PDA

View Full Version : Danh mục Tem VNCH 1951 - 1975


laklih
05-05-2011, 22:38
Em tình cờ tìm thấy ở trên mạng một danh mục tem VNCH từ 1951 - 1975, có cả thời gian phát hành, FDC và một số chi tiết về các bộ tem. Mời các chú bác, anh chị cùng tham khảo.


http://www.benxua.com/AspNetForums/ShowPost.aspx?PostID=524563

P/S : Em chưa biết rõ nội dung trang web này, nếu nội dung trang này có dính dáng đến chính trị, xin BCN xoá giùm em. Cảm ơn các anh chị đã xem.

Pink Kole
06-05-2011, 09:11
Danh muc nay kha day du ve dong tem VNCH . Va con them nhung FDC dep nua.
Cam on ban da cho moi nguoi thuong thuc.

The smaller dragon
06-05-2011, 10:28
Tôi đã biết danh mục này lâu lắm rồi.

Nói một cách vắn tắt, đây là danh mục tài tử của một cá nhân, với rât nhiều sai sót và thiếu vắng thông tin. Danh mục này chỉ có thể sử dụng như một sự chia sẻ giữa các bạn trẻ mới buớc vào nghề chơi mà thôi.

The smaller dragon,
California

Tien
06-05-2011, 11:25
Không biết "Benxua" này là của ai? Đa số các bộ tem là lấy của Tiến!

131821

131822

131823

The smaller dragon
06-05-2011, 13:41
Tôi ghi ra đây một vài nhận xét về “Danh mục tem VNCH 1951-1975”:

1. Tíếng Việt, tiếng Anh, tiếng Pháp lẫn lộn và sai:
a. Thống Nhất Quốc Gia là đề tài của bộ tem, chú thích TNQG là Independent State, hay Cộng Hoà Việt Nam là Bamboo chẳng có nghĩa lý gì...
b. Tên nhà in bên Anh mà ghi tiếng Anh lẫn tiếng Pháp: Thomas de la Rue Londres
c. Ghi «Trung Sister»? HAI Bà cơ mà?!

2. Trình bầy không nhất quán:
a. Các chi tiết gồm tên bộ tem, ngày phát hành, tên nhà in, tên hoạ sĩ, tên tiêng Viêt, tên tiêng Anh, tên tiêng Pháp... được trình bầy rât tùy tiện nơi có nơi không trong các bộ tem.
b, Không phân biệt được tên bộ tem và mẫu tem: Liên Hiệp Viễn Thông Quốc Tế (Globe and Lightning Bolt), Liên Hiệp Bưu Chính Quốc Tế (Coastal Scene and UPU Emblem)...
c. Mơ hồ: Ghi “Nhà in tem thơ, đại lộ Brune Paris” tỏ ra người soạn danh mục không có thông tin cần thiết. Mà sao người soạn mắc lỗi này? Trả lời: vì bác Tụng đã dịch một danh từ riêng thành danh từ chung nên tên nhà in trở nên mơ hồ, thì người sao chép sách bác Tụng cũng chỉ biết chép lại y như thế! Thực ra, tên nhà in là Atelier de Fabrication des Timbres-Post, Paris sau đổi thành Impremerie des Timbres-Post. Paris. Nhưng bác Tụng lại dịch danh từ riêng này thành danh từ chung không viết hoa: «Nhà in tem thơ, đại lộ Brune Paris,» tức là thêm được chi tiết nhà in tọa lạc ở đường Brune, nhưng dịch thế là sai lạc!
d. Giải thích bằng cách diễn tả mẫu tem. Ðiều này thì nhìn thấy tem, ai cũng biết cả rồi. Một việc thừa thãi. Thực ra, lỗi này bắt đầu từ sách Bưu Hoa Việt Nam 1951- 1971, người soạn danh mục cứ chép theo nên sai theo.
e. Nhiều chỗ tác giả bí tắc thì cho luôn cái hình mặt đeo kính đen vào!

3. Thiếu ý thức tôn trọng dân tộc:
Bảo Long mặc quốc phục Việt Nam lại dịch sang tiếng Anh là “Annamite Costume.” Danh từ Annam chỉ miền Trung thời Pháp thuộc thì ai cũng hiểu. Nhưng danh từ Annam chỉ người Việt hay cái gì thuộc về Việt là một danh từ bọn Pháp gọi người Việt một cách khinh bỉ, lấy nghĩa nguyên thuỷ từ bọn Tàu gọi xách mé chúng ta là An Nam, tức xứ (Nam) đã được bình định (An). Mình là người Việt, sao lại sử dụng danh từ miệt thị này? Phải là « Vietnamese costume » chứ?!

4. Chép sách của bác Nguyễn Bảo Tụng:
a. Lấy lõm bõm, không biết chi tiết nào quan trọng, chi tiết nào kém quan trọng nên lấy bừa thôi. Như trong đoạn “Ðề tài Khóm Trúc trích trong bức tranh “Viêm Uy Kinh Tiết” nhưng sách bác Tụng nói rõ là tranh của họa sĩ Ngô Công Hồ người Trung Hoa. Chi tiết mẫu tem do một họa sĩ ngoại quốc vẽ quan trọng hơn là một cái tên chữ Hán “Viêm Uy Kinh Tiết » mà tôi dám chắc là rât nhiều người trong chúng ta không hiểu nghĩa là gì?!
b. Rất nhiều nơi lấy nguyên văn từng đoạn từng chữ trong sách của bác Tụng mà không ghi xuất xứ. Cách trình bầy/viết này gọi là “đạo văn!” Thí dụ như phần giải thích mẫu tem Công Tác Huynh Ðệ (7.11.1956) lấy nguyên văn trong sách cũa bác Tụng trang 101. Hay phần giải thích bộ tem Hội Nghị Kế Hoạch Colombo (21.10.1957) lấy nguyên văn trong sách bác Tụng trang 105. Hay phần giải thích bộ tem Khu Trù Mật (7.7.1960) lấy nguyên văn trong sách bác Tụng trang 127. Và rât nhiều nơi khác nữa cũng thế.

5. Phần giới thiệu FDC (First Day Covers) và FDC (First Day Cards) rất tùy tiện, mà phần FDS (First Day Sheets) lại không có cái nào, rõ ra là lấy từ bộ sưu tập của một cá nhân mà không có tính khái quát.

6. Phần sau chỉ toàn bộ tem, ngày phát hành, và FDC. Ngoài ra không có thêm thông tin nào nữa.

7. Bộ Ngày Quân Lực thì tem luôn luôn kèm tab với hai hàng chữ và số (Ngày Quân Lực 19.6.1971) sao lại cắt bỏ cái tab quan trọng này, vốn là một phần bất khả phân của mẫu tem?

Thực ra, việc có người chịu khó và mất nhiều thì giờ đưa danh mục của một dòng tem lên mạng để mọi ngưoi chiêm ngưỡng, và Tiến cho mượn bộ tem của mình, cũng đều là những người muốn chia sẻ thông tin và hình ảnh hay đẹp cho công chúng thưởng ngoạn, điều đáng hoan nghênh.

Nhưng nhân BCN Viet Stamp đang sửa soạn Danh Mục Tem VNCH Online, tôi muốn nhân cơ hội này chia sẻ sự nghiêm chỉnh cần có của một dự án khi xướng xuất là một tập thể có uy tín và danh dự nghể nghiệp như Diễn Ðàn Viet Stamp.

Mong ý kiến của mọi ngưoi.

Poetry
06-05-2011, 14:00
Cảm ơn chú TSD đã chỉ ra những sat sót khi nói về dòng tem VNCH mà không phải ai cũng biết được.

Hiện nay Viet Stamp đang xây dựng danh mục tem VNCH trực tuyến cũng tham khảo theo 2 quyển sách sau:

- Bưu hoa VN 1951-1971 của Nguyễn Bảo Tụng, xuất bản năm 1971.

- Mục lục Tem thư VN 1951-1973 xuất bản năm 1974, không rõ tác giả.

Trong sách bác Tụng, có những thông tin như "Nhà in tem thơ, đại lộ Brune Paris" nghe thấy là lạ, nay được chú TSD hiệu đính cháu mới biết tên chính thức của nhà in này.

Trong quá trình xây dựng danh mục nêu trên, rất mong chú TSD sẽ tận tình giúp đỡ Viet Stamp, hiệu đính những sai sót trong danh mục.

Nhân đây, cháu xin hỏi chú TSD: sau này bác Tụng có xuất bản lại quyển danh mục tem VNCH nào đầy đủ và hoàn chỉnh hơn quyển 1971 không ạ?

The smaller dragon
06-05-2011, 22:10
Trước khi mất, bác Tụng có cho chú biêt là đã viết xong quyển sách về tem VNCH 1951-1975 và người con rể sẽ in giúp tại Hong Kong hay Trung Quốc. Những rât lâu sau đó, chú không thấy sách được in, rồi bât ngờ bác Tụng ra đi.

Sau khi bác Tụng mất, chú không hề liên lạc với gia đình bác Tụng, nên không biết gì về số phận các tài liệu hay bộ sưu tập tem và tiền VNCH và Tòa Thánh Roma của bác Tụng. Chú chỉ ngạc nhiên là Jacklong ở Sài Gòn mới đây rao bán trên eBay một số phong bì bác Tụng làm.

phutrandien
04-12-2012, 20:21
Atelier de Fabrication des Timbres-Poste, Paris
Bác Tiến có chỉnh chỗ sai này nhưng ghi Atelier de Fabrication des Timbres-Post, Paris ( Thiếu chữ e trong chữ Poste ))
Công ty này không rõ thành lập năm nào, nhưng theo mình biết đến năm 1964 công ty này vẫn lấy tên là Atelier de Fabrication des Timbres-Poste, Paris
Từ năm 1965 đến năm 1991 : Đổi tên là IMPRIMERIE DES TIMBRES-POSTE - PARIS.
Đến năm 1991 thì đổi tên khác nhưng mình chưa có thông tin chính xác.
Thông tin này mình lấy từ trang web của công ty tem của Pháp, nhưng ghi bằng tiếng Pháp, nên mình chưa biết chính xác hết thông tin về Công ty này, dùng Google dịch nhưng cũng không chính xác lắm, nên chỉ lấy được vài thông tin như trên thôi.

phutrandien
04-12-2012, 20:27
Chào bác Tiến và các bạn sưu tầm tem, hiện nay mình cũng đoạn soạn danh mục tem VNCH, lấy thông tin trên Vietstmaps và TemViet, và một số trang mạng khác, nhưng mấy trang mạng khác toàn copy của nhau không à.
Có trang chép nguyên văn chỗ sai của trang khác nhưng cũng không sửa lại.
Anh chị em, cô bác nào cần tham khảo thêm thì cho mình địa chỉ email để mình gửi danh mục gốc bằng Excel để xem và đóng góp ý kiến để mình hoàn thiện thêm.

phutrandien
06-12-2012, 08:46
Công ty này không rõ thành lập năm nào, nhưng theo mình biết đến năm 1964 công ty này vẫn lấy tên là Atelier de Fabrication des Timbres-Poste, Paris
Từ năm 1965 đến năm 1970 : IMPRIMERIE DES TIMBRES-POSTE - PARIS.
Từ năm 1970 đến năm 1990 :
IMPRIMERIE DES TIMBRES-POSTE - FRANCE
Từ năm 1992 thì đổi tên thành :
IMPRIMERIE DES TIMBRES-POSTE ET DES VALEURS FIDUCIAIRES FRANCE