PDA

View Full Version : Cụ CHU VĂN AN


nguyenquanghuyth
04-07-2011, 07:37
CHU VĂN AN
- Chu Văn An (chữ Hán: 朱文安; 1292–1370), tên thật là Chu An, hiệu là Tiều Ẩn (樵隱), tên chữ là Linh Triệt (靈澤), là một nhà giáo, thầy thuốc, đại quan nhà Trần trong lịch sử Việt Nam, được phong tước Văn Trinh Công nên đời sau quen gọi là Chu Văn An.

Tiểu sử
- Quê ông ở làng Văn Thôn, xã Quang Liệt, huyện Thanh Đàm (Thanh Trì), nay thuộc xóm Văn, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội.
- Là người chính trực, đã từng đỗ Thái học sinh nhưng không ra làm quan mà mở trường dạy học ở làng Huỳnh Cung, bên kia sông Tô Lịch, ông có công lớn trong việc truyền bá, giáo dục tư tưởng đạo đức Khổng giáo vào Việt Nam. Vua Trần Minh Tông (1314–1329) vời ông ra làm tư nghiệp Quốc tử giám, dạy cho Thái tử Trần Vượng, tức là vua Trần Hiến Tông tương lai. Đến đời Dụ Tông, ông thấy quyền thần làm nhiều điều vô đạo, ông dâng Thất trảm sớ xin chém 7 tên gian nịnh, nhưng vua không nghe. Ông chán nản từ quan về ở núi Phượng Hoàng (Chí Linh, Hải Dương) dạy học, viết sách cho tới khi mất. Cuộc đời thanh bạch và tiết tháo của ông là tấm gương sáng của thời phong kiến. Ông là một trong số rất ít bậc hiền nho được thờ ở Văn Miếu. Sự nghiệp của ông được ghi lại trong văn bia ở Văn Miếu-Quốc Tử Giám.
Câu đối thờ Chu An:
Trần vãn thử hà thời, dục vịnh đại phi hiền giả lạc
Phượng sơn tồn ẩn xứ, trĩ lưu trường ngưỡng triết nhân phong
- Cuối đời Trần là thời nào, ngâm vịnh rong chơi há chẳng phải là cái thú vui của bậc hiền giả?
- Núi Phượng vẫn còn dấu vết ở ẩn, đỉnh non vẫn mãi mãi ngưỡng mộ phong thái của kẻ triết nhân

Ông được Đại Việt Sử Ký Toàn Thư chép
An (người Thanh Đàm), tính cương nghị, thẳng thắn, sửa mình trong sạch, bền giữ tiết tháo, không cầu lợi lộc. Ông ở nhà đọc sách, học vấn tinh thông, nổi tiếng gần xa, học trò đầy cửa, thường có kẻ đỗ đại khoa, vào chính phủ. Như Phạm Sư Mạnh, Lê Bá Quát đã làm hành khiển mà vẫn giữ lễ học trò, khi đến thăm thầy thì lạy hỏi ở dưới giường, được nói chuyện với thầy vài câu rồi đi xa thì lấy làm mừng lắm. Kẻ nào xấu thì ông nghiêm khắc trách mắng, thậm chí la hét không cho vào. Ông là người trong sạch, thẳng thắn, nghiêm nghị, lẫm liệt đáng sợ đến như vậy đấy. Minh Tông mời ông là Quốc Tử giám tư nghiệp, dạy thái tử học. Dụ Tông ham chơi bời luời chính sự, quyền thần nhiều kẻ làm trái phép nước, An khuyên can, không nghe, bèn dâng sớ xin chém bảy tên nịnh thần, đều là những kẻ quyền thế được vua yêu. Người bấy giờ gọi là "Thất trảm sớ". Sớ dâng lên nhưng không được trả lời, ông liền treo mũ về quê. Ông thích núi Chí Linh, bèn đến ở đấy. Khi nào có triều hội lớn thì đến kinh sư. Dụ Tông đem chính sự trao cho ông, ông từ chối không nhận. Hiến Từ thái hoàng thái hậu bảo: "Ông ta là người không thể nào bắt làm tôi được, ta sai bảo thế nào được ông ta?". Vua sai nội thần đem quần áo ban cho ông. Ông lạy tạ xong, liền đem cho người khác hết. Thiên hạ đều cho là bậc cao thượng. Đến khi Dụ Tông băng, quốc thống suýt mất, nghe tin các quan đến lập vua, ông mừng lắm. Chống gậy đến xin bái yết, xong lại xin trở về quê, từ chối không nhận chức gì. Vua sai quân đến tế, ban tặng tên thụy, ít lâu sau có lệnh cho tòng tự ở Văn miếu

Tác phẩm
Thất trảm sớ
Tiều ẩn thi tập
Tiều ẩn quốc ngữ thi tập
Tứ thư thuyết ước
Giang đình tác
Linh sơn tạp hứng
Miết trì
Nguyệt tịch bộ Tiên Du sơn tùng kính
Thứ vận tặng Thủy Vân đạo nhân
Xuân đán
------------------
Con tem về hình ảnh cụ Chu Văn An bị công ty tem đình chỉ phát hành vì in lỗi ngày sinh thành ngày mất

137999
------------------
138000
--------------------------------------
Chủ tài khoảng: Nguyễn Quang Huy
AGB: 6421205102322
VCB: 050 100 0273068
Điện thoại: 0933 41 35 30. Email: nguyenquanghuyth@yahoo.com
Địa chỉ: 95/91 Phùng Tá Chu – P. An Lạc A – Q. Bình Tân – TP. HCM

The smaller dragon
04-07-2011, 23:12
Về Chu Văn An

Tiều sử Chu Văn An có nhiều chỗ còn mù mờ. Ðặc biệt, không sách nào đề cập đến thân phụ của Chu Văn An. Theo cuộc nghiên cứu của tác giả Trần Lê Sáng trong Cuộc đời và thơ văn Chu Văn An (Hà Nội, nxb Hà Nội, 1981, 199 tr.) thì thân phụ Chu Văn An “không phải ngưoi làng Thanh Liệt, cũng không phải người huyện Thanh Trì, mà người ở nơi khác, ở xa lắm...” (sđd, trang 20). Chi tiêt “ở xa lắm” khiến chúng ta có thể dẫn giải theo nhiều cách, kể cả nghĩa “không phải Việt Nam!” như vấn nạn của một số nhà nghiên cứu. Ðến tên của thân phụ Chu Văn An cũng không được truyền lại, nhưng thân mẫu thì được biết là Lê Thị Chiêm.

Như thế, Chu Văn An đã sinh ra và được mẹ nuôi dưỡng nơi quê mẹ, tức làng Thanh Liệt. Vì được nuôi dưỡng nơi quê mẹ -một điều bất thường trong xã hội cổ Việt- Chu Văn An có lẽ bị người làng khinh khi, và chính Chu Văn An cũng không ưa người làng. Bởi vậy, cuộc đời Chu Văn An có hai quê, Thanh Liệt đã đành, còn Chí Linh nữa. Mà Chí Linh mới chính là nơi Chu Văn An có nhiều gắn bó khăng khít. Bằng chứng là sau khi rời kinh đô, Chu Văn An không về Thanh Liệt mà lại về Chí Linh để mở trường dạy học. Ðến cuối đời, Chu Văn An cũng không trở về quê nhà, mà an giấc ngàn thu ở Chí Linh. Chính vì thế, hiện nay ở Chí Linh có xã Văn An, là xã nguyên có tên là Kiệt Ðặc đổi ra, để kỷ niệm vị danh nhân này.

Chi tiết Chu Văn An có thi cử đỗ đạt hay không cho đến nay cũng còn là một vấn nạn.

Những tài liệu xưa, tức những tài liệu chép sớm nhất về Chu Văn An đều không có chi tiết về việc Chu Văn An thi cử như thế nào. Nam Ông Mộng Lục của Lê Trừng (tức Hồ Nguyên Trừng, con trưởng Hồ Quý Ly, thế kỷ XV) cho biết “Chu Văn An là người điềm đạm, ít ham muốn, không đi thi.” Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư của Ngô Sĩ Liên (thế kỷ XV), Kiến Văn Tiểu Lục của Lê Quý Ðôn (thế kỷ XIX), Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí của Phan Huy Chú (thế kỷ XIX)... đều không chép Chu Văn An có đi thi, hay không đi thi.

Nhưng những sách càng về sau, nhất là trong thế kỷ XX, lại càng chép rõ Chu Văn An có đi thi, và thi đỗ. Tang Thương Ngẫu Lục của Phạm Ðình Hổ và Nguyễn Án (thế kỷ XIX) cho biết Chu Văn An đỗ tiến sĩ. Nam Hải Dị Nhân Liệt Truyện của Phan Kế Bính (1909) chép Chu Văn An đỗ tiến sĩ. Lược Truyện Các Tác Gia Việt Nam của Trần Văn Giáp (1971) chép họ Chu đỗ thái học sinh. Người Vạn Kiếp Côn Sơn của Ban Chấp Hành Ðảng Bộ và Ủy Ban Hành Chính huyện Chí Linh (1974) cho biết Chu Văn An đậu thái học sinh “năm mười sáu tuổi (?!)” Và bộ Thơ Văn Lý Trần của Viện Văn Học Hà Nội (1978) chép Chu Văn An đậu thái học sinh. Ðiểm chung của các tác giả đề cập đến việc Chu Văn An đi thi và thi đỗ là không ai đưa ra bằng chứng nào chứng minh cho sự kiện này.

Cho nên việc Chu Văn An với những học hàm học vị có thể chỉ là việc đời sau thêm vào đề tiểu sử Chu Văn An phù hợp với vai trò “vạn thế sư biểu Việt Nam” của họ Chu chăng? Hy vọng các nhà nghiên cứu trong tương lai có thể tìm được chứng cứ xác định rõ sự kiện này.

Ðặc biệt về tư tưởng, cac nhà nho xưa nay đều tôn Chu Văn An là vị thầy tiêu biểu của nhà nho. Nhưng ngay từ nhỏ, Chu Văn An đã không mang thuần tư tưởng chính thống của nhà nho. Nhà nho có quan niệm “xuất” (tức là xông pha ra xã hội giúp đời, và “xử” tức là sau đó thì về lại nhà, an bần lạc đạo) thì họ Chu lại thờ ơ với việc làm quan. Trước sau Chu Văn An chỉ có nhiệt tâm cho việc học tập và việc dạy người khác học tập.

Quan niệm về giáo dục, văn hoá... của Chu Văn An như thế nào, hiện đời nay người ta không thể biết được một cách cụ thể vì trước tác của họ Chu không còn hay chưa tìm được. Tuy Chu Văn An viết nhiều, danh sách có thể kể ít nhất là Thất Trảm Sớ, Tứ Thư Thuyết Ước, Y Học Yếu Giải, Tiều Ẩn Quốc Ngữ Thi Tập, Tiều Ẩn Thi Tập... nhưng tất cả những tác phẩm này đến nay đều không còn. Tất cả trước tác của Chu Văn An còn lại hiện nay là 12 bài thơ. Di cảo này đã được in nguyên tác cùng phần phiên âm, dịch nghĩa, và dịch thơ trong bộ Thơ Văn Lý Trần (Tập 3, trang 53-66). Mười hai bài thơ này cũng được phiên âm, dịch nghĩa, và dịch thơ trong sách Cuộc đời và thơ văn Chu Văn An của Trần Lê Sáng (sđd, trang 97- 113).

Chu Văn An là hình ảnh của một kẻ sĩ tiết tháo, khẳng khái, và cang cường. Ðây là hình ảnh trang trọng mà người Việt tôn thờ hàng bẩy thế kỷ qua và sẽ tiếp tục trong những thế kỷ tới. Hình ảnh ấy luôn luôn là điển hình của ông thầy trong truyền thống Việt mà ngày nay, những ai có chút dính dáng đến danh xưng Chu Văn An cũng luôn luôn thấy hãnh diện, như... kẻ viết những hàng chữ này, vốn là một cựu học sinh Chu Văn An tại Sài Gòn đầu thập niên 1960.

Trần Anh Tuấn
(Tháng Ba năm 2005)


138088

Cụ đồ nho trong tem VNCH năm 1972 (bên trái) biến thành Chu Văn An đeo kính trong tem CHXHCNVN năm 1992 (bên phải).