PDA

View Full Version : Tem, thư nước ngoài tại VN


vnmission
24-03-2012, 16:31
Sau Hiệp định Geneva 1954, một “Ủy ban Kiểm soát quốc tế” (ICC, trước đó được gọi là ICSC) được thành lập để kiểm soát việc thực hiện Hiệp định, gồm 3 thành viên là Ấn Độ, Ba Lan và Canada. Ủy ban này được Hiệp định Paris (1973) thay thế bằng “Ủy ban Kiểm soát và giám sát quốc tế” (ICCS) với trách nhiệm tương tự, thành phần gồm hai nước XHCN là Ba Lan và Hungary, hai nước phía bên kia là Canada và Indonesia. Như vậy có tổng cộng 5 nước tham gia các ủy ban quốc tế hoạt động chính thức tại Việt Nam, các nước này đều có thể đã có hệ thống bưu chính riêng cho nhân viên của họ trong các ủy ban.

Ngoài ra, những nước từng có quân đội tại Việt Nam đều có thể đã có cơ chế hay quân bưu để cho phép quân sĩ của họ gửi và nhận thư từ. Các nước này gồm: Pháp, Mỹ, Anh, Trung Quốc (4 nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an LHQ) và Nhật Bản. Một số nước cũng từng đưa quân tới Việt Nam như Tây Ban Nha (khoảng những năm 1860) hoặc gửi quân tham chiến ở miền Nam như Úc, New Zealand, Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines; hoặc có hình thức hỗ trợ miền Bắc như Liên Xô, Bắc Triều Tiên. Không hiểu có còn thiếu nước nào nữa?

Giả sử tất cả 18 nước trên đều có hệ thống quân bưu hoặc bưu chính riêng sử dụng ở Việt Nam, thì sưu tập được đầy đủ tem và vật phẩm bưu chính liên quan chắc chắn phải rất công phu, tuy nhiên bảo đảm sẽ đầy thú vị! Tôi đoán là có người đã và đang sưu tập chủ đề này, chỉ tội không biết là ai để hỏi. Vậy nên thấy gì hay tôi sẽ thu thập vào đây, rất mong có thêm các bạn cùng tham gia cho vui!

Một bì thư của quân Anh gửi về nước, từ bưu cục số 78 (Sài Gòn) ngày 18-11-1945:

161009

161010

Bì thư này không hiểu sao dán tem Anh, gửi đi Mỹ nhưng lại có dấu hủy SAIGON RP 01-04-1954?

161011

vnmission
31-03-2012, 13:43
Ấn Độ là nước có truyền thống lâu đời nhất thế giới về việc gửi quân đội hoặc nhân viên dân sự ra nước ngoài vì mục đích hòa bình, đặc biệt là trong khuôn khổ các hoạt động gìn giữ hòa bình (PKO) của Liên Hợp Quốc. Năm 2006, nước này ra bộ tem kỷ niệm 150 năm sự kiện có ý nghĩa này:

161829

Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Ấn Độ có bưu điện ở chiến trường/nước ngoài (Foreign hay Field Post Office, FPO) tại các địa bàn có chiến tranh:

- Triều Tiên năm 1953 (FPO 700);
- Đông Dương năm 1954-1975 (gồm FPO 742 Sài Gòn, FPO 743 Hà Nội, FPO 744 Viantiane, FPO 745 Phnom Penh; các bưu cục Hà Nội và Phnom Penh đóng cửa sớm, vào cuối những năm 1960);
- Congo năm 1962 (FPO 716 Albertville, FPO 660, Leopoldville, FPO 777 Kamina, FPO 771 Elisabethsville);
- Gaza năm 1965 (FPO 747 Dier el Ballah, FPO 712 Gaza City); và
- Síp (Cyprus) năm 1965.

Ngay sau Hiệp định Geneva, ngày 01-12-1954 Ấn Độ (nước chủ tịch ICC) cho in đè 5 tem với các dòng chữ in đè tên nước khác nhau để dùng tại 3 nước Đông Dương:

161830

Tem dùng tại Campuchia:

161831

Lào:

161832

Việt Nam:

161833
In đè dòng dưới gồm 2 chữ nên rất dễ nhận ra


4 FDC:

161834

161835

161836

161837

Bì thư sưu tập, gửi bảo đảm từ Sài Gòn ngày 19-01-55:

161838

Dấu FPO 745 tương đối hiếm hơn:

161839

161889

Ấn Độ là nước duy nhất có tem in đè dùng riêng cho nhân viên của họ hoạt động tại nước ngoài, trong đó có Việt Nam. Đây là dòng tem khá rẻ nhưng rất thú vị, đặc biệt là các bì thực gửi.

Angkor
09-04-2012, 21:26
Bày này rất hay.
Gốp với anh một phong bì gửi bảo đảm từ Cambodia

http://i39.photobucket.com/albums/e151/nguyen77/2dc75f05.png

http://i39.photobucket.com/albums/e151/nguyen77/a6301f33.png

vnmission
15-04-2012, 11:27
Tháng 5-1964, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ McNamara tới Đức thuyết phục nước này gửi quân hoặc lực lượng bán quân sự tới Việt Nam, nhưng không được chấp thuận. Sau Chiến tranh thế giới II, đây là một vấn đề rất nhạy cảm, đặc biệt tại những nước thuộc khối Trục trong chiến tranh, nhất là Đức và Nhật.

Cuối cùng thì người Đức cũng tới miền Nam, nhưng không phải trong bộ quân phục. Họ tới trong trang phục màu trắng với dấu chữ thập đỏ, trên "Con tàu trắng hy vọng."

163608

Đây là một bộ phim tài liệu về bệnh viện nổi Helgoland, có cả cảnh bác sĩ đứng trên boong tầu khám mắt cho bệnh nhân chèo thuyền tới gần tầu (tiếc là phim tiếng Đức):

http://www.youtube.com/watch?v=qeM97J17sR8


163609

Tàu khách Helgoland hạ thủy năm 1962, dài 92m, rộng 14,5m. Năm 1966, tàu được Chính phủ Đức mua lại, biến thành bệnh viện. Bệnh viện nổi 130 giường bệnh này có 30 nhân viên y tế và 8 bác sĩ.

163621

Tàu tới cảng Sài Gòn ngày 14/9/1966, nhận bệnh nhân đầu tiên ngày 6-10-1966, hoạt động ở cảng Sài Gòn tới ngày 30/6/1967. Thời kỳ này, dường như các bác sĩ Đức gửi thư về nhà và nhận thư thông qua bưu điện của quân đội Mỹ.

Tháng 10/1967, Helgoland chuyển ra Đà Nẵng, và neo đậu ở đây tới đầu năm 1972.

163622
Một trong những bì thư đầu tiên liên quan tàu Helgoland

163610

Tính tới cuối năm 1971, tàu đã điều trị cho khoảng 200.000 người, gồm cả 11.000 người bị thương; khoảng 600 người đã ra đi từ con tàu này. Tổng cộng 54 bác sĩ và 160 y tá/nhân viên y tế Đức đã phục vụ trên tàu.

Có khá nhiều bì thư kỷ niệm sự kiện này, nhất là dịp 1971 khi tàu kỷ niệm 5 năm tới Việt Nam.

163623

Hiện nay con tàu vẫn còn hoạt động, dưới một cái tên khác là Galapagos Legend, nhưng hình dáng trông vẫn khá giống ngày xưa:

163611

Tham khảo thêm: http://www.vietstamp.net/forum/showthread.php?t=9115&page=2

Vietthai
27-06-2012, 14:13
Tháng 5-1964, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ McNamara tới Đức thuyết phục nước này gửi quân hoặc lực lượng bán quân sự tới Việt Nam, nhưng không được chấp thuận. Sau Chiến tranh thế giới II, đây là một vấn đề rất nhạy cảm, đặc biệt tại những nước thuộc khối Trục trong chiến tranh, nhất là Đức và Nhật.

Cuối cùng thì người Đức cũng tới miền Nam, nhưng không phải trong bộ quân phục. Họ tới trong trang phục màu trắng với dấu chữ thập đỏ, trên "Con tàu trắng hy vọng."

163608

Đây là một bộ phim tài liệu về bệnh viện nổi Helgoland, có cả cảnh bác sĩ đứng trên boong tầu khám mắt cho bệnh nhân chèo thuyền tới gần tầu (tiếc là phim tiếng Đức):

http://www.youtube.com/watch?v=qeM97J17sR8


163609

Tàu khách Helgoland hạ thủy năm 1962, dài 92m, rộng 14,5m. Năm 1966, tàu được Chính phủ Đức mua lại, biến thành bệnh viện. Bệnh viện nổi 130 giường bệnh này có 30 nhân viên y tế và 8 bác sĩ.

163621

Tàu tới cảng Sài Gòn ngày 14/9/1966, nhận bệnh nhân đầu tiên ngày 6-10-1966, hoạt động ở cảng Sài Gòn tới ngày 30/6/1967. Thời kỳ này, dường như các bác sĩ Đức gửi thư về nhà và nhận thư thông qua bưu điện của quân đội Mỹ.

Tháng 10/1967, Helgoland chuyển ra Đà Nẵng, và neo đậu ở đây tới đầu năm 1972.

163622
Một trong những bì thư đầu tiên liên quan tàu Helgoland

163610

Tính tới cuối năm 1971, tàu đã điều trị cho khoảng 200.000 người, gồm cả 11.000 người bị thương; khoảng 600 người đã ra đi từ con tàu này. Tổng cộng 54 bác sĩ và 160 y tá/nhân viên y tế Đức đã phục vụ trên tàu.

Có khá nhiều bì thư kỷ niệm sự kiện này, nhất là dịp 1971 khi tàu kỷ niệm 5 năm tới Việt Nam.

163623

Hiện nay con tàu vẫn còn hoạt động, dưới một cái tên khác là Galapagos Legend, nhưng hình dáng trông vẫn khá giống ngày xưa:

163611

Tham khảo thêm: http://www.vietstamp.net/forum/showthread.php?t=9115&page=2
Một đề tài tuyệt vời. Thanks a lot!

vnmission
01-10-2012, 00:32
Quân Tưởng dùng tem gì? Mạn phép Goanvic, xin đưa hình một bì thư của ông:

174627

Bì thư có dấu HANOI CHANH THAU CUC | BUU TIN 14-12 45, gửi đi Thượng Hải, có dấu "Quân bưu 423" của quân Tưởng.

Một bì thư quân sự của Liên Xô cũ, miễn phí :

174628

Bì thư này được cho là gửi từ sân bay Kép (bưu cục 43443) đi Moskva năm 1969, nhưng còn nhiều nghi vấn (hình SICP). Rất ít thông tin về Nga/Liên Xô thời kỳ này.

vnmission
20-04-2013, 14:12
Sau khi ký một thỏa thuận với chính quyền Vichy của Pháp, ngày 22-9-1940 quân Nhật bắt đầu vào Việt Nam, chiếm đóng mãi cho tới khi bị giải giáp sau Chiến tranh Thế giới II. Trong thời gian này, thư tín của quân Nhật tại Việt Nam cũng như với Nhật Bản do quân bưu Nhật đảm nhiệm. Thư từ chuyển bằng đường bộ đều miễn phí, bưu thiếp/thư hàng không phải dán phụ cước tối thiểu 30 yên. Những bưu thiếp, bì thư này dường như không nhiều.

Hình một bưu thiếp gửi từ trạm quân bưu 207 (Sài Gòn) ngày 1-10-16 (lịch Nhật), tức ngày 1-10-1941:

183903183904

Tiếng Nhật phức tạp, phải chăng vì vậy ít người sưu tập các vật phẩm bưu chính này?

BoZoo
20-04-2013, 19:08
Anh vnmission đưa ra chủ đề rất hay. Vấn đề này cũng rất rộng lớn.


Ngoài ra, những nước từng có quân đội tại Việt Nam đều có thể đã có cơ chế hay quân bưu để cho phép quân sĩ của họ gửi và nhận thư từ. Các nước này gồm: Pháp, Mỹ, Anh, Trung Quốc (4 nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an LHQ) và Nhật Bản. Một số nước cũng từng đưa quân tới Việt Nam như Tây Ban Nha (khoảng những năm 1860) hoặc gửi quân tham chiến ở miền Nam như Úc, New Zealand, Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines; hoặc có hình thức hỗ trợ miền Bắc như Liên Xô, Bắc Triều Tiên. Không hiểu có còn thiếu nước nào nữa?


.... Theo như chính kiến thực tế lúc còn nhỏ giai đoạn 1964-1968 thì khu vực các tỉnh biên giới phía Bắc giáp TQ, có rất nhiều các đơn vị lính tình nguyện TQ và cả dân công nữa. Số này gấp nhiều lần so với số người Nga sau này sang VN.


Bì thư này không hiểu sao dán tem Anh, gửi đi Mỹ nhưng lại có dấu hủy SAIGON RP 01-04-1954?

Con tem trên bì thư đó tuy dán tem Anh nhưng không hề bị đóng dấu hủy.

BoZoo
21-04-2013, 05:53
* Cái bì thư Anh màu grey đầu tiên anh VNMission post thú vị quá (và thú thực mình rất mê) làm BoZoo tìm hiểu thêm về người gửi ở mặt sau và biết: người gửi là một pháo thủ trong Khẩu đội pháo Hoàng gia Anh, có chức vụ L/Bdr (hoặc LBdr) tựa như pháo thủ trẻ; gửi về nhà ở Blackburn, địa hạt Lancashire (thủ phủ của đội bóng Anh Blackburn). Xem thêm: http://en.wikipedia.org/wiki/Bombardier_(rank)

* Bì thư thứ hai dán tem Anh nhưng gửi đi Mỹ: Con dấu Sai Gon R.P. là dấu gửi bảo đảm có phải không? BoZoo nghĩ là Registered Post? Cho nên năm 1954 mà giá tiền gửi là 14$.
Thời gian này đánh dấu cả một kho ký ức của người VN...
* Về số quốc gia: Hồi tôi còn rất nhỏ có nghe bà kể thời Pháp thuộc, người Pháp đưa lính Lê Dương (Legionnaires) sang rất nhiều (lính đánh thuê người thuộc địa), cụ thể nghe nói lính Maroc (tiếng Pháp) hay Marocco (tiếng Anh). Không biết còn nước nào nữa hay không? (Tiện thể: cách đây mấy năm, có nghe một cán bộ sang đó công tác kể chuyện hiện giờ có vài gia đình người gốc Việt sống ở đó.)

tem-truyen-thong
21-04-2013, 11:30
* Bì thư thứ hai dán tem Anh nhưng gửi đi Mỹ: Con dấu Sai Gon R.P. là dấu gửi bảo đảm có phải không? BoZoo nghĩ là Registered Post? Cho nên năm 1954 mà giá tiền gửi là 14$.
Thời gian này đánh dấu cả một kho ký ức của người VN, vui thì ít mà buồn thì nhiều!!! Hàng triệu gia đình kẻ Bắc người Nam...





Bác ơi, con dấu Saigon RP có nghĩa là Recette Principale - viết tắt của chữ tiếng Pháp. Từ này trong bưu chính có thể gọi là CHÁNH THÂU CỤC. Cũng có con dấu Hanoi RP nữa.

Còn về vấn đề cước phí thì tôi hứa sẽ giới thiệu trong bộ "Postal history" trong một ngày gần đây. Cước phí của bì thư này năm 1956 là hoàn toàn phù hợp với Bưu điện QGVN.

BoZoo
21-04-2013, 18:55
Bì thư quân đội New Zealand gửi từ VN đang được rao bán với giá $89 tại http://www.ebay.co.uk/itm/Vietnam-New-Zealand-V-Force-Airmail-to-New-Zealand/360473457045?_trksid=p2045573.m2042&_trkparms=aid%3D111000%26algo%3DREC.CURRENT%26ao%3 D1%26asc%3D27%26meid%3D7117566245603175470%26pid%3 D100033%26prg%3D1011%26rk%3D1%26sd%3D360473457045% 26

183972

183973




Không thể biết được gửi ngày tháng nào?

BoZoo
21-04-2013, 22:41
Chúng ta cùng nhau lý giải bì thư bảo đảm của quân lực lượng đội Ấn độ tại Cambodia mà anh Angkor đăng trang 1 nhé! Bì thư dán tem dùng cho binh sĩ Ấn tại Cambodia, tuy nhiên dấu hủy là FPO 742 (Sài Gòn) (theo như anh VNMission đã thống kê). Như vậy ta có thể lý giải ra sao? Liệu các con tem này có thể được dùng lẫn ở cả 3 quốc gia Đông Dương (có vẻ không thực tế)? Hoặc dấu FPO 742 có thể thay đổi hay dùng lẫn?

dammanh
22-04-2013, 03:27
Hai FDC của quân đội ẤN ĐỘ ở VN,những chữ viết trên cachet của bì thư nói rõ thành tích QT của quân đội ẤN ĐỘ?! Còn 15-1-1965...??


183989

BoZoo
22-04-2013, 06:23
BoZoo đã có thể lý giải hai vấn đề trên.

* Hai bì thư FDC Ấn của bác Đammanh: Ngày 15/1 (hàng năm) là ngày KN Quân đội Ấn. Con tem đó là tem dành cho quân lực Ấn ICC ở Việt Nam và Lào (không phát hành ở Cambodia) được ra nhân ngày Quân đội Ấn 15/1/1965, bằng cách in đè chữ ICC trên con tem cũ ra năm 1964. Vì lý do trên nên dấu ngày đầu tiên là dấu FPO ở VN và Lào. Hai con dấu trên là 2 con dấu ở VN, Sài Gòn FPO 742 và Hà Nội FPO 743 như thống kê của anh VNMission. Chắc chắn sẽ còn một bì FDC tương tự với dấu FPO 744 dùng ở Lào.

* Bì thư của anh Angkor: Trước tiên ta hãy xem bì thư quân Tưởng gửi từ HN mà anh VNMission đăng trang 1. Rõ ràng là tem Trung Hoa Dân quốc, nhưng đóng dấu hủy bởi HN Chánh thâu Cục. Điều đó cho thấy một điều mà ta ít thấy: Khi các bên có sự thỏa thuận với nhau thì trường hợp như trên có thể áp dụng. Và trường hợp này cũng được áp dụng với bì thư của anh Angkor. Tuy con tem lực lượng Ấn phát hành ở Cambodia, nhưng nó đã được đóng dấu hủy của FPO742 tại Sài Gòn ngày 12/1/1961. Thêm vào đó vì là thư bảo đảm, nó đã được chuyển đi theo đợt SET4, ngày 13/1/1961, dấu SG?? (mặt sau). Lý do cho việc dùng con tem này cũng có thể rất đơn giản, người gửi đã thuyên chuyển đơn vị và còn tồn mấy con tem từ bên Cambodia.

BoZoo
23-04-2013, 00:19
Ngoài ra, những nước từng có quân đội tại Việt Nam đều có thể đã có cơ chế hay quân bưu để cho phép quân sĩ của họ gửi và nhận thư từ. Các nước này gồm: Pháp, Mỹ, Anh, Trung Quốc (4 nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an LHQ) và Nhật Bản. Một số nước cũng từng đưa quân tới Việt Nam như Tây Ban Nha (khoảng những năm 1860) hoặc gửi quân tham chiến ở miền Nam như Úc, New Zealand, Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines; hoặc có hình thức hỗ trợ miền Bắc như Liên Xô, Bắc Triều Tiên. Không hiểu có còn thiếu nước nào nữa?


Trong bài trước tôi có đề cập lính Lê Dương, như Marocco; tuy nhiên họ vẫn nằm trong quân số người Pháp và vẫn dùng tem Pháp. Đến hôm nay đã tìm ra thêm một quốc gia nữa mà ta chưa nghĩ tới. Iran chính thức thay vị trí Canada cuối năm 1973 với tư cách thành viên ICCS ở VN. Xem thêm: http://en.wikipedia.org/wiki/Canada_and_the_Vietnam_War

vnmission
23-04-2013, 23:20
Bì thư sưu tập của tàu Helgoland không hiếm, nhưng bì thực gửi thì không phải là dễ tìm. 2 bì sau đang sắp kết thúc:

Bì 1: gửi từ Sài Gòn, 16-2-1967:

184071

184072

Bì 2: gửi 11-10-1967, khi tàu vừa chuyển ra Đà Nẵng:

184069

184070


Theo thông tin của người bán, tàu tới cảng Sài Gòn ngày 10-8-1966, hoạt động tại đây từ 3-10-1966 đến 12-9-1967. Sau thời gian di chuyển và ổn định, tàu hoạt động tại Đà Nẵng từ 11-10-1967 đến 31-12-1971. Bộ phim tài liệu mà tôi đã có link ở trên đoạt giải bạc Adolf Grimme năm 1971.

BoZoo
24-04-2013, 04:31
Trước khi thảo luận về 2 bì thư trên, tôi đã có ý muốn tìm hiểu qua GS TAT hay các bậc tiền bối am hiểu về dòng tem VNCH là có quyết định nào thu hồi/thôi không sử dụng những con tem Quốc gia VN khi bắt đầu chính quyền VNCH năm 1955 hay không?

Về 2 bì thư trên tôi thấy có những điểm hơi lạ nên cũng muốn tìm hiểu thêm. Đầu tiên, hai bì đó thư đó đều do một người gửi (và tất nhiên cùng nét chữ), cùng một người nhận và bì thứ nhất gửi ngày 16/2/67, bì thứ hai được gửi ngày 11/10/67, chỉ cách nhau 8 tháng. Bì thứ nhất có giá tem gửi là 19$ không kể 2 con tem mãng cầu (x 3$) chưa bị hủy (??). Nhưng số tiền đó nghe chừng cũng không phải là vô lý. Sang bì thứ hai: số tiền gửi quả là con số khủng khiếp, khoảng 248$ gấp hơn 10 lần số tiền bì thư trước. Trong đó có mấy con tem từ thời Quốc gia VN. Để so sánh, bì thư KN 5 năm tàu Helgoland đến VN cũng gửi đường hàng không về CHLB Đức mà anh VNMission đăng trên trang 1 chỉ có 9$ (năm 1971), và hai bì trên cũng vậy, không bì nào là bảo đảm hay gửi bưu kiện mà phải quá nhiều tiền!

Tôi thấy hơi lạ nên thắc mắc vì không ai dán quá nhiều tem như vậy? Tại sao tàu đến Đà Nẵng có đủ thời gian nghỉ ngơi gần một tháng mà chọn đúng ngày 11/10/67 ngày tàu bắt đầu làm việc để gửi (để có thể giải thích như một sản phẩm độc đáo)? Tại sao 2 tem Mãng cầu dán trên bì thứ nhất không bị hủy - chắc chắn là dán thêm vào sau này!
Hơn nữa tem QGVN mà hết hạn sử dụng thì liệu có bị đóng dấu nữa hay không? Mong các bác giải thích giúp!

BoZoo
24-04-2013, 22:30
Xin góp thêm bì thư về sự có mặt của quân đội Úc ở MNVN. Phiên hiệu quân bưu FPO3. Dấu vuông: DEFENCE - FORCE - CONCESSION - POSTAGE. Mặt sau ghi bằng bút chì '1966'. Lực lượng Forces Mad?

184168