Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF)

Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) (http://www.vietstamp.net/forum/index.php)
-   Tìm hiểu Lịch sử Bưu chính Việt Nam (http://www.vietstamp.net/forum/forumdisplay.php?f=494)
-   -   Huyền thoại tem Nga Khê (http://www.vietstamp.net/forum/showthread.php?t=7971)

dammanh 14-03-2011 11:11

Huyền thoại tem Nga Khê
 
“ HUYỀN THOẠI TEM NGA KHÊ”
Mở đầu xin kể một câu chuyện vui về một nhà buôn lậu cổ vật qua biên giới.tên là A. Mrs A gặp một nhà hóa học và đăt chế ra một loại bột mầu và dung môi cho khả năng khi vẽ đè lên 1 tranh cổ,lúc tảy bằng dung môi sẽ bay lớp tranh mới vẽ nhưng ko hư hại gì đến tranh gốc. Và có gì tuyệt vời hơn việc này!khi đàng hoàng mang tranh cổ qua trước mặt hải quan…và Mrs A thực hiện ngay sau đó 2 tháng,khi ông nhận được bột mầu và dung môi từ nhà hóa học.Ông bay sang ĐỨC và mua được 1 bức tranh cổ vẽ cảnh thu vàng tuyệt đẹp và sau khi chế tác một tranh mới đè lên, Mrs A đàng hoàng mang qua biên giới chót lọt.Sau đó ông gửi ngay nhờ nhà hóa học tảy để đưa về nguyên bản.Một ngày sau ông nhận được điện thoại
“Thưa ngài!công việc đã hoàn tất,bức tranh bên dưới là cảnh thu vàng tuyệt đẹp!” Đó là câu nói mà Mrs A chờ đợi nhưng ... ngập ngừng một lúc nhà hóa học nói tiếp: “ thưa ngài!tôi có thể tảy tiêp được không? và bên dưới lại là một bức tranh khác!” Mrs A sửng sốt hỏi:”Tranh gì vậy?” “ thưa ngài là chân dung Hitler “ ….một câu chuyên cười ra nước mắt về “ giả trong giả” như là câu chuyện :HUYỀN THOẠI TEM NGA KHÊ vậy!
(Còn tiếp)

dammanh 15-03-2011 07:52

1 File đính kèm

Tiếp theo xin trích dẫn những ghi chép bố tôi để lại về tem NGA KHÊ. Cũng xin nói thêm nếu nói về tem LKV thì bố tôi ít biết vì dòng tem địa phương này ở tận MN,trong giai đoạn 1946-1954 ở MB khó có thông tin đầy đủ.Thế nhưng PHỦ LÝ chính là nơi ông nội tôi trị nhậm từ những năm 40 đến khi NHẬT đảo chính PHÁP. Trong những năm đó bố tôi đã trên 20 tuổi và thường giúp ông tôi về các công việc hành chính.Mà NGA KHÊ ngay gần PHỦ LÝ
còn tiếp

dammanh 16-03-2011 10:53

6 File đính kèm
NGA KHÊ là một vùng quê yên bình nằm trên đường từ PHỦ LÝ vào CHI NÊ (vùng núi đá vôi bên bờ sông đáy,đường đi HN-CHÙA HƯƠNG),nơi trước CM-T8 có một doanh trại lính pháp khá lớn đồn trú tại đó, nhất là thời kỳ NHẬT chiếm đóng,vì thế để phục vụ lính pháp bưu cục NGA KHÊ được phân phối nhiều tem indochiny.Khi có kế hoạch in đè tem đông dương tiêu đề VNDCCH-ĐLTDHP,bưu cục nga khê không gửi tem về HN để in mà tự in lấy theo chiều dọc cả tờ tem chữ NGA KHÊ? Hoặc chữ VNDCCH? mà không trên từng con tem ,bưu cục bán cho dân và lính pháp gửi thư và thư đóng dấu bưu cục nga khê một vành như thông thường.
Bản thân tôi khi rửa lô tem của cụ CÁN (mà câu chuyện đã kể trên d/d ) CŨNG THẤY MẤY CON TEM LOẠI NÀY, chỉ có điều tôi không nhớ chính xác chữ in đè dọc theo con tem là NGA KHÊ hay VNDCCH,nhưng có một điều chắc chắn dấu bưu cục nga khê một vành đóng bình thường như mọi dấu bưu điện,chứ không phải dấu” mắt bò” in sẵn như tem NGA KHÊ được giao bán trên internet
Như vậy theo ý chủ quan,chúng tôi thấy rõ không có tem NGA KHÊ mà chỉ có tem in đè thủ công chữ NGA KHÊ hoặc VN- DCCH trên tem indochiny dùng tạm thời trong giai đoạn ngắn của riêng một bưu cục chứ không phải trên một vùng có ranh giới rõ ràng. Dấu bưu cục nga khê một vành đóng bình thường sau được biến thánh dấu mắt bò nga khê bắc bộ,và không thể lý giải tại sao không là bắc vn,chánh thâu cục….
Theo sự suy luân của chúng tôi,những con tem bưu cục nga khê lưu lạc sang HUNGARY,tình cờ đã đên tay một nhòm làm giả siêu tài và họ dàn dựng lên 1 huyền thoại tem NGA KHÊ,tiếp theo là in giả trục lợi!
Bì thư dán tem NGA KHÊ mà bác RỒNG đưa lên trong mục cập nhật thông tin về tem .Dammanh có một số suy nghĩ về bì thư này

1.Lộ trình bì thư như sau: Dấu 31-01-46 nga khê (1),dán 4 tem nga khê 15 cent .Dấu 11-03-46 hang keng (3) , dán thêm tem phạt indochine 6 tem mệnh giá 10 cent tại hang keng và dấu 18-03-46 trở về nga khê (6). Không có ai nhận bì thư được chuyển về Hải phòng dấu 22-04-46 (4)...rồi sang Pháp cuối cùng hạ cánh trong bộ sưu tập của ngài Jean Goanvic

2.Một số thắc mắc:
-Năm 1945-1946 cước phí thư gửi bảo đảm ở MBVN là bao nhiêu? Thực chất trong nước đã có dịch vụ gửi thư bảo đảm ở MBVN chưa ? /Dammanh nghĩ là chưa kịp có!
- Nhãn bảo đảm R là của thời INDOCHINE
- Chữ NG trên dấu bưu cục nga khê,hàng keng và trên nhãn R cùng một format cho thấy vô lý quá!
- Dấu thiếu tem và dán thêm 60 cent tem phạt indochine tại bưu cục hàng keng và địa chỉ nơi đến bị xóa như chứng tỏ không chấp nhận tem bưu cục nga khê in đè (chỉ coi như nhãn tem) Đây là một thông tin giá trị chứng tỏ tem NGA KHÊ không có (dù bì thư đó là thật hay giả) vì nếu thư bảo đảm thiếu cước thì tem phạt phải được dán tại bưu cục đi,và tem phạt này cũng phải in đè VNDCCH hay NGA KHE. (quan sát kỹ thấy dấu nga khe 31-01 có nằm dưới tem phạt) nhưng vô lý dấu hang kenh 11-03 cũng dưới tem phạt (7)
-Điều thắc mắc cuối cùng là (theo dammanh là quan trọng nhất) là con số 46 trên dấu nga khe và hang keng và dấu hải phòng hoàn toàn GIỐNG HỆT NHAU, do cùng một khuôn khắc ra. Điều vô lý : Hai con dấu của 2 bưu cục khác nhau cách xa mà trong hoàn cảnh năm 1946 thư phải đi mất gần 40 ngày lại do một khuôn 46 đóng ra (chưa nói tới khuôn số 3 và khuôn số 1)
Bì thư càng nhiều dấu,đường đi càng lắt léo CÀNG PHẢI CẢNH GIÁC
Kẻ có ý tưởng làm giả xây dựng một lộ trình rồi nhờ một thợ khắc dấu, đóng lên một bì thư như chúng ta đã thấy.
Từ những con tem indochine in đè thủ công chữ VNDCCH kẻ làm giả đã xây dựng một câu chuyện tem NGA KHE nhằm thủ lợi
Thật đúng giai thoại như đầu câu chuyện GIẢ CỦA GIẢ

Một vài hình ảnh tem NGA KHÊ giả dấu mắt bò


Câu chuyện HUYỀN THOẠI TEM NGA KHÊ chỉ là một minh chứng về nạn tem giả,mẫu in thử,các bản phác thảo tem đang tràn lan trên internet mà những kẻ trục lợi vô tình hay hữu ý đã làm hại đến phong trào tem VN và làm tổn hại hình ảnh con tem VIỆT NAM trên thế giới
Một vài suy nghĩ riêng tư ,có gì sai Dammanh thành thật xin lỗi !

vnmission 09-04-2011 17:21

2 File đính kèm
Bác Mạnh nhận xét thật sắc xảo. Tôi hoàn toàn chia sẻ 5 "thắc mắc" của bác và cũng nghĩ bì thư trên là ngụy tạo. Vậy là trong diễn đàn, ngoại trừ bác Mạnh chưa ai được thấy qua tem Nga Khê thật!

Chữ "NGA - KHÊ" hay chữ "VNDCCH" in dọc tờ tem? Tôi nghĩ lúc đó nếu in "VNDCCH" chắc không ai hiểu là gì, do đó có lẽ phải là "VIỆT - NAM DÂN - CHỦ CỘNG - HÒA." Nếu in dọc theo tờ tem như Cụ Thiện kể lại và theo trí nhớ của bác Mạnh, thì khi xé tờ tem, chữ này không còn nguyên vẹn. Nếu là "VIỆT - NAM DÂN - CHỦ CỘNG - HÒA," có khi trên một tem chỉ còn chữ "ÂN - CHỦ," hay chữ "HỦ CỘNG," v.v... đều hơi... khó coi! Font chữ lớn hay nhỏ đều có khả năng xuất hiện những chữ này! Do đó theo suy luận, chữ "NGA - KHÊ" nhiều khả năng hơn. Tôi viết điều này, chỉ mong giúp bác Mạnh cố nhớ lại thêm lần nữa xem sao!

File Đính Kèm 128133
File Đính Kèm 128134
(Hình scan lại từ tài liệu)

Về bì thư trên, tôi chỉ muốn hỏi thêm bác Mạnh và các bạn:

- Tem phạt dán ở nơi đi hay nơi đến? Có lẽ về lý thuyết, có thể dán ở nơi đến, để nhân viên bưu điện thu tiền phạt từ người nhận thư. Trường hợp không tìm được người nhận, tiền phạt... do ai chịu? Còn việc dấu nới đến nằm dưới tem phạt, tôi nghĩ cũng không loại trừ, vì có thể sau khi đóng dấu người ta mới phát hiện ra thiếu cước.

- Mong bác Mạnh phân tích và minh họa thêm về font số 46 và chữ NG... Thông thường thời đó có các loại font nào khác?

- Tại sao thư không trở về Nga Khê, mà lại được chuyển tới Hải Phòng (hay Hải Dương...)? Ruột của bì thư biến đâu mất?

dammanh 10-04-2011 02:52

To bác Vnmission:
Đây là thư BẢO ĐẢM GHI SỐ,người gửi thư phải trực diện với nhân viên bưu điện.Thư phải được cân rồi tính cước và người gửi thư phải thanh toán ngay đầy đủ cước phí và như vậy không thể có tem dán thêm ở bưu cục nơi đến !còn dán nơi đi thì phải là tem nga khê và không thể lý giải dấu hàng kênh nằm dưới tem phạt ??
Việc dán thêm tem phạt khi gửi thư thường,người gửi thư bỏ thư vào hòm thư và không trực diện với nhân viên bưu điện ,lúc đó thiếu cước và bưu điện nơi đến dán thêm tem phạt –VÀ ĐÂY CÓ THỂ LÀ THƯ THƯỜNG DÁN THÊM NHÃN BẢO ĐẢM CHO THÊM PHẦN GIÁ TRỊ ! Lúc này nảy ra các câu hỏi
1.TEM PHẠT TẠI SAO CŨNG 60 CENT ,BẰNG CƯỚC PHÍ GỬI-phải chăng tem nga khê không được công nhận về thanh toán cước phí ?
2.Nhãn R giả và chữ nga khê trên nhãn R là ngụy tạo ?
3.Nếu thư thường và trong tình hình chiến sự như vậy,Dammanh tin rằng thư sẽ bị vứt vào sọt rác và không thể quay lại nga khê được !sao lại có dấu nhật ấn nga khê 16-3-46
Về phông chữ đối với dammanh chỉ bằng trực giác,nhưng xin phép lý giải cấu tạo con dấu thời đó
-vành ngoài khắc tên bưu cục
- phần lõi gồm các dấu có hình hoa thị,số ngày từ 1 đên 31,dấu gạch,dấu tháng từ 1 đến 12 và dấu năm cố định 46 VÀ CÁC BẠN THẤY SỐ NĂM 46 TRÊN DẤU NGA KHÊ,DẤU HÀNG KÊNH,DẤU HẢI PHÒNG LÀ TỪ 1 KHUÔN SỐ 46 ĐÓNG RA-CÓ NGHĨA LÀ DO 1 NGƯỜI,NGỒI MỘT CHỖ ĐÓNG CẢ 3 CON DẤU TRÊN BÌ THƯ (NGA KHÊ-HÀNG KÊNH-HẢI PHÒNG).
4.Chữ hàng kênh (keng) trên con dấu sao lại sai lỗi chính tả ??cá nhân có thể sai nhưng bưu cục thì không thể !
Vài suy luận ,mong sự góp ý của các bạn!nói các bạn không tin,thú thực Dammanh mong lập luận của mình sai để dòng thư VNDCCH thêm phần sáng tỏ !Cám ơn các bạn theo dõi và mong các bạn góp ý !

vnmission 10-04-2011 10:54

Mặt sau có tới 12 dấu hủy, đúng là... hỗn loạn.

Hình như dấu bị dán đè tem thuế là HANG - KENG | TONKIN 11 - 2 - 46, lại còn có dả dấu NGA - KHE | BAC - BO 16 - 3 - 46?

Một nghi vấn nữa là năm 1946, chữ "TONKIN" có được giữ trên nhật ấn ở miền Bắc không? Không loại trừ chữ này vẫn được lưu dụng, vì vậy mới có chữ "HANG - KENG" (theo tiếng Pháp) chứ không phải HANG - KENH (theo đúng tiếng Việt).

dammanh 11-04-2011 12:25

2 File đính kèm
Thêm 2 bì thư có phông 46 giống hệt,rao bán trên mang.Cước phí tinh thế nào đây???


dammanh 12-04-2011 12:54

2 File đính kèm
Thêm 2 bì thư nữa,thư bảo đảm ghi số -CƯỚC PHÍ ???


vnmission 12-04-2011 13:46

Bác Mạnh làm ơn cho hỏi bì gửi ông Huỳnh Ngọc có dấu đến ở mặt sau không? Nếu có, ắt hẳn phải là ngày 19-12-46! Nhà 90 Chanceulme (Triệu Việt Vương) chính là địa chỉ cửa hiệu Hanoi Philatelie.

dammanh 12-04-2011 14:27

Bì thư sưu tầm trên mạng,chỉ có một mặt và dammanh linh cảm đã qua photoshop rồi!


Thời gian được tính theo giờ GMT +7. Bây giờ là 00:42.

©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.