PDA

View Full Version : Thành Nhà Hồ: Di sản Văn hoá thế giới


vnmission
28-06-2011, 09:16
Thành Nhà Hồ đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá thế giới

Vào hồi 13h (giờ địa phương) tức 18h (giờ Việt Nam) ngày 27/6/2011, Uỷ ban Di sản thế giới tại kỳ họp thứ 35 được tổ chức tại Paris (Cộng hoà Pháp) đã chính thức công nhận Thành Nhà Hồ trở thành Di sản Văn hoá Thế giới.

Như vậy, sau 6 năm (2006 – 2011) với bao sự nỗ lực, vượt qua mọi khó khăn do điều kiện khách quan, được sự quan tâm của các ngành, cơ quan trung ương; các chuyên gia trong nước và quốc tế; đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo các đồng chí Lãnh đạo Tỉnh Uỷ và Lãnh đạo UBND tỉnh Thanh Hoá; Lãnh đạo chính quyền địa phương; sự hợp tác và giúp đỡ của nhân dân huyện Vĩnh Lộc; hành trình của di sản Thành Nhà Hồ trên quê hương Xứ Thanh đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá nhân loại.

Niềm vui, những giọt nước mắt hạnh phúc đã vỡ oà!

Di sản Văn hoá Thành Nhà Hồ bao gồm vùng đề cử 155,5ha nằm trong một vùng đệm (5078,5ha) với giá trị cảnh quan tuyệt đẹp của một vùng kinh đô cổ, được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới với những giá trị nổi bật và tiêu chí sau

Khu di sản Thành Nhà Hồ là trung tâm kinh thành của Việt Nam vào cuối thể kỷ 14 - đầu thế kỷ 15, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của khu vực Bắc Trung Bộ Việt Nam từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 18. Các thuộc tính chứng minh cho nét đặc sắc mang tầm vóc giá trị nổi bật toàn cầu của nó bao gồm tòa thành đá được xây dựng bằng kỹ thuật đá lớn, La thành, Nam Giao, các tầng văn hóa nối tiếp nhau trong lòng đất lưu giữ các dấu tích Cung điện, đền đài, đường xá và nghệ thuật trang trí, các làng cổ cùng toàn bộ cảnh quan đồi núi, sông hồ mang đậm chất phong thủy điển hình còn lưu giữ được tương đối nguyên vẹn phản ánh rõ nét về một thời kỳ lịch sử văn hóa, văn minh Việt Nam với các đặc trưng mang tầm vóc khu vực và quốc tế.

Tiêu chí II

Khu di sản Thành Nhà Hồ là biểu hiện rõ rệt những sự giao thoa trao đổi quan trọng các giá trị nhân văn giữa Việt Nam và các nước trong khu vực Đông Á, Đông Nam Á liên quan đến sự phát triển của kiến trúc, quy hoạch…và cảnh quan khu vực vào cuối thế kỷ 14 - đầu thế kỷ 15. Đó là việc tiếp thu các tư tưởng hướng tích cực của Nho Giáo thực hành (Trung Quốc) kết hợp với các đặc điểm của văn hóa Việt Nam và khu vực được vận dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam nhằm đưa đất nước đạt tới các thành tựu mới văn minh hơn, tích cực hơn, đem lại nhiều lợi ích hơn cho người dân, đáp ứng các yêu cầu đổi mới cấp bách của Việt Nam và góp phần thúc đẩy các trào lưu tư tưởng nhân văn tích cực ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á. Tất cả được thể hiện nổi trội và duy nhất thấy ở Thành Nhà Hồ trên các phương tiện thiết kế cảnh quan đô thị, kiến trúc Thành đá, kỹ thuật xây dựng đá lớn và các ảnh hưởng tác động lẫn nhau nhiều chiều của khu di sản tới kỹ thuật xây dựng thành quách sau đó ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á.

Tiêu chí IV

Khu di sản cũng là ví dụ nổi bật về một loại công trình kiến trúc được xây dựng bằng đá lớn vừa là một kiểu kiến trúc Hoàng thành biểu tượng cho quyền lực Hoàng gia tiêu biểu dưới tác động của giao thoa các giá trị nhân văn ở phương Đông, vừa là một pháo đài quân sự bề thế, chắc chắn, uy nghiêm. Kỹ thuật xây dựng đá lớn độc đáo, duy nhất của Việt Nam được thấy ở đây đã được kết hợp một cách sáng tạo, tài tình với truyền thống kỹ thuật và nghệ thuật xây dựng ở Việt Nam, Đông Á và Đông Nam Á với một hệ thống thao tác kỹ thuật thủ công liên hoàn như khai thác đá, gia công đá, vận chuyển các khối đá nặng từ 10 tấn đến 26 tấn, xử lý móng nền đá, nâng các khối đá lớn lên độ cao trên 10m vừa đảm bảo được công năng kiến trúc vừa đáp ứng yêu cầu mỹ thuật cần thiết của một đô thành. Kỹ thuật xây dựng thành công các bức tường thành bằng đá lớn đã phát huy ảnh hưởng của nó tới kỹ thuật xây dựng nhiều tòa thành sau đó ở khu vực, nhưng kỳ vĩ nhất, đặc sắc nhất chỉ có Thành Nhà Hồ vốn được xem như một hiện tượng đột khởi “vô tiền khoáng hậu” trong lịch sử xây dựng kiến trúc thành quách Việt Nam và khu vực.

Khu di sản đáp ứng các yêu cầu về tính toàn vẹn, tính xác thực được nêu trong hướng dẫn hoạt động thực hiện Công ước Di sản Thế giới.

Khu di sản với vùng lõi và vùng đệm tổng cộng 5.234 hécta bao gồm toàn bộ tòa Thành đá, La thành, hào thành, các di tích khảo cổ dưới lòng đất, các làng cổ, các di tích chùa đền, hang động liên quan đến Thành Nhà Hồ, toàn bộ cảnh quan núi non, sông nước liên quan đến địa hình phong thủy thể hiện sự giao lưu văn hóa về nét đặc sắc của tòa thành được bảo tồn toàn vẹn một cách tốt nhất theo Luật pháp của Nhà nước Việt Nam và các quy định của UBND tỉnh Thanh Hóa. Đó cũng là những bằng chứng xác thực nhất minh chứng về sự tồn tại của một thời kỳ văn minh Việt Nam dưới ảnh hưởng tác động của các tư tưởng nhân văn tích cực phương Đông nhằm đổi mới đất nước Việt Nam cuối thế kỷ 14 - đầu thế kỷ 15.

http://www.thethaovanhoa.vn/133N20110627200302621T0/thanh-nha-ho-da-duoc-unesco-cong-nhan-la-di-san-van-hoa-the-gioi.htm

vnmission
28-06-2011, 09:23
Sites in Ethiopia, Kenya and Viet Nam inscribed on UNESCO’s World Heritage List

Citadel of the Ho Dynasty (Viet Nam). The 14th-century Ho Dynasty citadel, built according to the feng shui principles, testifies to the flowering of neo-Confucianism in late 14th century Viet Nam and its spread to other parts of east Asia. According to these principles it was sited in a landscape of great scenic beauty on an axis joining the Tuong Son and Don Son mountains in a plain between the Ma and Buoi rivers. The citadel buildings represent an outstanding example of a new style of south-east Asian imperial city.

A total of 35 nominations, including natural, cultural and mixed properties are being reviewed by the Committee, which is holding its 35th session at UNESCO Headquarters in Paris. The Committee expects to finish the inscriptions by the end of the day.

27.06.2011

Source: UNESCOPRESS

http://www.unesco.org/new/en/media-services/single-view/news/sites_in_ethiopia_kenya_and_viet_nam_inscribed_on_ unescos_world_heritage_list/

ke vo danh
05-07-2011, 02:46
Cho tới nay, một số di tích và thắng cảnh của Việt Nam đã được UNESCO đưa vào danh sách là "Di sản văn hoá thế giới", như sau:

1. Cổ thành và cung điện tại Huế:

http://whc.unesco.org/uploads/thumbs/site_0678_0001-469-0-20090331153857.jpg

2. Vịnh Hạ Long:

http://whc.unesco.org/uploads/thumbs/site_0672_0001-469-0-20090331152934.jpg

3. Phố cổ Hội An:

http://whc.unesco.org/uploads/thumbs/site_0948_0001-469-0-20090331165158.jpg

4. Thánh địa Mỹ Sơn:

http://whc.unesco.org/uploads/thumbs/site_0949_0001-469-0-20090331145511.jpg

5. Rừng quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng:

http://whc.unesco.org/uploads/thumbs/site_0951_0001-469-0-20060322152502.jpg

6. Kinh thành Thăng Long:

http://whc.unesco.org/uploads/thumbs/site_1328_0001-469-0-20100730115203.jpg

7. Và mới đây nhất là Thành nhà Hồ, như vnmission đã đưa tin:

http://whc.unesco.org/uploads/thumbs/site_1358_0001-469-0-20110524160405.jpg

Thực sự là quá ít ỏi so với những di tích cổ và danh lam thắng cảnh khác tại Việt Nam. Nhưng sự đánh giá của UNESCO không phải là không có lý do. Tới đây, chợt nhớ lại một di tích cổ khác tại Hà Nội đã được trét lại phấn bằng ciment (Ô Quan Chưởng)!!! Đây là một sự tàn phá vô ý thức, chứ không phải là sự trùng tu đúng nghĩa. Thật đáng tiếc!

Trong 07 di tích và danh lam kể trên, sự tồn tại sẽ được duy trì tới bao lâu nữa, khi sự thờ ơ và lãnh đạm, cũng như thiếu hiểu biết, đang càng lúc càng ăn sâu và thành căn bệnh khó chữa của một số người có trách nhiệm?

Dưới đây là link của Unesco.org cho biết về một danh sách của các quốc gia trên thế giới đã có những di tích hoặc thắng cảnh, được xếp là "Di sản văn hoá thế giới": http://whc.unesco.org/en/list

vnmission
08-07-2011, 16:34
Từ thành phố Thanh Hóa, theo đường quốc lộ 45 ngược lên phía Bắc, rồi lại ngược con đường Thiên Lý xưa kia độ 2km là chúng ta đã đến thành Tây Đô hay còn gọi là Thành An Tôn, thành Tây Giai, thành Nhà Hồ thuộc địa phận hai xã Vĩnh Tiến và Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa ngày nay.

http://i484.photobucket.com/albums/rr209/marcophily/002-2.jpg

Thành do Hồ Quý Ly xây dựng năm 1397, đời vua Trần Thuận Tông (1388-1398). Sử cũ cho biết, thành được xây dựng trong thời gian 3 tháng. Dựng thành xong, Hồ Quý Ly tiến hành một cuộc thiên đô từ Thăng Long vào và đầu năm sau lại bức Trần Thuận Tông nhường ngôi cho Hoàng Thái Tử Án, đồng thời đổi niên hiệu là Kiến Tân năm thứ nhất.

Từ đây thành Nhà Hồ chính thức được coi là Kinh đô của đất nước và được gọi là Tây Đô. Trong lúc triều Trần suy vong, Hồ Quý Ly lên thay, lập ra một vương triều mới - Triều Hồ (1400-1407) đổi quốc hiệu là Đại Ngu. Cùng năm đó, Hồ Quý Ly nhường ngôi cho con là Hồ Hán Thương và mình làm Thái Thượng Hoàng cùng coi triều chính.

Thành Tây Đô được xây dựng trên bình đồ kiến trúc gần vuông, hai mặt Nam và Bắc dài hơn 900 m, Đông và Tây dài hơn 700 m và tường thành bao quanh. Thành hiện có độ cao trung bình từ 7 đến 8 m, các cổng thành còn khá nguyên vẹn, riêng cửa nam cao tới 10 m. Thành nhà Hồ là bằng chứng về sức lao động và tài năng của nhân dân ta, là công trình mang nhiều giá trị lịch sử văn hóa to lớn.

http://i484.photobucket.com/albums/rr209/marcophily/00gates.jpg

Nét đặc sắc của tường thành này là phần xây đá bên ngoài, còn bên trong chủ yếu là đắp đất. Mặt ngoài thành được gia cố bằng những tảng đá xanh đẽo vuông vức, công phu ít nhất có từ 4 đến 5 mặt phẳng. Nhiều phiến rất to ở cửa Tây dài tới 5,1 m; rộng 1,59 m; cao 1,30 m, được xếp chồng lên nhau thành hình chữ “công”, không cần chất kết dính vẫn đảm bảo độ bền vững qua hơn 600 năm trường tồn.

http://i484.photobucket.com/albums/rr209/marcophily/003-1.jpg

Cho đến nay, công trường cung cấp đá cho việc xây dựng thành Tây Đô và cả việc chuyên chở vật liệu đang là đề tài bàn bạc. Gần đây, những hộ dân sống ở vùng này còn phát hiện được những viên bi đá. Đá lấy từ nhiều nơi khác, chuyên chở bằng đường sông, đường bộ, bằng các loại xe lớn có một bánh gỗ, bằng voi kéo, hoặc dùng những viên bi đá cho khối đá khổng lồ trượt lên trên.

Sự vĩ đại của thành Tây Đô không chỉ là những tường thành được ghép bởi vô số các khối đá khổng lồ mà còn được bao bọc bởi con hào vừa rộng, vừa sâu bao quanh bốn mặt bên ngoài tường thành có cắm chông.

theloveofsiam83
08-07-2011, 16:42
Cho tới nay, một số di tích và thắng cảnh của Việt Nam đã được UNESCO đưa vào danh sách là "Di sản văn hoá thế giới", như sau:

1. Cổ thành và cung điện tại Huế:

http://whc.unesco.org/uploads/thumbs/site_0678_0001-469-0-20090331153857.jpg

2. Vịnh Hạ Long:

http://whc.unesco.org/uploads/thumbs/site_0672_0001-469-0-20090331152934.jpg

3. Phố cổ Hội An:

http://whc.unesco.org/uploads/thumbs/site_0948_0001-469-0-20090331165158.jpg

4. Thánh địa Mỹ Sơn:

http://whc.unesco.org/uploads/thumbs/site_0949_0001-469-0-20090331145511.jpg

5. Rừng quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng:

http://whc.unesco.org/uploads/thumbs/site_0951_0001-469-0-20060322152502.jpg

6. Kinh thành Thăng Long:

http://whc.unesco.org/uploads/thumbs/site_1328_0001-469-0-20100730115203.jpg

7. Và mới đây nhất là Thành nhà Hồ, như vnmission đã đưa tin:

http://whc.unesco.org/uploads/thumbs/site_1358_0001-469-0-20110524160405.jpg

Thực sự là quá ít ỏi so với những di tích cổ và danh lam thắng cảnh khác tại Việt Nam. Nhưng sự đánh giá của UNESCO không phải là không có lý do. Tới đây, chợt nhớ lại một di tích cổ khác tại Hà Nội đã được trét lại phấn bằng ciment (Ô Quan Chưởng)!!! Đây là một sự tàn phá vô ý thức, chứ không phải là sự trùng tu đúng nghĩa. Thật đáng tiếc!

Trong 07 di tích và danh lam kể trên, sự tồn tại sẽ được duy trì tới bao lâu nữa, khi sự thờ ơ và lãnh đạm, cũng như thiếu hiểu biết, đang càng lúc càng ăn sâu và thành căn bệnh khó chữa của một số người có trách nhiệm?

Dưới đây là link của Unesco.org cho biết về một danh sách của các quốc gia trên thế giới đã có những di tích hoặc thắng cảnh, được xếp là "Di sản văn hoá thế giới": http://whc.unesco.org/en/list

Bạn nên sửa lại - Hoàng thành Thăng Long chứ không phải Kinh Thành Thăng Long - thực tế hai chữ này hoàn toàn khác nhau.

ke vo danh
08-07-2011, 18:59
Bạn nên sửa lại - Hoàng thành Thăng Long chứ không phải Kinh Thành Thăng Long - thực tế hai chữ này hoàn toàn khác nhau.

Cám ơn theloveofsiam83 về diều này.

Đồng thời cũng xin nói rõ hơn về bức hình minh họa trong website của Unesco về hoàng thành này (theo wikipedia: http://vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BB%99t_c%E1%BB%9D_H%C3%A0_N%E1%BB%99i)

- "Cột cờ Hà Nội hay còn gọi Kỳ đài Hà Nội là một kết cấu dạng tháp được xây dựng cùng thời với thành Hà Nội dưới triều nhà Nguyễn (bắt đầu năm 1805, hoàn thành năm 1812). Kiến trúc cột cờ bao gồm ba tầng đế và một thân cột, được coi là một trong những biểu tượng của thành phố..."