PDA

View Full Version : Xin làm rõ về tem CHMN Việt Nam


nino huynh
26-10-2011, 23:13
Hôm nay trong lúc khảo cứu K phát hiện một vài điểm mong VST. xem lại dùm có đúng không?
Vấn đề thứ nhất-trong danh mục của VST. bộ tem "Kỷ niệm 1 năm miền Nam Việt Nam hoàn toàn giải phóng" ghi ngày phát hành là 01-05-1975. Thực tế ngày phát hành là 01-05-1976( đúng với kỷ niệm 1 năm...).Vậy nên để bộ tem ở danh mục năm 1976 là đúng,nhưng nên sửa lại năm phát hành đúng là 1976?!

http://vietstamp.net/data/2008/08/16/13325306_product.jpg

LINK http://vietstamp.net/Product/1344/

Vấn đề thứ hai- Con tem 30 đồng trong bộ tem "Kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam"-cũng trong danh mục VST như sau ghi ngày phát hành là 18-01-1976(để trong danh mục 1975). và cũng tương tự, con tem 60 đồng và 300 đồng cũng ghi ngày phát hành bên cạnh là 18-01-1976. Bên dưới bộ tem phần ghi đầy đủ cả bộ lại ghi ngày phát hành là 02-09-1975 và 28-01-1976.

LINK http://vietstamp.net/Product/1342/

PHOTO
http://vietstamp.net/data/2008/08/16/13224515_product.jpg

NHƯNG THEO TÌM HIỂU THÌ TÊN CỦA BỘ TEM NÀY LÀ "KỶ NIỆM LẦN THỨ 30 NGÀY QUỐC KHÁNH 2-9 (1945-1975)". NGÀY PHÁT HÀNH LÀ 02-09-1975?!
K TÔI CÓ BỘ FDC TEM NÀY VÀ HÌNH ẢNH BÌ THỰC GỬI CHỨNG MINH (CHƯA POST LÊN).
Ý KIẾN CỦA MỌI NGƯỜI NHƯ THẾ NÀO XIN CHO BIẾT.CHÂN THÀNH CẢM ƠN!

Poetry
27-10-2011, 00:46
Cảm ơn nino huynh đã phát hiện những chi tiết sai của catalog VS. Những chi tiết sai này xảy ra trong quá trình nhập liệu. VSC đã điều chỉnh lại cho chính xác.

Riêng bộ tem "Kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam" có 2 ngày phát hành khác nhau: mẫu tem 15đ phát hành ngày 02-09-1975 và 3 mẫu tem còn lại phát hành ngày 28-01-1976. Thông tin này, VSC tham khảo từ nhiều nguồn, trong đó có quyển Danh mục Tem BCVN 1945-2005 do Công ty Tem ấn hành.

nino huynh
27-10-2011, 09:28
Trước tiên K xin cảm ơn ý kiến ghi nhận của bác Poetry.sau đây K có vài dòng như thế này.
Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam(gọi tắt là MTDTGPMN) được chính thức thành lập vào ngày 20 tháng 12 năm 1960 tại xã Tân Lập, huyện Châu Thành (nay là Tân Biên) .
Vậy nếu bộ tem phát hành để kỷ niệm 15 năm ngày thành lập MTDTGPMN thì phải phát hành vào thời điểm trước ngày 20-12-1975(nếu không muốn nói cho đẹp là phát hành đúng ngày 20-12-1975).Vậy nếu theo danh mục 3 tem trong bộ tem trên phát hành ngày 28-01-1976 thì hóa ra bộ tem phát hành kỷ niệm trễ một năm(liệu có hợp lý) thành ra là 16 năm.Và một tem 15 đồng phát hành ngày 2-09-1975 cách xa thời điểm phát hành 3 con tem còn lại là thêm một điều khó hiểu.
K bận việc đột xuất sẽ chụp hình FDC và bì thư để chứng minh lên sau...

nino huynh
27-10-2011, 23:02
Các bộ tem kỷ niệm ngày thành lập MTDTGPMN trước chúng ta dễ dàng nhìn thấy đều phát hành đúng ngày 20-12...
Như bộ kỷ niệm 5 năm thành lập MTDTGPMNVN phát hành ngày 20-12-1965

http://vietstamp.net/data/2008/08/16/11040626_product.jpg

Kỷ niệm 10 năm thành lập MTDTGPMNVN

http://vietstamp.net/data/2008/08/16/12002078_product.jpg
http://vietstamp.net/data/2008/08/16/12005076_product.jpg
http://vietstamp.net/data/2008/08/16/12011776_product.jpg
http://vietstamp.net/data/2008/08/16/12014729_product.jpg

Vậy câu hỏi đặt ra- Lý do gì phát hành bộ tem kỷ niệm 15 năm ngày thành lập MTDTGPMNVN lại không đúng ngày 20-12-1975? Phải chăng còn lý do gì khác mà chúng ta chưa rõ ràng?
K biết trong quá trình sưu tầm Tem,chúng ta không ít lần phạm phải sai lầm khi mua nhầm hàng giả,hàng nhái...và điểm tựa của chúng ta là tiếng nói của những người có thâm niên,những người đi trước trong việc này,kể cả danh mục tem là sự đúc kết từ nhiều nguồn thông tin khác nhau.Nhưng ai bảo ở những nơi ấy không có lúc nhầm lẫn(về máy móc,về sơ xuất,về kỷ thuật in ấn,cả về sự chủ quan của con người...). Vậy đặt trường hợp một trong những người mới chơi tem,kể cả những người có thâm niên nhưng chưa tìm hiểu hết,khi có được(hay bán) một vật phẩm chính thức là đồ thật,quý hiếm 100%.Nhưng trong lúc tra cứu nhằm một danh mục sai thì coi như thất vọng tràn trề và chẳng may hủy bỏ luôn ấn phẩm chân chính kia thì thật là tai hại.Vì con tem là một phần lịch sử,giá trị của con tem và uy tín của người sưu tầm đều bị ảnh hưởng từ Danh Mục tra cứu.Dĩ nhiên k nói ra đây không phải là muốn cho mình đúng hoàn toàn và khẳng định cái sai của người khác.Mà ở đây là muốn cùng nhau làm sáng tỏ một vấn đề quan trọng trong dòng tem CHMNVN. Và K hoàn toàn muốn có được sự đóng góp và ý kiến của mọi người. nhất là chỉ ra cái sai của mình.Đó chẳng phải là một cách truyền cảm hứng cho nhau trong niềm đam mê tem hay sao?
Xin lỗi vì nói hơi nhiều,sau đây mời mọi người xem qua trước bì thực gửi của con tem 30 Đồng mà trong danh mục ghi ngày phát hành là 28-01-1976

148760

Hình ảnh bì thư này K nhớ lưu lâu lắm rồi ko nhớ nỗi là ở đâu.Nhưng vì để làm sáng tỏ đành post lên đây.
K cũng biết Bác Khải là người có thâm niên trong dòng tem này cũng sở hữu những bì thư và tem này...
Ngày mai K sẽ post tiếp lên FDC Bộ tem này có cả dấu bưu điện và dấu đóng máy.Mai K chụp hình bộ tem của mình rồi đưa lên.Cảm ơn mọi người đã dành thời gian.

nino huynh
28-10-2011, 11:03
Hình ảnh FDC này không có giá trị chứng minh ngày phát hành.K đã rút.

Đêm Đông
28-10-2011, 12:10
mấy cái FDC quay dấu máy này một là quay lại dấu , 2 là dấu giả bạn ạ.

Ngày 2 tháng 7 (http://www.vietstamp.net/wiki/2_th%C3%A1ng_7) năm 1976 (http://www.vietstamp.net/wiki/1976), Quốc hội (http://www.vietstamp.net/wiki/Qu%E1%BB%91c_h%E1%BB%99i_Vi%E1%BB%87t_Nam) đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất quyết định đổi tên nước thành Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (http://www.vietstamp.net/wiki/Vi%E1%BB%87t_Nam), đồng thời đổi tên thành phố Sài Gòn - Gia Định thành "Thành phố Hồ Chí Minh", theo tên cuối cùng của chủ tịch nước đầu tiên, Hồ Chí Minh (http://www.vietstamp.net/wiki/H%E1%BB%93_Ch%C3%AD_Minh).

Vậy mà dấu ngày 2/9/1975 thì lấy đâu ra địa danh TP HCM nhỉ

nino huynh
28-10-2011, 12:23
Cảm ơn Bác Đêm Đông.k quên mất chi tiết dấu TpHCM chỉ có thể xuất hiện sau ngày 2-7-1976.thật là một sự nhầm lẫn tai hại.k xin phép rút hình ảnh FDC này.Nhưng dù sao ngày phát hành con tem cũng nên xem xét lại.vì bì thực gửi là một chi tiết đáng xem xét.

tem-truyen-thong
28-10-2011, 16:25
mấy cái FDC quay dấu máy này một là quay lại dấu , 2 là dấu giả bạn ạ.

Ngày 2 tháng 7 (http://www.vietstamp.net/wiki/2_th%C3%A1ng_7) năm 1976 (http://www.vietstamp.net/wiki/1976), Quốc hội (http://www.vietstamp.net/wiki/Qu%E1%BB%91c_h%E1%BB%99i_Vi%E1%BB%87t_Nam) đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất quyết định đổi tên nước thành Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (http://www.vietstamp.net/wiki/Vi%E1%BB%87t_Nam), đồng thời đổi tên thành phố Sài Gòn - Gia Định thành "Thành phố Hồ Chí Minh", theo tên cuối cùng của chủ tịch nước đầu tiên, Hồ Chí Minh (http://www.vietstamp.net/wiki/H%E1%BB%93_Ch%C3%AD_Minh).

Vậy mà dấu ngày 2/9/1975 thì lấy đâu ra địa danh TP HCM nhỉ


Bạn cần phải tìm hiểu kỹ càng hơn. Dấu Tp Hồ Chí Minh có từ rất sớm, từ khoảng tháng 7-8/1975. Không phải là dấu giả.

nino huynh
28-10-2011, 18:04
Thật sự thì về con dấu TPHCM K cũng thấy có nhiều vật phẩm có từ sớm,nhưng về giả hay thật còn phải làm rõ.Vì đương nhiên không phải cái nào cũng thật.vậy theo các bác thì thực sự dấu TPHCM là có thể có trước quyết định đổi tên SaiGon thành TPHCM? Về ngày phát hành bộ tem trên k có thể nói phát hành trước thời điểm trong danh mục.Bì thực gửi K post lên là một ví dụ. Có ý kiến bác Tem-truyen-thong vậy K xin post lên lại để mọi người xem xét và cho ý kiến.Riêng trường hợp này k không có ý kiến về FDC.chỉ mong các bác có kinh nghiệm nhiệt tình chia sẽ thông tin và sớm kết luận.

148927

148928

148929

Poetry
28-10-2011, 18:14
Bạn cần phải tìm hiểu kỹ càng hơn. Dấu Tp Hồ Chí Minh có từ rất sớm, từ khoảng tháng 7-8/1975. Không phải là dấu giả.
Bác tem-truyen-thong có "thương thì thương cho trót". Mong bác chia sẻ cho bà con cùng biết về con dấu TP.HCM mà bác đề cập. Cảm ơn bác.

tem-truyen-thong
28-10-2011, 21:51
Để có thể trả lời vấn đề tưởng như rất đơn giản này thật lại không dễ. Bắt đầu từ ngày nào Bưu điện sử dụng con dấu "thành phố Hồ Chí Minh" ?
Chúng ta hãy nhớ lại ngày 30/4/1975 lịch sử khi chiếc xe tăng mang số hiệu 390 húc đổ cổng Dinh Độc lập, bắt sống Tướng Dương Văn Minh. Vào sáng ngày 30/4/75 Bưu điện Sài gòn có hoạt động hay không ? Trước đây, tôi cũng như rất nhiều người đều không thể trả lời được. Nhưng do may mắn, tôi có sở hữu được 1 bì thư có dấu Sài gòn đúng ngày 30/4/75. Như vậy có thể khẳng định, sáng ngày 30/4/75 Bưu điện vẫn làm việc.

149025

tem-truyen-thong
28-10-2011, 21:53
Từ ngày 30/4/75 cho đến ngày 6/5/1975 Bưu điện đóng cửa. Để phục vụ nhu cầu thư tín 2 miền, Bưu điện chính thức bắt đầu hoạt động từ ngày 7/5/1975. Mấy ngày đầu tiên chỉ có Bưu điện trung tâm mở cửa. Sau đó các Bưu cục khác tại Sài gòn và các địa phương tại miền Nam bắt đầu lần lượt mở cửa. Lúc này có rất nhiều hiện tượng thú vị xảy ra. Tại Sài gòn TT người ta làm ra con dấu có chữ " SAI GÒN - MN VIỆT NAM ". Con dấu này được sử dụng trong tháng 5, tháng 6 và tháng 7/1975. Nhưng cùng lúc này, tại nhiều địa phương và bưu cục khác, người ta thỉnh thoảng vẫn dùng những con dấu của chế độ cũ.

Bì thư gửi tháng 5/1975 dấu Sài gòn - MN Viet nam

149026

Bì thư gửi tháng 6/1975 dấu Trúc Giang ( dấu của chế độ cũ )

149027

Bì thư gửi tháng 6/1975

149028

149029

149030

Bì thư gửi tháng 7/1975

149031

149032
[/CENTER]

tem-truyen-thong
28-10-2011, 21:55
Vào tháng 6/1975 tại cuộc họp Bộ chính trị do Tổng bí thư Lê Duẩn chủ trì tại Hà nội đã quyết định nhiều vấn đề quan trọng. Nột trong những vấn đề đó là đổi tên Sài gòn thành thành phố mang tên Bác - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. Bắt đầu từ tháng 8/1975 toàn bộ thư tín từ Sài gòn đã sử dụng con dấu với vành chữ : thành phố Hồ Chí Minh.

Bì thư gửi ngày 20/8/1975

149037

149038

tem-truyen-thong
28-10-2011, 21:57
Tiếp theo...


Bì thư gửi tháng 8/1975 từ Nunh Bình đến Tp HCM 2

149039

149040

Bì thư tháng 9/1975

149041

149042

Bì thư tháng 10/1975

149043

149044

tem-truyen-thong
28-10-2011, 21:59
Bì thư tháng 11/1975

149045

149046

149047

149048

Ngày 7/5/1975 Bưu điện Sài gòn mở cửa lại. Nhiều NST tem đã đến Bưu điện xin con dấu kỷ niệm ngày này.


149049

Một FDC tem Bác Hồ tưới cây vú sữa với dấu ngày 8/5/1975

149050

nino huynh
28-10-2011, 22:14
Bì với dấu kỷ niệm đẹp

149051

Mặt sau
http://vietstamp.net/forum/attachment.php?attachmentid=149052&stc=1&d=1319815019

nino huynh
28-10-2011, 23:14
Từ các bì thực gửi sau
1.Bì có dán con tem 30 đồng và 15 đồng,dấu ngày 1..-09-1975
http://www.vietstamp.net/forum/attachment.php?attachmentid=148760&d=1319730951

2.Bì có dấu Thành phố Hồ Chí Minh 20-06-1975
http://www.vietstamp.net/forum/attachment.php?attachmentid=149037&d=1319813691

3.Bì 25-08-1975
http://www.vietstamp.net/forum/attachment.php?attachmentid=149040&d=1319813869

4.FDC với dấu nưu điện và dấu chạy máy,dấu ngày 02-09-1975
http://www.vietstamp.net/forum/attachment.php?attachmentid=148927&d=1319799612

DẤU CHẠY MÁY
http://www.vietstamp.net/forum/attachment.php?attachmentid=148928&d=1319799612

DẤU KỶ NIỆM
http://www.vietstamp.net/forum/attachment.php?attachmentid=148929&d=1319799612

Vậy khẳng định vấn đề thứ nhất-dấu TPHCM là có trước ngày 2-9-1975.Do đó bì FDC mà K đưa lên có dấu máy cũng có thể xem xét là tư liệu về bộ tem mà K đề cập. K biết Bác Khải cũng có FDC 2-9-1975 này.
Vấn đề thứ hai là vấn đề mấu chốt.Từ việc khẳng định dấu TPHCM và bì số 1 có thể nói thời gian phát hành bộ tem này không như trong danh mục ghi ngày 28-01-1976.
Vậy đi ngược lại vấn đề tên bộ tem và ngày phát hành 02-09-1975 thì điều K trình bày có thể xem xét lại danh mục là hoàn toàn có cơ sở phải không các bác?

The smaller dragon
29-10-2011, 00:39
Những thông tin về hoạt động của Bưu Ðiện miền Nam ngay sau ngày 30.4.1975 của Tem-truyền-thống rất chính xác. Vì chúng tôi (Tem-truyền-thống, Dammanh, bác Trâu già, Anh Nai, MeTemViet, các đại gia SICP bên Mỹ, tôi, và chắc chắn còn nhiều ngươì khác nữa) có bằng chứng, tức là có phong bì thực gửi! (Phong bì thực gưỉ dịch sang Anh ngữ là postally used cover là rất đúng, nhưng giới buôn bán tem Mỹ và những tay trong nghề thì thường gọi là commercial cover.)

Thí dụ như dấu bưu điện "Thành Phố Hồ Chí Minh." Nhật ấn này đã được sử dụng ngay từ tháng 8.1975, không phải đợi đến năm 1976 sau khi có quyết định chính thức đổi tên Sài Gòn thành Thành Phố Hồ Chí Minh. Sau đây là một bì thư Bảo Ðảm với dấu "Tp HCM" ngày 25.8.1975 trong bộ sưu tập TAT.

149061
149062
149063


Nhân nói đến dòng tem MTDTGPMN và CHMNVN được chính thức đưa vào Danh Mục Tem Bưu Chính Việt Nam, tôi chưa thấy ai giới thiệu một phong bì thực gửi dán tem thuộc hai dòng này trong thời kỳ 12.1963-4.1975. Riêng tôi, tôi có một phong bì rất lạ. Phong bì gửi sau năm 1975, dán tem MTDTGPMN 20 xu, trong khi bưu cước đương thời là 30đ. Dấu đúng là dấu bưu điện “SAIGON. M.N. VIET-NAM. 9-6-197... (không rõ năm) đóng ngược, đè lên cả tem và phong bì. Dịp này, xin chia sẻ với làng tem trong nước.

149064

tem-truyen-thong
29-10-2011, 06:50
Về bì thư của bác Rồng đưa lên mặc dù không rõ năm nhưng căn cứ vào vành chữ MN Viet Nam có thể khẳng định đó là ngày 9/6/1975. Đây là 1 bì thư thiếu cước nhưng cũng là 1 vấn đề có thể thông cảm được do lỗi nghiệp vụ trong giai đoạn vừa giải phóng.
Về ngày chính xác bắt đầu sử dụng con dấu với vành chữ thành phố Hồ Chí Minh thì cần phải có văn bản, tư liệu lưu trữ từ Bưu điện. Tôi đã nhiều lần cố gắng tiếp cận các văn bản này nhưng chưa thành công. Nhưng từ những chứng cứ mà tôi, bác Rồng cùng 1 số NST có được thì tôi chưa thấy bì thư có vành dấu thành phố HCM xuất hiện trước ngày 15/8/1975 ( tôi có trong tay cả ngàn bì thư giai đoạn này ).
Cách đây vài ngày tôi có bán 3 bì thư cho 3 NST cự phách về tem VN là Frank Duering (Đức), Richard Aspnes (Mỹ) và Ngô Viết Vĩnh (VN) với giá 80-100 $/1 bì thư. Cả 3 bì thư đều có dấu kỷ niệm : GIẢI PHÓNG SÓC TRĂNG.

Bì thư gửi đi từ Sóc Trăng ngày 9/9/1975 có dấu đến thành phố Hồ Chí Minh ngày 11/9/1975. Điển đặc biệt của bì thư này là quay dấu máy 30 đồng, nhưng đây là dấu máy của chế độ cũ.

149065

149066

Bì thư gửi từ Sóc Trăng ngày 26/8/1975 đi Hà Nội, nhưng mặt sau lại có dấu transit thành phố HCM. Dán tem VNDCCH từ miền Nam.

149067

149068


Bì thư gửi từ Sóc trăng ngày 9/6/1975 dán đủ cước 30 đồng.

149069

149070

dammanh
29-10-2011, 11:56
Cám ơn bác RỒNG quá khen! Về mảng tem nay Dammanh mù tịt .Rất cám ơn thông tin của bác temtruyenthong.DAMMANH có nhận xét thế này:
1.Thực tế tên gọi SÀI GÒN GIA ĐỊNH là T.P.HỒ CHÍ MINH hay thành phố mang tên BÁC có từ năm 1965 khi đoàn dũng sỹ & ANH HÙNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG MN ra thăm bác đã đề xuất nguyện vọng gọi thành phố SG-GĐ MANG TÊN BÁC.Do đó sau ngày giải phóng MN và thống nhất tổ quốc việc bưu điện khắc dấu thành phố HCM trước ngày có quyết định là bình thường!
2.Các bằng chứng lịch sử đáng tin cậy trong bưu chính là các bì thư thực gửi,đặc biệt các bì thư còn lõi bên trong như lá thư,bưu ảnh v.v..Đó là bằng chứng sống mà nhiều khi mâu thuẫn với văn bản săc lệnh nhất là trong thời kỳ chiến tranh (chẳng thế binh pháp có câu Tướng ngoài trận nhiều khi cãi cả lệnh vua hay TIỀN TRẢM HẬU TẤU)
3.Tiện đây Dammanh xin bác RỒNG,bác Temtruyenthong lý giải giup dammanh vài ấn phẩm sau,dammanh không có thông tin chính xác.Chân thành Cám ơn hai bác !

BÌ THƯ TRONG BỘ ST HTT

No1
149071

No2
149072

No3
149073

nino huynh
29-10-2011, 12:57
Theo thông tin mà cháu có được thì trước mắt cháu xin đóng góp thông tin để trả lời bác Dammanh về bì số 2 và 3 vài thông tin sơ sài như thế này. Đây là dạng bì thư được gửi đi từ những chiến hạm,tàu chiến hay làm nhiệm vụ nhân đạo khi neo đậu ở một quốc gia nào đó.Ở đây là cảng Đà Nẵng.Và con tàu này là Helgoland. Con dấu trên các bí thư này được đóng bởi bộ phận phụ trách thư-điện tín trên con tàu này.
_Trong thời chiến tại Việt Nam, có rất nhiều quốc gia đã đóng góp trong việc trợ giúp miền Nam VN trên phương diện nhân đạo. Về nhân đạo thì tàu Helgolan của nước Đức đã đến trợ giúp dân sự tại VN về phương diện y tế. Con tàu Helgoland nặng 3,000 tấn đã được dùng làm bệnh viện dưới sự điều khiển của 8 bác sĩ người Đức, 30 nhân viên Đức thuộc ngành y tế và gồm có 130 giường cho bệnh nhân.

Trước tiên bệnh viện Đức Helgoland cập bến Sài Gòn vào tháng 9, 1966 đã giúp được 6,700 bệnh nhân đến tháng 9, 1967 thì cập bến sông Hàn, Đà Nẵng cho đến năm 1972 thì trở về Đức.

Sau khi về lại Đức thì tàu Helgoland được bán cho 1 thương gia dùng làm phà (ferry) phục vụ chuyên chở du khách qua các biển và được đặc tên là Baltic Star cho đến năm 2000
ĐÂY LÀ HÌNH ẢNH CON TÀU CẬP BẾN SÔNG HÀN NĂM 1967

http://i384.photobucket.com/albums/oo287/ongayxua/QNDN/1968DaNangHelgland1.jpg

http://i384.photobucket.com/albums/oo287/ongayxua/QNDN/1968DaNangHelgolandTheGermanHospitalShip.jpg

Nói đến loại bì thư này cháu có 3 cái từ 3 tàu USS Black Hawk (AD-19) và 4 Khu Trục Hạm DD-217 ( USS Whipple) và DD212(USS Smith Thompson) thuộc hạm đội Á Châu hải quân Hoa Kỳ thăm Sài Gòn vào ngày 25-10-1935.có dấu con tàu,dấu Saigon Navy Day và cả dấ Indochine và dấu kỷ niệm.

http://temviet.com/forums/attachment.php?attachmentid=25412&d=1212858913

http://temviet.com/forums/attachment.php?attachmentid=25413&d=1212858913

http://www.vietstamp.net/forum/attachment.php?attachmentid=15050&d=1222666586

Cháu được biết Bác Congacon và bác The smaller dragon cũng có. Dạng bì thuộc loại này ở thời điểm 1935 là loại rất hiếm.
Nguồn tin có tham khảo Từ bài viết của 2 bác Congacon và The smaller dragon cũng như nhiều tài liệu khác...

The smaller dragon
29-10-2011, 14:07
Phần tôi, xin chia sẻ nhanh gọn như sau:

1. Bưu Ðiện là một cơ quan chính phủ. Trong guồng máy hành chánh quốc gia, trên Giám Ðốc Bưu Ðiện còn có nhiều viên chức cao cấp hơn nữa. Vì thế, tôi không nghĩ là Bưu Ðiện Sài Gòn có thể tự ý quyết định làm nhật ấn với danh xưng “Tp HCM” thay cho tên Sài Gòn. Phải có văn bản chính thức, tức là có lệnh trên thì Giám Ðốc Bưu Ðiện mới dám. Vấn đề là văn bản ấy chưa đến thời điểm có thể giải mật cho công chúng biết chăng?

2. Tôi không nhắc lại những thông tin của Nino Huynh về hai phong bì Dammanh có, vốn là những phong bì kỷ niệm của tàu bệnh viện Helgoland từ Tây Ðức sang giúp chữa bệnh cho người Việt. Helgoland không hề là một tầu chiến. Ngoài hai phong bì Dammanh có, còn một số phong bì khác nữa, như sau.

149075


Ngoài phong bì Helgoland, tôi còn có một phong bì năm 1969 với nhật ấn Bonn, là thủ đô Tây Ðức, có hình ảnh bác sĩ săn sóc bệnh nhân.
149076


3. Dammanh có một phong bì của Hồng Thập Tự VN với dấu ngày 26.5.75 rất đẹp. Phong bì và con dấu đều là vật phẩm của chế độ cũ. Hàng chữ “Việt Nam Cộng Hòa” ở góc trên bên trái phong bì bị bút đen gạch đi, thay bằng con dấu CongHoa-MienNam-VietNam, tức là thứ chữ Việt lai căng, không có dấu, lại ghép hai chữ làm một. Ðáng chú ý là dấu cổ động chữ nhật có con dấu của Hội HTT bên trái và hai hàng chữ “SỐNG VÌ BẠN VÀ NHỜ BẠN.” Ðây là loại dấu cổ động hiếm thấy. Chúc mừng Dammanh.

tem-truyen-thong
29-10-2011, 14:32
Bác Rồng đã hoàn toàn chính xác. Không ai có thể tự ý làm ra con dấu có vành chữ "thành phố Hồ Chí Minh". Chắc chắn là có văn bản hướng dẫn. Trước đây, tôi đã từng nhờ 1 người bạn học là anh Nguyễn Việt Dũng - Giám đốc Bưu điện thành phố ( cựu Chủ tịch hội tem Tp ) giúp đỡ để tôi tiếp cận số hồ sơ lưu trữ này. Tôi đã có cơ hội nhưng do quá nhiều hồ sơ nên tôi không thể tìm ra. Nhưng tôi tin là chắc chắn có 1 văn bản như vậy.
Về bì thư có dấu cổ động của bác Đàm Mạnh : có thể nói là rất thú vị. Theo tôi con dấu cổ động này cũng là con dấu của chế độ cũ. Tôi là người chuyên về dấu cổ động mà cũng chưa thấy loại dấu này. Rất quí hiếm !
Về các loại bì thư giai đoạn 1963-tháng 4/1975 có dán tem Mặt trận : đây là những bì thư rất hiếm gặp. Tôi đã từng mua được cách đây rất lâu 2 bì thư năm 1973 dấu Quảng Trị. Nói chung đây có thể nói là những vật phẩm cực kỳ quí và đắt giá nhất trong dòng tem mặt trận !

nino huynh
29-10-2011, 21:28
Vậy qua những thông tin các bác có thâm niên và kinh nghiệm về dòng tem CHMNVN này và các ấn phẩm chính thức mà mọi người đưa lên đây thì bác The smaller drangon,bác Tem-truyen-thong,bác Dammanh...và mọi người có cùng nhận xét với nino huynh là tên bộ tem đề cập lúc đầu và ngày phát hành thật sự có đúng là nên xem xét và chỉnh sửa lại không? Vì theo Nino,những thông tin gì mà chúng ta chưa chắc chắn xác định thì trong danh mục nên để trống thông tin rồi khi chính thức xác định được thì vẫn có thể thêm vào,còn hơn là cung cấp những thông tin gây nhầm lẫn về những ấn phẩm đó.Vài dòng mạo muội từ mong muốn xây dựng và làm giàu thêm thông tin cho người chơi tem. Nino huynh có điều gì sai sót mong được mọi người lượng thứ...
Nhân tiện cho N H được hỏi bác Tem-truyen-thong,vậy con dấu chạy máy trên bì thư mà bác Tem-truyen-thong đề cập là của bưu điện VNCH, vậy có phải con dấu trên FDC ngày quốc khánh của Nino huynh cũng vậy?Mong được sự giúp đỡ của bác.

Bì của bác Tem-truyen-thong

http://www.vietstamp.net/forum/attachment.php?attachmentid=149065&d=1319845487

FDC của Nino Huynh

http://www.vietstamp.net/forum/attachment.php?attachmentid=148927&d=1319799612

dấu chạy máy
http://www.vietstamp.net/forum/attachment.php?attachmentid=148928&d=1319799612

dammanh
30-10-2011, 11:40
Chúc mừng bác Tem-truyen-thong sở hữu được 2 bì thư Quảng trị 1973. Phải nói cực kỳ hiếm.Anh TTK có đề xuất với dammanh tìm tại BALAN.Hy vọng các thành viên QT người balan có mặt ở thành cổ QUẢNG TRỊ thời điêm này gửi thư về gia đình...Đã gần 15 năm qua Dammanh chưa gặp may,có lẽ không có duyên rồi! Tuy vậy mời các bác xem một bì thư cũng khá lạ lùng,đặc biệt nội dung thư còn kể chuyện mua tem CTO VNDCCH ở hà nội cũng như nhận xét về PT -STT ở miền bắc VN trong những năm 1955-1958.


Thư viết ở Hà nội 26-06-1958 ,nhưng gửi tại SÀI GÒN dấu nhật ấn 28-06-1958
149180

dammanh
06-11-2011, 12:31
góp thêm vài hình ảnh dấu T.P HỒ CHÍ MINH vào giai đoạn chưa có quyết định chính thức đổi tên SÀI GÒN - GIA ĐỊNH là T.P. HỒ CHÍ MINH .

150163

150164

150165

150166

nino huynh
06-11-2011, 14:02
Cảm ơn bác Dammanh. Cháu cũng có bộ FDC tem này.chứng minh về con dấu TPHCM và ngày phát hành nên xem xét lại.

PHOTO


http://vietstamp.net/forum/attachment.php?attachmentid=150167&stc=1&d=1320566046

http://vietstamp.net/forum/attachment.php?attachmentid=150168&stc=1&d=1320566046

http://vietstamp.net/forum/attachment.php?attachmentid=150169&stc=1&d=1320566046

http://vietstamp.net/forum/attachment.php?attachmentid=150170&stc=1&d=1320566046

http://vietstamp.net/forum/attachment.php?attachmentid=150171&stc=1&d=1320566046

http://vietstamp.net/forum/attachment.php?attachmentid=150172&stc=1&d=1320566046

http://vietstamp.net/forum/attachment.php?attachmentid=150173&stc=1&d=1320566326

http://vietstamp.net/forum/attachment.php?attachmentid=150174&stc=1&d=1320566326

http://vietstamp.net/forum/attachment.php?attachmentid=150175&stc=1&d=1320566326

nino huynh
08-11-2011, 20:09
Hôm nay N.H có đọc qua một đoạn trong cuốn sách "Thép và m...",tác giả là người đã từng trải qua những ngày lịch sử tháng 4 và 5-1975 ở miền nam.Những nội dung khác N.H không bàn đến nhưng có đoạn này không biết chúng ta có thể tham khảo làm tư liệu về việc đổi tên Sài gòn thành Thành phố Hồ Chí Minh không?! từ đó có chút suy diễn gì đó về việc xuất hiện con dấu TPHCM trước khi có văn bản chính thức đặt tên TPHCM.
"....Tại đô-thành, mãi đến chiều tối ngày 30-4, quân Bắc-Việt mới lần lượt tụ-tập tại các cơ-sở trọng-yếu như sau: Quân-đoàn II và IV tại dinh Độc-Lập, bộ Quốc-phòng, bến Bạch-Đằng và đài Phát-thanh. Quân-đoàn I và III tại bộ Tổng tham-mưu và phi-trường Tân-Sơn-Nhứt. Đoàn 232 tại Biệt-khu Thủ-đô và Tổng-nha Cảnh-sát.

Ngày 1-5-1975, thủ-đô Sài-Gòn được Mặt-trận Giải-phóng Miền Nam đổi tên là Thành-phố Hồ-Chí-Minh, hai bên đường treo đầy cờ Mặt-trận Giải-phóng. Nhưng khoảng một tuần sau, nhìn chung quanh đường phố, người ta chẳng thấy bóng dáng cờ Mặt-trận Giải-phóng Miền Nam đâu nữa, mà chỉ còn lại cờ đỏ sao vàng bay phấp-phới trên nóc các cao ốc..."