.jpg

Bìa này đang đấu giá 1 USD. Thật đáng trách Liên doàn Lao động VN dám ...let him down. Vậy mà thư vẫn được gửi đi, không sao cả.
http://www.delcampe.net/page/item/id,232610539,var,Vietnam-Lettre-pour-la-Bulgarie-Par-avion-1961,language,E.html
Nên mua bì này vì nó hy hữu?

Bì này đã lên tới 11€ tối nay và còn 6 ngày nữa, bạn nào muốn có thì xin đấu tiếp! :D

vu.huy65
29-09-2013, 14:48
http://images-02.delcampe-static.net/img_large/auction/000/232/610/539_001.jpg

Bìa này đang đấu giá 1 USD. Thật đáng trách Liên doàn Lao động VN dám ...let him down. Vậy mà thư vẫn được gửi đi, không sao cả.
http://www.delcampe.net/page/item/id,232610539,var,Vietnam-Lettre-pour-la-Bulgarie-Par-avion-1961,language,E.html
Nên mua bì này vì nó hy hữu?

Em không rành về bì thư nhưng thấy cước gửi đi nước ngoài năm 1961 chỉ có 12 xu thì không hợp lý lắm ( nếu phía sau không tem )
Hơn nữa thời 1961 , người dân miền Bắc rất kính trọng Hồ Chủ Tịch không có chuyện dán ngược tem đâu mà dán ngược chắc chắn sẽ bị chỉnh nhân viên bưu điện yêu cầu dán lại ngay .Hoặc nhân viên sẽ phải lột ra dán lại chứ nhân viên bưu điện không dám đóng nhật ấn lên con tem hình Bác dán ngược đâu .Vô tình người khác hay thủ trưởng nhìn thấy nhật ấn của bưu cục sẽ đoán ra ngày giờ trưc của nhân viên bưu điện thỉ to chuyện về cái tội xúc phạm lãnh tụ , chắc chắn mất việc và có thể đi ......
Suy ra bì thư này làm giả vì không hợp cước và không hợp lý

Ng.H.Thanh
30-09-2013, 11:37
Em không rành về bì thư nhưng thấy cước gửi đi nước ngoài năm 1961 chỉ có 12 xu thì không hợp lý lắm ( nếu phía sau không tem )
Hơn nữa thời 1961 , người dân miền Bắc rất kính trọng Hồ Chủ Tịch không có chuyện dán ngược tem đâu mà dán ngược chắc chắn sẽ bị chỉnh nhân viên bưu điện yêu cầu dán lại ngay .Hoặc nhân viên sẽ phải lột ra dán lại chứ nhân viên bưu điện không dám đóng nhật ấn lên con tem hình Bác dán ngược đâu .Vô tình người khác hay thủ trưởng nhìn thấy nhật ấn của bưu cục sẽ đoán ra ngày giờ trưc của nhân viên bưu điện thỉ to chuyện về cái tội xúc phạm lãnh tụ , chắc chắn mất việc và có thể đi ......
Suy ra bì thư này làm giả vì không hợp cước và không hợp lý

Theo quan điểm của tôi thì cước phí thư thường đi nước ngoài (năm 1961) mà là nước XHCN nữa thì 12 xu là ok, còn dấu nhật ấn thì theo tôi k phải giả.

VAPUTIN
30-09-2013, 13:02
Va check thấy không có gì đáng ngờ, kể cả người bán và các hàng hóa có nguồn gốc VN của người này

dammanh
18-10-2013, 16:36
Trên ebay có xuất hiện FDC trắng như link :

http://www.ebay.com/itm/N-211-Vietnam-IMPERF-FDC-First-Chinese-H-Bomb-test-1967-Rare-/380745911914?pt=LH_DefaultDomain_0&hash=item58a6398e6a
Thời gian còn hơn 2 ngày nữa,Bạn nào theo đõi giúp kết thúc giá bao nhiêu.Hiện tại có 2 người vào mua và giá 10,49 USD
chân thành cám ơn trước!

VAPUTIN
20-10-2013, 16:55
Một bì thư rao giá 1000 USD của vietnamcolectible. Nick này là chủ rao bán hầu hết các bì thư VNDCCH giá khủng trên delcampe. Tuy bán bì thư nghìn đô nhưng lại không có tiền mua một máy chụp ảnh cho nó đàng hoàng (hay tại cố tình chụp mờ ảo khói sương như thế?)

http://images-00.delcampe-static.net/img_large/auction/000/199/973/315_001.jpg (http://images-00.delcampe-static.net/img_large/auction/000/199/973/315_001.jpg)
http://images-01.delcampe-static.net/img_large/auction/000/199/973/315_002.jpg (http://images-01.delcampe-static.net/img_large/auction/000/199/973/315_002.jpg)

VAPUTIN
20-10-2013, 17:14
http://images-02.delcampe-static.net/img_large/auction/000/232/610/539_001.jpg

Bìa này đang đấu giá 1 USD. Thật đáng trách Liên doàn Lao động VN dám ...let him down. Vậy mà thư vẫn được gửi đi, không sao cả.
http://www.delcampe.net/page/item/id,232610539,var,Vietnam-Lettre-pour-la-Bulgarie-Par-avion-1961,language,E.html
Nên mua bì này vì nó hy hữu?


Một bì thư "let him down" khác của vietnamcolectible

http://www.delcampe.net/page/item/id,196999118,var,Vietnam-South-cover-with-Saigon-CHo-lon-postmark-June-1975-amp;-RARE-cachet-on-the-back-2-images,language,E.html

http://images-00.delcampe-static.net/img_large/auction/000/196/999/118_001.jpg

VAPUTIN
23-10-2013, 12:14
Một bì thư khác cũng rao giá 1000 USD của vietnamcolectible.
Va không hiểu giá trị nó ở chổ nào mà đến 1000 Obama. Cái dấu đó là ở chổ nào vậy?

RARE postmark TRAI LONG TEM




http://images-00.delcampe-static.net/img_large/auction/000/199/973/327_001.jpg (http://images-00.delcampe-static.net/img_large/auction/000/199/973/327_001.jpg)
http://images-01.delcampe-static.net/img_large/auction/000/199/973/327_002.jpg (http://images-01.delcampe-static.net/img_large/auction/000/199/973/327_002.jpg)
http://images-02.delcampe-static.net/img_large/auction/000/199/973/327_003.jpg (http://images-02.delcampe-static.net/img_large/auction/000/199/973/327_003.jpg)

Ng.H.Thanh
19-11-2013, 16:45
190419

Báo chú Mạnh là 750k kết thúc :D, mai mốt TQ nó gom hàng hết là hiếm à b-(
@ mà hôm trước chú nói là món này chỉ có 500 cái, vậy cơ sở nào vậy chú :D

Ng.H.Thanh
19-11-2013, 17:17
Hiện nay có 1 bì MTB bác nào cần thì vô đấu nghen :D
190422

HanParis
19-11-2013, 17:25
Mấy bì của bác Va và Hoài Thanh mà gởi qua hải quan ra nước ngoài hay ngược lại, không biết bị đánh thuế bao nhiêu đây? Nếu gặp hải quan thiếu nghiệp vụ chắc cho đi trót lọt, tại chưa đủ 100 tem trên mỗi bì thư? :))

Hiện nay có 1 bì MTB bác nào cần thì vô đấu nghen :D

Đề nghi anh Thanh liên lạc anh Nam Hoà mời bằng được ông hải quan hôm nọ vào đấu thi anh Thanh giàu hơn đấy. =))

dammanh
19-11-2013, 19:12
To hoaithanh!
Lập luận chủ quan thôi! Nên chú ko đưa lên VSF mà đưa lên facebook.
Thông thường Xunhasaba đặt bì thư có cachet để làm FDC ko nhiều,đơn giản vì giá thành cao mà trong hoàn cảnh MBVN lúc đó kinh tế rất khó khăn.Nên số lương ko quá 1000 cái.
FDC bom H lại sử dụng bì thư Xunhasaba đặt hàng cho bộ tem mặt trăng 9 (số dư chắc không quá ½ là 500 cái).Một điều nữa các bì thư thực gửi dùng bì thư này rất hiếm,cũng lý do quá đắt ko ai dại gì dùng phong bì mà giá thành đắt hơn cả tem dán trên bì thư.Lý do hiếm có bì thực gửi và thêm vào đó giá thành bộ tem quá cao (như fdc bộ hà nội –huế - sài gòn tem dán hơn 3đ = 1/20 lương khởi điểm của kỹ sư ),nên có ý kiến cho rằng fdc của Xunhasaba làm sau này.thực ra thời điểm đó fdc mà xunhasaba làm ra chủ yếu bán cho khách nước ngoài,bán được quá ít mới tồn đến bây giờ!
Trong chuyến về cố hương,thật may mắn dammanh mua được bì thực gửi phong bì của bộ bắc-trung-nam.Nhật ấn 1961 chứng tỏ fdc làm gần đúng thời điểm phát hành bộ tem.
Vài dòng suy luận có gì thiếu chuẩn xác mong các bác và các bạn góp ý,chân thành cám ơn!


190424


Nhân đây thấy fdc nhật thực bán trên ebay rất nhiều người mua,bạn nào rõ lý do vì sao ,xin giải trình,rất cám ơn!.bạn nào có fdc này dấu mực đỏ post lên để mọi người thưởng lãm,xin cám ơn!


190423

Ng.H.Thanh
20-11-2013, 08:24
Hiện nay có 1 bì MTB bác nào cần thì vô đấu nghen :D
190422

Bì này kết thúc với giá 5,..tr, quá rẻ nếu là bì thật :D

The smaller dragon
20-11-2013, 13:28
Ðáp lời kêu gọi của Dammanh, tôi chia sẻ một vài vật phẩm của Bưu Ðiện Bình Thuận. Nhưng trước hết, tôi muốn baó cho Dammanh biết cái phong bì nhật thực toàn phần mà Dammanh đua lên là phong bì rởm. Con tem Nhật Thực Toàn Phần do hoạ sĩ Trần Thế Vinh thiết kế mãi đến ngày 23.12.1995 mới phát hành mà lấy con dấu nhật ấn Phan Thiết ngày 23.10.1995 đóng lên thì thật tào lao.

Trong thực tế, hiện tượng nhật thực toàn phần xuất hiện tại Phan Thiết ngày 24.10.1995 đã được Bưu Ðiện Bình Thuận ghi lại qua nhiều ấn phẩm. Thứ nhất là phát hành bưu thiếp về ảnh với thông tin về nhật thực.

190468
190469


Thứ hai là in phong bì đặc biệt phiá sau ghi rõ do Bưu Ðiện Bình Thuận phát hành. Và thứ ba là làm con dấu kỷ niệm.

190470


Ðến ngày có nhật thực thì thư gửi đi từ Phan Thiết đều được đóng dấu nhật ấn và dấu kỷ niệm. Sau đây là một phong bì thực gửi tuyệt vời, được gửi đi ngay trong ngày 24.20.1995 với hai loại dấu nhật ấn và một dấu kỷ niệm. Dấu đến từ Tp HCM ngày 26.10.1995 ở mặt sau.

190471


Tôi không biết dấu kỷ niệm được đóng trên thư từ trong bao lâu, nhưng tôi có những phong bì gửi đi từ 24 đến 27.10 đều có dấu kỷ niệm. Thông lệ thời VNCH là dấu kỷ niệm thường được sử dụng trong vòng một tuần lễ.

190472


Ngoài ra, con dấu kỷ niệm nhật thực trong các phong bì tôi có đều là dấu mực đỏ. Tôi chợt nghĩ, dấu kỷ niệm mực đỏ mới là dấu đóng lúc hiện tượng xảy ra hồi năm 1995. Còn dấu kỷ niệm mực đen là dấu mới đóng sau này. Cũng chỉ là phỏng đoan thôi, không có gì chắc chắn cả.

dammanh
20-11-2013, 15:45
Cám ơn bác Rồng rất nhiều!Bác chỉ ra ngay sự vô lý trên FDC đóng dấu nhật ấn rởm.(quay lại ngày ).Dammanh cũng có fdc và MC nhật thực toàn phần nhật ấn HAM THUẬN 11.Có một điểm dammanh thấy trên MC và FDC dammanh có dấu kỷ niệm có hơi khác trên MC & FDC của bác Rồng (thí dụ mặt trời không gạch ngang ở trung tâm,ko biết do tồn taị nhiều con dấu kỷ niêm hay có cả dấu kỷ niệm rởm ?
Một lần nữa chân thành cám ơn bác Rồng!



FDC NHẬT ẤN 24-10-1995

190485

MC NHẬT ẤN 24-10-95

190486

VAPUTIN
20-11-2013, 17:52
Ha, không biết thực giả thế nào nhưng Va có đi xem nhật thực này. Rất ấn tượng.

The smaller dragon
21-11-2013, 02:27
Câu chuyện trở nên lý thú đây.

Cám ơn sự chia sẻ của Dammanh. Những ấn phẩm và dấu kỷ niệm hiện tượng nhật thực toàn phần của bưu điện Bình Thuận ít người để ý vì tính địa phương của nó. Dammanh có được dấu Bưu Ðiện Hàm Thuận lại càng hiếm vì Hàm Thuận chỉ là một huyện, còn Phan Thiêt là thị xã lớn, tất có nhiều vật phẩm hơn.

Nghị quyết của Quốc Hội khoá VIII, kỳ họp thứ 10 ngày 26.12.1991 đã chia tỉnh Thuận Hải thành 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Binh Thuận có 9 đơn vị hành chính trong đó có thị xã Phan Thiết và 2 huyện Hàm Thuận Bắc và Hàm Thuận Nam. Hình không rõ, nên tôi không biêt dấu nhật ấn trên phong bì của Dammanh là HT Bắc hay Nam.

Dammanh đã có con mắt tinh tường nhận ra sự khác biệt giữa hai con dấu kỷ niệm. Dấu kỷ niệm của bưu điện thị xã Phan Thiết thì có gạch ngang trong mặt trời. Còn dấu kỷ niệm của bưu điện huyện Hàm Thuận (Bắc hay Nam?) thì không.

Phải chăng sự khác biệt xuất phát từ hai con dấu khác nhau từ hai bưu điện? Và còn dấu kỷ niệm của bưu điện tỉnh Bình Thuận nào nữa? Người Tìm Ðường quê Bình Thuận thì phải, có câu trả lời không?

TB. Tôi muốn gửi tặng Dammanh hai vật phẩm sau đây, nếu Dammanh chưa có.

190502

dammanh
21-11-2013, 10:22
Cám ơn bác Rồng rất nhiều! sự tinh ý của bác vạch ra tính bất hợp lý của nhật ấn 24-10,có lẽ phải mời bác VA,bác HanParis,bác Bozoo hay các bác ở BÌNH THUẬN …vào cuộc thôi! Để sáng tỏ đôi điều xin cung cấp một số tin và suy nghĩ của bản thân!
Vào năm 1995,dammanh ở Balan và chưa về vn từ năm 1991,cũng chưa sưu tầm tem trở lại ( do làm ăn thua lỗ mới phục hồi trở lại).Năm 1997 dammanh mới trở về cố hương và bắt đầu ST lại nhưng chỉ chú ý bì thực gửi! năm 2000 khi cụ thân sinh đi xa,nhân soạn lại tủ tem của cụ,Dammanh thấy mấy phong bì này.Dammanh sẽ tặng bác Rồng một chiếc!
Theo suy nghi chủ quan của Dammanh thì một ai đó ở bình thuận tặng cụ già (vật phẩm có quay dấu ),những vẫn có khả năng khác xảy ra
23-12 với 24-10 khoảng t/g không đủ dài đê ra một mẫu tem. Trong dòng tem vn có quá nhiều thí dụ về ngày ph muộn so với sự xuất hiện tem trên thị trường – cụ thể nhiều tem CTO có dấu hủy trươc khi ph
Tem kỷ niệm này (nếu ko nhầm) thì là tem đầu tiên đưa quần đảo Trường sa lên bản đồ vn, và đó có thể là lý do ngày ph tem bị muộn nhưng bưu điện BT vẫn có tem để làm FDC 24-10.
Bác nào hay bạn nào có tem CTO này post lên để mọi người thưởng lãm,xin cám ơn!
Vài suy nghĩ chủ quan,mong các bác nào có thông tin xin vào cuộc,kính mời các bác!

The smaller dragon
21-11-2013, 18:01
Chia sẻ thêm với Dammanh vài điều:
1. Những phong bì Dammanh đưa lên không có cái nào là FDC = First Day Cover cả. Ðây chỉ là phong bì do Bưu Ðiện của một tỉnh làm để kỷ niệm một hiện tượng thiên nhiên hãn hữu xảy ra trên địa bàn tỉnh. Dân chơi mua phong bì đó, dán tem nào họ có sẵn, và xin con dấu kỳ niệm mà thôi.
2. Con tem đề tài Nhật Thực Toàn Phần (NTTP) do VN phát hành cách hiện tượng ấy hai tháng mới có.
3. Con tem NTTP (1995) ấy không phải là con tem đầu tiên xác nhận Hoàng Sa và Trường Sa trong bản đồ nước Việt Nam.
4. Trước đó 20 năm, năm 1976 VN đã phát hành con tem với HS và TS trong bản đồ rồi. Cần nói thêm là con tem phát hành ngày 24.6.1976 này bị Trung Hoa lục địa phàn đối, vì họ căn cứ vào một công hàm của VN năm 1958

190507

Cuối cùng, tôi hy vọng Diễn Ðàn này đúng nghĩa là Diễn Ðàn của những người chơi tem, chia sẻ và trao đổi thông tin cùng kiến thức liên quan đến những vật phẩm đang có trong tay, để thú vui riêng tăng lên cùng lúc với niềm vui thêm bạn.

nam_hoa1
22-11-2013, 10:49
Cám ơn bác Rồng rất nhiều! sự tinh ý của bác vạch ra tính bất hợp lý của nhật ấn 24-10,có lẽ phải mời bác VA,bác HanParis,bác Bozoo hay các bác ở BÌNH THUẬN …vào cuộc
Bác nào hay bạn nào có tem CTO này post lên để mọi người thưởng lãm,xin cám ơn!
Vài suy nghĩ chủ quan,mong các bác nào có thông tin xin vào cuộc,kính mời các bác!





Mấy tháng trước khi hiện tượng nhật thực toàn phần xảy ra vào ban trưa ngày 24-10-95 đã có những tin đồn thất thiệt loan rộng trong dân chúng như :
Trời tối đen quỷ dữ xuất hiện . Nước biển dâng tràn , trời mưa tuôn xối xả , TẬN THẾ đến , LOÀI NGƯỜI diệt vong …..

Mặt khác ngành y tế và trường học khuyến cáo nhất là đối tượng học sinh không được nhìn trực tiếp vào mặt trời lúc này Nếu nhìn trực tiếp, mắt bạn sẽ giống như chiếc kính hội tụ ánh sáng mặt trời. Nhiệt năng của các tia mặt trời rất cao, sẽ gây ra bỏng, thậm chí mù mắt .Người ta khuyên mua 1 loại kiếng riêng , đeo kính râm hoặc xem qua chậu nước để an toàn cho đôi mắt


Ngày này ở Saigon ,học sinh học 2 tiết đầu , 2 tiết sau được nghỉ
Hình dưới cái mẫu mắt kiếng bán rộng rãi cho Học sinh xem nhật thực năm 1995

190516

Hình ảnh bầu trời tối sầm khi ở Saigon xảy ra nhật thực phải bật đèn trần nhà

190512

Càng đến gần ngày có hiện tượng nhật thực xảy ra , người dân càng đổ xô đi mua lương thực dự trữ .Các tin đồn dồn dập và giật gân hơn nữa .Nhà nước phải dùng các phương tiện truyền thông để trấn an dân chúng
Người không tin đồn thất thiệt đi ra Bình Thuận xem hiện tượng nhật thực vì 70 năm mới có 1 lần .Đã có 50.000 du khách VN và hơn 1500 du khách nứơc ngoài đến đây tham quan , trong số đó có rất nhiều nhà khoa học. Và cũng từ ngày này Bình Thuận đã lấy ngày 24-10 làm ngày du lịch hàng năm của tỉnh .
Chính vì thế con dấu kỷ niệm kỷ niệm hiện tượng nhật thực toàn phần đã ra đời , dành riêng cho các khách du lịch trong và ngoài nước ????
Thật ra không chỉ riêng tỉnh Bình Thuận bấy giờ có con dấu kỷ niệm hiện tương này .
Tỉnh Lâm Đồng cũng có một dấu kỷ niệm tương tự .Nơi đây dùng con tem sự kiện Nhật thực , nhật ấn bưu điện Bảo lộc 24-10-95 và con dấu kỷ niệm sự kiện đóng lên bì thư đúng ngày xảy ra hiện tượng lảm vật kỷ niệm cho du khách và các nhà sưu tập
190513
190514
190515

Nghi vấn ở đây , tem phát hành ngày 23-12-1995 sau đó 2 tháng , do họa sĩ Trần Thế Vinh vẽ , số lượng phát hành 2.100.000 tem . Lại xuất hiện tem trên phong bì kỷ niệm và có nhật ấn vào những ngày 23, 24-10-1995 .
Phải chăng các tỉnh Lâm Đồng , Bình Thuận đã can thiệp cho ngành du lịch và bưu điện nhận tem sớm hơn để phục khách du lịch ?
Không biết trong chúng ta còn con dấu kỷ niệm hiện tượng nhật thực 1995 của các huyện và tỉnh nào nữa ? Nếu ai có cho DD xem thêm thì mọi việc sẽ rõ hơn

Tien
24-11-2013, 22:03
Trong những bì thư trên, đối khi rất khó phân biệt bì nào là "commercial," bì nào là "philatelic." Mặc dù các bì XUNHASABA được gửi đi nước ngoài để quảng cáo cho một mặt hàng, nhưng người gửi là "Philatelic Department" của XUNHASABA, người nhận là các dealers, nên về bản chất chúng là "philatelic." Bì XUNHASABA khác các bì philatelic khác ở một điểm quan trọng: cước phí thường là đúng, trong khi bì philatelic thông thường dán cả bộ tem, nên cước phí có thể vượt quá mức cần thiết.

132652
Một bì philatelic

Đối với bì thư VNDCCH từ 1954 đến cuối những năm 1960, dù là kiểu nào cũng khá hiếm, kể cả đối với FDC (trừ một số trường hợp đặc biệt, như các FDC tem vũ trụ, không hiểu vì sao thấy rất nhiều).



Hôm nay nhảy vô bid bì thư này trong giây cuối cùng bỏ giá $80.99 nhưng bị thua một người bid tự động thắng với giá là $81.99

190582
190581

dammanh
08-01-2014, 12:08
http://www.ebay.com/itm/North-Vietnam-1968-Post-card-to-Hungary-VF/171207422829?hash=item27dcc1f36d

trên ebay đang có một post card khá hiếm!

Ng.H.Thanh
08-01-2014, 13:59
Hiện nay có vài bì MTB tại ebay, bác nào cần thì vô bid nhé :D

http://www.ebay.com/itm/Vietnam-Hanoi-cover-local-use-1957-see-scan-/310834396091?pt=LH_DefaultDomain_0&hash=item485f2c7bbb

Ng.H.Thanh
22-02-2014, 09:28
Hiện nay có fb này trên mạng, k biết sao nó ngược hình như thế này, bác rành giải thích giúp ạ, tks :D

191768

191769

Poetry
22-02-2014, 09:36
Tem, dấu, chữ trên phong bì đều bị ngược chứng tỏ người ta dùng phần mềm chuyên dụng để lật ngược hình hoặc bị lỗi khi scan hình.

Poetry
24-02-2014, 08:53
Xin giới thiệu một bì thực gửi ngày 02-04-1957 từ Hà Nội đi CHDC Đức, vừa kết thúc đấu giá trên eBay hôm qua với giá chung cuộc là 1.125 USD.

191790

huuhuetran
24-02-2014, 09:44
Theo tôi, mẫu tem chiến thắng Điện Biên dị bản( không có lá cờ) là một trong những nguyên nhân tăng giá trị cho phong bì nầy!

Ng.H.Thanh
24-02-2014, 10:16
Một phong bì quý hiếm quá :), k biết chủ nhân có phải là người VN, hy vọng gặp cái bì này ở TL 2015 :D

Đinh Đức Tâm
25-02-2014, 07:37
Mấy tháng trước khi hiện tượng nhật thực toàn phần xảy ra vào ban trưa ngày 24-10-95 đã có những tin đồn thất thiệt loan rộng trong dân chúng như :
Trời tối đen quỷ dữ xuất hiện . Nước biển dâng tràn , trời mưa tuôn xối xả , TẬN THẾ đến , LOÀI NGƯỜI diệt vong …..

Mặt khác ngành y tế và trường học khuyến cáo nhất là đối tượng học sinh không được nhìn trực tiếp vào mặt trời lúc này Nếu nhìn trực tiếp, mắt bạn sẽ giống như chiếc kính hội tụ ánh sáng mặt trời. Nhiệt năng của các tia mặt trời rất cao, sẽ gây ra bỏng, thậm chí mù mắt .Người ta khuyên mua 1 loại kiếng riêng , đeo kính râm hoặc xem qua chậu nước để an toàn cho đôi mắt


Ngày này ở Saigon ,học sinh học 2 tiết đầu , 2 tiết sau được nghỉ
Hình dưới cái mẫu mắt kiếng bán rộng rãi cho Học sinh xem nhật thực năm 1995

190516

Hình ảnh bầu trời tối sầm khi ở Saigon xảy ra nhật thực phải bật đèn trần nhà

190512

Càng đến gần ngày có hiện tượng nhật thực xảy ra , người dân càng đổ xô đi mua lương thực dự trữ .Các tin đồn dồn dập và giật gân hơn nữa .Nhà nước phải dùng các phương tiện truyền thông để trấn an dân chúng
Người không tin đồn thất thiệt đi ra Bình Thuận xem hiện tượng nhật thực vì 70 năm mới có 1 lần .Đã có 50.000 du khách VN và hơn 1500 du khách nứơc ngoài đến đây tham quan , trong số đó có rất nhiều nhà khoa học. Và cũng từ ngày này Bình Thuận đã lấy ngày 24-10 làm ngày du lịch hàng năm của tỉnh .
Chính vì thế con dấu kỷ niệm kỷ niệm hiện tượng nhật thực toàn phần đã ra đời , dành riêng cho các khách du lịch trong và ngoài nước ????
Thật ra không chỉ riêng tỉnh Bình Thuận bấy giờ có con dấu kỷ niệm hiện tương này .
Tỉnh Lâm Đồng cũng có một dấu kỷ niệm tương tự .Nơi đây dùng con tem sự kiện Nhật thực , nhật ấn bưu điện Bảo lộc 24-10-95 và con dấu kỷ niệm sự kiện đóng lên bì thư đúng ngày xảy ra hiện tượng lảm vật kỷ niệm cho du khách và các nhà sưu tập
190513
190514
190515

Nghi vấn ở đây , tem phát hành ngày 23-12-1995 sau đó 2 tháng , do họa sĩ Trần Thế Vinh vẽ , số lượng phát hành 2.100.000 tem . Lại xuất hiện tem trên phong bì kỷ niệm và có nhật ấn vào những ngày 23, 24-10-1995 .
Phải chăng các tỉnh Lâm Đồng , Bình Thuận đã can thiệp cho ngành du lịch và bưu điện nhận tem sớm hơn để phục khách du lịch ?
Không biết trong chúng ta còn con dấu kỷ niệm hiện tượng nhật thực 1995 của các huyện và tỉnh nào nữa ? Nếu ai có cho DD xem thêm thì mọi việc sẽ rõ hơn
cảm ơn chú Nam Hoa đã cho chiêm ngưỡng bì thư dấu của Lâm Đồng, giờ cháu mới thấy loại này. thường thì....Lâm Đồng có thì sẽ thấy vật phẩm tại các chú trong hội tem Lâm Đồng hoặc con dấu tại kho, nhưng...giờ cháu mới thấy loại này

Ng.H.Thanh
12-03-2014, 14:40
Có những phong bì mà khi bid chúng ta phải cân nhắc :D

191909

191910

191911

Ng.H.Thanh
12-03-2014, 14:48
Một bộ tem MTB vừa kết thúc giá 10,659,574 đồng với 18bid (chưa tính cước gửi).
Bộ tem đẹp, giá cũng rẻ rẻ :D

191912

Ng.H.Thanh
02-04-2014, 14:55
Hiện nay có 1 fb này trên mạng, tuy nhiên Hoài Thanh hơi thắc mắc con dấu Hà Nội này sao năm lại là dấu j bác nào rành có thể lý giải giúp HT nhé, tks :)

192420

192421

Poetry
21-05-2015, 13:48
Xin giới thiệu một số bì thực gửi VNDCCH trên trang Delcampe:

Phong bì thực gửi 1945 = 150 euro

198675

Phong bì thực gửi 1945 = 250 euro

198676

198677

Phong bì thực gửi 1953/56 = 100 euro

198680

Phong bì thực gửi 1954 = 600 euro

198678

Phong bì thực gửi 1959 = 50 euro

198679

Phong bì thực gửi 1969 = 270 euro

198681

dammanh
09-06-2015, 23:14
Góp thêm với bì thư ĐSQ - ĐỨC có dán tem dị bản là 3 bì thư mới kiếm trong năm 2015.Bạn nào biết HPA là tổ chức gì thuộc sứ quán ĐÔNG ĐỨC,cho lời diễn giải- rất cám ơn

198984

198985

198986