PDA

View Full Version : Bộ sưu tập LK5 giá 88.888 USD


nam_hoa1
04-07-2011, 21:24
138078

138079


http://cgi.ebay.com/NORTH-VIETNAM-VIET-NAM-21-GENUINE-INTERZONE-5-STAMPS-/140569671298?pt=LH_DefaultDomain_0&hash=item20ba9af682&autorefresh=true#ht_500wt_1156
Bộ sưu tập tem giá 88.888 usd
( trích từ nguồn eBay )

nam_hoa1
04-07-2011, 21:38
138081

138082
( Trích từ nguồn eBay )

nam_hoa1
04-07-2011, 22:00
138085

http://cgi.ebay.com/NORTH-VIETNAM-VIET-NAM-21-GENUINE-INTERZONE-5-STAMPS-/140569671298?pt=LH_DefaultDomain_0&hash=item20ba9af682&autorefresh=true#ht_500wt_1156
( Trích từ nguồn eBay )[/QUOTE]

MeTemViet
04-07-2011, 22:06
Giá 88.888 là nếu có người mua.

Còn nếu không ai mua thì giá trị vẫn còn chưa biết được!

Dạo này ebay cho list miễn phí nên một số dealer tha hồ mang vật phẩm lên thét giá.

nam_hoa1
04-07-2011, 22:14
138087

138078




http://cgi.ebay.com/NORTH-VIETNAM-VIET-NAM-21-GENUINE-INTERZONE-5-STAMPS-/140569671298?pt=LH_DefaultDomain_0&hash=item20ba9af682&autorefresh=true#ht_500wt_1156
Bộ sưu tập tem giá 88.888 usd
( trích từ nguồn eBay )[/QUOTE]

hat_de
04-07-2011, 23:34
Toàn tem của bác K đây mà ... con số 88.888 được chọn vì đẹp và mang tính tượng trưng ... ko bít rồi giá có được chốt và nếu chốt sẽ là bao nhiêu ... 5 số 6 như vậy e cũng khó ... #:-s ...

vnmission
04-07-2011, 23:36
Dạo này ebay cho list miễn phí nên một số dealer tha hồ mang vật phẩm lên thét giá.
Ra là vậy!

Tôi từng nghe tại Việt Nam, có người đã mua 1 tem LKV với giá 3.000 $, không biết có đúng không??? Tuy nhiên giá này quá cách biệt so với giá thị trường.

138089

Bì thư trên được trao đổi với giá 4.500 euro (khoảng 6.500 $), nên có chuyên gia cho rằng bộ sưu tập 21 tem LKV đang rao bán trên eBay trị giá khoảng 8 - 10.000 $.

Chỉ là một thông tin thu lượm được qua những người bạn để các bác tham khảo, hoàn toàn không có ý gì khác. Cá nhân tôi cũng không hoàn toàn tin tưởng vào thông tin này. Có những tem giá tại VN cao, nhưng giá trong cat vẫn bình thường là vậy.

Bảo Khánh
04-07-2011, 23:43
He he... Đố các bạn biết vì sao người bán lại mang lô tem này lên ebay rao bán với cái giá vô lý như vậy? Đằng sau hành động này là cả một câu chuyện bi - hài kịch!!!

Poetry
04-07-2011, 23:45
He he... Đố các bạn biết vì sao người bán lại mang lô tem này lên ebay rao bán với cái giá vô lý như vậy? Đằng sau hành động này là cả một câu chuyện bi - hài kịch!!!
Chắc mọi người không biết đâu bác ạ. Mong bác Bảo Khánh bật mí cho bà con biết chuyện "thâm cung bí sử" này. Cảm ơn bác.

theloveofsiam83
04-07-2011, 23:51
em cũng muốn biết vụ này - óc tò mò nổi lên - nói đi bác khánh

hat_de
04-07-2011, 23:58
He he... Đố các bạn biết vì sao người bán lại mang lô tem này lên ebay rao bán với cái giá vô lý như vậy? Đằng sau hành động này là cả một câu chuyện bi - hài kịch!!!

gk nghe đồn có lq tới ht và philanippon 2011 :D ... mà cũng ... chả rõ thực hư ra sao ... :-?? ...

nhưng dù thực hư thế nào thì mức giá trên được hình thành là do 1 câu chuyện bi hài chứ ko phải do giá trị của món đồ phải ko ạ

như vậy câu chuyện bi hài là thứ có giá hơn rồi :D ... mong chuyện thâm cung bí sử sớm được kể ... tránh cứ ngồi nghe và phỏng đoán theo tin đồn :D

The smaller dragon
05-07-2011, 00:09
Mấy hôm nay, một số "đại gia" trong SICP đang bàn về lô tem này. Nhân đó, tôi không ngờ có một tay tên rât xa lạ là Pete B. Corson lại rành về tem LK! Mong anh Bảo Khánh chia sẻ một chút thâm cung bí sử về chuyện này. Tôi chỉ biết người rao bán thả câu nhằm cá lớn, biêt đâu "ăn mày được sôi gấc" thì sao?!

tugiaban
05-07-2011, 00:30
Toàn tem của bác K đây mà ... con số 88.888 được chọn vì đẹp và mang tính tượng trưng ... ko bít rồi giá có được chốt và nếu chốt sẽ là bao nhiêu ... 5 số 6 như vậy e cũng khó ... #:-s ...

công nhận bác Dẻ tinh thật,
em cũng dc coi bộ này đến 2 lần rồi, 1 lần vào năm 2006 khi nó còn nằm trong hộp, lần sau ở TL

vnmission
05-07-2011, 13:33
138092

Như thể đã có người mua rồi???

The smaller dragon
05-07-2011, 14:59
Chắc là một dealer với giá US$25,000-$30,000!

Bảo Khánh
06-07-2011, 00:06
Dẻ đã đoán đúng rồi đó.
Câu chuyện này liên quan tới cuộc TL Tem Quốc gia VIETSTAMPEX 2010 và TL Tem Thế giới PHILANIPPON 2011. Bộ sưu tập về CT HCM của tác giả K là 1 trong 3 giải Vàng của TL Vietstampex 2010 với số điểm cao nhất. Lẽ đương nhiên BST này được cử đi dự TL Filanippon 2011. Điều rắc rối là phải qua một hội đồng xét duyệt trước khi đưa ra gõ chuông ở xứ người. Theo hội đồng này thì tác giả phải loại toàn bộ phần tem địa phương (bao gồm tem LKIV và LKV) ra khỏi BST với lý do : không được "nhà nước" công nhận?!
Điều hài hước ở đây là không hiểu họ lấy tiêu chí nào để nhân danh "nhà nước" mà lọai bỏ phần tem trên, nếu hỏi các văn bản liên quan thì chắc chắn là không có. Nghe nói họ lấy catalogue của Cty Tem ấn hành năm 2005 làm chuẩn, vậy thì catalogue của Hôi Tem Việt Nam ấn hành năm 1995 do các nhà quản lý Bưu Điện cựu trào và các nhà sưu tập lão làng soạn thảo thì bỏ đi sao?!
Điều bi kịch ở đây thì nhiều lắm. Đầu tiên là đối với tác giả : Việc phải tìm tem và vật phẩm để lấp vào chỗ trống thật là nan giải vì đây là BST đã hoàn chỉnh, bất cứ một sự thay đổi nào đều có thể phá vỡ kết cấu cũng như ý tứ của BST, nó làm giảm giá trị của BST một cách thảm hại. Tiếp đó là sự tốn kém khi gửi BST ra hội đồng rồi nhận lại---sửa đổi---gửi đi lần nữa. Tác giả ở Tp.HCM còn hội đồng ở HN nên theo tác giả cho biết đã phải tốn 4-5 "chai" cho việc giao nhận này.
Điều bi kịch nữa là sự thất vọng của giới sưu tập - triển lãm trong sự kiện này. Một BST đã được BGK quốc gia chấp nhận và chấm điểm cao nhất lại phải sửa đổi, cắt bỏ thì số phận của các BST khác sẽ như thế nào?! NST nào còn nhiệt huyết để xây dựng những BST có tầm cỡ mang đi dự TL quốc gia hoặc quốc tế nữa?!
Điều bi kịch cuối cùng là với những BST đã bị cắt gọt như thế này thì mang ra quốc tế sẽ được giải gì? Một BST không có gì đặc sắc, không có gì độc đáo giữa một rừng những độc đáo - đặc sắc của các NST quốc tế thì kết quả cũng chỉ là tiếng chuông rè với những huy chương đồng "hữu nghị" mà thôi.
Nếu không thay đổi tư duy trong việc xét duyệt những BST mang đi dự TL quốc tế thì chắc chắn chúng ta vẫn chỉ nằm trong vùng trũng kém phát triển đối với giới sưu tập tem quốc tế mặc dù thực lực và trình độ của giới sưu tập chúng ta nào có thua kém ai.
Vì vậy việc chủ nhân rao bán mấy trang tem LKIV và LKV với giá phi lý cũng là để giải tỏa những stress trong lòng mà thôi, các bạn nên thông cảm. Nếu giả sử mình mà rơi vào hoàn cảnh này thì sẽ xử trí ra sao nhỉ?!!!

hat_de
06-07-2011, 01:04
Dẻ đã đoán đúng rồi đó.

Cảm ơn bác BK đã chia sẻ 1 câu chuyện bi hài của làng tem nước ta.

Câu chuyện này liên quan tới cuộc TL Tem Quốc gia VIETSTAMPEX 2010 và TL Tem Thế giới PHILANIPPON 2011. Bộ sưu tập về CT HCM của tác giả K là 1 trong 3 giải Vàng của TL Vietstampex 2010 với số điểm cao nhất.

Bộ TL giải Vàng (http://vietstamp.net/FORUM/showthread.php?p=128883#post128883) <=== đó đây

Lẽ đương nhiên BST này được cử đi dự TL Filanippon 2011. Điều rắc rối là phải qua một hội đồng xét duyệt trước khi đưa ra gõ chuông ở xứ người. Theo hội đồng này thì tác giả phải loại toàn bộ phần tem địa phương (bao gồm tem LKIV và LKV) ra khỏi BST với lý do : không được "nhà nước" công nhận?!



Điều hài hước ở đây là không hiểu họ lấy tiêu chí nào để nhân danh "nhà nước" mà lọai bỏ phần tem trên, nếu hỏi các văn bản liên quan thì chắc chắn là không có. Nghe nói họ lấy catalogue của Cty Tem ấn hành năm 2005 làm chuẩn, vậy thì catalogue của Hôi Tem Việt Nam ấn hành năm 1995 do các nhà quản lý Bưu Điện cựu trào và các nhà sưu tập lão làng soạn thảo thì bỏ đi sao?!

thật vô lí ... Hội đồng cấp quốc gia thì duyệt cho giải TL cấp quốc gia, rồi cũng thứ đó bị phủ nhận khi đưa nó ra khỏi biên giới ... phải chăng chúng ta đã tự phủ nhận mình ... thiệt pùn ...

Điều bi kịch ở đây thì nhiều lắm. Đầu tiên là đối với tác giả : Việc phải tìm tem và vật phẩm để lấp vào chỗ trống thật là nan giải vì đây là BST đã hoàn chỉnh, bất cứ một sự thay đổi nào đều có thể phá vỡ kết cấu cũng như ý tứ của BST, nó làm giảm giá trị của BST một cách thảm hại.

Đúng như bác Bình nói ... khi sửa như thế kết cấu chặt chẽ của bộ TL sẽ bị phá vỡ ... không những vậy "điểm bị phá vỡ" lại nằm ở phần kết ... tức 1 phần trọng yếu của chỉnh thể ... như 1 bản nhạc hay có những nốt cuối cùng cao vút tự nhiên bị ... chặt cụt ...

Tiếp đó là sự tốn kém khi gửi BST ra hội đồng rồi nhận lại---sửa đổi---gửi đi lần nữa. Tác giả ở Tp.HCM còn hội đồng ở HN nên theo tác giả cho biết đã phải tốn 4-5 "chai" cho việc giao nhận này.

lẽ ra TW Hội nên hỗ trợ cho tác giả ... khoản phí L-) trời ơi trên ...

Điều bi kịch nữa là sự thất vọng của giới sưu tập - triển lãm trong sự kiện này. Một BST đã được BGK quốc gia chấp nhận và chấm điểm cao nhất lại phải sửa đổi, cắt bỏ thì số phận của các BST khác sẽ như thế nào?!

bộ đỉnh nhất bị cắt, sửa, tuy nhiên điều đó ko có nghĩa là các bộ TL chịu chung số phận ... việc chỉnh sửa có thể có với bất kì tác phẩm nào ... trường hợp cụ thể trên xui rủi là vì nó có điểm nhạy cảm ... còn nếu ko thì chỉ là những chỉnh sửa nhỏ ko mang tính thay đổi kết cấu ...

NST nào còn nhiệt huyết để xây dựng những BST có tầm cỡ mang đi dự TL quốc gia hoặc quốc tế nữa?!

đây là 1 hệ quả đáng buồn mỗi khi có sự can thiệp quá sâu vào tác phẩm tâm huyết của nhà TL

nhớ lại mất lần trước gk cũng gặp tình huống này ... tuy nhiên nó chỉ là vấn đề "chim chóc" nên thôi ... nói vậy thôi nhưng tới giờ vẫn tiếc vì bị cắt 2 chữ trong tiêu đề tác phẩm ...


Điều bi kịch cuối cùng là với những BST đã bị cắt gọt như thế này thì mang ra quốc tế sẽ được giải gì? Một BST không có gì đặc sắc, không có gì độc đáo giữa một rừng những độc đáo - đặc sắc của các NST quốc tế thì kết quả cũng chỉ là tiếng chuông rè với những huy chương đồng "hữu nghị" mà thôi.

đành vậy

có lẽ tw đã tính cả rồi

chấp nhận hy sinh 1 level cao để tránh việc phải "công nhận" 1 thứ còn mù mờ như lk45 ... có thể cái lk45 có tồn tại thật ... nhưng nn thực sự chưa muốn công nhận nó vào thời điểm này ... và chưa muốn thì đành cắt nó lại

Nếu không thay đổi tư duy trong việc xét duyệt những BST mang đi dự TL quốc tế thì chắc chắn chúng ta vẫn chỉ nằm trong vùng trũng kém phát triển đối với giới sưu tập tem quốc tế mặc dù thực lực và trình độ của giới sưu tập chúng ta nào có thua kém ai.

Việc này có lẽ phải chờ 1 lớp người mới thôi bác BK à ... điều mà chúng ta nhận ra ko phải tw ko nhận ra nhưng vì còn nhiều ràng buộc cao hơn tw nữa nên ... chúng ta phải thông cảm thôi ạ ... ít nhất là trong giai đoạn này ...


Vì vậy việc chủ nhân rao bán mấy trang tem LKIV và LKV với giá phi lý cũng là để giải tỏa những stress trong lòng mà thôi, các bạn nên thông cảm.

nhất trí với bác

Nếu giả sử mình mà rơi vào hoàn cảnh này thì sẽ xử trí ra sao nhỉ?!!!

nếu là bác K thì trong tình huống này gk sẽ:

1 - chỉ đề cập tem Bác Hồ trên tem VNDCCH do BCTW phát hành (đành tạm bỏ phần do địa phương phát hành) lấp khoảng trống đó bằng những thứ mình có (mà gk đoán bác K cũng có đủ)

tuy nhiên phương án trên dù hoàn hảo tới mấy cũng ko có được cái "độc đáo" mà bộ ban đầu có được.

Bởi với 1 bộ thuộc kiểu "traditional exhibition" như trên thì "tính bưu chính" có trong nó có giá trị rất cao ... việc bỏ đi 1 phần "độc đáo" như trên khiến nó ko vượt trội được so với các bộ cùng loại là bao

"răng khểnh" đẹp vậy mà bị gỡ đi rồi ... còn lại hàm răng đều tăm tắp giống như ai thì còn gì ... ấn tượng riêng ... thôi thì cứ rèn nó thật đều và thẳng ... khỏe để có thể nhai được cái Mạ Vàng - Philalippon kì này cũng được bác à :D

2 - răng khểnh bị gỡ thì ta đưa ra 1 không gian rộng lớn hơn (eBay là 1 vd) để sự đánh giá và "công nhận" được khách quan hơn.

========================

Câu chuyện TL trên kể cũng hơi tiếc nhưng gk thầm mong rằng:

1 - may mắn vẫn tới với những nỗ lực tái cấu trúc tác phẩm của 1 người dày dạn giỏi biến hóa lại giàu kinh nghiệm trong sưu tầm, nghiên cứu bưu chính và TL và như bác K

2 - sự đánh giá của cộng đồng tem với món lk chuẩn hơn (ko quá cao hay quá thấp) để chúng ta hiểu thêm về giá trị thực của nó.

-------------

trựk ka đêm rảnh rỗi có đôi dòng tâm sự ... hay vọng được biết thêm quan điểm của làng tem chúng ta ... hi ... hi ... :D

dammanh
06-07-2011, 01:30
Dammanh tâm đắc nhất câu bác BẢO KHÁNH nói: đúng là BI HÀI KỊCH,nói thêm bi hài kịch cả 2 phía,NST & BXD!! MÀ NGUYÊN NHÂN CHÍNH Ở ĐÂU?? Chính 2 dòng tem địa phương LK4 và LK5 quá nhiều ấn phẩm giả và quá ít ấn phẩm thật,tài liệu minh chứng còn quá ít,số người thực sự phân biệt thật giả cũng không nhiều.Trong trường hợp này việc đưa giá cao lên ebay ,tác giả muốn chứng tỏ là hàng thiệt .Tuy vậy BXD không dám liều để bộ ST này đi thi quốc tế,còn NST cũng không lường hết hậu quả nếu có ý kiến phản biện ở TLQT .Cuối cùng dammanh thất vọng nhất là niềm mong mỏi VN nhận được giải vàng trong TLQT không biết còn chờ đến khi nào nữa,chắc phải chờ những NST phong độ về hưu mới có t/g chuẩn bị được-chắc bác X hiểu sự kỳ vọng của Dammanh rồi!

theloveofsiam83
06-07-2011, 10:57
Không nói gì thêm - dù gì cũng cảm ơn bác khánh đã cho chúng ta thêm thông tin, xin mượn lại bài hát của chú Thành Lộc

Gheisha tem Việt Nam

138135

Nhiều khi ước mơ chỉ là mơ ước
Nhiều khi ước mơ chỉ là mơ ước
Nhiều lần ta chỉ muốn bay lên trời
Ta sẽ - ngồi xem tem nè - vẽ sẽ vẽ tem cho nước Việt Nam
Trời ơi - vĩ đại quá
Một bộ tem Truyện Kiều và một bộ tem truyện Lục Vân Tiên
Nhiều khi ước mơ chỉ là mơ ước
Nhiều khi ước mơ chỉ là mơ ước
Một ngày nào đó ta sẽ lên mặt trời - mình sẽ làm tem cỏ, tem vỏ sò, và sẽ làm tem hoa đào
Rồi sao đó - tem truyện Kiều - tem hoa đào có được in không vậy ?
Rồi sau đó - ước mơ nói ra nhục thêm.
Nhiều khi muốn làm - mà ta có làm được đâu .
Và ước mơ chỉ là ước mơ.
Xời - vậy mà cũng nói
Bởi vậy bây giờ nhìn lại các nước.
Ta cũng là công ty tem chứ bộ
Mà sao ta không làm gì được hết trơn hết trọi
Ta buồn lắm
Ta hối hận lắm
Cho nên bây giờ ta phải làm cái gì đó cho bằng chị bằng em mới được.
Ta phải làm thôi ( xời nói cái miệng )
Ta phải làm thôi
Nhiều khi ước mơ chỉ là mơ ước
Nhiều khi ước mơ chỉ là mơ ước
Một ngày nào đó- chắc ta phải làm - ta phải làm thôi - chắc ta phải làm - mà là làm cái chi chi đây hỡi trời
Ôi buồn ghê
Ôi buồn ghê
Ôi buồn quá ------ nè trời

vnmission
06-07-2011, 22:52
thực lực và trình độ của giới sưu tập chúng ta nào có thua kém ai.

Tôi cũng tin như bác Bảo Khánh. Tuy nhiên, thiển nghĩ nếu một bộ sưu tập gồm đa số là tem, khối tem, FDC và bì philatelic thì rất khó đoạt giải lớn. Theo tôi hiểu, đối với bộ sưu tập truyền thống, các bì commercial được đánh giá cao hơn, nhất là những bì thư hiếm (thí dụ, gửi từ/tới nơi khỉ ho cò gáy, nhật ấn hiếm, cước phí cao hay thiếu cước, bì thư gửi cho quan chức cao cấp, đường đi phức tạp, bì thư tai nạn...).

Đối với người sưu tập Việt Nam chúng ta, các phân tích lần đầu tiên được đưa ra về bưu chính (như phân loại các dấu in đè mệnh giá mới và TT trên tem HCT và bản đồ) rất thú vị, nhưng tôi e rằng giám khảo nước ngoài có thể không đồng tình.

"Đinh chốt" trong bộ sưu tập của bác K là tem Liên khu V, việc 4 trang quan trọng liên quan bị dỡ bỏ làm giảm giá trị bộ sưu tập rất nhiều. Tuy nhiên, e rằng trường hợp 4 trang này được giữ lại, các vị giám khảo nước ngoài đánh giá và cho điểm cũng rất khó, vì bản thân họ ít người có đủ trình độ phân biệt thật giả, chưa nói tới đánh giá giá trị của tem LKV.

Một cơ hội cho chuyên gia nước ngoài đánh giá tem LKV bị bỏ lỡ, thật là đáng tiếc!

Về chuyện tem LKV chưa được "nhà nước" công nhận, tôi nghĩ lẽ ra Tạp chí Tem (nghe nói có văn bản các quyết định phát hành tem năm 1951 và 1952 của LKV) đã có thể đứng ra giải thích. Nhưng bây giờ đã quá muộn chăng?

Tôi cũng có nghe nói tới một quyết định số 314 nào đó năm 1946 của chính phủ cho phép các địa phương phát hành tem, không biết bạn nào có thông tin cụ thể không?

The smaller dragon
07-07-2011, 03:05
Về ý kiến "thực lực và trình độ của giới sưu tập chúng ta nào có thua kém ai," cho tôi nói vui bằng cách nói của người miền Nam: "Dzậy mà không phải dzậy!" Hay nói cách nói của người miền Bắc: "Ra đường lắm kẻ còn dòn hơn ta!"

Cách sưu tầm của giới chơi tem tại Việt Nam hiện nay và thế giới Âu Mỹ rất khác biệt. Tôi không hề nói ai hơn ai kém, mà chỉ nói "khác biệt" lắm. Từ quan niệm về đề tài sưu tầm, thế nào là hiếm quý, qua giá trị của FDC, đến loại vật phẩm nào đáng triển lãm, và mục đích của triển lãm tem... cái gì cũng khác. Ðọ với người ta không được đâu, vì họ sẽ xét giá trị bằng những tiêu chuẩn của họ, không phải tiêu chuẩn của...ta!

Quan sát các cuộc trỉển lãm tem tại Á Châu, tôi chỉ thấy sự thù tạc, hay sự lịch sự, giữa các nước với nhau mà thôi.

Ngoài ra, ai đã từng buôn bán đồ giả thì Ban Giám Khảo các cuộc triển lãm quốc tế tại Âu Mỹ sẽ loại ngay từ đầu vì cho là những phần tử bất xứng trong một thú tiêu khiển của những người lương thiện, còn trỉển lãm gì nữa. Nói gì đến đoạt hay không đoạt cái gì?!

kimma
09-07-2011, 11:20
ai đã từng buôn bán đồ giả thì Ban Giám Khảo các cuộc triển lãm quốc tế tại Âu Mỹ sẽ loại ngay từ đầu vì cho là những phần tử bất xứng trong một thú tiêu khiển của những người lương thiện, còn trỉển lãm gì nữa.
Bác The smaller dragon dạy rất phải. Đây là một bài học đáng ghi xương khắc cốt cho những người sưu tập tem.

Ấy nhưng người đã chọn đưa vào chữ ký của mình câu "Người phi nghĩa bất giao, vật phi nghĩa bất thủ" khó có thể là người bất lương. Sai lầm thì ai chẳng có. Những mong người ấy không tự đánh mất chính mình - đó mới là sai lầm lớn nhất.

tuananh.tuan
09-07-2011, 11:32
Cách sưu tầm của giới chơi tem tại Việt Nam hiện nay và thế giới Âu Mỹ rất khác biệt. Tôi không hề nói ai hơn ai kém, mà chỉ nói "khác biệt" lắm. Từ quan niệm về đề tài sưu tầm, thế nào là hiếm quý, qua giá trị của FDC, đến loại vật phẩm nào đáng triển lãm, và mục đích của triển lãm tem...

Quan sát các cuộc trỉển lãm tem tại Á Châu, tôi chỉ thấy sự thù tạc, hay sự lịch sự, giữa các nước với nhau mà thôi.

Bác Rồng có thể nói rõ hơn về sự khác biệt này đc ko ạ?? Sự thù tạc là gì vậy ạ?? Xin cảm ơn bác giải đáp !!!

The smaller dragon
09-07-2011, 21:04
Hôm nay tôi đi dự một cuộc triển lãm tem của giới dealers Hoa Kỳ ở San Francisco (Northern California ASDA Postage Stamp Show). Hẹn trả lời sau cho tuananh.tuan.

The smaller dragon
10-07-2011, 13:16
Nhân tuananh.tuan hỏi về sự khác biệt giữa giới chơi tem ở VN và thế giới hiện nay thế nào, tôi chia sẻ một vài nhận xét tóm tắt sau đây.

1. Khác biệt về đề tài sưu tầm. Thế giới đã chơi tem là chơi tem nước của họ. Ngoài bộ tem căn bản đó, người ta mới chơi thêm tem về một số đề tài ưa thích. Có người sưu tầm thêm tem Hướng Ðạo, Danh Nhân, Vatican (dân đi đạo thường chơi thêm bộ tem này, thí dụ như bác Nguyễn Bảo Tụng), Hồng Thập Tự, Giáng Sinh, Thể Dục Thể Thao, Ðộng Vật, Thực Vật, Tầu Thuyền, Phi Cơ, Không Gian, Hải Ðăng... tuỳ theo sở thích riêng của từng người. Ở Mỹ, nhiều người sưu tầm tem Hoa Kỳ giới hạn theo thời kỳ: từ thế kỷ XX, hay từ Ðệ Nhị Thế Chiến... Chỉ những triệu phú tỷ phú mới dám chơi tem Mỹ từ đầu. Nói “triệu phú” là ý nói người giầu thôi, chứ thật sự thì triệu phú không thôi cũng không dám chơi đâu! Lý do là tem và nhất là bì thư Hoa Kỳ thế kỷ XIX rất đắt, $US100.000.00-$US500.000.00/món không hiếm đâu!

Trái lại, theo dõi Diễn Ðàn VS, tôi thấy Việt Nam bây giờ hầu như chỉ chơi tem theo đề tài. Người sưu tầm tem Hồ Chủ Tịch, người chơi tem chim, người thích tem bóng đá, người chuyên chú tem hội họa... Còn sưu tầm tem nước mình thì gọi là “truyền thống,” hàm ý cách chơi của các cụ già!

Nói cách khác, đề tài sưu tầm chính của thế giới trở thành đề tài phụ, và đề tài phụ của thế giới trờ thành đề tài chính, của dân chơi tem ở Việt Nam hiện nay.

2 . Khác biệt về FDC. FDC là món hàng cần yếu dễ tiêu thụ mà ai cũng muốn có. Bây giờ ở Việt Nam thì ai cũng muốn làm. Nhưng cũng như nhiều sản phẩm khác trong xã hội, FDC có giá trị hay không là do Thẩm Quyền nào phát hành. Thẩm Quyền nhất trong việc phát hành không ai khác hơn là Bưu Ðiện, là cơ quan công quyền phát hành tem.

Nên nhớ, ở Hoa Kỳ không có chuyện tư nhân được đụng tới con dấu Bưu Ðiện. Còn ở Việt Nam, ai cũng có thể sử dụng chương trình điện toán để tạo hình, và ra Bưu Ðiện bồ bịch quen biết tha hồ đóng dấu nhật ấn, hay quay dấu nhật ấn cho đúng ngày họ muốn.

Ðó là sự khác biệt của FDC VN và thế giới.

3. Quan niệm về triển lãm. Triển lãm tem ỏ Việt Nam là để kỷ niệm những ngày hội lớn như sinh nhật của lãnh tụ, hay kỷ niệm ngày thành lập Ðảng... Còn triển lãm tem ở các nước Âu Mỹ là sinh hoạt thường xuyên và chuyên nghiệp của các hội tem hay giới buôn bán tem. Thí dụ như National Topical Stamp Show (24-26/6/2011 ở Milwaukee, MN) hay American Philatelic Society StampShow 2011 (11-14/8/2011 ở Columbus, Ohio) hay 47th Annual Fall Long Beach Coin, Stamp and Collectibles Expo (8-10/9/2011 ở Long Beach, Cali)...

Vì mục đích của triển lãm tem khác nhau, nên vật phẩm triển lãm cũng khác nhau.

Ở Mỹ, chỉ được triển lãm những tem hay vật phẩm bưu chính hiếm quý ít người có nên trưng bầy cho mọi người được chiêm ngưỡng tận mắt. Tại Việt Nam, những bộ tem hiện đang bán tại Bưu Ðiện cũng được đưa vào khung triển lãm. Thậm chí cả những phong bì mà chủ nhân của đề tài triển lãm mới nhận được tuần trước hay tháng trước cũng được trưng bầy thoải mái.

Ở Mỹ, chỉ những người lão luyện trong nghề chơi sau khi tốn không biết bao công cùng của để có những vật phẩm hiếm quý mới đem ra triển lãm, như một cách chia sẻ niềm vui với các bạn tem. Tại Việt Nam, ngay khi người chơi mới 5-10 tuổi, người lớn đã dạy cho các cháu cách triển lãm rồi. Tôi đoc thông tin này trên Diễn Ðàn VS mà không hiểu được nghề chơi trong nước.

Việt Nam và thế giới khác nhau là thế!

Còn sự thù tạc nói đơn giản là có qua có lại. Hai bên lịch sự làm vừa lòng nhau. Kỳ này tôi sang nước anh triển lãm, anh biếu tôi đôi cái huy chương. Lần sau anh sang nước tôi triển lãm, tôi biếu lại anh hai cái huy chương. Bánh ít đi, bánh quy lại. Hay một Ban Tổ Chức hễ có ai tham dự triển lãm là cho giải. Giỏi là cái cúp, khá là cái huy chương, thường thường bậc trung cũng phải một tấm giấy. Vui vẻ cả làng.

Thù tạc là thế!

tuananh.tuan
10-07-2011, 15:30
Cháu xin cảm ơn những kinh nghiệm mà bác Rồng đã chia sẻ! =D>
Cháu cg hơi thắc mắc 1 chút ạ:

1. Nếu họ chơi chủ đề "Truyền thống" thì khi triễn lãm, người ta triễn lãm chủ đề gì vậy ạ? Truyền thống hay đề tài ??

2. Về FDC, sao cháu thấy ở Mỹ vẫn có những FDC tư nhân ạ?? Nhưng nếu dấu FDC là bản quyền của bưu điện thì sao họ vẫn thể làm đc ạ?

3. Đồng ý với bác Rồng là việc triễn lãm ở VN đặc biệt là ở lứa tuổi nhỏ còn nhiều tự phát. Khi nhỏ cứ sưu tập là để đi "triễn lãm"!! Có những câu CLB dành cho tuổi nhỏ đã dạy cho người chơi mới 8 - 15 tuổi, mới tập tành chơi tem đi triễn lãm, đi đấu với thiên hạ! Đồng ý là nên học hỏi trước để có kinh nghiệm, nhưng có chăng làm như vậy, sẽ tạo nên ý nghĩ sưu tập tem là để đi triễn lãm, đi khoe, đc giải này giải nọ chăng? Sưu tập tem trước hết đó là thú vui, sau đó mới là đi triễn lãm để giao lưu với mọi ngừoi

Rất mong đc bác rồng chia sẻ thêm!

The smaller dragon
10-07-2011, 20:01
Gửi Tuấn-Anh và các bạn tem,

1. Triển lãm tem ở Mỹ kinh khủng lắm. Mình đi xem mà sợ, như đề tài "Tem Franklin 1cent 1851-1857" trong đó mình được chiêm ngưỡng tem cả tờ, tem trên phong bì với dấu các địa phương, phong bì với 2, 4, 10 tem. Hay đề tài "Bưu điện thành phố New York trong thế kỷ 18." Hay "Hàng không bưu chính giữa Hoa Kỳ và Âu Châu trong Ðệ Nhất Thế Chiến 1914-1918." Vân vân. Mình đi xem mà thấy quá khứ cả trăm năm trước hay xa xôi hơn nữa hiển hiện trước mắt. Những hiện vật cùng nét chữ và dấu vết của người xưa tạo cho mình nhiều cảm giác và kinh nghiệm mới mẻ. Như thế mới là học hỏi.

2. Ðúng là ở Mỹ có nhiều FDC do tư nhân thiêt kế. Lý do là nước Mỹ vốn là một lục địa, đất nước Hoa Kỳ trải dài qua 4 múi giờ. Cho nên, để công bằng cho dân chơi tem toàn quốc khi ngày đầu tiên chỉ có thể đóng dấu nơi địa điểm phát hành, Bưu Ðiện Mỹ có lệ mỗi kỳ phát hành tem mới, đều thông báo thời hạn cho dân chơi tem gửi phong bì dán tem mới cho họ đóng dấu FD. Chính tôi cũng làm FDC mà. Chia sẻ với Diễn Ðàn một mẫu FDC do tôi làm. Tôi làm nhưng không hề có dấu vết của tôi: tem thật, tài liệu chính thức, dấu Bưu Ðiện. Hãy để ý đến vật phẩm này kỹ hơn: tài liệu là tài liệu chính thức của một quốc gia, còn dấu và tem là dấu và tem của một quốc gia khác. Người thiết kế lại có liên hệ với cả hai quốc gia đó. Thành ra vật phẩm ngoài giá trị tem chơi, nó còn có giá trị tinh thần và tình cảm nữa! Có thế, một vật phẩm tư nhân làm mới có giá trị phổ quát mà ai cũng phải công nhận. Thực hiện được vật phẩm độc đáo như thế này là do một vị trong Ban Chấp Hành Hội Tem Việt Nam giúp tôi. Cám ơn Bác HCK.


138410

3. Tôi không hề chỉ trích những FDC do dân chơi Việt Nam thiết kế. Tôi thấy FDC nào cũng đẹp, nhất là FDC vẽ tay của anh Trịnh Xuân Dĩnh là những tác phẩm mỹ thuật tí hon mà Hai Lúa ở Thoại Sơn may mắn đã có một collection. Có điều số lượng FDC tư nhân là vô giới hạn, anh Red Cross hiện nay có một bộ sưu tập rất phong phú. Nhưng như thế đã "đầy đủ" chưa? Chính cái cảm giác "còn thiếu, chưa đủ" khiến người sưu tầm không yên tâm. Ðây là một cảm giác rất cá nhân, nhưng đó là điều làm tôi không thích!

3. Sưu tầm tem là một thú tiêu khiển. Vì thế, chơi tem là một chọn lựa cá nhân. Sưu tầm cái gì là do cá nhân mỗi người chúng ta quyết định và theo đuổi, chứ không có luật tắc nào bắt mình theo cả.

Trong sưu tầm, chúng ta cần bạn chơi, bạn chơi càng nhiều càng tốt để chia sẻ và trao đổi làm phong phú thêm cho bộ sưu tập mình có. Chứ chơi tem mà chăm chăm chú chú chơi để triển lãm thì tôi thấy Việt Nam mình chỉ có một. Cái hại của triển lãm bây giờ là tinh thần ganh đua đưa tới ganh tỵ. Ganh tỵ sẽ đẻ ra nhiều vấn đề!

tuananh.tuan
10-07-2011, 20:22
Chỉ biết nói 1 từ : quá hay. XIn cảm ơn bác =D>

tem-truyen-thong
10-07-2011, 21:07
Đúng là quá lâu mới có những ý kiến hay và thú vị đến như vậy. Chỉ có những người như bác Rồng mới thể dám nói thẳng, nói thật ra như vậy. Còn lại các vị khác thì toàn tự khen nhau theo kiểu "trong nhà nhất mẹ nhì con".
Thực sự phong trào sưu tập tem ở VN rất hỗn độn, không hề có định hường gì hết. Khoảng 5 năm trước đây khi tôi thường xuyên tiếp xúc, trao đổi cùng anh Red Cross. Khi đó a Hùng có 1 phương pháp sưu tập tương đối đúng đắn. Còn bây giờ. Thật đáng buồn. Ngay cả những NST tương đối lâu năm cũng chỉ đuổi theo những phong trào tầm thường, những vật phẩm hết sức nhí nhố. Đúng là triển lãm ở VN nhiều khi có hại nhiều hơn có lợi.
Phải luôn hiểu thế nào là vật phẩm quí. Đừng tầm thường hóa môn chơi cao cấp này.
Tôi đã từng nói với 1 vài bạn ở trong VS : quan trọng nhất là phải tìm được phương pháp sưu tập đúng đắn. Đến bao giờ VN mới có thể đi triển lãm thế giới được.
Nói thêm về những vật phẩm anh Khải mang lên Ebay bán. Theo quan điểm của tôi : kể cả BTC đồng ý cho mang đi quốc tế cũng không giá trị nhiều. Vật phẩm quí phải là những vật phẩm rất rõ ràng, minh bạch. Tính thật giả của những con tem LK này là những vấn đề còn bỏ ngỏ. Phải có cách định hướng khác. Về giá của vật phẩm tôi xin không bàn tới, có lẽ nó hơi cao so với giá trị thật.
VN không phải là không có vật phẩm quí. Quan trọng là hiểu thế nào là vật phẩm quí.
Có mấy lời chia sẻ, mong mọi người bỏ quá.

dammanh
11-07-2011, 11:16
Cám ơn bác RỒNG đã nói thẳng nhiều điều mà nhiều người trăn trở,thậm chí không biết (trong đó có dammanh) dammanh thấy giới sưu tâm tem BALAN thường sưu tầm:
Về truyền thống là tem nước BALAN,sau đến ĐỨC, VATYCAN,THỤY SỸ,nhưng giới hạn từng giai đoạn.
Về chuyên đề cũng khác VN,thí dụ trào lưu là chủ đề UPU,DANH NHÂN, HƯỚNG ĐẠO,HỒNG THẬP TỰ,HỘI HỌA,HOA,THỂ THAO...nhưng có giới hạn
Về FDC theo quan điểm làm đẹp rất khó,nhưng vẫn phải làm và hy vọng cái sau sẽ đẹp hơn cái trước.Tấm card CHÚC MỪNG NĂM MỚI của bác RỒNG rất đẹp,ý tưởng rất hay..rất tiếc do không được quyền chỉ đạo nên nhân viên bưu điện MỸ đóng đại con dấu chùm lên cả QUỐC HUY VN làm hỏng cả tấm CARD.
Thực tế dammanh biết đằng sau những FDC các tổ chức ,cá nhân làm là cả một sự khổ luyện và mọi người luôn mong muốn vươn lên đến cái đẹp ,sự hoàn mỹ như FDC của CLB VS, bác Cubim, bác Redcross,bạn Manhthuong, bạn Zodiac, bạn Eco,bạn Open...

Cám ơn bác Tem-truyền thống,thẳng thắn chỉ ra sai lầm cho lớp hậu bối. Bác làm dammanh nhớ đến một anh lính nói chuyện với trung úy,thủ trưởng trực tiếp: Thế giới chia làm đôi,phần tinh túy có trung úy và tôi-cần vụ của trung úy,còn lại là phần thứ 2
Chúng ta phải thống nhất các quan điểm cơ sở như những tiên đề của 1 ngành toán học sau mới tranh luận tiếp
1.Sưu tầm tem là một thú vui cao cấp ? thế sưu tầm đồ sứ cổ,tranh họa ... là thú vui thượng đẳng hay gì gì nữa???
Quan điểm của dammanh sưu tầm tem là thú vui văn hóa và đại chúng,từ em nhỏ 5-6 tuổi đến cụ già 80 tuổi đều có thể!
2.Ân phẩm quý theo quan điểm của dammanh bao gồm những đặc điểm ĐẸP + THỰC TIỄN + HIẾM. QUÝ CHỨ KHÔNG PHẢI “ĐỘC”
3.Ấn phẩm quý cố định hay vận động? Trong thời đại giao lưu không có với thời đại bùng nổ thông tin và internet.Quan điểm dammanh có khác biệt,có thay đổi
4.Sưu tầm chuyên đề hay truyền thống (giới hạn hay mở)??quan điểm của dammanh là nên giới hạn
5.Thế nào là phương pháp sưu tầm đúng đắn,tầm thường rồi FDC nhí nhố mong bac TTT nói rõ hơn!
Mong các bác bình tiếp và đưa ra các quan điểm của mình

hat_de
11-07-2011, 20:28
Lâu lâu rồi mới lại được nghe các bác giãi bài trăn trở với cách chơi ở nước ta.

gk thấy rằng 1 người chơi tem nào trong số chúng ta cũng cũng bắt đầu bằng sự hấp dẫn tự nhiên từ con tem. Sau dần phát triển lên, phần lớn là người sưu tầm còn 1 số nghiên cứu sâu thành nghiên cứu bưu chính. Những nhà sưu tầm tem truyền thống thường phải đầu tư nghiên cứu rất công phu mới chơi hiểu và thích nó được.

Sưu tầm tem đơn thuần có được niềm vui từ những món tem cũ mới tìm được miễn là đúng chủ đề, cuốn hút họ chủ yếu là nội dung trên tem.

Trong khi nghiên cứu truyền thống thì niềm vui chính lại làm tìm được các vật phẩm liên quan tới 1 vấn đề bưu chính nào đó ... nội dung con tem ko quá quan trọng mà là vấn đề bưu chính liên quan tới nó hay vật phẩm mang nó ... vậy nên trong các bộ sưu tầm truyền thống vài trò của các món bì, con dấu có ý nghĩa hơn là con tem đó nói về danh nhân, chim chóc hay hoa lá ...

xu hướng chơi chắc có nhiều nhưng trên là 2 xu hướng chủ yếu nhất mà trong xã hội tem tại quốc gia nào cũng có ... tuy nhiên ở các nước khác nhau các cách chơi đó cũng mạnh yếu khác nhau ...

Tại VN mình thì món chuyên đề phổ biến hơn ... phần do định hướng, phần do người chơi tự chọn ... con đường truyền thống ko phải ko có người thích nhưng có 1 số khó khăn khiến họ nản chí, theo gk đó là:

- 1 thiếu thông tin (do ko có các sách tra cứu nội đầy đủ thông tin, thông tin từ các nhà sưu tầm đi trước lại ko chắc chắn, hoặc hạn chế truyền lại ... )

- vật phẩm giả nhiều (do người xấu cố tình dựng, hoặc vô tình mua phải nhưng giả ko biết mà ... bán lại cho xong chuyện ... )

- tài chính eo hẹp: bạn trẻ thì đương nhiên là chỉ dám mua những thứ vừa tầm ... còn những món quý hẳn chắc chỉ dám ngắm từ xa

- ít bạn chia sẻ: quả thực nếu ko ol, chỉ giao lưu Hội hay CLB thì 1 bạn trẻ chơi truyền thống chắc sẽ cảm thấy rất cô độc ... để theo đuổi 1 thứ như chơi truyền thống

- ít có không gian thưởng thức: nếu tại các TL tại Mỹ, hay các TL lớn trong khu vực có các bộ trưng bày "hạng nặng" để xem cho đã thì tai VN chắc người chơi khó lòng được mãn nhãn như vậy ... kiếm đâu ra những bộ sưu tầm tầm cỡ như vậy để họ mở mang ... khi đó người chơi trẻ càng cảm thấy cô đơn

Lý do chắc còn nhiều nữa nhưng chừng đó cũng đã đủ để người chơi xa gần con đường truyền thống và đi dần sang con đường "chuyên đề" hoặc chuyển qua 1 sở thích khác

kể cũng buồn nhưng biết làm sao đây ... chơi là tự nguyện ... mà có điều kiện và không gian thì người chơi mới đủ kiên trì theo đuổi ... #:-s ... mong các bậc tiền bối tiếp tục vạch đường chỉ lối.