Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF)

Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) (http://www.vietstamp.net/forum/index.php)
-   TEM Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: 02-09-1945 - 24-06-1976 (http://www.vietstamp.net/forum/forumdisplay.php?f=16)
-   -   Bì thực gửi tem HCM giấy dó (http://www.vietstamp.net/forum/showthread.php?t=327)

Lu Tich Nguyen 29-12-2007 05:35

Bì thực gửi tem HCM giấy dó
 
8 File đính kèm

[SIZE="4"]Chắc mọi người sưu tập tem VNDCCH, đều biết bì thực gửi có dán tem HCM giấy dó là hiếm có, loại bì này là bảo vật của dòng tem VNDCCH. Trên đây trâugià cho các bạn xem 5 cái bì thực gửi có dán tem HCM giấy dó, đều gằn đây bán trên ebay, trong 5 bì này, có 1 bì trị giá đến 3,000 US$.

Cồ Việt 10-10-2009 20:15

3 File đính kèm
Các bác xem giúp bì thư này có đáng 3000 US$ không? Cảm ơn các bác!

File Đính Kèm 66664

File Đính Kèm 66665

File Đính Kèm 66666

THE GUEST 11-10-2009 00:09

3 File đính kèm
Tôi lật lại xem coi ngày tháng năm của cái giấy làm bì thư. Các bạn suy nghĩ xem năm mấy vậy ? 1950 hay 1954 ?
Chúng ta xem lại tem giấy dó có từ năm nào.
Theo tôi bì thư nầy là thật nhưng nó "có thể" là bì thư sự vụ qua đường giao liên công vụ. "Có thể" được dán thêm tem sau nầy và dùng dấu giả cố tình "lờ mờ". Nếu là thư qua bưu chính thì địa chỉ nầy không thể phát thư.

Tôi công nhận cái bì nầy (X) là thật 100% và từng tham gia đấu tới $1,500 mà thất bại.

Chờ suy ngẩm thêm và có ý kiến tiếp về cái nầy. Tôi không nghĩ cái nầy đạt $3,000. Mà cái (X) kìa.

File Đính Kèm 66702

Cái (X)


Cái (X) nầy địa chỉ hợp lý. Bưu chính phát thư được.


File Đính Kèm 66700File Đính Kèm 66701

THE GUEST 11-10-2009 00:20

2 File đính kèm
Xem, bì giao liên thư tay rỏ ràng vậy mà sau lưng mọc thêm tem + dấu lờ mờ và cả tem Indochine cấy lúa có in đè vốn không phát hành !

TBS = thư binh sĩ; MBF = miễn bưu phí


File Đính Kèm 66705
File Đính Kèm 66704

THE GUEST 11-10-2009 18:52

1 File đính kèm
Tôi nghiệm ra rằng những bì thư dán tem giấy dó mà nhà sưu tầm lão thành TG post hình ở đầu trang thì những bì có đánh dấu mực xanh và đỏ (một loại bút có thân hình lục giác như bút chì có 2 đầu xanh và đỏ rất phổ biến ngày xưa) "có thể" là thư giao liên chuyển tay nên hệ-thống có đánh dấu xanh-đỏ để mật ước gì đó.

Trong số trên có 1 bì, có sự vô lý khi gửi cùng Quảng Trị vơí nhau mà lại dùng 2 tem trong khi gửi đi xa hơn như Hà Tỉnh thì dùng 1 tem 2 đồng.


File Đính Kèm 66819

Nếu như bì thư có chữ TBS & MBF tôi nói ở trên là dán tem tạo "dõm" và có tròn dấu đỏ IV5 (không biết ý nghĩa gì hay vì dốt nên khắc sai thay vì LK5 ?) thì những bì thư khác có dấu tròn đỏ nầy coi như cùng hệ đào tạo không chính quy :D

kimma 21-10-2009 19:30

1 File đính kèm
Một thông tin để bác Khải và các bạn tham khảo:

File Đính Kèm 68025

Theo chú thích trên của Timbroscopie, có thể hiểu "IV5" là dấu kiểm duyệt của bưu cục số 5 thuộc Liên khu IV.

Tác giả Desrousseaux không đề cập con dấu trên, nhưng có nói đến con dấu kiểm duyệt "NTB 6", cho rằng NTB là "Nam Trung Bộ", 6 là Quảng Ngãi. Chưa thấy ai giải thích các dấu bút chì xanh/đỏ.

Cồ Việt 01-11-2009 08:58

1 File đính kèm
Trích dẫn:

Nguyên văn bởi Trần Trọng Khải (Post 82194)
Xem, bì giao liên thư tay rỏ ràng vậy mà sau lưng mọc thêm tem + dấu lờ mờ và cả tem Indochine cấy lúa có in đè vốn không phát hành !

TBS = thư binh sĩ; MBF = miễn bưu phí


Bì thư này theo tôi có thể là thật.

Lẽ ra được miễn bưu phí, nhưng người gửi quá cẩn thận nên dán thêm tem, và còn viết rõ: "Nếu cần tôi gửi theo đây 5 hào tem". Một bì thư lạ lùng, chắc... chỉ có ở Việt Nam!


Theo một nhà sưu tập bưu chính Việt Nam người Pháp mà tôi mới hỏi được, dấu bút chì xanh đỏ là theo quy định của Phòng Nhì Pháp. Đây là những bì thư do quân đội Pháp thu được tại chiến trường. Dấu gạch chéo mầu xanh có nghĩa "Đã kiểm duyệt", dấu gạch chéo mầu đỏ là "Phải hủy" hoặc "Có thể hủy." Một số binh sĩ Pháp lưu lại những bì thư này làm kỷ niệm, do đó mà chúng còn tồn tại đến nay. Một số bì thư chỉ có dấu màu xanh, không có mầu đỏ, nếu thông tin trên là đúng cũng có thể giải thích được.

Theo thiển ý của tôi, đối với các bì thư thời kỳ đầu của VNDCCH, điều quan trọng là phải xem dấu hủy có thực sự tồn tại hay không. Để kiểm chứng, cần tìm được bì thư thật có dấu hủy tương tự - thật là muôn vàn khó khăn!

Về cước phí: Theo thông tin của bác Đàm Mạnh, cước phí thời kỳ 1945-1946 là 25 xu. Vậy bì thư này chắc là phải sau đó, hay cước phí tại LK IV khi đó cao hơn? Theo tôi được biết, thông thường cước phí tại LK IV và LK V thấp hơn cước phí tại miền Bắc!

dammanh 01-11-2009 10:56

Câu chuyện người cha kể lại:
Theo bố tôi kể con tem cấy lúa in đè là con tem cuối cùng trong dòng tem indochine in đè vndcch.Vào đầu năm 1946,có một người làm ở bưu điên gặp bố tôi đề nghị bán thanh lý một lô tem mới in đè nhưng chưa phát hành (chưa bán ra)Lúc này tình hình an ninh ở hà nội rất lộn xộn.Bố tôi là một nhà kinh doanh,nhưng hơi phiêu lưu và tin người (điểm này dammanh hơi giống tính cụ già).Cụ quyết làm một phi vụ được ăn cả hoặc lại về không,nên bán hết gia sản mua toàn bộ số tem này khoảng trên dưới 10 bao tải gì đó…
Bước tiếp cụ liên hệ với một người pháp có trong ban biên soạn catalog Yvert, và đề nghị đưa con tem này vào catalog Yvert với giá khởi điểm 25 franc (đây là ý tưởng HS-TL áp dụng cho những mẫu tem 1965,khi vui chuyện cụ già kể cho HS) và cụ biếu cho người pháp này một số tờ tem cấy lúa in đè (theo lời cụ khoảng 100-500 tờ gì đó) còn lại cụ đóng vào các bao tải gửi một người quen ở Hà đông.Sau vài năm do tình hình chiến tranh cụ mới găp người đó và nhận được tin pháp càn vùng đó và số tem bị đốt hết..
Tôi còn nhớ có hai lần cụ kể cho tôi câu chuyện này va khuyên tôi sưu tầm tem không để tem cẩu thả như vậy và đừng quá phiêu lưu!
-Năm 1971 khi tôi học lớp 8,tình cờ bố tôi mua được 1 tờ tem cấy lúa in đè còn nguyên bút tích của bố tôi,lúc đó cụ rất súc động và có kể câu chuyện này cho tôi (có lẽ cụ thấy trong các con ,mỗi tôi đam mê sưu tầm tem) và theo cụ lô tem không bị đốt hết,nhưng theo tôi tư tìm hiểu khi găp chính người đã nhận của cụ già thì số tem bị đốt hết thật,còn tờ tem lạ lùng kia sao có.Do cứ 100 tờ cụ già lại đánh dấu,viết trên tờ trên cùng.Người quen đó có rút lấy vài tờ và tình cờ đúng tờ có bút tích!
-Năm 1973 khi tôi đang học lớp 10, lúc xem quyển catalog Yvert có thắc mắc với cụ sao con tem cấy lúa trong catalog yvert lại có giá cao thế là 250 fr và catalog yvert xếp là con tem đầu tiên của dòng tem VNDCCH ?
Trên đây là những ký ức còn nhớ,có gì sai sót mong mọi người lượng thứ!
Cám ơn bác CỒ VIỆT về thông tin ý nghĩa của nét gạch bút chì xanh đỏ!

kimma 02-11-2009 10:26

2 File đính kèm
Các bác đang ĐI GẦN HƠN tới sự thật!

Đây là một bì thư vjpack đã mua từ eBay với một cái giá không ai dại dột trả cho một bì rởm:

File Đính Kèm 69303File Đính Kèm 69304

Giả sử bì trên là thật, hai câu hỏi cần đặt ra là:

- Tại sao chỉ có dấu chì đỏ mà không có dấu xanh?

- Tại sao có tem cấy lúa in đè?

Rất mong các bác tiếp tục cho ý kiến. Xin cảm ơn!

kimma 02-11-2009 11:20

1 File đính kèm
Trích dẫn:

Nguyên văn bởi dammanh (Post 84537)
Câu chuyện người cha kể lại:
Theo bố tôi kể con tem cấy lúa in đè là con tem cuối cùng trong dòng tem indochine in đè vndcch.Vào đầu năm 1946,có một người làm ở bưu điên gặp bố tôi đề nghị bán thanh lý một lô tem mới in đè nhưng chưa phát hành (chưa bán ra)Lúc này tình hình an ninh ở hà nội rất lộn xộn.Bố tôi là một nhà kinh doanh,nhưng hơi phiêu lưu và tin người (điểm này dammanh hơi giống tính cụ già).Cụ quyết làm một phi vụ được ăn cả hoặc lại về không,nên bán hết gia sản mua toàn bộ số tem này khoảng trên dưới 10 bao tải gì đó…
Bước tiếp cụ liên hệ với một người pháp có trong ban biên soạn catalog Yvert, và đề nghị đưa con tem này vào catalog Yvert với giá khởi điểm 25 franc (đây là ý tưởng HS-TL áp dụng cho những mẫu tem 1965,khi vui chuyện cụ già kể cho HS) và cụ biếu cho người pháp này một số tờ tem cấy lúa in đè (theo lời cụ khoảng 100-500 tờ gì đó) còn lại cụ đóng vào các bao tải gửi một người quen ở Hà đông.Sau vài năm do tình hình chiến tranh cụ mới găp người đó và nhận được tin pháp càn vùng đó và số tem bị đốt hết..
Tôi còn nhớ có hai lần cụ kể cho tôi câu chuyện này va khuyên tôi sưu tầm tem không để tem cẩu thả như vậy và đừng quá phiêu lưu!
-Năm 1971 khi tôi học lớp 8,tình cờ bố tôi mua được 1 tờ tem cấy lúa in đè còn nguyên bút tích của bố tôi,lúc đó cụ rất súc động và có kể câu chuyện này cho tôi (có lẽ cụ thấy trong các con ,mỗi tôi đam mê sưu tầm tem) và theo cụ lô tem không bị đốt hết,nhưng theo tôi tư tìm hiểu khi găp chính người đã nhận của cụ già thì số tem bị đốt hết thật,còn tờ tem lạ lùng kia sao có.Do cứ 100 tờ cụ già lại đánh dấu,viết trên tờ trên cùng.Người quen đó có rút lấy vài tờ và tình cờ đúng tờ có bút tích!
-Năm 1973 khi tôi đang học lớp 10, lúc xem quyển catalog Yvert có thắc mắc với cụ sao con tem cấy lúa trong catalog yvert lại có giá cao thế là 250 fr và catalog yvert xếp là con tem đầu tiên của dòng tem VNDCCH ?
Trên đây là những ký ức còn nhớ,có gì sai sót mong mọi người lượng thứ!
Cám ơn bác CỒ VIỆT về thông tin ý nghĩa của nét gạch bút chì xanh đỏ!

Kính nhờ bác dammanh kiểm tra giúp con tem này được phát hành vào thời điểm nào? Scott không ghi rõ:


nhưng hình như tôi đọc ở đâu đó con tem cấy lúa 25c in đè được "phát hành" vào cuối năm 1946.


Thời gian được tính theo giờ GMT +7. Bây giờ là 01:32.

©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.