Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF)

Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) (http://www.vietstamp.net/forum/index.php)
-   Làm quen với Tem (http://www.vietstamp.net/forum/forumdisplay.php?f=7)
-   -   Thế nào là tem "mint never hinged"? (http://www.vietstamp.net/forum/showthread.php?t=1805)

Poetry 31-08-2008 00:39

Thế nào là tem "mint never hinged"?
 
1 File đính kèm
Thế nào là tem "mint never hinged"?

Theo thuật ngữ chơi tem tiếng Anh thì:

Mint: có nghĩa là tem sống.

Hinge: có nghĩa là giấy gắn tem, là mảnh giấy nhỏ hình chữ V, 1 đầu dán vào sau lưng tem, 1 đầu dán vào album. Thời trước, người chơi tem thường dùng cách này để dán tem vào album vì album có băng gài tem chưa thông dụng như bây giờ.


Do vậy, người ta đặt ra những thuật ngữ tem sau để chỉ rõ tình trạng tem:

MINT NEVER HINGED (MNH) hay MINT UNHINGED (MUH): tem sống hoàn hảo, không có giấy gắn tem phía sau. Loại này có giá trị rất cao.

MINT VERY LIGHT HINGED (MVLH): tem sống đã được lột bỏ giấy gắn tem, hầu như không còn dấu vết của giấy gắn tem ở mặt sau tem.

MINT LIGHT HINGED (MLH): tem sống đã được lột bỏ giấy gắn tem, chỉ còn vết rất mờ của giấy gắn tem ở mặt sau tem.

MINT HINGED (MH): tem sống vẫn còn nguyên giấy gắn tem ở mặt sau tem; hoặc tem sống đã được lột bỏ giấy gắn tem nhưng vẫn còn dính lại một ít giấy gắn tem hay vẫn còn dấu vết của giấy gắn tem ở mặt sau tem.

hat_de 31-08-2008 01:00

Trích dẫn:

Nguyên văn bởi Poetry (Post 14874)
Thế nào là tem "mint never hinged"?

Theo thuật ngữ chơi tem tiếng Anh thì:

Mint: có nghĩa là tem sống.

Điều này rất thú vị, nhưng ko phải bạn tem nào cũng biết, ngay cả khi gặp nó ngoài đời. Ở VN ta thường gọi là "dán chân"

Nguoitimduong 31-08-2008 15:05

Tiếng Pháp hình như gọi là timbre sans charniere. Giống như tem không răng gọi là timbre non-dentelé vậy. Mấy vị chơi tem lớn tuổi hay dùng cách gọi theo tây.

MeTemViet 16-11-2009 03:07

Theo MTV biết thì giá trị khác biệt giữa tem MNH và MH .v.v rất khác nhau. Nếu tính giá khác biệt giữa 2 con tem và phần keo bị mất thì giá keo còn đắt hơn vàng nữa!

dammanh 16-11-2009 09:02

Chính vì giá trị trênh lệch quá cao,nên ngày nay để phân biệt lớp hồ (keo) nguyên thủy và lớp hồ làm lại là cả một vấn đề! dammanh đã học mãi từ một chuyên gia mà nay cũng chịu!Không phân biệt nổi!

MeTemViet 16-11-2009 11:44

Ý MTV muốn nói là phần keo bị mất do "hinged" chứ không phải tráng lớp keo mới lên (re-gummed).

kimma 25-11-2009 10:23

2 File đính kèm
Trích dẫn:

Nguyên văn bởi Nguoitimduong (Post 14903)
Tiếng Pháp gọi là timbre sans charniere

Một số ký hiệu thường thấy:

(* ) : Neuf sans gomme

Les timbres neufs sans gomme sont assez peu recherchés, sans doute à cause de leur statut intermédiaire entre les neufs et les oblitérés. Pour preuve de ce désintérêt, les catalogues ne cotent pas les timbres dans cet état, sauf quand il s'agit de leur état normal ( préoblitérés, et de certains émissions, soit parce qu'elles était vendues non gommées, ou collées sur des cartes postales (Samothrace), ou qu'une gomme trop acide a encouragé les collectionneurs à l'enlever afin d'éviter une détérioration du timbre). c'était une pratique courante chez les premiers collectionneurs.

* : Neuf avec charnière ou trace de charnière

Les charnières étaient la seule manière de ranger les timbres dans les albums jusqu'à l'invention des pochettes dans les années 1950. Les timbres neufs d'avant cette période sont donc à priori plus courant avec charnière ou trace, les autres exemplaires venant des stocks des marchands ou des collectionneurs utilisant des classeurs. Je conseille plutôt les timbres avec trace, la charnière pouvant cacher un défaut (clair par exemple).

** : Neuf sans charnière

Les timbres neufs sans charnière sont actuellement les plus collectionnés et donc les plus recherchés (et donc les plus faciles à vendre). Ils bénéficient d'une surcote parfois anormalement élevée par rapport aux timbres avec charnière ou trace. Certains précisent "Timbre neufs, sans charnière, gomme d'origine intacte". C'est l'état dans lequel on achète les timbres à la poste.

L'aspect de la gomme peut dévaloriser considérablement un timbre, il est donc important de prendre soin de ses timbres, en utilisant une pince et en faisant attention à ne pas détériorer la gomme (trace de doigt par exemple).

File Đính Kèm 71991 : Oblitéré

Les oblitérés sont les timbres dont on commence habituellement la collection, en récupérant les timbres sur les enveloppes reçues chez soi et chez ses amis.

On recherche surtout les oblitérés avec des cachets ronds (les flammes ondulées ou illustrées, les oblitérations de complaisance sont moins recherchées). Certains préfèrent les oblitérations en coin, qui dégagent le dessin du timbre ; d'autre préfèrent les oblitérations centrales et lisibles, avec une date dans la période d'utilisation du timbre.

Certaines oblitérations rares ou inhabituelles valorisent les timbres qui les portent, même si les lettres sont plus recherchées.

File Đính Kèm 71992 : (Sur) document

Ce dessin signifie "sur document". S'il s'agit habituellement d'une lettre, il peut s'agir aussi d'une carte postale par exemple, dans ce cas le document est précisé.

Il est recommandé de toujours garder les timbres sur leur document, c'est en particulier vrai pour les timbres plus anciens.

NHL-2014 09-09-2014 19:54

Các bác ơi, cháu có một vài con tem có dán tờ giấy ấy ở mặt sau. Các bác có thể chỉ cho cháu cách để lột triệt để tờ giấy dán đó được không ạ!!!
Cháu cảm ơn các bác rất nhiều!!!:)

Poetry 10-09-2014 00:03

Trích dẫn:

Nguyên văn bởi Vuatem (Post 208603)
Các bác ơi, cháu có một vài con tem có dán tờ giấy ấy ở mặt sau. Các bác có thể chỉ cho cháu cách để lột triệt để tờ giấy dán đó được không ạ!!!
Cháu cảm ơn các bác rất nhiều!!!:)

Đối với một số tem có keo được phát hành lâu năm, cháu có thể lột miếng hinge ra khỏi tem nhưng sẽ còn dấu hinge trên tem. Nếu cháu muốn lột triệt để miếng hinge trên tem chỉ có cách ngâm nước cho nó tróc ra (làm như vậy cũng khiến lớp keo của tem bị mất đi). Sau đó phơi khô và ép thẳng tem.

HanParis 04-10-2014 17:00

Trích dẫn:

Nguyên văn bởi kimma (Post 87124)
Một số ký hiệu thường thấy:

(* ) : Neuf sans gomme

Les timbres neufs sans gomme sont assez peu recherchés, sans doute à cause de leur statut intermédiaire entre les neufs et les oblitérés. Pour preuve de ce désintérêt, les catalogues ne cotent pas les timbres dans cet état, sauf quand il s'agit de leur état normal ( préoblitérés, et de certains émissions, soit parce qu'elles était vendues non gommées, ou collées sur des cartes postales (Samothrace), ou qu'une gomme trop acide a encouragé les collectionneurs à l'enlever afin d'éviter une détérioration du timbre). c'était une pratique courante chez les premiers collectionneurs.

* : Neuf avec charnière ou trace de charnière

Les charnières étaient la seule manière de ranger les timbres dans les albums jusqu'à l'invention des pochettes dans les années 1950. Les timbres neufs d'avant cette période sont donc à priori plus courant avec charnière ou trace, les autres exemplaires venant des stocks des marchands ou des collectionneurs utilisant des classeurs. Je conseille plutôt les timbres avec trace, la charnière pouvant cacher un défaut (clair par exemple).

** : Neuf sans charnière

Les timbres neufs sans charnière sont actuellement les plus collectionnés et donc les plus recherchés (et donc les plus faciles à vendre). Ils bénéficient d'une surcote parfois anormalement élevée par rapport aux timbres avec charnière ou trace. Certains précisent "Timbre neufs, sans charnière, gomme d'origine intacte". C'est l'état dans lequel on achète les timbres à la poste.

L'aspect de la gomme peut dévaloriser considérablement un timbre, il est donc important de prendre soin de ses timbres, en utilisant une pince et en faisant attention à ne pas détériorer la gomme (trace de doigt par exemple).

File Đính Kèm 71991 : Oblitéré

Les oblitérés sont les timbres dont on commence habituellement la collection, en récupérant les timbres sur les enveloppes reçues chez soi et chez ses amis.

On recherche surtout les oblitérés avec des cachets ronds (les flammes ondulées ou illustrées, les oblitérations de complaisance sont moins recherchées). Certains préfèrent les oblitérations en coin, qui dégagent le dessin du timbre ; d'autre préfèrent les oblitérations centrales et lisibles, avec une date dans la période d'utilisation du timbre.

Certaines oblitérations rares ou inhabituelles valorisent les timbres qui les portent, même si les lettres sont plus recherchées.

File Đính Kèm 71992 : (Sur) document

Ce dessin signifie "sur document". S'il s'agit habituellement d'une lettre, il peut s'agir aussi d'une carte postale par exemple, dans ce cas le document est précisé.

Il est recommandé de toujours garder les timbres sur leur document, c'est en particulier vrai pour les timbres plus anciens.

Cám ơn bạn về một số thuật ngữ tiếng Pháp rất cần cho tem bì. Sans Charnière, dù mới chơi tem nhưng tôi cũng đoán ra, nhưng tại sao Pháp không gọi là 'Sans Dent' (không răng) nhỉ? Từ Sans Dent hiện nay rất phổ biến tại Pháp vì mang nghĩa bóng ám chỉ dân nghèo. Vì nghèo nên không có răng tốt vì không có tiền để đi chưa răng. :D

Cụm này thật ra chả có liên quan gì với tem bì, chỉ là bà tình nhân của đương kim TT Pháp vừa ra sách để trả thù người tình cũ cho răng ông không thích dân nghèo (không răng, răng rụn những không có tiền làm răng giả).


Thời gian được tính theo giờ GMT +7. Bây giờ là 04:25.

©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.