PDA

View Full Version : Bộ sưu tập tem Đông Dương trị giá €160.000


MeTemViet
14-12-2011, 03:35
MTV xin phép post lên đây hình ảnh của bộ sưu tập vừa được nhà đấu giá David Feldman bán với giá €160.000 chưa các phí tổn khác. Bộ này có tất cả 800 trang nên sẽ mất khá nhiều thì giờ để post. Nhiều trang cũng có vật phẩm trùng lấp. MTV mong các nhà sưu tập tem VN lão thành đóng góp ý kiến về các vật phẩm này để người đi sau có thêm kinh nghiệm trong việc sưu tầm tem Việt.

MTV

PHẦN I

Trang 1 - 10 Tem Việt Minh/VNDCCH in đè

153804

153805

153806

153807

153808

153809

153810

153811

153812

153813

MeTemViet
14-12-2011, 03:46
Trang 11 -20 Tem tạm thời, tem VNDCCH

153814

153815

153816

153817

153818

153819

153820

153821

153822

153823

Nếu các bạn cần hình ảnh nào rõ hơn, MTV sẽ post riêng hình đó.

MeTemViet
14-12-2011, 03:53
Trang 21-30 Tem tạm thời, tem VNDCCH

153824

153825

153826

153827

153828

153829

153830

153831

153832

153833

MeTemViet
14-12-2011, 03:59
Trang 31-40 Tem LK V

153834

153835

153836

153837

153838

153839

153840

153841

153842

153843

MeTemViet
14-12-2011, 05:00
Phần II

Trang 41-50 Tem LK V


153854

153855

153856

153857

153858

153864

153865

153866

153867

153868

MeTemViet
14-12-2011, 05:07
Trang 51-60 Tem VNDCCH

153869

153870

153871

153872

153873

153874

153875

153876

153877

153878

The smaller dragon
14-12-2011, 05:10
Mấy tuần trước đây, khi xem bộ sưu tập này -với nhiều phẩm vật quí hiếm trong dòng tem VNCH lần đầu tiên tôi thấy- do nhà đấu giá Feldman chuyển qua mạng, tôi có cảm giác lạ lùng là phải chăng chủ nhân của bộ sưu tập này phát giác ra việc mua nhầm của giả, nên mới bán tống nó đi?! Tôi cũng nhận ra chữ viết của một số nhà buôn tem quen thuộc, như tuồng chữ của một nhà buôn bên Pháp chẳng hạn.

Chỉ là một ấn tượng bất thường của cá nhân thôi, những ai xem mấy trang tem VNDCCH trên thì rõ.

MeTemViet
14-12-2011, 05:11
Trang 61-70 Tem VNDCCH

153879

153880

153881

153882

153883

153884

153885

153886

153887

153888

tem-truyen-thong
14-12-2011, 05:13
Tôi có 2 đề nghị :
- Thứ nhất : nên post bộ này vào mục TÌM HIỂU LỊCH SỬ BƯU CHÍNH VIỆT NAM vì bộ này có cả tem 2 dòng.
- Thứ hai : đây là bộ tem rất đồ sộ, rất nên nghiên cứu, trao đổi ý kiến một cách kỹ càng. Nên post thành từng phần nhỏ để tất cả cùng trao đổi, có ý kiến. Sau đó sẽ chuyển sang phần tiếp theo.
Tôi đã lưu toàn bộ bộ tem này trên máy và hôm qua có cộng thử giá cho từng món. Thật bất ngờ. Người thắng cuộc đã mua được với giá rất rẻ.
Rất cảm ơn bạn Mê Tem Việt.

MeTemViet
14-12-2011, 05:22
Xin cảm ơn bác Tem-Truyen-Thong. MTV đã post 70 trang đầu của bộ này gồm các dòng tem Việt Minh, tem tạm thời (Indochina in đè), tem Nga Khê, tem LKV và một số tem VNDCCH. Theo ý riêng của MTV thì 70 trang đầu này có rất nhiều vật phẩm giả mạo nên MTV cố post qua phần tem VNDCCH vì không muốn người xem thấy hụt hẩng vì có quá nhiều vật phẩm "hàm nghi" ... MTV sẽ tạm dừng post để các bác, các bạn trao đổi. Vài ngày sau MTV sẽ tiếp tục.

Về phần chuyển vào mục "Lịch Sử Bưu Chính VN", xin BDH VSF chuyển giúp.

MTV

Ng.H.Thanh
14-12-2011, 10:00
Gửi các Bác, em thì đang chơi HCT nên em quan tâm nhiều mấy con tem HCT, xin phép được dẫn vào nhóm chơi tem HCT một số tem. Hy vọng các Bác vô đó hướng dẫn thêm nhé :)

Đinh Đức Tâm
14-12-2011, 10:12
mấy ngày nay thấy nhà mình cứ nóng cái này
ecophila chưa được tiếp cận những vật phẩm này, cũng lon ton down toàn bộ các vật phẩm này về máy để ngâm cứu, càng ngâm cứu càng mù mờ, ecophila cũng đang đơi các bậc tiền bối giải đáp, đưa ra các nghiên cứu, kết luận...về bộ tem này ^^

tem-truyen-thong
14-12-2011, 10:38
Đúng là :
Chơi cho lịch mới là chơi
Chơi cho đài các cho người biết tay
Trước tôi đã từng nói : biển tem bao la lắm, nhiều bộ sưu tập hùng vĩ lắm, đáng khâm phục và học tập lắm. Nếu chúng ta cứ không được tiếp xúc, không được chia sẻ những thông tin, kiến thức thì mãi mãi chúng ta chỉ quanh quẩn trong góc nhà thôi. Có thể nói bộ sưu tập này là công phu 1 đời người. Tôi nghĩ tất cả các bạn nên lưu giữ lại làm tài liệu, làm tấm gương cho mình noi theo, học tập cách thức sưu tập của họ. Rất đáng giá.
NST này có phương pháp sưu tập rất tốt : luôn trân trọng vật phẩm quí hiếm, chỉ sưu tập những vật phẩm xưa (tuyệt đối không có vật phẩm dưới 50 năm). Cái này các bạn trẻ VN cần lưu tâm, khác biệt với các bạn rồi đó. Phải như vậy mới lưu giữ được vật phẩm quí.
Nhưng bên cạnh đó, do có thể là NST này quá say mê các vật phẩm quí nên đã bị những kẻ xấu lường gạt. Trong bộ sưu tập này cơ man là đồ giả!
Tôi sẽ cùng chia sẻ với các bạn theo từng trang của bộ này. Những gì tôi biết tôi sẽ nói không ngại ngùng, không sợ tranh luận. Nếu có gì không đồng tình, rất mong các bạn tem cứ thẳng thắn cùng chia sẻ.

tem-truyen-thong
14-12-2011, 11:08
Phần 1 : Tem Việt minh
Tem Việt minh là huyền thoại. Khả năng rất cao là sản phẩm của trí tưởng tượng. Nhưng chuyện này là chuyện khác. Ở đây chúng ta chỉ tập trung vào phân tích vật phẩm đấu giá mà thôi.
Những con tem VM trong bộ này có phải là tem hay không ? Không có giá tiền, vài con không có ký hiệu Bưu chính. Mấy con Cứu tế Chợ lớn thường được coi là con niêm.
Các con tem Ngôi sao tại SG bán nhiều, giá khoảng 7$/1 tem. Trang 1,2,3 toàn bộ là giả. Trị giá 3 trang này khoảng 100$/1 trang.
Từ trang 4 đến trang 10 thì chúng ta nên chú ý đến con Bảo Đại gạch bằng bút lông. Đây là con tem người ta tin rằng được hủy tại LK4. Không có bằng cớ cụ thể. Giá khoảng 20$.
Con Hạnh phúc in ngược có 2 con rẻ tiền. Con đắt nhất là con màu xanh. Có khá nhiều tem variete như in đè ngược hoàn toàn, thiếu hàng răng, lệch răng, sai khổ tem, sai cỡ răng. Tất cả đều là thật và cũng không có gì đặc biệt lắm trong thời gian trước. Nhưng để sưu tập được như vậy cũng là công phu. Hầu hết đều là tem sống. Nếu là tem chết thì khả năng cao là dấu giả.
Đây là nhận xét cá nhân của tôi về 10 trang đầu. Mong các bạn cho ý kiến.

tomo
14-12-2011, 17:38
Cảm ơn bạn TTT, nhất là về tem cứu tế và giá cả.

Mấy trang sau, tôi chưa thấy ai nói đến con tem này, dù đã thấy hình đâu đó và được coi là thật:

153934

MeTemViet
15-12-2011, 01:38
Ý kiến riêng của MTV về phần này (trang 1-25):

Trang 1-3: Tem Việt Minh thì trên diễn đàn cũng đã bàn nhiều.

http://www.vietstamp.net/forum/showthread.php?t=1956

Trang 4-24: Tem in đè tuy phong phú nhưng cũng không phải là hàng "độc" Riêng các phong bì thì có phải hàng giả hay không?

Tem Nga Khê đã được mổ xẻ trong topic này:

http://www.vietstamp.net/forum/showthread.php?t=7971

153942

Riêng MTV có thắc mắc những vật phẩm sau:

Trang 14 - Block này có thật sự hiếm hay không?

153943

Trang 17 - Màu sắc khác nhau của bộ tem HCT này có kể là dị bản hay không?

153944

Trang 23 - Xin cho biết thêm thông tin bề bì thư này

153945

Trang 23 - Xin cho biết thêm thông tin về block này

153946

Trang 25 - Xin cho biết thêm thông tin bề bì thư này

153948

153947

Xin cảm ơn các bác và các bạn.

tem-truyen-thong
15-12-2011, 10:59
Xin được tiếp tục theo từng trang.
Trang 11 xin chú ý những con tem in đè Shihanuc, Nhà thờ (binh sĩ bị nạn, cứu đói), cấy mạ là những con tem key trong bộ 57 con in đè. Những con tem chết đều là dấu CTO, giá trị không cao.
Block Alexandre de rhodes ở trang 14 variete đục răng. Cũng không quá quí hiếm.
Trang 15 là các mảnh cắt từ các bì thư Philatelic. Thường !
Trang 16 là 1 số con tem Nga Khê và tem LK4. Chắc là giả !
Trang 17 chủ yếu là bộ Bác Hồ 46. NST đã thể hiện rõ sự tinh tế, công phu trong việc tìm các mẫu có sự khác biệt về màu sắc. Cũng không quá đặc biệt. Tem dấu CTO là giả.
Trang 18 bì thư giả 1 cách thô.
Trang 19,20,21 là các bì thư Philatelic giá trị bình thường.
Trang 22 là 2 bì thư Đình Bảng giả 100%.
Bây giờ đến 1 trang rất quan trọng : trang 23.
Dây là 1 bì thư gửi từ LK5 gửi về Hà nội cho CP VN của 1 người phụ nữ. Theo tôi khả năng cao là thật. Trị giá bì thư này theo tôi trên 3000 $.
Trang 23 cũng có 1 block tem in đè 3$. Đây là con tem được coi là sử dụng ở LK4. Có 2 loại, số 3$ lớn và số 3 nhỏ. Đây là con 3$ số lớn. Nhưng tôi nghĩ block này rất đáng nghi ngờ. Cách đây khoảng nửa năm, tôi có bán con tem 3$ số lớn này cho 1 NST ở Đức với giá 200$. Nhưng con tem đó khác hẳn. Nét mực in đè hoàn toàn khác. Bây giờ tôi không thể tìm lại được hình ảnh con tem đó, nhưng tôi vẫn nhớ như in.
Trang 24 giả hoàn toàn.
Trang 25 có 1 bì thư, 2 miếng giấy cắt ra từ bì thư. Bì thư khá quí hiếm, trị giá khoảng trên 500$. Miếng giấy có dấu TRẠM Kiến an cũng là thật. Hiếm! 2 miếng giấy này trị giá trên 500$.
Trang 26,27 là những con tem Bác Hồ giấy dó. Khá công phu. Khác nhau về màu sắc, răng tem, kích thước, độ dày mỏng của giấy. Không quá quí hiếm.
Trang 28 có 3 con tem BH giấy dó không răng. Giả! Chất giấy khác hẳn.

Trang 29,30 là các mảng tem lớn. Không đặc biệt và không đắt.

tomo
16-12-2011, 10:04
Trang 25 có ... 2 miếng giấy cắt ra từ bì thư... Miếng giấy có dấu TRẠM Kiến an cũng là thật. Hiếm! 2 miếng giấy này trị giá trên 500$.


Bạn TTT xem lại kỹ một chút đoạn trên nhé.

Qua chú thích của NST, hình bên phải (có 3 tem) là mặt sau của bì thư loại nhỏ, mặt chính có người gửi, người nhận... Mỗi bì thư này chắc giá cũng không dưới 2-3000 $.

tem-truyen-thong
16-12-2011, 11:04
Bạn Tomo nói rất đúng. Tại tôi không biết tiếng Pháp nên không chú ý kỹ. Đúng là 2 bì thư thật. Giá khoảng trên 1000 $ /1 bì.
Giá cả tôi đưa ra ở đây luôn đưa ra ở mức khiêm tốn nhất, sát thực nhất. Giá thực tế chắc sẽ cao hơn.
Xin được tiếp tục.
Trang 31,32,33,34 là tem LK5. Hoàn toàn là giả. Không có tem thật nào cả.
Trang 35 có bộ Bác Hồ HK cũng bình thường. Giá khoảng 20$. Còn lại là tem giả. Tem giả này giá khoảng 8$/1 tem. Mua chơi cũng được.
Trang 36,37,38,39,40 toàn bộ là các bì thư giả. Giá trị cũng tính theo tem. 84/1 tem rồi nhân lên.
Trang 41-50 toàn bộ là giả cả tem và bì thư. Chỉ trừ trang 47 có tem Bác Hồ 46 là tem thật, bì thư giả.
Trang 51, 52 giả hoàn toàn.
Bắt đầu từ trang 53 là bộ Bác Hồ bản đồ. Trang 53 có dấu in hỏng, theo tôi là giả. Dấu chết CTO là giả.
In đè đổi giá khá công phu. Hầu hết (99%) là dấu thật. NST này thể hiện sự kỳ công, tinh tế. Màu mực in đè, vị trí in đè, kiểu chữ in đè, ... Rất quí. Từng tem trị giá khoảng 10$/1 tem nhưng để có bộ sưu tập hoàn hảo như vậy có lẽ không dễ. Tổng hợp lại sẽ cao giá hơn nhiều.
Trang 58 có dấu thiếu cước TT. Là thật. Hiếm!
Trang 6162,63 là dấu TT. Có giả lẫn trong đó nhưng đại đa số là thật. có những tem rất hiếm. Có thể đạt tới 100$.
Trang 64 là bộ SX-TK. Có nhiều tem variete về kích cỡ, màu sắc. Hay.
Trang 65 là bộ Việt Trung Xô. Nhiều tem thực gửi. Thật !
Chú ý đến tem mất màu đỏ. Trị giá trên 300$.
Trang 66 là trang đặc biệt. Có 2 bì thư rất quí. Đều là dấu Trạm. Giá chắc chắn trên 1000$. Có tem variete màu. Rất hiếm.
Trang 67,68 có nhiều dấu thực gửi.
Trang 69 có 2 bì thư Phạm Trường cũng rất quí. Không rõ dấu lắm.
Trang 70 là 2 bì thư quí, trị giá khoảng 400$/1 bì.

Trên đây là những nhận xét đầu tiên của tôi về 70 trang này. Không biết có phải do không biết truyền cảm hứng đến cho các bạn hay không, nhưng thấy VSF có vẻ không thích những thứ này. Dù sao tôi cũng thực hiện lời hứa : chia sẻ những gì mình biết, chia sẻ giá trị, nêu quan điểm thật giả. Nếu có chiếm Diễn đàn của các bạn xin vui lòng lượng thứ. Sau đây tôi sẽ ngừng lại. Nhường chỗ lại cho các bạn.
Nói cho cùng, chơi tem cũng chỉ là "chơi". Chắc như tôi thì nặng nề quá. Biết đâu đấy những việc các bạn đang làm vui hơn, có ích hơn, có giá trị trong cuộc sống cho các bạn hơn.
Chúc các bạn vui và thành công.

MeTemViet
16-12-2011, 11:36
Bác TTT đừng vội nản. MTV chắc chắn có rất nhiều bạn tem trong VSF rất thích thú với chủ đề này. Riêng MTV cũng rất thích phần này nhưng kiến thức có hạn nên phần lớn chỉ học hỏi thêm. Đến phần tem QGVN và VNCH sẽ xin được giao lưu thêm với bác TTT.

nino huynh
16-12-2011, 12:20
Cảm ơn bác TTT .Những thông tin bác đưa lên cho mọi người xem và tham khảo rất hữu ích. Nhưng bác đừng vội buồn.Thời điểm cuối năm mọi người có nhiều việc phải lo. Như Nino chẳng hạn, và cũng vì thiếu thông tin nên trước mắt tham khảo. Có thể mọi người cũng muốn đưa lên thông tin,nhận xét thật chuẩn đấy bác ah. Nên Nino ủng hộ bác tiếp tục đưa thông tin. Mọi người vẫn đang theo dõi đó bác.

dammanh
16-12-2011, 13:23
Bác TTT hãy bình tâm!Vì cuối năm quá bận kinh doanh,tháng quyết định mà! Nên chưa có ý kiến gì,dammanh sẽ trình bày nhận xét của mình sau.Rất cám ơn BCN VSF, bác METEMVIET & bác TTT đã đưa topic này lên . Được chiêm ngưỡng không chỉ mở rộng tầm nhìn mà còn gợi dammanh bao xúc cảm về những ngày thời niên thiếu!

Đinh Đức Tâm
16-12-2011, 14:26
cảm ơn bác TTT về những thông tin và nhận xét của bác
Trong diễn đàn, các bạn trẻ đa phần chưa được biết và thấy những con tem này
trình độ về tem thì còn hạn chế
nên chắc cũng như eco thôi ạh, cứ giỏi theo từng các bác viết từng ngày về mục này để trao dồi thêm kiến thức thôi ạ, chứ còn góp ý thì chắc ko góp nổi đâu ạ
cảm ơn bác
mong bác tiếp tục cho những ý kiến về toàn bộ bộ tem này ạ

The smaller dragon
16-12-2011, 17:10
Tem-truyen-thong đã bỏ rất nhiều thì giờ để hào hứng và tích cực chia sẻ những nhận xét riêng về một bộ tem VN hiếm quí là điều ai cũng biết.

Nhưng Tem-truyen-thong đã nói lên một nhận xét, là đã không thấy sự tham gia hay hồi đáp tích cực của anh chị em khác trên Diễn Ðàn VS. Ðiều này thì ai cũng thấy nữa, và theo tôi thì sau đây là những lý do của sự im lặng đó:

1. Phần lớn anh chị em trẻ trong nước chơi tem là chơi theo đề tài, ít người chơi tem truyền thống. Ðiều này ngược với dân chơi thế giới. Trên thế giới trừ Việt Nam, hễ chơi tem, là chơi tem nước mình. Các đề tài chuyên biệt như Chim Cá Tầu Bay Tầu Thủy... chỉ là "phó sản" của bộ sưu tập chính của một người sưu tầm tem. Nhân đây cũng nói thêm là sưu tầm tem theo đề tài là thú vui riêng, nên sau này khi bán ra thì thường lỗ lã, trừ những vật phẩm đặc biệt hiếm qúi. Ngược lại, khi sưu tầm tem quốc gia, ngay như tem VN chẳng hạn, một bộ sưu tập vững vàng thì khi bán ra bao giờ cũng được giá.

2. Vì thế, đề tài tem chuyên sâu như bộ sưu tập này thì ai ai trên Diễn Ðàn cũng biết là hiếm là quí là đắt tiền, nhưng không liên hệ thiết thân đến họ. Họ đứng xa mà ngắm. Họ giữ hình ảnh làm tài liệu. Họ đọc thông tin để biết. Thế thôi.

3. Những nhận xét và kết luận của Tem-truyen-thong rất sâu, không phải dành cho người chơi tem bình thường. Do đó, sự hồi đáp mà ít là điều rất bình thường, Tem-truyen-thong đừng hiểu lầm đó là dấu hiệu của sự vô cảm!

Nhân đây, tôi đề nghị Tem-truyen-thong xét lại một số kết luận. Khẳng định rằng tem Indochine mẫu Bảo Ðại gạch chéo bằng bút lông là điều không đúng. Tôi thấy hai gạch chéo trên mặt Bảo Ðại trong các tem này lúc nào nét cũng đều nhau (to trên nhỏ dần xuống dưới từ trái sang phải và từ phải sang trái) thì không thể là sản phẩn viết tay của một ông đồ hay một cá nhân nào đó được. Nhận định và ca tụng phương pháp sưu tập tem VN của Matthew Kahane –hội viên SICP, nhân viên cao cấp của một tổ chức Liên Hiệp Quốc trú sở tại Hà Nội, chủ nhân của bộ tem này- là những điều cần xét lại. Chuyện sắp xếp thật giả trong bộ tem này cho thấy chủ nhân của nó khá ngây thơ! Xem kỹ những trang trong bộ tem VNDCCH hay VNCH này thì thấy, ngoại trừ một số vật phẩm độc đáo, tem trong mấy dòng này cũng chỉ bình thường. Xét một cách toàn diện, bộ sưu tập này có nhiều lỗ hổng về thời gian mà Tem-truyen-thong lại cho đó là mẫu mực để các thế hệ sau nên noi theo: chỉ nên sưu tầm những tem cách nay trên dưới 50 năm. Căn bản của chơi tem là cái thú cá nhân, nên mình sưu tầm cái gì mình thích, tại sao lại phải tự đặt ra những giới hạn? (Nhân đây, tôi cần nói rõ là tôi không hề bài bác việc sưu tầm tem theo đề tài, tôi chỉ muốn chỉ ra hệ quả kinh tế của nó mà thôi!) Về thời gian, đâu phải cứ tem càng xưa cũ là càng có giá trị?! Tôi có những tem Hoa Kỳ 3c, 4c... phát hành trong thập niên 1930-40-50 nay vẫn chỉ có thể dùng gửi thư theo giá mặt 3c-4c... mà thôi! Ngược lại, biết bao tem mới phát hành trên thế giới đã trở thành những vật phẩm vô giá?!

Ðề nghị Tem-truyen-thong cứ tiếp tục chia sẻ với làng tem về những hiểu biết và những kinh nghiệm mà Tem-truyen-thong tích lũy trong mấy chục năm nay. Những chia sẻ này đã và đang giúp mọi người -kể cả tôi, dĩ nhiên- học hỏi thêm được nhiều thông tin bổ ích.

Vài suy nghĩ cấp thời chia sẻ với Tem-truyen-thong. Mong Tem-truyen-thong hãy vững tinh thần và vui lên!








.

MeTemViet
17-12-2011, 00:26
Xuyên suốt 70 trang đầu của bộ sưu tập này, MTV nhận thấy:

1. Vật phẩm giả trong thời gian đầu của tem VNDCCH, tem LK 4, LK 5 thật quá nhiều - đôi lúc 10-20 trang liên tiếp không có tem, phong thư thật! Các vật phẩm giả này cần phải chấm dứt lưu hành và cần phải được hủy, thay vì tung ra thị trường để "nghiên cứu" hay làm "tài liệu" nếu chúng ta muốn tem VN thời kỳ đầu có giá trên thị thường quốc tế. Nói cho cùng, nhiều vật phẩm trong các dòng tem thế giới đều bị giả, nhưng đó chỉ là thiểu số - thay vì đa số như trong dòng tem này!

2. Chủ nhân của bộ tem này thật là tỉ mỉ ghi lại nơi và giá tiền mua (qua đấu giá) của từng vật phẩm. Đây là việc làm rất nghiêm túc và cho thấy sự đầu tư rất kỹ lưỡng, vì một nhà đấu giá danh tiếng sẽ làm tăng giá trị vật phẩm, nhưng vô tình cho thấy ông ta đã tốn tiền như thế nào đối với các vật phẩm giả (và việc thiếu kiến thức của các nhà đấu giá danh tiếng).

Đơn cử vài thí dụ: trang 44 có 6 tem được mua giá $52, $70, $80, $65, $57, $130, tổng cộng $454 toàn hàng giả, trang 45 có 2 phong bì giá mua $365 và $95, trang 46 2 phong bì giá mua $95 và $265, trang 47 2 phong bì giá mua $295, $179 .v.v. toàn hàng giả. Chỉ tính vài trang cũng đủ thấy sự đầu tư và nỗi thất vọng của chủ nhân!

3. Bộ BH bản đồ loại thường và có dấu đổi giá theo MTV thấy không dễ gì sưu tập cho đủ các loại va-rie-ty. Các tem này thập niên 90 rất hiếm và mắc, sau hàng trong công ty tem mang ra nhiều, thật giả lẫn lộn nên bị rớt giá thê thảm. Bộ BH bản đồ này rất chuyên sâu với nhiều dị bản khác nhau.

4. MTV chưa hiểu tại sao bác TTT nói rằng "dấu CTO là giả" Theo MTV biết thì tem CTO giá rẻ hơn tem sống rất nhiều, tại sao người ta lại làm giả CTO? MTV nghĩ rằng tem CTO là tem thật sau này CTT tung ra thị trường.

5. Trang 65 có tem Việt Trung Xô mất màu đỏ kèm với con thường. Đây là dị bản rất hiếm. Chủ nhân cũng ghi rõ giá mua $2500 cho cặp tem này!

154003

6. Trang 66 có 2 phong bì rất quý. Phong bì thứ nhất ghi tên người nhận là Cù Huy Cận (thi sĩ Huy Cận). Cả 2 phong bì - theo bác TTT - ghi dấu "trạm." MTV không hiểu lắm về dấu TRẠM, mong các bác giải thích thêm.

7. Cũng trang 66 có 2 tem SX-TT dị bản màu rất hiếm. Giá mua 323,24 pound (bảng) Anh.

Đây chỉ là vài ý kiến của MTV trong 70 trang đầu tiên của bộ sưu tập này. MTV không chuyên về dòng tem thời kỳ này, cho nên rất cần các NST tiền bối chia sẻ thêm.

tem-truyen-thong
17-12-2011, 06:54
Nhận được phản hồi của khá nhiều các bạn tem VSF, đặc biệt được sự động viên của Gs Trần Anh Tuấn và bác Đàm Mạnh, tôi xin được tiếp tục chia sẻ, trao đổi về đề tài này. Các bạn cũng thông cảm cho tôi, độc diễn là dễ nản lắm. Chơi phải có bạn.
Tôi sẽ trả lời từng phần một các câu hỏi đã nêu. Mặc dù có những câu hỏi phần trả lời đầy đủ thì phải là 1 đề tài riêng. Chúng ta vẫn không quên là cái chính là chúng ta đang phân tích bộ tem đấu giá.
Bây giờ, chúng ta sẽ bỏ qua những vật phẩm giả để tập trung vào những thứ đáng giá. Chúng ta sẽ đi theo thứ tự. Đúng ra là nên có tem minh họa đi kèm, nhưng tôi nghĩ làm như vậy tốn dung lượng của Diễn đàn quá. Các bạn chịu khó mở 2 tab để xem số trang nhé.
1. Con tem đáng chú ý đầu tiên ở trang 4 là con tem Bảo Đại gạch chéo. Gs TAT hình như có chút nhầm lẫn. Con tem LK4 Bảo Đại gạch bằng bút lông tôi nói là chưa được kiểm chứng, chứ không khẳng định là giả. Con tem này tại SG cách đây 10 năm bác Lợi có bán khá nhiều, không đắt.

2. Những mẫu in đè trong bộ 57 có khá nhiều thứ hay. Sưu tập được như vậy khó lắm, công phu đấy.

3. Tại đây xuất hiện khái niệm CTO giả. Không phải trong mọi trường hợp tem CTO là rẻ hơn tem sống. Đối với những tem in đè nếu có dấu thực gửi hay CTO thì chỉ tăng giá trị mà thôi. Các con tem in đè trong bộ 57 này thường được đóng dấu CTO giả vào thời kỳ sau, dùng dấu quay lại ngày tháng cho gần với thời điểm phát hành.

4. Về con tem LK4 3$ số lớn. Tôi rất nghi ngờ là giả.

5. Về bì thư LK5 ở trang 23 tôi nghĩ là đặc biệt quí hiếm. Giá rất đắt. Chắc phải gấp 2 lần giá 3000$ mà tôi đã đưa ra.

6. Trang 25 và trang 66 chúng ta gặp các bì thư dấu TRẠM. Trạm là gì ? Trước đây trong thời chiến, NN thành lập các Trạm liên lạc mà không tồn tại Bưu cục. Thư từ, công văn được tập trung tại các Trạm này để kiểm duyệt, phân loại, đóng dấu. Có 3 nơi quan trọng được đặt Trạm là : Hải phòng, Hà nội và Thanh hóa. Ngoài ra năm 1952-1953 còn có đặt trạm lại Thái nguyên. Bì thư ở trang 25 là dấu Trạm Kiến an - Hải phòng. Bì thư trang 66 không rõ dấu, nhưng theo tôi là Trạm Thái nguyên.
Tại Hà nội khi hòa bình lập lại cũng vẫn còn tồn tại 3 trạm ở Lý Nam Đế, Phan Đình Phùng là Nam bộ (ga Hàng Cỏ).
Có lẽ 4 bì thư dấu Trạm này cũng có giá cao hơn mà tôi đã định : khoảng 2000$/1 bì.

7. Cù Huy Cận là nhà thơ, nhưng ông cũng là nhà Cách mạng. Ông là một tring những lãnh đạo trí thức đầu tiên được Cụ Hồ mời tham gia vào CP. Ông đã từng giữ cương vị Thứ trưởng.

8. Về bộ in đè đổi giá mới : tôi đánh giá là bộ tem rất giá trị, công phu. Hầu hết là tem thật. Ở đây phải định nghĩa cho đúng : đó không phải là variete. Con số giá tiền in thủ công, có 3 màu : đen, đỏ và xanh. Mỗi màu lại có 4 dạng. Dạng 1 : chữ 10đ và 20đ NH in bên góc phải ở trên. Dạng 2 góc phải ở dưới. Dạng 3 đóng khung con số và in bên dưới góc phải. Dạng 4 in bên trái.
Bạn Mê Tem Việt nói mấy con tem này rớt giá. Không phải đâu bạn, tem thật vẫn có giá lắm. Phải phân biệt được tem giả và thật qua màu và chất liệu mực.

9. Bộ tem thiếu cước TT cũng thật là đặc sắc. Có 2 màu là đỏ và tím, thường được đóng ở giữa, hơi lệch phải xuống dưới. Bộ sưu tập này theo tôi phần này cũng rất quí hiếm. Toàn là tem thật và hiếm gặp. Đắt giá.

10. Con tem VTX mất màu đỏ là rất quí hiếm. Thực sự tôi chưa nhìn thấy con thứ 2. Nhưng để giá tới 2500$ theo tôi là điên rồ. Mỗi chủng loại đều có mặt bằng giá nhất định. Variete thỉ mấy trăm đã là cùng cực rồi. Mấy ngàn phải là các vật phẩm như proof, bì thư, ...

Cuối cùng tôi xin trao đổi về ý của Gs TAT về NST này. Tôi không hề biết chủ nhân, vị trí công tác cũng như cách thức mà ông sưu tập được các vật phẩm này. Nhưng chỉ qua bộ sưu tập tôi cũng cố gắng đánh giá 1 cách khách quan nhất. Đó là 1 NST đẳng cấp. Có thể ông còn rất ngây thơ, có vài khiếm khuyết về kiến thức phân biệt thật giả nhưng ông say mê tem Việt nam lắm. Ông cũng tinh tế lắm chứ. Chỉ qua bộ đổi giá mới và thiếu cước đã là giá trị vô song.
Thực ra, chúng ta không biết đây có phải là toàn bộ bộ sưu tập của ông hay không. Biết đâu đấy, đây chỉ là một phần. Mỗi NST đều có tiêu chí sưu tập riêng. Những thứ chúng ta chứng kiến khá lộn xộn, đúng là còn nhiều lỗ hổng về thời gian nhưng có thể đây chỉ là phần ông mang bán chăng? Còn bộ chơi nữa thì sao.
Tóm lại, dù thế nào chăng nữa, chúng ta cũng học hỏi được rất nhiều từ bộ sưu tập này. Mà đây mới chỉ là 70 trang đầu, còn tới 330 trang nữa.

tomo
17-12-2011, 08:35
Các bì thư Hà nội chánh thâu cục là bì thật, dấu thật, nhưng ít giá trị vì chỉ là bì làm chơi.

154054

Bì Huế này thì theo tôi là giả vì cước phí không phù hợp.

tomo
17-12-2011, 08:41
10. Con tem VTX mất màu đỏ là rất quí hiếm. Thực sự tôi chưa nhìn thấy con thứ 2. Nhưng để giá tới 2500$ theo tôi là điên rồ. Mỗi chủng loại đều có mặt bằng giá nhất định. Variete thỉ mấy trăm đã là cùng cực rồi. Mấy ngàn phải là các vật phẩm như proof, bì thư, ...

Cơ bản tôi đồng ý với bạn TTT. Tuy nhiên nếu đúng là "duy nhất" (như chú thích của NST) thì giá trên 2000$ cũng không phải quá đắt. Con tem cải cách ruộng đất số 50 in ngược cũng có giá đó, mặc dù có 4-5 tem được biết tới.

tomo
17-12-2011, 08:55
154055

Trông hình rất khó phân biệt, nhưng qua con dấu thì nhiều khả năng là giả. Điểm yếu của bộ sưu tập này là không có tem, bì LK5.

The smaller dragon
17-12-2011, 10:54
Hoan nghênh Tem-truyen-thong đã trở lại niềm tích cực như lúc ban đầu. Nhưng nguyên văn của Tem-truyen-thopng sau đây làm tôi phải kêu "khổ!":

1. Con tem đáng chú ý đầu tiên ở trang 4 là con tem Bảo Đại gạch chéo. Gs TAT hình như có chút nhầm lẫn. Con tem LK4 Bảo Đại gạch bằng bút lông tôi nói là chưa được kiểm chứng, chứ không khẳng định là giả. Con tem này tại SG cách đây 10 năm bác Lợi có bán khá nhiều, không đắt.

Tôi viết thế này, nguyên văn: "Khẳng định rằng tem Indochine mẫu Bảo Ðại gạch chéo bằng bút lông là điều không đúng." Câu đó có nghĩa rõ ràng, rằng việc "gạch chéo bằng bút lông" là "điều không đúng." Trong câu văn tôi vừa trích lại này, làm gì có chữ "giả" nào để Tem-truyen-thong tưởng tượng điều tôi không hề phát biểu?

Green
17-12-2011, 15:50
Có 1 số con tem nói thật là hơi hơi có cái gì đó "gợn gợn". Hình như nước nào đó in ra chứ không phải Việt Nam.

Kinh nghiệm của tôi ít, sự hiểu biết về lịch sử VN còn nhiều hạn chế, rất mong nhận được ý kiến của các bác cây đa, cây đề sưu tầm tem.

MeTemViet
18-12-2011, 10:38
Cơ bản tôi đồng ý với bạn TTT. Tuy nhiên nếu đúng là "duy nhất" (như chú thích của NST) thì giá trên 2000$ cũng không phải quá đắt. Con tem cải cách ruộng đất số 50 in ngược cũng có giá đó, mặc dù có 4-5 tem được biết tới.

MTV không biết tem dị bản hiếm quý giá như thế nào, tuy nhiên nếu có 1 cặp mà 1 con tem thường, 1 con tem dị bản thì quả là "độc nhất vô nhị!"

dammanh
18-12-2011, 11:49
Cảm nhận ban đầu!
Xem 70 trang đầu vui buồn lẫn lộn.Vui vì tem VN có giá trên thị trường thế giới,buồn vì giả thật lẫn lộn làm bộ sưu tập mất đi tính nghiêm túc, trang trọng giảm giá tri thực của cả bộ ST mong ước! Nguyên nhân vì đâu??
1.Không nghiêm khắc với ấn phẩm giả - PHẢI HỦY! Trong bộ sưu tập không nên để ấn phẩm giả,phải theo quan điểm thà không có còn hơn!.Quan điểm dammanh không nên định giá ấn phẩm giả,giá trị của nó là âm vì làm giảm giá trị cả bộ sưu tập
2.Cần cởi mở thông tin,biết đến đâu nói đến đó .Đây chính là nguyên nhân thiếu thông tin nên NST mua quá nhiều ấn phẩm giả trong một t/g dài mà không rõ
3.Tính thẩm mỹ đã đến lúc cần coi trọng! rõ ràng tính quý hiếm đã được tôn vinh .Thực tế nhiều khi tính QUÝ HIẾM không song hành với cổ,tem quý mà không hiếm,tem cổ mà không có giá trị cao. Xem 70 trang một cảm nhận tác giả quá coi trọng tính cổ mà nhặt nhạnh nhiều tem giả,tem giá trị không cao như những con tem đông dương in đè 5-20k, tem sxtk rèn giá 10k/seri... Hình như bộ sưu tập T-T không có chỗ đứng của giá trị thẩm mỹ mà chỉ còn giá trị Kinh tế,lịch sử...Mặc dù nhiều NST đã chú trọng sưu tầm khối 4 hay có lề mầu ,lề có số tăng giá trị thẩm mỹ cho BST v.v..
4.Nhiều ấn phẩm giả khá tinh vi ,nên dammanh đồng cảm nhận xét của bạn Green!
5.Về định giá Dammanh chưa có kinh nghiêm mấy nhưng trong 70 trang này những ấn phẩm quý theo thứ tự là như sau:

A. Bì thư trang 25 BÌ THƯ MẦU SA PHIA,giá trị có thể tính đến 4 số 0
B. BÌ THƯ trang 23 BÌ THƯ LK5 giá trị đến vài nghìn
C. BỘ SƯU TÂP TEM HCT IN ĐÈ ĐỔI GIÁ VÀ THIẾU CƯỚC đáng tiếc còn nhiều ấn phẩm nghi ngờ
D. TEM VTX MẤT MẦU- TUYỆT VỜI
E. HAI BÌ THƯ TRANG 70 - CHUẨN MỰC
F. Tem đông dương in đè như tem cấy lúa, SIHANUC, BINH SỸ BỊ NẠN...




Đánh giá
Trang 1-3 là ấn phẩm không có mặc dù có cả mảnh báo minh chứng
Trang 4-14 tem đông dương in đè có T13 tem SIHANUC in đè 5đồng,10 đồng và 15 đồng đổi giá (nhưng loại tem này cũng được ông C làm in đè giả) NST đã tinh ý xếp ra 2 ctem song hành in đè thật và sản phẩm của ông C.,nhưng chắc NST không rõ là giả ,T15 QUÝ các tem cấy lúa in đè,đặc biệt có tem đóng dấu tiếc là không rõ dấu.Các tem BÁ ĐA LỘC in đè lêch,ngược v.v...chỉ là sản phẩm cố ý làm,các tem in đè hạnh phúc ngược 2c và 4c là varite thực sự còn trên tem 10 c là sản phẩm cố ý tạo varite
Trang 15-16 giả cả bì thư và tem NGA KHÊ,bì thư dấu chánh thâu cục của cụ CHINH sản phẩm 1952-1953.Trước khi cụ di cư vào nam ở khu phố bàn cờ
Trang 17-bt
Trang 18 tem LK4 và tem nga khê-giả
Trang 19-22 sản phẩm của cụ CHINH 1950-1952
Trang 23 bì thư quý T6/1946 CƯỚC PHÍ 30XU ??
Trâng 24 giả LK5
Trang 25 bì thư giấy mầu sa phia hiếm t/g đó,dấu đảng bộ ngôi sao béo phù hợp t/g đó
Trang 26 bt
Trang 27 dấu tem thóc sắc nét quá so với dấu in đè 50 đ ??
Trang 29-31 bt
Trang 32-52 tem LK5 RỞM
Trang 53 bt
Trang 54 thật đặc biệt tem in đè 10đ NH dưới bên trái mới thấy lần đầu
Trang 55 thật ,không rẻ
Trang 56 tốt
Trang 57 LẦN ĐẦU TIÊN THẤY DẤU CTO SỚM NHẤT trong dòng tem VNDCCH 9-1-1954,dấu có đường kính nhỏ
Trang 58 dấu giá tiền trong khung chữ nhật,nét sắc quá?
Trang 61??
Trang 62-64 tốt
Trang 65 QUÝ
Trang 66 ??
Trang 70 thật đẹp trên bì V-T-X Có dâu chữ nhật là gì?

MeTemViet
18-12-2011, 12:58
Rất cảm ơn bác TTT và bác Dammanh đã được các nhận xét vô cùng quý giá về phần đầu của bộ sưu tập này.

MTV rất ngạc nhiên về câu này của bác TTT

Không phải đâu bạn, tem thật vẫn có giá lắm. Chỉ vì Cty tem bán tem giả nên nhiều người nhầm lẫn mà thôi. Phải phân biệt được tem giả và thật qua màu và chất liệu mực.

Thì ra công ty tem .... bán tem giả? Xin bác nói rõ hơn là giả vấn đề gì? Giả in đè đổi giá? Công Ty Tem in đè các tem còn tồn lại rồi tung ra thị trường?

MTV xin phép đưa lên tiếp 30 trang kế của bộ sưu tập (trang 70-80). Từ đây, số tem giả đã bớt nhiều.

Trang 70-100 - Tem VNDCCH (tt)

154081

154082

154083

154084

154085

154086

154087

154088

154089

154090

MeTemViet
18-12-2011, 13:35
Trang 81-90 - Tem VNDCCH (tt)

154091

154092

154093

154094

154095

154096

154097

154098

154099

154100

MeTemViet
18-12-2011, 13:40
Trang 91-100 - Tem VNDCCH (tt)

154101

154102

154103

154104

154105

154106

154107

154108

154109

154110

tem-truyen-thong
18-12-2011, 18:31
Trước khi bước sang phần mới, theo tôi chúng ta nên mổ xẻ thật kỹ càng những trang vừa được thảo luận. Làm như vậy sẽ có ích rất nhiều cho các bạn định bước vào con đường sưu tập tem truyền thống. Sẽ dễ hiểu hơn, mọi thứ sáng tỏ thì sã tránh được vết xe đổ.
Những ý kiến của bác Đàm Mạnh rất hay. Nhưng có 1 vài vấn đề nên làm rõ :
1. Bác ĐM nói về bì thư LK5 trang 23. Theo tôi đây là bì thư quí giá nhất trong 70 trang đầu tiên. Có dấu cổ động, dấu khá rõ, tem chuẩn. Có tính lịch sử cao.
2. Bì thư trang 25 là bì thư của Thị bộ Việt minh Phú Thọ, không tem. Theo quan điểm của tôi giá không thể hơn 1000$.
3. Tôi có xem xét khá kỹ phần tem in đè giá mới và in đè TT. Thực sự đây là phần tôi vô cùng ấn tượng. Trước đây tôi nghiên cứu về loại này rất nhiều nên khi gặp nó là tương đối có nhiều kinh nghiệm. Theo tôi, gần như 100% là đồ thật. Nhiều tem rất quí hiếm.

Green
18-12-2011, 21:57
Ý kiến của bác dammanh rất chuẩn xác.

Việc thật, giả lẫn lộn vô hình chung đã làm cho tem Việt Nam bị mất thiện cảm và tự mình đánh giá thấp bản thân minh trong làng tem quốc tế.

Chẳng hạn, VD hơi khập khiễng như cặp tiền trâu beo chưa phát hành VNCH, tôi thấy rất nhiều trâu beo Specimen, những cặp tiền mẫu chắc chỉ in vài bộ trước khi phát hành chính thức mà sao bây giờ nhiều quá vậy, thành ra bây giờ nhìn thấy trâu beo là tôi chỉ nghĩ được chắc là đồ giả. Ý của tôi là bây giờ nhìn thật và giả lẫn lộn thành ra toàn giả hết.

Chính vì vậy, hội tem hay công ty tem cần phải có những khuyến cáo những mặt hàng đã làm giả, hoặc những con tem phát hành không chính thức cho người chơi tem cần biết, kể cả những mặt hàng mà cụ C... ( Khâm Thiên) đã làm để người chơi tránh nhầm lẫn.

Vài lời mang ý kiến cá nhân, nếu có gì không phải mong các bác bỏ qua.

Tiểu Nhi
18-12-2011, 22:23
4. Để trả lời bạn Mê Tem Việt về vấn đề Cty tem bán tem in đè đổi giá mới giả thì như thế này. Cái này rất tế nhị nhưng có lẽ tôi sẽ thẳng thắn, sẽ tốt hơn cho các bạn trẻ sưu tập tem VN. Bản thân Cty không có các tem này.


Thưa chú, CTT bán có nghĩa là có phiếu xuất kho của CTy ra (hiện nay cháu biết bộ số 06 và 08 CTT không xuất kho nữa) nên chú nói CTT bán tem giả e là hơi quá, còn người của CTT bán tem giả thì nhiều lắm (kể cả họa sỹ luôn). Một vài người biết là giả nhưng vẫn bán, còn đại đa số họ không biết (họ bán tem chứ không chơi tem).

MeTemViet
18-12-2011, 22:41
Thưa chú, CTT bán có nghĩa là có phiếu xuất kho của CTy ra (hiện nay cháu biết bộ số 06 và 08 CTT không xuất kho nữa) nên chú nói CTT bán tem giả e là hơi quá, còn người của CTT bán tem giả thì nhiều lắm (kể cả họa sỹ luôn). Một vài người biết là giả nhưng vẫn bán, còn đại đa số họ không biết (họ bán tem chứ không chơi tem).

MTV hiểu ý của bác TTT và cả bạn TieuNhi :">

Ta nên phân biệt người của CTT bán tem với tư cách gì? Tư cách cá nhân (giao dịch ở nhà, chợ tem) hay giao dich trong văn phòng. Theo MTV thì nếu giao dịch trong văn phòng thì phải gọi là CTT, còn nếu giao dịch ở nhà hay ở chợ tem thì tất nhiên không thể gọi là CTT được. Trong giờ làm việc, tại văn phòng thì phải là đại diện cho CTT.

Ví dụ, MTV vào CTT mua một vài bộ tem. Tất nhiên MTV phải tin tưởng đó là hàng thật hay hàng xuất kho từ CTT. Chẳng lẽ MTV lại hỏi "hàng này có giấy xuất kho không?" hay "Chị bán hàng riêng của chị hay hàng chuẩn từ CTT." Từ đây có thể dễ dàng thấy sự nhập nhằng lẫn lộn công tư đã làm người sưu tập lầm tưởng mua hàng chính hãng mà thật ra là hàng nhái!

Tiểu Nhi
18-12-2011, 22:57
@Me Tem Viet: Hihi, nếu bạn không quen những người bán, bạn không bao giờ mua được những thứ mà CTT không xuất kho, nên giao dịch này thuộc kiểu cá nhân.

Tóm lại, tem mua theo danh mục tại CTT đều là thật, những thứ ngoài danh mục đều là giao dịch cá nhân và người mua tự quyết định (mình cũng mua phải tem giả trên CTT mấy lần rồi).

The smaller dragon
19-12-2011, 01:26
Tôi muốn cám ơn nhiều người như Tem-truyen-thong hay Dammanh đã đưa ra những nhận định chi tiết về vật phẩm trong dòng tem VNDCCH. Ðó là những chi tiết lý thú và bổ ích.

Có một vấn đề là giá cả của vật phẩm. Ai đưa ra một con số thì tôi thiết nghĩ đó chỉ là sự ước lượng hay giá mà cá nhân ấy sẵn lòng bỏ ra mua hay bán, mà không phải là giá trên thực tế. Giá một con tem hay một vật phẩm bưu chính trên thực tế được định đoạt qua nhiều yếu tố, trong đó có hai yếu tố chính. Một là sự ham muốn của người mua cùng túi tiền của họ. Hai là sự cạnh tranh ít hay nhiều. Nếu chỉ có một người thích thì giá "rẻ," hai người trở lên mà thích pha lẫn lòng tự ái của con người thì giá càng cao vì sự cạnh tranh ráo riết. Trên thế giới ngoài Việt Nam, không một nhà chuyên môn nghiêm chỉnh nào (Scott, Michel, Stanley Gibbons, Yvert&Tellier...) và ngay cả các tổ chức Bưu Ðiện quốc gia (United States Postal Service USPS, Cotevina cũng thế...) cũng chỉ ghi giá tem "ước lượng" mà thôi. Như USPS đã nhấn mạnh nơi trang 12 của ấn bản thứ 38 sách 2011 Guide To U.S. Stamps: "It is important to remember the prices are simply guidelines to the stamp values." (Ðiều quan trọng cần nhớ là giá cả (trong sách này) chỉ là những định hướng về giá trị của các con tem mà thôi.)

Mặt khác, nếu chúng ta muốn kêu gọi mọi người đi vào ngành tem truyền thống mà cứ đưa ra những con số khổng lồ US$3,000.00 hay US$5,000.00 một vật phẩm thì với phương tiện của đại chúng tại Việt Nam, nhất là giới sinh viên học sinh, họ chỉ nhìn những con số cũng đã thấy nản rồi. Niềm vui của chủ nhân bộ tem đấu giá trải dài qua nhiều năm tháng mỗi khi người ấy ngắm nhìn bộ sưu tập, hay mỗi khi người ấy thụ đắc thêm một con tem hay thêm một phong bì, những niềm vui mà người bỏ ra ngay một lúc 192,000.00 Euros để mua bộ tem không thể so sánh được.

Nếu một nhà sưu tập có tiếng tăm mà giới thiệu những vật phẩm độc đáo hay qúi hiếm qua những chi tiết hấp dẫn của chúng và gạt bỏ phần giá cả, thì đó chính là lời mời gọi hấp dẫn, dễ thuyết phục nhất.

Ðó là vài kinh nghiệm trong nghề tem tôi muốn chia sẻ trên Diễn Ðàn này.

tem-truyen-thong
19-12-2011, 05:28
Gs Trần Anh Tuấn đã nói rất chính xác. Giá cả chỉ là ước lượng thôi. Với điều kiện kinh tế thế giới suy thoái, đặc biệt khó khăn tại Việt nam, nhiều vật phẩm ở đây chúng ta chỉ để "ngắm", kể có bán rẻ hơn chưa chắc đã có bất kỳ ai ở đây dám mua. Tôi cố gắng đưa thật nhiều thông tin, có những thứ trái chiều với mục đích cho các bạn tem trang bị được nhiều kiến thức hơn, tránh vấp ngã. Nhiều người cùng tham gia trao đổi là hay lắm.
Còn ý muốn có nhiều bạn tham gia sưu tập tem VN thì như thế này. Cái này tôi đã nêu lên rất nhiều lần. Quan trọng nhất là PHƯƠNG PHÁP & ĐỊNH HƯỚNG SƯU TẬP. Dĩ nhiên, không thể sưu tập ngay lập tức các vật phẩm quí hiếm, đắt giá được, nhưng với cách sưu tập theo trào lưu mới của các bạn bây giờ tôi rất không đồng ý.
Nhưng có lẽ chúng ta đi lạc đề mất rồi. Nên quay lại phân tích tiếp theo 30 trang của bộ đấu giá thôi. Trong trưa nay tôi sẽ tiếp tục chia sẻ với các bạn về 30 trang này. Chỉ cần không có sự vô cảm của người theo dõi, tôi sẵn lòng dốc hết ruột gan.

tem-truyen-thong
19-12-2011, 11:10
Xin tiếp tục được chía sẻ những ý kiến về bộ đấu giá. Ở đây các bạn tem cần lưu ý : bác Mê Tem Việt đã rất mất công sắp xếp lại các trang theo trình tự và đưa lên cho chúng ta bàn luận. Rất cảm ơn.
Trang 71 bộ ĐBP có dấu in hỏng. Bì thư là bì Philatelic, nhiều khả năng là giả (dấu cổ động giả hoàn toàn, dấu nhật ấn quay ngày). Tem in đè đổi giá là thật. Bì thư này theo tôi được làm vào khoảng thập niên 70.
Trang 72 có 2 con tem khá hay, thiếu mực và mất cờ. Bì thư cũng nằm trong lô trên.
Trang 73 xin chú ý con tem 10đ không răng rất hiếm, bo nhỏ chưa hay.
Trang 74 có variete cờ lệch. Có dấu mắt bò khá tốt.
Trang 75 2 bì thư có dấu đến khá hay.
Trang 76 2 bì Philatelic (nằm trong lô đáng ngờ vực).
Trang 77 là 2 bì thư thực gửi giá trị, đẹp.
Trang 79 lại 1 bì Philatelic nữa.
Trang 80 1 bì Philatelic, 1 bì thực gửi quí.
Trang 81 2 bì thực gửi tốt, có dấu đến.
Trang 82 có cặp tem ĐBP mới hoàn thành 1 màu in, rất quí.
Trang 85 có con cái cân đục sai răng khá hiếm.
Trang 86,87 nhiều tem variete như đục răng, in thấm, ...
Trang 88 đặc biệt chú ý đến bộ CCRĐ không răng. Theo tôi khả năng giả cao hơn.
Trang 89,90 là 4 bì thư thực gửi tuyệt vời. Đẹp, quí, phù hợp mọi thứ.
Trang 91 có tem in gấp nếp. 2 bì thư dấu rất đẹp. Quí hiếm.
Trang 92 có bộ không răng Mừng CP về thủ đô. Tôi tin là giả. Có tem variete khá hiếm.
Trang 94 có bì thư Trịnh Xuân Côn rất đẹp. Bộ Cù Chính Lan là một trong những bộ tem đẹp nhất trong dòng tem VNDCCH.
Trang 95 có bì thư rất quí hiếm dán nguyên bộ Trần Đăng Ninh và con CCRĐ 100. Không hiểu sao lại để thêm block cái cân ở đây, lấp chỗ trống chăng ?
Trang 96 có bì thư gửi từ Lào cai đi Mỹ. Chắc chắn có dấu trung chuyển Hà nội ở mặt sau. Tuyệt vời. Rất quí hiếm.
Trang 99 bộ Mạc Thị Bưởi không răng 100% là giả. Con tem 4000 sống sao tôi có sự ngờ vực. Trước đây, con 4000 là con hiếm và đắt nhất chứ không phải con 5000. Sau này tình thế mới khác.
Trang 100 có bộ Đập Bái Thượng có 2 cỡ răng chứng tỏ sự tinh tế trong sưu tập của NST này. Nhưng đáng tiếc, bộ Dệt Nam Định cũng có 2 cỡ răng nhưng lại bị bỏ qua.
Trên đây là những ý kiến cho 30 trang tiếp theo. Rất mong các bạn trao đổi nhiều thêm. Đừng ngại ngùng, ở đây sai đúng không quan trọng lắm đâu.

dammanh
19-12-2011, 13:27
Đầu tiên xin lỗi bác Tem_truyen_thong! dammanh nhầm bì thư tr 25 có mặt sau dán 2 tem HCT.Nếu bì thư ko tem không thể có giá như vậy,Dammanh xin rút lui ý kiến trên.
Trong 70 trang đầu ,nhất là lô tem HCT BẢN ĐỒ in đè đổi giá có khung chữ nhật dammanh rất nghi ngờ tính thật giả với lý do sau
1 DANH MỤC MICHEL đề phát hành 1956,danh mục của chú TN đề 1954,DM của CTT không đưa hình ảnh loại này
2.Dammanh chưa từng nhìn thấy bì thư thực gửi dán tem này,trong bộ sưu tập này co mẫu in đè trồng lên dấu in đè chữ nhỏ hay dấu CTO,nếu scan phân giải cao có thể phát hiện dấu nào đóng trước.
3,Tem này trước khi thống nhất dammanh chỉ nhìn thấy con tem đỏ in đè 20d trong khung một lần -rất hiếm!
Bận quá! tối dammanh sẽ trao đổi tiếp tục với bác TTT
Cám ơn bác TTT Và mọi người!

Tiểu Nhi
19-12-2011, 18:18
Trang 73 có 1 tem 10₫ không răng đóng dấu, cháu không biết là CTO hay thực gửi? Hay đây là hàng ngụy tạo (có răng cắt thành không răng).

Nguoitimduong
19-12-2011, 22:25
NTD xin có một ý kiến nhỏ:
- Tuy bản thân không phải là người chơi tem truyền thống nhưng NTD vẫn dõi theo hằng ngày topic cực kỳ thú vị và đặc biệt này. NTD rất cảm ơn sự chia sẻ của các bậc tiền bối đi trước. Đây chính là những tiền đề để giúp cho những người trẻ như NTD ham thích và yêu quý tem Việt Nam. Tuy nhiên đôi khi NTD lại giống như một kẻ đi lang thang giữa một kho tàng, nghe mọi người chỉ cái này "quý", cái kia "hiếm", cái nọ "hay" thì chạy ào đến xem, rồi thôi...rất hụt hẫng vì chẳng biết tại sao nó lại quý, lại hiếm, lại hay. Mong các bác thương lớp trẻ thì thương cho trót, mình có thể đi chậm hơn, không cần đi một loạt mấy chục trang, có thể trích dẫn hình lại cũng được nếu thật sự cần thiết, chẳng sợ tốn dung lượng diễn đàn đâu (vì mục đích cuối cùng của việc thành lập diễn đàn là phục vụ cho người chơi tem mà). Cảm ơn các bác rất nhiều vì sự chia sẻ vô giá này.

MeTemViet
19-12-2011, 23:47
Xin có vài chia sẻ với các bác, các bạn

Trang 100 có bộ Đập Bái Thượng có 2 cỡ răng chứng tỏ sự tinh tế trong sưu tập của NST này. Nhưng đáng tiếc, bộ Dệt Nam Định cũng có 2 cỡ răng nhưng lại bị bỏ qua.

Bộ Nam Định cũng có 2 cỡ răng, phần này nằm trong trang 103, 105 (chưa đưa lên)

2.Dammanh chưa từng nhìn thấy bì thư thực gửi dán tem này,trong bộ sưu tập này co mẫu in đè trồng lên dấu in đè chữ nhỏ hay dấu CTO,nếu scan phân giải cao có thể phát hiện dấu nào đóng trước.

Ý bác Mạnh muốn nói tem BH bản đồ màu đỏ, có dấu in đè đổi giá hình chữ nhật và CTO chồng lên nhau?.

Tem này nhìn không rõ

154258


154259

Còn 3 tem này nhìn kỹ thì hình như dấu in đè chồng lên dấu CTO!

Tuy nhiên đôi khi NTD lại giống như một kẻ đi lang thang giữa một kho tàng, nghe mọi người chỉ cái này "quý", cái kia "hiếm", cái nọ "hay" thì chạy ào đến xem, rồi thôi...rất hụt hẫng vì chẳng biết tại sao nó lại quý, lại hiếm, lại hay.

MTV rất hiểu ý anh Nguoitimduong, vì bản thân MTV đôi khi cũng cảm thấy như vậy. Nhiều cái người này nói quý, người kia nói hiếm mà mình cũng chẳng hiểu quý chỗ nào! MTV có đề nghị như thế này, vì có quá nhiều trang và quá nhiều vật phẩm, đây đúng là một kho tài liệu vô tận để khai thác, mong anh NTD hay các bạn khác có thắc mắc gì về một bì thư hay vật phẩm thì post hình của vật phẩm đó lên kèm theo lời thắc mắc để các bác có thể giải thích cặn kẽ hơn. MTV sẵn lòng post lại hình ảnh với độ phân giải cao nếu cần.

Trang 73 có 1 tem 10₫ không răng đóng dấu, cháu không biết là CTO hay thực gửi? Hay đây là hàng ngụy tạo (có răng cắt thành không răng).

MTV xin post lại hình này với độ phân giải cao.

154257

dammanh
20-12-2011, 02:10
Thật bất ngờ và cảm phục tầm sưu tầm truyền thống của NST NGOẠI QUỐC này!qua 100 trang tem VNDCCH Dammanh cố suy nghĩ tìm tòi những câu hỏi sau
Vì sao một người ngoại quốc lại say mê sưu tầm tem VN đến thế? Bác nào,bạn nào lý giải dùm dammanh .
Các ý tưởng và phương pháp sưu tầm như bác TTT bác RỒNG đề cập ,qua chiêm ngưỡng trăm trang này dammanh đã nhận thức bao điều hay,bao ý tưởng mới lạ! NST đã sưu tầm tem sống,tem CTO,tem thực gửi,tem dị bản và bì thư- chỉ chưa thấy PC và MC (có lẽ vì đây là TT chứ không phải chuyên đề),do thu thập ở ngoại quốc thường thực gửi chỉ có chủ yếu nhật ấn HÀ NỘI
Qua 100 trang bạn nào đoán được NST này khởi sư sưu tầm tem TT VN từ khi nào?Theo dammanh thì chắc sau tháng 4-1975!vì sao như vậy,mong các bạn kiến giải...
Nếu các bạn muốn thì theo đề nghị bạn NTD,Metemviet...dammanh sẽ phân tích sâu hơn nhất là bì thư,cước phí ...và vì sao quý hiếm! cũng như ý bác TTT đây là d/d có sai có sửa cần cởi mở thông tin không ngại!
Cám ơn bạn Metemviet đã scan phân giải cao cho thấy dấu in đè đổi giá trên dấu CTO cho thấy in đè sau có nghĩa in đè giả.
Để tránh loãng có dịp dammanh sẽ kể khởi nguồn làm tem giả của ông C xuất phát từ bộ 3 tem SIHANUC in đè và nếu lúc đó giám đốc CTT TRUNG nghiêm khắc và cương quyết hơn thì không có tem LK5 RỞM tràn lan như ngày nay.
Vài dòng tâm sự cùng các bác và các bạn.

tem-truyen-thong
20-12-2011, 09:58
NTD xin có một ý kiến nhỏ:
- Tuy bản thân không phải là người chơi tem truyền thống nhưng NTD vẫn dõi theo hằng ngày topic cực kỳ thú vị và đặc biệt này. NTD rất cảm ơn sự chia sẻ của các bậc tiền bối đi trước. Đây chính là những tiền đề để giúp cho những người trẻ như NTD ham thích và yêu quý tem Việt Nam. Tuy nhiên đôi khi NTD lại giống như một kẻ đi lang thang giữa một kho tàng, nghe mọi người chỉ cái này "quý", cái kia "hiếm", cái nọ "hay" thì chạy ào đến xem, rồi thôi...rất hụt hẫng vì chẳng biết tại sao nó lại quý, lại hiếm, lại hay. Mong các bác thương lớp trẻ thì thương cho trót, mình có thể đi chậm hơn, không cần đi một loạt mấy chục trang, có thể trích dẫn hình lại cũng được nếu thật sự cần thiết, chẳng sợ tốn dung lượng diễn đàn đâu (vì mục đích cuối cùng của việc thành lập diễn đàn là phục vụ cho người chơi tem mà). Cảm ơn các bác rất nhiều vì sự chia sẻ vô giá này.

Thực sự tôi mới là người bị hụt hẫng khi đọc những dòng này. Bạn NTD là admin của VSF, bạn là chủ nhà. Nếu thấy cần trích dẫn hình ảnh cho rõ hơn sao bạn không làm ?
Tôi còn nhớ bạn NTD đã từng trao đổi trong 1 topic khác, đại ý thế này. Những người sưu tập TT chúng tôi luôn muốn bao phủ màn sương huyền bí lên tem TT. Có thực vậy không ? Cần phải hiểu thế nào là sưu tập TT. Tôi còn nhớ cách đây khá lâu, anh TTK đã bị đưa bộ triển lãm Bác Hồ vào loại đề tài, mặc dù thoạt nhìn bộ của anh TTK phải là TT. Có mấy người sưu tập TT đúng nghĩa đâu. Như bác Đàm Mạnh không sưu tập TT nhưng có hiểu biết rất tuyệt vời về tem TT.
Mục đích sự chia sẻ của chúng tôi, những người đã có hơn 30 năm kinh nghiệm sưu tập tem VN, là muốn cho các bạn trẻ không vấp váp, không bị những sai lầm như chúng tôi đã từng gặp. Còn thực ra, chúng tôi không kỳ vọng viết "tiểu thuyết" về tem TT cho các bạn đọc. Tem quí đối với chúng tôi là vì chúng tôi ít gặp, là vì nó khá xưa, là vì trải qua bao biến cố của 2 cuộc chiến tranh mà nó vẫn được lưu giữ. Vậy là quí. Còn hỏi phải nói tại sao hay, tại sao là quí hiếm thì chúng tôi không có khả năng. Ví dụ có 1 bì thư được dán tem vào năm 1955-1960 thì chúng tôi cứ nghĩ rằng là quí vì đơn giản là nó xưa. Vậy thôi.
Tôi có thỉnh thoảng gặp bác Hoàng Long, người viết catalogue VNCH. Tôi luôn ghi chép những gì bác nói về tem VNCH. Có những điều có thể tôi chưa "tâm phục" nhưng tôi chỉ hỏi lại thật kỹ càng cho rõ hơn thôi. Tôi luôn nghĩ rằng đó là kinh nghiệm của những người đi trước.

huuhuetran
20-12-2011, 10:55
Cảm ơn Bác MeTemViet đã giới thiệu những mẫu tem, những bì thư tuyệt vời, rất độc đáo mà những người yêu tem đất nước như chúng tôi hằng mơ ước có được hay được nhìn thấy một lần trong đời!... Cảm ơn những ý kiến, những nhận xét hay...của các Bác. Qua topic nầy người yêu tem nước nhà như tôi thật sự cảm kích và qua đây học hỏi rất nhiều, biết thêm rất nhiều về tem đất nước...Tôi lại phân biệt được một số tem giả, vật phẩm ngụy tạo hầu tránh những vụ mua bán, trao đổi đáng tiếc...

Nguoitimduong
20-12-2011, 11:40
Kính bác Tem-truyen-thong,
Thật sự NTD không muốn làm loãng topic đang rất hay này nhưng vì bác Tem-truyen-thong đã có lời góp ý nên NTD cũng xin có ý kiến:
- BCN VSC rất trân trọng đóng góp của các bác nên sẵn sàng hỗ trợ hết mình, các bác đừng ngại tốn dung lượng.
- Không chỉ NTD mà tất cả mọi người đều rất háo hức với topic này, tuy nhiên, khi đề cập đến tính đặc sắc của vật phẩm, nhiều khi NTD vẫn mong giá như các bác có thể nói rõ hơn nữa đặc điểm của vật phẩm để mọi người có thể hiểu rõ hơn. Nhiều khi thấy nó quý, nó hiếm nhưng không hiểu rõ, đến khi gặp vật phẩm tương tự nhưng tính đặc sắc không bằng, sự nhầm lẫn tất yếu sẽ xảy ra. Điều này hoàn toàn xuất phát từ sự yêu thích và quan tâm đến các vật phẩm chứ hoàn toàn không có ý chê bai, phê phán. Không chỉ NTD mà cả bác Rồng và bác MTV cũng có chung suy nghĩ đó.
- Đúng là NTD đã từng có phát biểu về tính huyền bí của những nhà chơi tem truyền thống về sự huyền bí. Sự huyền bí này xuất phát từ sự thiếu chia sẻ của các bậc đi trước. Tuy nhiên, chính bác Tem-truyen-thong, bác Rồng, bác Mạnh, bác MeTemViet đã phá vỡ lớp sương huyền bí này để đem đến cho lớp trẻ những bài học về tem Việt hết sức quý giá.
Chân thành cảm ơn sự chia sẻ của các bác và kính mời các bác tiếp tục.

nguyenhuudinhue
20-12-2011, 18:55
Rất trân trọng và ngưỡng mộ với tất cả những gì mà các bác đã trao đổi, mổ xẻ, chia sẻ ...trên topic này . Những ý kiến về mặt chuyên môn của các bác đã giúp cho những người yêu tem và sưu tập tem có thêm được nhiều kinh nghiệm quý giá trong bước đường sưu tập của minh . Chân thành cảm ơn các bác rất nhiều !

dammanh
22-12-2011, 01:21
Nghiên cứu kỹ 30 trang kế tiếp của phần VNDCCH, nhận thấy tác giả mới để ý đến con tem như lỗi tem ,tem KR và tem các bước răng khác nhau.Còn bì thư chưa quan tâm đến con dấu, tiêu đề và cước phí...với dòng tem VNDCCH thì đây là một mảng không thể xem thường!
Những thắc mắc của dammanh thì như sau
1.Khi nhìn bộ CCRĐ và MTB không răng,môt cảm giác con tem ĐBP 10đ không răng cần xem xét kỹ?
2.Lô bì thư philatelic trang 71,72,76,79,80 là thật hay giả.Lục lại trí nhớ những NST lúc đó (theo lời cụ già kể) quan tâm FDC và dấu cổ động ở hanoi chỉ có cụ CÁN hàng trống,cụ THỨC bố chú LUẬN tràng thi,ông SENG người hoa hàng khay,ông HỔ hàng bún,bác HOÀN hàng gai,bố vợ ông TẠ ĐÌNH ĐỀ , bác VŨ QUỐC UY thế nhưng người quan tâm sự kiện này chắc chỉ có bác HOÀN hàng gai hay ông SENG hàng khay và bác VŨ QUỐC UY.Riêng bác TRỊNH XUÂN CÔN không là nhà sưu tầm tem nên khó kiếm đủ các tem đó để dán trên bì thư.(Vào t/g bộ đội giải phóng thủ đô và chính phủ về thủ đô thì cụ thân sinh của dammanh đang ở SG). Tiếc rằng trên bì thư không có bút tích.Nhìn dấu cổ động nét sắc quá không phải dấu mộc mà dấu kl nên dammanh đồng quan điểm với bác TTT:dấu nhật ấn thật nhưng quay lại ngày(có loại mực khác) dấu cổ động đóng sau này!
3. Các bì thư không được xem cả 2 mặt nên khó phân tích tỷ mỷ được!
Đánh giá các trang như sau:
T71.Tem in hỏng hay!
T72 ??
T73 Cần xem kỹ tem ĐBP 10đ KR
T74 Các dị bản cờ bay rất hay,các tem thực gửi bưu cục thanh hóa,lạng sơn,móng cái tốt!
T75 Bì thư a tuyệt tiếc không thấy mặt trước không thể phân tích được bì thư đi TQ
Bì thư b thì bt
T76 ???
T77 Bì thư a gửi đi MỸ NẾU CÓ DẤU TRANSIT thì tuyệt vời!
Bì thư b hay đủ dấu đi,đến và transit phù hợp cước phí quý!
T78 BT
T79 ???
T80 bì thư b tốt
T81 Tốt ! bì thư dán khối sáu tem GPTĐ khá hiếm,phù hợp cước phí bảo đảm nếu thư gửi trong nước.Vì ko rõ mặt trước thế nào,nhưng theo dammanh đây là bì thư hay
Bì thư b là bì thư trong nước giai đoạn 1955 cước phí 100đ, dán 150đ là hoang phí
Cả 2 bì thư đầu có dấu chữ nhật bí hiểm.Bác TTT có biết dấu này là gì không,có ai biết ko,lý giải cho dammanh với
T82 HAY!
T83 ,T84 ,T85 và T86 CHỦ YẾU ĐỀ CÂP ĐẾN BƯỚC RĂNG,còn tem ko quý lắm
T87 hay!
T88 Nếu loại trừ bộ CCRĐ KR thì trang này khá hoàn chỉnh
T89 Hai bì thư đẹp,tiếc ko có măt chính nên ko phân tích được rõ nhưng theo dammanh đây là 2 bì thư quý!
T90 Đây là 2 bì thư bảo đảm từ HP gửi đi HỒNG KONG khá tuyệt!,chuẩn mực về cước phí tiếc con dấu quá đại chúng và không có tiêu đề!
T91 Rất hay và quý
T92 tiếc là seri CPVTĐ ko răng giả và bộ tem chết CPVTĐ có 2 tem mệnh giá 2000đ và 3000đ là CTO
T93 bt
T94 TUYỆT
T95 BÌ THƯ ĐỦ BỘ TĐN dammanh tâm đắc nhất trong 30 trang này ,một minh chứng tem BÁC HỒ mầu lam 100đ chữ to,dấu hà nội 1 vành 21-09-1957 ! RẤT QUÝ
T96 Bì thư dấu nhật ấn lào cai dán tem 100đ chữ to hợp lý và quý
T97 –T100 QUÝ nhưng hơi thất vọng thiếu bì thư MTB
Dammanh rất cám ơn bạn Metemviet đã post lên 100 trang này và rất mong được cùng thảo luận phân tích cùng các bác và các bạn!

nino huynh
22-12-2011, 20:41
Bì thực gửi những năm 50 thật tuyệt vời như nhận xét của chú mạnh.Về lĩnh vực này cháu rất kính phục chú Đàm mạnh. Nino chưa có ý kiến gì khác.Nhưng nhờ gợi ý của chú, Nino sẽ cố gắng tìm hiểu "dấu chữ nhật bí ẩn" trên 2 bì đầu trang 81.cũng như mong chờ ý kiến của người có kinh nghiệm.
Các mẫu tem in hỏng và mất màu cũng rất tuyệt vời.Nhưng tem in hỏng của bộ tem Việt-Xô-Trung cũng khá hay nhưng không thấy có trong mấy trang này.
Ngoài ra, bì kỷ niệm 40 năm cách mạng tháng mười Nga 07-11-1957 cũng là bì hay nếu có trong phần này càng hoàn hảo...
Thay mặt những người trẻ đam mê sưu tầm mảng tem truyền thống, cháu cảm ơn các bậc tiền bối trong lĩnh vực này đã chia sẽ những thông tin rất quý báu,những thông tin vô cùng hữu ích cho thế hệ sau-những người muốn theo đuổi và giữ gìn giá trị tem truyền thống.

MeTemViet
23-12-2011, 04:33
Xin cảm ơn các bác, các anh chị, các bạn đã quan tâm và đóng góp cho chủ đề này. MTV xin post tiếp 30 trang tiếp theo của bộ sưu tập. Theo MTV thấy thì đây không phải là bộ sưu tập (collection) đúng nghĩa mà phần lớn là sưu tầm (accumulation) và còn cần phải hoàn thiện nhiều lỗ hổng. Tuy nhiên, phần đã có cũng là các vật phẩm rất quan trọng mà các nhà sưu tập tem truyền thống cần phải quan tâm.

Trang 101-110: Tem VNDCCH (tiếp theo)

154444

154445

154446

154447

154448

154449

154450

154451

154452

154453

MeTemViet
23-12-2011, 04:36
Trang 111-120: Tem VNDCCH (tiếp theo)

154454

154455

154456

154457

154458

154459

154460

154461

154462

154463

MeTemViet
23-12-2011, 04:39
Trang 121-130: Tem VNDCCH (tt)

154464

154465

154466

154467

154468

154469

154470

154471

154472

154473

nam_hoa1
23-12-2011, 10:47
Hình này xác định nhận xét của Bác Đàm Mạnh và Bác Mê tem Việt , dấu in đè đóng chồng lên dấu CTO

http://i1209.photobucket.com/albums/cc398/nam_hoa1/IndesaudauCTO.jpg

Bi thư này dường như đóng dấu nhật ấn trước , rồi mới viết địa chỉ lên sau

http://i1209.photobucket.com/albums/cc398/nam_hoa1/Phongphathanhcongbao-1.jpg

Tiểu Nhi
23-12-2011, 12:34
Có ai biết độ xác thực của bì thư này không? Tem thiếu cước trên phong bì phải nói là rất hiếm, mà thư này sao lại dán thừa cước vậy? (150đ thay vì 200đ Theo Nghị định số 330-NĐ ngày 23/10/1957)

http://i249.photobucket.com/albums/gg215/ChungTuong/Thieucuoc.jpg

dammanh
23-12-2011, 12:47
Tieu nhi nhận xét rất tinh !ngoài ra con dấu hanoi đặc biệt nữa!

nino huynh
23-12-2011, 17:57
Theo nghị định số 330-NĐ ban hành ngày 23-10-1957 do bộ trưởng giao thông và bưu điện Nguyễn Văn Trân ký,về việc điều chỉnh cước phí bưu điện trong nước.
Điều 2 có nói về cước phí công văn và thư như sau
_Mỗi bức hay mỗi gói 20 gr đầu 150 đ
_20 gr hay phần lẻ 20 gr sau 80 đ
Bức thư của tác giả có lẻ thu theo mức 1 (dưới 20gram) là 150 đ. Tác giả dán chỉ một tem kỷ niệm 40 năm CMT10 Nga 100 Đ,thiếu 50 đ. Nên chiếu theo Điều 21 - Bưu phẩm thường thiếu cước: thu gấp đôi số cước thiếu:
_ Cước thiếu tối thiểu một thư là 50 đ
_Cước thiếu tối thiểu một bưu phẩm khác là 20 đ
Vậy tác giả bức thư dán tem thiếu cước 50 đ. Bị phạt gấp đôi số cước thiếu thành 100 đ. Do đó bì dán 1 tem 100 đ và một tem phạt thiếu cước 100 đ là hoàn toàn chính xác. còn con dấu có thể dấu dành trường hợp đặc biệt như thiếu cước...(chỉ là suy luận), Nino không nghi ngờ bì thư này.

dammanh
24-12-2011, 11:13
Bì thư này do bác TRINGJ XUÂN CÔN làm ,theo quan điểm của Dammanh đây là bì philatelic có bút tích của bác CÔN!Bì thư nhăm giới thiệu con dấu nhật ấn HÀ NỘI ĐẶC BIỆT,dấu này có khả năng xuất hiện từ năm 1956,trước dấu hà nội I !
30 TRANG NÀY CÓ NHIỀU CHỨNG TÍCH RẤT HAY ,Dammanh sẽ nêu ra và chúng ta cùng thảo luận.Cám ơn bạn Tỉeu Nhi và bạn Nino Huynh và mong các bác TTT và Tomo cho nhận xét!

nam_hoa1
27-12-2011, 08:01
Trong phần này có một phong bì thưc gửi như hình ở dưới đây , nhưng không hiểu sao những chữ khắc trên con dâu nhật ấn lại quá xấu và những con số thể hiện ngày , tháng , năm cũng không rõ ràng .
http://i1209.photobucket.com/albums/cc398/nam_hoa1/ThucguiViaHongkong.jpg
Có thể nhà sưu tập này mua một lượt gồm nhiều vật phẩm nên mới chấp nhận để phong bì này vào bộ sưu tập .Còn đi mua lựa từng cái , chắc không bao giờ đồng ý với kiểu dấu trên

http://i1209.photobucket.com/albums/cc398/nam_hoa1/cut1.jpg
Theo nguyên tắc khi thấy phần nhật ấn quá mờ , con dấu không thể đọc rõ ràng ,người nhân viên bưu điện có trách nhiệm với công việc phải chỉnh dấu lại và đóng thêm một dấu trên phần trống phong bì , xác định một lần nữa phấn ngày, tháng , năm . Nhưng có thể đây là phong bì dấu giả, nên Họ đã không làm điều đó .Vì càng đóng thêm dấu càng thấy giả .

dammanh
27-12-2011, 13:26
30 trang kế tiêp
Từ năm 1957 tem VNDCCH phát hành đã có nét riêng,chủ đề vẫn nêu lên PT xây dựng CNXH và nguyện vọng hòa bình thống nhất 2 miền.Tem in chủ yếu nhà in NGÂN HÀNG nên quản lý rất chặt.tem lỗi thường chỉ thấy trong khâu dập răng ,nên những mẫu in lỗi thường có rất ít,các lỗi đặc sắc thường rất ít về số lượng nên rất quý hiếm! Cuối năm 1958 đã có bộ in ở nước ngoài như CƠ KHÍ HÀ NỘI,TỔ ĐỔI CÔNG,CẨM PHẢ in ở TIỆP KHẮC hay VỊNH HẠ LONG , ĐỀN NGỌC SƠN in ở HUNGARY v.v..và đã có tem ko răng hay mẫu proof. Trong 30 trang có tem lỗi DỆT NAM ĐỊNH mất một góc Trang 103 hay bộ ĐỀN NGỌC SƠN KHÔNG RĂNG Trang 123 là đặc sắc.Theo quan điểm của dammanh thì như sau:
T101 Bước răng được đề cập đến và bì thư màu rubi lần đầu tiên xuất hiện – hiếm!dán tem đập bái thượng 300đ nhật ấn 1-2-58 phù hợp cước phí,có dấu đến HAY!
T102 Trang này có bì thư hay cachet máy bay sx vào đầu năm 1958 , bì thư nhật ấn 12-02-1958 và có dấu liên vận quốc tế,dấu này xuất hiện lần đầu tiên àvo đầu 1958 (bạn nào có thông tin khác xin mời thảo luận-con dấu này tương đương dấu đến hay dấu transit qua LIÊN XÔ) ,dấu này đóng trên thư gửi sang Đông âu và LIÊN XÔ bằng đường HK và đường tầu hỏa, vì vào thời điểm này có tầu hỏa QT đi từ HÀ NỘI qua BÀN TƯỜNG – BẮC KINH –ULANBATO –HỒ BAICAN – MOCKBA ,khoảng 15 ngày.
T103.giới thiệu bộ Dệt Nam Định đủ cả tem CR,KR, CTO và dấu thực gửi.Có tem lỗi mât một góc in khá đặc sắc.Tem KR theo tôi do dập răng ko đều tạo tem khổ lớn rối cắt phần răng tạo tem KR.
T104 giới thiệu bộ SN BÁC HỒ 67 tuổi và bộ quốc huy,trang này đặc sắc có con tem HCT 100 đ chữ to và các con tem thực gửi như tem HCT 100Đ chữ nhỏ dấu t11/57 trước ngày quy ước phát hành và tem QH dấu đúng ngày phát 02-09-57.
T105 dệt Nam Định theo tôi trang này bt, lỗi dập răng là chủ yếu. Tem KR là do cắt từ tem lối dập răng tạo khổ lớn! Rồi cắt thành KR
T106 a là bì thư gửi cho ông Klewitz giới thiệu bì thư mầu-BT (nhật ấn 28-02 ngày cuối T2 cước phí 300đ, có dư luận sẽ đổi cước phí 1-3-1959 thư QT từ 300đ xuống 200đ nên người làm muốn có bì thư philatelic ngày cuối cùng,nhưng sau dịch ngày đổi cước phí sang 01-04-59
b. là bì thư HK – BĐ thiếu mặt trước thư gửi đi HỒNG KONG con dấu rất đặc trưng cho bưu chính VNDCCH
T107 HAY ! Bì thư dấu nhật ấn nghệ an tốt,bì thư philatelic dán bộ dệt nam định tốt.
T108 & T109 BT
T110 FDC 19-05-1957 quá tuyệt nếu là thật! Chắc phải xem kỹ hơn và cả 2 mặt.
B, bì thư CV gửi ra nước ngoài dán tem sự vụ -hiếm!
Tạm thời xin đưa vài ý kiến,mong các bác kiến giải thêm!

nino huynh
27-12-2011, 20:24
Nhân tiện xin cho Nino được hỏi để thêm kiến thức.Dấu "liên vận" như chú Dammanh đề cập có phải dấu này không ah? Cho cháu hỏi có phải bì này gửi đi Liên Xô? Cháu không rành tiếng Nga.Nhờ chú chỉ giáo thêm.Cảm ơn chú.
Mặt trước
http://vietstamp.net/forum/attachment.php?attachmentid=154990&stc=1&d=1324995401

http://vietstamp.net/forum/attachment.php?attachmentid=154991&stc=1&d=1324995401

Mặt sau, không rõ con dấu màu đỏ là dấu gì?! dấu đen 26-01-1966
http://vietstamp.net/forum/attachment.php?attachmentid=154992&stc=1&d=1324995401

http://vietstamp.net/forum/attachment.php?attachmentid=154993&stc=1&d=1324995401

dammanh
28-12-2011, 03:16
Bì thư có cachet kỷ niệm CMT10,không rõ phát hành khi nào,phong bì này mặt sau không có biểu trưng tia set.gửi HK có chữ viết tay bằng tiếng LX Thư gửi đến KIEV thủ đô UCRAINA ,Trước năm 1991 thuộc liên bang xô viêt - CCCP , có dấu liên vận qt cước phí 46 xu là thư HK sang ĐÔNG ÂU

nino huynh
28-12-2011, 18:19
Cảm ơn chú Dammanh nhiều.vậy bì cháu mặt sau có biểu trưng ti sét ở sau. có lẽ phát hành những năm 60.

MeTemViet
31-12-2011, 00:10
MTV xin post 30 trang tiếp theo của bộ sưu tập này. Trong phần này có khá nhiều mẫu phát họa tem và in thử

Trang 131-140: Tem VNDCCH (tt)

155160

155161

155162

155163

155164

155165

155166

155167

155168

155169

MeTemViet
31-12-2011, 00:15
Trang 141-150: Tem VNDCCH (tt)

155170

155171

155172

155173

155174

155175

155176

155177

155178

155179

MeTemViet
31-12-2011, 00:19
Trang 151-160: Tem VNDCCH (tt)

155180

155181

155182

155183

155184

155185

155186

155187

155188

155189

MeTemViet
06-01-2012, 03:08
MTV xin post thêm 30 trang của phần này.

Trang 161-170: Tem VNDCCH (tt)

155629

155630

155631

155632

155633

155634

155635

155636

155637

155638

MeTemViet
06-01-2012, 03:12
Trang 171-180: Tem VNDCCH (tt)

155639

155640

155641

155642

155643

155644

155645

155646

155647

155648

MeTemViet
06-01-2012, 03:18
Trang 181-190: Tem VNDCCH (tt)

155649

155650

155651

155652

155653

155654

155655

155656

155657

155658

Tiểu Nhi
09-01-2012, 15:46
Trang 191 - 210

http://i249.photobucket.com/albums/gg215/ChungTuong/1-1.jpg

http://i249.photobucket.com/albums/gg215/ChungTuong/2-5.jpg

http://i249.photobucket.com/albums/gg215/ChungTuong/3-2.jpg

http://i249.photobucket.com/albums/gg215/ChungTuong/4-3.jpg

http://i249.photobucket.com/albums/gg215/ChungTuong/5-1.jpg

http://i249.photobucket.com/albums/gg215/ChungTuong/6-1.jpg

http://i249.photobucket.com/albums/gg215/ChungTuong/7-1.jpg

http://i249.photobucket.com/albums/gg215/ChungTuong/8-1.jpg

http://i249.photobucket.com/albums/gg215/ChungTuong/9.jpg

http://i249.photobucket.com/albums/gg215/ChungTuong/10.jpg

http://i249.photobucket.com/albums/gg215/ChungTuong/11.jpg

http://i249.photobucket.com/albums/gg215/ChungTuong/12.jpg

http://i249.photobucket.com/albums/gg215/ChungTuong/13.jpg

http://i249.photobucket.com/albums/gg215/ChungTuong/14.jpg

http://i249.photobucket.com/albums/gg215/ChungTuong/15.jpg

http://i249.photobucket.com/albums/gg215/ChungTuong/16.jpg

http://i249.photobucket.com/albums/gg215/ChungTuong/17.jpg

http://i249.photobucket.com/albums/gg215/ChungTuong/18.jpg

http://i249.photobucket.com/albums/gg215/ChungTuong/19.jpg

http://i249.photobucket.com/albums/gg215/ChungTuong/20.jpg

dammanh
10-01-2012, 12:47
Đầu tiên thành thật xin lỗi các bác và các bạn do bận bịu mà hôm nay mơi quay lại topic này.Phần từ trang T100 đến T210 cho thấy đặc săc nhất là các proof,các mẫu ko răng và mầu in có mầu khác. Để lý giải dammanh xin cung cấp thông tin về hoàn cảnh XH miền bắc VN cũng như PT sưu tầm tem từ 1965 -1968 ở MBVN
1.năm 1965 bố tôi bán cả collection tem VNDCCH với nhiều tem dị bản, không răng và proof từ đầu đến 1964 có giá 200 đồng = 220 usd.
2.Vào năm 1965 khi miền bắc bị máy bay bắn phá ngày đêm, người dân mb chuyển sang làm việc ban đêm, đi sơ tán cái quan trọng thiết thực là gạo, muối, đường...còn tâm trí đâu mà sưu tầm tem.Bố tôi nói cả mb thực sự chỉ có 11 nhà sưu tầm.
3.Do phòng gian bảo mật và quản lý chặt và không còn thời gian tâm trí nghĩ đến tem, do thông tin không có,thậm chí danh mục tem cũng không... nên việc ST là theo cảm tính trực giác .Vì thế các bì thư thực gửi bị coi nhẹ.
4.Từ bộ Trưng Trắc & Trưng Nhị tem VNDCCH được chuyển sang in tại NI TIẾN BỘ, hay HUNGARY quản lý lúc đầu còn nghiêm túc sau do chiến tranh nên có phần lỏng lẻo nên thị trường tem xuất hiện nhiều tem dị bản và proof của các mẫu in tại nhà máy in TIẾN BỘ, nhất là các bộ do họa sỹ TRẦN LƯƠNG vẽ.
5.Các bộ tem chuyên đề in tại hungary rất hiếm dị bản và bản proof.
Qua bộ sưu tập của topic này dammanh có suy nghĩ NST không có khả năng kiếm các bì thư thực gửi giai đoạn 1965-1968 (thực sự quá hiếm ) hoặc NST vẫn sưu tầm theo phong cách cổ điển nên mảng này bị coi nhẹ? Tuy nhiên từ T100-T210 Các ấn phẩm ngụy tạo hầu như không có!có thể nói đây là phần đáng giá nhất trong mảng VNDCCH của BST!va giá trị của nó rất cao!

Green
10-01-2012, 17:31
Ý kiến của bác dammanh chuẩn không cần chỉnh.

Giá trị con tem thể hiện hết ý nghĩa của nó khi đã hoàn thành sứ mệnh của mình là chuyển thư, vì vậy việc sưu tầm thêm phong bì thực gửi sẽ làm cho bộ sưu tầm này giá trị và hài hòa hơn. Việc bỏ qua bì thư thực gửi quả là 1 thiếu sót đáng tiếc.

Hơn nữa, thông qua thực gủi sẽ hiểu hết toàn vẹn về lịch sử bưu chính và tem thư của từng giai đoạn lịch sử.

(Đây chỉ là ý kiến cá nhân)

MeTemViet
26-01-2012, 03:08
Hôm nay MTV xin tiếp tục phần này.

Trang 211-220: Tem VNDCCH (tt)

156325

156326

156327

156328

156329

156330

156331

156332

156333

156334

MeTemViet
26-01-2012, 03:15
Trang 221-230: VNDCCH (tt)

156335

156336

156337

156338

156339

156340

156341

156342

156343

156344

dammanh
27-01-2012, 13:28
Vài suy nghĩ cá nhân!
Từ trang 210-230 là phần nối tiêp các trang trên ,các ấn phẩm bưu chính ít thấy đồ ngụy tạo?!Đã có nhận xét ở trên. Xin nhận xét thêm một số ý kiến :
1.T213 có 2 phác thảo của HS khá ấn tượng,tiếc là Dammanh khong ró thật giả ,bộ 207 và bộ 211.Đặc biệt phác thảo bộ 207 kỷ niệm TQ chế tạo thành công vũ khí tên lửa có biểu tượng chim HÒA BÌNH,nhưng khi tem phát hành không có!Còn bộ 211 vẫn giữ nguyên??Khó lý giải?
2.T214 có 2 tem nội bộ dã được đưa vào danh mục MICHEL,theo quan diểm dammanh nó chỉ có ý nghĩa như tem đục lỗ,không phải bưu điện phát hành!Danh mục tem vn từ trước đến nay do VN phát hành đều chưa đề cập đến
3.T215 có bản in thử bộ tem 3000 máy bay rơi,một sản phẩm do quản lý lỏng lẻo của nhà máy in tem.
4.T218 có các FDC trắng thật!Đối với các bạn thì bình thường nhưng đối dammanh rất quý vì bì thư ngày 10-10-1969 có bút tích của thân mẫu Dammanh,địa chỉ ghi là cô ruột của dammanh.
5.T226 Có blog CTO NGŨ HỔ khá hay đóng dấu nhật ấn mồng 3 tết năm nhâm tý!CTO này do XUNHASABA đặt bưu điện đóng dấu hủy-khá hiếm?!
Vài nhận xét riêng,cám ơn VSF và các bạn!

vnmission
27-01-2012, 17:36
Bản in thử tem (proofs) VNDCCH rất ít khi thấy, bộ triển lãm của bác TTK hình như cũng chỉ có 2 cái. Điểm đặc sắc nhất của bộ sưu tập đồ sộ này là rất nhiều proofs, kể cả tem quân đội/thương binh và cả một số tem không phát hành (essays).

năm 1965 bố tôi bán cả collection tem VNDCCH với nhiều tem dị bản, không răng và proof từ đầu đến 1964

Mong bác Mạnh cho biết collection trên có bao nhiêu proofs của một con tem? Giá mà biết được con số này, sẽ xác định được độ quý hiếm của chúng. Tốt nhất là phải hỏi được người đã để lại cho Cụ Thiện bộ sưu tập, có thể là người đã từng làm ở Nhà máy in Tiến Bộ?

dammanh
28-01-2012, 00:12
Thành thật xin lỗi bác Vnmission! Dammanh nhớ không chính xác,nhưng nhiều loại proof nhất là bộ NVT mã số 167 và tem 500 máy bay rơi mã số 171 cỡ trên 10 kiểu mỗi loại.Đặc sắc nhất là proof in ở TIỆP KHẮC trên tấp carton cứng mẫu tem TỔ ĐỔI CÔNG và NHÀ MÁY CƠ KHÍ HÀ NỘI .
Vài thông tin còn nhớ![/B]

MeTemViet
28-01-2012, 05:06
MTV xin mang lên phần tiếp tem VNDCCH.

Vì sai sót, nên một số trang không theo đúng thứ tự.


Trang 231-240: Tem VNDCCH (tt)

156443

156444

156445

156446

156447

156448

156449

156450

156451

156452

MeTemViet
28-01-2012, 05:11
Trang 241-250: Tem VNDCCH (tt)


156453

156454

156455

156456

156457

156458

156459

156460

156461

156462

MeTemViet
28-01-2012, 05:59
Trang 251-262: Tem VNDCCH (tt)

156463

156464

156465

156466

156467

156468

156469

156470

156471

156472

156473

156474

MeTemViet
11-02-2012, 04:49
Trang 263-272: Tem VNDCCH (tt)

157271

157272

157273

157274

157275

157276

157277

157278

157279

157280

MeTemViet
11-02-2012, 04:53
Trang 273-282: Tem VNDCCH (tt)

157281

157282

157283

157284

157285

157286

157287

157288

157289

157290

MeTemViet
11-02-2012, 04:58
Trang 283-292: Tem VNDCCH (tt)

157291

157292

157293

157294

157295

157296

157297

157298

157299

157300

vnmission
19-02-2012, 11:18
Trang 283-292: Tem VNDCCH (tt)

Bác MeTemViet ơi, đã hết phần VNDCCH chưa ạ? Nếu chưa hết, mong bác đưa tiếp.

Bác TTT đã lược qua hết cả 2 phần và đánh giá bộ sưu tập Kahane này giá phải trên 192.000 euro, nếu bác giải thích thêm thì quý hóa quá. Tôi chắc để làm được việc này, phải chia ra làm 5 loại chính:

1. Tem sống hoặc chết (phần này có một số tem giá cao như thương binh 1965, binh sỹ lá mạ, tem cấy lúa in đè; các loại tem lỗi);

2. Bản vẽ của họa sỹ;

3. Bản in thử tem không phát hành (giá chắc rất cao);

4. Bản in thử (rất nhiều, trong đó có nhiều bản tôi được thấy lần đầu, giá mỗi bản tối thiểu chắc cũng phải 3-400 USD, những con hiếm giá chắc phải tới 1000 USD/bản hay hơn nữa?);

5. Bì thư, trong đó có mấy bì rất quý, các bác đã phân tích ở trên.

MeTemViet
19-02-2012, 20:44
Chào bác vnmission,

Phần VNDCCH vẫn còn nhiều đến 1975 và tiếp qua phần VN. Mấy hôm nay MTV cố đưa phần VNCH lên cho xong, sau đó sẽ tiếp tục phần này sau vài hôm nữa.

MeTemViet
22-02-2012, 05:04
Trang 293-300: Tem VNDCCH (tt)

157851

157852

157853

157854

157855

157856

157857

157858

MeTemViet
22-02-2012, 05:09
Trang 301-310: Tem VNDCCH (tt)

157859

157860

157861

157862

157863

157864

157865

157866

157867

157868

MeTemViet
22-02-2012, 05:12
Trang 311-320: Tem VNDCCH (tt)

157869

157870

157871

157872

157873

157874

157875

157876

157877

157878

MeTemViet
22-02-2012, 05:18
Trang 331-336: Tem VNDCCH (tt và hết)

157883

157884

157885

157886

157887

157888

Từ phần kế sẽ là tem Việt Nam

duc4eyes
20-05-2017, 19:37
Ý kiến của bác dammanh rất chuẩn xác.

Việc thật, giả lẫn lộn vô hình chung đã làm cho tem Việt Nam bị mất thiện cảm và tự mình đánh giá thấp bản thân minh trong làng tem quốc tế.

Chẳng hạn, VD hơi khập khiễng như cặp tiền trâu beo chưa phát hành VNCH, tôi thấy rất nhiều trâu beo Specimen, những cặp tiền mẫu chắc chỉ in vài bộ trước khi phát hành chính thức mà sao bây giờ nhiều quá vậy, thành ra bây giờ nhìn thấy trâu beo là tôi chỉ nghĩ được chắc là đồ giả. Ý của tôi là bây giờ nhìn thật và giả lẫn lộn thành ra toàn giả hết.

Chính vì vậy, hội tem hay công ty tem cần phải có những khuyến cáo những mặt hàng đã làm giả, hoặc những con tem phát hành không chính thức cho người chơi tem cần biết, kể cả những mặt hàng mà cụ C... ( Khâm Thiên) đã làm để người chơi tránh nhầm lẫn.

Vài lời mang ý kiến cá nhân, nếu có gì không phải mong các bác bỏ qua.

Thực ra Tiền mẫu in với 2 mục đích:

- Gửi tặng vài bộ để giới thiệu cho các ngân hàng quốc gia khác trên thế giới để biết về đồng tiền sắp lưu hành. (Thường có chữ Specimen).
- Gửi cho các Ngân hàng trong nước (Xuống tới chi nhánh cấp 1), báo chí... để giới thiệu cho công chúng trước khi phát hành...

Do đó Tiền mẫu hay Specimen không thể in vài bộ đâu ạ.... toàn vài trăm.... dự tồn kho cũng nhiều ạ.