PDA

View Full Version : Câu chuyện về con tem cô Ba Trà


tugiaban
23-05-2011, 14:56
Hoa khôi Sài Gòn: Sống làm vợ khắp người ta (kỳ 3)

"Sống làm vợ khắp người ta; hại thay thác xuống làm ma không chồng...”, thầy tướng Vị Kính Trang, một trong số những người đoán mệnh số nổi tiếng của đất Sài Gòn xưa, đã nói về cuộc đời hồng nhan của cô Ba Trà.

Kỳ 3: Sống làm vợ khắp người ta…


Phần lớn các công tử, giới ăn chơi tới “tổ quỷ” của Yvette Trà, dù không được gần cô, vẫn khoe rằng "đã ngủ với Huê khôi Nam kỳ", để tỏ ra mình là kẻ ăn chơi sành điệu.

Vào đời ở tuổi 14

Ở tuổi 14, cô Ba Tra đẹp như một đóa hàm tiếu, đã bị má ruột vội vã đem gả cho một quan ba người Pháp tuổi trên 30. Tuy nhiên, cuộc hôn nhân đầu đời ép uổng đã sớm tàn nhanh khi anh quan ba mãn hạn về Pháp ngay năm sau, không đoái hoài gì đến Trà nữa. Vậy là ở tuổi 15, Trà trải qua "một đời chồng".


http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2011/05/23/09/20110523090517_CDV-23.5-Tra.jpg

Con tem có in hình người đẹp Nam Bộ mà một số nhà sưu tập cho là hình của hoa hậu Sài Gòn xưa: cô Ba Trà hoặc cô Ba xà bông


Trở về ở lại với má, Trà tiếp tục bán hàng rong trên chuyến xe lửa Sài Gòn đi Phan Thiết và sau đó gặp Toàn - con trai tỷ phú đất Phan Rang. Lúc đó, Toàn tình cờ gặp Trà đang bươn bả ngoài phố đã ngẩn ngơ trước sắc đẹp của cô hoa khôi tương lai nên nhiều lần viết thơ tỏ tình nhờ người đưa tới. Và rồi, vì quá si mê Trà nên chỉ trong vòng đôi tuần sau cuộc gặp lần đầu, Toàn đã cùng ba má đem lễ vào Sài Gòn làm đám cưới và thế là Trà lại sang ngang một lần nữa ở tuổi trăng rằm. Nhưng cũng chỉ được 2 năm, Toàn bắt đầu bồ bịch lăng nhăng, Trà đã bỏ đi vì can chồng không được.

Chua xót vì cuộc tình tan vỡ với Toàn, Trà đã kết thân với bác sĩ Trần Ngọc Án và trở thành phu nhân của ông khi bước sang tuổi 18. Song, vì sai lầm giao cô hoa khôi vào cửa ăn chơi của dì Tư Ăng-lê, mà vị bác sĩ này mất vợ.

Sau ngày chia tay với Án, Trà sống tự do phóng khoáng, không ràng buộc dưới một mái ấm nào cả; trở thành người sành điệu, giao du rộng rãi với giới phong lưu ở Sài Gòn, những tay ăn chơi vượt rào từ Lục tỉnh…; và ngày càng lấn sâu vào chiếu đỏ - đen. Yvette Trà cũng bổ sung thêm vào bộ sưu tập ông chồng thứ 4 là một nhà triệu phú trẻ tuổi làm "trung gian thương mãi" ở Chợ Lớn…

Chủ “tổ quỷ” hành lạc nhứt dạ đế vương

Trong lịch sử ăn chơi Đông Tây kim cổ nước ta, chưa có người nào có thể so sánh với cuộc đời cô Ba Trà. Trong khi sở phí Đông Pháp lữ quán càng cao, nợ nần càng nhiều, cô Ba Trà muốn giải nghệ thì chính là lúc các công tử Ba Qui, cậu Tư Phước George mê cô và một nhà triệu phú trẻ tuổi khác làm "trung gian thương mãi" họ Lương đã bỏ tiền ra để cô trả nợ, rồi thuê riêng một căn phố lầu sang trọng định xây tổ uyên ương, ăn đời ở kiếp với cô - được đặt tên Nguyệt Tiên Cung - là cái “tổ quỷ" hành lạc nhứt dạ đế vương của bọn công tử, nhà giàu tới ve vuốt Trà.

Không có điều lệ thành văn, nhưng lâu ngày thành thói quen nhứt định, khách hào hoa muốn vô Nguyệt Tiên Cung phải nạp 1000 đồng lệ phí, gọi là "đi lễ". Số tiền ấy phải gồm 10 tờ giấy xăng bộ lư (giấy 100 đồng có in hình bộ lư), đựng trong bao thơ, đặt trên một cái mâm do một cô xẩm bưng lên lầu để "xin ra mắt cô Ba".

Sau khi được tiếp đãi, nghe xẩm, ăn uống, nếu may mắn, khách được ôm ấp người đẹp Yvette Trà trong một phòng ngủ sang trọng như nữ hoàng. Rồi, vì tiếng đồn Nguyệt Tiên Cung, nhiều ông nhà giàu trọng tuổi, còn hảo ngọt, từ Hậu Giang, đã bán mấy ghe chài lúa, lên Sài Gòn ăn chơi huy hoắc với cô chỉ hơn một tháng mà lúc trở về còn tay không.

Phong tình là vậy, Trà không thể nhớ nổi mình đã ban bố tình cảm và ngủ với bao nhiêu người đàn ông. Thế nhưng, sau này, khi kể cho một vị có tiếng trong làng văn Sài Gòn nghe, cô Ba Trà đã tự bạch: "Tôi gặp không biết bao nhiêu (người đàn ông) mà đếm, nhưng anh Toàn, tôi còn nhớ mãi không quên".

Với cô Ba Trà, đó là mối tình đầu đúng nghĩa!

(Theo Đất Việt)

vnmission
23-05-2011, 20:02
Chắc là chuyện cô Ba Trà, chứ còn cô Ba xà bông trông "có tuổi" lắm:

133112

133113

Người Pháp nổi tiếng lẳng lơ - vụ IMF vừa rồi chỉ là một ví dụ. Vì vậy nếu cô Ba trong câu chuyện trên mà xuất hiện nhiều trên tem thì cũng chẳng phải chuyện lạ. Theo Scott, trong 17 năm từ 1907 tới 1923, cô Ba xuất hiện trên khoảng 30 tem khác nhau, chưa kể các loại in đè màu đỏ hay đen:

133114

Hai con tem số 88 và 89 không được bán ở Đông Dương, coi là không phát hành. Tem in lỗi thì vô số kể. Loại này dành riêng cho các bậc đứng tuổi và yêu mến cô Ba như bác Đàm Mạnh sưu tập!

dammanh
23-05-2011, 21:46
CÔ BA thứ thiệt càng xinh,càng đẹp lại càng quý!Nhưng khi lên tem càng lỗi thì cost càng cao, thôi đành nghe lời bác Vnmission vậy !THẢ MỒI BẮT BÓNG – bỏ mộng tìm giai nhân thật,theo đuổi bóng người đẹp trên tem lỗi để collection Indochine thêm hoành tráng,hấp dẫn

lydainghia
23-05-2011, 22:07
Em cũng có một số tem này, đọc xong bài này như được điểm nhãn. Tối trước khi ngủ chắc phải giở bộ sưu tập Indochine để ngắm mỹ nhân :)

Cảm ơn Tugiaban nhìu

colonies
23-05-2011, 22:46
Hoàn cảnh cô ba cũng ngang ngửa thúy kiều đó nhỉ , hồng nhan bạc phận
cảm ơn bài cô ba thật thú vị
Colonies!

MeTemViet
23-05-2011, 23:17
Cô Ba Trà có phải cô Ba xà bông?

Theo quyển "Sài Gòn Năm Xưa" của Vương Hồng Sển thì cô Ba Trà và cô Ba xà bông là 2 người khác nhau.

Trích:

"Trong giới huê khôi, nghe nhắc lại, trước kia, hồi Tây mới đến, có Cô Ba, con gái thầy thông Chánh, là đẹp không ai bì; đẹp tự nhiên, không răng giả, không ngực keo su nhơn tạo, tóc dài chấm gót, bới ba vòng một ngọn, mướt mượt và thơm phức dầu dừa mới thắng, đẹp không vì son phấn giả tạo, đẹp đến nỗi nhà nước in hình vào con tem nhà Thơ Dây Thép (Bưu Điện), và một hiệu buôn xà bông xin phép họa hình làm mẫu rao hàng: xà bông "Cô Ba": muốn biết danh tiếng bực nào xin ráng tìm các bà cỡ 1900 hỏi lại!

Lối năm 1923 đến 1935, có các cô Ba Trà, Tư Nhị, Sáu Hương, Hai Thời, v.v... đua nhau bán dạng thuyền quyên, báo hại Bạch Công Tử, Hắc Công Tử, Công Tử Bạc Liêu, Công Tử Cầu Ngang (Trà Vinh) kình nhau phá nhà của cha mẹ để lại. (Ông cha các cậu, kẻ giàu ruộng "cò bay thẳng cánh", người giàu nhờ ruộng muối miệt Bạc Liêu, (một ngày nắng tốt huê lợi đến năm ngàn đồng bạc, bạc thời ấy, như chơi)."

vnmission
23-05-2011, 23:44
tóc dài chấm gót, bới ba vòng một ngọn, mướt mượt và thơm phức dầu dừa mới thắng

Tóc như là búi tó, thật khó biết cô Ba

133115

133116

133117

Hỏi anh Puy-pla, may ra tìm được mối!?

timbainhacxua
06-01-2013, 23:32
Dạ hiện giờ em đang tìm một con tem Cô Ba - có mộc bưu chính Indochine niên đại 1902 - 1915

Quý cô chú anh chị nào có xin PM thông tin em sẽ liên lạc xin giao lưu ạ

Kính

The smaller dragon
07-01-2013, 12:19
Chuyện tác giả Vương Hồng Sển tiết lộ "Cô ba Trà" được đưa lên tem Indochine là chuyện rất vô lý, và sai sự thật.

Vô lý thứ nhất, "Cô ba Trà" của cụ Vương là gái làm tiền, Pháp gọi là poule de luxe. Có chính quyền nào, dù tàn tệ đến đâu, sử dụng hình ảnh gái mãi dâm làm biểu tượng không?

Vô lý thứ hai, và điều này rất rõ ràng mà chẳng ai để ý, là tem với hình ảnh người đàn bà vấn tóc miền Nam in đầu thế kỷ 20, chính xác là năm 1907, thì người ấy phải sinh chậm nhất là năm (1907-20 tuổi =) 1887 hay trước nữa, nếu người ấy trên 20 tuổi. Còn "Cô Ba Trà" từng là bồ bịch của cụ Vương, sinh sau ít ra là cả một thế hệ thì làm sao mà lên tem được?

Vẻ đẹp miền Nam
179237

179238
(Bộ sưu tập TAT)


Sự thực đàn bà Việt Nam đẹp rất nhiều, và ở cà ba miền chứ không chỉ ở miền Nam nên vì đẹp mà đáng lên tem thì hằng hà sa số. Ngày nay họ lại càng đẹp hơn nữa. Nhưng bản tin tổng kết năm 2012 của Công An trong nước cho biết có một số ca sĩ, người mẫu thời trang, và hoa hậu làm poule de luxe thì cũng đáng tiếc cho phong hóa xã hội bây giờ!

VAPUTIN
01-02-2013, 20:50
Bác Rồng nói rất đúng, tác giả bài báo trên không nghiêm túc khi gán ghép cô Ba Trà với cô Ba xà bông

Cụ Vương Hồng Sển trong tác phẩm "Sài Gòn năm xưa" có viết

"Trong giới huê khôi, nghe nhắc lại, trước kia, hồi Tây mới đến, có Cô Ba, con gái thầy thông Chánh, là đẹp không ai bì;đẹp tự nhiên, không răng giả, không ngực keo su nhơn tạo, tóc dài chấm gót, bới ba vòng một ngọn, mướt mượt và thơm phức dầu dừa mới thắng, đẹp không vì son phấn giả tạo, đẹp đến nỗi nhà nước in hình vào con tem nhà Thơ Dây Thép (Bưu Điện), và một hiệu buôn xà bông xin phép hoạ hình làm mẫu rao hàng: xà bông "Cô Ba": muốn biết danh tiếng bực nào xin ráng tìm các bà cỡ 1900 hỏi lại! ".

Sau đó trong "Sài Gòn tạp-pín-lù", cụ Sển lại chua thêm:

"Kể về người đẹp trong Nam, xưa hơn hết, có có Ba, con thầy thông Chánh - thông Chánh dám xách súng bắn biện lý Táy Jabouin ở Trà Vinh, năm xửa năm xưa, con là cô Ba được hãng xà bông Việt Nam in lại hình trên mỗi viên xà bông bán chạy vo vo, không lửa sao có khói, và cũng vì bóng sắc sa mê mà tên giữ công lý kia đến quên đường đạo đức: chết cũng đáng."

Vậy cô Ba được in hình trên con tem nhà Thơ Dây Thép cũng là cô Ba xà bông? Cô Ba này thật sự là ai?

Lần theo dấu tích cô Ba, Va tui tìm được một số chuyện hay hay để kể cho các bạn nghe

Nhiều người cho rằng đây là hình ảnh cô Ba xà bông trên tem:


http://www.vietstamp.net/forum/attachment.php?attachmentid=133115&d=1306168542



http://www.vietstamp.net/forum/attachment.php?attachmentid=133117&d=1306168542

VAPUTIN
01-02-2013, 20:58
Giai thoại về "cô Ba xà bông"

Như vậy theo cụ Vương Hồng Sển: cô Ba trên tem và cô Ba xà bông là một. Cô Ba xà bông có hình trên cục xà bông Việt Nam của công ty "Trương Văn Bền và các con" chính là cô Ba con thầy thông Chánh mà thầy thông Chánh là người dám xách súng bắn biện lý Táy Jabouin ở Trà Vinh, năm xửa năm xưa.

Theo nhà nghiên cứu Trần Dũng (tác giả không bảo đảm chính xác tuyệt đối) thì thầy Thông Chánh tên thật là Nguyễn Văn Chánh, còn gọi là Nguyễn Trung Chánh, sinh khoảng năm 1850 (http://vi.wikipedia.org/wiki/1850) tại Trà Vinh (http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C3%A0_Vinh), trong một gia đình theo đạo Thiên chúa (http://vi.wikipedia.org/wiki/Thi%C3%AAn_Ch%C3%BAa_gi%C3%A1o). Thầy được học chữ Quốc ngữ (http://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BB%91c_ng%E1%BB%AF), chữ Pháp (http://vi.wikipedia.org/wiki/Ti%E1%BA%BFng_Ph%C3%A1p), chữ Latinh (http://vi.wikipedia.org/wiki/Latinh) từ nhỏ nên khi thực dân Pháp (http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BB%B1c_d%C3%A2n_Ph%C3%A1p) xâm lược Nam Kỳ (http://vi.wikipedia.org/wiki/Nam_K%E1%BB%B3), thầy được mời ra làm thông ngôn phục vụ bộ máy cai trị của họ. Trong cuộc sống, thầy tỏ ra là một công chức trung thành, mẫn cán. Vợ thầy rất đẹp khiến tên Biện lý Jaboin rắp tâm chiếm đoạt. Quá uất ức, thầy đã dùng súng giết chết viên quan thực dân háo sắc ngày 14 tháng 5 (http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A1ng_5) năm 1893 (http://vi.wikipedia.org/wiki/1893) (ngày này chép theo Sơn Nam (http://vi.wikipedia.org/wiki/S%C6%A1n_Nam)) nên bị Tòa đại hình Mỹ Tho (http://vi.wikipedia.org/wiki/M%E1%BB%B9_Tho) kết án ngày 19 tháng 6 (http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A1ng_6) năm 1893 (http://vi.wikipedia.org/wiki/1893) và bị xử tử ngày 8 tháng 1 (http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A1ng_1) năm 1894 (http://vi.wikipedia.org/wiki/1894) tại Trà Vinh (http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C3%A0_Vinh).

(http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C6%A...4ng_Ch%C3%A1nh (http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C6%A1_Th%E1%BA%A7y_Th%C3%B4ng_Ch%C3%A1nh))

Cũng theo wiki thì sau khi thầy Thông Chánh bị xử tử, cô Ba trẻ đẹp (con gái thầy, lấy chồng là người Pháp) toan trả thù cho cha nhưng vừa đưa súng lên bắn thì bị đối phương xô té. Bị bắt giam, cô Ba đã tự tử chết.

...Thứ này đến thứ cô Ba,
Mới mười lăm tuổi lầy rày chồng Tây

......Cô Ba từ giã ngọc lầu,
Tay cầm súng sáu, miệng hầu kêu xe

......Đặng ra đến đó lắng nghe sự tình
...Nếu mà xử hiếp cha ta,
Ta bắn Biện lý thác rày cho coi...

Theo sách Hỏi đáp Sài Gòn 300 năm. NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh (http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A0nh_ph%E1%BB%91_H%E1%BB%93_Ch%C3%AD_Minh), 2000:

Nếu sắc đẹp của vợ thầy Thông Chánh khiến cho Biện lý Jaboin chết mê chết mệt thì nhan sắc con gái thầy, cô Ba Thiệu, càng lộng lẫy hơn. Học giả Vương Hồng Sển miêu tả: Cô đẹp tự nhiên không ai bì được. Không răng giả, không vú cao su, tóc dài chấm gót, mướt mượt và thơm dầu dừa mới thắng. Cô đẹp đến nỗi hãng Xà bông Trương Văn Bền in hình cô để quảng cáo sản phẩm – Xà bông Cô Ba!, còn ngân hàng Việt Nam Cộng hòa (http://vi.wikipedia.org/wiki/Vi%E1%BB%87t_Nam_C%E1%BB%99ng_h%C3%B2a) thì in nổi hình cô trong vòng trắng các loại giấy bạc.


(http://ttvnol.com/newreply.php?do=newreply&p=22177723)

VAPUTIN
01-02-2013, 21:01
Giai thoại về "cô Ba xà bông"

Để tham khảo sâu hơn wikipedia, Va tui xin giới thiệu bài của học giả Trần Dũng

Thử tiếp cận một cách nhìn khoa học hơn
Về truyện thơ Thầy Thông Chánh

Trần Dũng (http://www.vanchuongviet.org/index.php?comp=tacgia&action=detail&id=511)

Hơn một thế kỷ trước, lúc mà chế độ thực dân cai trị nước ta bước vào giai đoạn hoàng kim của nó, ngay giữa thanh thiên bạch nhật, tại châu thành Trà Vinh, thầy Thông Chánh đường hoàng nổ súng, giết chết tên Biện lý Jaboin. Đây quả là một sự kiện gây chấn động, một thứ “sét giữa trời quang”, tạo ra nhiều luồng dư luận trái ngược nhau trong các giai tầng xã hội khác nhau. Bọn thực dân và tay sai tuy có hoảng hốt nhưng nhanh chóng trấn tĩnh và tìm mọi cách giảm nhẹ ảnh hưởng; trong khi đó, giới bình dân yêu nước hết sức hả hê, xem đây là đòn tấn công trực diện vào thế lực ngoại xâm ngay tại dinh lũy chúng, tôn vinh thầy Thông Chánh như một anh hùng vị nghĩa vong thân. Một truyện thơ mang tên Thơ Thầy Thông Chánh do một người bình dân nào đó sáng tác ca ngợi thầy Thông Chánh bắn Tây được truyền tụng (và chắc chắn được chỉnh lý dần qua quá trình truyền tụng ấy) trong nhân dân, bất chấp sự cấm đoán của nhà cầm quyền thực dân.

Trong suốt thế kỷ XX, truyện thơ Thầy Thông Chánh có một vị trí vô cùng đặc biệt trong dòng thơ ca dân gian Nam bộ. Xét ở mức độ phổ biến cũng như giá trị tư tưởng, trong một chừng mực nào đó, truyện thơ này có thể sánh được với truyện thơ Lục Vân Tiên của cụ đồ Nguyễn Đình Chiểu. Chính vì vậy, nó đã làm hao tốn không biết bao nhiêu bút mực của nhiều nhà nghiên cứu lịch sử, nghiên cứu văn học và văn hóa dân gian Nam bộ trước cũng như sau ngày đất nước được giải phóng. Không ít học giả thân Pháp, thân Mỹ tìm mọi cách phủ nhận, làm giảm nhẹ ảnh hưởng của truyện thơ. Trong khi đó, một số nhà nghiên cứu sau này lại quá đề cao sự kiện “thầy Thông Chánh bắn Tây” và nhân thân thầy Thông Chánh mà xem truyện thơ như một thứ tài liệu minh họa trung thực sự kiện lịch sử. Xu hướng nào xem ra cũng đậm tính chủ quan, suy đoán nên khó nhận ra giá trị thực của truyện thơ này đối với lịch sử cũng như đối với đời sống tinh thần người dân Nam bộ từ cuối thế kỷ XIX đến nay.

Hôm nay, nhân Hội nghị khoa học thường niên về Văn hóa dân gian do Viện Văn hóa dân gian Việt Nam tổ chức, qua những tài liệu chính thức ít ỏi còn lưu trữ được và qua 6 dị bản truyện thơ Thầy Thống Chánh vẫn đang lưu truyền trong thế hệ những người lớn tuổi ở Trà Vinh mà chúng tôi sưu tầm được, gạn bỏ những hạn chế, những bóp méo cố tình của thực dân và cả sự hả hê, đồn đoán của quần chúng, chúng ta thử tiếp cận một cái nhìn khách quan hơn về hiện tượng đặc biệt này của dòng văn học dân gian Nam bộ.

I. VỀ NHÂN THÂN THẦY THÔNG CHÁNH:

Về nhân thân thầy Thông Chánh, không thấy tài liệu chính thức nào đề cập. Chỉ thấy duy nhất trên tờ Công báo Bull, Officiel de L’ Indochine, số 11, ra ngày 15 Janvier, 1894 ghi rằng: “Nguyễn Văn Chánh, còn gọi là Nguyễn Trung Chánh, bị Toà đại hình Mỹ Tho kết án ngày 18/3/1893 và bị xử tử ngày 8/1/1894, tại Trà Vinh”. Điều này cũng dễ hiểu vì bản thân thầy chỉ là viên thông ngôn bình thường, mà nếu không có sự kiện thầy ra tay bắn Tây, thì chẳng có mấy ai quan tâm tìm hiểu. Chính vì vậy, về nhân thân thầy Thông Chánh, chúng ta đành chấp nhận với nhau ở mức suy đoán từ nội dung các dị bản truyện thơ còn lưu truyền.

Trước hết, về quê hương xứ sở thầy Thông Chánh, các dị bản truyện thơ khá thống nhất nhau ở chi tiết: Sau khi tránh tên Biện lý Jaboin bằng cách xin đổi đi nhiều nơi, lên Sài Gòn, qua tận Nam Vang nhưng tên thực dân dâm đảng này cứ đeo theo ve vản vợ con mình, thầy Thông Chánh xin đổi về Trà Vinh, để:

“…

Vợ chồng tôi mới đổi về Trà Vinh.
Đặng gần bằng hữu đệ huynh,
Biện lý xin phép Trà Vinh đổi về.”

Về Trà Vinh để có bạn bè, anh em, người thân thuộc. Như vậy, có thể khẳng định thầy Thông Chánh là người sinh ra và lớn lên tại Trà Vinh. Điều này phù hợp với logique truyền thống: người Việt Nam nào cũng muốn khi nhắm mắt xuôi tay được nằm tại quê hương bản quán. Do vậy, trước khi quyết định chuyện tử sinh, thầy Thông Chánh đã quay trở về nơi chôn nhau cắt rốn của mình.

Chi tiết thứ hai, thầy Thông Chánh là người theo đạo Thiên chúa. Sau khi bắn chết tên Biện lý Jaboin, bị thực dân khảo tra liên tục, thầy đã dõng dạc tuyên bố:


“ Chúa sanh tao đứng người ta,
Quân bây cướp nước con nhà nước Nam.”

Bình luận về hành động hiên ngang của cha mình, cô Ba Thiệu cũng nói:

“Cha ta dù thác bỏ mình,
Cũng trong đạo Chúa cầu xin thiên đường »

Nghiên cứu lịch sử giáo dục ở Trà Vinh nói riêng và cả Nam bộ nói chung, dễ dàng nhận ra một điều là khi thực dân Pháp chưa đặt bàn chân xâm lược lên đất Nam kỳ lục tỉnh thì các họ đạo Công giáo chính là những trung tâm truyền bá chữ quốc ngữ sớm nhất, bên cạnh chữ Pháp và chữ Latin. Đây chính là những công cụ truyền đạo hữu hiệu của các linh mục Thừa sai. Từ đó, khi Pháp cần những thông ngôn, ký lục... phục vụ cho bộ máy cai trị thì các họ đạo Công giáo trở thành nguồn cung cấp ban đầu về nhân lực. Thầy Thông Chánh là một trong số đó.

Về tuổi tác, không thấy tài liệu nào ghi lại, duy trong truyện thơ có chi tiết :

« Thứ này đến thứ cô Ba,
Mới mười bảy tuổi lấy mà chồng Tây. »

Năm xảy ra vụ việc, cô Ba Thiệu, con gái thứ ba của thầy Thông Chánh vừa tuổi 17. như vậy, có thể thầy trên dưới 40 đôi chút, tức sinh khoảng 1850. chi tiết này khá hợp lý, bởi lẽ nếu vượt quá tuổi này, dù xinh đẹp đến đâu, vợ thầy khó có sức quyến rũ đến vậy đối với tên Biện lý Jaboin.

Nếu sắc đẹp của vợ thầy Thông Chánh khiến cho tên thực dân háo sắc Jaboin chết mê chết mệt thì nhan sắc con gái thầy, cô Ba Thiệu, càng lộng lẫy hơn. Học giả Vương Hồng Sển miêu tả : « Cô đẹp tự nhiên không ai bì được. Không răng giả, không vú cao su, tóc dài chấm gót, mướt mượt và thơm dầu dừa mới thắng. ». Cô đẹp đến nỗi hãng Xà bông Trương Văn Bền in hình cô để quảng cáo sản phẩm – Xà bông Cô ba ! Cô đẹp đến nỗi Ngân hàng chế độ Sài Gòn in nổi hình cô trong vòng trắng các loại giấy bạc. Tài liệu Hỏi đáp Sài Gòn 300 năm (NXB Trẻ, TPHCM. 2000) khẳng định cô là hoa hậu chính thức đầu tiên của Nam kỳ ( ?).

Từ những dữ liệu đó, chúng ta có thể vẽ lại đôi nét về thân thế của thầy Thông Chánh như sau (tất nhiên, không bảo đảm chính xác tuyệt đối) : Thầy Thông Chánh tên thật là Nguyễn Văn Chánh, còn gọi là Nguyễn Trung Chánh, sinh khoảng năm 1850, tại Trà Vinh, trong một gia đình theo đạo Thiên chúa. Thầy được học chữ quốc ngữ, chữ Pháp, chữ Latin từ nhỏ nên khi thực dân Pháp xâm lược Nam kỳ, thầy được mời ra làm thông ngôn phục vụ bộ máy cai trị của chúng. Trong cuộc sống, thầy tỏ ra là một công chức trung thành, mẫn cán của chế độ thực dân Pháp (gã con cho một đại úy người Pháp). Vợ con thầy rất đẹp khiến tên Biện lý Jaboin rắp tâm phá hoại gia cang. Quá uất ức, thầy đã dùng súng giết chết tên thực dân háo sắc nên bị Tòa đại hình Mỹ Tho kết án ngày 19/6/1893 và bị xử tử ngày 8/1/1894, tại Trà Vinh.

II. VỀ TRUYỆN THƠ THẦY THÔNG CHÁNH :

Ngay sau khi vụ án thầy Thông Chánh nổ ra, một người bình dân Trà Vinh nào đó đã làm một truyện thơ tôn vinh thầy. Truyện thơ bị thực dân Pháp cấm đoán nên chỉ còn con đường duy nhất để truyền bá là truyền khẩu. Vì vậy, qua thời gian có nhiều dị bản khác nhau. Hiện, trong tay chúng tôi có 6 dị bản gồn 2 bản 242 câu, bốn dị bản còn lại có độ dài 198, 236, 248 và 262 câu. Tuy số câu là khác nhau, ngôn ngữ thể hiện cũng có phần khác nhau nhưng các chi tiết chính của truyện thơ là khá thống nhất (và có lẽ chẳng khác mấy so với nguyên bản). Nội dung ấy dựa vào những tình tiết vụ án nhưng đã được ly kỳ hóa, văn nghệ hóa, tức là có sự hư cấu nhất định theo mục đích và quan niệm của người sáng tác, người lưu truyền, tức của quần chúng bình dân Trà Vinh, Nam bộ hơn trăm năm qua.

Mở đầu truyện thơ, tác giả viết :

« Nhựt trình Vĩnh Ký đặt ra,
Chép làm một bổn để mà coi chơi.
Trà Vinh lắm kẻ kỳ tời,
Có thầy Thông Chánh thiệt người không ngoan. »

Chúng ta thấy có sự nhập đề mang hơi hám Lục Vân Tiên, khi cụ Đồ Chiểu mượn truyện Tây Minh để bắt đầu câu chuyện thì tác giả mượn « Nhựt trình Vĩnh Ký » để thu hút sự chú ý của người đọc. Sâu sa hơn là tác giả muốn tránh sự khủng bố của nhà đương cục, bởi « nhựt trình Vĩnh Ký » là loại Công báo chính thức thời ấy. Tuy nhiên, nếu « nhựt trình Vĩnh Ký » chỉ đăng tải có 3 dòng ngắn gọn thì truyện thơ được « chép » thành trên dưới 250 câu lục bát ! Vậy mà tác giả khẳng định là « chép », hơn nữa chỉ « chép thành một bổn » với mục đích « để mà coi chơi » chứ không có ý định truyền bá, lưu hành. Do đó, khó mà khép tác giả vào tội « tàng trữ, lưu hành, truyền bá văn hóa phẩm ngoài luồng » được.

Bây giờ, chúng ta cũng bắt đầu từ « nhựt trình Vĩnh Ký », tức từ « nguyên bản » như tác giả khẳng định để đối chiếu với những chi tiết trong truyện thơ. Trước hết, theo truyện thơ, ngày xảy ra sự kiện thầy Thông Chánh bắn Tây là ngày Chánh chung (quốc khánh Pháp) :

« Lang Sa bày tiệc châu thành,
Mười bốn tháng Bảy lễ là Chánh chung. »

Nhưng « nhựt trình Vĩnh Ký » lại ghi rằng : « Bị Tòa đại hình Mỹ Tho kết án ngày 19/6/1893 ». Có một độ chênh nhất định về mặt thời gian vì không thể có chuyện tòa án kết tội trước khi xảy ra hành vi phạm tội. Theo Sơn Nam trong Thiên địa hội và cuộc Minh tân, thầy Thông Chánh bắn chết tên Jaboin ngày 14/5/1893. Như vậy, tác giả truyện thơ cố tình đẩy lùi thời gian lại hai tháng nhằm hai mục đích : Thứ nhất, tiếng súng bắn Tây xảy ra ngày quốc khánh Tây có tiếng vang hơn nhiều so với ngày thường ; Thứ hai, tác giả tạo ra bối cảnh hợp lý để qui tụ hàng loạt tên thực dân có máu mặt khắp Nam kỳ về Trà Vinh cho thầy Thông Chánh ra tay, thay vì chỉ mỗi tên Jaboin như « nhựt trình Vĩnh Ký » đã đăng tải và thực tế đã xảy ra :

« Thầy Thông thiệt lẹ như cờ,
Bắn quan Biện lý suối vàng vong thân. »
...
« Trúng nhằm ông Chánh Vĩnh Long,
Trúng ngay bắp vế điệu về nhà thương.”


“Trúng nhằm ông Đốc Cần Thơ,
Bây giờ lại trúng Chánh tòa Bạc Liêu.”

Với lòng yêu nước, căm thù Tây cao độ, tác giả truyện thơ – một người bình dân nào đó ở Trà Vinh – đã khuếch trương “thành tích” của thầy Thông Chánh vì họ biết rằng, chỉ với việc bắn chết mỗi một tên Biện lý đã đủ cho thầy thọ án tử thì tại sao, không nhân cơ hội đó, mượn tay thầy – trên câu chữ – giết thêm một số tên thực dân gộc nữa cho thỏa lòng căm hận cũng như cho cái án tử của thầy trở nên xứng đáng hơn.

Tiếp đó, tác giả truyện thơ lại hư cấu thêm một số chi tiết rất thú vị: Sau khi bắt được và lấy khẩu cung thầy tại Trà Vinh, chúng di lý hồ sơ về mở Tòa đại hình ở Mỹ Tho để kết án tử thầy Thông Chánh nhưng, sau đó, lại giải thầy ra Huế để nhà vua trực tiếp xét xử ở cấp phúc thẩm (dù chỉ là hình thức). Rồi lại tiếp tục giải thầy sang Pháp để mẹ tên Biện lý Jaboin xét xử “chung thẩm”. Chi tiết này làm cho không ít nhà nghiên cứu cho rằng tác giả thiếu am tường lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam thời thuộc Pháp. Chúng ta đều biết rằng, kể từ thập niên 1870, Nam kỳ là đất thuộc địa chứ không phải là đất bảo hộ như Bắc kỳ và Trung kỳ. Tòa đại hình Nam kỳ đặt tại Sài Gòn (nhưng có thể xét xử lưu động) và trực thuộc Tối cao pháp viện ở Paris chứ không dính đáng gì đến Bộ Hình ngoài Huế. Đối với những vụ trọng án tiêu biểu thì Toà đại hình Sài Gòn xét xử rồi chờ Paris phê chuẩn (phê chuẩn chứ không phải là phúc thẩm hoặc chung thẩm. Giở lại hồ sơ những vụ án lớn, tiêu biểu ở Nam kỳ như vụ khởi binh Nguyễn Trung Trực, vụ “bạo loạn” trên cánh đồng Nọc Nạng, hay vụ Nam kỳ khởi nghĩa sau này… đều không thấy việc di lý hồ sơ về Paris, thì hà cớ gì vụ án thầy Thông Chánh lại là ngoại lệ!) trước khi đem ra thi hành. Theo Nghị định 167 của Thống đốc Nam kỳ thì kể từ năm 1867 ở Nam kỳ, việc xử án tuân theo hai bộ luật là Đại Pháp hình luật (đối với người Pháp phạm tội) và Gia Long hình luật (nếu là người Việt phạm tội). Nhưng sau đó, đến năm 1887, lại có Nghị định 81 qui định mọi vụ việc hình sự đều được xét xử theo luật nước Pháp, bất kể chủ thể phạm tội thuộc dân tộc nào. Theo “nhựt trình Vĩnh Ký”, vụ án thầy Thông Chánh được Tòa đại hình ở Mỹ Tho xét xử ngày 19/6/1893 và chắc chắn cơ sở để buộc tội là Đại Pháp hình luật. Như vậy, không có cơ sở để nói rằng thực dân Pháp đã giải thầy ra Huế để triều đình xét xử và đưa thầy về Pháp để mẹ tên Biện lý “chung thẩm”. Khi tra cứu tất cả những tư liệu ít ỏi còn lại, chúng tôi không tìm ra chứng cứ nào thể hiện sự di lý hồ sơ và giải giao phạm nhân trong vụ án này. Vậy có thể khẳng định rằng đây chỉ là chi tiết hư cấu. Vấn đề ở đây là chúng ta thử tìm hiểu việc tác giả cố tình đưa thầy ra Huế và về Pháp nhằm mục đích gì?

“Đem thầy Thông Chánh xuống tàu,
Chở ra ngoài Huế nạp rày vua ta.”


Lý ra, khi tiếp nhận phạm nhân, triều đình sẽ giao cho Bộ Hình xét xử, đàng này lại chính nhà vua trực tiếp thụ lý (chi tiết phi lý này càng khẳng định tính hư cấu của vấn đề). Sau khi nghe thầy tường trình khúc nôi cơ sự, những ức hiếp của tên Biện lý trước người cô thế, những mong phá hoại gia cang người khác, thầy Thông Chánh ra tay trừng trị là đúng đạo lý truyền thống của người Á Đông, nhà vua tỏ ra thông cảm và hứa sẽ can thiệp. Thầy Thông Chánh khẳng khái khuyên vua:

“ Cúi đầu tâu vọng thánh hoàng,
Xin vua an nghỉ, nghị ngơi chương tòa.
Việc này là của Lang Sa,
Giết tha mặc nó, vua xin làm gì ?
Làm vua chánh trị trào nghi,
Đi chiều lòng nó vậy thì thất danh »

Việc cố tình đưa thầy Thông Chánh ra đến Huế, hoá ra, chỉ nhằm có thế ! Tác giả đã làm sáng tỏ tính khẳng khái, can trường của thầy trước lẽ tử sinh và đạo vua tôi. Tuy nhiên, suy gẫm kỹ một chút, chúng ta dễ dàng nhận ra rằng tác giả đã dùng biện pháp đối lập để hậu thế so sánh bên cạnh cái kiên cường của thầy Thông là sự bạc nhược của một ông vua, đại diện cho cả đất nước lúc ấy, trước sức mạnh bạo ác của kẻ xâm lược. Hãy để ý những cụm từ : Xin giùm, an nghỉ, nghị ngơi, đi chiều lòng nó... để chỉ thái độ của vua, của triều đình trong cơn nước bỏng dầu sôi, trước sự an nguy của một bề tôi, trước sự hưng vong của xã tắc, nếu nói rộng ra. Sự « thất danh » của nhà vua, của triều đình, của cả ý thức hệ phong kiến đâu chỉ trước mỗi thầy Thông Chánh mà là trước cả vận mệnh dân tộc, sứ mệnh lịch sử. Thật đáng khâm phục một người bình dân ít học nào đó ở Trà Vinh, hơn thế kỷ trước, đã nhìn ra chân lý lịch sử và khẳng định chân lý ấy như một sự cày xới, dọn đường cho luồng ý thức hệ tiên tiến, mấy thập kỷ sau, nhanh chóng bén rễ vào vùng đất Trà Vinh, vùng đất Nam bộ.

Sau đó, tác giả lại tiếp tục cố tình đưa thầy Thông Chánh sang tận đất Pháp, dinh lũy của kẻ thù, để mẹ tên Biện lý trực tiếp ra tay xét xử :

« Mụ đầm nổi giận lôi đình,
Thông Chánh dám giết con tao bỏ mình. »

Thầy Thông Chánh tỏ ra khẳng khái trong cuộc đối chất tay đôi này :

« Thông Chánh nổi giận lôi đình,
Mẹ nào con nấy một dòng chẳng sai. »

Chỉ với một lời nói ngắn gọn của thầy Thông, tác giả đã vạch trần chân tướng của bọn thực dân, của bọn chuyên cướp nước người, chuyên ức hiếp người cô thế. Điều này càng rõ hơn khi ta xâu kết các chi tiết mà thầy Thông Chánh đối mặt với bọn Tây sau khi vụ việc xảy ra. Trước hết là tên Tây bẹt hạng chuyên nhiệm vụ khảo tra người phạm tội :

« Chúa sanh tao đứng người ta,
Quân bây cướp nước con nhà nước Nam. »

Kế đến là tên Nguơn soái (theo cách gọi của người bình dân chỉ tên Thống đốc Nam kỳ, một tên thực dân đầu sỏ trên đất thuộc địa) tại phiên Tòa đại hình :

« Thầy Thông nổi giận chửi ngang,
Mầy còn hỏi nữa còng phang lên đầu. »

Cuối cùng là khi đối mặt với cha mẹ bọn thực dân tận bên chính quốc :

« Thầy Thông nổi giận lôi đình,
Mẹ nào con nấy một dòng chẳng sai. »

Ai cũng biết, về mặt pháp luật, Pháp là nước theo hệ thống luật Continental ảnh hưởng trực tiếp của nền pháp luật La Mã cổ đại nên các chế định pháp quyền rất chặt chẽ. Thế mà tác giả truyện thơ cố lờ đi, đẩy tên Thống đốc (chứ không phải Pháp quan – Chánh án) ra xét xử, dù đã có Nghị định 167 và Nghị định 81, rồi mẹ tên Biện lý (chứ không phải Dự thẩm Tối cao pháp viện) ra chung thẩm. Đây chính là biện pháp sắp xếp vấn đề theo thế phát triển, để tác giả – qua giọng lưỡi của thầy Thông Chánh – tung hoành cuộc khẩu chiến trước cả một hệ thống thực dân từ Nam kỳ cho đến chính quốc.

Bên cạnh những đòn tấn công trực diện và quyết liệt vào các thế lực thực dân và phong kiến, truyện thơ Thầy Thông Chánh còn dành những tình cảm nồng nàn, nhân hậu đối với đồng bào, dân tộc mình. Giữa một cuộc hội chợ ở một tỉnh lẻ, dù là hội chợ Chánh chung (đây cũng là chi tiết hư cấu) thì chắc chắn quần chúng người Việt đông hơn quan chức người Pháp, mà tác giả vẫn vạch đường điều chỉnh quĩ đạo những viên đạn thầy Thông nhắm thẳng vào bọn Tây tà cướp nước :


« Khá khen cây súng tài cao,
Người Nam không trúng, trúng nhằm người Tây. »

Tiếng súng nổ làm cuộc chơi tan vỡ, mạnh ai nấy chạy thoát thân, người lớn sợ xanh mặt, con nít khóc nháo nhào. Vậy mà tác giả viết :

« Vui thay như hội Tầm Dương,
Cháo bồi bột bán đổ đường mà đi. »

Thì ai cũng hiểu niềm vui của tác giả không vì cảnh « cháo bồi, bột bán đổ đường mà đi » mà chính là sự hả hê « người Nam không trúng, trúng, trúng nhằm người Tây » !

Sau khi nổ súng giết chết một loạt những tên thực dân gộc tại các tỉnh Nam kỳ, sau những cuộc khẩu chiến nẩy lửa với đủ hạng thực dân, cái chết của thầy Thông Chánh là đã được báo trước. Nhân dân Nam kỳ đổ về Trà Vinh tiễn đưa thầy như tiễn đưa người anh hùng :

« Truyền đi Lục tỉnh giáp vòng,
Đi coi Thông Chánh đứng nên anh hùng.
Càng Long,Ất Ếch, Trà Vinh,
Ba Xuyên, Rạch Giá cũng đi đùng đùng
Bắc Trang, Trà Cú, Gò Công,
Sài Gòn, Tân Lạc cả ngàn muôn dân.
Thiên hạ đông đảo quá đông,
Bến Tre cũng đến, Mõ Cày cũng sang…”

*
Từ những phân tích trên, chúng ta dễ dàng đồng ý với nhau rằng: Từ chỗ vì chén cơm manh áo mang thân ra làm việc cho Tây một cách mẫn cán và trung thành nhưng vẫn bị chúng ức hiếp, toan phá hoại gia cang nên thầy Thông Chánh, sau nhiều lần nhẫn nhịn, đã ra tay giết chết kẻ thù. Hành động của thầy rõ ràng xuất phát từ sự ghen tuông, từ động cơ cá nhân, không hề mang hơi hám chính trị (và chưa bao giờ vụ án này được xem là án chính trị). Nhưng dẫu sao, ở vào bối cảnh nhiễu nhương lúc ấy, trong lúc nhiều người sẵn sàng quí gối dâng vợ con mình cho Tây hòng tìm chút đỉnh chung phú quí (cả ngày nay, nhiều bậc làm cha mẹ cũng sẵn sàng gã bán con mình, mong cuộc đổi đời) thì phát súng của thầy Thông Chánh nhằm bảo vệ phẩm giá con người, bảo vệ đạo lý truyền thống dân tộc, ngẫm ra cũng đáng quí lắm thay!



Từ sự kiện đơn giản ấy, tác giả – một người Trà Vinh bình dân nào đó – đã sáng tác truyện thơ Thầy Thông Chánh. Bằng những thủ pháp nghệ thuật đáng khâm phục, tác giả đã hướng phát súng của thầy Thông Chánh vào tận thành trì của chế độ thực dân cướp nước và sự ươn hèn của triều đình phong kiến, đồng thời khẳng khái biểu thị thái độ yêu nước thương nòi mãnh liệt của mình. Chính những giá trị đó đã đáp ứng được nỗi lòng của giới quần chúng bình dân trước cơn quốc phá gia vong nên họ chắt chiu gìn giữ rồi lưu truyền cho các thế hệ con cháu, mặc cho sự cấm đoán gay gắt của chế độ thực dân.

Cũng chính từ những giá trị đó mà nhiều nhà nghiên cứu văn học dân gian sau này đã khá thống nhất nhau trong nhận định: “Cùng với Thơ Sáu Trọng, Thơ Thầy Thông Chánh là hai truyện thơ làm rung rinh chế độ thực dân Pháp ở Nam kỳ vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX”.


(Trình bày tại Hội nghị khoa học thường niên về Văn hóa dân gian
do Viện Nghiên cứu Văn hóa dân gian Việt Nam tổ chức.
Hà Nội – 28/11/2004)

Tài liệu tham khảo:
- Công báo Bull, Officiel de L’ Indochine Francaise, số 11. ngày 15 Janvier, 1894.
- Cao Huy Đỉnh. Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam. NXB KHXH. Hà Nội, 1976.
- Địa chí Văn hóa TPHCM. Trần Văn Giàu và Trần Bạch Đằng chủ biên. NXB TPHCM, 1986.
- Tạp chí Bách khoa, số 412. Sài Gòn, 1974.
- Nhà nước và pháp luật Việt Nam. Giáo trình nhiều tác giả. Đại học Luật Hà Nội, 1997.
- Nhà nước và pháp luật thế giới. Giáo trình nhiều tác giả. Đại học Luật Hà Nội, 1997.
- Thơ Thầy Thông Chánh, Sáu Trọng, Hai Miêng. Nguyễn Hữu Hiệp – Lê Minh Quốc. NXB Trẻ, 1998.

Trần Dũng (http://www.vanchuongviet.org/index.php?comp=tacgia&action=detail&id=511)

VAPUTIN
01-02-2013, 21:02
Giai thoại về "cô Ba xà bông"

Theo gia phả họ Ngô ở Bãi Xan (Trà Vinh) thì vợ ông thông Chánh là bà NGÔ THỊ ÐEN sinh năm 1877 mất năm 1961.Chồng: Nguyễn Trung Chánh (1851-1896)
Nếu vậy thì năm 1894 bà thông Chánh mới có 17 tuổi,(?) con gái của ông thông Chánh bao nhiêu tuổi?
Cũng theo gia phả này thì bà Đen có hai người con: con đầu là Hai Thiện (con trai?) và con gái tên là NGUYỄN THỊ KIỀU (cô Ba Kiều **)
Chú thích của gia phả:
* Thầy Thông Chánh (http://www.baixan.com/ngogiadanhtoc/nhungngoimohongo/nguyen_trung_chanh1.jpg) - người bị xử chém đầu vào ngày 17-1-1936 vì đã bắn chết Biện lý Jaboin trong dịp lễ Chánh chung.
** Cô Ba Kiều (http://www.baixan.com/ngogiadanhtoc/suutam/linhtinh/savon_coba.jpg): Người đẹp nổi tiếng Nam Kỳ Lục Tỉnh được chính phủ in thành tem thư và hảng xà bông đã dùng tên cô làm hiệu "Xà Bông Cô Ba" (http://www.baixan.com/hodaobaixan/nhanvat/savon_coba.jpg)http://www.baixan.com/ngogiadanhtoc/giapha/giapha_ho_ngocong.htm

Ngôi mộ của Ông Chánh nằm trong khu họ Ngô tại đất thánh Bãi-Xan.


http://www.giaoxugiaohovietnam.com/VinhLong/01-Giao-Phan-VinhLong-BaiXan-02-8-MoOngChanh.jpg
Mộ Ông Nguyễn Trung Chánh (trong đất thánh Bãi Xan)

Năm ông Chánh mất trong ngay cái gia phả này cũng mâu thuẩn nhau (1896 hay 1936?)

VAPUTIN
01-02-2013, 21:04
Giai thoại về "cô Ba xà bông"

Từ những mâu thuẩn về thân thế gia đình ông thông Chánh nói trên có bạn sẽ hỏi vậy chuyện thầy thông Chánh có thật không?
Xin thưa, vụ đó hoàn toàn có thật và cũng nổi tiếng đến nổi không chỉ thấy duy nhất trên tờ Công báo Bull, Officiel de L’ Indochine, số 11, ra ngày 15 Janvier, 1894 đưa tin mà còn có một tờ "nhựt trình" bên Pháp đăng tải một bài dài về giây phút cuối cùng của thầy thông Chánh.

Theo Va tui thì đây là nguồn thông tin đáng tin cậy nhất về vụ ông thông Chánh.

http://i398.photobucket.com/albums/pp61/vaputin/image010.png


http://i398.photobucket.com/albums/pp61/vaputin/image001.png







http://i398.photobucket.com/albums/pp61/vaputin/image004.png


http://i398.photobucket.com/albums/pp61/vaputin/image006.png

http://i398.photobucket.com/albums/pp61/vaputin/image008.png


http://i398.photobucket.com/albums/pp61/vaputin/image002-1.jpg


Trước khi ra pháp trường thầy thông Chánh còn dõng dạc chào mọi người "anh em ở lại mạnh giỏi, tôi đi"
Một con người mạnh mẽ là thế.

Riêng về cô Ba con thầy thông Chánh thì tài liệu hầu như không có gì. Theo bài vè cụ thông Chánh thì ta có những thông tin sau: vào khoảng năm 1893 thì cô Ba phải ít nhất 17 tuổi và đã lấy chồng Tây. Tính cách của cô Ba theo bài vè mô tả thì cũng y hệt như tính cách cha cô: thích xài hàng nóng.

Tuy vậy bài báo trên kể rằng gia đình thầy thông Chánh đi thăm thầy lần cuối: bà thông Chánh ẳm con gái nhỏ trên tay bước theo đứa con gái lớn vào xà lim. Như vậy hai cô con gái này cô nào là thứ ba? Nếu ông bà thông Chánh chỉ có hai cô con gái thì cô Ba còn bé thế không thể nào nghịch súng sáu được.

Nếu chuyện thầy thông Chánh là có thật thì chuyện cô Ba con thầy có thể là do người sáng tác bài Vè thêm thắt vào nhằm làm tăng tính truyền cảm của bài vè hay chính tác giả cũng là nạn nhân của một vụ đồn thổi "nghe nói cô Ba...".

Cô Ba có là "huê khôi" không? Không thấy tài liệu nào xác nhận. Thực dân Pháp đang trong quá trình thiết lập ách đô hộ lên toàn cõi Đông dương chắc cũng chưa đủ thời gian để tổ chức thi hoa hậu...

Vậy cô Ba có đẹp lắm không? Cũng không rõ và mọi người có khuynh hướng đoán mò: Nếu vợ thầy thông Chánh đẹp thì con gái thầy chắc cũng đẹp...

Vậy thì cô Ba con thầy thông Chánh có phải là người có ảnh trên con tem in hình thiếu nữ An nam phát hành năm 1907 và trên cục xà bông Việt Nam của hãng Trương Văn Bền không?

Va tui e rằng không phải.

VAPUTIN
01-02-2013, 21:14
Giai thoại về "cô Ba xà bông"

Hình chìm (Watermark) trong dòng tiền giấy VNCH là hình nào là của "cô Ba xà bông" vì có đến 2 cô:


Va tui nghĩ rằng tiền Việt Nam CH được in sau 1956 thì không nhất thiết phải in hình của cô Ba nào đó sinh vào khoảng những năm 187X. Hình nghiêng (profile) trên tờ giấy bạc chỉ mang tính tượng trưng, có nghĩa là bất kỳ người phụ nữ Việt Nam nào nếu để tóc búi, mặc áo dài như vậy đều có thể giống như ảnh trên tờ giấy bạc.

Sách Hỏi đáp Sài Gòn 300 năm. NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh (http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A0nh_ph%E1%BB%91_H%E1%BB%93_Ch%C3%AD_Minh), 2000 cũng không đưa ra nguồn nào khi khẳng định "ngân hàng Việt Nam Cộng hòa (http://vi.wikipedia.org/wiki/Vi%E1%BB%87t_Nam_C%E1%BB%99ng_h%C3%B2a) thì in nổi hình cô trong vòng trắng các loại giấy bạc". Tiếc là sách vở ngày nay có nhiều sạn loại này lắm.

http://i580.photobucket.com/albums/ss244/bossmoney/IMG_3244-1.jpg (http://i580.photobucket.com/albums/ss244/bossmoney/IMG_3244-1.jpg)
http://i580.photobucket.com/albums/ss244/bossmoney/IMG_3333-1.jpg (http://i580.photobucket.com/albums/ss244/bossmoney/IMG_3333-1.jpg)

VAPUTIN
01-02-2013, 21:15
Giai thoại về "cô Ba xà bông"

Quay lại vụ con tem, hầu như các nhà nghiên cứu tem thư đều cho rằng con tem "cô Ba" xuất phát từ những bưu ảnh có tưa đề là "Cochinchine-Femme de Saigon" (Nam kỳ-người phụ nữ Sài gòn) này.

Vì sao không phải ngược lại, con tem có trước bưu ảnh có sau?

Vì dấu nhật ấn trên bưu ảnh này là tháng 3-1903 còn con tem đến năm 1907 mới được in ra


http://images-02.delcampe-static.net/img_large/auction/000/156/457/033_001.jpg

VAPUTIN
01-02-2013, 21:16
Giai thoại về "cô Ba xà bông"

Có khoảng 6-7 loại bưu ảnh chụp cô này: thẳng nghiêng đứng ngồi

Hai bưu ảnh dưới đây thuốc bộ sưu tập Dieulefils

Bưu ảnh số 914
http://images-02.delcampe-static.net/img_large/auction/000/170/917/477_001.jpg

Bưu ảnh trên nhưng nhà sưu tập nào đó chua thêm con số 32 không hiểu có ý nghĩa gì?

http://images-01.delcampe-static.net/img_large/auction/000/134/688/420_001.jpg

VAPUTIN
01-02-2013, 21:24
Giai thoại về "cô Ba xà bông"

Bưu ảnh cái lư của Dieulefils
http://images-00.delcampe-static.net/img_large/auction/000/169/374/437_001.jpg


Bưu ảnh cái lư của Dieulefils 1400

http://images-02.delcampe-static.net/img_large/auction/000/046/439/053_001.jpg?v=3

Bưu ảnh "cái lư" của bộ sưu tập Dieulefils 1401

http://images-00.delcampe-static.net/img_large/auction/000/146/015/363_001.jpg?v=2

Bưu ảnh cái lư của Dieulefils 1402

http://images-00.delcampe-static.net/img_large/auction/000/134/690/885_001.jpg

Bưu ảnh này có nhật ấn 1905

http://images-02.delcampe-static.net/img_large/auction/000/134/691/010_001.jpg


Bưu ảnh số 300

http://images-02.delcampe-static.net/img_large/auction/000/162/140/836_001.jpg

http://images-02.delcampe-static.net/img_large/auction/000/153/340/795_001.jpg

VAPUTIN
01-02-2013, 21:25
Giai thoại về "cô Ba xà bông"

Các bưu ảnh dưới đây thuộc bộ sưu tập Collection Poujade de Ladevere

Bưu ảnh số 31

http://images-01.delcampe-static.net/img_large/auction/000/150/946/011_001.jpg

Bưu ảnh số 49
http://images-01.delcampe-static.net/img_large/auction/000/175/893/387_001.jpg

Bưu ảnh 50

http://lichsuvn.info/forum/images/statusicon/wol_error.gifThis image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 1019x736.http://images-01.delcampe-static.net/img_large/auction/000/122/192/256_001.jpg
__________________

VAPUTIN
01-02-2013, 21:25
Giai thoại về "cô Ba xà bông"

Một bưu ảnh chú thích "Femme saigonnaise""Một phụ nữ người Sài gòn"

http://images-01.delcampe-static.net/img_large/auction/000/064/007/694_001.jpg


http://images-00.delcampe-static.net/img_large/auction/000/038/899/271_001.jpg?v=1
__________________

VAPUTIN
01-02-2013, 21:26
Giai thoại về "cô Ba xà bông"


Vậy ai là người chụp những ảnh trên?

Những bưu ảnh trên thuộc về hai bộ sưu tập: bộ sưu tập Dieulefils và bô sưu tập Poujade de Ladeveze. Ta xem xét từng ông một.

Ông Pierre Dieulefils là người đầu tiên chụp ảnh phong cảnh, con người, chùa chiền... ở Hà Nội. Trong một cuốn sách ông đã viết: “Tôi chụp Hà Nội mỏi tay mà vẫn muốn chụp”. P.Dieulefils sinh ngày 21-1-1862 ở Malestroit, một ngôi làng nhỏ xứ Bretagne miền Bắc nước Pháp. Năm 1883, ông đăng lính và đến Bắc kỳ vào năm 1885. P.Dieulefils đóng quân ở Hà Nội nhưng cũng tham gia các chiến dịch của quân Pháp ở Bắc kỳ và chính trong khoảng thời gian này, ông bắt đầu chụp ảnh. Sau 2 năm ở Bắc kỳ, ông về Pháp nghỉ phép, lấy vợ rồi trở lại Hà Nội vào tháng 7-1888, mở một hiệu ảnh. Ông đã gửi những bức ảnh chụp Hà Nội và xứ Bắc kỳ tham dự Triển lãm Ảnh quốc tế tổ chức tại Paris vào tháng 4-1889 và được ban tổ chức trao huy chương đồng. Năm 1894, ông dọn về số nhà 53 phố Jules Ferry (phố Hàng Trống ngày nay). Cho đến nay, nhiều tấm ảnh đóng dấu địa chỉ 53 phố Jules Ferry vẫn thấy bán ở các cửa hàng dành cho các nhà sưu tập ở Pháp. Cũng năm 1894, ông đã trúng thầu chụp ảnh căn cước dán trên thẻ lưu trú của người nước ngoài sống tại Bắc kỳ và Trung kỳ (chủ yếu là người Trung Quốc). Việc đó đã tạo cho ông cơ hội đi nhiều nơi hơn để sáng tác. Tại Triển lãm Ảnh quốc tế Paris năm 1900, ông nhận được huy chương vàng cho những bức ảnh chụp Hà Nội và Đông Dương. Từ khoảng năm 1900, thế giới bùng nổ phong trào bưu ảnh, không chậm trễ với trào lưu này, năm 1901, ông bắt đầu phát hành bưu ảnh. Thiết bị nhiếp ảnh hồi đó rất nặng, cồng kềnh, dễ hư hỏng trong khi đường sá ở Bắc kỳ không hề dễ dàng cho việc đi lại và đi chụp ảnh cũng đồng nghĩa là thám hiểm, đã thế còn rất nguy hiểm nhưng lòng đam mê quá lớn khiến ông vượt qua tất cả. P.Dieulefils đã tham gia Triển lãm Ảnh quốc tế tổ chức tại Hà Nội năm 1902. Không chỉ trưng bày ảnh, ông còn đưa ra những bưu ảnh đầu tiên, vì thế người ta đã gọi ông là “Nhà nhiếp ảnh thám hiểm và sản xuất bưu ảnh”. Khách du lịch Châu Âu đến Hà Nội không thể bỏ qua cửa hàng bưu ảnh của ông và trong món quà mang từ xứ Đông Dương về bao giờ cũng có những tấm bưu thiếp chụp Nhà hát Lớn, Hồ Gươm, Dinh Toàn quyền, chùa Một Cột, phố Tràng Tiền, chùa Quán Sứ... Bị ốm nặng năm 1904, ông phải trở về Pháp an dưỡng nhưng khỏi bệnh, ông quyết định đi Campuchia. Trở lại Hà Nội, ông mở một cửa hàng mới tại số 42 và 44 phố Paul Bert (nay là phố Tràng Tiền) rồi lại xuống tàu thủy về Pháp để tham gia Triển lãm Thuộc địa ở Marseille (từ ngày 15-4 cho đến tháng 11-1906). Những bức ảnh của ông về Đông Dương lại được trao huy chương vàng. Năm 1909, ông xuất bản cuốn sách ảnh “Đông Dương tráng lệ và kỳ vĩ: Bắc kỳ, Trung kỳ” trưng bày tại Triển lãm Quốc tế ở Bruxelles năm 1910 và lại thêm lần nữa ông được ban tổ chức trao huy chương vàng.

Sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, P.Dieulefils đều đặn trở lại Đông Dương tiếp tục sáng tác. Ông là nhà nhiếp ảnh thành công nhờ chụp con người, cảnh vật ở Đông Dương và điều đó cũng có nghĩa là ông đã quảng bá Đông Dương với thế giới. Người ta ước tính số phim ảnh và bưu ảnh của Pierre Dieulefils lên đến 5.000 bản, phản ánh mọi mặt của đời sống thường ngày ở Đông Dương thời đó. Nó giúp cho các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa, tôn giáo khám phá Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ, Vân Nam (Trung Quốc) và Campuchia trong giai đoạn 1885 và 1925.

Còn ông Poujade de Ladevèze được biết đến qua các hình ảnh Saigon từ 1908-1922 với bộ sưu tập "Collection Poujade de Ladevèze". Poujade de Ladevèze có tên trong niên giám các địa chỉ thương mại ởSaigon năm 1922, kế tục thương gia C. David, sản xuất ảnh cartes postales rất sớm và đặc biệt bằng màu. Ông Poujade de Ladevèze chắc chắn cũng không phải là nhà nhiếp ảnh; ông thâu thập nhiều ảnh mà ông in ra nhưng không bao giờ ghi tên tác giả thực sự của các ảnh này

Như vậy ta có thể cho rằng chính P.Dieulefils là người chụp những bức ảnh "cô Ba" nói trên còn ông Poujade de Ladevèze mua lại bản quyền của ông P.Dieulefils từ sau năm 1908, tức là sau khi con tem "cô Ba" được in ra. Thực tế nhật ấn trên bưu thiếp cũng cho thấy điều này.

VAPUTIN
01-02-2013, 21:28
Giai thoại về "cô Ba xà bông"

Vài dòng về cụ Dieulefils (theo các diễn đàn tem)
Xuất thân cựu sĩ quan trong đoàn quân viễn chinh Pháp, Pierre Dieulefils mở cơ sở nhiếp ảnh tại Hà Nội năm 1887 sau khi được giải ngũ. Ðến năm 1902, Dieulefils bắt đầu làm bưu thiếp với hình ảnh phong cảnh, đền đài, cổ tích, nhân vật, thời sự và sinh hoạt của các xứ Bắc Kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ, Cam Bốt, Lào, và Vân Nam bên Trung Quốc do chính ông chụp. Công trình này được Dieulefils tiếp tục cho mãi đến giữa thập niên 1920, với tổng số hơn 5,000 bưu thiếp.


Hình Dieulefils

http://www.vietstamp.net/forum/attachment.php?attachmentid=130411&d=1303951863


Dĩ nhiên là những bưu thiếp này là một cách quảng cáo công trình «khai hóa» của nước «Ðại Pháp» tại Ðông Dương. Nhưng ngày nay, nhờ nghệ thuật nhiếp ảnh của «Ðứa Con Trời » (Dieulefils) này mà chúng ta biết được một cách cụ thể hình ảnh của nước ta và dân ta đúng một thế kỷ trước đây, nhất là những hình ảnh lịch sử của cuộc khởi nghĩa Yên Thế với một bộ bưu thiếp phong phú tới 56 chiếc.

Dieulefils lấy cái lư làm dấu hiệu trên các bưu thiếp của ông. Hình ảnh mỗi địa phương nước ta được Dieulefils giới thiệu tổng quát trước tiên bằng một bưu thiếp tổng hợp như bốn bưu thiếp Quảng Yên, Hòn Gai (Gay), Móng Cái (Cáy), An Nam dưới đây.


http://www.vietstamp.net/forum/attachment.php?attachmentid=130412&d=1303951863

http://www.vietstamp.net/forum/attachment.php?attachmentid=130413&d=1303951863


Hình phong cảnh Hạ Long

http://www.vietstamp.net/forum/attachment.php?attachmentid=130415&d=1303952304



Hình người dân giúp chúng ta biết y phục cổ truyền miền Bắc đầu thế kỷ XX

http://www.vietstamp.net/forum/attachment.php?attachmentid=130414&d=1303951863


Cuộc khởi nghĩa Yên Bái: nhạc phụ của Hùm Thiêng Yên Thế đã bị giặc Pháp bắt

http://www.vietstamp.net/forum/attachment.php?attachmentid=130416&d=1303952304


Cuộc khời nghĩa Yên Bái: một nghĩa quân bị bắt đang bị hỏi cung. Nhưng nhìn hình ảnh này, chúng ta phải đặt ngay nghi vấn: có thật cuộc hỏi cung nhân đạo và văn minh như thế này không, hay đây chỉ là dàn cảnh chụp hình để tuyên truyền? Bọn Pháp bắt được nghĩa quân thường chặt đầu bêu ngoài chợ (chính Dieulefils đã chụp làm bưu thiếp) mà lịch sự như thế này sao?

http://www.vietstamp.net/forum/attachment.php?attachmentid=130417&d=1303952304



Cuộc khời nghĩa Yên Bái: Lê Hoan, Khâm Sai của Triều đình Huế, người đem quân đánh Ðề Thám

http://www.vietstamp.net/forum/attachment.php?attachmentid=130418&d=1303952304


Hình ảnh Huế: Cửu Ðỉnh, tượng trưng chín vua đầu triều Nguyễn
http://www.vietstamp.net/forum/attachment.php?attachmentid=130419&d=1303952670



Hình ảnh Huế: một cảnh của lăng Minh Mạng

http://www.vietstamp.net/forum/attachment.php?attachmentid=130420&d=1303952670


Hình ảnh Huế: Ðại Nam Thành Thái
http://www.vietstamp.net/forum/attachment.php?attachmentid=130421&d=1303952670



Năm 1997, một tác gỉa Pháp tên Thierry Vincent đã thực hiện được công trình nghiên cứu tổng hợp về bộ bưu thiếp Pierre Dieuleflis tựa đề Pierre Dieulefils, Photographe-Éditeur de Cartes Postales d’ Indochine (1997, 255 tr.). Anh chị em nào muốn biết thêm về Pierre Dieulefils và bộ bưu thiếp hơn 5,000 chiếc do công khó của tay nhiếp ảnh chuyên nghiệp này có thể tìm mua hay nhờ người mua sách tại Pháp. Ðây là trang bìa sách về Pierre Dieulefils

http://www.vietstamp.net/forum/attachment.php?attachmentid=130423&d=1303953084



Hình một trang sách có chữ ký cùa tác giả Thierry Vincent

http://www.vietstamp.net/forum/attachment.php?attachmentid=130422&d=1303952670

__________________

VAPUTIN
01-02-2013, 21:28
Giai thoại về "cô Ba xà bông"

Vài dòng về cụ Dieulefils (theo các diễn đàn tem)

Cửa hàng đầu tiên của Dieulefils ở Hà Nội là:

http://www.vietstamp.net/forum/attachment.php?attachmentid=168144&d=1338738392

Tức là 53 phố Hàng Trống (phố Lê Thái Tổ ngày nay trước cũng thuộc phố Jules Ferry, nhưng không có số lẻ). Dường như không có tấm bưu thiếp nào có hình cửa hiệu này!?

Theo thông tin tại trang http://www.pierre-dieulefils.com/PBC....asp?ID=109481 (http://www.pierre-dieulefils.com/PBCPPlayer.asp?ID=109481), sau năm 1904 Dieulefils thuê cửa hiệu ở 42-44 phố Paul Bert. Nếu thông tin này đúng, cửa hiệu này phải ở đây:

http://www.vietstamp.net/forum/attachment.php?attachmentid=168145&d=1338738392

Paul Bert là phố có nhiều bưu thiếp nhất, do đó tìm vị trí này thế nào cũng phải thấy!

Đây là góc nhìn từ phố Ngô Quyền:

http://www.vietstamp.net/forum/attachment.php?attachmentid=168146&d=1338738392

Từ góc này chỉ biết có một ngôi nhà cạnh Hotel du Coq (có hình con gà trống ở trên).

Cũng từ góc trên, nhưng lùi ra xa thêm, thấy ngôi nhà trên rõ hơn:

http://www.vietstamp.net/forum/attachment.php?attachmentid=168147&d=1338738392

Còn đây là góc nhìn theo chiều ngược lại, ảnh chụp từ phía khách sạn Metropole. Ngôi nhà cần tìm đã thấy khá rõ:

http://www.vietstamp.net/forum/attachment.php?attachmentid=168148&d=1338738392

Ảnh chụp trực diện ngôi nhà dường như không thấy? Nhưng may có một tấm chụp phố Paul Bert từ phía Nhà Hát Lớn nhìn lại tại chính ngã tư này:

http://www.vietstamp.net/forum/attachment.php?attachmentid=168149&d=1338738392

Phóng to hình một chút, thấy khá rõ chữ DIEULEFILS (có người bán trên delcampe đã đưa thông tin này từ lâu!):

http://www.vietstamp.net/forum/attachment.php?attachmentid=168150&d=1338738392

Đặc biệt, cửa hàng có gắn thêm biển "Cartes Postales"!

Sau khi gia đình Dieulefils rời Hà Nội về Pháp năm 1913 (và rơi vào cảnh khó khăn do Thế chiến I), ngôi nhà trên dường như đã được Hotels du Coq mua lại để vươn ra mặt phố Paul Bert:

http://www.vietstamp.net/forum/attachment.php?attachmentid=168151&d=1338738392

__________________

VAPUTIN
01-02-2013, 21:35
Giai thoại về "cô Ba xà bông"

Năm 1907 chính quyền Pháp ở Đông Dương phát hành những mẫu tem có hình ảnh liên quan đến các nước Đông Dương thuộc địa như sau:

41-58
http://www.vietstamp.net/data/2009/12/22/00580668_Product_4373.jpg
Mã số 41
Tên Cô gái An Nam
Giá mặt (VNĐ) 1 C
Kích thước (mm)

http://www.vietstamp.net/data/2009/12/22/00585422_Product_4374.jpg
Mã số 42
Tên Cô gái An Nam
Giá mặt (VNĐ) 2 C
Kích thước (mm)

http://www.vietstamp.net/data/2009/12/23/02572667_Product_4375.jpg
Mã số 43
Tên Cô gái An Nam
Giá mặt (VNĐ) 4 C
Kích thước (mm)

http://www.vietstamp.net/data/2009/12/23/02582020_Product_4376.jpg
Mã số 44
Tên Cô gái An Nam
Giá mặt (VNĐ) 5 C
Kích thước (mm)


http://www.vietstamp.net/data/2009/12/23/02585137_Product_4377.jpg
Mã số 45
Tên Cô gái An Nam
Giá mặt (VNĐ) 10 C
Kích thước (mm)

http://www.vietstamp.net/data/2009/12/23/02592817_Product_4378.jpg
Mã số 46
Tên Cô gái An Nam
Giá mặt (VNĐ) 15 C
Kích thước (mm)

http://www.vietstamp.net/data/2009/12/23/03020289_Product_4379.jpg
Mã số 47
Tên Cô gái Campuchia
Giá mặt (VNĐ) 20 C
Kích thước (mm)

http://www.vietstamp.net/data/2009/12/23/03025410_Product_4380.jpg
Mã số 48
Tên Cô gái Campuchia
Giá mặt (VNĐ) 25 C
Kích thước (mm)

http://www.vietstamp.net/data/2009/12/23/03033121_Product_4381.jpg
Mã số 49
Tên Cô gái Campuchia
Giá mặt (VNĐ) 30 C
Kích thước (mm)

http://www.vietstamp.net/data/2009/12/23/03043707_Product_4382.jpg
Mã số 50
Tên Cô gái Campuchia
Giá mặt (VNĐ)
35 C
Kích thước (mm)

http://www.vietstamp.net/data/2009/12/23/03051632_Product_4383.jpg
Mã số 51
Tên
Cô gái Campuchia
Giá mặt (VNĐ)
40 C
Kích thước (mm)

http://www.vietstamp.net/data/2009/12/23/03060768_Product_4384.jpg
Mã số 52
Tên
Cô gái Campuchia
Giá mặt (VNĐ)
45 C
Kích thước (mm)

http://www.vietstamp.net/data/2009/12/23/03065024_Product_4385.jpg
Mã số 53
Tên
Cô gái Campuchia
Giá mặt (VNĐ)
50 C
Kích thước (mm)

http://www.vietstamp.net/data/2009/12/23/03085123_Product_4386.jpg
Mã số 54
Tên Phụ nữ Campuchia
Giá mặt (VNĐ)
75 C
Kích thước (mm)

http://www.vietstamp.net/data/2009/12/23/03095726_Product_4387.jpg
Mã số 55
Tên Phụ nữ An Nam
Giá mặt (VNĐ) 1 Fr
Kích thước (mm)

http://www.vietstamp.net/data/2009/12/23/03112206_Product_4388.jpg
Mã số
56
Tên
Phụ nữ Mường
Giá mặt (VNĐ)
2 Fr
Kích thước (mm)

http://www.vietstamp.net/data/2009/12/23/03122114_Product_4389.jpg
Mã số
57
Tên
Phụ nữ Lào
Giá mặt (VNĐ)
5 Fr
Kích thước (mm)

http://www.vietstamp.net/data/2009/12/23/03141781_Product_4390.jpg
Mã số 58
Tên Phụ nữ Bắc Kỳ
Giá mặt (VNĐ) 10 Fr
Kích thước (mm)

Mẫu số 41-43 phát hành tháng 10-1907.
Tên bộ tem 41-58
Mã số tem I06
Danh mục Viet Stamp 41-58
Scott 41-58
Michel 41-58
Loại tem Phổ thông
Số mẫu 18
Ngày phát hành ??-07-1907, ??-10-1907
Số răng tem 14 x 13,5 (41-53), 13,5 x 14 (54-58)
Nơi in Pháp

http://www.vietstamp.net/vn/tem-viet-nam/tem-dong-duong/1907/4158/
-----------------
Va tui thấy dùng từ "cô gái" ở đây có thể không chính xác. Người Pháp người ta dùng từ femme không phải chỉ các cô gái mà chỉ phụ nữ nói chung

VAPUTIN
01-02-2013, 21:45
Giai thoại về "cô Ba xà bông"

http://www.vietstamp.net/forum/attachment.php?attachmentid=133115&d=1306168542


Số tem trên được chế bản và in ấn tại Pháp.
Ta có thể hình dung công việc in bộ tem này được tiến hành như sau:
Người ta đã gửi một số hình ảnh phụ nữ Đông Dương đến xưởng in tem của chính phủ Pháp. Ở đó nghệ sĩ khắc bản in đồng Puyplat sẽ chọn ra một số hình ảnh tiêu biểu rồi ông vẽ phác thảo các mẫu tem. Sau khi trình duyệt...ông sẽ bắt tay tạo khuôn in bằng đồng.
(Va mỗ không phải là dân chơi tem thứ thiệt, trong bài này nếu có sai sót chổ nào thì xin các bạn cứ tận tình chỉ bảo)

Ngoài bức ảnh thể hiện trên con tem "cô Ba", Dieulefils còn được Puyplat chọn một ảnh khác:

Ảnh người phụ nữ Mường ở Bắc Hà

Người phụ nữ Mường này có là nhân vật đặc biệt gì không ta chưa biết nhưng có lẽ Puyplat đã chọn ảnh một cách ngẫu nhiên theo sở thích của ông< Tại sao ông không chọn ảnh một thiếu nữ Tày hay H Mông?

http://www.vietstamp.net/forum/attachment.php?attachmentid=130566&d=1303975690

http://www.vietstamp.net/forum/attachment.php?attachmentid=130567&d=1303975690 :

http://blog-imgs-23.fc2.com/y/o/s/yosukenaito/20051210102426.jpg

Con tem trên cũng được đóng dấu đè dùng ở Quảng Châu Loan
__________________

VAPUTIN
01-02-2013, 21:46
Giai thoại về "cô Ba xà bông"

http://www.vietstamp.net/forum/attachment.php?attachmentid=133116&d=1306168542


Vậy cụ Dieulefils đã chụp bức ảnh "cô Ba" trong thời gian nào, ở đâu?
Liệu người trong ảnh có phải là cô Ba con thầy thông Chánh?

Theo như tài liệu trên thì câu hỏi "chụp bao giờ" thì ta chưa thể trả lời chính xác, chỉ biết trong khoảng từ 1988 đến 1902 hay 1903. Nếu bạn nào sưu tập được bưu ảnh nói trên sớm hơn 1903 thì up lên nhé.

Còn địa điểm thì nhiều khả năng ở tại một hiệu chụp ảnh nào đó với phông màn, chiếc bàn, lọ lục bình, chiếc dù...đã được chuẩn bị sẵn cho khách đến chụp hình theo phong cách thời đó. Do đó người được chụp trong ảnh vừa có thể là người mẫu được cụ Dieulefils mời đến chụp hay chỉ là một khách hàng của cụ Dieulefils, một người phụ nữ nào đó muốn lưu giữ hình ảnh trẻ trung của mình cho hậu thế chứ không đến hiệu ảnh vì mục đích làm bưu thiếp.

Nếu tấm ảnh này được chụp ở Hà nội thì hẳn địa điểm phải là hiệu ảnh của cụ Dieulefils ở 53 phố Jules Ferry (phố Hàng Trống ngày nay)

VAPUTIN
01-02-2013, 21:48
Giai thoại về "cô Ba xà bông"

Quay lại tấm ảnh "cô Ba"


http://www.vietstamp.net/forum/attachment.php?attachmentid=133116&d=1306168542


Người trong ảnh ăn mặc theo phong cách phụ nữ nhà giàu Nam bộ thời đó: áo dài, hài thêu, tay đeo nhẫn vàng, xuyến vàng, cổ đeo hơn chục sợi dây chuyền vàng, đầu tóc búi tó.

Ảnh dưới đây là một phụ nữ Sài gòn khác cùng thời với người phụ nữ ảnh trên

http://lichsuvn.info/forum/images/statusicon/wol_error.gifThis image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 1020x694.http://images-00.delcampe-static.net/img_large/auction/000/177/934/304_001.jpg


Bạn có thể đoán bà trong bưu ảnh "cô Ba" bao nhiêu tuổi? 16, 18, 20, 22...? Theo một khảo sát mini của Va mỗ thì hầu hết mọi người cho rằng người trong ảnh ở độ tuổi 18-20. Tuy vậy theo ngôn từ chú thích của cụ Dieulefils trên bưu ảnh, (có thể cụ Dieulefils quen biết khá thân với người phụ nữ này) thì dường như người phụ nữ trong bưu ảnh nhìn trẻ hơn tuổi. Người phụ nữ này có tuổi đủ để cụ không dám thêm vào chữ Jeune (trẻ) trong chú thích. Bà này có tuổi từ 25 trở lên theo chuẩn mực xếp loại tuổi tác phụ nữ thời đó. (thời nay dưới băm thì được xem là trẻ, phải ko?)

http://images-00.delcampe-static.net/img_large/auction/000/167/556/818_001.jpg


Một bưu ảnh chú thích "người phụ nữ trẻ" thời đó

http://images-02.delcampe-static.net/img_large/auction/000/112/247/977_001.jpg

Một phụ nữ "trẻ" khác.

VAPUTIN
01-02-2013, 21:50
Giai thoại về "cô Ba xà bông"

Nếu người trong ảnh trên 24 tuổi thì cô Ba con thầy thông Chánh không phù hợp

Theo wiki thì sau khi thầy Thông Chánh bị xử tử (năm 1894), cô Ba trẻ đẹp (con gái thầy, lấy chồng là người Pháp) toan trả thù cho cha nhưng vừa đưa súng lên bắn thì bị đối phương xô té. Bị bắt giam, cô Ba đã tự tử chết. (như vậy theo wiki và Vè thông Chánh thì vào năm 1894 cô Ba chỉ khoảng 15, 17 hoặc 18,19 tuổi). Nếu năm 1894 cô Ba con thầy thông Chánh trên 24 thì mẹ cô chắc phải trên 40. Phụ nữ ở tuổi 40 trở lên thì liệu có hấp dẫn tên tham biện Jaboin làm tên này theo đuổi đến mức thầy thông Chánh xin đổi đi đâu thì hắn đổi theo đến đó để ve vãn bà thông hay không, ông Trần Dũng đã đặt vấn đề như thế.

...Thứ này đến thứ cô Ba,
Mới mười lăm tuổi lầy rày chồng Tây
( Ông Trần Dũng nói có dị bản ghi là 17)

Căn cứ vào bài báo trang đầu tiên thì vào 6 giờ sáng ngày thầy thông Chánh bị tử hình, gia đình ông có vào xà lim thăm ông lần cuối. Bà thông Chánh ẳm con gái nhỏ trên tay bước theo đứa con gái lớn vào xà lim. Như vậy hai cô con gái này cô nào là thứ ba? Nếu ông bà thông Chánh chỉ có hai cô con gái thì cô Ba con thầy vào năm 1894 còn rất bé. Ông thông Chánh đã trìu mến nhìn đứa con gái út lần cuối, hôn nó rồi trao lại cho vợ ông. Ông không khóc trong khi cả gia đình ông khóc nức nở.

Chuyện con tem in năm 1906 đã là thế thì chuyện đến sau năm 1930 ông Trương Văn Bền lấy hình cô Ba con thầy thông Chánh in lên cục xà bông Việt Nam hay sau 1956 ngân hàng VNCH lấy hình cô làm hình chìm cho tờ giấy bạc theo Va mỗ thì lại càng hoang đường hơn nữa.

Cùng với việc lựa chọn hình ảnh để thiết kế tem một cách "khách quan" của nghệ nhân Puyplat: ông chỉ chọn ngẫu nhiên một số ảnh được gửi từ Đông Dương qua Paris thì chuyện cô Ba con thầy thông Chánh đẹp đến mức được nhà nước vẽ tem, cty TVB in hình lên cục xà bông...cũng chỉ là một huyền thoại.

VAPUTIN
01-02-2013, 21:55
Giai thoại về "cô Ba xà bông"

Va mỗ cứ thắc mắc là "không có lửa tại sao có khói": vì sao một người cẩn trọng như cụ Vương Hồng Sển lại cho rằng có mối liên quan giữa vụ thầy thông Chánh và con tem bưu điện? Có thể cụ đã có những thông tin nào đó mà ngày nay chúng ta chưa tìm ra không?

Trong qua trình thu thập tài liệu về "cô Ba", Va mỗ tình cờ phát hiện tấm bưu thiếp đánh số 3015 này

http://images-02.delcampe-static.net/img_large/auction/000/174/092/524_001.jpg

Bưu ảnh này thú vị ở chổ là cụ Dieulefils chú thích "cô Ba" là "Bắc kỳ-vợ một ông thông ngôn".

Tấm bưu ảnh này nói lên vài điều thú vị:

1-Những tấm bưu ảnh "cô Ba Sài gòn" được chụp ở Hà nội, có thể ngay hiệu ảnh của cụ Dieulefils.
2-Cụ Dieulefils hẳn quen biết gia đình bà thông này. Có thể bà thông đến chụp ảnh ở hiệu ảnh Dieulefils vài lần. Cụ Dieulefils thấy bà là người phụ nữ Nam kỳ (Sài gòn?) ít ỏi ở đất Hà thành nên cụ quan tâm làm quen và xin chụp ảnh bà cho bộ sưu tập của ông.

Có một sự trùng hợp là ông thông Chánh cùng gia đình cũng có nhiều năm làm việc ở Hà nội và theo bài Vè thông Chánh thì ông buộc phải xin chuyển đi làm nơi khác vì tên Jaboin cứ ve vãn vợ ông. Cuối cùng ông về quê ông ở Trà Vinh nhưng tên Jaboin cũng không buông tha.
__________________

VAPUTIN
01-02-2013, 21:57
Giai thoại về "cô Ba xà bông"

Chắc vì do quen biết nên sau đó cụ Dieulefils cũng có lần đến nhà cô thông chụp ảnh

Dưới đây là bưu ảnh số 3127 với hai biến thể

#1
http://images-00.delcampe-static.net/img_large/auction/000/122/596/322_001.jpg

http://lichsuvn.info/forum/images/statusicon/wol_error.gifThis image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 1019x672.http://images-00.delcampe-static.net/img_large/auction/000/101/560/931_001.jpg


#2

http://images-02.delcampe-static.net/img_large/auction/000/137/612/101_001.jpg

Ảnh "cô Ba" khi nằm trông già hơn khi cô đứng hay ngồi phải không? Các bạn có nghĩ là người trong ảnh đã hơn 25 hay không?

Từ những thông tin trên, Va mỗ đồ rằng:

Do số thông dịch viên người Nam kỳ mang gia đình ra Bắc kỳ làm việc thời đó khá ít ỏi nên có một xác xuất khá lớn để cho người trong ảnh "cô Ba" chính là vợ thầy thông Chánh.

Có thể đây là một đầu mối thông tin mà trãi qua "tam sao thất bản" để rồi cụ Sển sau này nhầm từ vợ sang con gái thầy thông Chánh chăng?

---------

Vậy về "cô Ba" trong tem và bưu ảnh ta có thể tạm kết luận người đó không phải là cô Ba con thầy thông Chánh, người đã bắn chết biện lý Jaboin năm 1893.

Người đó có là bà thông Chánh hay không thì cũng chưa thể kết luận chính xác được.

Giả thiết luôn là.. giả thiết khi ta chưa chứng minh được.
__________________

VAPUTIN
01-02-2013, 22:00
Giai thoại về "cô Ba xà bông"

Vậy còn Cô Ba có hình in trên cục xà bông là cô Ba nào?

Trước nhất, nhiều người lầm tưởng ông Trương Văn Bền là người sáng tạo ra nhãn hiệu "xà bông Cô Ba". Thật ra không phải vậy.

Xà bông của công ty Trương Văn Bền và các con không hề có loại nào mang nhãn hiệu "cô Ba". Công ty này chỉ có nhãn hiệu "Việt Nam"

Trong hồi ký, ông viết về sự chọn lựa tên sản phẩm xà bông của ông như sau: “Tôi đang tìm kiếm tên nào kêu, dễ gọi, dễ nhớ để đặt tên cho xà bông mà chưa kiếm ra. Ngoài Bắc, phong trào cách mạng Việt Nam quốc dân đảng do Nguyễn Thái Học cầm đầu nổi lên nhiều chỗ và thất bại. Đến lúc Tây xử tử họ ở Yên Bái thì mười người như một, trước khi đút đầu vô máy chém đều bình tĩnh hô to: 'Việt Nam vạn tuế' gây một luồng dư luận sôi nổi ở trong nước và thế giới.
Tôi chụp lấy vụ này, lấy tên Việt Nam đặt cho xà bông do người Việt sản xuất để nêu lòng ái quốc đang bùng lên: xà bông của người Việt làm cho người Việt, người Việt yêu nước phải dùng đồ Việt Nam”.

Thực tế cho thấy từ xà bông cục 72 phần dầu

http://alaintruong.canalblog.com/albums/la_savonnerie_vietnam/3._Savon_VN_Mus_e.jpg

đến xà bông thơm

http://alaintruong.canalblog.com/albums/la_savonnerie_vietnam/5._Savon_VN_001.jpg


http://alaintruong.canalblog.com/albums/la_savonnerie_vietnam/6._Savon_VN_002.jpg

đều ghi nhãn hiệu "Việt Nam".

Bạn nào tinh mắt chỉ ra dùm ở đâu có hai chữ "cô Ba"?

VAPUTIN
01-02-2013, 22:01
Giai thoại về "cô Ba xà bông"

Ngay cả biển hiệu, quảng cáo cũng không hề thấy có hai chữ "Cô Ba"


http://www.sgtt.com.vn/HTMG/2009/0618/53084/01.jpg (http://www.sgtt.com.vn/HTMG/2009/0618/53084/01.jpg)


http://alaintruong.canalblog.com/albums/la_savonnerie_vietnam/2._Pub_savon_VN_Mus_e.jpg (http://alaintruong.canalblog.com/albums/la_savonnerie_vietnam/2._Pub_savon_VN_Mus_e.jpg)


http://quocgianghiatu.org/home/images/QC/qc16.jpg
__________________

VAPUTIN
01-02-2013, 22:02
Giai thoại về "cô Ba xà bông"

Trên xe cộ, thư từ của hãng cũng không hề thấy có hai chữ "Cô Ba" mà chỉ thấy hai chữ "Việt Nam"

http://storage.canalblog.com/10/97/119589/44564801.jpg (http://storage.canalblog.com/10/97/119589/44564801.jpg)

http://alaintruong.canalblog.com/albums/la_savonnerie_vietnam/7._Usine_Savon_VN1.jpg (http://alaintruong.canalblog.com/albums/la_savonnerie_vietnam/7._Usine_Savon_VN1.jpg)
__________________

VAPUTIN
01-02-2013, 22:03
Giai thoại về "cô Ba xà bông"

Vậy tạo sao người ta gọi xà bông "Việt Nam" của công ty Trương Văn Bền là xà bông "Cô Ba"?

Để hiểu tại saochúng ta có thể phải đi ngược về quá khứ. Trước khi giặc Pháp đến xâm lược Việt Nam không mấy người Việt Nam biết tới xà bông là gì. Quần áo nếu bẩn thì giặt bằng nước lã.

Người Pháp đến và nhiều thứ sản phẩm mới lạ cũng theo chân đến từ trời Tây trong đó có xà bông. Thứ này mới đến nổi tiếng Việt tiếng Tàu trước đó chưa từng có, người ta đành gọi theo tiếng Pháp "Xa vông". Lâu ngày trại thành xà bông ở miền Nam và xà phòng ở miền Bắc.

Từ từ người Việt Nam bị xà bông chinh phục bởi tính tẩy rửa hiệu quả của nó.

Những cục xà bông đầu tiên đến Việt Nam từ Mạc xây và nhanh chóng bốn từ "xà bông Mạc xây" trở nên quen thuộc ở Việt Nam


http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/3/39/Savon_de_Marseille.jpg/220px-Savon_de_Marseille.jpg (http://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%ADp_tin:Savon_de_Marseille.jpg)
(http://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%ADp_tin:Savon_de_Marseille.jpg)
Một bánh xà phòng Marseille, được làm thủ công theo phương pháp cổ của Pháp.

VAPUTIN
01-02-2013, 22:05
Giai thoại về "cô Ba xà bông"

Một số ảnh cổ về nghề làm xà bông ở Pháp

http://lichsuvn.info/forum/images/statusicon/wol_error.gifThis image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 832x1024.http://farm5.staticflickr.com/4009/4624023870_3780472d6f_b.jpg

Một nhà máy sản xuất xà bông ở Mạc xây

http://lichsuvn.info/forum/images/statusicon/wol_error.gifThis image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 1024x976.http://farm5.staticflickr.com/4041/4618577636_cc599dd0cb_b.jpg


http://www.flickr.com/search/?w=37667416@N04&q=savon


http://lichsuvn.info/forum/images/statusicon/wol_error.gifThis image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 1024x723.http://farm5.staticflickr.com/4024/4623430653_ea76588975_b.jpg

VAPUTIN
01-02-2013, 22:05
Giai thoại về "cô Ba xà bông"

Chính quyền Mạc xây cũng đầu tư bảo tồn thương hiệu "xà bông Mạc xây" một thời vang bóng. Khách du lịch Mạc xây có thể thăm viếng các viện bảo tàng, nhà máy và hiệu buôn xà bông cổ xưa.


http://img.over-blog.com/600x396/3/83/23/69/Savon-de-Marseille/1.Savonnerie-Marius-Fabre.jpg


http://img.over-blog.com/600x402/3/83/23/69/Savon-de-Marseille/2.Chaudron.jpg



http://img.over-blog.com/600x402/3/83/23/69/Savon-de-Marseille/4.jpg



http://img.over-blog.com/600x402/3/83/23/69/Savon-de-Marseille/5.jpg


Le séchage sur les canisses

http://img.over-blog.com/402x600/3/83/23/69/Savon-de-Marseille/6.Sechage.jpg

La machine à estampiller.

http://img.over-blog.com/402x600/3/83/23/69/Savon-de-Marseille/7.Machine-d-estempillage.jpg


L'estampillage sur les six faces.

http://img.over-blog.com/600x471/3/83/23/69/Savon-de-Marseille/8.Estempillage.jpg


Le stockage.

http://img.over-blog.com/600x402/3/83/23/69/Savon-de-Marseille/9.Stockage.jpg


http://img.over-blog.com/600x402/3/83/23/69/Savon-de-Marseille/10.jpg


Il ne vous reste plus qu'à faire la lessive.


http://img.over-blog.com/600x402/3/83/23/69/Savon-de-Marseille/12-La-lessive.jpg __________________

VAPUTIN
01-02-2013, 22:06
Giai thoại về "cô Ba xà bông"

Xà bông cục Mạc xây làm mưa làm gió thị trường Đông Dương cho tới khi một hãng buôn tên là Pachod frères et Cie, có trụ sở tại 16 , av. de Saxe, Lyon. (Vốn 3 triệu quan Pháp) nhập một số mỹ phẩm và xà bông thơm cao cấp được sản xuất ở Lyon nhằm vào các khách hàng tiền nong rủng rỉnh.

Khoảng những năm 1910, hãng này đặt hàng công ty mỹ phẩm Parfumerie F. More au & fils có nhà máy cũng tại Lyon một số mỹ phẩm như dầu thơm, lotion, phấn thơm và xà bông nhãn hiệu "Cô-Bà" để xuất khẩu vào thị trường Đông dương mà đặc biệt là ba nước Bắc kỳ, An nam và Nam kỳ.

http://i398.photobucket.com/albums/pp61/vaputin/pachod.jpg


http://images.epailive.com:81/upload/atgimg/3417/4303/13560110m.jpg (http://images.epailive.com:81/upload/atgimg/3417/4303/13560110l.jpg)

Tại sao họ đât tên là xà bông, nước hoa ..."Cô-Bà" ta vẫn chưa biết chính xác. Rất có thể là do những sản phẫm này với hương thơm nhẹ nhàng quyến rũ thích hợp cho quý Cô quý Bà hơn là cho đấng mày râu.

Tất cả các sản phẩm "Cô-Bà" đều được trang trí bởi hoa thơm phương Đông bao quanh hình ảnh một thiếu nữ trong trang phục phụ nữ giàu có Nam kỳ vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Người thiếu nữ đó có là một nhân vật đặc biệt nào không. có là thứ Ba trong gia đình không thì ta cũng chưa biết và Va mỗ cũng e rằng không phải một cô Ba đặc biệt nào cả.

VAPUTIN
01-02-2013, 22:08
Giai thoại về "cô Ba xà bông"

Hãng buôn Pachod frères et Cie, có trụ sở tại 16 , av. de Saxe, Lyon. (Vốn 3 triệu quan Pháp)

Ngoài là đại lý độc quyền một số mỹ phẩm và xà bông thơm cao cấp được F. Moreau & fils sản xuất ở Lyon công ty này đại lý độc quyền phân phối ở Đông Dương cho lốp xe Englebert , nệm Simmons, xe đạp Mercier, Simplex, Exshaw Cognac và một số hàng vải vóc nhập khẩu từ Pháp'

Sau này họ thành lập công ty con "Pachod Frères et Compagnie d'Indochine Import-Export" có trụ sở tại
22, đại lộ de la Somme (Hàm Nghi ngày nay), Sài Gòn
và ở 40, đại lộ Henri d'Orleans Hà Nội


Một hóa đơn của Hãng buôn Pachod frères et Cie
http://images-02.delcampe-static.net/img_large/auction/000/099/660/154_001.jpg

VAPUTIN
01-02-2013, 22:09
Giai thoại về "cô Ba xà bông"

Công ty con "Pachod Frères et Compagnie d'Indochine Import-Export" vào khoảng năm 1920 thình lình đổi nhãn hiệu từ "Cô-Bà" sang "Cô-Ba". Lý do tại sao ta chưa rõ nhưng có thể là do góp ý của khách hàng ví dụ như:
"sao lại để Cô trước Bà vì người Việt vốn tôn trọng người lớn tuổi hơn" nhưng xem ra đổi lại thành "Bà -Cô" cũng không ổn vì ảnh cô gái trên hộp xà bông trẻ quá, không lẽ thay vào bằng ảnh một bà..già?

Cũng có thể "Cô-Bà" là danh từ chung không gây ấn tượng gì đặc biệt cho một nhãn hiệu.

Hay cũng đơn giản vì người mua cứ đồn người có hình ảnh trên hộp xà bông giống cô Ba X con gái ông Y sắc đẹp nổi tiếng vùng Z, đến cửa hàng cứ đòi mua cục xà bông "Cô Ba", không chịu lấy cục xà bông "Cô Bà" vì cho đó là đồ giả mạo chăng.

Thế thì ta đổi lại thành "Cô Ba" cũng được, chả mất thằng Tây nào cả.

Nhưng nếu để ý kỹ ta thấy hình trên sản phẩm có đổi khác, một "Cô Ba" thiếu phụ phúc hậu hơn và quý phái hơn. Vì sao phải thay ảnh: có thể do nghiên cứu thị trường thấy mấy bà lấy chồng rồi là tay hòm chìa khóa của gia đình hoặc người trong ảnh có thân phận đặc biệt nào đó chăng?

http://www.vietstamp.net/forum/attachment.php?attachmentid=133113&d=1306154662

Lịch sản phẩm "Cô Ba" tặng cho khác hàng năm 1920
http://anom.archivesnationales.culture.gouv.fr/sdx/ulysse/affiches/FRCAOM08_9FI_00631R_P.jpg
CÔ-BA Pachod Frères et Cie d'Indochine (…) (http://anom.archivesnationales.culture.gouv.fr/sdx/ulysse/notice?id=FR%20CAOM%209Fi631&qid=&p=)

Présentation publicitaire en couleurs illustrée avec éphéméride des produits de parfumerie d'Indochine distribués par F. Moreau et fils Lyon-Paris.
[années 1920]

Thương hiệu xà bông "Cô Ba" của Pachod được bán ở Đông Dương đến năm nào thì ta chưa rõ nhưng hãng Pachod Frere thì hẵng còn tồn tại đến ngày nay.

Có tải liệu ghi chú là sản phẩm Cô Ba vẫn được tiếp thị đến những năm 1940s.
www.picturesfromhistory.com (http://www.picturesfromhistory.com)
Tuy vậy ta cũng không chắc là tài liệu này có chính xác không

Vietnam: Advertisment for Pachod Freres perfumes, c. 1940s

http://www.picturesfromhistory.com/index.proxy.php?cmd=image&image_id=12276 (http://www.picturesfromhistory.com/index.proxy.php?cmd=image&image_id=12276)
Adverisement for Pachod Freres d'Indochine - Saigon, Hanoi, Haiphong. Saigon, and especially Rue Catinat, was known for its parfumeries.

VAPUTIN
01-02-2013, 22:11
Giai thoại về "cô Ba xà bông"

Ông Trương Văn Bền thành lập hãng xà bông của ông vào năm 1932 nên không thể nói ông là người khai sinh thương hiệu "xà bông Cô Ba" do hãng Pachod đặt tên trước đó hơn một thập kỷ được.

Như đã nói trước đây ông đã đặt tên cho xà bông do ông sản xuất là "Việt Nam". Ông là một người rất giàu có và nổi tiếng thời bấy giờ, việc sản xuất xà bông ban đầu chiếm phần rất khiêm tốn trong sản nghiệp của gia đình ông và chúng ta có thể khẳng định rằng ông không hề có ý định "lộng giả thành chơn" cầm nhầm nhãn hiệu của người khác vì điều đó có thể sẽ hủy hoại thanh danh của ông.

Theo Phúc Tiến trong bài Từ “yêu Việt Nam” đến “mua Việt Nam”
http://www.thesaigontimes.vn/Home/do...enlaman/29454/ (http://www.thesaigontimes.vn/Home/doanhnghiep/chuyenlaman/29454/)
thì xà bông Trương Văn Bền có nhiều loại:
Loại bình dân có ba loại:
1- Xà bông đá màu nâu
2-Xà bông xanh và trắng hiệu “Cây đờn”, có hình một chiếc violon.“Cây đờn” màu xanh để rửa tay, tắm táp. Còn xà bông “Cây đờn” màu trắng thì dùng để giặt giũ.


http://alaintruong.canalblog.com/albums/la_savonnerie_vietnam/3._Savon_VN_Mus_e.jpg



Sang hơn một chút đã có xà bông “Cô Ba”, cũng do xe ba gác “cõng” đi bán! Loại này đựng trong hộp giấy, cỡ bằng hộp quẹt hoặc bao thuốc lá. Trên vỏ hộp có ảnh chân dung “Cô Ba”. Trong ảnh, “Cô Ba” là một bà mẹ Nam bộ búi tóc, mặc áo dài, đeo dây chuyền, gương mặt trái xoan phúc hậu. Tuy “Cô Ba” trông quyền quý nhưng không kiêu sa! Và loại xà bông này không mắc lắm.

http://alaintruong.canalblog.com/albums/la_savonnerie_vietnam/5._Savon_VN_001.jpg


Mắc hơn và sang nữa, thì có xà phòng thơm “Cô Ba” với bao bì nhiều loại. Phúc Tiến nhớ dường như có ba loại màu: nhung đỏ, cam và trắng bạc. Mua một hộp có ba loại hay mua từng loại đều được. Cả ba loại xà phòng thơm “Cô Ba” trông lộng lẫy và thơm không kém xà phòng Mỹ.

http://alaintruong.canalblog.com/albums/la_savonnerie_vietnam/6._Savon_VN_002.jpg
__________________

VAPUTIN
01-02-2013, 22:13
Giai thoại về "cô Ba xà bông"

Ta hiện có ảnh của các loại này ngoại trừ xà bông cây Đờn . Xà bông cây Đờn xanh và trắng thì trước giải phóng Va mỗ có nhìn thấy trong tiệm chạp phô bà Chín gần nhà. Tiếc là quên chụp vài pô hình cho các bạn xem. http://www.lichsuvn.info/forum/images/smilies/4.gif

Tuy vậy nhà Va mỗ hay dùng loại có hình "Cô Ba". Khi viết những dòng này Va mỗ như vẫn còn nhớ từng gáo nước mát lạnh và mùi thơm thật dễ chịu của xà bông cô Ba vào buổi trưa hè nào đó thời thơ ấu. Tắm xong, mùi thơm nồng nàn của xà bông sẽ giúp bạn cảm thấy người mình thật tinh khiết và sảng khoái lâng lâng.

http://alaintruong.canalblog.com/albums/la_savonnerie_vietnam/5._Savon_VN_001.jpg

Như vậy là sau khi chế tạo các xà bông bình dân giá rẻ để cạnh tranh với xà bông Mạc xây thì ông Bền quyết định sản xuất các loại xà bông thơm cao cấp hơn. Có thể loại xà bông thơm ông muốn cạnh tranh chính là xà bông "Cô-Ba" của hãng Pachod Frère.

Cái hay của ông ở phân khúc này là mang xà bông thơm sang trọng đến với giới bình dân bằng cách hạ giá thành sản phẩm trong khi vẫn tạo cho sản phẩm của mình một sự sang trọng nhất định.

Đó là: xà bông thơm này có bao bì in ấn màu sắc bắt mắt, trong đó có hình một phụ nữ phúc hậu giữa những bông hoa làm người ta liên tưởng đến xà bông "Cô-Ba" sang trọng của hãng Pachod. Mùi thơm giữa hai loại có giống nhau không thì Va mỗ chịu vì bây giờ tìm đâu ra một cục "Cô-Ba" của hãng Pachod? Tuy vậy Va mổ tin rằng chất lượng xà bông Việt Nam của ông TVB cũng một chín một mười với xà bông Cô Ba chính hiệu Lyon.

Một điểm mạnh là xà bông thơm của ông Bền giá chắc sẽ rẻ hơn nhiều so với xà bông "Cô-Ba" của Pachod vì sản xuất tại chổ với nguyên liệu rẻ tiền, khối lượng mỗi cục lại nhỏ, bao bì ít tốn kém hơn.

Một điều quan trọng là hệ thống phân phối lại tuyệt vời: xe ba gác chở xà bông đến tận hang cùng ngỏ hẻm, dễ bán dễ mua.

Có thể vì thế mà các loại xà bông thơm nhập khẩu của Pháp đành phải chào thua và hầu như biến khỏi thị trường Việt Nam.

VAPUTIN
01-02-2013, 22:14
Giai thoại về "cô Ba xà bông"

Và cũng chỉ có loại xà bông thơm nói trên của công ty Trương Văn Bền còn tồn tại đến ngày nay.
Việc in hình của vợ ông trên vỏ hộp xà bông này hẵn cũng có chủ ý. Và hiệu quả của nó chắc cũng không nằm ngoài dự kiến của ông Bền. Mọi người đều quay qua gọi xà bông thơm của ông là xà bông "Cô Ba" tuy rằng ông không hề quảng cáo hai từ "Cô Ba" cho xà bông của ông.

Ngay trong ồi ký của mình (Va mỗ chưa từng có dịp đọc hồi ký của ông Bền, ở đây Va mỗ trích dẫn lại nhật ký của ông từ các bài trên internet) ông không nhắc đến bốn từ "xà bông Cô Ba" mà luôn gọi "xà bông Việt Nam"

“Thấy xà-bông bán chạy tôi làm thêm một chảo nữa. Nay nhiều thêm thì phải làm quảng cáo dữ mới bán được. Một mặt phải kiếm thế ép mấy hàng tạp hóa mua xà-bông Việt-Nam về bán, vì tiệm tạp hóa hầu hết của khách trú, chúng xấu bụng không mấy khi chịu mua đồ của người Việt-Nam chế tạo về bán, chi chừ khi nào món đồ ấy đã được thông dụng đem cho chúng một mối lợi hàng ngày thì chúng mới chịu mua. Tôi bèn huy động một tốp người cứ lần lượt hàng ngày đi hết các tiệm tạp hóa hỏi có xà-bông Việt-Nam bán không? Hễ có thì mua một, hai xu, bằng không thì đi chỗ khác, trước khi bước chân ra khỏi tiệm nói với lại một câu “Sao không buôn xà-bông Việt-Nam về bán? Thứ đó tốt hơn xà-bông khác nhiều”. Hết người này tới người khác, thét rồi chủ tiệm cũng phải để ý lấy làm lạ, phải hỏi lại chỗ bán xà-bông Việt-Nam, cho người mua thử về bán. Tốp thì ôm đờn ca vọng cổ tán dương tính chất của xà-bông Việt Nam, tốp thì đi đánh võ rao hàng, rồi đá banh tôi cũng cho mặc áo thiêu xà-bông Việt-Nam. Nói tóm lại tôi không bỏ lỡ một dịp nào mà không làm quảng cáo, nên xà-bông Việt-Nam bán chạy lắm.”

http://alaintruong.canalblog.com/albums/la_savonnerie_vietnam/6._Pub_Savon_VN_L__Trung.jpg (http://alaintruong.canalblog.com/albums/la_savonnerie_vietnam/6._Pub_Savon_VN_L__Trung.jpg)
Publicité commandée par mon père, Monsieur Truong Khac Huê à Lê Trung, frère du peintre Lê Phô, lequel a fait un portrait de mon grand-père en tunique de brocart bleu. (by courtesy of Philippe Truong)


“Nhờ sức mạnh của quảng cáo, xà-bông Việt-Nam tiến phát mau lắm, chỗ nào cũng buôn xà-bông Việt-Nam, ai nấy chỉ dùng xà-bông Việt-Nam thôi. Thấy mới lợi như vậy nhiều người lóa mắt cũng làm xà-bông để tranh giành, như Bà Đốc phủ Mầu ra xà-bông ‘Con Cọp’, Balet ra xà-bông ‘Nam-Kỳ’ cũng đầu người đờn bà như Việt-Nam, Nguyễn Phú Hữu ra xà-bông ‘3 sao’ ở Cần Thơ... nhưng tranh đua không lại xà-bông Việt-Nam, đều bị thất bại, bỏ cả. Số sản xuất của xà-bông Việt-Nam lần lần lên tới 200 tấn, bán cùng Saigon, lục tỉnh, Trung kỳ, Bắc kỳ, Ai lào, Cao miên.”

“Năm 1941, tôi chịu cho sở binh lương một ít lợi quyền, nên bán được giá cao, chở đi Madagascar, Réunion... Mấy xứ thuộc địa Pháp này vẫn mua xà-bông Mạc-Sây, nay chiến tranh giao thương bế tắc nên phải mua của tôi, mà chính là mấy hãng ở Mạc-Sây thiệt thọ mua để bán đi các nơi.”

VAPUTIN
01-02-2013, 22:15
Giai thoại về "cô Ba xà bông"

Tại sao ta biết người phụ nữ trên vỏ hộp là vợ ông Trương Văn Bền?

Ấy là nhờ một tấm ảnh chụp gia đình ông Bền do Philippe Trương, cháu nội ông Bền cung cấp:

http://alaintruong.canalblog.com/albums/la_savonnerie_vietnam/8._Famille_Truong.jpg

Mon père, Monsieur Truong Khac Huê est debout derrière sa mère, à la droite de son père. (archives Philippe Truong)

Ảnh trên Philippe Trương chú thích "Cha tôi, ông Trương Khắc Huề đứng đằng sau bà nội, bên phải ông nội tôi."

So ảnh bà Trương Văn Bền với ảnh trên hộp xà bông thì bạn sẽ thấy giống hệt nhau.

http://alaintruong.canalblog.com/albums/la_savonnerie_vietnam/5._Savon_VN_001.jpg (http://alaintruong.canalblog.com/albums/la_savonnerie_vietnam/5._Savon_VN_001.jpg)
Ce savon est très connu au Vietnam sous le nom de "Xa bông Cô Ba", ma grand-mère étant une ex-Miss Delta du Mékong...

Philippe Trương chú thích "Loại xà bông này rất nổi tiếng ở Việt Nam dưới tên "Xà bông Cô Ba", bà nội tôi từng là Hoa khôi đồng bằng sông Cửu Long".

Bà nội của Phillipe Trương thân thế như thế nào, Phippe không nói rõ, Bà có đi thi hoa hậu, hoa khôi gì không hay chỉ đẹp nổi tiếng một vùng? Người Nam bộ thường khoe " Mẹ tôi hay bà tôi ngày xưa là hoa khôi vùng A hay trường B..." không có nghĩa là thực sự có cuộc thi nào mà chẳng qua sắc đẹp của người bà người mẹ nổi trội trong một phạm vi địa lý nào đó.
__________________

VAPUTIN
01-02-2013, 22:20
Giai thoại về "cô Ba xà bông"

Vài ảnh khác của ông bà Trương Văn Bền, ảnh của Philippe Trương.

Mon grand père, Mr Truong Van Bên, à Paris avenue Paul Doumer
Ông Trương Văn Bền

http://storage.canalblog.com/22/89/119589/18785349.jpg (http://storage.canalblog.com/22/89/119589/18785349.jpg)


Monsieur et Madame Truong Van Bên
Ông bà Trương văn Bền

http://storage.canalblog.com/98/44/119589/18785351.jpg (http://storage.canalblog.com/98/44/119589/18785351.jpg)

Madame Bên et mon père, Mr Truong Khac Huê à 6 ans
Bà Bền và con trai trưởng Trương Khác Huệ lúc 6 tuổi

http://storage.canalblog.com/31/16/119589/18785353.jpg (http://storage.canalblog.com/31/16/119589/18785353.jpg)


Madame Bên signant le registre de mariage de mes parents (24/09/1954)
Bà Bền ký hôn thú (như người làm chứng?) của đám cưới ông bà Trương Khắc Huệ. Ông Trương Khắc Huệ, tốt nghiệp đại học hóa học ở Marseille, trở về làm việc ở Công ty Trương Văn Bền với cương vị giám đốc kỹ thuật 1945 - 1965 và tổng giám đốc từ 1965 - 1970. Ông Huệ cũng là hội trưởng nghiệp đoàn kỹ nghệ dầu và xà bông miền Nam Việt Nam (1965 - 1975) và là tổng thư ký Tổng đoàn Công ty kỹ nghệ Việt Nam (1969 - 1975). Ông Huệ làm giám đốc kỹ thuật cho công ty xà bông của gia đình từ năm 1945, đến 9 năm sau ông mới cưới vợ.

http://storage.canalblog.com/57/01/119589/18785354.jpg (http://storage.canalblog.com/57/01/119589/18785354.jpg)

VAPUTIN
01-02-2013, 22:21
Giai thoại về "cô Ba xà bông"

Vài ảnh khác của gia đình ông bà Trương Văn Bền, ảnh của Philippe Trương.


Mariage de mes parents dans la maison du culte de la famille Truong
Lễ cưới của ông Trương Khắc Huề (con cả ông TVB) trong từ đường dòng họ Trương

http://storage.canalblog.com/38/05/119589/23040091.jpg (http://storage.canalblog.com/38/05/119589/23040091.jpg)

Mariage de mes parents

http://storage.canalblog.com/82/94/119589/23040096.jpg (http://storage.canalblog.com/82/94/119589/23040096.jpg)

Au premier rang, à gauche la première Mme Truong Khac Tri - à gauche, la soeur aînée de ma mère Mme Dô Truong Thanh. Assise au 3ème rang à gauche, ma grand mère maternelle et derrière, ma tante, le docteur Duong Quynh Hoa (témoin de ma mère)

Người đứng sát bàn thờ là bác sĩ Dương Huỳnh Hoa, nguyên bộ trưởng y tế của Chính phủ CH Miền Nam Việt Nam, là dì của Philippe Trương và là người ký tên làm chứng hôn thú cho mẹ ông Phillippe Trương , tức vợ ông Trương Khắc Huệ.

VAPUTIN
01-02-2013, 22:21
Giai thoại về "cô Ba xà bông"


Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Hiệp:

"Về sự chọn lựa biểu tượng của xà bông Việt Nam, ông đã dùng hình ảnh của một người con gái đẹp Việt nam rất đậm dân gian Nam bộ là “Cô Ba”. Không biết trong trường hợp nào ông đã dùng hình ảnh của một người phụ nữ “cô Ba” với nét đẹp có duyên Nam bộ, nhưng biểu tượng này của vùng đất miền Nam đánh trúng tâm lý dễ dàng nhận diện và quen thuộc của con người trong vùng đã là một yếu tố quan trọng để sản phẩm của ông được tiếp nhận rộng rãi. Một trong những tin đồn huyền thoại dân gian kể lại thì “Cô Ba “ chính là con gái Thầy Thông Chánh ở Trà Vinh, người đàn bà đẹp nhứt Nam Kỳ hồi đầu thế kỷ 20. Theo ông Hứa Hoành (1) thì cái hay của ông Trương Văn Bền là biết áp dụng tâm lý, đưa hình ảnh “Cô Ba”, người đẹp huyền thoại trong dân gian làm nhãn hiệu cho sản phẩm hàng hoá của mình bán chạy. "

Thực ra hình ảnh của bà Bền "cô Ba" trên cục xà bông tuy chiếm vai trò nào đó nhưng quan trọng hơn hết đúng như ông Bền nhận định là sự quảng caó rầm rộ và hiệu quả để đưa xà bông "Việt Nam" thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường.

Ta có thể thấy quảng cáo xà bông Việt Nam chiếm các vị trí đắc địa nhất: chợ Bến Thành, bùng binh, bến xe, bến đò nơi nhiều người qua lại

Ảnh này chắc ở đầu đường Hàm Nghi. Quảng cáo ghi "Phẩm cao giá hạ" và "Tốt hơn hết"


http://storage.canalblog.com/31/99/119589/52745211.jpg

La vie quotidienne à Saïgon. 1950 Entrée principale du marché de Saïgon, publicité sur la droite
Ảnh dưới này chụp năm 1950, lối vào chính của chợ Sài gòn (chợ Bến Thành), quảng cáo nằm bên phải

http://storage.canalblog.com/75/31/119589/76155326.jpg (http://storage.canalblog.com/75/31/119589/76155326.jpg)


http://storage.canalblog.com/42/10/119589/76155327.jpg (http://storage.canalblog.com/42/10/119589/76155327.jpg)

VAPUTIN
01-02-2013, 22:23
Giai thoại về "cô Ba xà bông"

Ông Bền thấy xe chạy ngoài đường cũng là bảng quảng caó di động rất tốt nên ngoài xe cộ của hãng ông còn quảng cáo trên xe điện.

http://alaintruong.canalblog.com/albums/la_savonnerie_vietnam/7._Usine_Savon_VN1.jpg (http://alaintruong.canalblog.com/albums/la_savonnerie_vietnam/7._Usine_Savon_VN1.jpg)
La Savonnerie fut fondée par mon grand père, Monsieur Truong Van Bên et l'usine se trouvait 49 quai Kim Biên à Cholon. (Archives Philippe Truong)
Phía sau hai chiếc xe là hãng xà bông TVB và các con ở đường Kim Biên ngày nay

http://lichsuvn.info/forum/images/statusicon/wol_error.gifThis image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 1005x700.http://farm5.staticflickr.com/4129/5196967497_816568e046_b.jpg
ĐL Hàm Nghi 1949. Quảng cáo "xà bông Việt Nam" bên hông chiếc xe điện số 56.

VAPUTIN
01-02-2013, 22:25
Giai thoại về "cô Ba xà bông"

Một số tài liệu quảng cáo khác

http://alaintruong.canalblog.com/albums/la_savonnerie_vietnam/2._Pub_savon_VN_Mus_e.jpg (http://alaintruong.canalblog.com/albums/la_savonnerie_vietnam/2._Pub_savon_VN_Mus_e.jpg) .

.. mais nous n'en savions rien, malgré nos visites annuelles à Saigon... (by courtesy of Philippe Truong)

Xà bông Việt Nam "Mau trắng mau sạch lâu hao""bao giờ cũng nhứt"

http://luaviet.co/content/uploads/2011/10/sa-bong.jpg

Quảng caó này khoảng 1954 theo Philippe Trương. Lưu ý là khoảng đó hình như người Sài gòn chưa thống nhứt dùng từ "xà bông" hay "sà bông"

http://alaintruong.canalblog.com/albums/la_savonnerie_vietnam/6._Pub_Savon_VN_L__Trung.jpg (http://alaintruong.canalblog.com/albums/la_savonnerie_vietnam/6._Pub_Savon_VN_L__Trung.jpg)

Một quảng cáo bằng tiếng Pháp cho thấy ông Bền không chỉ nhắm vào thị trường nội địa
__________________

VAPUTIN
01-02-2013, 22:26
Giai thoại về "cô Ba xà bông"

http://quocgianghiatu.org/home/images/QC/qc16.jpg

Quảng cáo trên sách baó khoảng những năm 1950, lúc này ông Trương Khắc Huệ con trai trưởng của ông Bền là giám đốc kỹ thuật của công ty xà bông TVB và các con . Ông Huệ làm giám đốc KT từ 1945 đến 1965. Theo Philippe Trương thì hầu hết các quảng caó mà ta còn giữ hình ảnh đến ngày nay là do cha ông làm cùng các họa sĩ nổi tiếng.

Trong quảng cáo trên ông Huệ cũng khêu gợi tinh thần dân tộc thông qua cụm từ "do người Việt Nam chế tạo".

VAPUTIN
01-02-2013, 22:26
Giai thoại về "cô Ba xà bông"

Ngay cả phong bì của công ty cũng được tận dụng để quảng cáo. Chiếc phong bì này có nhật ấn 1936, tức 4 năm sau khi cty xà bông TVB được thành lập

http://storage.canalblog.com/83/01/119589/44564718_p.jpg (http://storage.canalblog.com/83/01/119589/44564718.jpg)
Récemment mis en vente sur un site vietnamien VIETSTAMP, une enveloppe de la Savonnerie VIETNAM de 1936… un courrier de mon grand père ?

Khẩu hiệu "Người Nam Việt dùng savon Việt Nam". Phong bì cũng in hình cục xà bông 72 phần dầu Việt Nam. Trên cục xà bông này cũng có hình một phụ nữ. Đó có phải là ảnh bà Bền?

VAPUTIN
01-02-2013, 22:27
Giai thoại về "cô Ba xà bông"


Một quà tặng quảng cáo khuyến mãi của công ty xà bông Trương Văn Bền[B]. Gạt tàn thuốc hình cục xà bông 72 phần dầu

http://i402.photobucket.com/albums/pp108/brucelee01/McF/attachment_009.jpg
Dòng chữ trên gạt tàn: "Bảo đảm rất tinh khiết và đủ 72 phần dầu".

http://i402.photobucket.com/albums/pp108/brucelee01/McF/attachment_011.jpg
__________________

VAPUTIN
01-02-2013, 22:27
Giai thoại về "cô Ba xà bông"


http://www.ecpad.fr/wp-content/gallery/scenes-de-vie-quotidienne-sur-le-marche-et-dans-les-magasins-de-saigon/S-50-28-R40.jpg

Tiệm tạp hóa được phát tấm bảng " Xà bông Việt Nam có bán tại đây" (bằng tiếng Pháp). Bên trong dưới mấy thùng kiếng là thùng xà bông đá, dạng cây dài để trên mặt đất , muốn mua bao nhiêu thì chủ tiệm cắt cho bấy nhiêu.

anhduc
20-02-2013, 18:52
Cả nhà cho ý kiến nhé:x

http://i69.photobucket.com/albums/i43/quaivata8/859923718.jpg

VAPUTIN
13-03-2013, 20:28
Giai thoại về "cô Ba xà bông"

Quảng cáo Xà bông Việt Nam ở khắp nơi nơi trong những năm 40-50 nhưng vào những năm 60-70 thì hiếm hoi hơn. Có thể là do xà bông Việt Nam đã có chổ đứng vững chắc trên thị trường nên không cần quảng cáo mạnh tay như lúc trước.

Góc trái chợ Sài gòn nhìn từ công trường Quách Thị Trang. Góc Lê Lai-Phạm Hồng Thái.Đố bạn tìm đước quảng cáo xà bông Việt Nam chổ nào?


http://i398.photobucket.com/albums/pp61/vaputin/marche_gare.jpg

Đâu đó gần bưu điện Chợ lớn. Đố bạn tìm đước quảng cáo xà bông Việt Nam chổ nào?

http://i398.photobucket.com/albums/pp61/vaputin/saigon-cholon.jpg

Chợ Sài gòn năm 1954
http://i398.photobucket.com/albums/pp61/vaputin/saigon-1954.jpg

VAPUTIN
13-03-2013, 20:29
Giai thoại về "cô Ba xà bông"

Quảng cáo của cty xà bông Việt Nam vào những năm 60-70Chợ lớn, khu vực bưu điện Chợ Lớn nay là bưu điện quận 5 khoảng những năm 1968


.http://i229.photobucket.com/albums/ee82/tetecehat/saigon18.jpg

.http://farm2.staticflickr.com/1423/4723469264_259ce51bf0_o.jpg


Quảng cáo sản phẩm mới của công ty: "bột giặt Việt Nam"
Ngã sáu Phù Đổng khoảng năm 1973

http://farm3.staticflickr.com/2662/4226589431_463d3f4cec_o.jpg

VAPUTIN
28-07-2013, 22:58
Một quảng cáo xà bông Licorne năm 1906 ở Hải Phòng

http://images-00.delcampe-static.net/img_large/auction/000/203/040/305_001.jpg


http://i551.photobucket.com/albums/ii443/thach148/SAVONconde.jpg

Soap Factory Sign





http://images.fineartamerica.com/images-medium-large-5/soap-factory-sign-rick-piper-photography.jpg

vu.huy65
29-07-2013, 14:22
Giai thoại về "cô Ba xà bông"
Góc trái chợ Sài gòn nhìn từ công trường Quách Thị Trang. Góc Lê Lai-Phạm Hồng Thái.Đố bạn tìm đước quảng cáo xà bông Việt Nam chổ nào?

Đâu đó gần bưu điện Chợ lớn. Đố bạn tìm đước quảng cáo xà bông Việt Nam chổ nào?


chữ SAVON trên góc cao là quảng cáo cho Xà bông Việt Nam

VAPUTIN
12-09-2013, 10:07
Cuối cùng ta cũng có ảnh thầy Thông Chánh

http://www.vietstamp.net/forum/attachment.php?attachmentid=188657&stc=1&d=1378961827


Hình chụp thầy Thông năm 1886 tại Bắc kỳ?
http://www.vietstamp.net/forum/attachment.php?attachmentid=188658&stc=1&d=1378961899

Có một tấm ảnh ông Dieulefils chụp vợ chồng một thầy thông nào đó ở Hà nội mà Va chưa sưu tập được. Nếu có tấm ảnh đó thì hy vọng là ta biết được liệu người phụ nữ trên tem có là vợ thầy thông Chánh hay không.

VAPUTIN
25-09-2013, 12:59
Xà bông Cô Ba từ cây dừa Bến Tre


Ngày đăng bài: 12/03/2012 - 17:47
Một lần tình cờ vô siêu thị Coop.Mark Bến Tre, tôi bỗng thấy khá nhiều xà bông Cô Ba trưng bày trên kệ. Chúng chễm chệ, kiêu kỳ không kém các sản phẩm nổi tiếng bên cạnh như Lux, Camay, Enchenteur… Cầm một hộp ngửi thử, cái hương thơm chân chất ngọt ngào của nó vẫn y như hồi bốn chục năm về trước. Má tôi buộc miệng: “Cái này hồi tụi bây còn nhỏ tao mua cho tắm hoài. Trong tủ lúc nào cũng để một hộp cho thơm quần áo…”
Thương hiệu Việt từ năm 1930
Hóa ra tới bây giờ người ta vẫn còn làm ra nó. Lần theo địa chỉ ghi trên nhãn hộp, tôi tìm đến số 40 đường Kim Biên, quận 5, TP HCM. Đó là một dãy nhà lớn bên hông chợ Kim Biên ngày nay. Mặt dựng trước dãy nhà vẫn còn nguyên cái logo nổi hình người phụ nữ đầu búi tóc, vẻ dịu dàng thanh thoát. Nhìn biết ngay đó là Cô Ba, biểu tượng của người phụ nữ Nam bộ. Chỉ có điều hơi khác, bên dưới logo trước kia có hàng chữ “Công ty Trương Văn Bền và các con”, nay đã thay thế bằng “Công ty Phương Đông”.
http://www.bentre.gov.vn/drp/portal/lehoidua/sites/bentre.gov.vn.drp.portal.lehoidua/files/u5/xa_bong_coba_1.jpg
Hình ảnh Cô Ba trên thương hiệu xà bông Cô Ba nức tiếng hơn 80 năm.
Ông Nguyễn Đức Hiệp, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần sản xuất Thương mại Phương Đông, xác nhận: “Cơ sở này trước kia chính là của ông Trương Văn Bền, chuyên sản xuất xà bông cục 72% dầu có nhãn hiệu “xà bông Việt Nam”, với xuất xứ từ nguyên liệu cây dừa Bến Tre. Và sản phẩm độc đáo nhất chính là cục xà bông thơm mang nhãn hiệu “xà bông Cô Ba” nức tiếng một thời. Năm 1977, người con út của ông là Trương Khắc Cẩn vẫn còn làm Phó Giám đốc. Năm 1995, công ty được cổ phần hóa do nhà nước quản lý. Hiện nay công ty vẫn tiếp tục sản xuất sản phẩm xà bông Cô Ba bởi nhiều người lớn tuổi vẫn còn ưa dùng. Và trên hết là bảo tồn một thương hiệu truyền thống khắc sâu lòng người hơn 80 năm qua”.
Tại Bảo tàng TP HCM hiện nay vẫn còn lưu giữ những hiện vật ít ỏi còn lại của thương hiệu nổi tiếng một thời này. Đó là một bộ khuôn dập nhãn hiệu xà bông Cô Ba, những vỏ hộp in hình người phụ nữ Nam bộ có gương mặt phúc hậu, mặc áo dài đen, cổ đeo dây chuyền vàng đóng khung trong hình oval; những cục xà bông đã ngã vàng là xà bông đá nhãn hiệu Việt Nam; cục xà bông thơm màu xanh, một mặt in chữ nổi “CoBa”, mặt kia in hình logo Cô Ba đầu búi tóc cao quen thuộc.
Đặc biệt, trong số hiện vật trưng bày còn có tờ rơi quảng cáo in hình vận động viên cách điệu cục xà bông đang trên đường chạy, bên dưới ghi hàng chữ “bao giờ cũng nhứt” rất ngộ nghĩnh. Từ hồi xưa, ông Trương Văn Bền đã nghĩ ra cách quảng cáo sản phẩm cực kỳ độc đáo như vậy. Ngoài ra, gian trưng bày còn có danh thiếp ghi rõ tên công ty bằng tiếng Pháp cùng với nhãn hiệu “Cô Ba” quen thuộc với hàng chữ “Fonde En 1930 – Ets Truong-Van-Ben & Fils S.A - Huilerie et Savonnerie Vietnam (thành lập năm 1930 – Công ty Trương Văn Bền và Các con - Dầu và Xà bông Việt Nam).
Cô Nguyễn Thị Thu Vân, cán bộ Bảo tàng TP HCM, cho biết: “Những hiện vật trên do một người dân gửi tặng. Tư liệu về hãng xà bông này còn rất ít, những người thân, con cháu của ông Bền hiện nay đều ở nước ngoài nên rất khó tìm. Việc trưng bày những hiện vật nói trên nhằm đánh dấu một bước thành công của nền kỹ nghệ Việt Nam lúc bấy giờ, trong hoàn cảnh đất nước chiến tranh, hai miền bị chia cắt. Bởi xà bông Cô Ba lúc đó đã đánh bật được xà bông Marseille nổi tiếng của Pháp nhập từ chính quốc”.
Nhà kỹ nghệ doanh thương
Đó là biệt danh người đời đặt cho ông Trương Văn Bền thời đó, bởi ông là người Việt Nam đầu tiên thành công trong ngành kỹ nghệ đầu thế kỷ 20. Sinh ra ở Chợ Lớn trong một gia đình có truyền thống tiểu thủ công nghiệp, từ nhỏ ông Bền đã đam mê làm ăn buôn bán. Theo tư liệu của nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Hiệp, “lúc đầu ông bán đậu phộng, đậu xanh, đường… trong một cửa tiệm nhỏ ở số 40 Rue du Cambodge (Chợ Lớn) – nay là đường Kim Biên. Năm 1905, ông mở một xưởng sản xuất và tinh luyện dầu ở Thủ Đức. Một năm sau, ông mở một nhà máy xay gạo ở Chợ Lớn và một ở Rạch Các. Ông cũng có một khách sạn và một tiệm mỹ phẩm ở Chợ Lớn. Năm 1918, ông mở thêm một cơ sở sản xuất dầu nữa ở Chợ Lớn. Xưởng này sản xuất đủ loại dầu từ dầu nấu ăn, dầu salat đến dầu dừa, dầu castor, dầu cao su và các loại dầu dùng trong kỹ nghệ…”
Lúc này ông đặc biệt chú ý tới dầu dừa, sản phẩm từ cây dừa được trồng bạt ngàn ở Bến Tre. Dầu dừa cũng là thành phần chính trong sản xuất xà bông, mà xà bông thời đó ở thị trường Việt Nam chủ yếu là nhập cảng từ Pháp, giá rất mắc, chỉ giới thượng lưu mới dám xài. Xà bông trong nước cũng có nhưng làm nhỏ lẻ, yếu thế, không cạnh tranh nổi với hàng ngoại. Ông bắt đầu nghĩ tới việc làm xà bông để bán.
http://www.bentre.gov.vn/drp/portal/lehoidua/sites/bentre.gov.vn.drp.portal.lehoidua/files/u5/xa_bong_coba.jpg
Những cục xà bông Việt Nam 72% dầu và xà bông thơm
hiệu Cô Ba trưng bày trong Bảo tàng thành phố Hồ Chí Minh.
Lúc đó đã có hai nhà máy làm xà bông của Pháp ở Sài Gòn do các ông Mazet và Boris làm chủ. Một mặt ông lân la tìm hiểu kỹ thuật sản xuất của hai nhà máy này, mặc khác ông cử người thân tín qua tận Pháp học nghề chế biến xà bông đem về áp dụng. Nắm được bí quyết rồi, ông tự sản xuất ra xà bông của chính mình bằng công thức: “Dầu dừa, sút kết hợp vài phụ liệu khác ”. Năm 1930, ông thành lập hãng và cho ra đời sản phẩm “xà bông Việt Nam” 72% dầu, loại xà bông cục (còn gọi xà bông đá) dùng để giặt quần áo, rửa chén và cả tắm rửa cho người bình dân.
Bà Nguyễn Thị Bé, nay đã 74 tuổi ở ấp Phú Chánh, xã Phú Hưng (TP Bến Tre) nhớ lại: “Hồi nhỏ tui thường theo tía chở dầu dừa lên Chợ Lớn bán cho hãng ông Bền. Cái hãng nó bự lắm, người ra vô tấp nập, ghe xuồng chở dầu lên xuống bán ì xèo. Ở Bến Tre này hầu như ai cũng bán cơm dừa, dầu dừa cho ổng để làm xà bông. Tui nhớ hồi đó đi mua cục xà bông đá, người ta cắt trong cái “bánh” cả ký lô bán dần từng cục nhỏ. Cái sàn nước nhà ai dưới quê cũng có cục xà bông đá trong “muỗng vùa” (gáo dừa khô) để rửa chén, giặt đồ. Nó rẻ, bọt nhiều, giặt thiệt sạch nên ai cũng ưa dùng”.
Ông Hồ Vĩnh Sang, Chủ tịch Hiệp hội Dừa Bến Tre, cho biết: “Từ những năm đầu thế kỷ 20, dân Bến Tre đã làm dầu dừa bán cho Hoa kiều, trong đó có ông Trương Văn Bền. Người dân bán theo hai dạng, cơm dừa và dầu dừa thô. Rồi chủ hãng mới chế thành dầu ăn, xà bông. Tôi nhớ lúc đầu có xà bông đá giặt còn nghe mùi dầu dừa. Sau ra loại xà bông thơm Cô Ba thì ai cũng chịu bởi nó thơm lâu. Dân miền Nam mình hồi đó toàn xài xà bông Cô Ba chớ đâu có hàng ngoại nhập gì vô được đâu”.
Cho tới bây giờ vẫn chưa ai biết ông có bí quyết nào chế ra được loại xà bông có mùi thơm đặc trưng chân chất, gần gũi nhưng không kém phần kiêu sa, đài các. Bà Nguyễn Thị Bé nhận xét: “Hồi đó hễ đờn bà con gái tắm một cái là nước da thơm mịn màng, đờn ông đi ngang chết mê chết mệt. Còn con nít tắm buổi chiều xong vô người lớn tranh nhau hun hít đã đời. Có khi mấy ông cũng lén giành tắm nữa à…”
“Chiêu” quảng cáo
Với những “chiêu” tiếp thị độc đáo, ông Bền từng bước chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ, chẳng những đánh bật xà bông ngoại mà còn xuất ra nước ngoài. Theo tư liệu của nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Hiệp, ông Trương Văn Bền viết trong hồi ký của mình về việc khuếch trương sản phẩm xà bông như vầy: “…thấy xà bông bán chạy tôi làm thêm một chảo nữa. Nay nhiều thêm thì phải làm quảng cáo dữ mới bán được. Một mặt phải kiếm thế ép mấy hàng tạp hóa mua xà bông Việt Nam, vì tiệm tạp hóa hầu hết của khách trú, chúng xấu bụng không mấy khi chịu mua đồ của người Việt Nam về bán, trừ khi nào món đồ ấy đã được thông dụng, đem cho chúng mối lợi hàng ngày. Tôi bèn huy động một tốp người cứ lần lượt hàng ngày đi hết các tiệm tạp hóa hỏi có xà bông Việt Nam bán không ? Hễ có thì mua một, hai xu, bằng không thì đi chỗ khác, trước khi bước chân ra khỏi tiệm nói với lại một câu “Sao không buôn xà bông Việt Nam về bán ? Thứ đó tốt hơn xà bông khác nhiều ”. Hết người này tới người khác, thét rồi chủ tiệm cũng phải để ý lấy làm lạ, phải hỏi lại chỗ bán xà bông Việt Nam, cho người mua thử về bán. Tốp thì ôm đờn ca vọng cổ tán dương tính chất của xà bông Việt Nam, tốp thì đi đánh võ rao hàng, rồi đá banh tôi cũng cho mặc áo thêu xà bông Việt Nam. Nói tóm lại tôi không bỏ lỡ một dịp nào mà không làm quảng cáo, nên xà bông Việt Nam bán chạy lắm (…)
“… Năm 1941, tôi chịu cho sở binh lương một ít lợi quyền, nên bán được giá cao, chở đi Madagascar, Réunion … Mấy xứ thuộc địa Pháp này vẫn mua xà bông Marseille, nay vì chiến tranh, giao thương bế tắc nên phải mua của tôi…”
Như vậy đủ thấy kiểu làm ăn của ông lúc đó quả là đáng nể. Sau đó, ông tiếp tục xuất xà bông qua các nước Malaysia, Singapore, Lào, Campuchia, Thái Lan, gần như chiếm lĩnh thị trường Đông Nam Á.
Đặt tên thương hiệu
Một “độc chiêu” nữa của ông Bền là cách đặt tên cho sản phẩm. Từ thời đó, ông đã biết cách kêu gọi người Việt Nam dùng hàng Việt Nam. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Hiệp, trong hồi ký của mình, ông viết về sự chọn lựa tên sản phẩm xà bông của mình như vầy: “... tôi đang tìm kiếm tên nào kêu, dễ gọi, dễ nhớ để đặt tên cho xà bông mà chưa kiếm ra. Ngoài Bắc, phong trào cách mạng Việt Nam Quốc dân đảng do Nguyễn Thái Học cầm đầu nổi lên nhiều chỗ và đã bị thất bại đau đớn. Đến lúc Tây xử tử họ ở Yên Bái thì mười người như một, trước khi đút đầu vô máy chém đều bình tĩnh hô to : “Việt Nam vạn tuế” gây một luồng dư luận sôi nổi ở trong nước và thế giới. Tôi không bỏ lỡ vội chụp lấy vụ này, lấy tên Việt Nam đặt cho xà bông, gọi Savon Việt Nam để nêu lòng ái quốc đang bồng bột ở trong xứ, xà bông Việt Nam là của người Việt làm cho người Việt, người Việt yêu nước phải dùng đồ Việt Nam”.
Về tên gọi “Cô Ba” còn tuyệt chiêu hơn nữa. Cho tới bây giờ, hình ảnh người con gái đẹp in trên nhãn hiệu là ai, vì sao gọi Cô Ba?... vẫn ít người được biết. Và cuộc “truy tìm” nguồn cơn cái tên ấy mang nhiều bất ngờ thú vị.
Bà Nguyễn Thị Bé kể lại: “trong những lần đi bán dầu dừa cho hãng ông Bền, tui có nghe người làm công loáng thoáng kêu bà chủ, vợ ông Bền là cô Ba. Có người còn nói ông thương vợ lắm nên in hình bà vô sản phẩm luôn”.
Nhà thơ Lê Minh Quốc trong bộ sách “Những người Việt Nam đi tiên phong” cũng viết: “… với mục tiêu phục vụ đại chúng, ông Trương Văn Bền đưa ra sản phẩm lấy tên Cô Ba, lý do thứ nhất là vợ ông được mọi người quen gọi cô Ba…”
Điều gần như chắc chắn là, trong số những tấm hình do nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Hiệp sưu tầm được, có một tấm chụp cả nhà ông Trương Văn Bền cùng với 6 người con, trong đó ông Bền đứng ở vị trí thứ ba (từ phải sang). Ông và các con đều mặc áo trắng, duy chỉ một người phụ nữ ngồi ngay giữa là mặc áo dài đen, gương mặt phúc hậu, đầu búi tóc, cổ đeo dây chuyền vàng. Người đó không phải vợ ông Bền thì còn ai vô đây? Và nhãn hiệu Cô Ba in trên hộp xà bông cũng hoàn toàn trùng khớp với tấm hình gia đình ông Bền ở trên. Như vậy có thể kết luận cô Ba chính là vợ ông Bền.
Còn một lý do nữa ông Bền muốn đặt tên “cô Ba” cho nhãn hiệu xà bông của mình, là có một cô Ba từng là hoa khôi đẹp nhất Nam kỳ lúc bấy giờ, lại thêm cô là một nữ nhi anh hùng, tiếng tăm lừng lẫy. Cố học giả Vương Hồng Sển viết trong quyển “Sài Gòn năm xưa” như vầy: “Trong giới huê khôi, nghe nhắc lại, trước kia hồi Tây mới đến, có cô Ba con thầy Thông Chánh là đẹp không ai bì. Cô đẹp tự nhiên, không răng giả, không ngực keo su nhơn tạo, tóc dài chấm gót, bới ba vòng một ngọn, mướt mượt mà thơm phức dầu dừa mới thắng, đẹp không vì son phấn giả tạo, đẹp đến nỗi Nhà Nước in hình vào con tem Nhà Dây Thép (bưu điện) và một hiệu buôn xà bông xin phép làm mẫu rao hàng: xà bông Cô Ba”.
Cô Ba, sách xưa thường gọi cô Ba Thiệu, con gái ông Nguyễn Trung Chánh ở Trà Vinh. Ông làm thông ngôn cho người Pháp những năm 1890 nên người đời gọi là thầy Thông Chánh. Do căm ghét tên biện lý Joboin ve vãn vợ mình, thầy đã lập mưu giết chết hắn và bị xử bắn. Trong ngày xử cha mình, cô Ba đã tỏ thái độ phản đối quyết liệt trước sự khiếp phục của bọn mã tà, phú lít. Hành động nữ nhi anh hùng cùng sắc đẹp của cô đã làm cho người đời kính trọng. Việc lấy tên cô Ba đặt cho nhãn hiệu xà bông cũng là ý tứ của ông Bền muốn đưa hình ảnh gần gũi ấy đến với rộng rãi công chúng.
Và điều đó đã gây hiệu ứng xã hội, lan tỏa rộng rãi. Xà bông Cô Ba có xuất xứ từ cây dừa Bến Tre ngày càng nổi tiếng và đi vào lòng người một cách tự nhiên cho đến tận bây giờ.
Người viết: Dương Thế Hùng


http://www.bentre.gov.vn/drp/portal/lehoidua/v-1/t-3/n/71

VAPUTIN
26-09-2013, 13:17
Định tóm gọn câu chuyện về con tem Cô Ba cho bác Thi đăng báo, không phải báo "nhựt trình Vĩnh Ký" mà chắc là tập san VS nhưng khi kiểm tra lại chuyện ông Thông Chánh thì Va phát hiện thấy có một tài liệu tư pháp 1894 có nói rằng chuyện ông Thông Chánh xách súng đi "xử" các quan Lang sa là do bạn của ông biện lý Jaboin quyến rũ hay định quyến rũ con gái ông Thông Chánh. Vì vậy để bài viết khách quan và chính xác hơn Va sẽ phải khảo cứu kỹ lại về vụ việc ông Thông Chánh cùng gia đình ông này. Va xin lỗi bác Thi về vụ lỡ hẹn mong bác tìm bài khác thay thế

Poetry
06-07-2019, 22:50
208173

Ảnh cô Ba Sài Gòn trên tem Đông Dương.

208170

Ảnh chụp đầu thế kỷ 20 của cô Ba Sài Gòn được đưa lên tem Đông Dương.

208171

Ảnh gốc nguyên tấm hình cô ba Sài Gòn bên dưới có ghi hiệu ảnh Dong, Boulevard Charner (Đại lộ Charner nay là Đại lộ Nguyễn Huệ, quận 1, TP.HCM).

208172

Mặt sau tấm ảnh (ảnh dán lên bìa cứng) ghi tên Trương Minh Ba và dòng chữ tiếng Pháp dịch ra tiếng Việt là "Chân dung phóng lớn của vợ tôi".

Nguồn: Facebook của NST Lê Hoan Hưng

haitrieu
12-07-2019, 22:31
"Cô Ba" trên token Đông Dương.

208341