PDA

View Full Version : Nhân viên Bưu Ðiện, kẻ xấu người tốt


The smaller dragon
06-11-2011, 12:22
Dân làng tem khắp nơi trên thế giới ai nấy thỉnh thoảng nhận được những phong bì trên đó nhân viên Bưu Ðiện dùng bút, đủ loại bút, để gạch xóa tem dán trên phong bì. Ðã biết bao tiếng kêu than, góp ý, khiếu nại, và phẫn nộ được cất lên phản ánh tình trạng này. Tất cả đều rơi vào những lỗ tai điếc!

Hôm nay, tệ nạn này lại một lần nữa xảy đến cho tôi. Từ Mỹ. Từ Hà Lan. Khi bút bi. Khi bút chì mỡ. Phong bì Hà Lan bị một gạch dài tàn nhẫn. Ðao phủ thủ của phong bì Mỹ chém tới chém lui 8 lần lên mặt "những bông hoa của chính Bưu Ðiện!"

150161


Hãy để ý chiếc phong bì sau đây đã được Ron Bentley, Chủ Nhiệm nội san The Indo-China Philatelist, kiên nhẫn, cẩn thận, và cầu kỳ dán 8 loại tem Mỹ 6xu khác nhau, để rồi một nhân viên Bưu Ðiện Mỹ chém ngang chém dọc, mà đau lòng!

150162

MeTemViet
07-11-2011, 23:57
Chào bác Rồng,

Vấn đề ở chỗ nhiệm vụ của nhân viên bưu điện là làm sao cho người ta đừng dùng lại những con tem đã qua sử dụng.

Ở Mỹ hiện nay, tất cả các dịch vụ đóng dấu, phân phối, chuyển thư đều dùng đường chuyền. Thư từ khổ thường sẽ được hủy bằng máy. Máy sẽ tự đông đóng dấu vào góc trên bên phải của lá thư. Các thư nào không phải khổ thường (thường là thư khổ lớn), không dùng máy được thì nhân viên bưu điện phải hủy bằng dấu tay khi mang gởi. Nếu không thì tem trên thư sẽ không bị hủy hay hủy không hết cho đến khâu cuối cùng là kiểm soát trước khi mang thư đi phát.

Khi gởi một lá thư có quá nhiều tem hay khổ lớn hơn bình thường, máy sẽ không thể nào hủy hết các con tem trên lá thư, nhân viên kiểm soát (thường là khâu cuối trước khi giao thư cho khách) phải hủy bằng tay. Thường người đó không có sẵn con dấu hay nếu có cũng không có thời gian hủy từng con tem một. Đó là lý do nhân viên bưu điện phải dùng bút lông hủy một cách ... tàn bạo và thô thiển.

Để trách bị tình trạng này, người gởi phải nhờ nhân viên bưu điện hủy tay (hand cancelled) khi đi gởi (thay vì bỏ vào thùng thư hay không nhờ hủy tại quầy) thì tem sẽ không bị hủy bằng bút!

Nhìn phong bì của bác Rồng từ ông Ron Bentley, MTV nghĩ rằng khi mang ra bưu điện gởi cho bác, chỉ cần ông Ron nhờ nhân viên hủy bằng tay (hand cancel) thì sẽ không bị tình trạng thảm thương như vậy. Đã tốn công chọn tem để gởi thì ông nên chịu khó thêm một chút! Chắc có lẽ ông quá bận?

Dưới đây là 2 phong bì đã qua tay bưu điện. Phong bì thứ nhất bị hủy tàn bạo vì dấu máy chỉ hủy được vài con tem góc trên bên phải và không đóng dấu tay nên nhân viên kiểm soát hủy bằng bút bi. Phong bì thứ 2 người gởi đã nhờ hủy bằng tay nên tem vẫn còn nguyên vẹn.


150361


150362

The smaller dragon
08-11-2011, 04:46
Những gì MeTemViet trình bầy thì nhiều người cũng biết.

Vấn đề tôi đặt ra, mà chưa thấy ai đề cập đến, là thế này: một cá nhân/tư nhân có quyền hủy tem trên phong bì trong hệ thống Bưu Ðiện công cộng hay không?! Nhân viên tại Bưu Ðiện nơi tôi ở, có lần đã cho tôi biết là một khi phong bì của chúng ta bỏ vào thùng thư, thì phong bì ấy là "tài sản" của Bưu Ðiện rồi: Họ đã nhận bưu phí, tức là đã nhận tiền để cung cấp một dịch vụ, thì đó là trách nhiệm của họ, để từ chối không trả lại cái phong bì mà tôi vửa đưa cho họ đóng dấu. Phong bì đã có địa chỉ (địa chỉ của chính tôi!), người gửi (cũng là tôi) đã dán đủ tem, thì nhân viên Bưu Ðiện sẽ chuyển giao đến địa chỉ ấy.

Tôi hiểu và chấp nhận nguyên tắc của họ, tuy rằng sự cố chấp và sự cứng nhắc của họ đã rõ rành rành.

Vì thế, tôi mới đặt vấn đề là, nếu vậy, không cá nhân nào có quyền tự hủy tem cả: Hủy tem phải là dấu của Bưu Ðiện! Không một cá nhân nào có quyền tự ý dùng bút của cá nhân ấy hủy tem trên phong bì trên đường chuyển đến người nhận! Chỉ có Bưu Ðiện mới có quyền ấy. Người phát thư, ông/bà/anh/chị ấy chỉ là người lãnh lương để làm công việc chuyển thư mà thôi. Cái bút của những ông/bà/anh/chị này là tài sản cá nhân, chẳng dính dáng gì đến Bưu Ðiện, lại càng không phải là dụng cụ làm việc của Bưu Ðiện! Ðừng bảo hoàng hơn vua!

Chuyện riêng: Hình như MeTemViet có gửi thư riêng cho tôi phải không? Hàng ngày tôi nhận nhiều điện thư quá, nhớ mang máng, và tìm lại điện thư những ngày cũ không thấy. Hy vọng chúng ta có dịp hàn huyên.

MeTemViet
08-11-2011, 23:19
MTV xin đề cập vấn đề bác nêu ra:

một cá nhân/tư nhân có quyền hủy tem trên phong bì trong hệ thống Bưu Ðiện công cộng hay không?

Theo MTV nghĩ, với tư cách cá nhân thì không, nhưng với tư cách một nhân viên đại diện cho bưu điện thì được. Bưu điện không muốn tem đã qua sử dụng được dùng lại, cho nên họ phải làm mọi cách để bảo đảm việc ấy không xảy ra.

Khi một nhân viên bưu điện dùng bút hủy tem, người đó không hẳn là "bảo hoàng hơn vua" - quá sốt sắng với công việc mà chắc chỉ là một nhân viên được phân công hủy tem sót nếu có. Công việc nhàm chán và đòi hỏi người đó phải làm thật nhanh vì trước mặt có hàng trăm phong thư chờ hủy. Nếu phải đóng dấu để hủy từng tem một thì quá mất công nên họ dùng bút cho tiện! MTV không nghĩ rằng bưu điện có văn bản "chi được dùng dấu" để hủy tem nên những nhân viên đó có gì dùng nấy, bút bi, bút mực, bút chì mỡ, bút lông gì cũng được, miễn sao cuối cùng là con tem không dùng lại được. Nhân viên đó có nhiệm vụ được giao phó, trong giờ làm việc thì họ phải đại diện cho bưu điện.

Vàng hàng suy nghĩ, nếu có gì thiếu sót xin bác Rồng hay các bạn khác đóng góp thêm.

Xin trả lời bác Rồng là MTV có gởi thư riêng cho bác nhưng không có gì quan trọng. MTV sẽ gởi thư cho bác sau.

phuthuytk21
08-11-2011, 23:33
Việc này bưu điện việt nam cũng có đấy ạ.
Lúc trước con chơi ở bưu điện xã thấy rất nhiều thư bị như thế này ( bản thân con cũng bị một vài lần, tiếc ngẩn ngơ).
Con trao đổi với chị nhân viên bưu điện thì nhận được câu trả lời tương tự như bác Mê tem việt.

ke vo danh
09-11-2011, 23:34
Hôm nay, tệ nạn này lại một lần nữa xảy đến cho tôi...

Đây không phải là một tệ nạn đâu bác, mà chỉ là một điều vạn bất đắc dĩ phải xử dụng tới, của nhân viên bưu điện mà thôi.

Mời các bạn đọc thêm tin tức về loại dấu hủy này, có tên: "Pen cancel", trên trang: http://en.wikipedia.org/wiki/Pen_cancel .

Riêng tại Pháp, điều này đã xẩy ra từ năm 1871 (trong thời gian ngắn) tại một số bưu cục nhỏ tại vùng Alsace, khi bưu cục chờ đợi để nhận được con dấu mới. Năm 1914 hoặc từ 1917 tới 1918, một số bưu cục khác vì không có sẵn dấu, đành phải dùng bút gạch trên tem, kèm theo chữ ghi chú tên của bưu cục hoặc ngày thư đi.

Thời nay, một số rất ít những bì thư có tem bị gạch hủy là vì những bì thư này đã... lách khỏi những dấu đóng tay hoặc đóng máy, của bưu cục gửi. Nhân viên bưu điện được xử dụng mọi hình thức để có thể thay dấu này. Nhưng phổ thông nhất là bút viết. Dấu gạch hủy phải kéo dài ra trên mặt bì thư thì mới gọi là... đúng kiểu!

Không ít người đã và đang sưu tầm loại bì thư có dấu hủy nói trên. Thôi thì bác Rồng cũng không nên lấy điều đó làm buồn.

dammanh
10-11-2011, 01:47
Thời bé Dammanh đã rửa bao tem VNDCCH dán trên bì thư (câu chuyện này dammanh đã kể trên d/d). Trong khi rửa thường gặp các tem không có dấu hủy mà gạch bút mực tím hay xanh cửu long (thời đó bút bi ở MB VN chưa có nhiều )..và tảy dễ dàng để có tem sống..khi dammanh thắc mắc thì cụ già giải thích nhiều thư không có dấu hủy mà gạch bút mực để tránh lộ bí mật nơi cơ quan làm việc hay đơn vị đóng quân.Nhất là trong giai đoạn chiến tranh phá hoại mb. Vài dòng thông tin còn nhớ
Những bì thư đó bây giờ không phải dễ kiếm. !thư thả dammanh sẽ giới thiệu một vài bì thư dạng này.

The smaller dragon
10-11-2011, 02:03
Ke vo danh ơi! Chuyện nọ xọ chuyện kia mất rồi!!!

Ngày xửa ngày xưa vào hậu bán thế kỷ XIX, đúng là nhân viên Bưu Ðiện các nước phát hành tem thư phải lấy bút gạnh chéo nhằm hủy tem trên phong bì vì lúc đó loài người chưa phát minh ra dấu Bưu Ðiện hay phát minh rồi nhưng không phổ biến.

Hãy nhớ rằng thời đó, người ta thường hủy từng con tem một bằng hai động tác, tức là hai gạch chéo nhau trong phạm vi con tem mà thôi, chứ không phải phần lớn là một gạch nham nhở như ngày nay. Cho nên, bây giờ có được một con tem với dấu gạch chéo như thế từ thế kỷ XIX hay đầu XX, dân chơi tem sẽ thấy lòng bồi hồi xúc động về một hiện vật, nhỏ bé và mỏng manh qua bao thăng trầm theo dòng lịch sử cả trăm năm trước, hiển hiện trước mắt.

Khi đã phát minh ra dấu Bưu Ðiện, nên chăng có sự bào chữa cho cảnh tụt hậu hàng thế kỷ rồi?!

Những gì MeTemViet, hay Phuthuytk21, hay Ke vo danh chia sẻ đều phản ánh thực tế mà có lẽ ai cũng biết. Vấn đề tôi nêu ra không phải là chối bỏ thưc tế ấy, vì biết một thực tế khác là rất, rất nhiều người sẽ sử dụng lại những tem chưa đóng dấu trên phong bì mà họ nhận được. Sự gian dối của con người thì nhiều cách nhiều mánh khóe nhiều hình thức lắm, cứ đề phòng là hơn. Nhưng vấn đề huỷ tem bằng những nét gạch xóa đến độ tem không còn có thể đưa vào một bộ sưu tập thì dân làng tem cần lên tiếng.

Tôi có thì giờ sẽ lên tiếng ở những diễn đàn khác, nơi có thể đưa đến sự thay đổi tốt hơn nơi tôi ờ là Hoa Kỳ. Còn ở đây chỉ là sự chia sẻ giữa những người đồng điệu mà thôi.

nam_hoa1
10-11-2011, 07:43
Dân làng tem khắp nơi trên thế giới ai nấy thỉnh thoảng nhận được những phong bì trên đó nhân viên Bưu Ðiện dùng bút, đủ loại bút, để gạch xóa tem dán trên phong bì.
Vào thời điểm này , nếu chúng ta nhận được những phong bì bị hủy bằng bút với những đường kẻ nguệch ngoạc . Ta có thể hiểu rẳng , nhân viên bưu điện ấy không cần mẫn trong công việc ,không tận tụy với nghề nghiệp .
Oái ăm thay , những trường hợp hủy tem thô thiển như thế này phần lớn rơi vào những phong bì của những người sưu tập tem . Một loại phong bì được dán lên nhiều con tem đẹp , nhiều con tem lạ , nhiều con tem cổ xưa ...mà chính nhân viên bưu điện cũng chưa thấy bao giờ....
Thông thường công việc trước khi đóng dấu của nhân viên bưu điên là :
1) Phài xem phong bì dán cước có đúng theo quy định , sử dụng tem thật hay giả !
2) Nội dung chữ viết , hình ảnh trước và sau phong bì có vi phạm thuần phong mỹ tục , nội dung có đi ngược với pháp luật nước sở tại hay không ?
3) Kế tiếp phân loại thư để chuyển đến địa phương thư cần đến
Với những thao tác trên người nhân viên bưu điện đủ thời gian còn lại đóng vài dấu nhật ấn rõ ràng lên trên bì thư của người gửi . Đây là một việc làm rất cần thiết và trân trọng với khách hàng khi đã nộp đầy đủ phí cho một vật phẩm của mình . Hơn nữa hủy bẳng bút như thế sẽ có những phiển toái cho cả 2 phía nhận và gửi vì không xác định rõ ràng thời gian
Ví dụ như :
Giấy báo thời hạn nạp cước phí ,Giấy báo ngày nhập trường, Giấy triệu tập, Thiệp báo cưới....
Vì vậy con dấu ra đời hơn trăm nay cũng vì một phần trong những lý do đó
Ngày mai , là một ngày có con số đẹp 11-11-11 chắc chắn có rất nhiều người sưu tập tem ra bưu cục làm những phong bì sưu tập gửi tặng bạn bè , cho chính mình . Theo kinh nghiệm của nam_hoa , nên làm thêm một Post card tặng thêm cho cô hay anh nhân viên bưu điện , coi họ như một thành viên. Việc làm này vừa làm phát triển thêm phong trào sưu tập và làm cho người ta hiểu rõ sự quan trọng của con dấu nhật ấn trên phong bì . Từ mối quan hệ hữu hảo đó , sau này ta có thể có những phong bì có dấu đẹp hơn và những bạn trẻ trong những phút giao lưu như vậy có thể tiến xa hơn
Chúc các bạn , các bác ngày mai 11-11-11-có những niềm vui trong những phong bì này
Trân trọng

Tien
10-11-2011, 10:00
Gạch cũng điệu nghệ!
150668

Có gạch còn hơn không gạch!
150669

150670

Bưu điện Canada không gạch thì bưu điện Mỹ gõ dùm!
150671

chimboica
11-11-2011, 01:29
CBC đã theo dõi TOPIC NÀY , thấy rằng : việc nhân viên bưu điện ngày nay dùng bút Gạch tem trên phong bì như vậy là CẨU THẢ ... không làm đúng chức năng của 1 người làm việc trong ngành bưu điện , CBC chỉ nói về việc hiện tại bây giờ , Con Dấu
bưu điện làm ra để thi hành chức năng của nó , và nhân viên bưu điện ăn lương ĐỂ LÀM GÌ ... mà PHẢI DÙNG BÚT để GẠCH TEM , trong ngành bưu điện , không có văn bản nào nóI rằng nhân viên bưu điện thời nay được dùng bút Gạch tem , và không sử
dụng dấu đóng, con dấu hằng ngày được để trên bàn làm việc của nhân viên bưu điện , chỉ vì THÓI LƯỜI BIẾNG , Thích Làm CẨU THẢ đã quen rồi , và BẮT CHƯỚC ĐỒNG NGHIỆP ĐÃ LÀM NHƯ VẬY .... Thời buổi hiện đại , càng nhiều người làm việc Luôn LUÔN LƯỜI VÀ CẨU THẢ ....

asahi
14-02-2012, 13:59
Không chỉ nhân viên Bưu điện "kẻ xấu, người tốt" mà là "người có có nghiệp, kẻ nghiệp vụ còn thua người sưu tập tem như chúng ta"

Max Hiếu
07-05-2012, 22:24
Mình là người làm trong nghành Bưu điện, quản lý Đội Phát thư báo, kiểm soát viên bưu chính. Khi nghe các bạn nói như vậy mình thật sự thấy buồn. Cho mình được xin lỗi các bạn thay cho những NV đã làm như vậy. Mình cũng là người sưu tầm tem như các bạn thôi. Mong muôn các bạn cho mình biết thư của bạn gửi ở đau bị như vậy nhé . Xin cảm ơn !

moclan
23-05-2012, 08:08
Dân làng tem khắp nơi trên thế giới ai nấy thỉnh thoảng nhận được những phong bì trên đó nhân viên Bưu Ðiện dùng bút, đủ loại bút, để gạch xóa tem dán trên phong bì. Ðã biết bao tiếng kêu than, góp ý, khiếu nại, và phẫn nộ được cất lên phản ánh tình trạng này. Tất cả đều rơi vào những lỗ tai điếc!

Hôm nay, tệ nạn này lại một lần nữa xảy đến cho tôi. Từ Mỹ. Từ Hà Lan. Khi bút bi. Khi bút chì mỡ. Phong bì Hà Lan bị một gạch dài tàn nhẫn. Ðao phủ thủ của phong bì Mỹ chém tới chém lui 8 lần lên mặt "những bông hoa của chính Bưu Ðiện!"

150161


Hãy để ý chiếc phong bì sau đây đã được Ron Bentley, Chủ Nhiệm nội san The Indo-China Philatelist, kiên nhẫn, cẩn thận, và cầu kỳ dán 8 loại tem Mỹ 6xu khác nhau, để rồi một nhân viên Bưu Ðiện Mỹ chém ngang chém dọc, mà đau lòng!


150162




Mình làm bưu điện xin mạn phép có 1 số ý kiến về việc "nhân viên bưu điện dùng đủ các loại bút gạch xóa tem dán trên phong bì..., chém ngang chém dọc mà đau lòng"
Xin trích dẫn về Thể lệ bưu phẩm và Nghị định thư cuối cùng trong cuốn:"Văn kiện Đại hội UPU Bắc Kinh 1999"

Theo "Văn kiện Đại hội UPU Bắc kinh năm 1999" thì trong chương 3 Điều RE 308 mục 4 xin trích nguyên văn để các bạn tham khảo ( nếu bạn nào có cuốn này vui lòng xem ở trang 75) :
" 4. Trừ trường hợp Bưu chính các nước quy định phải hủy tem bằng con dấu đặc biệt, đối với những con tem chưa đóng dấu hủy do sai sót hoặc sơ ý trong khai thác của nước gốc thì :
4.1. Bưu cục nào phát hiện sai sót đó thì gạch bỏ bằng một nét mực hoặc một nét bút chì đậm; hoặc
4.2. Bưu cục phát hiện ra sai sót đó có thể hủy bằng cách đóng mép dấu ngày sao cho không nhận ra tên bưu cục"

Điều này được Đại hội UPU Bắc Kinh giữ nguyên từ các văn kiện trước, không có thay đổi.
Như vậy các nhà sưu tầm tem hãy cũng thông cảm cho nhân viên bưu điện và đừng trách oan họ nhé, vì họ chỉ thực thi theo quy định mà thôi.

:(

Tiểu Nhi
23-05-2012, 08:37
Bạn moclan cho hỏi ở nước mình có quy định nào không được phép dán tem thừa cước khi dùng dịch vụ bưu phẩm ghi số không?

The smaller dragon
23-05-2012, 08:54
Mình làm bưu điện xin mạn phép có 1 số ý kiến về việc "nhân viên bưu điện dùng đủ các loại bút gạch xóa tem dán trên phong bì..., chém ngang chém dọc mà đau lòng"
Xin trích dẫn về Thể lệ bưu phẩm và Nghị định thư cuối cùng trong cuốn:"Văn kiện Đại hội UPU Bắc Kinh 1999"

Theo "Văn kiện Đại hội UPU Bắc kinh năm 1999" thì trong chương 3 Điều RE 308 mục 4 xin trích nguyên văn để các bạn tham khảo ( nếu bạn nào có cuốn này vui lòng xem ở trang 75) :
" 4. Trừ trường hợp Bưu chính các nước quy định phải hủy tem bằng con dấu đặc biệt, đối với những con tem chưa đóng dấu hủy do sai sót hoặc sơ ý trong khai thác của nước gốc thì :
4.1. Bưu cục nào phát hiện sai sót đó thì gạch bỏ bằng một nét mực hoặc một nét bút chì đậm; hoặc
4.2. Bưu cục phát hiện ra sai sót đó có thể hủy bằng cách đóng mép dấu ngày sao cho không nhận ra tên bưu cục"

Điều này được Đại hội UPU Bắc Kinh giữ nguyên từ các văn kiện trước, không có thay đổi.
Như vậy các nhà sưu tầm tem hãy cũng thông cảm cho nhân viên bưu điện và đừng trách oan họ nhé, vì họ chỉ thực thi theo quy định mà thôi.

:(

Ðể tránh tiếng "trách oan" người khác, tôi cần biết nguyên văn quyết định của UPU năm 1999. Bời vì, theo sự diễn tả bắng tiếng Việt nêu trên, thì nhân viên Bưu Ðiện chỉ được phép "gạch bỏ bằng một nét mực" hay "một nét bút chì đậm." Ðàng này, tôi trách là trách nhân viên Bưu Ðiện gạch NHIỀU lần một cách phản mỹ thuật!

Xin đọc chữ Việt một cách cẩn thận, kẻo trách oan người khác!

manh thuong
23-05-2012, 09:24
Bạn moclan cho hỏi ở nước mình có quy định nào không được phép dán tem thừa cước khi dùng dịch vụ bưu phẩm ghi số không?

Thêm nữa, ở bưu điện trung tâm Tp Vũng Tàu, họ yêu cầu dùng tem máy khi gửi ghi số. Còn muốn dán tem thì đừng gửi ghi số cho nó hên xui. :(

dammanh
27-05-2012, 10:04
Cách đây 2 năm tôi có nhận được một thư bảo đảm ghi số của bạn TẠ THÀNH GIÁC gửi từ bưu cục CẦN THƠ ngày 10-05-2010.Thư rất nặng mà chỉ dán 2 tem nấm mệnh giá 6000đ rõ ràng là thiếu cước (Vì thời điểm đó giá cước gửithư bảo đảm ghi số từ VN đi BALAN tối thiểu 48000đ ) . Lá thư được đính kèm một túi nilon có 18 tem nấm 6000đ đóng dấu hủy như tem CTO .,Tổng cước phí là 120000đ.hợp lý.Thế nhưng trên lá thư hoàn toán không thể lý giải về cước phí mà thư này thiếu cước phí nghiêm trọng mà vẫn được gửi đi, Chính điều đó làm HQ BALAN nghi ngờ và họ đã kiểm tra.
Vừa gần đây tôi lại nhận được thư bảo đảm ghi số của bạn NGUYỄN ĐÔ NA ở O MON CẦN THƠ gửi đi cũng 10-05-2012 (sự trùng lập ngày thú vị) Trên bì thư hoàn toàn không tem dán,chẳng tem máy chỉ có bút tích nhân viên bưu diện ghi cước phí 84978đ .Thư vẫn chuyển bình thường.Thu có gửi đính kem 1 túi chứa 43 tem RỒNG 2000đ đóng dấu hủy trông như tem CTO Tổng cước phí 86000đ phù hợp cước phí.Lần này HQ không kiểm tra
Dammanh mong các bạn ở bưu điện giải thích giúp
1.Cách làm của nhân viên bưu điện CẦN THƠ LÀ QUY ĐỊNH CỦA TỔNG CỤC BƯU ĐIỆN HAY CỦA RIÊNG BƯU ĐIỆN CẦN THƠ HAY LÀ SÁNG TẠO CỦA NHÂN VIÊN BƯU ĐIỆN
2.Dammanh sưu tầm bì thư và tem CTO,vì thế rất băn khoăn khi cầm bì thư thiếu cước kiểu này và tem này không thể xếp vào tem CTO ???



THƯ CỦA BẠN TẠ THÀNH GIÁC,trên bì thư dán tem tổng 12 đồng bằng cước phí thư HK đi ngoại quốc


167711

dấu kiểm tra của HQ BƯU ĐIỆN BALAN

167712

SỐ TEM ĐÍNH KEM ĐÓNG DẤU HUY BƯU CỤC CẦN THƠ-như tem CTO

167713

THƯ CỦA BẠN NGUYỄN ĐÔ NA,không dán tem,không tem máy chỉ có nhãn R
thiếu cước phí nếu chỉ nhìn bì thư


167714

SỐ TEM ĐÍNH KÈM ĐỤNG TRONG TÚI NILON ,đóng dấu hủy BƯU CỤC O MON CẦN THƠ,không phải tem CTO

167715

167716

The smaller dragon
27-05-2012, 10:29
Phong bì dấu "Ô Môn 10.05.2012. 904000" không dán tem rất lạ. Nhưng Dammanh thử xem dấu đóng trên 43 con tem Rồng để trong phong bì có phải củng là dấu "Ô Môn 10.05.2012. 904000" không.

Tôi tính nhẩm, 2.000đ x 43 tem = 86.000đ, là hợp với cước phi ghi ngoài phong bì 84.978đ. Có lẽ đây là một trường hợp độc đáo của Bưu Ðiện Việt Nam: người gửi thư chỉ cần trả đủ bưu cước, và nhân viên Bưu Ðiện cho phép không cần dán tem trên phong bì chăng?!

dammanh
27-05-2012, 10:45
Thưa bác RỒNG và cả nhà!Tem đúng đóng dấu hủy O MON nhưng không dán trên bì thư mà cho vào túi nilon đính kèm,còn trên bì thư chẳng dán tem nào cả!

The smaller dragon
27-05-2012, 11:14
Thế thì đúng rồi: người gửi thư đã dán đủ bưu cước, và nhân viên Bưu Ðiện Ô Môn, cũng như Bưu Ðiện Cần Thơ hai năm trước đó, đóng dấu hủy tem là cho thư đi, không cần hình thức tem dán trên phong bì.

Vấn đề anh Dammanh đặt ra rất hay: quy định chung của Tổng Cục, hay của Bưu Cục tỉnh, hay sáng kiến của cá nhân? Dù xuất xứ từ đâu, tôi nghĩ quy định/cung cách này sẽ không tồn tại được lâu.

Mặt khác, những tem đóng dấu hủy bỏ trong phong bì, nếu vẫn còn keo sau lưng, tất nhiên không phải là tem CTO mà là những con tem độc đáo, thể hiện một dịch vụ đặc thù của Bưu Ðiện VN, ít nhất là Bưu Ðiện tại một địa phương.

Những con tem hủy cước này đi cùng với phong bì chính là vật phẩm loại "hiếm" mà anh Dammanh ngẫu nhiên có được. Xin chúc mừng.

moclan
27-05-2012, 16:45
Cách đây 2 năm tôi có nhận được một thư bảo đảm ghi số của bạn TẠ THÀNH GIÁC gửi từ bưu cục CẦN THƠ ngày 10-05-2010.Thư rất nặng mà chỉ dán 2 tem nấm mệnh giá 6000đ rõ ràng là thiếu cước (Vì thời điểm đó giá cước gửithư bảo đảm ghi số từ VN đi BALAN tối thiểu 48000đ ) . Lá thư được đính kèm một túi nilon có 18 tem nấm 6000đ đóng dấu hủy như tem CTO .,Tổng cước phí là 120000đ.hợp lý.Thế nhưng trên lá thư hoàn toán không thể lý giải về cước phí mà thư này thiếu cước phí nghiêm trọng mà vẫn được gửi đi, Chính điều đó làm HQ BALAN nghi ngờ và họ đã kiểm tra.
Vừa gần đây tôi lại nhận được thư bảo đảm ghi số của bạn NGUYỄN ĐÔ NA ở O MON CẦN THƠ gửi đi cũng 10-05-2012 (sự trùng lập ngày thú vị) Trên bì thư hoàn toàn không tem dán,chẳng tem máy chỉ có bút tích nhân viên bưu diện ghi cước phí 84978đ .Thư vẫn chuyển bình thường.Thu có gửi đính kem 1 túi chứa 43 tem RỒNG 2000đ đóng dấu hủy trông như tem CTO Tổng cước phí 86000đ phù hợp cước phí.Lần này HQ không kiểm tra
Dammanh mong các bạn ở bưu điện giải thích giúp
1.Cách làm của nhân viên bưu điện CẦN THƠ LÀ QUY ĐỊNH CỦA TỔNG CỤC BƯU ĐIỆN HAY CỦA RIÊNG BƯU ĐIỆN CẦN THƠ HAY LÀ SÁNG TẠO CỦA NHÂN VIÊN BƯU ĐIỆN
2.Dammanh sưu tầm bì thư và tem CTO,vì thế rất băn khoăn khi cầm bì thư thiếu cước kiểu này và tem này không thể xếp vào tem CTO ???



THƯ CỦA BẠN TẠ THÀNH GIÁC,trên bì thư dán tem tổng 12 đồng bằng cước phí thư HK đi ngoại quốc


167711

dấu kiểm tra của HQ BƯU ĐIỆN BALAN

167712

SỐ TEM ĐÍNH KEM ĐÓNG DẤU HUY BƯU CỤC CẦN THƠ-như tem CTO

167713

THƯ CỦA BẠN NGUYỄN ĐÔ NA,không dán tem,không tem máy chỉ có nhãn R
thiếu cước phí nếu chỉ nhìn bì thư


167714

SỐ TEM ĐÍNH KÈM ĐỤNG TRONG TÚI NILON ,đóng dấu hủy BƯU CỤC O MON CẦN THƠ,không phải tem CTO

167715

167716



Tôi nghĩ đây là sáng tạo của BĐ Ô Môn Cần thơ, vì bì thư thì nhỏ, mặt sau lại phải dán thêm CN.22 theo quy định và có thể người gửi y/c cho sử dụng số tem đó chứ không đồng ý sử dụng tem máy, chính vì thế mà BD Ô Môn ( hoặc BĐ Cần thơ ) vì chiều lòng khách hàng đã sáng tạo ra như vậy để cho thư đi.
Xin Chúc Bác đã có bì thực gửi đặc biệt từ bưu điện Cần Thơ.