PDA

View Full Version : Hỏi về tem Ốc


luu
19-04-2011, 12:24
Xin hỏi,
Có ai biết về tem ốc trong giai đoạn Việt Nam cộng hòa, xin chỉ giáo.
Cám ơn.

Poetry
19-04-2011, 12:31
Xin hỏi,
Có ai biết về tem ốc trong giai đoạn Việt Nam cộng hòa, xin chỉ giáo.
Cám ơn.
VNCH rất ít phát hành tem về động, thực vật và không phát hành bộ tem nào về ốc.

luu
21-04-2011, 12:36
Xin cám ơn Poetry,
Vậy đến giờ Việt Nam chỉ có 3 bộ tem về ốc, thời điểm phát hành cách xa nhau và chỉ là các tem về ốc biển. Chỉ tên gọi các loài ốc ghi tên tem có nhiều vấn đề lý thú: bộ đầu tiên chỉ ghi tên tiếng Việt, bộ thứ hai thì chỉ ghi tên tiếng Anh (nhưng đã ghi nhầm tên trên hai tem), bộ thứ ba thì ghi tên tiếng Việt đồng thời ghi tên khoa học.
Nói về Ốc biển 1970:
http://i1195.photobucket.com/albums/aa393/luudq/20311691_product.jpg

Do các loài ốc rất đa dạng, với hơn 3000 km bờ biển, mỗi vùng miền khác nhau người ta (người đánh bắt hải sản) có thể gọi tên các loài ốc khác nhau như trên tem "ốc Côn Lôn" là lần đầu tiên tôi mới nghe, tìm trên mạng chỉ có một kết quả duy nhất là trên trang mạng Vietstamp. Nhiều người gọi "ốc Côn Lôn" đó là "ốc giác", nhưng khi đến Bình Thuận-thiên đường ốc, bạn có thể ăn "gỏi ốc giác" nhưng không là ốc như "ốc Côn Lôn" đâu, đó là một loài ốc khác mà nhiều người hay lẫn lộn. Côn Lôn hay Côn Sơn là tên gọi của Côn Đảo trước đây (tên gọi Côn Đảo có chính thức từ năm 1977) , tên gọi ốc biển chắc liên quan đến tên đảo, người thiết kế tem gọi "ốc Côn Lôn" không biết tại sao? Cần nhắc lại là tem Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phát hành năm 1970, Côn Lôn khi đó còn nằm dưới quyền quản lý của chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Tên ốc có thể là tên gọi theo địa phương, do tôi chưa có may mắn đến Côn Đảo, chưa kiểm chứng được "ốc Côn Lôn" tại Côn Đảo.
Melo melo (Lightfoot, J., 1786):
http://i1195.photobucket.com/albums/aa393/luudq/melo5.jpg
"Ốc Côn Lôn" tên khoa học là Melo melo (Lightfoot, J., 1786) thuộc họ (family) VOLUTIDAE, được nhiều người gọi là "ốc gáo" theo công dụng làm gáo (múc nước) của nó hay "ốc vàng" vì màu vỏ của nó. Nhưng nó có thể là vàng thật vì nó có thể có ngọc, lớn và quí hơn ngọc trai. Thường gọi là "ngọc ốc", có ghi nhận một viên ngọc ốc có kích thước 23.0 x 19.35 mm nguồn gốc từ Việt Nam được đấu giá tại Hồng Kông năm 1999 với mức giá kỷ lục USD 488,311 (http://www.internetstones.com/melo-melo-pearls.html). Đúng là ốc vàng thật! Tháng 4/2008, các báo Việt Nam cũng đưa tin ông Đàm Văn Hùng, một ngư dân chuyên nghề lưới cào ở Thị trấn Sông Đốc, Cà Mau sở hữu một viên ngọc ốc màu cam to bằng trứng cút, bên trong có nhiều vân nổi lên rất đẹp, nặng khoảng 6 chỉ, có người trả giá 500 triệu đồng mà ông không bán. Tôi chưa được nhìn thấy ngọc ốc nhưng ước mơ có được viên ngọc ốc như vậy. Có lẽ ước mơ chỉ là ước mơ. Do có giá trị lớn, người ta có thể làm giả đề lừa đảo, nếu muốn mua mà mình không hiểu biết thì nên thuê các đơn vị giám định có uy tín. Các đơn vị giám định đá quí hiện nay cũng có thể giám định ngọc ốc.
Ngọc ốc:
http://i1195.photobucket.com/albums/aa393/luudq/melopearls.jpg

Quay lại ốc giác, ăn gỏi ốc giác ở Bình Thuận thường là người ta cho ăn loài ốc Voluta nobilis (Lightfoot,1786):
http://i1195.photobucket.com/albums/aa393/luudq/r280.jpg
http://i1195.photobucket.com/albums/aa393/luudq/VolutanobilisThailand.jpg
Voluta nobilis cũng họ VOLUTIDAE với loài Melo melo (Lightfoot, J., 1786)
Ốc Melo melo cũng không hiếm lắm (tôi ăn thịt nó nhiều lần rồi, ngon và đắt hơn ốc giác một tí), chỉ có ngọc là hiếm thôi vì rất hiếm con có ngọc. Do ngọc ốc có giá trị cao người ta cũng đã thử nghiệm nuôi ốc để lấy ngọc như nuôi trai để lấy ngọc vậy, nhưng chưa thấy có kết quả thành công nào. Việt Nam được ghi nhận là nơi có nhiều ngọc ốc melo melo nhưng việc mua bán thường trong bí mật để nhanh chóng đưa ra nước ngoài.
Một bằng chứng Ốc Melo melo không hiếm lắm (nhưng nhanh chóng hiếm thôi vì bị đánh bắt ráo riết), bạn có thể nhìn thấy ốc làm đèn ngủ, gạt tàn thuốc, đồ mỹ nghệ... và nhiều người còn làm chậu kiểng.
Một lần nữa xin cám ơn Poetry chỉ dẫn đưa hình ảnh lên.
Sẽ viết tiếp

Poetry
21-04-2011, 12:51
Cảm ơn luu đã chia sẻ những thông tin hữu ích về tem ốc. Nếu được, mong bạn giới thiệu cụ thể về những mẫu tem ốc VN bị ghi sai tên. Để minh họa bạn hãy dùng các mẫu tem ốc tại Danh mục tem Việt Nam trên trang chủ Viet Stamp (http://www.vietstamp.net.vn/productgroup/100/).

luu
22-04-2011, 11:21
Bộ tem Ốc biển năm 1988, trên tem chỉ ghi tên ốc bằng tiếng Anh, không ghi tên ốc bằng tiếng Việt. Chỉ có trên Vietstamp ghi tên tiếng Việt cho từng tem.
Có hai tem đã ghi lẫn lộn tên ốc của nhau (1996 và 1999):
http://i1195.photobucket.com/albums/aa393/luudq/1996_cmingtrn.jpghttp://i1195.photobucket.com/albums/aa393/luudq/1999_cvnnu.jpg

Nếu chú ý một chút thì cũng dễ phát hiện ra vì trong đó có hình một loài ốc thường được nhắc đến là ốc anh vũ. Ốc anh vũ cũng như tên tiếng Anh là Nautilus thật ra có nhiều loài khác nhau. Nautilus thường được sử dụng là tên gọi chung cho các loài thuộc chi Nautilus họ NAUTILIDAE, loài tiêu biểu tên tiếng Anh thông dụng là Chambered nautilus, tên khoa học là Nautilus pompilius (Linnaeus, 1758), là loài chân đầu với hình dáng đặc trưng không thể lẫn với loài khác được. Trên tem hình là Ốc anh vũ - Nautilus nhưng ghi là Turbo petholatus.
Minh chứng:
http://i1195.photobucket.com/albums/aa393/luudq/C20AN1.jpg
http://i1195.photobucket.com/albums/aa393/luudq/2427220_Nautiluspompilus.jpg
http://i1195.photobucket.com/albums/aa393/luudq/Papua_and_New_Guinea_Papua_New_Guinea_stamp_shell_ Nautilus_pompilius_40_c_190_0xb160115d7512d55_DSC_ 5294_jpg.jpg
http://i1195.photobucket.com/albums/aa393/luudq/aitutaki-6.jpg

Vietstamp gọi ốc anh vũ là "Ốc vân nâu", mới biết, chưa thể bình luận gì.

Tên không đầy đủ của ốc anh vũ-Nautilus thì được ghi trên tem ốc Turbo petholatus, Vietstamp gọi là "Ốc miệng tròn" (lần đầu tiên mới nghe). Vậy hai tem lẫn lộn tên ốc lẫn nhau.

Ốc Turbo petholatus thuộc họ TURBININAE có thể nhìn thấy nhiều ở Nha Trang, thường gọi là ốc mặt trăng vì mài của nó dày, đặc biệt hình tròn vun như mặt trăng.
http://i1195.photobucket.com/albums/aa393/luudq/Turbo_petholatus.jpg
(http://www.gastropods.com/1/Shell_251.shtml)
http://i1195.photobucket.com/albums/aa393/luudq/Turbo-petholatus3.jpg

Vỏ ốc có nhiều vân đẹp, nên vỏ và mài của nó sử dụng để làm đồ trang trí. Ốc này cũng không hiếm lắm.
Minh chứng:
http://i1195.photobucket.com/albums/aa393/luudq/djibouti-4.jpg
(các hình ảnh được lấy trên mạng)

luu
12-05-2011, 11:38
Nói về tên gọi khác nhau các loài ốc có thể gây nhầm lẫn cho người đọc, nhất là khi người ta chỉ dẫn sử dụng làm thuốc để điều trị bệnh, trong đó có lỗi cẩu thả của người viết và những copy vô tội vạ. Bạn đã ăn "ốc vú nàng" chưa? Ăn ở đâu? Ốc sên là loại ốc nào, ốc sên có trị bệnh được không? Tôi viết vài điều để mua vui.

Nói về ốc vú nàng

Với cái tên của loài ốc rất là ấn tượng, kích thích người ta nhìn thấy nó, ăn thịt nó. Rồi người ta tô vẽ thêm cho nó như bài báo "Độc đáo ốc vú nàng Cù Lao Chàm" của Thanh Ly, ngày 10/12/2010 trên báo Lao Động http://laodong.com.vn/Tin-Tuc/Doc-dao-oc-vu-nang-Cu-Lao-Cham/24618: "Không phổ biến như ở Côn Đảo, Phú Quý...nhưng ốc vú nàng Cù Lao Chàm là đặc sản lạ tai, lạ mắt đối với nhiều du khách. Chỉ với tên gọi thôi, loài ốc độc đáo này đã khiến nhiều người muốn tò mò, tìm hiểu. Thật ra vú nàng là loài ốc hình chóp lệch, trên đỉnh có một cái núm nhỏ trông tựa như bầu vú của cô gái dậy thì, vỏ ngoài màu đen xám, mặt trong lấp lánh xà cừ". Chúng ta được ăn ốc vú nàng ở Cù Lao Chàm.

và hai hình ảnh minh họa cho ốc vú nàng:
http://i1195.photobucket.com/albums/aa393/luudq/OCVUNGNANGluocjpg-023525.jpg http://i1195.photobucket.com/albums/aa393/luudq/OCVUNGNANGnuongjpg-023525.jpg


Tuổi Trẻ Online 24/2/2010, cũng có: "Mê mẩn ốc vú nàng" của Thy An (http://dulich.tuoitre.vn/Index.aspx?ArticleID=364812&ChannelID=218), người viết dẫn chúng ta đến Vịnh Vĩnh Hy thuộc tỉnh Phan Rang để ăn ốc vú nàng: "Chỉ với tên gọi thôi, loài ốc độc đáo này đã khiến nhiều người tò mò, tìm hiểu, muốn khám phá để rồi ngạc nhiên khi gặp gỡ và mê mẩn lúc thưởng thức…", "Hình dáng ưa nhìn với kích thước tựa đôi gò bồng đảo của các thiếu nữ độ tròn trăng, ốc vú nàng hình chóp nhọn, thẳng, căng và trắng nõn với lớp vỏ cứng bằng xà cừ pha sắc hồng phai lấp lánh, xinh xắn."

và hai hình ảnh minh hoạ:
http://i1195.photobucket.com/albums/aa393/luudq/cvnngtisngvabtc-nhMA.jpg
Ốc vú nàng tươi sống vừa bắt được - Ảnh: M.A.
http://i1195.photobucket.com/albums/aa393/luudq/acngonlnhtrnbnn-nhMA.jpg
Đĩa ốc ngon lành trên bàn ăn - Ảnh: M.A.

Tôi cho rằng Thanh Ly và Thy An chỉ là một. "Trên đỉnh có một cái núm nhỏ trông tựa như bầu vú của cô gái dậy thì" hay ""Hình dáng ưa nhìn với kích thước tựa đôi gò bồng đảo của các thiếu nữ độ tròn trăng", Nhà báo có cái nhìn và viết một cách tài tình thật.

Hai bài viết này được nhiều người copy và thêm thắt hình ảnh. Trong đó có trang http://hoian.vn. Trang http://hoian.vn có comment của Trần Duy Phiên:
“Xin góp ý với các bạn quản trị website HoiAn.vn: ở bài báo “Độc đáo ốc vú nàng Cù Lao Chàm” ông nhà báo Lao Động đã nhầm con ốc ĐỤN (theo tên dân Cù lao Chàm gọi) với con ốc Vú Nàng rồi (các ảnh kèm bài). Họ ở xa đến nên không biết, không ai trách. Nhưng nếu mấy bạn là dân bản địa mà cũng để y như vậy mà đăng lại thì thật không phải. Các bạn thử vào Gu gồ gõ thử :” Vú sao vú nàng Cù lao Chàm”, nó sẽ cho ra vô số ảnh chính hiệu của loại ốc này.
Với thiện chí góp ý đến các bạn. Trước đây mình cũng đã “sửa” một ông nhà báo nói về con cua đá Cù lao Chàm mà lại đăng ảnh con …cua bể (thịt). Mình là rể Cù lao Chàm, lại rất yêu …hải sản Cù lao Chàm, nên thấy ai nói không đúng là hay ý kiến ý cỏ. Các bạn thông cảm nhé ! Chúc sức khỏe !”

Tôi đồng ý với ông (bà) Phiên. Hình ảnh những con ốc trong các bài viết nếu trên đó là các con ốc đụn thuộc họ Trochidae.

- Ốc đụn đực- Trochus pyramis (Born, 1778), xem: http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=1&ID=5833
- Óc đụn cái- Tectus niloticus (Linnaeus, 1767), xem: http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=1&ID=5832

Xem về họ Trochidae: http://www.gastropods.com/Taxon_pages/TN_Family_TROCHIDAE.shtml#TROCHIDAETROCHINAE

Viện Hải Dương Học (Nha Trang) đã cho sinh sản nhân tạo được ốc đụn: "Ốc Đụn cái - Trochus niloticus (Linne, 1767) là loài thân mềm sống ở rạn san hô với phân bố rộng ở vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương. Việc khai thác quá mức vì mục đích kinh tế đã làm cho nguồn lợi tự nhiên của loài này suy giảm nghiêm trọng. Một trong những xu hướng để phục hồi và phát triển nguồn lợi của Ốc Đụn là cho sinh sản nhân tạo và thả ra ngoài tự nhiên. Kết quả thử nghiệm sản xuất giống nhân tạo Ốc Đụn tại Viện Hải dương học cho thấy, 2 phương pháp kích thích nhiệt và kích thích bằng đèn cực tím đều đem lại hiệu quả sinh sản cao. Trong 11 lần sinh sản nhân tạo, có 3 lần thu được con non với tỷ lệ sống trung bình là 0,42%. Trong số đó, có 1 lần thế hệ F1 sinh sản thành công và thu được con non với tỷ lệ sống trung bình 0,77%. Kết quả của nghiên cứu này là cơ sở để hoàn thiện qui trình sản xuất giống nhân tạo, mở ra 1 hướng mới trong việc phục hồi nguồn lợi Ốc Đụn ở Việt Nam." ( http://www.vnio.org.vn/)

Nhà báo Phương Kiều- báo Thanh Niên đưa chúng ta đến Côn Đảo để ăn "Vú nàng Côn Đảo" http://www.thanhnien.com.vn/news/Pages/200643/167101.aspx:

"Ai qua Đá Thắm, Bãi Bàng
Hỏi thăm Ông Đụn vú nàng nơi đâu
Vú nàng ở tận Hàng Cau
Tù ăn đỡ đói thù sâu ngất trời"

"Vú nàng là loài nhuyễn thể hình chóp lệch, trên đỉnh có một cái núm nhỏ, trông giống như nhũ hoa con gái. Vú nàng thường to cỡ ba ngón tay, vỏ ngoài màu đen xám, mặt trong lấp lánh xà cừ. Đây là loại ốc sống bám vào các gộp đá ven bờ biển.

Ở Côn Đảo, người ta thưởng thức vú nàng bằng cách cầm con dao nhỏ ra bờ biển, ngồi trên gộp đá mà cạy. Được con nào thì lật ngửa, vắt chút chanh rồi dùng lưỡi dao tách thịt cho vào miệng với chút muối tiêu. Vú nàng giòn, ngọt độc đáo; đặc biệt những con ngậm sữa sẽ cho vị béo không sao diễn tả. Cứ thế mà ăn "bắt ngây".

Vú nàng còn có mặt ở cù lao Chàm (Hội An, Quảng Nam) và Đại Lãnh (Khánh Hòa). Tại các nơi này, vú nàng được chế biến thành 2 món. Món thứ nhất là sau khi luộc chín, người ta rửa sạch rồi tưới thêm một lần nước sôi nữa, thịt vú nàng từ màu trắng ngà chuyển sang màu vàng ngon mắt. Khi chấm với muối tiêu, món luộc sẽ cho bạn vị ngon của biển cả. Còn để làm món trộn, vú nàng sau khi luộc được tách ra khỏi vỏ, xắt mỏng từng miếng rồi trộn đều với chanh và ớt. Sau khi thành món, thịt vú nàng săn giòn mà không phải loài nhuyễn thể nào cũng có được và đều là những món nhậu rất "bắt"."

Và hình minh hoạ:
http://i1195.photobucket.com/albums/aa393/luudq/oc-vu-nang2.jpg

Nhà báo Trà My báo Nhân Dân cũng đưa chúng ta đến Côn Đảo để ăn "Ốc vú nàng, đặc sản biển Côn Đảo" http://www.nhandan.com.vn/cmlink/nhandandientu/thoisu/doi-song/mon-n/c-vu-nang-c-s-n-bi-n-con-o-1.117350#h76Dztk2ADZU:

“Ai qua đất Thắm, Bãi Bàng
Hỏi thăm Ông Đụng, vú nàng lớn chưa?”
"Câu thơ ấy trở nên quen thuộc với người dân Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu) từ mấy chục năm qua để nói đến một loại đặc sản biển quý hiếm, đó là ốc vú nàng.Vú nàng là một loài nhuyễn thể hình chóp lệch, trên đỉnh có một cái núm nhỏ trông tựa như bầu vú của cô gái dậy thì, vỏ ngoài màu đen xám, mặt trong lấp lánh xà cừ.

Đây là một trong những đặc sản của hòn đảo phía đông nam này. Ốc vú nàng chỉ sinh sống ở trên các ghềnh đá tại một số nơi như biển Côn Đảo, vùng biển Cù Lao Chàm (Quảng Nam), khu vực Đại Lãnh dưới chân đèo Cổ Mã ở Khánh Hòa... Tuy nhiên theo các nhà nghiên cứu đa dạng sinh học, biển Côn Đảo đặc biệt thích hợp với sự phát triển của ốc vú nàng. Tại Côn Đảo, ốc vú nàng có quanh năm, nhưng chỉ xuất hiện nhiều vào những ngày trăng tròn.".

Hình minh họa thì như ở báo Thanh Niên và thêm:
http://i1195.photobucket.com/albums/aa393/luudq/i60_101556.jpghttp://i1195.photobucket.com/albums/aa393/luudq/i60_101601.jpg

Cái độc đáo hình ảnh hai loài ốc hoàn toàn khác nhau mà Trà My-báo Nhân Dân và Thanh Ly-báo Lao Động (đã nêu trên) mô tả ốc giống như nhau: "Vú nàng là một loài nhuyễn thể hình chóp lệch, trên đỉnh có một cái núm nhỏ trông tựa như bầu vú của cô gái dậy thì, vỏ ngoài màu đen xám, mặt trong lấp lánh xà cừ " (Trà My) và "Thật ra vú nàng là loài ốc hình chóp lệch, trên đỉnh có một cái núm nhỏ trông tựa như bầu vú của cô gái dậy thì, vỏ ngoài màu đen xám, mặt trong lấp lánh xà cừ" (Thanh Ly).

Nhưng viết như vậy còn đỡ, nhiều người copy lung tung, rồi thêm hình ảnh cả "vú nàng Hội An" và "vú nàng Côn Đảo" vào một chổ. Tại http://vi.wikipedia.org/wiki/%E1%BB%90c_v%C3%BA_n%C3%A0ng nói về Ốc vú nàng mà "tham khảo và liên kết ngoài": http://www.nguoihoian.info/ve-cu-lao-cham-an-oc-vu-nang/ (copy bài từ Lao Động của Thanh Ly) mới chết chứ.

Các loài thường gọi là "ốc vú nàng" là động vật thân mềm chỉ có một mảnh vỏ, thuộc họ PATELLIDAE, xem tại đây: http://www.gastropods.com/Taxon_pages/TN_Family_PATELLIDAE.shtml#PATELLIDAE

Xem thêm: "Cứu ốc vú nàng và trai tiến vua" [url]http://baodatviet.vn/Home/KHCN/Cuu-oc-vu-nang-va-trai-tien-vua/200910/63099.datviet: :
"Tiến sĩ Bùi Văn Lai, Viện sinh học nhiệt đới TP.HCM, cho biết thịt ốc vú nàng và trai tai tượng chứa đầy đủ các acid amin có giá trị sinh học cao chống được mỡ hóa gan, giàu nguyên tố vi lượng, hàm lượng DHA rất cao. Ngoài ra còn có thành phần axit béo không no chiếm tỷ lệ cao. Vì thế mà ốc vú nàng, trai tai tượng xưa kia chỉ dành riêng cho vua chúa.

Tiến tới nuôi nhân tạo

Tiến sĩ Lai đánh giá, hiện quần thể ốc vú nàng ở Côn Đảo đang duy trì ở mức cân bằng âm, nếu có sự tác động quá mức của nhân tố nào đó mà không có sự bảo vệ, quản lý khai thác hợp lý thì ốc vú nàng sẽ có nguy cơ tuyệt diệt.

Vì vậy, các nhà khoa học của Viện sinh học nhiệt đới thành phố đã đưa ra giải pháp bảo tồn tại vị. Đây là cách bảo tồn ốc ngay tại những nơi tập trung, có mật độ cao.

Ngoài ra là bảo tồn bán di dời, tức là đưa ốc về những khu vực có điều kiện sống tốt, an toàn hơn. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu đã hướng đến việc nuôi ốc vú nàng thương phẩm bằng cách tạo thức ăn nhân tạo cho chúng và cho sinh sản trong môi trường nhân tạo. ".Ảnh:

http://i1195.photobucket.com/albums/aa393/luudq/cvnngbmtrnbmtkimn.jpg
Ốc vú nàng bám trên bề mặt đá để kiếm ăn.

Vậy "vú nàng" là "vú nàng" nào?

Tôi có một tem với hình ảnh loài ốc "trên đỉnh có một cái núm nhỏ trông tựa như bầu vú của cô gái dậy thì":
http://i1195.photobucket.com/albums/aa393/luudq/1553901_1974.jpg
hehehe.

luu
12-05-2011, 16:35
Nói về Ốc Sên

http://i1195.photobucket.com/albums/aa393/luudq/stamp_1423744c.jpg

Ốc sên có ăn được không? Làm thuốc? Có thể đọc tại đây: http://suckhoedoisong.vn/200811289415243p0c14/oc-senvi-thuoc-trong-y-hoc.htm. DS. Phạm Nga trong bài viết "Ốc sên - vị thuốc trong y học" trên Sức khỏe và Đời sống-Cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế, cho rằng ốc sên có thể ăn được:
"Thịt ốc sên rất giàu đạm: 11% (trong khi đó, sò chỉ có 8,8%; trai: 4,6%, hến: 4,5%), đường 6,2%, canxi 150mg%g, photpho: 71mg%g, các loại acid amin: leucin, alanin, valin, acid glutanuic, acid aspartic...

Chế biến ốc sên hoa có thể theo quy mô công nghiệp hay phạm vi gia đình. Ngoài ra từ thịt ốc sên hoa, thủy phân bằng acid clohydric hoặc xút, thu được một dịch lỏng có mùi vị thơm ngon, dùng làm nước chấm, giàu đạm.

Pháp, nước giữ kỷ lục về mức tiêu thụ ốc sên hoa, khoảng 50.000-60.000 tấn một năm, trong đó thường phải nhập từ nước ngoài khoảng 2 vạn tấn. Món ốc sên hoa được ưa chuộng ở Pháp là món ốc sên chiên bơ với tỏi và mùi tây."

Và làm thuốc:
"Trong y học cổ truyền

Bộ phận dùng làm thuốc là thịt và nhớt của ốc sên hoa. Thuốc từ ốc sên có tên là oa ngưu, vị mặn, tính hàn, trơn nhày, có tác dụng: bổ dưỡng, giải độc, tiêu viêm, lợi tiểu, chống co thắt. Trong Nam dược thần hiệu có bài thuốc: giã nát 1-2 con ốc sên hoa, thêm ít nước, phết lên giấy, để chừa một lỗ nhỏ, đắp chữa mụn, lở mọc ở da mặt. Dùng thịt ốc sên hoa (2 con), nướng vàng, thái nhỏ, nấu lấy nước đặc, trộn với măng tre (50g) đã giã nát, ép lấy nước cốt. Uống 1-2 lần/ngày để chữa hen suyễn, thấp khớp. Có thể làm dạng viên ngậm: gồm thịt ốc sên hoa + ô mai, lượng hai thứ bằng nhau, dùng trong cổ họng sưng đau, khó nuốt.

Dùng nhớt ốc sên hoa (đó là lớp chất nhày bao bọc toàn thân ốc sên trong vỏ cứng) để chữa vết cắn, do chất nhày này có tính kiềm nên trung hòa chất acid của nọc rết, làm dễ chịu, giảm đau nhức.".

Trong bài viết của DS.Nga có nhiều vấn đề để nói:

1. Ốc sên là gì?

Theo từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học do Hoàng Phê chủ biên, nhà xuất bản Từ điển bách khoa xuất bản năm 2010, ốc sên:”Ốc sống ở cạn, có vỏ, ăn hại lá cây.”.

Theo từ điển của Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam trực thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam- http://dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn/:

ỐC NƯỚC NGỌT: “Nhóm động vật thân mềm lớp Chân bụng (Gastropoda), sinh sống trong các vực nước ngọt. ÔNN ở Việt Nam thuộc hai nhóm lớn: phân lớp Ốc mang trước (Prosobranchia) và phân lớp Ốc có phổi (Pulmonata). Đã phân loại (ở vùng nước nội địa Bắc Việt Nam) được 11 họ: Ốc mang trước với 40 loài; Ốc có phổi với 7 loài; có 21 loài phổ biến ở ao, ruộng vùng đồng bằng, trung du và miền núi. Ở khu vực phía nam, nguồn lợi ÔNN chưa được nghiên cứu kĩ. Loài có kích thước lớn, thịt ngon, phổ biến và có giá trị kinh tế đáng kể là ốc nhồi (Pila polita). Khi dùng làm thực phẩm, cần chú ý ÔNN là vật chủ trung gian của nhiều loài giun sán gây bệnh cho người và động vật máu nóng khác.”.

ỐC SÊN: “(Achatian fulice), loài động vật thân mềm lớp Chân bụng (Gastropoda), phân lớp Ốc có phổi (Pulmonata), bộ Có mắt ở ngọn (Stylomaptophora), họ Achatinae. Sống ở cạn, trong các vườn cây. Sinh sản từ tháng 3. Hoạt động về đêm, ăn lá cây. Là động vật nhập nội vào Việt Nam và phát tán rất rộng rãi khắp miền núi, trung du, đồng bằng.”.

Tôi không tìm thấy loài ốc nào có tên là Achatian fulice, đây có thể là loài ốc Achatina fulica thuộc họ Achatinae? Xem về họ Achatinidae ở đây: http://www.discoverlife.org/mp/20q?search=Achatina

http://i1195.photobucket.com/albums/aa393/luudq/Achatinafulica2.jpg
http://i1195.photobucket.com/albums/aa393/luudq/Achatina_fulica_Thailand.jpg
Achatina_fulica

Theo từ điển nào thì ốc sên cũng được chỉ là loài ốc sống ở trên cạn, đương nhiên không ở dưới biển. Người ta có thể gọi “ốc sên biển” là vì ốc biển đó giống ốc sên, chứ không ai gọi chúng là ốc sên. “Ốc lợi bông” (coues striatus), là ốc sên sao? Tra cứu trên mạng không thấy có loài ốc nào tên coues striatus. Loài ốc biển conus textile:

http://i1195.photobucket.com/albums/aa393/luudq/ConeSnail.jpg

gọi là “ốc sên biển”? Không hiểu nổi!

Sau đây tôi gọi ốc sên để chỉ các loài ốc sống trên cạn và tên ốc sên đi kèm tên khoa học để gọi chính xác loài ốc sên đó để không gây nhầm lẫn.

2. Người Pháp ăn ốc sên nào?

- Không phải thịt ốc sên nào cũng ngon như nhau, chế biến như nhau, thịt ốc sên Achatina fulica cũng được người Pháp ăn:

http://i1195.photobucket.com/albums/aa393/luudq/French-Escargot-Achatines-2-350x350.jpg
Thịt ốc sên Achntina fulica cắt lát.

Nhưng món đặc sắc, khoái khẩu của người Pháp được chế biến từ ốc sên được gọi là Escargot (các ốc để chế biến thành món này cũng được gọi là escagot) thường được chế biến từ loài ốc Helix pomatia, hoặc Helix aspersa và Helix lucorum thuộc họ Helicidae. Người Pháp sử dụng số lượng ốc nhiều nhất là loài này chứ không phái là “ốc sên hoa” Achatina fulica. Ốc sên Helix pomatia và các ốc thuộc chi Helix phân bố ở nhiều nước Châu Âu. Chúng được nuôi ở các trang trại tại Châu Âu để cung cấp cho thị trường Châu Âu và trên thế giới (thịt đông lạnh, đóng hộp…). Trứng của loài này cũng được chế biến một cách công phu thành món ăn cao cấp.

http://i1195.photobucket.com/albums/aa393/luudq/eda_t1275032863_q6p5.jpghttp://i1195.photobucket.com/albums/aa393/luudq/imagesCAWK4IRO.jpg
Escargot

http://i1195.photobucket.com/albums/aa393/luudq/escargotsmall.jpg

http://i1195.photobucket.com/albums/aa393/luudq/RWA1391.jpghttp://i1195.photobucket.com/albums/aa393/luudq/imagesCAH2UMQG.jpg

http://i1195.photobucket.com/albums/aa393/luudq/untitled8.jpghttp://i1195.photobucket.com/albums/aa393/luudq/SEN945Cepaeanemoralis.jpg

http://i1195.photobucket.com/albums/aa393/luudq/untitled.jpghttp://i1195.photobucket.com/albums/aa393/luudq/AfghanistanHelixpomatia.gif
Trứng Escargot

Ốc sên Achatina fulica ở miền Nam thường gọi là ốc ma, là vật chủ trung gian của nhiều loại ký sinh trùng có thể lây lan cho con người (và các động vật khác) gây bệnh cực kỳ nguy hiểm là viêm màng não. Thực trạng đau lòng là có nhiều người ăn ốc Achatina fulica ở Việt Nam mắc phải bệnh nguy hiểm này. Ốc sên Achatina fulica sống trong môi trường tự nhiên có thể ăn thức ăn trong quá trình phân huỷ, chứa nhiều vi khuẩn có thể lây lan mầm bệnh cho con người. Nếu được nấu chín, chế biến đúng cách thì có thể loại trừ các ký sinh trùng, vi khuẩn. Cũng như cá nóc, có thể là món ngon, cũng có thể là thuốc độc cho người ăn do không được chế biến một cách nghiêm ngặt, an toàn. DS. Phạm Nga không có một lời cảnh báo nào!

Trên http://bee.net.vn/ có bài "Ốc sên không chữa được bệnh", người viết Tô Lan dẫn lời các PGS, TS ĐH KHTN, ĐHQG Hà Nội, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật và Viện Sốt rét Ký sinh trùng và Côn trùng TW cho biết: "Ấu trùng trong ốc sên và một số loài ốc khác khi vào cơ thể sẽ chui lên não gây nên bệnh viêm màng não, nhưng nếu ốc được nấu chín thì hoàn toàn vô hại..."

"Quan niệm ăn ốc sên sống để chữa bệnh chỉ là lời đồn thổi của những lang băm. Quan niệm này hết sức sai lầm và thiếu cơ sở khoa học" (TS Phạm Ngọc Doanh).

Thực tế, nói đến ăn ốc sên Achatina fulica, thười người ta nói đến nó là loài ốc gây nguy hại lớn hơn là nguồn thực phẩm cho con người. Nó gây tác hại lớn trong nông nghiệp vì nó sinh sản nhanh, có thể ăn hơn 500 loại thực vật khác nhau. Cuối năm 2003, ốc này đã gây tác hại cho các vườn thanh long của người dân huyện Chợ Gạo, Tiền Giang. Chúng bùng phát nhanh, ăn các bông thanh long. Nhiều nước đã tốn nhiều chi phí cho việc tiêu diệt ốc sên Achatina fulica, kiểm soát và ngăn chặn sự lây lan của chúng. Trong giai đoạn kinh tế khó khăn ở miền Nam, mặc dù thiếu ăn, đói nhưng tôi không thấy người ta ăn nó mặc dù nó cung cấp nhiều đạm (chứng tỏ nó không phải là nguồn thực phẩm phổ biến ở miền Nam hoặc người ta nhận biết nguy cơ gây bệnh của nó). Tôi thực sự không dám ăn nó dù được chế biến kỹ (nghe tên “ốc ma” đã sợ) vì thường thấy nó ở các đống rác. Khi còn nhỏ, tôi cùng những người bạn thường bắt những con ốc ma này làm trò chơi, bỏ muối vào thân nó cho nó ra nhớt, nhìn thân của nó teo tóp lại nhanh chóng. Trong các nhà hàng, quán ăn tại Việt Nam chưa thấy món ăn nào chế biến từ ốc này. Người Pháp ăn, tại sao người Việt không ăn?

http://i1195.photobucket.com/albums/aa393/luudq/imagesCAFIU1BQ.jpg
Helix pomatia


Nếu người Pháp ăn 50000-60000 tấn ốc sên Achatina fulica thì tại sao Việt Nam ta không tham dự vào thị phần đó. Một số lượng lớn ốc này ngoài tự nhiên đang phá hoại mùa màng hàng ngày, không phải nuôi, có thể chế biến xuất khẩu là một công đôi việc-vừa bảo vệ mùa màng vừa tạo thu nhập cho nông dân Việt Nam. Sao chúng ta không bắt và nuôi chúng để cung cấp cho người Pháp?

2. Ốc sên trong y học.

“Oa ngưu” có phải làm từ ốc sên achatina fulica?
“Ốc sên hoa” theo tên gọi của DS. Phạm Nga là ốc ma -tên gọi thông dụng ở miền Nam, là ốc sên Achatina fulica, có nguồn gốc từ Đông Châu Phi, hiện nay chúng có mặt hầu hết các quốc gia ở Nam bán cầu, Đông Á, Đông Nam Á, Hoa Kỳ… Ốc sên Achatina fulica là động vật ngoại lai xâm nhập và Việt Nam vào khoảng năm 1937 (The giant African snail: A prolem in economic malacology_Albert R. Mead_The University of Chicago http://www.hear.org/books/tgas1961/pdfs/tgas1961.pdf ).
Với tiến bộ của khoa học hiện nay, người ta có thể dễ dàng phân tích thành phần hoá học của các động thực vật để làm thuốc nói chung cũng như ốc sên Achatina fulica. Với tác dụng: “bổ dưỡng, giải độc, tiêu viêm, lợi tiểu, chống co thắt”; “chữa mụn, lở mọc ở da mặt”; “chữa hen suyễn, thấp khớp”; “chữa vết cắn” thì đúng oa ngưu chữa được nhiều bệnh thật! Nếu các tác dụng nêu trên, ngày hôm nay đã được thực nghiệm thì nên phổ biến, ngược lại chỉ tổ hại người! Ốc sên Achatina fulica từ lâu đã được nhiều người trên thế giới nghiên cứu, nhưng chưa thấy có chế phẩm nào làm thuốc.

ThS.BS Hoàng Khánh Toàn có bài “Ăn ốc sên bổ sung chất nhờn cho khớp?” ngày 02/06/2011 trên Sài Gòn tiếp thị (http://sgtt.vn/Khoe-va-Vui/145564/An-oc-sen-bo-sung-chat-nhon-cho-khop.html):
"“Ốc sên (tên khoa học Achatina fulica), còn gọi oa ngưu, là loài động vật thân mềm sống ở nhiều nơi trên đất nước ta. Ốc sên ăn thực vật, thường phá hoại cây cối, có thể nuôi làm thức ăn và làm thuốc.
Về mặt y học, từ xa xưa, ốc sên đã được đông y sử dụng làm thuốc với tính vị mặn, hàn, bổ dưỡng, thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu tiêu thũng và chống co thắt. Theo sách Nam dược thần hiệu, để chữa mụn lở ở da mặt, có thể dùng ốc sên giã nát, chế thêm chút nước, phết lên giấy, chừa một lỗ nhỏ ở giữa, đắp lên tổn thương. Sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam ghi: “...Từ năm 1991, nhân dân một số vùng ở Hải Phòng và Kiến An, Thái Bình, Hải Hưng bắt về nấu ăn chữa hen suyễn”, “còn dùng để chữa đau bụng kinh niên và thấp khớp ”… Theo Trung dược đại từ điển, ốc sên có công dụng thanh nhiệt, tiêu thũng, giải độc, chữa các chứng bệnh như phong nhiệt kinh giản (co giật do sốt cao), tiêu khát (tiểu đường), hầu tý (viêm amiđan, viêm họng), quai bị, loa lịch (lao hạch), ung thũng (nhọt độc), trĩ sang (trĩ viêm loét), thoát giang (sa trực tràng), vết thương do côn trùng cắn đốt... Các y thư cổ như Bản thảo cương mục, Biệt lục, Bản thảo tân biên, Dược tính luận, Bản thảo kinh sơ, Bản thảo đồ kinh, Thánh huệ phương, Thánh tễ tổng lục, Hải Thượng y tông tâm lĩnh... cũng đã ghi lại kinh nghiệm sử dụng ốc sên làm thuốc để chữa nhiều chứng bệnh khác nhau, trong đó có chứng thấp khớp do phong nhiệt và thấp nhiệt, chứng bệnh tương ứng với một số bệnh lý của y học hiện đại.”

Thêm rối mù! Toàn là những y văn cổ (tôi không biết có từ năm nào để so với thời gian có mặt ốc sên Achatina fulica tại Việt Nam) và chữa bệnh theo cách “dân gian”!:

Với các bệnh nêu trên, ngày nay, đã có các loại thuốc đặc trị bệnh cho con người đã qua thực nghiệm, kiểm chứng gắt gao cùng với các thiết bị hiện đại hỗ trợ cho thầy thuốc định bệnh và chữa trị một cách khoa học, chúng ta không nên sử dụng thuốc “oa ngưu” như chỉ dẫn trên.

Một bài viết hay: “Ăn ốc, nói…có sách” của Phangxipan tại http://www.truongkieumauhue.org/forum/YaBB.pl?num=1191090390/0, có nói đến việc sử dụng ốc làm thuốc:

“Ca tử vong vì ăn ốc sên đã xảy ra, song quá hạn hữu. Đỗ Tất Lợi (Sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của giáo sư tiến sĩ Đỗ Tất Lợi (NXB Khoa Học & Kỹ Thuật, Hà Nội, 1981)-NV) lý giải: “Sở dĩ có trường hợp ngộ độc ốc sên chính là do ốc sên ăn cỏ cây nấm độc. Do đó, nếu chỉ ăn phần thịt của ốc sên, còn bỏ hết phần ruột gan, ống tiêu hóa của ốc sên đi thì không có hiện tượng ngộ độc do ăn ốc sên”. Cũng theo tài liệu vừa dẫn, từ năm 1961, nhân dân ở Hải Phòng và Kiến An (nay đã nhập vào thành phố Hải Phòng), Thái Bình, Hải Hưng bắt ốc sên về nấu ăn chữa hen suyễn. Một số cơ sở còn thu mua ốc sên.

Các cửa hàng dược phẩm một thời bán biệt dược BOS có tác dụng tăng cường đạm cho cơ thể. Nhiều người dùng song chưa rõ nguyên liệu chính của loại thuốc bổ này. Thật ra, tên sản phẩm đã chỉ thành phần cấu tạo chủ yếu: BOS = bổ ốc sên.

Một trong những nhân vật bào chế BOS là bác sĩ Trần Đình Xiêm cho tôi biết:

- Tháng 8-1959, mình tốt nghiệp Học viện Y học Bắc Kinh ở Trung Quốc, rồi về nước công tác tại Bệnh viện Tinh thần Hà Nội. Nhận thấy nước bạn dùng oa ngưu, tức ốc sên, tạo một số bài thuốc hay, mình bèn đề nghị Viện Kiểm nghiệm phân tích dung dịch ốc sên thủy phân xem sao. Kết quả thu được thật khả quan: 0,48% nitơ toàn phần, và 0,112% nitơ amin với những acid amin như leuxin, nor-leuxin, alanin, valin, acid aspatic, acid glutamic. Mình liền cùng bác sĩ Trần Kim Hiếu chọn loài ốc sên Helix pomatia phối hợp với đỗ tương (đậu nành), hoài sơn, natri bicarbonat, acid benzoic, mentol và đường kính, tạo nên thuốc BOS bồi dưỡng cơ thể. BOS có nhiều dạng chế phẩm: xirô, kẹo gôm, bột và viên. Thử nghiệm trên nhiều bệnh nhân suy dinh dưỡng, thấy họ tăng cân rất nhanh. Thế là từ năm 1968, biệt dược BOS được công nhận và đưa vào sản xuất để phục vụ cộng đồng.

Bác sĩ Xiêm thêm:

- Năm 1970, mình sang Berlin (Đức) tu nghiệp. Sau này, mình đến một số nước để dự hội nghị khoa học. Nhờ đó, mình hay rằng nhiều nơi chế biến ốc sên làm thức ăn đặc sản. Người dân miền Nam nước Pháp vừa ghét vừa yêu ốc sên: con vật này phá hoại cây nho, nhưng chúng lại là nguyên liệu hình thành lắm món ngon lành.

Sách Thế giới động vật do Hoàng Thiếu Sơn biên soạn (NXB Giáo Dục, Hà Nội, 1989) còn ghi: “Ở miền Nam nước Pháp, người ta nuốt ốc sên chữa bệnh đau ngực. Người ta cũng cho rằng ốc sên chữa được lao phổi, phù thũng”.”.

Đoạn trích rên cũng nói đến ốc sên làm thuốc oa ngưu nhưng không nói rõ ốc sên gì. Còn ốc sên Helix pomatia cũng là loài người Pháp thường ăn thì được sử dụng làm thuốc bổ chữa suy dinh dưỡng. Sách ghi: “…người ta nuốt ốc sên chữa bệnh đau ngực.”, mặc dù có thể suy đoán là ốc sên Helix pomatia, không nói ốc sên nào chỉ tổ gây hại.

Hiện nay, ở Việt Nam cũng đã có nhập từ Nhật kem bôi da chế biến từ ốc sên Helix (giá mỗi hộp 230k):

http://i1195.photobucket.com/albums/aa393/luudq/cahq_82937103244_230k.jpg

http://i1195.photobucket.com/albums/aa393/luudq/cahq_82933223889_230k.jpg

Nếu không thích sử dụng kem đó thì sử dụng trực tiếp ốc sên:

http://i1195.photobucket.com/albums/aa393/luudq/senbotrenmat-3188-02.jpg

Tài liệu tham khảo:
http://suckhoedoisong.vn/200811289415243p0c14/oc-senvi-thuoc-trong-y-hoc.htm
http://www.vast.ac.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=452%3Avin-nghien-cu-va-ng-dng-cong-ngh-nha-tran&catid=42%3Acac-vin-nghien-cu&Itemid=103&lang=vi
http://en.wikipedia.org/wiki/Achatina_fulica
http://www.issg.org/database/species/ecology.asp?si=64&fr=1&sts=sss
http://www.columbia.edu/itc/cerc/danoff-urg/invasion_bio/inv_spp_summ/Achatina_fulica.htm
http://www.hear.org/books/tgas1961/
http://en.wikipedia.org/wiki/Escargot
http://www.truongkieumauhue.org/forum/YaBB.pl?num=1191090390/0
http://www.thanhnien.com.vn/news/Pages/200953/20091229003345.aspx
http://bee.net.vn/channel/1981/200912/Oc-sen-khong-chua-duoc-benh-1733785/
http://suckhoedoisong.vn/20101109104346197p0c44/tai-hoa-tu-oc-sen.htm
http://dantri.com.vn/c132/s132-369138/trung-oc-sen-thanh-mon-an-hao-hang-o-phap.htm

luu
16-06-2011, 15:15
Tôi muốn tạo dữ liệu về các tem ốc Việt Nam, xin mọi người góp ý, chỉnh sửa, bổ sung để có dữ liệu chính xác, phong phú...

Các dữ liệu dưới hình têm được ghi theo trật tự:
- Mã tem, năm phát hành
- Tên tiếng Việt
- Tên tiếng Anh thông dụng
- Tên khoa học (có thể có nhiều tên đồng nghĩa)
- Họ (family)
- Kích thước (dài, ốc đã trưởng thành)
- Phân bố
- Địa chỉ tham khảo (xem hình ảnh, tra cứu…)

• Do tên ốc không ghi them tên khoa học, trường hợp tem “Ốc tiền”, Nautilus (tem ghi sai) không xác định rõ được chính xác loài nào, qua hình vẽ tạm xác định loài phổ biến ở Việt Nam.
• Phân bố ở các vùng biển cần xem xét lại
• Nhiều loài có hình dạng gần giống nhau, một loài có thể biến dạng về hình dáng, màu sắc…do đó rất khó xác định chính xác tên loài qua hình ảnh.

I. BỘ ỐC BIỂN_1970

http://i1195.photobucket.com/albums/aa393/luudq/Vietnam_Seashells_stamp/20311691_product.jpg
238-661_1970
Ốc Côn Lôn, Ốc gáo, ốc vàng
Indian volute, Volute melon
Melo Melo (Lightfoot, 1786)
VOLUTIDAE
125 - 365 mm
India & Sri Lanka, Nam biển Đông
http://www.gastropods.com/6/Shell_1106.shtml


http://i1195.photobucket.com/albums/aa393/luudq/Vietnam_Seashells_stamp/20325659_product.jpg
238-662_1970
Ốc xà cừ
Great Green Turban
Turbo (Lunatica) marmoratus (Linnaeus, 1758)
HALIOTIDAE
100 - 210 mm
E Africa - Fiji
http://www.gastropods.com/0/Shell_250.shtml
http://www.vncreatures.net/chitiet.php?ID=5834&loai=1&page=1

http://i1195.photobucket.com/albums/aa393/luudq/Vietnam_Seashells_stamp/20361673_product.jpg
238-663_1970
Ốc tiền (Không xác định rõ loài)
Tiger cowry
Cypraea tigris (Linnaeus, 1758)
CYPRAEIDAE (Cowries)
38 - 134 mm
E Africa – Hawaii
http://www.gastropods.com/6/Shell_96.shtml

http://i1195.photobucket.com/albums/aa393/luudq/Vietnam_Seashells_stamp/20381776_product.jpg
238-664_1970
Ốc tù và
Triton's Trumpet, Pacific Triton
Charonia tritonis (Linnaeus, 1758)
CYMATIDAE
95 - 490 mm
Indo-W Pacific; Galápagos
http://www.gastropods.com/4/Shell_394.shtml
http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=1&ID=5846

luu
16-06-2011, 15:21
II. ỐC BIỂN_1988

http://i1195.photobucket.com/albums/aa393/luudq/Vietnam_Seashells_stamp/13491348_product.jpg
558-1994_1988
Silver conch, Silver Lip, Freckled Conch
Strombus lentiginosus (Linnaeus, 1758)
Lentigo lentiginosus (Linnaeus, 1758) (Thông dụng)
STROMBIDAE
55 - 105 mm
Indo-W Pacific
http://www.gastropods.com/3/Shell_213.shtml

http://i1195.photobucket.com/albums/aa393/luudq/Vietnam_Seashells_stamp/13500471_product.jpg
558-1995_1988
(Chưa biết chính xác)
Soldier Cone
Conus miles (Linnaeus, 1758)
Rhizoconus miles (Linnaeus, 1758) (không thông dụng)
CONIDAE (Cone snails)
50 - 136 mm
Indo-W Pacific
http://www.gastropods.com/3/Shell_673.shtml

http://i1195.photobucket.com/albums/aa393/luudq/Vietnam_Seashells_stamp/13511080_product.jpg
558-1996_1988
Ốc mặt trăng
Cat's Eye; Tapestry Turban
Turbo petholatus (Linnaeus, 1758)
TURBINIDAE
30 - 100 mm
Indo-W Pacific
http://www.gastropods.com/1/Shell_251.shtml


http://i1195.photobucket.com/albums/aa393/luudq/Vietnam_Seashells_stamp/13515676_product.jpg
558-1997¬_1988
(Chưa biết chính xác)
Frog Shell, Bursa rana
Bufonaria rana (Linnaeus, 1758)
BURCIDAE
45 - 90 mm
Japan - E & W Australia
http://www.gastropods.com/2/Shell_4092.shtml

http://i1195.photobucket.com/albums/aa393/luudq/Vietnam_Seashells_stamp/13524473_product-1.jpg
558-1998_1988
(Chưa biết chính xác)
Pacific (Red) mouth; Gold mouth Olive
Oliva erythrostoma (Lamarck, 1811) (không thông dụng)
(Trên tem ghi Oliva erythros toma)
Oliva (Miniaceoliva) miniacea miniacea (Roding, 1789)
OLIVIDAE
45 - 100 mm
W Pacific; Andaman Sea
http://www.gastropods.com/7/Shell_177.shtml

http://i1195.photobucket.com/albums/aa393/luudq/Vietnam_Seashells_stamp/13535335_product.jpg
558-1999_1988
Ốc anh vũ
Nautilus
Nautilus thường được sử dụng gọi chung cho các loài thuộc họ Nautilidae
mà loài có kích thước lớn nhất (có thể đến 26,8cm) và thường thấy là Nautilus pompilius
NAUTILIDAE
160-268 mm
Indo-Pacific
http://www.marinespecies.org/aphia.php?p=taxdetails&id=204549
http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=1&ID=5855

http://i1195.photobucket.com/albums/aa393/luudq/Vietnam_Seashells_stamp/13551199_product.jpg
558-2000¬_1988
Ốc măng (đỏ)
Episcopal/Giant Mitre; Orange-spotted Sand Snail
Mitra Eriscopalis (Perry, 1811)
Mitra mitra (Linnaeus, 1758) (Thông dụng)
MITRIDAE
40 - 180 mm
Indo-W Pacific; Red Sea; Galápagos
http://www.gastropods.com/3/Shell_153.shtml

http://i1195.photobucket.com/albums/aa393/luudq/Vietnam_Seashells_stamp/13561773_product.jpg
558B-Bloc 66 _1988, 90x66
(chưa biết tên tiếng Việt)
Tessellate Tun
Tonna (Dolium complex) tessellata (Lamarck, 1816)
TONNIDAE
45 - 150 mm
S Africa - W Pacific
http://www.gastropods.com/0/Shell_240.shtml

luu
16-06-2011, 15:31
III-ỐC GAI BIỂN_2004

http://i1195.photobucket.com/albums/aa393/luudq/Vietnam_Seashells_stamp/18404365_product.jpg
918-3285_2004
Ốc xương nhiều gai
Venus Comb (Murex); Thorny (Spiny) Woodcock
Murex pecten pecten (Lightfoot, J., 1786)
MURICIDAE
75 - 190 mm
Madagascar - SE Asia - N Australia - Solomons
http://www.gastropods.com/8/Shell_158.shtml


http://i1195.photobucket.com/albums/aa393/luudq/Vietnam_Seashells_stamp/18420537_product.jpg
918-3286_2004
Ốc gáo
Murex haustellum; Snipe's Bill; Woodcock Murex
Murex erythrostoma (Swainson, 1840) (không thông dụng)
Haustellum haustellum (Linnaeus, 1758) (thông dụng)
MURICIDAE
65 - 185 mm
Indo-W Pacific; Red Sea
http://www.gastropods.com/3/Shell_1053.shtml

http://i1195.photobucket.com/albums/aa393/luudq/Vietnam_Seashells_stamp/18431314_product.jpg
918-3287_2004
Ốc gai ramô
Ramose; Ram's Murex
Chicoreus ramosus (Linnaeus, 1758)
MURICIDAE
45 - 327 mm
Indo-W Pacific; Red Sea
http://www.gastropods.com/6/Shell_826.shtml[/CENTER]

Ng.H.Thanh
22-06-2011, 17:50
Góp vui cùng chủ topic này 50 con ốc, chủ topic có thể nói thêm cho các bạn biết về tên tuổi ... của những chú ốc này nhé? Xin cám ơn :)

136286

luu
23-06-2011, 12:50
Trên tem đã có tên ốc, nên có thể tra cứu được, nhưng đây là tem Mexico, tôi không biết nhiều. Tôi chủ yếu sưu tập ốc ở Việt Nam. Và ốc rất đa dạng, chỉ riêng họ Conidae-được nhiều người thích sưu tập, nghiên cứu, có từ 600 đến 700 loài, mênh mông quá, tôi chưa có đến 100 loài. Cũng như sưu tập tem chuyên đề, có người chỉ sưu tập các loài ốc này (được một bộ kha khá là cả một vấn đề)

Tôi nhận thấy Việt Nam có nguồn tài nguyên phong phú và có giá trị kinh tế cao là sò ốc, nhưng ngoài các loài đang được nuôi công nghiệp để làm thực phẩm, nhiều loài ốc khác chưa được nghiên cứu nhiều để bảo tồn, nuôi trồng và khai thác. Việt Nam cũng có các loài ốc đặc hữu quý hiếm. Tài nguyên thiên nhiên trong đó có ốc đang cạn kiệt và không được bảo vệ, khai tác hợp lý.

Kêu gọi bảo vệ môi trường thiên nhiên mà "Sách đỏ Việt Nam" không phổ biến rộng rãi, nhất là trên mạng để mọi người biết thì làm sao người dân nhận biết được phải bảo vệ cái gì. Tài liệu về ốc ở Việt Nam rất hiếm và đắt (Seashells of Vietnam). Tem về ốc cũng ít.

Tên các loài ốc, có thể có nhiều tên theo địa phương, nhưng hiện nay được gọi vô tội vạ, trong đó có các nhà báo, làm cho tiếng Việt thêm rối mù. Loài có một mảnh vỏ là "vú nàng" gọi là "ốc vú nàng", loài hai mảnh vỏ "tu hài" gọi là "ốc vòi voi"... Ốc sên là ốc gì, nếu tra cứu từ điển thì càng thêm rối (Không biết các tập sách động vật chí Việt Nam mới xuất bản đã có về ốc?). Hỡi ôi, tiếng Việt đang bị người ta quậy đục tơi bời.

Món ốc, là món khoái khẩu của nhiều người, hàng ngày chúng ta ăn nó thì cũng nên tìm hiểu về nó, thận trọng trong sử dụng làm thuốc, cân nhắc nên ăn hay không theo cách viết cẩu thả của các nhà báo như: "Ông x nói rằng ăn ốc chà và (ốc tù và) là cực kỳ sung sức..."(mượn lời người khác), viết mờ mờ, ảo ảo để gợi tò mò cho người đọc đồng nghĩa với việc cổ động cho mọi người ăn thịt động vật quý hiếm, thể hiện sự vô trách nhiệm của nhà báo.

Qua tem, ta có thể biết chút ít về những vấn đề nêu trên, nghĩ không phí công.

HOALAN
23-06-2011, 16:18
những bài viết quá tuyệt - vừa đọc mà cứ thèm và cứ nghỉ tới các món ốc vỉa hè ...

Angkor
11-09-2011, 14:39
Angkor xin giới thiệu về hai vỏ ốc hóa thạch vừa mới được trưng bày của một nhà sưu tập tư nhân tại Cambodia.

http://i39.photobucket.com/albums/e151/nguyen77/9fb96418.jpg

http://i39.photobucket.com/albums/e151/nguyen77/c50a0ff4.jpg

luu
12-09-2011, 15:16
Ở Việt Nam, trong các hội thi đá cảnh, cũng có trưng bày ốc hóa thạch, nhưng chưa thấy cái nào hoàn chỉnh như hình ảnh của Angkor.

Ở Festival sinh vật cảnh Qui Nhơn-Bình Định, tháng 8/2008:

http://i1195.photobucket.com/albums/aa393/luudq/IMG_5160.jpg


http://i1195.photobucket.com/albums/aa393/luudq/IMG_5161.jpg

Hình thứ hai này dường như là đá in hình ốc hóa thạch hơn là ốc hóa thạch.

http://i1195.photobucket.com/albums/aa393/luudq/fossil-11.jpg
(http://www.nettigritty.com/email.php?gclid=CIT9hZqll6sCFcdS4godciMLYw)

luu
12-09-2011, 15:29
Ở Campuchia, người ta có một cách ăn hến rất độc đáo! Angkor hãy giới thiệu về món đó đi!

Angkor
12-09-2011, 15:56
Nhìn ảnh mới thấy được kỳ công của thiên nhiên!
Không biết tên của loài ốc hóa thạch này là gì! Và bao nhiêu tuổi nửa?

Nhân đây là bộ tem vỏ ốc của Kampuchea, được phát hành vào năm 1988. Chắc là anh LUU đã có bộ tem này rồi.

http://i39.photobucket.com/albums/e151/nguyen77/0f6ebb9d.jpg

luu
12-09-2011, 16:33
Cám ơn Angkor,

Bộ này tôi đã có. Đang truy tìm những con ốc thật tại Campuchia, nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu.

Angkor
12-09-2011, 16:40
Vừa mới post xong lại thấy câu hỏi của anh.

http://i39.photobucket.com/albums/e151/nguyen77/b707668e.jpg

Vấn đề này nói ở đây chắc bị cho ăn... warn! Nhưng anh LUU hỏi thì Châu xin đáp vậy.

Tiếng Việt gọi là: hến, còn theo tiếng Khmer gọi là: lía. Được dân bản địa Khmer thu bắt theo mùa hàng năm theo các đầm, hồ thiên nhiên. Bản thân Châu cũng chỉ mới biết ăn cách đây vài năm!

Hến vừa thu bắt về được đem rửa sạch, bỏ vào một cái túi lưới trầm vào nồi nước đung ấm rồi lấy ra liền tay, sao đó được gia vị gồm có: muối, ớt, tỏi, bột ngọt. Chúng được trộn đều và trãi mõng ra phơi nắng. Hến sẽ chín bằng sức nống mặt trời. Nếu là mùa mưa thì coi như bỏ của!

Như hình ảnh ở trên.

Người dân Khmer dùng răng cắn rất ...điêu luyện; hến rất ngọt thịt cộng với vị mặn, cai cai cũng rất ngon. Nếu là dân...nhậu thì tuyệt rồi.

Nhìn chung thì chẳng có gì đặt biệt, tuy nhiên đây cũng chính là một trong những tập quán của dân Khmer. Những gia đình nào kiếm sống bằng nghề bán hến hay lía này, hầu hết đều có cuộc sống khá vất vã, một thế giới riêng cho họ mà người khác ít khi bén mảng tới!

Angkor
12-09-2011, 17:07
Hình thứ hai này dường như là đá in hình ốc hóa thạch hơn là ốc hóa thạch.

http://i1195.photobucket.com/albums/aa393/luudq/fossil-11.jpg

============

Châu cũng nghĩ như vậy, có thể hình dung rằng mảng ốc này dính vào một lớp...bùn từ phía sau! Rồi từ từ nó kết dính, một sự khếch tán ngàn năm hihi!

Xứ Cam có rất nhiều loại ốc, đặt biệt nhất là các loài ốc biển trong rạn san hô.
Châu từng sống ở Campongson hay Sihanoukville trước đây nên có dịp ăn qua một số loại ốc này.

Dân Cam cũng rất rành trong khâu phục vụ cho khác du lịch những món đồ biển rất thú vị.

http://i39.photobucket.com/albums/e151/nguyen77/45bad3ee.jpg

Thứ này thì có thể nói là nhiều tại biển Kep, thuộc tỉnh Kampot của Cambodia.

http://i39.photobucket.com/albums/e151/nguyen77/903ab791.jpg

Món này thì khỏi bàn rồi!

Angkor
15-09-2011, 11:06
Hôm qua có đi công việc sẳn diệp ghé vào phố bán đồ sưu tập một tí.
Lạo dạo một hồi tìm thấy một shop này cũng hay.
Đó là một số ốc hóa thạch góp cho anh Luu:

http://i39.photobucket.com/albums/e151/nguyen77/116a176b.jpg

- mặt trước của ốc hóa thạch

http://i39.photobucket.com/albums/e151/nguyen77/6834e657.jpg

-mặt sau của ốc hóa thạch.

Đây là một mẫu ốc hóa thạch khá hoàn chỉnh, được con buôn kể là họ lấy về từ các thợ đập đá tận Sihanoukville.

Trong những năm gần đây, nhu cầu về vật tư xây dựng là một thiếu thốn cho thị trường đang phát triển. Xứ Cam phải nhập vào từ nước ngoài hơn 80% các loại vật tư xây đựng. Các ngọn đồi đá thiên nhiên đã bị khai thác cho nhu cần đá ốp lát và đá tẻ.

Họ kể rằng khi các thợ đập đá, trong các tản đá này có một số chứa các hòn đá cụi to nhỏ khác nhau, hình thù khác nhau...Một số người tò mò xem kỷ, thì thấy nó có dạng như những vỏ ốc như hình ốc hóa thạch ở trên đã được đập ra từ một số đá còn kết dính bên ngoài.

Theo như lời kể thì các ngọn đồi đang trong quá trình khai thác đá này cách xa biển đến hàng trăm cây số! Ban đầu nghĩ thì quá phi lý! Nhưng đối với các ốc hóa thịch thì niên đại của nó cũng rất xa xưa! Biết đâu vào thời kỳ đó, địa hình của sứ Cam là biển cả gần đấy cũng nên...

Định mua, nhưng giá cao quá, đành xin chụp một vài hình ảnh đưa lên cho mọi người cùng xem vậy.

Và đây là một ốc hóa thạch khác, mẫu này đã được bổ làm đôi bởi vì nó qua tay của con buôn nên được đánh bóng sạch sẽ.

http://i39.photobucket.com/albums/e151/nguyen77/369ec61d.jpg

-bổ đôi của mặt ngoài,

http://i39.photobucket.com/albums/e151/nguyen77/ee705651.jpg

-bổ đôi của mặt trong.

Nhìn mà tự như ngững viên ngọc sáng lắp lánh. Người bán có tới 6 cặp bổ đôi như vậy và hình ảnh kết tinh của mặt trong là hoàng toàn giống nhau. Ngoài ra còn cả bọc ốc hóa thạch thô, chưa qua gọt đẻo.

luu
29-09-2011, 12:25
Họ Cypraeidae hoặc Cowries là họ lớn với hơn 200 loài,bộ sưu tập họ này đa dạng về hình dáng và màu sắc. Chúng có kích thước khác nhau, từ vài milimet (Naria irrorata Gray, 1828) cho đến 190 mm (Macrocypraea Cervus Linne, 1771). Ốc có vỏ bóng láng, không cần phải đánh bóng, do được bao bọc bởi lớp thịt thường gọi là trình bao. Do lớp bao bọc này, có thể không nhận diện được màu sắc cụ thể của các loài ốc này.
http://i1195.photobucket.com/albums/aa393/luudq/Cypraea20tigris.jpg

Hình trên là hình ảnh sống của loài ốc Cypraea tigris thường nhìn thấy ở Việt Nam:

http://i1195.photobucket.com/albums/aa393/luudq/Vietnam_Seashells_stamp/20361673_product.jpg

Các Cowries phân bố vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, chúng ở vùng nước nông cho đến tương đối sâu. Chúng thường ăn vào ban đêm. Nhiều loài rất có giá trị. Họ ốc này có nhiều ở nước ta, nhất là vùng biển Miền Trung, Phú Quốc. Giá trị ở vỏ ốc, thịt ít được sử dụng làm thực phẩm. Do vỏ ốc bóng láng, nhiều màu sắc đẹp nên thường được dùng để trang trí, làm móc hóa...Vỏ ốc có bán nhiều ở các cửa hàng ở Nha Trang.

http://i1195.photobucket.com/albums/aa393/luudq/cyprae11.jpg

Chúng thật sự là những viên ngọc của đại dương.

http://i1195.photobucket.com/albums/aa393/luudq/19286_cypraea-depressa.jpg

http://i1195.photobucket.com/albums/aa393/luudq/19285_cypraea-cribraria.jpg

http://i1195.photobucket.com/albums/aa393/luudq/19284_cypraea-carneola.jpg

http://i1195.photobucket.com/albums/aa393/luudq/cypraea-talpa-cypraea-tigris-en-cypraea-moneta.jpg

http://i1195.photobucket.com/albums/aa393/luudq/cypraea-talpa.jpg

http://i1195.photobucket.com/albums/aa393/luudq/Cypraea-Staphylea.jpg

http://i1195.photobucket.com/albums/aa393/luudq/Cypraea-pantherina.jpg

http://i1195.photobucket.com/albums/aa393/luudq/cypraea-exusta.jpg

http://i1195.photobucket.com/albums/aa393/luudq/cypraea-erythraeensis.jpg

http://i1195.photobucket.com/albums/aa393/luudq/cypraea-cribraria.jpg

http://i1195.photobucket.com/albums/aa393/luudq/Cypraea-carneola.jpg

http://i1195.photobucket.com/albums/aa393/luudq/Cypraea-caputserpentis.jpg

http://i1195.photobucket.com/albums/aa393/luudq/Cypraea-aurantium-stamp_imagelarge.jpg

http://i1195.photobucket.com/albums/aa393/luudq/Cypraeazebra.jpg

http://i1195.photobucket.com/albums/aa393/luudq/Cypraeamappaviridis.jpg

http://i1195.photobucket.com/albums/aa393/luudq/Cypraeaaurantium.jpg

http://i1195.photobucket.com/albums/aa393/luudq/Cypraeaargus.jpg

http://i1195.photobucket.com/albums/aa393/luudq/31364_cypraea-stercoraria.jpg

http://i1195.photobucket.com/albums/aa393/luudq/29810_cypraea-talpa.gif

http://i1195.photobucket.com/albums/aa393/luudq/29809_cypraea-moneta.gif

http://i1195.photobucket.com/albums/aa393/luudq/29808_cypraea-isabella.gif

http://i1195.photobucket.com/albums/aa393/luudq/29807_cypraea-helvola.gif

http://i1195.photobucket.com/albums/aa393/luudq/29805_cypraea-erosa.gif

http://i1195.photobucket.com/albums/aa393/luudq/29803_cypraea-caurica.gif

http://i1195.photobucket.com/albums/aa393/luudq/29802_cypraea-asellus.gif

http://i1195.photobucket.com/albums/aa393/luudq/29638_cypraea-zebra.jpg

http://i1195.photobucket.com/albums/aa393/luudq/19305_cypraea-turdus.jpg

http://i1195.photobucket.com/albums/aa393/luudq/19304_cypraea-tigris.jpg

http://i1195.photobucket.com/albums/aa393/luudq/19303_cypraea-talpa.jpg

http://i1195.photobucket.com/albums/aa393/luudq/19302_cypraea-stolida.jpg

http://i1195.photobucket.com/albums/aa393/luudq/19301_cypraea-stercoraria.jpg

http://i1195.photobucket.com/albums/aa393/luudq/19300_cypraea-scurra.jpg

http://i1195.photobucket.com/albums/aa393/luudq/19299_cypraea-pulchra.jpg

http://i1195.photobucket.com/albums/aa393/luudq/19298_cypraea-nebrites.jpg

http://i1195.photobucket.com/albums/aa393/luudq/19297_cypraea-moneta.jpg

http://i1195.photobucket.com/albums/aa393/luudq/19296_cypraea-mauritiana.jpg

http://i1195.photobucket.com/albums/aa393/luudq/19295_cypraea-mappa.jpg

http://i1195.photobucket.com/albums/aa393/luudq/19294_cypraea-macandrewi.jpg

http://i1195.photobucket.com/albums/aa393/luudq/19293_cypraea-lurida.jpg

http://i1195.photobucket.com/albums/aa393/luudq/19292_cypraea-isabella.jpg

http://i1195.photobucket.com/albums/aa393/luudq/19291_cypraea-histrio.jpg

http://i1195.photobucket.com/albums/aa393/luudq/19290_cypraea-gracilis.jpg

http://i1195.photobucket.com/albums/aa393/luudq/19289_cypraea-exusta.jpg

http://i1195.photobucket.com/albums/aa393/luudq/19288_cypraea-erythraeensis.jpg

http://i1195.photobucket.com/albums/aa393/luudq/19287_cypraea-eglantina.jpg

http://i1195.photobucket.com/albums/aa393/luudq/19283_cypraea-caputserpentis.jpg

http://i1195.photobucket.com/albums/aa393/luudq/19282_cypraea-camelopardalis.jpg

http://i1195.photobucket.com/albums/aa393/luudq/19281_cypraea-asellus.jpg

http://i1195.photobucket.com/albums/aa393/luudq/19280_cypraea-argus.jpg

http://i1195.photobucket.com/albums/aa393/luudq/19279_cypraea-alisonae.jpg

http://i1195.photobucket.com/albums/aa393/luudq/29806_cypraea-globulus.gif

http://i1195.photobucket.com/albums/aa393/luudq/29804_cypraea-childreni.gif

http://i1195.photobucket.com/albums/aa393/luudq/395-GilbertIslands1975sc244aSeashellss-280k.jpg

Ở tiêu đề, tôi ghi lộn "Họ CYPREAIDAE", xin sửa cho đúng là "Họ CYPRAEIDAE"

Angkor
29-12-2011, 14:58
Tuần rồi, Angkor nhận được cú điện thoại của một nhà bán đồ cổ của bản xứ; nói là ông ta vừa mua về từ Kampongsom một số ốc hóa thạch nên có chạy xe đến để xem. Xem xong, cầm lòng không đậu nên ...mua luôn! Dỉ nhiên là trãi qua một cuộc trả giá khá lâu hihi.

Mời mọi người xem hai ốc hóa thạch với trọng lượng hơn 700 gram
* Ốc hóa thạch thô lấy ra từ tản đá ( xem hai mặt)

http://i39.photobucket.com/albums/e151/nguyen77/775a5f48.jpg
http://i39.photobucket.com/albums/e151/nguyen77/b8d331bd.jpg

* Ốc hóa thạch đã được Angkor bô-lia ( xem hai mặt)

http://i39.photobucket.com/albums/e151/nguyen77/79baaf9c.jpg
http://i39.photobucket.com/albums/e151/nguyen77/669b073f.jpg

Còn một ốc hóa thạch trọng lượng gần 10 kg ở dạng thô, là vật trưng bày của chủ. Chẳng biết đây là những loài ốc gì nữa?

luu
31-01-2012, 18:25
Bạn "bô-lia" làm ốc bóng láng, màu sắc đẹp, nhưng bạn có thể đã làm giảm giá trị của nó rùi.
Bận việc quá, chưa viết được tiếp được.

Angkor
17-10-2012, 10:18
Dường như anh Luu là thành viên duy nhất trong forum này sưu tập về tem ốc.
Mong anh sớm trở lại và giới thiệu cho chủ đề này thêm phong phú.
Giới thiệu với các bác, mẫu hóa thạch này đã vào tay của Angkor cách đây khá lâu:

http://i39.photobucket.com/albums/e151/nguyen77/05140407.jpg

http://i39.photobucket.com/albums/e151/nguyen77/7c423ca3.jpg

http://i39.photobucket.com/albums/e151/nguyen77/049b52be.jpg

Trọng lượng gần 10kg

Angkor
05-12-2012, 11:25
Đã lỡ gửi những ảnh ốc hoá thạch vào đây rồi, vui lòng cho Angkor gửi thêm món cây hóa thạch vào đây vậy;

http://i39.photobucket.com/albums/e151/nguyen77/A10_zps4e07082c.jpg

http://i39.photobucket.com/albums/e151/nguyen77/A9_zps912627d3.jpg

Nếu thấy không hợp thì các anh hãy xóa.

Angkor
07-10-2013, 16:24
Những con ốc hóa thạch khổng lồ!!!

189504

189505

189506

Angkor
23-01-2015, 22:25
Ốc hóa thạch sẻ đôi

197637

197638

197639