PDA

View Full Version : HƯNG YÊN TRÊN TEM BƯU CHÍNH


hinh_hy
29-01-2012, 20:09
Hưng Yên là một tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Hưng Yên cách thủ đô Hà Nội 64 km về phía đông nam, cách thành phố Hải Dương 50 km về phía tây nam. Phía bắc giáp tỉnh Bắc Ninh, phía đông giáp tỉnh Hải Dương, phía tây và tây bắc giáp thủ đô Hà Nội, phía nam giáp tỉnh Thái Bình và phía tây nam giáp tỉnh Hà Nam. Có 10 đơn vị hành chính có 09 huyện và 1 thành phố cấp 3 được công nhận vào 19/5/2009
Hưng Yên nguyên thuộc thừa tuyên Sơn Nam đặt vào năm Quang Thuận thứ 10 đời Lê (1469). Đến năm Cảnh Hưng thứ 2 (1741) thì chia thành Sơn Nam Thượng và Sơn Nam Hạ. Đời nhà Nguyễn năm Minh Mệnh thứ 3 (1822), Sơn Nam Thượng được đổi thành trấn Sơn Nam còn Sơn Nam Hạ thì gọi là trấn Nam Định. Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831), tỉnh Hưng Yên được thành lập gồm các huyện Đông Yên, Kim Động, Thiên Thi, Tiên Lữ, Phù Dung của trấn Sơn Nam và Thần Khê, Hưng Nhân, Duyên Hà của trấn Nam Định (các huyện Thần Khê, Duyên Hà và Hưng Nhân sau bị cắt vào tỉnh Thái Bình mới thành lập)

Tuy là tỉnh "mới" chỉ non 200 năm, vùng đất Hưng Yên đã nổi danh từ thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh trước đó với Phố Hiến, vốn là thương cảng đô hội quan trọng bậc nhất ở Đàng Ngoài. Thuyền bè ngược sông Hồng lên Thăng Long "Kẻ Chợ" đều phải dừng ở Phố Hiến đợi giấy phép nên Phố Hiến trở thành tụ điểm sầm uất. Người Tàu, người Nhật và người Tây phương đều đến đấy buôn bán. Do vậy dân gian đã có câu: "Thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì phố Hiến".
Cùng với sự phát triển của đất nước đất HY cũng có những nhân tài và những vùng đất đi vào lịch sử,hoặc giả những sản vật quý hiếm. Trong khuôn khổ bài viết này xin được giới thiệu những nhân vật, vùng tên đất, sản vật của HY được giới thiệu và liên quan
Đầu tiên là Hoàng Hoa Thám, ông tên thật là trương Văn Nghĩa, sinh naem 1845, quê làng Dị chế, Tiên Lữ HY, khi giặc pháp xâm chiếm Bắc kỳ ông theo cha là Trương Văn Thân lên Sơn Tây đi theo cuộc khởi nghĩa của Đề Nẫm Tháng 4 năm 1892, Đề Nắm bị thủ hạ Đề Sặt sát hại và Hoàng Hoa Thám trở thành thủ lĩnh tối cao của phong trào Yên Thế. Đề Thám tiếp tục hoạt động, lập căn cứ ở Yên Thế và trở thành thủ lĩnh danh tiếng nhất của phong trào nông dân chống Pháp với biệt danh "Hùm xám Yên Thế". Trong gần 30 năm lãnh đạo đã tổ chức đánh nhiều trận, tiêu biểu là các trận ở thung lũng Hố Chuối (tháng 12 năm 1890) và Đồng Hom (tháng 2 năm 1892).
156485
Trong ba năm (1893-1895) quân Pháp đã tập trung lực lượng để đàn áp cuộc khởi nghĩa Yên Thế, Pháp không từ một thủ đoạn nào, từ phủ dụ đến bao vây tàn sát. Tay sai của Pháp là Lê Hoan cầm đầu đoàn quân, một mặt dụ hàng, mặt khác ra sức triệt hạ các xóm làng nơi nghĩa quân Yên Thế hoạt động.
Hoàng Hoa Thám bằng chiến thuật du kích tài tình đã tránh được mũi nhọn của quân Pháp và đã gây cho họ những tổn thất nặng nề. Nghĩa quân Yên Thế đã trừng trị những kẻ phản bội như Đề Sặt.
156486
Ông bị mắc mưu ba người Tàu giả danh lính Lê Dương. Họ "trá hàng" với lời hứa sẽ bày cho nghĩa quân cách chế tạo thuốc nổ và vận hành súng Thần Công. Tại một ngôi lều chạy loạn ở khu vực Hố Nấy, họ chuốc rượu say rồi giết Đề Thám cùng hai thuộc hạ thân tín của ông. Họ mang đầu ba ông ra Nhã Nam giao nộp cho Pháp. Đó là ngày 10 tháng 2 năm 1913. Thủ cấp của Đề Thám cùng thuộc hạ bị Pháp bêu ở cả Nhã Nam, Bắc Ninh để thị uy dân chúng

2; Lê Hữu Trác sinh ngày 11 tháng 12 năm Giáp Thìn 1724 tại thôn Văn Xá, làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, tỉnh Hải Dương (nay là xã Hoàng Hữu Nam, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên). Tuy nhiên, cuộc đời ông phần nhiều (từ năm 26 tuổi đến lúc mất) gắn bó với ở quê mẹ thôn Bầu Thượng, xã Tình Diệm, huyện Hương Sơn, phủ Đức Quang, trấn Nghệ An (nay là xã Sơn Quang, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh).
156487
Ông là con của ông Lê Hữu Mưu và bà Bùi Thị Thưởng. Là người con thứ bảy nên ông còn được gọi là cậu Chiêu Bảy. Lê Hữu Trác bị bệnh từ lúc ở trong quân đội, giải ngũ về phải gánh vác công việc vất vả "trăm việc đổ dồn vào mình, sức ngày một yếu" (Lời tựa "Tâm lĩnh"), lại sớm khuya đèn sách không chịu nghỉ ngơi, sau mắc cảm nặng, chạy chữa tới hai năm mà không khỏi. Sau nhờ lương y Trần Độc, người Nghệ An là bậc lão nho, học rộng biết nhiều nhưng thi không đỗ, trở về học thuốc, nhiệt tình chữa khỏi.
Trong thời gian hơn một năm chữa bệnh, nhân khi rảnh rỗi ông thường đọc "Phùng thị cẩm nang" và hiểu được chỗ sâu xa của sách thuốc. Ông Trần Độc thấy lạ, bèn đem hết những hiểu biết về y học truyền cho ông. Vốn là người thông minh học rộng, ông mau chóng hiểu sâu y lý, tìm thấy sự say mê ở sách y học, nhận ra nghề y không chỉ lợi ích cho mình mà có thể giúp người đời,nên ông quyết chí học thuốc.
Ở Hương Sơn, ông làm nhà cạnh rừng đặt tên hiệu "Hải Thượng Lãn ông". Hải Thượng là hai chữ đầu của tỉnh Hải Dương và phủ Thượng Hồng quê cha và cũng là xã Bầu Thượng quê mẹ. "Lãn ông" nghĩa là "ông lười", ngụ ý lười biếng, chán ghét công danh, tự giải phóng mình khỏi sự ràng buộc của danh lợi, của quyền thế, tự do nghiên cứu y học, thực hiện chí hướng mà mình yêu thích gắn bó.
156488
Mùa thu năm Bính Tý (1754), Lê Hữu Trác ra kinh đô mong tìm thầy để học thêm vì ông thấy y lý mênh mông nhưng không gặp được thầy giỏi, ông đành bỏ tiền mua một số phương thuốc gia truyền, trở về Hương Sơn "từ khước sự giao du, đóng cửa để đọc sách" (Tựa "Tâm lĩnh"), vừa học tập và chữa bệnh. Mười năm sau tiếng tăm của ông đã nổi ở vùng Hoan Châu. Sau mấy chục năm tận tụy với nghề nghiệp, Hải Thượng Lãn ông đã nghiên cứu rất sâu lý luận Trung y qua các sách kinh điển: Nội kinh, Nam kinh, Thương hàn, Kim quỹ; tìm hiểu nền y học cổ truyền của dân tộc; kết hợp với thực tế chữa bệnh phong phú của mình, ông hệ thống hóa tinh hoa của lý luận Đông y cùng với những sáng tạo đặc biệt qua việc áp dụng lý luận cổ điển vào điều kiện Việt Nam, đúc kết nền y học cổ truyền của dân tộc. Sau hơn chục năm viết nên bộ "Y tôn tâm lĩnh" gồm 28 tập, 66 quyển bao gồm đủ các mặt về y học: Y đức, Y lý, Y thuật, Dược, Di dưỡng. Phần quan trọng nữa của bộ sách phản ảnh sự nghiệp văn học và tư tưởng của Hải Thượng Lãn ông.

Năm 1783 ông viết xong tập "Thượng kinh ký sự" bằng chữ Hán tả quang cảnh ở kinh đô, cuộc sống xa hoa trong phủ chúa Trịnh và quyền uy, thế lực của nhà chúa - những điều Lê Hữu Trác mắt thấy tai nghe trong chuyến đi từ Hương Sơn ra Thăng Long chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán và chúa Trịnh Sâm. Tập ký ấy là một tác phẩm văn học vô cùng quý giá. Mặc dầu tuổi già, công việc lại nhiều: chữa bệnh, dạy học, nhưng ông vẫn tiếp tục chỉnh lý, bổ sung, viết thêm (tập Vân khí bí điển, năm 1786) để hoàn chỉnh bộ "Tâm lĩnh". Hải Thượng Lãn ông Lê Hữu Trác không chỉ là danh y có cống hiến to lớn cho nền y học dân tộc, ông còn là một nhà văn, nhà thơ, nhà tư tưởng lớn của thời đại.Ông qua đời vào ngày rằm tháng giêng năm Tân Hợi (1791) tại Bầu Thượng, (nay là xã Sơn Quang, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh), thọ 71 tuổi. Mộ ông nay còn nằm ở khe nước cạn chân núi Minh Từ thuộc xã Sơn Trung, huyện Hương Sơn. Lê Hữu Trác là đại danh y có đóng góp lớn cho nền y học dân tộc Việt Nam, kế thừa xuất sắc sự nghiệp "Nam dược trị Nam nhân" của Tuệ Tĩnh thiền sư. Ông để lại nhiều tác phẩm lớn như Hải Thượng y tông tâm lĩnh gồm 22 tập, 66 quyển chắt lọc tinh hoa của y học cổ truyền, được đánh là công trình y học xuất sắc nhất trong thời trung đại Việt Nam và các cuốn Lĩnh Nam bản thảo, Thượng kinh ký sự không chỉ có giá trị về y học mà còn có giá trị văn học, lịch sử, triết học.

3, NGUYÊN VĂN LINH156489
tên thật là Nguyễn Văn Cúc, còn gọi là Mười Cúc, sinh tại Hà Nội, quê quán ở làng Yên Phú, xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Ông xuất thân trong một gia đình công chức
Từ 12 đến 19 tháng 7 năm 1983, lúc Lê Duẩn đi nghỉ ở Liên Xô cũ; ba vị lãnh đạo cấp cao của Việt Nam là Trường Chinh, Phạm Văn Đồng và Võ Chí Công đang nghỉ ở Đà Lạt, Nguyễn Văn Linh (lúc đó là Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh) đã tổ chức “Hội nghị Đà Lạt” - Ông và một số Giám đốc các cơ sở kinh doanh sản xuất làm ăn có lãi đã trực tiếp gặp gỡ các vị lãnh đạo cấp cao (từ ngày 12 đến ngày 16 tháng 7) để báo cáo tình hình sản xuất, kinh doanh và đề đạt nguyện vọng. Ngày 17 tháng 7, Nguyễn Văn Linh mời các vị lãnh đạo thăm cơ sở chế biến tơ tằm và xí nghiệp chè của Thành phố Hồ Chí Minh tại Bảo Lộc. Ngày 19 tháng 7, Nguyễn Văn Linh có buổi làm việc riêng với các vị lãnh đạo này, ông đã báo cáo tất cả tâm tư mà cá nhân mình đang nung nấu. “Hội nghị Đà Lạt” diễn ra trong thời gian vừa đúng một tuần lễ. Nội dung tư tưởng của các cuộc gặp trong sự kiện này đã được Nguyễn Văn Linh vận dụng vào việc chuẩn bị văn kiện Đại hội Đảng VI của Đảng Cộng sản Việt Nam - Khởi xướng công cuộc Đổi mới của Việt Nam. Vào giữa những năm 80 của thế kỷ 20, lúc còn là Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, Nguyễn Văn Linh đã tiến hành thí điểm những đổi thay trong cơ chế quản lý kinh tế ở một số doanh nghiệp nhà nước tại thành phố đông dân nhất Việt Nam. Đây là những bước đột phá đầu tiên mặc dù chưa hoàn thiện nhằm xóa bỏ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp tồn tại ở Việt Nam trong nhiều năm. Đây cũng là những đòi hỏi và đã giúp Đảng Cộng sản Việt Nam hoạch định đường lối, chính sách cho thời kỳ đổi mới.

Cuối tháng 5 năm 1987, trên trang nhất báo Nhân Dân xuất hiện một bút danh mới N.V.L với mục Nói và Làm. Ông viết một loạt bài "Những việc phải làm ngay", ký tên NVL. Theo lời kể của nhà báo Hữu Thọ:
“ Lúc đó tôi công tác ở báo Nhân Dân. Tối 24-5-1987 là phiên tôi trực ban biên tập. Vào khoảng 17 giờ 30, khi mọi người đã về, tòa soạn chỉ còn tôi và ban thư ký trực hôm đó thì đồng chí thường trực ở cổng 71 Hàng Trống đưa vào một phong thư nói là của một người đứng tuổi đi xe ôtô Lada màu sữa gửi ban biên tập. Tuy không đóng dấu hỏa tốc nhưng do phong bì của Văn phòng Trung ương nên tôi mở ngay. Trong phong bì có thư và một bài báo viết tay. Bức thư thì ký tên Nguyễn Văn Linh, nói rõ là gửi bài báo, nếu ban biên tập thấy được thì đăng. Còn bài báo có đầu đề “Những việc cần làm ngay”, ký tên NVL.”Hữu Thọ
Ông được tặng thưởngHuân chương Sao vàng và nhiều huân chương khác.
còn tiếp

hinh_hy
31-01-2012, 21:33
hôm nay lai tiếp tục viết về HY quê ta cảm on mọi người đã xem a.

Hệ thống thuỷ nông Bắc - Hưng - Hải
156687
Cống Xuân Quang nằm tại huyện Văn Giang - Hưng Yên là hệ thống thủy lợi bao gồm một hệ thống kênh, đập, trạm bơm, đê điều nhằm phục vụ việc tưới tiêu và thoát ứng cho một vùng tứ giác. gồm tỉnh Hưng Yên, phần lớn tỉnh Hải Dương, một phần tỉnh Bắc Ninh và TP Hà Nội, nằm giữa các sông Hồng (phía Tây), sông Đuống (phía Bắc), sông Thái Bình (phía Đông), sông Luộc (phía Nam), trong phạm vi các vĩ độ 20 độ 30 - 21 độ 07 và các kinh độ 105 độ 50 - 106 độ 36. Vùng có hình tứ giác, mỗi chiều khoảng 50 ÷ 70 km, diện tích 2002,3 km2, dân cư đông đúc, nhiều đô thị và khu công nghiệp lớn. một phần địa bàn của mình trong tứ giác này. Vì thế hệ thống thủy lợi này được đặt tên là Bắc Hưng Hải.

156685
Nước tưới được lấy từ sông Hồng chủ yếu qua cống Xuân Quan (rộng 19m, 4 khoang cửa, lưu lượng 75m3/s). Nước tiêu chủ yếu qua các cống Cầu Xe (rộng 56m, 7 khoang cửa, lưu lượng 230m3/s), An Thổ (rộng 56m, 6 khoang cửa và 1 âu thuyền, lưu lượng 105m3/s). Ngoài ra còn có một số trạm bơm kết hợp tưới - tiêu trực tiếp với các sông lớn tại những vùng hẹp ven các sông Đuống, Luộc, Thái Bình. Hệ thống sông chính dài 200km.
Hệ thống được xây dựng bắt đầu từ cuối năm 1958.Trong quá trình chuẩn bị và xây dựng hệ thống này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã một vài lần tới công trường thăm, động viên và kiểm tra. Việc đào kênh, đắp đê chủ yếu được thực hiện bởi sức người. Hệ thống máy bơm do Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa viện trợ.

Hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải là công trình thủy lợi lớn nhất miền Bắc Việt Nam một thời và từng được gọi là Đại thủy nông Bắc - Hưng - Hải. Năm 1959, bộ phim tài liệu "Nước về Bắc Hưng Hải" về quá trình xây dựng hệ thống thủy lợi này được dựng; sau này đoạt giải Giải Bông sen vàng và huy chương vàng tại Liên hoan phim Matxcơva 1959.Hiện nay, việc điều hòa lượng nước trong hệ thống thủy lợi cũng như việc duy tu, nâng cấp hệ thống do Công ty Khai thác công trình thuỷ lợi Bắc Hưng Hải (công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nhà nước) đảm nhiệm.

156686

Gà Đông Tảo ( Đông Cảo )

156688
Gà Đông Tảo thật khó mà lẫn với gà ở bất cứ vùng nào! Gà Đông Tảo thuộc danh sách các giống gia cầm quí hiếm của VN hiện đang được bảo tồn nguồn gen.

156689

Ngay ở làng Đông Tảo thuộc huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, cách Hà Nội 40km, gà Đông Tảo thuần chủng hiện không có nhiều. ước chừng còn trên 300 con. Vao năm 1992, trên vùng đất nay giống gà Đông Tảo chỉ còn một con trống và bốn con mái thuần chủng!
“Cỗ gà” quí hiếm còn sót lại ngày ấy là của gia đình cụ Nguyễn Trọng Dốc, người được tôn vinh là “vua gà”. Khi người của Trung tâm Nghiên cứu gia cầm về tìm hiểu mới phát hiện những con gà thuần chủng cuối cùng này.
Đến nay, gà Đông Tảo đang được giữ giống bằng nhiều phương cách, nhất là qua chương trình “Bảo tồn quĩ gen vật nuôi” do Nhà nước hỗ trợ kinh phí, lúc đầu từ 5-6 triệu đồng để nuôi 40-50 con, đến năm 1994 nâng lên 10-15 triệu đồng để nuôi giữ 100-150 con. Từ đó gà thuần chủng đã nhân ra hàng chục nghìn con/năm, cung cấp cho một số địa phương ngoài tỉnh như Hải Dương, Hà Nội, Bắc Ninh, TP.HCM, Lạng Sơn… để lai tạo với gà địa phương tạo ra gà thịt thương phẩm tăng trọng nhanh, giá trị kinh tế cao.
''Nhãn lồng bổ ngập giao phay
Gà con xuồng ổ 3 ngày 9 cân"
Tương chùa THÁI LẠC - HƯNG YÊN
156690
Chùa Thái Lạc tọa lạc tại thôn Thái Lạc, xã Lạc Hồng, huyện Văn Lâm. Chùa thờ Phật và thần Pháp Vân nên có tên gọi là Pháp Vân tự. Chùa được xây dựng từ thời Trần (1225-1400). Kiến trúc kiểu "nội công ngoại quốc", gồm tiền đường năm gian, ba gian thượng điện, hai dãy hành lang mỗi bên chín gian, nhà tổ bảy gian. Chùa Thái Lạc còn giữ được bộ vì gỗ ở gian giữa tòa thượng điện, kiến trúc thời Trần, còn khá nguyên vẹn. Bộ vì kiến trúc kiểu giá chiêng, dựa trên kết cấu bốn hàng chân cột. Trên bộ vì được kết hợp hài hòa giữa kiến trúc và trang trí. Trên các cốn, các đố của bộ vì và trên các cột, đấu có nhiều mảng chạm khắc lớn. Hiện tại chùa còn lưu giữ được 16 bức. Mỗi bức chạm thể hiện nội dung khác nhau như tiên cưỡi phượng dâng hương, tiên đánh đàn, thổi sáo, tiên ngủ trong mây, tiên nữ dâng hoa, đường nét rất tinh xảo. Các hoạ tiết này phản ánh khá rõ nét xã hội Việt thời Trần với hào khí Đông Á. Độc đáo hơn còn có cảnh chạm dàn nhạc ba người đang sử dụng những nhạc cụ dân tộc. Chùa Thái Lạc còn giữ được tượng Pháp Vân, ba bệ thờ và ba tấm bia đá ghi quá trình trùng tu tôn tạo chùa. Tất cả đều có niên đại thế kỷ 16-17. Năm 1964, chùa Thái Lạc được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật đặc biệt quan trọng.

hinh_hy
01-02-2012, 20:49
Mời cả nhà đến với bộ tem này
TÔ NGỌC VÂNông sinh ngày 15 tháng 12, 1906 tại làng Xuân Cầu, huyện Văn Giang, Hưng Yên, nhưng lớn lên tại Hà Nội.

156739

Năm 1926, ông thi đỗ vào trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, thuộc thế hệ đầu tiên của trường, tốt nghiệp khóa 2 năm 1931. Sau khi ra trường, Tô Ngọc Vân đã có tác phẩm xuất sắc, được giải thưởng cao ở Pháp. Ông đi vẽ nhiều nơi ở Phnom Penh, Băng Cốc, Huế... Ông hợp tác với các báo Phong Hóa và Ngày Nay của Nhất Linh, báo Thanh Nghị... Từ 1935 đến 1939 ông dạy học ở trường trung học Phnom Penh, sau đó ông về dạy ở Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương tới 1945. Thời gian đó ông vừa giảng dạy vừa sáng tác.

Sau cách mạng Tháng Tám, Tô Ngọc Vân tham gia kháng chiến chống Pháp. Năm 1950 ông phụ trách Trường Mỹ thuật Việt Bắc.

Tô Ngọc Vân được đánh giá là người có công đầu tiên trong việc sử dụng chất liệu sơn dầu ở Việt Nam. Ông còn được xem là một trong những họa sĩ lớn của hội họa Việt Nam, nằm trong "bộ tứ" nhất Trí, nhì Vân, tam Lân, tứ Cẩn (Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Tường Lân, Trần Văn Cẩn).

Tô Ngọc Vân cũng là một trong số rất ít hoạ sĩ Việt Nam đã sớm vẽ tem ngay từ thời Pháp thuộc (Postes Indochine). Mẫu tem Apsara được ông thiết kế từ nguồn tư liệu của những chuyến đi vẽ, sáng tác ở khu đền Angkor Wat, Angkor Thom của Campuchia. Hình tượng chính của con tem là nữ thần Apsara, một trong hàng ngàn tượng vũ nữ điêu khắc nổi trên những vách đền đài của nền văn hoá cổ Khmer. Tem Apsara của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân là mẫu tem thứ 23 của Bưu điện Đông Dương kể từ khi Pháp phát hành tem thư ở Việt Nam. Và cũng là tem duy nhất ông góp vào nền nghệ thuật tem thư ở Việt Nam.

Ông mất ngày 17 tháng 6 năm 1954 ở Đa Khê, vùng gần sát chiến trường Điện Biên Phủ. Họa sĩ Tô Ngọc Vân được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I về văn học nghệ thuật (1996)

Tên ông được đặt cho nhiều con đường tại Việt Nam và cũng được đặt cho một miệng núi lửa trên sao Thủy156740

Bộ tem này được phát hành ngày 15-11-1995 do họa sỹ Nguyễn Thị Sâm thiết kế, bộ tem còn giới thiệu 2 mẫu tem lữa do họa sĩ Trần Văn Cẩn thiết kế
phần sau những họa sĩ HY thiết kế tem BC VN

temhp88
26-05-2012, 09:09
167632
Indochine Y&T n9_1905

167633
Indochine Y&T n27_1905

167634 167635
Indochine Y&T n29_1905